1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Báo cáo khóa luận: Bệnh hại trên họ bầu bí

66 4,4K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 8,68 MB

Nội dung

Báo cáo khóa luận: Bệnh hại trên họ bầu bí

Trang 1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Thực phẩm cây rau (rau xanh) là loại thức ăn không thể thiếu trong nhu cầusống hàng ngày của mỗi gia đình Nó chứa một lượng khá lớn carbohydrat,vitamin, đạm, đường, chất thơm, các hợp chất khoáng và acid hữu cơ cung cấp cho

cơ thể

Ngày nay, nhu cầu sống của con người ngày càng tăng cao, việc sử dụngcác loại thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn đối với sức khỏe là vô cùng quantrọng Vì vậy, diện tích và sản lượng trồng rau của nước ta không ngừng tăng lêntrong những năm gần đây Năm 1997, diện tích trồng rau của nước ta là 297.3nghìn ha, năm 2000 là 340 nghìn ha, đến năm 2004 diện tích trồng rau đã lên tới614,5 nghìn ha, chiếm xấp xỉ 7% đất sản xuất đất nông nghiệp và 10% đất cây hàngnăm Theo Cục Chế biến, tổng sản lượng rau cả nước năm 2012 đạt 14 triệu tấn,tăng 6% so với năm 2011

Họ bầu bí (Cucurbitaceae) là một họ thực vật bao gồm các cây phổ biến

như dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, mướp đắng Nó là một trongnhững họ quan trọng nhất trong việc cung cấp thực phẩm trên thế giới, chỉ sau họ

hòa thảo (Poaceae), họ đậu (Fabaceae) hay họ cà (Solanaceae) Ngoài việc tác

dụng làm thực phẩm lá và đọt non (bí đỏ), quả ( dưa chuôt, dưa hấu, bí xanh,mướp, mướp đắng,bí đỏ…), hoa ( bí đỏ) thì cây họ bầu bí còn có tác dụng làmthuốc (bầu, mướp đắng), làm đẹp (dưa chuột), giải khát (dưa hấu) Đây cũng là mộttrong những mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới

Việt Nam là nước nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm quanh năm nên thuận lợicho việc canh tác các loại rau Đó là điều kiện cho các bệnh hại phát triển vì vậycanh tác cây họ bầu bí cũng như các cây rau khác ở Việt Nam gặp phải rất nhiềuvấn đề ảnh hưởng tới năng suất và hạn chế diện tích trồng trọt Một số bệnh hại

như phấn trắng (Erysiphe cichoracearum), giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis), đốm lá (Cercospora citrullina), thán thư (Collectotrichum lagenarium)

… gây hại nặng ở tất cả các vùng trồng cây bầu bí, làm giảm năng suất, thậm chígây thất thu

Cho đến nay,việc phòng trừ bênh hại trên bầu bí gặp nhiều khó khăn, cácbiện pháp hóa học mặc dù có ưu điểm là diệt trừ bệnh hại nhanh chóng nhưng đây

Trang 2

là biện pháp không thân thiện với môi trường và sức khỏe con người, gia súc Vậynên cầm phải có những biện pháp để làm giảm bệnh hại trên cây rau họ bầu bí.

Từ nhiều năm qua, các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đã nghiêncứu khá kỹ một số bệnh do nấm hại trên một vài cây họ bầu bí Tuy nhiên lại chưa

có một nghiên cứu tổng hợp các bệnh nấm hại trên bầu bí Xuất phát từ thực tế và

sự phân công của khoa Nông học – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cùng với

sự giúp đỡ của PGS.TS Đỗ Tấn Dũng chúng tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu

bệnh nấm hại một số cây trồng họ bầu bí (Cucurbitaceae) tại Hà Nội và vùng

Trang 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Cây trồng họ bầu bí là những cây chủ yếu cho thu hoạch quả (dưa hấu, dưa chuột,

bí đỏ, bầu, mướp, mướp đắng), lá (bí đỏ) Để sản phẩm thu hoạch đạt năng suất vàchất lượng thì việc phòng chống các bệnh nấm hại là việc quan trọng trong quátrình canh tác Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và tìm ra các loạinấm hại cây trồng họ bầu bí

Theo R D Martyn, M E Miller và B D Bruton (1993), các bệnh nấm hại cây

trồng họ bầu bí gồm: bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum), bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis), bệnh thán thư (Collectotrichum lagenarium), bệnh đốm vòng (Alternaria alternata), bệnh đốm lá (Cercospora citrullina), bệnh lở cổ

rễ (Rhizoctonia solani),

2.1.1 Bệnh phấn trắng bầu bí (Erysiphe cichoracearum)

Bệnh phấn trắng là bệnh phổ biến gây hại cho cây trồng họ bầu bí Bệnhảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp, làm rụng lá, cây sinh trưởng kém,giảm năng suất

Theo Ned Tisserat, Đại học bang Kansas cho biết, bệnh phấn trắng bắt đầuvào cuối tháng Bảy hoặc đầu tháng Tám Bệnh hại trên bí ngô phổ biến nhất ởKansas và có thể gây thiệt hại năng suất trên 30% nếu không được phòng trị Bệnhxuất hiện và gây tổn hại lúc 3-4 tuần trước khi thu hoạch

Theo Laura Pottorff (2010) , bệnh phấn trắng là một trong những bệnh phổbiến nhất và dễ dàng xảy ra ở Colorado Bệnh có thể xảy ra trên hầu hết các câytrồng bao gồm thực vật có hoa, cỏ, rau như bí, dưa chuột, cây bụi và thậm chí cả cỏdại

Trang 4

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh phấn trắng bắt đầu với những đốm nhỏ màutrắng trên cả phía trên và dưới của lá bí ngô Trong suốt nhiều ngày, nấm lây lannhanh chóng,lá bệnh chuyển sang màu vàng, màu nâu và chết (Amy Carson,2010).

Ban đầu trên bề mặt lá xuất hiện nấm mốc màu trắng, ở dưới tán lá ẩm thấpbệnh sẽ phát triển mạnh hơn, bào tử phát triển mạnh Lá bị bệnh dần chuyển sangmàu vàng rồi chết

Tác nhân gây bệnh là Xanthii podosphaera và Erysiphe cichoracearum là hai nấm phổ biến nhất gây ra bệnh phấn trắng bầu bí Erysiphe cichoracearum

được coi là nguyên nhân chính xuyên suốt nhất của thế giới trước năm 1958 Các

bào tử (bào tử sinh sản vô tính) của E cichoracearum và P xanthii rất khó để phân

biệt quả thể kín (Thomas A Zitter (2011)) [732]

Triệu chứng của bệnh phấn trắng xuất hiện rất nhanh thường chỉ từ 3-7ngày và một số lượng lớn bào tử có thể được hình thành trong một thời gianngắn.Điều kiện thuận lợi nấm phát triển là tầng thực vật dày và cường độ ánh sángthấp (Thomas A Zitter (2011)) [732]

Cành bào tử phân sinh thẳng góc với sợi nấm, không phân nhánh, khôngmàu Bào tử phân sinh hình trứng, đơn bào, không màu Quả thể kín có màu nâuđậm, nhỏ (đường kính khoảng 0,003 inch) Bào tử phát triển vào cuối mùa sinhtrưởng Các bào tử nảy mầm được quả thể bảo vệ khỏi các điều kiện bất lợi

Trong thời kì sinh trưởng bào tử phát tán nhờ gió, bào tử nảy mầm khi độ

ẩm cao Nhưng chúng cũng có thể nảy mầm trong điều kiện khô hạn Sợi nấm vàquả thể tồn tại trong tàn dư cây bệnh

Các tác giả đã đưa ra một số biện pháp phòng trừ như:

Tránh tưới nước bề mặt lá để làm giảm độ ẩm tương đối

Trang 5

Làm sạch và xử lý tất cả các lá cây và rác thực vật rơi xuống đất vào mùathu.

Tăng cường lưu thông không khí Nếu trồng dày đặc, cần tỉa có chọn lọc đểthông thoáng và giảm độ ẩm tương đối

Sử dụng một số loại thuốc diệt nấm phấn trắng tổng hợp thuốc diệt nấm tổnghợp như: Daconil 2787, Maneb và Zineb cũng có thể được sử dụng để bảo vệ lákhỏi bị bệnh này

2.1.2 Bệnh sương mai bầu bí (Pseudoperonospora cubensis)

Bệnh sương mai được Berkeley và Curtis phát hiện và nghiên cứu đầu tiên

ở Cuba vào năm 1868 Bệnh có thể được tìm thấy trong các khu vực ôn đới như

Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Australia và Nam Phi, vùng nhiệt đới và một số khu vựcbán khô hạn như Trung Đông (Susan J Colucci,2010)

Bệnh sương mai bầu bí là tác nhân gây hại các cây trồng trong họ bầu bínhư: dưa đỏ, dưa chuột, bí ngô, bí và dưa hấu Đây là bệnh hằng năm,nó xảy ra vàocuối vụ trên cây bí và bí bí ngô ở phía đông và trung tâm Hoa Kì Tuy nhiên, kể từnăm 2004 nó đã trở thành một trong những bệnh quan trọng nhất trong sản xuấtdưa chuột (Susan J Colucci,2010)

Lá là bộ phận bị hại chủ yếu Ban đầu là những đốm màu xanh lá cây nhạt,sau đó chuyển màu vàng Khi điều kiện thuận lợi bệnh gây hiện tượng rụng lá.Cuống lá vẫn còn màu xanh và thẳng đứng sau khi phiến lá đã chết và rũ xuống(Margaret Tuttle McGrath,2006)

Triệu chứng trên dưa hấu và dưa đỏ thường có hình dạng bất thường là lácây có màu nâu nhanh chóng Lá bị nhiễm bệnh có thể cong lên Triệu chứng trêndưa hấu và dưa đỏ không phải là đặc biệt như dưa chuột và dễ dàng nhầm lẫn vớicác bệnh khác như bệnh thán thư, bệnh đốm vòng (Susan J Colucci,2010)

Trang 6

Sợi nấm phát triển trong và giữa các tế bào vật chủ Sợi nấm trong pha lê(không màu, trong suốt), sợi nấm phát triển trong tế bào cây kí chủ, mà còn thâmnhập vào các mô Đường kính sợi nấm là 5,4-7,2 mm Giác mút được hình thànhtrong các tế bào vật chủ để hấp thu các chất dinh dưỡng.

Bào tử của nấm Pseudoperonospora cubensis kích thước lớn ( 20-40 x

14-25 µm), bọc bào tử hình chanh yên với một nhú dễ thấy Các bọc bào tử được sinh

ra đơn lẻ trên những khuyên nhọn của cành bào tử Các cành bào tử dài khoảng180-600 µm, đường kính 20 µm và chiều rộng 5-7 µm

Pseudoperonospora cubensis là nấm kí sinh chuyên tính , đòi hỏi cây kí

chủ sống để nó tồn tại và sinh sản Bởi vậy, các tác nhân gây bệnh phải qua mùađông cùng với sương giá (ví dụ, Nam Florida) Các bào tử được phát tán thông quagió đến cây kí chủ nước láng giềng hoặc các cánh đồng lân cận (Susan J.Colucci,2010)

Mầm bệnh thích hợp trong điều kiện mát mẻ và ẩm ướt Điều kiện tối ưucho hình thành bào tử là 150C với 6-12 giờ độ ẩm (thường là sương buổi sáng) Khinhiệt độ ban ngày không thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh, thì nhiệt độ ban đêm

là lý tưởng (Susan J Colucci,2010)

Các biện pháp phòng trừ bệnh:

Giảm độ ẩm trong tán cây bằng cách trồng thưa hơn, thay đổi ngày trồng đểlùi mùa vụ, sử dụng giống kháng hoặc chống chịu bệnh và phun thuốc trừ nấm cóhiệu quả

Ở miền đông Hoa Kỳ nấm sương mai xuất hiện hàng năm trong sản xuất bầu

bí Tùy thuộc vào vĩ độ của khu vực sản xuất, người trồng có thể trồng vào mùaxuân, bệnh có thể tránh được phần lớn Ví dụ, ở Bắc Calorina dưa chuột thườngđược trồng vào cuối tháng tư và thu hoạch trước khi sương mai xuất hiện

Trang 7

Sử dụng thuốc diệt nấm hiệu quả bao gồm: fluopicolide, famoxadone +cymoxanil, cyazofamid, zoxamide và propamocarb hydrochloride

Phát hiện sớm bệnh để quản lý bệnh sương mai bầu bí Năm 1998, Holmes

và Main đại học Carolina đã bắt đầu một hệ thống dự báo để theo dõi sự bùng phátcủa dịch bệnh và cung cấp các đánh giá nguy cơ bùng phát trong tương lai dựa trên

di chuyển với khoảng cách của các tác nhân gây bệnh và các hệ thống thời tiết quy

mô lớn Mục tiêu của hệ thống dự báo là để hỗ trợ người trồng trong việc đưa racác ứng dụng thuốc diệt nấm kịp thời cho lợi ích tối đa (Susan J Colucci,2010)

2.1.3 Bệnh đốm lá

Có rất nhiều tác nhân gây bệnh đốm lá trên các cây họ bầu bí Trên cây dưa chuột

bệnh đốm lá do các tác nhân Alternaria alternata, Corynespora casiicola, Cercospora sp Trên cây bí xanh tác nhân gây bệnh đốm lá lại là nấm Cercospora

sp Trong khi đó nấm gây bệnh đốm lá trên cây dưa hấu là Cercospora citrullina, Collectotrichum lagenarium , Leptosphaerulina trifolli

2.1.3.1 Bệnh thán thư (Colletotrichum lagenarium)

Theo Thomas A Zitter (1987), bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium gây ra Bệnh phá hoại cây họ bầu bí xảy ra trong điều kiện ấm áp và ẩm

ướt Bệnh gây hiệt hại đáng kểvới dưa chuột, dưa thơm, dưa hấu và trừ khi giốngkháng được trồng Bệnh phổ biến nhất ở miền Nam, giữa Đại Tây Dương, và cáctiểu bang miền Trung Tây

Ở Hawaii, tác nhân gây bệnh này gây hại trên dưa hấu, dưa thơm, dưa đỏ,

bí mùa đông (Cucurbita maxima), và bittermelon (mướp đắng) (Stephen A.

Ferreira, 1992)

Tất cả các bộ phận của cây trên mặt đất đều bị ảnh hưởng Đầu tiên xuấthiện đốm lá màu vàng nhạt và mọng nước ở rìa, rồi chuyển sang màu nâu và trở

Trang 8

nên giòn Đốm lá trên dưa hấu có màu đen Vết bệnh trên cuống lá và thân cây kéodài và có màu đen với một vết sáng ở giữa.(Stephen A Ferreira(1992)).

Trên lá, những đốm bệnh xuất hiện bên dưới các lá già, lúc đầu là nhữngđiểm tròn màu vàng nhạt, dần biến màu nâu; ở giữa vết bệnh màu nâu đậm hơn và

có các đường vòng đồng tâm Trên vết bệnh có những thể nhỏ li ti màu đen, vếtbệnh khô và làm rách lá

Trên thân, vết bệnh hình tròn lõm màu vàng, sau trở thành màu đen, trênmặt vết lõm có lớp phấn dày màu hồng

Quả dễ bị nhiễm bệnh vào gần thời điểm thu hoạch Loét là những triệuchứng đáng chú ý nhất trên quả Vết loét hình tròn, màu đen, trũng và kích thướcthay đổi thường xuyên(cả đường kính và chiều sâu) Vết loét không xâm nhập vàothịt quả, nhưng có thể làm nhạt và đắng quả (Stephen A Ferreira, 1992)

Đĩa đài là những lông cứng (setae) màu nâu Trong đĩa đài có các đính bàođài và đính bào tử Đính bào đài chỉ gồm 1 tế bào hình trụ dài không màu và cókích thước khoảng 20 - 25 x 2,5 - 3 µm Đính bào tử cũng gồm chỉ 1 tế bào hình trụdài hay hình thoi dài, không màu và kích thước khoảng 14 - 20 x 5 - 6 µm

Bào tử nấm bệnh phát triển mạnh khi thời tiết nóng, mưa nhiều, từ khi cây

đã lớn đến thu hoạch Bào tử nấm phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ khá cao, 75°F(24°C) được xem là tối ưu Bào tử không nảy mầm dưới 40 ° F (4.4 ° C) hoặc caohơn 86°F (30°C) hoặc không được cung cấp đủ độ ẩm (Thomas A Zitter (1987)[]

Mầm bệnh có thể lưu tồn trong xác bã thực vật hay bám trên bề mặt hạtgiống Bệnh thường xảy ra vào những tháng có mưa nhiều Bệnh truyền qua tàn dưcây bệnh vụ trước và qua hạt giống truyền bệnh qua vụ sau

Các bào tử (bào tử) được sản sinh và phổ biến chỉ khi đĩa cành ẩm ướt vàthường lây lan qua nước bắn tung tóe và mưa hoặc do tiếp xúc với côn trùng, động

Trang 9

vật khác (kể cả con người), và sử dụng các công cụ Các loại nấm có thể qua mùađông như sợi nấm trên hoặc trong hạt giống ( Stephen A Ferreira,1992).

Sử dụng thuốc diệt nấm: Benlate (0.2%) và difolatan (0,3%) đã kiểm soátđược bệnh (Áp dụng trong khoảng thời gian 5 tuần đầu, bắt đầu từ tuần thứ 3).Benlate là thuốc có hiệu quả hơn hẳn so với các thuốc diệt nấm khác.(Prakash et.Al., 1974)

2.1.3.2 Đốm lá (Cercospora citrullina)

Bệnh đốm lá Cercospora citrullina gây hại trên dưa hấu, bí ngô, mướp.

Bệnh gây hại ở hầu hết các nước trên thế giới

Theo Howard F Schwartz and David H Gent ,(2007), Bệnh được gây ra

bởi nấm Cercospora citrullina Bệnh gây hại nhiều nhất cho dưa hấu, dưa chuột và

các loại dưa khác

Trang 10

Chu kỳ bệnh bắt đầu khi bào tử được đính lên lá và cuống lá bởi gió hoặcnước bắn Chu kỳ mới nhiễm và hình thành bào tử xảy ra từ 7 đến 10 ngày trongthời tiết ấm áp, ẩm ướt.

Bệnh đốm lá đã được quan sát từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2011 tạiLahore và khu vực Shiekhupura Bệnh được đặc trưng bởi các vết đốm nâu trungbình với các viền màu nâu sẫm khác nhau trên cả hai mặt của lá.( The Journal ofAnimal & Plant Sciences( 2013), []

Triệu chứng biểu hiện chủ yếu trên lá, cuống lá và thân cây Trên lá già, vếtbệnh là những đốm nhỏ, tròn tới các điểm bất thường màu nâu nhạt Số lượng vàkích thước của vết đốm tăng lên, cuối cùng gây ra trên toàn bộ lá để trở thành bệnh

Trên dưa hấu các đốm lá xảy ra đầu tiên trên lá nhỏ Các điểm màu xámhoặc trắng nhỏ, giáp với biên độ màu đen, dần dần tăng về số lượng và trải rộngtrên bề mặt lá Vết bệnh hình thành trên lá non nhiều hơn trên lá già Bệnh có thểlàm giảm kích cỡ quả và chất lượng quả

Trên dưa chuột, dưa xạ hương và các loại bí, các vết bệnh lớn hơn 0,5-10

mm đường kính, màu xám-màu vàng nâu Trung tâm của vết bệnhcuối cùng trở nêntrong suốt và giòn

Bệnh được đặc trưng bởi các vết đốm nâu trung bình với các viền màu nâusẫm khác nhau trên cả hai mặt của lá Cành bào tử gồm 2-30 nhánh khác nhau, đơngiản, có màu vàng nâu, nhạt màu.Cành bào tử thẳng đến hơi cong kích thước 3-5 ×50-300‘m, quặp và không phân nhánh Bào tử là đơn độc, trong pha lê, 1-16 váchngăn, kích thước 2,5-4 × 20 -270‘m (The Journal of Animal & PlantSciences( 2013)), []

Bào tử nảy mầm trong khoảng nhiệt độ 78-900F cùng với độ ẩm cao.(Howard F Schwartz and David H Gent , 2007)

Trang 11

Các biện pháp phòng trừ:

Thu thập tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch và ghom đốt

Don sạch cỏ dại xung quanh cây trồng

Không trồng cây bầu bí quá lâu trên một diện tích trong vòng 3-4 năm

Trồng cây dưa hấu trong điều kiện ánh sáng đầy đủ Phát triển dưa hấu trongsunlights đầy đủ, không dưới bóng dừa hoặc các loại cây khác

Sử dụng giống kháng đốm lá

Sử dụng hóa chất như: đồng, mancozeb hoặc chlorothalonil,…

2.1.3.3 Bệnh đốm vòng: (Alternaria alternate)

Alternaria alternata là một loại nấm đã được ghi nhận gây đốm lá và các

bệnh khác trên hơn 380 loài thực vật Nó là một tác nhân gây bệnh trên nhiều cây

kí chủ như đốm lá, cháy lá và thối trên nhiều bộ phận của cây

Trong vụ mùa 1979-1980, bệnh đốm lá gây hại nghiêm trọng trên dưachuột ( Cucumis sativus L.) trong khu vực Sitia, Lasithi, Crete, dọc theo dải bờbiển giữa Koutsouras và Goudouras (Demetrios John Vakalounakis, 1989)[]

Theo X.G.Zhou (2008),[], Alternaria alternata f sp cucurbitae gây hại

trên bầu bí được mô tả đầu tiên ở Hy Lạp, nơi nó gây ra thiệt hại nghiêm trọng dưa

chuột trồng trong nhà kính ( Cucumis sativus ) Nấm cũng tấn công dưa ( C melo)

và dưa hấu ( Citrullus lanatus ) Hầu hết bênh xuất hiện trên các cạnh của lá và

không phát triển trên thân cây và quả Bênh bắt đầu hại trên lá già và sau đó pháttriển trên lá ở phần giữa của tán Bệnh gây hại cho 3- 20% diện tích lá

Các vết bệnh dần dần mở rộng và kết hợp lại thành lớn, gần như tròn, hoặchình dạng không đều kích thước có thể lên đến 3 cm Trung tâm vết bệnh có màu

Trang 12

sáng, bao quanh bởi một vòng màu nâu sẫm và một quầng vàng, và có xu hướngchia thành các vòng tròn đồng tâm trong các giai đoạn phát triển sau này(X.G.Zhou (2008)),[652].

Theo nghiên cứu của Demetrios John Vakalounakis (1989)[], các triệuchứng xuất hiện vào cuối mùa thu, chủ yếu ở phần giữa của lá Đốm hoại tử, baoquanh bởi một quầng vàng, xuất hiện trên lá, và mở rộng đến các điểm mà có thểhợp lại để tạo thành vết bệnh đường kính 5 cm hoặc lớn hơn Các vết đốm hìnhtròn và có màu nâu đen Lá nặng bị nhiễm trở thành màu vàng, lão hóa và dần dầnchết

Nấm phân lập được có đặc trưng là nhỏ, ngắn có mỏ, bào tử đa bào Bào tử

là hình trứng, đôi khi elip với chiều dài tổng thể trung bình là 39 µm (khoảng 17-80µm) và chiều rộng 14 µm (từ 7-20 µm) (X.G.Zhou (2008)),[652]

Bào tử được hình thành trên các cành bào tử ngắn trong chuỗi Các mỏngắn (thường ngắn hơn một phần ba chiều dài bào tử),hình nón hoặc hình trụ.Không có khác biệt đáng kể trong mức độ nghiêm trọng bệnh trong các giống thửnghiệm hoặc giữa dưa và dưa hấu

Cành bào tử màu nâu nhạt đến màu nâu ô liu, kích thước 25-60 x 3-3,5 µm,thẳng hoặc hơi cong.Cành bào tử hình thành từ chất nền tạo thành cụm gồm 4-8chuỗi Bào tử có vách ngăn ngang, ( khoảng 8 vách ngang), màu nâu nhạt đến nâu

có mỏ ngắn hình nón ở mũi

Theo DJ Vakalounakis(2008)[325], các tác nhân gây bệnh phát triển tốttrên PDA ở nhiệt độ từ 5°C-40°C và bào tử nảy mầm xảy ra trong phạm vi từ 10°Cđến 37°C Nhiệt độ tối ưu là khoảng 26 ° C

Biện pháp phòng trừ:

Sử dụng hạt giống sạch bệnh

Trang 13

Sử dụng thuốc diệt nấm.

2.1.4 Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani )

Nấm Rhizoctonia solani gây bệnh trên nhiều loại cây trồng bao gồm cỏ linh

lăng, lạc, đậu tương, đậu lima, dưa chuột, đu đủ, cà tím, ngô và nhiều hơn nữa Phổbiến ở Hawaii trên tất cả các đảo và trên toàn thế giới (Janice Y Uchida, ĐHHawaii)

Nấm Rhizoctoni solani thuộc nhóm nấm Mycelia sterilia Nấm là nguyên

nhân ngăn cản sự nảy mầm và gây bệnh ở cây con

Sợi nấm của Rhizoctonia solani có màu vàng sau chuyển sang vàng nâu,

sợi nấm nhiều nhân thường 4-8 nhân mỗi tế bào Những nấm với các đặc tínhtương tự như sợi nấm Rhizoctonia solani, nhưng chỉ với 2 nhân mỗi tế bào, đượcgọi là các loại binucleate và nói chung là không gây bệnh (Janice Y Uchida, ĐHHawaii)

Hạch nấm Rhizoctonia solani có màu nâu với các hình dạng, với các kích

cỡ khác nhau Đường kính hạch nhỏ 1µm hoặc lớn hơn 5 µm Hạch thường hìnhthành trên bề mặt kí chủ, các mô thực vật hay trên các bộ phận của cây trồng.(Baruch Sneh, 1998)[15]

Nấm gây hại ở phần cổ rễ sát mặt đất, làm cổ rễ bị teo, khô thắt lại, cây bịhéo và ngã rạp Đối với cây lớn, cây bị vàng, héo lá và chết

Ở gốc cây, triệu chứng ban đầu là vết lõm màu nâu hoặc hơi nâu đỏ sát mặtđất, vết bệnh có thể lan rộng quanh gốc thân và lan xuống rễ, gốc thân bị lở loét

Nấm Rhizoctonia solani tồn tại trong nhiều loại đất ở dạng sợi, dạng hạch

nấm Nấm có thể xâm nhập vào tàn dư thực vật Khi điều kiện thích hợp và thuậnlợi, nấm xâm nhập và gây bệnh hại cây Nấm hoạt động mạnh khi đất đủ ẩm Đấtquá khô hoặc bão hòa nước sẽ ức chế sự phát triển của nấm Nấm dễ dàng xâm

Trang 14

nhập qua vết thương, mặt khác nấm có khả năng trực tiếp xâm nhập vào mô thựcvật non, mềm.

Đây là một loại bệnh gây thiệt hại lớn cho các cây trồng họ bầu bí và cáccây trồng khác, vì vậy có nhiều tác giả đã đưa ra các biện pháp để phòng trừ bệnhhại như chọn tạo giống chống bệnh, canh tác, thuốc hóa học

Sử dụng giống chất lượng cao và tránh hạt giống có thể bị nhiễm các tác

nhân gây bệnh Trong các khu vực được biết là có nấm Rhizoctonia solani , làm

đất, lên luống cho thoát nước và ngăn ngừa nước đọng

Bổ sung phân hữu cơ và phân bón hữu cơ có thể làm giảm mức độ bệnh.Thuốc diệt nấm như methyl thiophanate, PCNB (pentachloronitrobenzene)

và chlorothalonil cũng có hiệu quả Tham khảo ý kiến chỉ dẫn trên nhãn và cẩn thậnlàm theo hướng dẫn để áp dụng

Loại bỏ tàn dư sau khi thu hoạch sẽ làm giảm lượng nguồn bệnh trong đất.Trong một số trường hợp, thay đổi luân phiên với một cây trồng cũng làm giảmmức độ nguồn bệnh (Janice Y Uchida, ĐH Hawaii)

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nước ta nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và

độ ẩm lớn Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ, hìnhthành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt Với đặc điểm khí hậu đó,việc trồng rau màu cũng gặp phải nhiều khó khăn Trong đó các cây rau họ bầu bícũng bị các bệnh hại phá hoại làm ảnh hưởng đến diện tích, năng suất và chất lượngcủa sản phẩm

Ở nước ta các bệnh hai trên cây trồng họ bầu bí rất đa dạng như bệnh phấntrắng, sương mai, thán thư, đốm lá, đốm vòng,… hại trên nhiều cây kí chủ khácnhau

Trang 15

2.2.1 Bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum )

Bệnh phấn trắng là bệnh hại phổ biến trên cây rau họ bầu bí ở nước ta.Bệnh hại từ giai đoạn cây con và trong suốt quá trình sinh trưởng của cây

Theo Vũ Triệu Mân (2007) [56], bệnh phấn trắng hại bầu bí được gây ra do

nấm Erysiphe cichoracearum Bệnh phấn trắng phá hại phổ biến trên hầu hết các

cây trồng họ bầu bí Bệnh xuất hiện ngay thời kì cây con hại lá, thân, cành

Bệnh thường xảy ra ở lá Mặt trên lá có lớp bột màu trắng xám phủ đầy;sau đó, có những hạt nhỏ màu đen xuất hiện, đó là các quả thể dạng bao nang cómiệng (perithecia) ( Nguồn: Chi cục BVTV An Giang)

Trên bí xanh, bệnh xuất hiện suốt thời gian sinh trưởng của cây hại cả thân,

lá và thường gây hại nặng trên bí xanh vụ xuân hè sau đó đến thu đông sớm

Trên dưa chuột, bệnh hại chủ yếu trên phiến lá nấm bệnh làm cho lá chuyểnmầu xanh sang mầu bạc và hoá vàng Trên bề mặt lá bị hại có lớp nấm bệnh trắng,xám bao phủ Khi bị nặng lá khô cháy và chết

Ban đầu trên lá xuất hiện những chòm nhỏ mất màu xanh hóa vàng dần,bao phủ một lớp nấm trắng xám dày đặc như bột phấn, boa trùn lên phiến lá Bệnhảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp, làm rụng lá, cây sinh trưởng kém,giảm năng suất

Nguyên nhân gây bệnh là Erysiphe cichoracearum thuộc lớp nấm Túi, làloại nấm ký sinh chuyên tính, ngoại ký sinh Sợi nấm bám dầy đặc trên bề mặt lá,tạo các vòi hút chọc sâu vào trong tế bào để hút các chất dinh dưỡng Cành bào tửphân sinh thẳng góc với sợi nấm, không phân nhánh, không màu Bào tử phân sinhhình trứng hoặc hình bầu dục, đơn bào, không màu, kích thước 4-5 x 5-7 µm (VũTriệu Mân (2007)) [56]

Trang 16

Về cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, trên lá bệnh rất hiếm thấy nấm hìnhthành, các thể quả kín hình cầu, có lông bám đơn giản, nhỏ, màu đen, đường kính80-140 µm Bên trong thể quả chứa các túi (10-15 túi) hình trứng Trong mỗi túithường có hai bào tử túi hình bầu dục, đơn bào, không màu Kích thước 12-20 x20-28 µm.

Trong thời kỳ cây sinh trưởng, bệnh lây lan nhanh bằng bào tử nhờ khôngkhí và gió Bào tử phân sinh nảy mầm thuận lợi ở nhiệt độ 20-24°C và độ ẩmkhông khí cao Tuy vậy bệnh vẫn có thể phát triển được trong điều kiện khô hạn.Sợi nấm và quả thể bảo tồn trên tàn dư cây bệnh (Vũ Triệu Mân (2007)) [56]

Để phòng trừ bệnh này cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác , đặc biệtcần chú ý thu dọn tàn dư thân lá bệnh, tiêu diệt cỏ dại, sử dụng các giống chốngbệnh Ngắt bỏ lá bệnh, giảm nước tưới để tạo độ thông thoáng và giảm độ ẩmtương đối

Phun thuốc phòng trừ kịp thời sau khi phát hiện bệnh Dùng Benlat 0.01%hoặc Topsin M 0,1% hay Anvil hay các thuốc có chứa lưu huỳnh

2.2.2 Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis)

Bệnh sương mai gây hại phổ biến trên lá, xuất hiện từ lúc cây được 3 lá thậtđến cuối vụ Bệnh thường bắt đầu từ tầng lá phía dưới rồi lan dần lên trên Bệnhxuất phát từ mặt dưới lá, vết bệnh rải rác khắp mặt lá (Vũ Triệu Mân (2007)) [57]

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá Ở mặt trên lá, đốm bệnh lúc đầu nhỏ, có màuxanh nhạt, sau đó biến dần sang màu vàng rồi màu nâu nhạt và thường bị giới hạngiữa các gân phụ của lá, nên đốm bệnh có dạng hình góc cạnh (Nguồn: Trần Thị

Ba, ĐH Cần Thơ )

Trong điều kiện ẩm ướt, nấm tạo ra lớp phấn màu xám đậm hoặc tím đỏ ởmặt dưới lá nơi có vết bệnh Lớp phấn này là khối đính bào tử của nấm Lá bị vàng

Trang 17

khi có nhiều đốm, các đốm này sẽ liên kết lại tạo thành những vùng cháy màu nâunhạt và mô bệnh dễ bị vỡ (rách) Cây nhiễm nặng có thể chết và cho trái kém giátrị.

Bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra Bệnh phát sinh phát

triển nhanh trong điều kiện ẩm độ không khí cao, trời râm mát, đặc biệt là buổisáng có sương mù lúc đó bệnh có thể tấn công cả lá non ở tầng trên Nếu thời tiếtkhô hanh, bệnh lây lan chậm và chỉ xuất hiện ở tán lá dưới Bệnh xuất hiện quanhnăm trên ruộng dưa, nhưng nặng nhất là trong mùa mưa Trong một vụ, bệnhthường gây hại nặng giai đoạn trổ hoa đến mang trái (Vũ Triệu Mân (2007)) [57]

Sợi nấm hình ống, đơn bào,phân nhánh Cành bào tử phân sinh dạng cànhcây, phân nhánh kép không đều đặn, đơn bào, không màu Đỉnh nhánh nhọn, uốncong hình cánh cung Bào tử phân sinh hình bầu dục hoặc hình trứng, đơn bào,không màu.vỏ mỏng với một núm nhỏ trên đỉnh (Vũ Triệu Mân (2007)) [57]

Nấm lây lan chủ yếu do bào tử nấm lây truyền từ vụ này sang vụ khác, từruộng này sang ruộng khác Bệnh xảy ra nghiêm trọng và lây lan nhanh khi trời cónhiều sương

Để ngăn ngừa và phòng trừ bệnh này có thể sử dụng một số biện pháp như:

Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá bị bệnh thu gom đem tiêu hủy Lên luốngcao, thoát nước tốt để tránh ẩm độ cao trên ruộng

Trồng mật độ hợp lý, không trồng quá dày dễ làm cho bệnh gây hại nặng.Chọn giống tốt, sạch, có khả năng kháng bệnh Dọn sạch tàn dư cây bệnh sau khithu hoạch

Xử lý hạt giống bằng những loại thuốc đặc hiệu cho từng loại bệnh trước khitrồng

Trang 18

Có thể dùng một số loại thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ khi bệnh chớmxuất hiện và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh:Mataxyl, Aliette, Ridomil Gold, Agri-phos, Phosphonate

2.2.3 Bệnh thán thư (Colletotrichum lagenarium)

Bệnh thán thư do Colletotrichum lagenarium gây hại các cây trồng họ bầu

bí Bệnh này thường xảy ra và đôi khi gây hại nặng Bệnh có thể tấn công tất cả các

bộ phận trên mặt đất của cây

Theo Trần Thị Liên, Trạm khuyến nông Nam Sách đã nghiên cứu: nấm gâybệnh thán thư trên cây trồng là một loài nấm đa thực Nó phát sinh và gây hại trênrất nhiều cây trồng (cây rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, thậm chí còn hại cảcây cảnh) Khi nấm xâm nhập và gây hại khiến cho cả thân, lá, quả cây trồng đều bịxâm nhập và thiệt hại đáng kể (lá khô rụng, cành héo úa, quả thối hỏng )

Trên dưa hấu: bệnh thường xuất hiện ở các lá già bên dưới trước Đốmbệnh là những đốm tròn không đều đặn, màu nâu hay nâu đen, kích thước khoảng 3

- 10 mm.(Trần Thị Ba, ĐH Cần Thơ)

Trên dưa chuột: ở giai đoạn cây con, hai lá mầm sẽ bị tấn công.Ở cây lớnhơn, lá già cũng bị tấn công trước Đốm bệnh nhỏ, có hình hơi tròn hay bất dạng,màu trắng hơi vàng; sau đó, đốm rộng thêm ra (khoảng 1 - 3 cm), màu nâu hơixám

Trong vết bệnh có thể thấy các đĩa đài của nấm như những đầu kim gútmàu đen Bệnh nặng làm lá bị khô cháy Bệnh nặng, vết bệnh liên kết với nhau tạothành các vết loét ăn sâu vào trong thịt trái, gây thối trái, nhũn nước, ảnh hưởng rấtlớn đến chất lượng quả

Bệnh do nấm Colletotrichum lagenarium (Passerini) Ellis và Halsted Giai đọan sinh sản hữu tính của nấm bệnh có tên Glomerella lagenaria Watanake và

Trang 19

Tamura hoặc G lagenarium Stevens Đĩa đài có những lông cứng (setae) màu nâu.

Trong đĩa đài có các đính bào đài và đính bào tử Đính bào đài chỉ gồm 1 tế bàohình trụ dài không màu và có kích thước khoảng 20 - 25 x 2,5 - 3 µm Đính bào tửcũng gồm chỉ 1 tế bào hình trụ dài hay hình thoi dài, không màu và kích thướckhoảng 14 - 20 x 5 - 6 µm (Trần Thị Ba, ĐH Cần Thơ)

Thời tiết vụ hè thu( ấm nóng và thường kèm mưa to) là điều kiện thích hợpcho nấm phát sinh phát triển và gây hại rau màu Mặt khác, nấm lại có khả năngkháng thuốc cao Vì vậy, khi phát triển các cây rau màu vụ hè thu, nông dân cầnchú ý phòng ngừa và chữa trị cho tốt loại bệnh hại này.( Trần Thị Liên, Trạmkhuyến nông Nam Sách)

Nấm bệnh tồn tại trong đất trồng, hạt giống và tàn dư cây bệnh Bệnh pháttán nhờ gió, mưa và côn trùng

Thời tiết nóng ẩm( nhiệt độ dao động trên dưới 30 0C kèm theo mưa nhiều)

là điều kiện thích hợp cho nấm phát sinh và gây hại cây trồng - vụ hè thu bệnh hạinhiều nhất

Trên những chân ruộng thoát nước kém hoặc bón phân không cân đối( bónthừa đạm) sẽ làm cho bệnh dễ phát sinh và gây hại nhiều hơn

Biện pháp phòng trừ của Nguyễn Thị Nguyệt (2012)

Không để hạt giống từ những trái bị bệnh; xử lý hạt giống; thu dọn kỹ tàn dưcây bệnh trên đồng sau thu hoạch; cày sâu, luân canh cây trồng khác họ; tiêu hủycác bộ phận bị bệnh và khử vôi để tránh lây lan; làm luống cao, thoát nước tốt; tăngcường bón lân và kali, tránh bón thừa đạm

Khi bệnh chớm xuất hiện, phun một trong các loại thuốc sau: Antracol70WP, Plant 50WP, Mexyl-MZ72 WP, Map Green 10AS, Daconil 75WP Chú ýbảo đảm thời gian cách ly để không còn dư lượng thuốc BVTV trong nông sản

Trang 20

2.2.4 Bệnh chết rạp cây con (Damping-off)

Theo Đỗ Tấn Dũng (2013), bệnh lở cổ rễ phát sinh gây hại trên nhiều loàicây trồng khác nhau thuộc họ cà, học đậu, họ bầu bí,v.v như cà chua, đậu tương,dưa chuột, đậu đũa, lạc

Kết quả điều tra bệnh lở cổ rễ trên các loài cây trồng vùng Hà Nội năm

2011 – 2012 cho thấy bệnh phát sinh phát triển và gây hại trên các cây ký chủ làkhác nhau và tỷ lệ bệnh cao nhất trên cây cà chua (2,80%), lạc (4,55%), đậu tương(6,17%), dưa chuột (7,61%) và đậu đũa (7,46%)

Đầu tiên trên thân sát xuất hiện những nốt nhỏ sau đó vết bệnh sẽ lan dàitheo chiều dài của thân và chu vi thân Làm cho thân cây bị teo lại có màu vàng vàthân cây bị gẫy gục trong khi lá vẫn còn xanh Khi trời lạnh, H% cao thì phần trênmặt đất sẽ mọc 1 lớp sợi nấm trắng xốp như bông gòn và thường thấy triệu chứngkhi cây chết

Nấm Rhizoctonia solani thuộc nhóm nấm Mycelia sterilia Bệnh hại vàothời kì cây con mới mọc gây héo và chết cây con Vết bệnh lúc đầu là chỉ là mộtchấm nhỏ màu đen ở phần gốc sau đó lan nhanh bao bọc xung quanh cổ rễ làm cổ

rễ khô tóp lại, cây gục xuống nhưng than lá vẫn còn màu xanh Trên vết bệnh cólớp nấm màu trắng

Nấm Rhizoctonia solani có sợi nấm kí sinh màu vàng, khi già chuyển sang

nâu Sợi nấm mảnh dài 4-12 µm Sợi nấm phân nhánh góc phải và có ngăn ngang ởđốt cuối cùng Hạch nâm dạng hạt dẻ, màu nâu, sau chuyển sang nâu đen

Nấm Trichoderma viride có hiệu lực rất cao trong phòng chống nấm Rhizoctonia solani Chế phẩm sinh học nấm đối kháng T.viride có hiệu lực đối

kháng cao trên môi trường nhân tạo đạt tới 79,1% với nấm gây bệnh lở cổ rễ cây cà

Trang 21

chua và 79,8% với nấm gây bệnh lở cổ rễ cây dưa chuột Hiệu lực phòng trừ củachế phẩm sinh học nấm đối kháng T.viride với bệnh lở cổ rễ trên cà chua đạt 73,3%

và bệnh lở cổ rễ cây dưa chuột là 76,3% trong điều kiện thí nghiệm trên chậu vại(Đỗ Tấn Dũng, (2013))

Để phòng trừ bệnh lở cổ rễ gây hại cây trồng có hiệu quả cao, có thể ápdụng biện pháp luân canh cây rau màu với cây lúa nước hoặc những cây trồngkhông phải là ký chủ của nấm gây bệnh

Trang 22

PHẦN 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại Bộ môn Bệnh cây, khoa Nông học, Trường Đạihọc Nông nghiệp Hà Nội

Điều tra thành phần và diễn biến một số cây trồng họ bầu bí tại Hà Nội vàvùng phụ cận

3.2 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 7/2013 đên tháng 1/2014

3.3 Vật liệu nghiên cứu

Một số cây trồng họ bầu bí tại khu vực Hà Nội và vùng phụ cận

Môi trường phân lập và nuôi cấy nấm gây bệnh: WA, PGA, PCA

Dụng cụ thí nghiệm: dao mổ, kéo, panh, que cấy nấm, đèn cồn, bình tamgiác, ống nghiệm, đĩa peptri, que khều nấm, lò vi sóng, tủ lạnh, tủ định ôn, nồi hấp,bếp điện,…

Hóa chất: Agar, đường glucose, cồn và một số hóa chất khác

3.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu

3.4.2.1 Điều tra một số bệnh hại cây trồng họ bầu bí ngoài đồng ruộng

Trang 23

Điều tra bệnh hại cây trồng theo QCVN 01-38: 2010/BNN & PTNT, doBan soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịchhại cây trồng biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn ban hành tại Thông tư số 71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng

12 năm 2010

Điều tra thành phần và mức độ phổ biến bệnh nấm hại cây trồng họ bầu

bí vụ thu đông tại Hà Nội và vùng phụ cận.

Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của bệnh nấm hại cây trồng họ bầu

bí theo phương pháp điều tra định kỳ 10 ngày 1 lần, điều tra theo 5 điểm chéo góc.Quan sát triệu chứng trên toàn cây ở điểm điều tra đã chọn, tiến hành đếm tổng sốcây đối với bệnh lở cổ rễ rồi tính tỉ lệ bệnh (%) và đánh giá mức độ phổ biến củabệnh

Đối với bệnh phấn trắng, sương mai,thán thư, đốm lá, đốm vòng đếm tổng

Điều tra diễn biến một số bệnh nấm hại cây trồng họ bầu bí

Điều tra diễn biến một số bệnh nấm hại bầu bí thì chọn 3 ruộng đại diệncho giống, thời vụ trồng, tiến hành điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần, điều tra theophương pháp 5 điểm chéo góc

Đối với bệnh lở cổ rễ mỗi điểm điều tra chọn 50 cây, từ đó tính tỉ lệ bệnh(%)

Đối với bệnh phấn trắng, sương mai, thán thư, đốm lá, đốm vòng, mỗi điểmchọn 5 cây, điều tra tổng số lá bị bệnh, từ đó tính tỉ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%)

Trang 24

N x T a: Số lá bị bệnh ở mỗi cấp

Trang 25

để trong hộp Petri có lót giấy ẩm, để ở nhiệt độ thích hợp sau 2 – 3 ngày có độ ẩmthường xuyên, đem kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định sơ bộ tác nhân gây bệnh.

Phương pháp chế tạo môi trường

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các loại môi trường nhântạo PGA, PCA, WA

Môi trường WA (Water agar)

Môi trường PGA - Potato Glucose Agar

Thành phần : Khoai tây: 200 gam

Glucose: 20 gam

Agar: 20 gam

Nước: 1000ml

Cách điều chế:

Chọn củ khoai tây sạch bệnh, rửa sạch, gọt sạch vỏ , thái nhỏ kích thước

1 x 2 x 1 cm cho vào nồi chứa 1000ml nước cất đun sôi, sau khi đun sôi được 30phút thì lọc lấy phần nước, bổ sung thêm nước cho đủ 1000ml Cho từ từ 20gđường glucose và 20g agar vào dung dịch nước trên Môi trường được cho vào bình

Trang 26

tam giác sau đó hấp khử trùng ở 1210C trong thời gian 45 phút, để nguội 55-60 0Ctrước khi rót vào đĩa peptri đã được khử trùng.

Công dụng: Môi trường PGA dùng để nuôi cấy nấm phân lập được từ môitrường WA, làm thuần nấm và để nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh học củanấm

Môi trường PCA: (Potato Carrot Agar)

Thành phần: Khoai tây: 100g

Agar: 20g

Cà rốt: 100g

Nước cất: 1000ml

Cách chế tạo (1000ml): tương tự như môi trường PGA

Phương pháp phân lập mẫu bênh

Mẫu bệnh thu ngoài đồng là những mẫu bệnh điển hình, còn tươi Đem vềphòng thí nghiệm phân lập ngay hoặc bảo quản trong điều kiện khô mát nhằm tránhcác loại nấm hoại sinh và vi khuẩn phát triển

Các bước phân lập:

Rửa sạch mẫu bệnh để loại bỏ cát bụi và các tạp chất khác Sau khi rửa sạch,cắt những mẫu bệnh thành những mẩu nhỏ gồm cả mô bệnh và mô khỏe Sau đókhử trùng trong cồn 70%, rồi thấm khô bằng giấy lọc vô trùng Cắt một miếng nhỏcấy lên lôi trường WA Khi sợi nấm mọc thì cấy truyền sang môi trường PGA.Kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định nấm gây bệnh Toàn bộ quá trình phân lậpđược thực hiện trong điều kiện vô trùng và cách ly trong buồng cấy

3.4.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển của một số loài nấm bệnh hại cây trồng họ bầu bí.

Ảnh hưởng của các môi trường nuôi cấy khác nhau đến sự phát triển của các loài nấm Alternaria alternata, Rhizoctonia solani.

Trang 27

Sử dụng các nguồn nấm thuần khiết (Isolate) Cấy nấm vào giữa hộp petri(đường kính lỗ đục 5mm) trên các môi trường PCA, PGA.

Thí nghiệm gồm 2 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại

1 hộp petri Thời gian theo dõi: 7 ngày

CT1: Cấy trên môi trường PGA

CT2: Cấy trên môi trường PCA

Chỉ tiêu theo dõi:

Thí nghiệm gồm 3 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại

1 hộp petri Theo dõi trong 7 ngày

CT1: cấy trên môi trường PGA

CT2: cấy trên môi trường PCA

Chỉ tiêu theo dõi:

+ Hình thái, màu sắc tản nấm

+ Đo đường kính tản nấm (mm)

3.4.2.4 Phương pháp lây bệnh trong nhà lưới.

Nấm phấn trắng là nấm kí sinh chuyên tính nên không thể nuôi cấy trên môitrường nhân tạo Vì vậy, để nắm rõ hơn cách thức gây hại cho cây trồng họ bầu bí,

Trang 28

chúng tôi tiến hành lây nhiễm trực tiếp nấm phấn trắng cho một số cây trồng họ bầu

bí trong nhà lưới

Nguồn nấm: nấm phấn trắng hại trên dưa chuột

Kí chủ: dưa chuột, bí đỏ, mướp đắng

Công thức 3: Không sát thương

Đối với lá có sát thương thì dùng que cấy nấm tạo vết thương trên bề mặt lá

Lá không sát thương thì dùng bút dạ đánh dấu trên bề mặt lá

Nguồn nấm phấn trắng được khêu trực tiếp từ lá bị bệnh để trong cốc thủytinh chứa nước vô trùng

Dùng panh gắp bông nhúng vào dung dịch bào tử nấm rồi xoa lên các điểm

đã đánh dấu

Quan sát triệu chứng và nhận xét mức độ nhiễm bệnh trên từng loại lá kí chủ.Chỉ tiêu theo dõi:

Quan sát triệu chứng biểu hiện trên lá

Nhận xét khả năng lây bệnh của nấm phấn trắng trong nhà lưới so vớingoài đồng ruộng

Trang 29

trung bình có ký hiệu chữ giống nhau thì có giá trị giống nhau về trắc nghiệmDulcan.

Trang 30

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thành phần bệnh nấm hại cây trồng họ bầu bí tại Hà Nội và vùng phụ cận

4.1.1 Thành phần bệnh nấm hại cây trồng họ bầu bí tại Hà Nội và vùng phụ cận

Rau họ bầu bí thuộc loại cây một năm, có tua cuốn(vòi bám) dài, phânnhánh nhiều Bộ rễ phát triển rất sâu và rộng, khả năng hút nước mạnh, khả năngchịu hạn kém Khả năng tái sinh của rễ kém, rễ phụ phát triển rất mạnh ở tầng đấtmặt Thân leo bò, chiều dài thân chính 2-8m, mọc chậm giai đoạn đầu Thân trongrỗng xốp, bên ngoài thân có nhiều lông tơ Cây trong họ bầu bí có diện tích mặt lálớn nên khả năng quang hợp mạnh và khả năng tiêu thụ nước cũng được hạn chế vì

lá có nhiều lông tơ bao phủ Cây dễ bị sâu bệnh gây hại, đặc biệt trong thời tiết khíhậu mát mẻ, ẩm độ cao tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh gây hại

Điều tra xác định thành phần nấm bệnh nấm hại cây trồng cạn mà ở đây làcây trồng họ bầu bí là một bước đầu có ý nghĩa quan trọng để làm cơ sở cho côngtác nghiên cứu trong bảo vệ thực vật, từ đó cơ sở xây dựng phương pháp phòng trừhiệu quả giúp tăng năng suất và chất lượng

Chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần bệnh nấm hại rau họ bầu bí tạivùng Hà Nội và vùng phụ cận

Kết quả điều tra thành phần bệnh nấm hại một số rau hị bầu bí được trìnhbày ở bảng sau:

Trang 31

Bảng 4.1 Thành phần bệnh nấm hại cây rau họ bầu bí vụ thu đông năm 2013-2014 tại Hà Nội và vùng phụ cận.

bị hại

Mức độ phổ biến Tên Việt Nam Tên khoa học

1

Phấn trắng Erysiphe

cichoracearum

Bí đỏ, dưachuột,mướpđắng

Qua bảng 4.1, cho thấy 6 bệnh nấm gây hại trên cây trồng họ bầu bí tại Hà

Nội và vùng phụ cận Trong đó bệnh phổ biến nhất là bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum) Bệnh hại toàn bộ các loại cây trồng họ bầu bí trong vùng ( bí ngô,

dưa chuột, mướp đắng,…), bệnh hại trên cả lá và thân Bệnh sương mai hại dưachuột là chủ yếu bệnh hại các lá già phía dưới rồi lan dần lên phía trên Bệnh đốm

Trang 32

lá (Cercospora citrullina) hại trên mướp đắng với mức độ khá phổ biến Bệnh đốm vòng( Alternaria alternate ) và bệnh thán thư (Collectotrichum lagenarium ) là 2

bệnh ít phổ biến hơn,nhưng cũng là các bệnh gây hại cho cây trồng họ bầu bí Bệnhhại trên lá bí đỏ gây cháy lá ảnh hưởng tới quang hợp của lá Bệnh lở cổ rễ

(Rhizoctonia solanii) xuất hiện sớm, từ giai đoạn cây con mới mọc

Bệnh phấn trắng xuất hiện trên các lá già khi độ ẩm cao, lúc trời bắt đầuxuất hiện sương muối là lúc bệnh hại hình thành và phát triển Bệnh thích hợp trongđiều kiện nhiệt độ 20-240C Bệnh hại lá, nấm bao phủ lên bề mặt lá làm giảm khảnăng quang hợp của cây, gây rụng lá, cây sinh trưởng yếu, phẩm chất kém, giảmnăng suất của cây

Bệnh sương mai gây các vết đốm hoại trên lá, giảm khả năng quang hợp,giảm khả năng tích lũy chất dinh dưỡng của cây, ảnh hưởng lớn đến năng suất vàchất lượng quả

Bệnh đốm lá, đốm vòng, thán thư gây cháy lá, giảm diện tích tiếp xúc ánhsáng mặt trời, ảnh hưởng lớn tới quá trình tích lũy, tổng hợp các chất dinh dưỡngnuôi cây

Các bệnh này gây hại trên lá nên cần có các biện pháp phòng bệnh để bệnhkhông gây hại nghiêm trọng cho cây trồng họ bầu bí tại khu vực này

Bệnh lở cổ rễ gây chết cây con, làm giảm mật độ của cây Cần có biện phápphòng trừ vì đây là bệnh gây hại trên rễ

4.1.2 Thành phần bệnh nấm hại cây dưa chuột tại Hà Nội và vùng phụ cận.

Tiến hành điều tra thành phần bệnh nấm hại trên cây dưa chuột tại VănĐức - Gia Lâm – Hà Nội, kết quả được thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2 Thành phần nấm hại cây dưa chuột tại xã Văn Đức – Gia Lâm – Hà Nội

Trang 33

STT Tên bệnh Bộ Giai

đoạn gây hại

Mức độ phổ biến Tên Việt Nam Tên khoa học

1 Sương mai Pseudoperonospora

cubensis

Peronosporales Từ cây

con đếnthuhoạch

+

4 Lở cổ rễ Rhizoctonia solani Mycelia sterilia Giai

đoạn câycon

Ngày đăng: 06/05/2014, 10:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w