Lí do chọn đề tài Với hình thức thi trắc nghiệm cùng với sự thay đổi trong cách học, cách ôn tập cũng như cách làm bài thi đã đem lại một số ưu điểm như: - Với đặc trưng là một môn khoa
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG MÔN ĐỊA LÍ PHỤC VỤ THI TỐT NGHIỆP THPT Ở TRƯỜNG THPT
LÊ HỒNG PHONG - THỊ XÃ BỈM SƠN - TỈNH THANH HÓA
Người thực hiện: Đinh Thị Lý Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HOÁ NĂM 2020
Trang 3MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU 2
1.1 Lí do chọn đề tài 2
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
2.1 Cơ sở lí luận 3
2.1.1 Vai trò của thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan 3
2.1.2 Nhiệm vụ và phương hướng thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan 4
2.2 Thực trạng của vấn đề 4
2.3 Các giải pháp thực hiện 5
2.3.1 Thay đổi cách thức quản lý 5
2.3.1.1 Đối với Ban giám hiệu 5
2.3.1.2 Đối với tổ, nhóm chuyên môn 6
2.3.2 Thay đổi tư duy người dạy - người học 6
2.3.2.1 Đối với người dạy 6
2.3.2.2 Đối với người học 6
2.3.3 Thay đổi cách học, cách ôn tập 7
2.3.3.1 Tránh “học tủ” 7
2.3.3.2 Ôn tập theo chủ đề 7
2.3.3.3 Rèn luyện cách sử dụng Atlat, bảng số liệu, biểu đồ 7
2.3.3.4 Ghi nhớ những gì là “nhất” trong Địa lí 9
2.3.3.5 Ôn tập thông qua thực tiễn 9
2.3.3.6 “Trăm hay không bằng tay quen” 9
2.3.4 Thay đổi cách làm bài thi 9
2.3.4.1 Phải tìm được “từ chìa khóa” trong câu hỏi 10
2.3.4.2 Tự trả lời trước, đọc đáp án sau 11
2.3.4.3 Dùng phương pháp loại trừ 12
2.3.4.4 Đọc lần lượt từng đáp án, đối chiếu với yêu cầu của câu hỏi và bảng số liệu (biểu đồ) để lựa chọn đáp án phù hợp nhất 14
2.3.4.5 Phương pháp phỏng đoán 16
2.4 Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm 17
2.4.1 Hiệu quả kinh tế 17
2.4.2 Hiệu quả xã hội 17
2.4.2.1 Đối với hoạt động của tổ chuyên môn 17
2.4.2.2 Đối với giáo viên 18
2.4.2.3 Đối với học sinh 18
3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19
3.1 Kết luận 19
3.2 Kiến nghị 19
3.2.1 Đối với nhà trường 19
3.2.2 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 22
Trang 41 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Với hình thức thi trắc nghiệm cùng với sự thay đổi trong cách học, cách
ôn tập cũng như cách làm bài thi đã đem lại một số ưu điểm như:
- Với đặc trưng là một môn khoa học xã hội, khi chuyển từ hình thức thi
tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm, các em học sinh cảm thấy việc học trởnên nhẹ nhàng, bớt căng thẳng hơn, đồng thời cũng rèn luyện cho các em khảnăng tư duy nhanh, phản ứng linh hoạt trước những vấn đề Địa lí đặt ra
- Bài kiểm tra hay bài thi trắc nghiệm có rất nhiều câu hỏi khác nhau nên
có thể kiểm tra được một cách hệ thống và toàn diện kiến thức, kĩ năng của họcsinh, tránh được tình trạng “dạy tủ”, “học tủ”
- Có thể tiến hành kiểm tra đánh giá trên diện rộng trong một khoảng thờigian ngắn Hơn nữa sự phân phối điểm trải trên một phổ rất rộng nên có thểphân biệt được rõ ràng trình độ của học sinh
- Tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình một cáchchính xác để từ đó điều chỉnh lại phương pháp học tập của mình sao cho phùhợp hơn
- Ngoài ra, với hình thức thi trắc nghiệm có thể sử dụng các phương tiệnhiện đại trong việc chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra, vì vậy việc chấm bài
sẽ nhanh hơn và đảm bảo tính chính xác, khách quan trong việc đánh giá kết quảcủa học sinh
Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu rất quan trọng không thể táchrời của quá trình dạy học, đồng thời là động lực để thúc đẩy sự đổi mới của quátrình dạy học Kiểm tra, đánh giá cung cấp những thông tin phản hồi về quátrình học tập, từ đó giúp học sinh điều chỉnh quá trình học tập của bản thân.Giúp phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động của người học Kiểm trađánh giá còn cung cấp cho các nhà quản lí những thông tin phản hồi hữu ích đểquản lí cùng đạt mục tiêu dạy học
Địa lí lớp 12 là môn học có nhiều khả năng bồi dưỡng cho học sinh khốilượng tri thức phong phú cả về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, cả nhữngnăng lực cần thiết trong cuộc sống, cũng như bồi dưỡng cho học sinh thế giớiquan khoa học và những đặc điểm nhận thức đúng đắn Bên cạnh đó Địa lí lớp
12 là môn thi tốt nghiệp THPT với hình thức trắc nghiệm, việc thiết kế các dạngcâu hỏi trắc nghiệm khách quan theo định hướng phát triển năng lực trong mônĐịa lí ở trường THPT đối với giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn[3]
Từ những lí do trên tôi nhận thấy việc nghiên cứu và xây dựng hệ thốngcâu hỏi trắc nghiệm khách quan theo phát triển năng lực rất cần thiết, phục vụcho quá trình dạy học bộ môn Địa lí ở trường THPT Vì vậy, tôi đã lựa chọn vàthực hiện đề tài "Đề xuất một số phương pháp ôn tập và làm bài thi trắc
nghiệm đạt hiệu quả cao trong môn Địa lí phục vụ thi tốt nghiệp THPT ở
Trang 5kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học Địa lí lớp 12, góp phần đổimới và nâng cao chất lượng dạy học Địa lí ở trường THPT Lê Hồng Phong - BỉmSơn - Thanh Hóa.
Qua quá trình tìm hiểu, tham khảo, điều tra, thống kê, phân tích các tưliệu; thực tiễn xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạyhọc Địa lí lớp 12 ở một số trường THPT, tôi nhận thấy phần lớn giáo viên chưathực sự quan tâm và hiểu rõ quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan,đồng thời câu hỏi trắc nghiệm khách quan chưa được quan tâm sử dụng nhiềutrong quá trình dạy học, ngoài kiểm tra định kì và tổng kết (nhưng cũng chỉchiếm khoảng 40-60% số điểm bài kiểm tra)
Các câu hỏi sử dụng trong kiểm tra đánh giá được giáo viên xây dựng vàlấy từ các tài liệu tham khảo, internet Mục đích của bài kiểm tra tập trung vàophân loại học lực học sinh theo điểm số, chủ yếu là kiểm tra khả năng tái hiệnkiến thức, chưa quan tâm đến đánh giá năng lực học sinh Đa phần các giáo viêngặp khó khăn trong việc xác định và đánh giá các năng lực cần hình thành chohọc sinh và phân biệt mức độ của câu hỏi theo cấp độ tư duy của học sinh(biết/hiểu/vận dụng)
Chính vì vậy, việc đề xuất một số phương pháp ôn tập và làm bài thi trắcnghiệm đạt hiệu quả cao trong môn Địa lí phục vụ thi tốt nghiệp THPT ở trườngTHPT Lê Hồng Phong - Bỉm Sơn theo định hướng phát triển năng lực nhằmnâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí 12 - THPT là một việc làm thiết thực vàcần thiết[3]
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề xuất một số phương pháp ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm đạt hiệu
quả cao trong môn Địa lí phục vụ thi tốt nghiệp THPT, cụ thể trong chủ đề “Địa
lí các ngành kinh tế”
- Thời gian: Năm học 2019 - 2020
- Không gian: Phạm vi áp dụng trong dạy học cho học sinh lớp 12 trườngTHPT Lê Hồng Phong - Thị xã Bỉm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Giải pháp của tôi bao gồm 3 nội dung Cụ thể:
Nội dung 1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về nhiệm vụ và phương pháp xây
dựng thành công hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Địa lí
12 THPT một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
Nội dung 2 Khảo sát tình hình học tập đầu năm của học sinh lớp 12
thông qua một số bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Nội dung 3 Thực nghiệm chọn ôn tập kiểm tra một chủ đề về “Địa lí các
ngành kinh tế” vì đây là một chủ đề quan trọng với lượng kiến thức nhiều hơn cả
về lí thuyết và thực hành trong môn Địa lí 12 nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mớitrong dạy học Địa lí theo hướng phát triển năng lực của học sinh
2 NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Vai trò của thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan
Theo như phương án tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT năm 2017 mà BộGiáo dục và đào tạo đã công bố thì Địa lí là một môn nằm trong bài thi tổ hợp
Trang 6Khoa học xã hội, và được thi dưới hình thức trắc nghiệm Điều này được xem làthay đổi lớn nhất và cũng gây lo lắng nhiều nhất cho học sinh khi mà môn Địa línhiều năm nay thi dưới hình thức tự luận Mặc dù cũng đã được làm quen vớihình thức thi trắc nghiệm thông qua các bài kiểm tra, các kì thi ở trường, tuynhiên trước sự thay đổi của một kì thi quan trọng như vậy thực sự cũng gây rakhông ít khó khăn cho việc dạy và học của các giáo viên và học sinh Hình thứcthi thay đổi bắt buộc cách thức quản lý của nhà trường; cách dạy của giáo viên;cách học, cách ôn tập cũng như cách làm bài thi của học sinh phải thay đổi saocho phù hợp nhất nhằm đạt hiệu quả cao nhất Câu hỏi trắc nghiệm khách quandùng trong dạy học địa lí có thể giúp học sinh “hình thành” kiến thức mới,
“luyện tập”, “củng cố kiến thức” Ưu điểm của câu hỏi trắc nghiệm khách quan
là có thể bao quát được nội dung kiến thức lớn, chứ không chỉ tập trung vào mộtvài vấn đề trọng tâm như câu hỏi tự luận Từ đó học sinh có thể “phát hiện đượcnhững lỗ hổng kiến thức để kịp thời sửa chữa, điều chỉnh phương pháp học tậpnhằm đạt kết quả tốt nhất”, đồng thời giáo viên có cơ sở để điều chỉnh “phươngpháp dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá” phù hợp[3]
2.1.2 Nhiệm vụ và phương hướng thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan
Về kiến thức: Tiếp tục hoàn thiện kiến thức của học sinh về Địa lí Việt
Nam đã được học ở lớp 9 Học xong nội dung chương trình Địa lí lớp 12 họcsinh cần biết được đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế-xãhội của Việt Nam; những vấn đề đặt ra với cả nước nói chung và với các vùng,
các địa phương nơi học sinh sinh sống nói riêng
Về mặt kỹ năng: Củng cố và phát triển cho học sinh các kĩ năng chuyên
biệt bộ môn địa lí như:
+ Kĩ năng học tập và nghiên cứu Địa lí: vẽ lược đồ, biểu đồ; phân tích sửdụng bản đồ, Atlat, biểu đồ, lát cắt, số liệu thống kê; quan sát, phân tích, sosánh, tổng hợp, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí
+ Kỹ năng thu thập, xử lí, tổng hợp và thông báo thông tin địa lí
+ Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng, sự vậtđịa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề cuộc sống phù hợp với khảnăng mỗi học sinh
Về mặt thái độ, tình cảm: Góp phần hình thành bồi dưỡng tình yêu thiên
nhiên, yêu quê hương, đất nước; tôn trọng các thành quả lao động của nhân dânViệt Nam cũng như của nhân loại ở học sinh Có niềm tin vào khoa học, hamhọc hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí Có ý thức
tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai đất nước, sẵn sàng tham gia vào cáchoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộcsống của gia đình và cộng đồng[3]
2.2 Thực trạng của vấn đề
Thực tế trong những năm học 2017-2018; 2018-2019 khi giảng dạy tạitrường THPT Lê Hồng Phong bản thân tôi vẫn còn lúng túng để tìm ra phươngpháp ôn tập giúp cho học sinh làm bài thi trắc nghiệm trong môn Địa lí phục vụ thitốt nghiệp THPT lớp 12 như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất nên kết quả còn nhiều
Trang 7hạn chế, học sinh lớp 12 của tôi đi thi THPT Quốc Gia trong 2 năm học 2017-2018;2018-2019 đạt kết quả chưa cao đặc biệt chưa có em nào đạt được điểm 10
Ưu điểm
- Khi kiểm tra và chấm bài không mất nhiều thời gian và nhanh cho kết quả;
- Nội dung kiến thức kiểm tra rộng hơn câu hỏi tự luận;
- Đảm bảo tính khách quan, công bằng trong thi và chấm bài;
- Dễ sử dụng phương pháp thống kê trong xử lí kết quả kiểm tra Từ đóphát hiện độ đồng đều trong kết quả kiểm tra từng lớp học
- Cách tiến hành và phương tiện kiểm tra đơn giản, có thể sử dụng côngnghệ thông tin trong quá trình xây dựng (kiểm tra độ phân biệt, tính giá trị và độtin cậy) và kiểm tra, đánh giá (phần mềm đảo đề và xử lí kết quả kiểm tra)
Nhược điểm
- Vì không đánh giá được khả năng vận dụng của học sinh nên trắc
nghiệm khách quan hạn chế phần nào tư duy sáng tạo của học sinh;
- Cái giáo viên thu được là kết quả suy nghĩ của học sinh, chứ không phảiquá trình phân tích, xử lí thông tin và khả năng tư duy sáng tạo, năng lực giảiquyết vấn đề của học sinh;
- Ít góp phần phát triển ngôn ngữ nói và viết của học sinh
- Không tránh khỏi tình trạng may rủi vì học sinh có thể đoán mò đáp ántheo cảm tính[3]
2.3 Các giải pháp thực hiện
2.3.1 Thay đổi cách thức quản lý
2.3.1.1 Đối với Ban giám hiệu
Do việc thi THPT Quốc gia theo hình thức tự luận đã diễn trong nhiềunăm nay, vì thế giáo viên đã quen với cách thức ôn tập cho nên lãnh đạo nhàtrường quản lý việc ôn tập chủ yếu dựa trên các thủ tục hành chính như yêu cầunộp kế hoạch dạy ôn, đề cương chi tiết, kí giáo án ôn tập hàng tuần theo thông
lệ Nhưng với hình thức thi mới, để đạt được kết quả cao thì cách thức quản lýcủa ban giám hiệu cũng phải thay đổi cho phù hợp Đây có thể được coi là nhân
tố quyết định đến sự thành công của nhà trường Để làm tốt điều này:
- Ban giám hiệu cần phải có kế hoạch cụ thể và dài hơi ngay từ khitiếp nhận thông tin về việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT, phổ biến tới cácgiáo viên trong nhà trường, tổ chức họp bàn, kịp thời nắm bắt những khókhăn của giáo viên
- Cử giáo viên tham gia các đợt tập huấn do ngành tổ chức đồng thời chủđộng đào tạo cho giáo viên các kĩ năng cơ bản liên quan đến việc dạy và soạncâu hỏi trắc nghiệm để ngay từ ban đầu đã có một đội ngũ giáo viên vừa “hồng”vừa “chuyên”, không những không bị lúng túng, bỡ ngỡ trước xu thế mà cònnhanh chóng hòa nhập, làm chủ xu thế
- Hướng dẫn các tổ chuyên môn tăng cường trao đổi về cách thức ra đềmới của Bộ cũng như yêu cầu các tổ chuyên môn soạn thảo “ngân hàng” câu hỏitrắc nghiệm vừa đáp ứng theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ, vừa phù hợp vớinăng lực học sinh nhà trường Tích cực đôn đốc, kiểm tra tránh tình trạng “đánhtrống bỏ dùi”
Trang 8- Tạo môi trường làm việc thân thiện, tích cực để giáo viên học tập, pháthuy năng lực, tránh gây áp lực.
2.3.1.2 Đối với tổ, nhóm chuyên môn
- Cần tích cực trao đổi chuyên môn, đào tạo đội ngũ, phân công nhiệm vụ
cụ thể đối với từng thành viên trong tổ nhóm Tập hợp hệ thống câu hỏi trắcnghiệm thành bộ đề cương cho học sinh ôn tập Tất cả các giáo viên trong tổ,nhóm đều cần được tạo điều kiện tham gia soạn thảo câu hỏi sau đó đem ra thảoluận, phát hiện và tiến hành sửa những thiếu sót về mặt nội dung cũng như kĩthuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm Nhóm trưởng chuyên môn cần phát huy vaitrò là “linh hồn” của nhóm trong việc phân công nhiệm vụ, tổng hợp tài liệu vàthảo luận, kịp thời phát hiện những điểm mạnh, yếu của từng giáo viên trong tổ,nhóm để bố trí công việc hợp lý, mang lại hiệu quả cao
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh bằng hình thức trắcnghiệm, thống nhất % trắc nghiệm trong đề kiểm tra 15 phút, đề 1 tiết, đề học kì,các đề thi Nên tăng tỉ lệ dần dần để cả giáo viên và học sinh dễ tiếp cận[3]
2.3.2 Thay đổi tư duy người dạy - người học
2.3.2.1 Đối với người dạy
- Cần nhanh chóng tiếp thu xu thế mới, phân tích những điểm mạnh vàhạn chế của xu thế mới để tự đưa ra được phương thức ôn tập cho phù hợp.Đồng thời cũng cần khắc phục tư tưởng ngại khó, ngại khổ hay có suy nghĩ chorằng thi theo hình thức nào cũng giống nhau
- Người dạy cần nhận thức rõ rằng thi theo hình thức trắc nghiệm có nhiềuđiểm khác biệt so với thi theo hình thức tự luận trước kia, ngoài phổ kiến thức
rộng hơn thì còn đòi hỏi người học cần tư duy nhanh hơn, phản ứng linh hoạt
hơn do đó việc rèn luyện những kĩ năng mới là không thể không thực hiện Nếu
người dạy chỉ chăm chăm dạy theo lối cũ, cố gắng ngồi nhét những kiến thức
mà mình cho là trọng tâm trong chương trình, bỏ qua việc rèn luyện các kĩ năng
về biểu đồ, Atlat, kĩ năng làm bài thì học sinh sẽ vô cùng lúng túng trước cáchthi mới Vì vậy ngay từ trong tư duy người dạy phải đặt vấn đề đổi mới, tìm tòiphương pháp ôn tập mới lên hàng đầu
Ngoài ra, người dạy cũng nên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, tài liệuvới bạn bè, đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân, tránh tư tưởng “dấu dốt” hay
“giữ làm của riêng”[3]
2.3.2.2 Đối với người học
Cũng như người dạy, người học cũng cần phải cập nhật xu thế mới, cầntránh tư tưởng thi trắc nghiệm dễ hơn thi tự luận, không cần học nhiều, khôngcần tư duy nhiều chỉ cần chọn ¼ đáp án là được Thi trắc nghiệm chỉ khác thi tựluận ở chỗ thay vì phải tự viết ra đáp án đúng thì đề thi đã cho sẵn đáp án nhưng
để có thể trả lời vừa đúng, vừa nhanh, thí sinh phải nắm vững, hiểu rõ, hiểu sâucác kiến thức lí thuyết đã được học trong phạm vi chương trình; đồng thời, phải
có những kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình luyện tập; có khả năngphân tích linh hoạt, sáng tạo các tình huống thường gặp Nếu chỉ dựa vào nhữngsuy diễn đơn giản, thí sinh sẽ không thể trả lời đúng câu trắc nghiệm đã đặt rahoặc mất rất nhiều thời gian mới tìm ra được phương án trả lời đúng Điều này
sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả toàn bộ bài làm trắc nghiệm của thí sinh Vì vậy,
Trang 9người học cần xác định không thể lơ là, chủ quan hay có tư tưởng “khoanh bừa”,cũng như không “học tủ”.
2.3.3 Thay đổi cách học, cách ôn tập
2.3.3.1 Tránh “học tủ”
Nếu như với hình thức thi tự luận trước đây, học sinh cần nắm thật chắckiến thức và học cách trình bày theo các bước cho đúng trình tự thì bây giờ yêucầu thêm nữa đó là phải học kiến thức rộng hơn Đề thi theo lối trắc nghiệm cókhả năng bao quát chương trình hơn, phổ kiểm tra rộng hơn so với thi tự luận, vìthế “học tủ” là điều cấm kị Điều này đòi hỏi học sinh phải ôn tập kĩ càng hơn,không được bỏ qua bất kì phần nào trong sách giáo khoa, từ kênh chữ đến kênhhình, kể cả các bài thực hành, bài đọc thêm Học sinh cũng cần tăng cường rènluyện những kĩ năng địa lý mà trước kia ít được chú trọng như kĩ năng giải thích,
kĩ năng so sánh, kĩ năng nhận dạng biểu đồ hay một số kĩ năng khai thác Atlat
Kế thừa những ưu điểm phương pháp cũ, để bao quát kiến thức thì việc ôntập theo chủ đề bằng hệ thống các sơ đồ tư duy vẫn đạt hiệu quả cao Riêng đốivới chủ đề Địa lí các ngành kinh tế thì tôi vẫn sử dụng hệ thống các sơ đồ tư duynhư trên để giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức về điều kiện phát triển cácngành kinh tế của nước ta (ngành nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản;ngành công nghiệp; ngành dịch vụ)
Tuy nhiên, với hình thức thi trắc nghiệm, song song với việc ôn tập bằng
sơ đồ tư duy, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc Học sinh cầndành thời gian đọc đi đọc lại các nội dung trong sách giáo khoa, đánh dấu lạinhững nội dung cơ bản, số liệu cần chú ý để ghi nhớ Mỗi dòng trong sách giáokhoa đều có thể trở thành một câu hỏi trắc nghiệm chính vì vậy học sinh khôngthể bỏ qua dù là các chi tiết nhỏ[3]
2.3.3.3 Rèn luyện cách sử dụng Atlat, bảng số liệu, biểu đồ
* Đối với Atlat:
Trong quá trình học cũng như ôn tập, tôi luôn luôn hướng dẫn học sinhkhai thác Atlat một cách triệt để nhất bởi “Atlat là cuốn sách thứ 2 của Địa lí”,cũng là tài liệu quan trọng mà học sinh được sử dụng trong phòng thi Việc sửdụng Atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ, khắc sâu kiến thức mà còncủng cố kĩ năng sử dụng Atlat, huy động kiến thức làm bài thi đạt kết quả cao
Có thường xuyên sử dụng Atlat thì các em mới nhận biết được nhanh chóng cácđối tượng thể hiện trên bản đồ, các phương pháp thể hiện đối tượng đó trên bản
đồ, từ đó việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm cũng trở nên dễ dàng và nhanhchóng hơn
Trang 10Ngược lại, tôi cũng luôn lưu ý với học sinh rằng Atlat không phải là tất
cả, không phải cứ mang Atlat vào phòng thi là có thể giải quyết được tất cả cáccâu hỏi địa lý, tránh tư tưởng ỷ lại, lười học, lười suy nghĩ của một số học sinh[9]
* Đối với bảng số liệu, biểu đồ:
Ngoài kiểm tra kĩ năng khai thác Atlat, đề thi cũng sẽ có phần trắc nghiệmkiểm tra kĩ năng phân tích bảng số liệu, nhận dạng biểu đồ nên tôi cũng rất chútrọng nội dung này trong quá trình ôn tập chủ đề Địa lí các ngành kinh tế
Không giống như hình thức thi tự luận, ở hình thức thi trắc nghiệm họcsinh không phải mất thời gian để vẽ biểu đồ, nhưng ngược lại các em phải nhậndạng thật nhanh các dạng biểu đồ Để học sinh trả lời tốt các câu hỏi liên quanđến nội dung này, trong quá trình ôn tập tôi đã tăng cường hướng dẫn các emnhận dạng biểu đồ thông qua những dấu hiệu đặc trưng nhất, ví dụ cụ thể như:
+ Với yêu cầu thể hiện quy mô, cơ cấu, hay sự chuyển dịch cơ cấu của cácđối tượng địa lí thì dạng biểu đồ thích hợp là tròn hoặc miền Nếu yêu cầu thểhiện sự biến động của các đối tượng từ 3 năm trở xuống sẽ chọn dạng biểu đồtròn, từ 4 năm trở lên sẽ chọn dạng biểu đồ miền
+ Với yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng của các đối tượng địa lí thì biểu
đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường
+ Với yêu cầu thể hiện tình hình phát triển của các đối tượng địa lí thìdạng biểu đồ thường chọn là biểu đồ cột Nếu chỉ thể hiện một đối tượng địa líthì chọn biểu đồ cột đơn, 2 đối tượng địa lí trở lên thì chọn biểu đồ cột kép hoặcbiểu đồ dạng kết hợp cột - đường
Đi kèm với biểu đồ, bảng số liệu cũng có những dạng câu hỏi nhận xét, sosánh Đây là dạng câu hỏi không quá khó nhưng lại hay gây ra sự nhầm lẫn nếuhọc sinh không tập trung Để làm được học sinh cần đọc đáp án và quan sát thật
kĩ bảng số liệu để trả lời, có những bài cần phải tính toán cụ thể mới có thể chọnđược đáp án đúng
Ngoài ra trong phần rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinh còn nội dungtính toán, xử lí số liệu liên quan đến một số công thức tính toán trong Địa lí Đểlàm tốt các câu hỏi này, điều đầu tiên là phải cung cấp cho học sinh một số côngthức tính toán trong Địa lí, cụ thể đối với chủ đề Địa lí các ngành kinh tế có một
+ Cự li vận chuyển trung bình = Khối lượng luân chuyển (km)
Khối lượng vận chuyển
Trang 11Có được công thức tính thì việc tính toán sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.Thế nhưng, điều đặc biệt cần lưu ý khi làm dạng câu hỏi này đó là học sinh phảilưu ý đơn vị của các đối tượng địa lí đã cho trước và đơn vị mà yêu cầu đề bàicần đưa ra để quy đổi sao cho phù hợp nhất Chính vì vậy việc hướng dẫn họcsinh cách nhận xét bảng số liệu và tính toán là điều rất cần thiết Công việc nàycần phải được làm thường xuyên để hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh[9][1] [2].
2.3.3.4 Ghi nhớ những gì là “nhất” trong Địa lí
Trong Địa lí có một số đối tượng đặc biệt, có thể là nhiều nhất, ít nhất, pháttriển nhất, kém phát triển nhất,… hay những nét đặc trưng nổi bật nhất của từngkhu vực, từng vùng miền Vì vậy, khi ôn tập tôi cũng cố gắng nhấn mạnh để họcsinh có thể ghi nhớ nhanh Việc làm này có thể giúp các em trả lời nhanh nhữngcâu hỏi trắc nghiệm mà chưa cần tới việc phải đọc hết đáp án của câu hỏi đó
Ví dụ:
- Vùng có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất nước ta là Đồng bằng sôngCửu Long, nhưng vùng có năng suất lúa cao nhất là Đồng bằng sông Hồng vìĐồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh cao nhất
- Độ che phủ rừng lớn nhất nước ta là Tây Nguyên, thứ 2 là Bắc Trung
Bộ, thứ 3 là Trung du miền núi Bắc Bộ
- Vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước ta là Đồng bằngsông Hồng và vùng phụ cận
- Các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ
- Cà phê là cây chủ lực của vùng Tây Nguyên, chè là cây chủ lực củavùng Trung du miền núi Bắc Bộ
- Số lượng trâu nhiều nhất nước ta là Trung du miền núi Bắc Bộ, vì trâu cókhả năng thích nghi với khí hậu lạnh và điều kiện chăn thả trong rừng ở vùng này
2.3.3.5 Ôn tập thông qua thực tiễn
Với đối tượng nghiên cứu đặc trưng của bộ môn Địa lí là các hiện tượng
tự nhiên và hiện tượng kinh tế - xã hội đó là những đối tượng rất gần gũi, quenthuộc với đời sống hằng ngày Chính vì vậy, trong quá trình học cũng như ôntập, bên cạnh những kiến thức cơ bản có trong sách giáo khoa, học sinh cũngcần phải thu thập thêm kiến thức từ thực tiễn mỗi ngày thông qua các phươngtiện thông tin đại chúng như đài, báo, ti vi,… để cập nhật những vấn đề mới nhấtliên quan đến chương trình học Điều này cũng góp phần không nhỏ trong quátrình học tập đối với môn Địa lí
2.3.3.6 “Trăm hay không bằng tay quen”
Đứng trước một cách thức thi mới thì điều tất yếu là buộc phải tập làmquen với nó và không phải ai cũng có thể thích ứng ngay với cái mới Điều nàycần thời gian để tích lũy kinh nghiệm Chính vì vậy, để học sinh làm quen dần
và thích nghi với hình thức thi mới, tôi đã luôn cố gắng biên soạn các để kiểmtra dựa trên ma trận đề chi tiết mà Bộ đã đưa ra để học sinh củng cố kiến thức,rèn luyện kĩ năng, đồng thời cũng giúp các em tự đánh giá được kết quả học tậpcủa mình, từ đó có phương hướng điều chỉnh việc học cho phù hợp Học sinhđược làm nhiều câu hỏi trắc nghiệm thì sẽ tìm được những lỗi mà mình thườnggặp cũng như tìm được các phương pháp giải tối ưu cho bài thi trắc nghiệm
Trang 122.3.4 Thay đổi cách làm bài thi
Ở bài thi trắc nghiệm thường sẽ là những bài giải nhanh và không quárườm rà, yêu cầu kiến thức rộng và bao quát hơn Như vậy, nếu trước đâyphương pháp làm bài cần “chậm và chắc” thì giờ phải đổi ngay từ “chậm” thành
“nhanh” Giải nhanh chính là chìa khóa để có được điểm cao ở môn trắcnghiệm Để học sinh trả lời chính xác và nhanh các câu hỏi trắc nghiệm, tôi đãhướng dẫn học sinh một số phương pháp sau:
2.3.4.1 Phải tìm được “từ chìa khóa” trong câu hỏi
Từ chìa khóa hay còn gọi là “key” trong mỗi câu hỏi chính là mấu chốt đểgiải quyết vấn đề Mỗi khi đọc câu hỏi xong, điều đầu tiên là phải tìm được từ chìakhóa nằm ở đâu Điều đó sẽ giúp cho việc định hướng vấn đề mà câu hỏi hướngđến và đáp án sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy Đây được xem là cách để giải quyếtcâu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án
Ví dụ:
Câu 1: Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian qua là:
A Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được hội nhập
B Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng
C Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh
D Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo tốt hơn
Đáp án: D (từ chìa khóa: “Nhân tố hàng đầu - ngành chăn nuôi”)
Câu 2: Cho bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lúa nước ta, giai đoạn 2005 - 2014
Diện tích (nghìn ha) 7 329,2 7 437,2 7 655,4 7 816,2
Sản lượng (nghìn tấn) 35 832,9 38 950,2 42 398,5 44 974,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giaiđoạn 2005 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A Biểu đồ kết hợp B Biểu đồ miền C Biểu đồ đường B Biểu đồ cột
Đáp án: D (từ chìa khóa: “tốc độ tăng trưởng”)
Câu 3: Năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước vì Đồng bằng sông Hồng có
A lịch sử trồng lúa nước lâu đời nhất
B dân số đông nên nhu cầu lương thực lớn
C sản xuất công nghiệp phát triển mạnh
D trình độ thâm canh cao nhất
Đáp án: D (từ chìa khóa: “năng suất lúa ở ĐBSH cao nhất”)
Câu 4: Điều kiện nào dưới đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản?
A Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế
B Đường bờ biển dài, nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn
C Nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm
D Nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt
Đáp án: B (từ chìa khóa: “phát triển ngành nuôi trồng thủy sản”)