1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro – quyết định chuyển từ đa ngành sang chế biến xuất khẩu cá tra của công ty cổ phần nam việt

17 99 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 60,39 KB

Nội dung

Năm 2000, Công ty quyết định đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thủy sản, khởi đầu là việc xây dựng Xí nghiệp đông lạnh thuỷ sản Mỹ Quý với tổng vốn đầu tư là 30,8

Trang 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

VÀ KHÁI QUÁT NGÀNH CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU CÁ TRA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

1.1 Giới thiệu công ty Nam Việt và tình hình hoạt động

Tiền thân của Công ty Cổ phần Nam Việt là Công ty TNHH Nam Việt thành lập năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng và chức năng kinh doanh chính

là xây dựng dân dụng và công nghiệp Năm 2000, Công ty quyết định đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thủy sản, khởi đầu là việc xây dựng

Xí nghiệp đông lạnh thuỷ sản Mỹ Quý với tổng vốn đầu tư là 30,8 tỷ đồng, chuyên chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa đông lạnh Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2004, Nam Việt đã đầu tư thêm hai nhà máy sản xuất thuỷ sản đông lạnh là Nhà máy Nam Việt (được đổi tên từ Xí nghiệp đông lạnh thuỷ sản Mỹ Quý) và Nhà máy Thái Bình Dương với tổng công suất chế biến trung bình của Công ty là 500 tấn cá/ngày Công ty chính thức chuyển đổi sang mô hình CTCP vào năm 2006 Từ con số 0 năm 2000 Nam Việt vươn lên thành công ty có doanh số xuất khẩu thủy sản đứng đầu Việt Nam vào 2006, vượt qua những anh cả trong làng xuất khẩu thủy sản lúc bấy giờ: chiếm 20% thị phần ngành cá, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt

165 triệu đô la Mỹ, gấp ba kim ngạch xuất khẩu của Agifish và Vĩnh Hoàn, các công ty đứng thứ hai và thứ ba Theo Phân tích cổ phiếu ngành thuỷ sản năm 2007, Navico đứng đầu trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam năm 2006, chiếm hơn 20% giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá ba sa Trong 5 tháng đầu năm 2007, Navico đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 80 triệu USD, vẫn giữ

vị trí dẫn đầu trong ngành thủy sản Việt Nam, hơn gấp đôi đơn vị đứng thứ 2 Đồng thời, với hơn 2.600 tỉ đồng tài sản theo sở hữu cổ phiếu, chủ tịch Nam Việt là người đứng thứ năm sàn chứng khoán vào cuối năm 2007 xét theo giá trị

Từ năm 2009, Công ty bắt đầu đầu tư vào các lĩnh vực trái ngành như tại Cromit Cổ Định, Cromit Nam Việt, DAP số 2 – Vinachem, Quỹ Y tế Bản Việt, Bảo hiểm Hàng Không…, nhưng hoạt động không hiệu quả Do ngấm khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2008 các nền kinh tế lớn và Việt Nam đều bị ảnh hưởng Lạm phát trong nước hai chữ số, lãi suất cho vay có lúc tăng lên 25%, tỉ giá tăng vọt Đặc

Trang 2

biệt, riêng ngành thủy sản, số lượng đơn hàng ít đi, nguyên liệu khủng hoảng thừa, các nhà máy chế biến hoạt động cầm chừng Tháng 8.2008, Nam Việt cùng ba doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khác đón thêm tin xấu khi thị trường Nga, thị trường quan trọng nhất với Nam Việt khi đó, đóng cửa với sản phẩm cá tra Cuối năm 2008, Nam Việt vẫn dẫn đầu ngành cá nhưng lợi nhuận công ty chỉ bằng 25%

so với niên độ tài chính trước đó Trong khi đó, dự án Cromit khai thác ferecrom mà Nam Việt dốc nguồn lực tài chính lại không thuận lợi Sản xuất toàn thế giới thu hẹp do ảnh hưởng suy thoái kinh tế Hệ quả, giá các hàng hóa nguyên liệu rơi thẳng đứng và giá quặng ferocrom cũng không ngoại lệ Dù đã xuất khẩu 80 triệu đô la

Mỹ, làm tới đâu bán tới đó, nhưng càng làm càng lỗ Năm 2009, ngôi sao của ngành thủy sản báo lỗ 178 tỉ đồng Năm 2011, Nam Việt buộc dừng việc khai thác quặng ferocrom, chịu lỗ 300 tỉ đồng

Sau 2 năm 2016-2017 mạnh tay loại bỏ các khoản đầu tư ngoài ngành và tập trung nguồn lực cho việc sản xuất và chế biến cá tra, lợi nhuận của Nam Việt đang dần khởi sắc Đặc biệt, theo Báo cáo thường niên năm 2018 của công ty, Nam Việt

là một trong ba doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam với doanh thu thuần tăng 40%; lợi nhuận sau thuế tăng 320% so với năm 2017

Trong bối cảnh tình hình xuất khẩu ngành cá tra không tốt, Navico vẫn duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu 2% trong năm 2019, đạt 149.3 triệu USD Ba thị trường lớn nhất gồm Trung Quốc-Hongkong, Đông Nam Á và Châu Âu Trong năm 2019, Navico đã xuất tổng cộng 3,290 container (tăng 19%), với tổng doanh thu đạt 153.5 triệu USD (tăng 3%), đạt mức cao nhất 10 năm mặc dù giá cá tra đã giảm mạnh từ mức đỉnh điểm của năm 2018

1.2 Khái quát ngành chế biến xuất khẩu cá tra ở Việt Nam

1.2.1 Trước năm 2016

Trong nhiều năm trước 2016, cá tra liên tiếp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam Đây là ngành kinh tế quan trọng, thu hút trên 200.000 lao động, hơn 70 cơ sở chế biến phi lê cá tra đông lạnh Sản lượng cá tra thương phẩm tăng vượt bậc, từ 23.250 tấn năm 1997 tăng lên 1.150.500 tấn trong năm 2013, tăng hơn 50 lần

Trang 3

Cá tra được nuôi tập trung tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Do vùng ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lợi (với hệ thống sông ngòi chằng chịt với hai dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua với chiều dài mỗi không khoảng 220km) kết hợp với kỹ thuật nuôi cá tra không quá khó nên nghề nuôi cá tra phát triển khá mạnh Năm 2003 diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL là 2,792 ha đến cuối năm 2010 khoảng 5,400 ha

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2012,

cá tra Việt Nam đã xuất khẩu sang 142 thị trường, tăng so với 136 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2011 Hai thị trường nhập khẩu trọng điểm và truyền thống cá tra Việt Nam là EU và Mỹ không đạt được như mong muốn Giá trị xuất khẩu cá tra sang hai thị trường này giảm xuống còn 45% tổng giá trị xuất khẩu cá tra cả nước (năm

2011 là 47,5%) Ngoài hai thị trường chính trên, năm 2012, cá tra Việt Nam đã xâm nhập sâu hơn vào nhiều thị trường khác ở các châu lục Trung Quốc và Ai Cập là hai trong số 10 thị trường nhập khẩu cá tra đạt mức tăng trưởng trên hai con số trong năm qua

Giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Hong Kong tăng 31,5% so với năm 2011, Ai Cập tăng 29% Ngoài ra, Mexico, Brazil, Colombia, Australia vẫn

là những thị trường tiềm năng về nhập khẩu cá tra Việt Nam

Năm 2014, tỷ trọng xuất khẩu cá tra trong tổng xuất khẩu thủy sản giảm từ 26% năm 2013 xuống 22% (1,76 tỷ USD) Xuất sang EU giảm 10,7%, sang Mỹ giảm 11,5% Nguyên nhân chính là sự cạnh tranh trên thị trường thủy sản ngày càng gay gắt, đồng thời giá thuế cũng diễn biến bất lợi

Tính đến hết tháng 12/2015, nhu cầu nhập khẩu cá tra chưa có dấu hiệu tích cực hơn ở 3 thị trường nhập khẩu xuất khẩu lớn là: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico Điều này ảnh hưởng đến hoạt động chế biến, kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp Nhu cầu không cao khiến nhà máy không thể tăng hơn công suất chế biến Đây cũng là một lý do lớn ảnh hưởng đến giá cá tra nguyên liệu giảm

Trong top 8 thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất thì có đến 6 thị trường giá trị xuất khẩu giảm: Mỹ (giảm 6,3%); EU (giảm 17,2%); ASEAN (giảm 0,8%); Mexico (giảm 16,8%); Brazil (giảm 36,8%) và Colombia (giảm 16,5%) Chỉ có giá trị xuất

Trang 4

khẩu sang Anh (tăng 13,9%); Trung Quốc – Hongkong (tăng 42,7%) và Ảrập Xêút (tăng 4,2%) so với cùng kỳ năm 2014

1.2.2 Từ năm 2016 đến nay

Giai đoạn 2016-2017 đánh dấu sự chuyển mình trong cơ cấu ngành nghề kinh doanh của Nam Việt nên tình hình ngành chế biên xuất khẩu cá tra giai đoạn này có tác động rất lớn đối với doanh nghiệp Theo ước tính của Tổng cục Thủy sản, năm

2018, diện tích nuôi cá tra toàn vùng Đồng bằng song Cửu Long đạt 5.400 ha (tăng 3,3% so với năm 2017), sản lượng đạt 1,42 triệu tấn, tăng 8,4% so với 2017

Trong năm 2018, các địa phương đã tổ chức thay thế 30 nghìn con đàn cá bố

mẹ chọn giống đã được tăng cường, do đó chất lượng con giống cá tra đã từng bước được cải thiện, hoạt động sản xuất ương giống, nuôi cá tra thương phẩm đã cơ bản được kiểm soát Thúc đẩy triển khai dự án sản xuất cá tra 3 cấp tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và tổ chức liên kết sản xuất cá tra 3 cấp đã bước đầu mang lại hiệu quả

Năm 2018, xuất khẩu cá tra có sự phát triển ngoạn mục, từ kim ngạch 1,78 tỷ USD năm 2017 bật lên đạt mức kỷ lục 2,26 tỷ USD Trong khi suốt 5 năm qua, xuất khẩu cá tra chỉ loanh quanh ở vùng 1,5-1,8 tỷ USD

Về công đoạn thu gom, sơ chế và chế biến:

Các sản phẩm chế biến từ cá tra nhìn chung còn đơn điệu, chủ yếu là sản phẩm

cá tra phi lê đông lạnh chiếm đến trên 95% (phi lê, nguyên con, cắt khúc), số còn lại cũng chỉ là các sản phẩm có hình thức khác hơn một ít so với phi lê Loại sản phẩm chế biến sâu, phối chế, làm sẵn, ăn liền tuy bước đầu có sản xuất (cá kho tộ, viên, chả giò, lạp xưởng, chà bông, bánh phồng, khô ăn liền ) nhưng còn rất ít, chiếm khoảng 5%

Chế biến sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) cá tra đòi hỏi nhiều lao động, sản lượng chế biến đạt thấp, vòng quay vốn dài, đối tượng khách hàng hạn chế, rủi ro lớn nên các doanh nghiệp chưa có quan tâm đúng mức sản xuất sản phẩm GTGT Thiết bị công nghệ chế biến hiện nay chủ yếu để sản xuất cá tra phi lê đông lạnh, rất thiếu thiết bị công nghệ sản xuất ra sản phẩm GTGT, nhất là giai đoạn hiện nay thì việc mua thiết bị công nghệ mới là điều khó đối với doanh nghiệp

Trang 5

Các phụ phẩm trong chế biến cá tra phi lê đông lạnh như đầu, xương, da, vây, nội tạng, mỡ tuy đã tận dụng để sản xuất ra các sản phẩm như dầu cá, bột cá, bong bóng, bao tử cá nhưng sản phẩm còn thô, chưa có những sản phẩm cao cấp dùng trong dược phẩm hoặc mỹ phẩm như tinh dầu cá, gelatine, thực phẩm chức năng chứa vi chất có GTGT cao

Theo VASEP, bắt đầu từ quý II sang quý III/2019 cá tra xuất khẩu trên đà sụt giảm Tổng xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm giảm 10% đạt 1,64 tỷ USD; trong đó xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm mạnh trong quý II (giảm gần 42%), kéo kết quả xuất khẩu nửa đầu năm giảm gần 28% đạt 141 triệu USD, do lượng tồn kho tại Mỹ còn khá lớn và ảnh hưởng của thuế chống phá giá tại thị trường Mỹ cao

Hơn nữa, mấy năm qua xuất khẩu cá tra tăng mạnh vào Trung Quốc nhưng những tháng đầu năm 2019 lại sụt giảm do Trung Quốc đang bị áp thuế thủy sản vào Mỹ tới 25%, nên lượng cá rô phi lớn nhất thế giới của họ, chủ yếu bán qua Mỹ

bị sụt giảm, do đó phải tiêu thụ nội địa, nên tạm thời giảm nhập khẩu cá tra của Việt Nam Nếu thương chiến Mỹ - Trung dịu bớt thì cá tra mới có triển vọng vào thị trường này

Trang 6

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA NAM VIỆT

2.1 Nhận diện rủi ro

2.1.1 Rủi ro kinh doanh

*Môi trường vĩ mô

2.1.1.1 Rủi ro kinh tế

Khủng hoảng kinh tế thế giới mang tính chu kì: 1825,1836,1929-1933, dẫn đến tình trạng thất nghiệp, lạm phát, kinh tế suy thoái Hơn nữa trong xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia đẩy mạnh trao đổi thương mại nên khủng hoảng kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới doanh nghiệp Do đó, khi công ty Nam Việt quyết định chuyển từ kinh doanh đa ngành sang xuất khẩu cá tra, rủi ro không được phân tán, ngành kinh doanh duy nhất của doanh nghiệp có thể sẽ không bị chịu rủi ro quá lớn trong trường hợp có biến động kinh tế

Khủng hoảng tài chính - Tiền tệ: hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng rõ ràng bởi tỷ giá ngoại tệ Do đó, quyết định trên của công ty Nam Việt làm gia tăng một cách rõ ràng ảnh hưởng của rủi ro khủng hoảng tài chính, tiền tệ

2.1.1.2 Rủi ro chính trị

- Việt Nam có thể là mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế của Mỹ (thông qua các rào cản kỹ thuật và luật chống phá giá)

- Rủi ro từ chính sách Thuế và hạn ngạch, các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, rào cản kỹ thuật thương mại của các thị trường xuất khẩu chủ lực như: Mỹ, EU

- Rủi ro từ chính sách quản lý kinh tế & cơ chế điều hành kinh tế ngoại thương của Việt Nam và các nước trên thế giới: Khi có sự thay đổi về chính sách kinh tế (mậu dịch tự do, bảo hộ mậu dịch, mở cửa, đóng cửa…) do những mâu thuẫn giữa các chính phủ, hoặc do xu thế thương mại trên thế giới thay đổi, rủi ro từ việc thay đổi chính sách Kinh tế của các nước ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp xuất khẩu xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, cá ba tra nói riêng

2.1.1.3 Rủi ro từ môi trường tự nhiên

Những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu diễn biến khá tiêu cực, nước biển dâng đã làm nước mặn tiến sâu vào nội đồng tác động trực tiếp đến vùng sản xuất giống và nuôi cá tra thương phẩm Khi chuyển sang tập trung vào xuất khẩu cá

Trang 7

tra, rủi ro từ môi trường tự nhiên sẽ tăng lên Công ty Nam Việt không chỉ xuất khẩu thủy sản mà còn nuôi trồng thủy sản Tác động xấu của môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa, cả nguồn cung từ các hộ nuôi trồng thủy sản và nguồn cung do chính công ty tự sản xuất

*Môi trường vi mô

2.1.1.4 Rủi ro từ khách hàng

Trong bối cảnh hiện tại, khách hàng ưu tiên lựa chọn thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn đang là nguy cơ cho các ngành sản xuất thực phẩm tươi sống Bên cạnh đó,

xu hướng sính ngoại, lựa chọn thực phẩm từ những nước ở vùng lạnh (châu Âu, Hàn Quốc) luôn phổ biến ở Việt Nam, tại thị trường nước ngoài, họ cũng ưa dùng những sản phẩm thủy hải sản đến từ những nước lớn (Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ) Chưa kể đến, người tiêu dùng có thói quen nghi ngờ, ngần ngại trước những thương hiệu mới, thường lựa chọn những nhãn hàng quen thuộc, có tiếng trong ngành Thói quen tiêu dùng của khách hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đầu ra của Nam Việt, chưa kể đến thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước sẽ khác nhau và Nam Việt cũng sẽ cần nỗ lực để có chỗ đứng trên thị trường tiêu dùng

2.1.1.5 Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh

Việc thiếu kinh nghiệm trong các khâu sản xuất và đầu ra so với các doanh nghiệp lâu đời khác trong ngành sẽ là rào cản lớn cho Nam Việt Các doanh nghiệp khác có thâm niên hơn sẽ tập trung vào phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao vị thế của mình trong ngành, lấn lướt những cái tên mới như Nam Việt Sản xuất chế biến là ngành nghề đòi hỏi kinh nghiệm sản xuất cao, lao động lành nghề, máy móc, thiết bị hiện đại, vậy nên Nam Việt sẽ mất rất nhiều thời gian để ổn định bộ máy và phát triển doanh nghiệp, vào cuộc đua với các đối thủ khác

2.1.1.6 Rủi ro từ sản phẩm thay thế

Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế Nếu không chú ý đến các sản phẩm thay thế tiềm

ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé

Thực phẩm luôn là một ngành hàng có tính chất dễ thay đổi, dễ bị thay thế do

xu hướng tiêu dùng của khách hàng không là bất biến, đòi hỏi về chất lượng và mức

Trang 8

độ phù hợp với thời đại cũng là một nguyên nhân Sản phẩm cá tra của Nam Việt hoàn toàn có thể chịu sức ép từ những sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu cao hơn của xã hội như: bảo vệ môi trường, ăn chay Ở thị trường nước ngoài, xu hướng lựa chọn những sản phẩm được làm từ thực vật nhưng có hương vị và dinh dưỡng như những sản phẩm làm từ động vật đang được ưa chuộng, điển hình nhất

là sản phẩm thịt bò từ rau củ của The Beyond Meat Burger Công nghệ ngày càng phát triển, những sản phẩm thay thế sẽ được phát triển và đưa ra thị trường, Nam Việt sẽ chịu áp lực rất lớn trong việc nghiên cứu và phát triển để có ưu thế cạnh tranh với các sản phẩm mới đó

2.1.2 Rủi ro nội bộ doanh nghiệp

2.1.2.1 Rủi ro mâu thuẫn trong quản trị

Công ty quyết định tăng số lượng thành viên HĐQT (Hội đồng quản trị) từ 6 lên 8 người, trong đó có 3 thành viên HĐQT độc lập Đồng thời, công ty Nam Việt cũng đã miễn nhiệm, bầu bổ sung 2 thành viên Ban kiểm soát và giảm tỉ lệ cổ đông gia đình

Từ đó, việc thống nhất các dự án và thay đổi dễ xảy ra mâu thuẫn bất đồng

2.1.2.2 Rủi ro thông tin

Hiện nay, việc tìm hiểu kỹ thông tin từ đối tác là một điều hết sức cần thiết với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu cá tra nói riêng Khi

mà doanh nghiệp không có nhiều thông tin về các đối tác trong nghề thì sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn khách hàng, nhà phân phối Rủi ro thiếu thông tin

về đối tác dẫn đến trường hợp không thanh toán khi giao hàng, giao hàng không đầy

đủ, hàng không đến nơi Việc thiếu thông tin sẽ làm ảnh hưởng đến các kế hoạch hoạt động của công ty, doanh thu không tốt

2.1.2.3 Rủi ro nguồn vốn

Việc rút đầu tư và sản xuất đa ngành sẽ gây tổn thất không nhỏ cho doanh nghiệp Đầu tư thêm mới các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cá tra sẽ yêu cầu nguồn vốn lớn như phải áp dụng kỹ thuật nuôi công nghệ cao, cá thương phẩm sẽ đảm bảo

đủ sản lượng và chất lượng cho chế biến và kích cỡ phù hợp với thị hiếu từng thị trường nên tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tăng trưởng tuy

Trang 9

nhiên không đủ nhanh để bù đắp cho lượng vốn thiếu hụt Với mục tiêu quay lại thị trường xuất khẩu quốc tế, vấn đề huy động vốn sẽ phải đặt lên hàng đầu

Do vậy khả năng sản xuất trên thị trường bị đánh giá thấp

2.1.2.4 Rủi ro nhân sự

Thực tế là việc chuyển đổi qua chuyên sâu sản xuất các tra sẽ dẫn tới việc tinh giảm các bộ phận thừa, không liên quan Doanh nghiệp hoặc phải đào tạo lại nhân viên hoặc phải tìm kiếm nguồn lao động có chuyên môn mới, điều này không những tốn nhiều thời gian mà sẽ yêu cầu lượng vốn lớn Ngoài ra, bộ máy quản trị cũng sẽ phải thay đổi theo cơ cấu mới của doanh nghiệp, do đó không đảm bảo hoạt động sản xuất mang lại lợi nhuận lớn

Hậu quả: Tốn thêm chi phí tuyển dụng và đào tạo

2.1.3 Rủi ro ngành nghề kinh doanh

2.1.3.1 Rủi ro về pháp luật

Nguyên nhân:

Các quy định chặt chẽ của ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về hệ thống quản lý môi trường, sức khỏe và an toàn lao động, trách nhiệm xã hội trong từng khâu nuôi trồng, sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm

Hiện nay, mặt hàng cá tra xuất khẩu được không dưới 9 bộ tiêu chuẩn nuôi trồng thủy hải sản bền vững “bao vây” Các tiêu chuẩn này dựa trên cơ sở là tiêu chuẩn nuôi trồng thủy hải sản bền vững của Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp quốc (FAO) với bốn khía cạnh cơ bản là an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khỏe động vật và an sinh xã hội

Trong khi đó, người tiêu dùng ở các thị trường trên thế giới yêu cầu sản phẩm thủy sản phải đạt các chứng nhận khác nhau (GlobalGAP ở Tây u, GAA ở Mỹ, và hiện nay ở các nước Hà Lan, Đức, Thụy Sỹ đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn dán nhãn ASC…)

Hậu quả: Doanh nghiệp phải bỏ thêm chi phí để đầu tư chuyên môn hóa từng khâu sản xuất, đảm bảo đáp ứng các quy định pháp lý, chứng chỉ quốc tế về tiêu chuẩn sản xuất và chế biến cá tra Các tiêu chí cần đáp ứng như cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, tiêu chuẩn cá giống, quá trình cải tạo, sử dụng

Trang 10

thức ăn, con giống, hóa chất, kháng sinh đều đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều chi phí, nhân lực

2.1.3.2 Rủi ro về rào cản thương mại

Nguyên nhân: Nhiều rào cản kỹ thuật và thương mại đang được dựng lên với mặt hàng cá da trơn của Việt Nam tại các thị trường nhập khẩu lớn của nhóm hàng này như Mỹ, EU, Trung Quốc, Hongkong Giá cả trên thị trường thế giới biến động khó đoán vì xu hướng tương đối phổ biến từ các nước nhập khẩu là tăng cường sản xuất tự đáp ứng nhu cầu Ngoài ra chúng ta còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu khác, nhiều hàng rào phòng vệ thương mại từ các nước nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh xuất khẩu cá tra của Việt Nam đang chiếm thị phần lớn trên thế giới

Hậu quả: Hàng xuất khẩu phải chịu mức thuế suất cao, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm khắc, gặp khó khăn trong quá trình thông quan có thể gây tồn đọng hàng xuất khẩu, tổn hại chi phí bảo quản, lâu ngày sẽ dẫn đến hư hại chất lượng lô hàng

2.1.3.3 Rủi ro dư cung cá giống

Nguyên nhân: Thiếu hụt cá giống và cá tra đã gây ra sự tăng vọt đáng kể về giá kể từ đầu năm 2017 Nhiều nông dân đã đổ xô nuôi cá giống và cá nguyên liệu Hậu quả: Điều này có thể dẫn đến tình trạng cung cá nguyên liệu dư thừa khi nhiều trang trại cùng bước vào mùa thu hoạch Giá bán cá nguyên liệu cho các nhà máy có thể lao dốc Các trang trại có thể chịu thiệt hại lớn và ngừng thả giống cho mùa vụ tiếp theo, điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trong các vụ mùa tiếp theo

2.1.3.4 Rủi ro dịch bệnh

Nguyên nhân: Đầu năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại Trung Quốc, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã nhiều lần thông báo tạm hoãn nhận các đơn hàng đặt trước và chưa có kế hoạch đặt thêm đơn hàng nào mới Kết quả là xuất khẩu cá tra cả nước tháng 1 chỉ đạt 75 triệu USD, giảm tới 64% so với năm 2019 (Theo Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP) Trong khi đó năm 2019, Trung Quốc là thị trường chiếm đến 36% kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam, trong đó Nam Việt chiếm hơn 30% thị phần

Ngày đăng: 10/07/2020, 07:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w