1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Marketing quốc tế - Lựa chọn thị trường xuất khẩu cho sản phẩm cá tra của Công ty Cổ phần Hùng Vương HVG

48 587 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong 5 năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã nắm bắt được điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu để đạt được kết quả ấn tượng, đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia, g

Trang 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thống kê diện tích vùng nuôi của CTCP Hùng Vương 7

Bảng 1.2 Thống kê các nhà máy chế biến cá của CTCP Hùng Vương 7

Bảng 1.3 Thống kê sức chứa kho lạnh của CTCP Hùng Vương 9

Bảng 2.1 Bảng cho điểm tổng hợp ba thị trường Nhật Bản, Singapore, New Zealand theo các tiêu chí 24

Bảng 2.2 Bảng cho điểm dựa trên tiêu chí quy mô thị trường 26

Bảng 2.3 Mức độ tăng trưởng giá trị và sản lượng nhập khẩu fillet cá của New Zealand, Singapore và Nhật Bản giai đoạn 2013-2017 26

Bảng 2.4 Bảng cho điểm dựa trên tiêu chí mức độ tăng trưởng của thị trường 26

Bảng 2.5 Bảng thống kê ưu đãi thuế quan của các quốc gia Nhật Bản, Singapore, New Zealand dành cho mặt hàng cá tra fillet được nhập khẩu từ Việt Nam 27

Bảng 2.6 Bảng cho điểm dựa trên tiêu chí mức độ tăng trưởng của thị trường 28

Bảng 2.7 Bảng cho điểm dựa trên tiêu chí tiêu chuẩn kĩ thuật 30

Bảng 2.8 Bảng cho điểm dựa trên tiêu chí mức độ biến động của tỷ giá hối đoái 33

Bảng 2.9 Bảng cho điểm dựa trên tiêu chí thói quen tiêu dùng 34

Trang 3

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Quy trình sản xuất khép kín của CTCP Hùng Vương 7

Hình 1.2 Xuất khẩu cá tra Việt Nam từ 1997-2017 14

Hình 1.3 10 thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất trong 10 năm (2008-2018) 14

Hình 2.1 Cơ cấu các thị trường xuất khẩu của Hùng Vương 19

Hình 2.2 Tỷ giá hối đoái của SGD (Singapore Dollar) so với VND (Vietnamese Dong) giai đoạn 2009-2018 31

Hình 2.3 Tỷ giá hối đoái của JPY (Japanese Yen) so với VND (Vietnamese Dong) giai đoạn 2009-2018 32

Hình 2.4 Tỷ giá hối đoái của NZD (New Zealand Dollar) so với VND (Vietnamese Dong) giai đoạn 2009-2018 32

Trang 4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 Kim ngạch XK cá tra của Việt Nam và HVG giai đoạn 2013 – 2017 9 Biểu đồ 3.1 Diễn biến thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Nhật Bản trong giai đoạn 2011-2017 35

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CÁ TRA 3

1.1 Tổng quan về doanh nghiệp 3

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 4

1.1.3 Tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ 4

1.1.4 Tính cấp thiết của việc tìm thị trường mới xuất khẩu cá tra fillet 10

1.2 Phân tích thông tin sản phẩm xuất khẩu cá tra 11

1.2.1 Thông tin cơ bản về cá tra 11

1.2.2 Tổng quan về ngành sản xuất cá tra trong nước và quốc tế 11

1.2.3 Tiêu chuẩn kỹ thuật của cá tra 15

1.2.4 Thuận lợi và thách thức của VN khi xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới 18

CHƯƠNG 2 RÀ SOÁT VÀ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MỚI 19

2.1 Những tiêu chí rà soát thị trường 19

2.2 Đánh giá thị trường 23

2.2.1 Cách thức đánh giá thị trường 23

2.2.2 Bảng cho điểm và kết luận 24

2.2.3 Giải thích tiêu chí đánh giá thị trường xuất khẩu cho sản phẩm 25

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU CHI TIẾT THỊ TRƯỜNG 35

3.1 Nhận định chung về tình hình, khả năng tăng trưởng trong việc xuất khẩu nói chung, xuất khẩu thủy sản và cá tra nói riêng sang thị trường Nhật Bản 35

3.2 Khách hàng và động cơ mua hàng đối với mặt hàng thủy sản nói chung và cá tra nói riêng tại thị trường Nhật Bản 36

3.3 Kênh phân phối 37

Trang 6

3.4 Đối thủ cạnh tranh 38

3.5 Hệ thống cơ sở hạ tầng 39

3.6 Dự báo diễn biến thị trường 40

KẾT LUẬN 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong 5 năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã nắm bắt được điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu để đạt được kết quả ấn tượng, đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động địa phương, tạo ra nhiều doanh nghiệp (DN) mũi nhọn đối với nền kinh tế và làm thay đổi bộ mặt phát triển nhiều địa phương trong cả nước, doanh số xuất khẩu thủy sản tăng liên tục qua các năm với mức tăng trưởng khoảng 15-20%/năm Từ 2012 đến 2016, ngành Thủy sản có “bước phát triển vàng” với tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 46 tỷ USD, lớn hơn nhiều tổng giá trị xuất khẩu trong 11 năm trước đó

Theo khảo sát, mặt hàng cá tra được đánh giá là nhóm thủy sản có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới, xuất khẩu đến 127 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng sản lượng trên 640.000 tấn sản phẩm, đạt giá trị hơn 1,4 tỷ USD, tăng trường 45% so với 2007, góp phần đưa toàn

bộ ngành lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 4 tỷ USD Hơn thế, xuất khẩu cá tra vẫn đang có chiều hướng tăng mạnh với mức tăng 20-25%./năm Trong 8 tháng năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái Dự báo xuất khẩu cá tra cả năm nay sẽ đạt khoảng 2,1-2,2 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2017 Đây

là một tin vui cho các doanh nghiệp nuôi trồng và xuất khẩu cá tra vì các doanh nghiệp đã

đi được bước lớn trên con đường kinh doanh

Theo thống kê của VASEP, Công ty cổ phần Hùng Vương là một trong những cái tên đứng đầu top 100 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam 8 tháng đầu năm 2017, đặc biệt là xuất khẩu cá tra ra thị trường toàn thế giới Hùng Vương còn được mệnh danh là

“Vua cá tra” trên thị trường xuất khẩu Như vậy có thể nói Hùng Vương là một trong những công ty đi đầu và có quy mô khá lớn trong việc chế biến cũng như xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản, trong đó cá tra là mặt hàng được chú trọng đẩy mạnh hơn cả Nhận biết được

sự phát triển không ngừng của xuất khẩu cá tra Việt Nam, Công ty cổ phần Hùng Vương muốn đẩy nhanh hơn nữa việc tìm kiếm cho mình những thị trường xuất khẩu tiềm năng mới

Trang 8

Với mong muốn làm rõ nội dung trên, nhóm nghiên cứu đã làm bài tiểu luận với chủ đề:

“Lựa chọn thị trường xuất khẩu cho sản phẩm cá tra của công ty cổ phần Hùng Vương” Kết cấu của bài tiểu luận gồm có:

Chương I: Tổng quan về doanh nghiệp và sản phẩm

Chương II: Rà soát và đánh giá thị trường

Chương III: Phân tích thị trường lựa chọn

Để hoàn thành bài tiểu luận, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự hướng tận tình của Ths Nguyễn Quỳnh Mai Trong phạm vi bài tiểu luận ngắn, với vốn kiến thức còn nhiều hạn chế, bài tiểu luận của nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được

ý kiến đóng góp quý báu của cô và các bạn

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM XUẤT KHẨU

- Năm 2003: Thành lập Công ty TNHH Hùng Vương với công suất 50 tấn /ngày

- Năm 2004: Xây nhà máy thứ 2 với công suất 100 tấn /ngày; Được BVQi chứng nhận

về sản xuất và kinh doanh cá tra và cá da trơn theo tiêu chuẩn HACCP

- Năm 2005: Thành lập An Lạc, nhà máy thứ 3 với công suất 50 tấn/ngày, phát triển

40 ha ao nuôi cá nguyên liệu

- Năm 2006: Thành lập nhà máy thứ 4,5 và 6 với tổng công suất 160 tấn/ngày; BVQi chứng nhận về sản xuất và cá basa phi lê đông lạnh của Hùng Vương đạt tiêu chuẩn HACCP

- Năm 2007: Chuyển thành công ty cổ phần, vốn điều lệ 120 tỷ đồng; Xây kho lạnh

1200 nghìn tấn; Đầu tư 48% cổ phần vào công ty nuôi trồng Hùng Vương Miền Tây; Nhận chứng nhận của HALAL và BCR về chất lượng cá tra đông lạnh

- Năm 2008: Vốn điều lệ tăng lên 495 tỷ đồng; Phát triển 150 ha ao nuôi; Thành lập nhà máy thứ 7 và 8 (Sa Đéc và Châu Âu)

- Năm 2009: Vốn điều lệ tăng lên 600 tỷ đồng; Đầu tư vào 2 công ty thức ăn thủy sản, Hùng Vương Tây Nam (51%) và Việt Thắng (38%) thông qua HV Miền Tây

- Năm 2010: Phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận sau thuế năm 2009 Vốn điều lệ nâng lên mức 659.980.730.000 đồng

- Năm 2011: Công ty Cổ phần Hùng vương Ba Trì ra đời

- Năm 2012: Năm 2012, đầu tư vào 2 đơn vị sản xuất thức ăn thủy sản là Công ty

CP Hùng Vương Tây Nam và Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, với tỷ lệ

sở hữu lần lượt là 43% và 55,31%

Trang 10

- Năm 2013: Ngoài việc nâng tỷ lệ sở hữu trong Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (từ 28,54% lên 55,63%), Hùng Vương còn đầu tư mới vào Công ty Cổ phần Thức ăn thủy sản Hùng Vương Vĩnh Long và Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Hùng Vương Cao Lãnh

- Năm 2014: Hùng Vương đã đầu tư mở rộng thêm hơn 100 ha diện tích vùng nuôi

cá và 150 ha diện tích vùng nuôi tôm tại các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng

- Năm 2015, Hùng Vương đầu tư thành lập thêm 2 công ty con mới là Công ty Cổ phần Hùng Vương Sông Đốc và Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Hùng Vương Bến Tre

- Năm 2016: Có 2 dự án mới đã hoàn thành và đi vào hoạt động là nhà máy chế biến thủy sản Hùng Vương Bến Tre và nhà máy chế biến phụ phẩm Hùng Vương Sông Đốc

- Năm 2017: Thoái vốn tại một số công ty con để thu hồi vốn, chuyển hướng đầu tư

1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh

- Sản xuất con giống: Nhằm mục tiêu chủ động được nguồn cá giống, cung cấp cá giống sạch bệnh, đạt chuẩn để cung cấp lại cho vùng nuôi của Hùng Vương

- Sản xuất thức ăn: Năm 2007 Hùng Vương đã quyết định đầu tư vào sản xuất thức

ăn thủy sản Ngoài ra hiện nay Hùng Vương Group cũng đầu tư vào các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

- Nuôi trồng thủy sản: Nhằm mục đích cung cấp nguyên liêu cho nhà máy chế biến, ước tính hàng năm khoảng 200.000 tấn nguyên liệu

- Chế biến và xuất khẩu: Đây là hoạt động chính của Hùng Vương Hai sản phẩm sản xuất chính của Hùng Vương Group là cá và tôm

- Kho lạnh: Phục vụ cho dự trữ và cho thuê dịch vụ

1.1.3 Tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ

Doanh nghiệp có vị thế hàng đầu trong xuất khẩu cá tra

Công ty Cổ phần Hùng Vương là công ty xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam Công ty hiện đang Xk sang hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Kim ngạch XK của Hùng

Trang 11

Vương trong 8 tháng đầu năm 2017 đạt 92 triệu USD, tăng mạnh 42% so với cùng kì năm trước

Hùng Vương đã xây dựng được chuỗi cung ứng khép kín và bền vững từ con giống, nguyên liệu đến thành phẩm với nhiều sản phẩm giá trị đa dạng Hùng Vương có thể tự chủ nguyên liệu, nhờ đó ít bị ảnh hưởng bởi mức giá của thị trường

Với việc đạt được 1 loạt các chứng chỉ về chất lượng như: Global Gap, HACCP, BRC,

IFS, GMP, ISO 9001:2008, ISO 22000:2005, HALAL, ISO/IEC17025:2005, ASC, BAP, VietGap , Hùng Vương tự tin đáp ứng tất cả các chuẩn mực quốc tế khắt khe về truy

xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường

Trang 12

Quy trình theo chuỗi cung ứng khép kín

Từ khi thành lập đến nay, Hùng Vương không ngừng đầu tư mở rộng, góp vốn vào các công ty nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản, thức ăn chăn nuôi … Đồng thời, thực hiện hàng loạt thương vụ M&A khác để hoàn thiện cả quy trình hoạt động theo chuỗi cung ứng khép kín, từ nuôi trồng, chế biến và phân phối thủy sản, nhắm đến mục tiêu trở thành công

ty hàng đầu về lĩnh vực này

SX giống nhân tạo

Nhà máy SX

thức ăn thủy sản

Vùng nuôi

Nhà máy chế biến cá

Cá giống sạch bệnh

Phụ phẩm từ nhà

máy chế biến

Cá tươi đạt cỡ thương phẩm

Thành phẩm đạt chất lượng

Trang 13

Nguồn: Website CTCP Hùng Vương

Về sản xuất con giống: Hùng Vương đã đầu tư hệ thống 3 trại giống tại Bến Tre, An Giang và Ninh Thuận để cung cấp lại cho vùng nuôi, đảm bảo chủ động được nguồn cá giống, kiểm soát cá giống sạch bệnh, đạt chuẩn

Về nuôi trồng thủy sản: Đến thời điểm năm 2017, Hùng Vương đã đầu tư mở rộng gần

800 ha diện tích vùng nuôi cá tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với công suất tối đa lên đến 200.000 tấn cá nguyên liệu/năm, hiện chưa được khai thác hết

Bảng 1.1 Thống kê diện tích vùng nuôi của CTCP Hùng Vương

Vùng nuôi Bến

Tre

Trà Vinh

Đồng Tháp

An Giang

Tiền Giang

Vĩnh Long

Cần Thơ Tổng Diện tích nuôi

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2017 CTCP Hùng Vương

Về chế biến cá: Hùng Vương sở hữu 8 nhà máy chế biến cá, trang thiết bị hiện đại, với tổng công suất thiết kế trên 400.000 tấn nguyên liệu/năm, tương đương hơn 1.200 tấn nguyên liệu/ngày

Bảng 1.2 Thống kê các nhà máy chế biến cá của CTCP Hùng Vương

nguyên liệu/năm HVG Lô 44 KCN Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang 22.000

ASI Lô 38-39 Khu công nghiệp Mỹ Tho,

thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang 24.000

HVM Lô 41-42, Khu công nghiệp Mỹ Tho,

Hình 1.1 Quy trình sản xuất khép kín của CTCP Hùng Vương

Trang 14

EUR Lô 69, Khu công nghiệp Mỹ Tho, thành

HBT Lô A6, Lô A6, KCN An Hiệp, xã An

Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre 65.000

34.000

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2017 CTCP Hùng Vương

Về chế biến thức ăn: Song song với việc mở rộng vùng nuôi, Hùng Vương cũng tăng cường đầu tư vào mảng Chế biến thức ăn thủy sản để luôn chủ động được nguồn thức ăn đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng trong hệ thống Hiện nay, Hùng Vương sở hữu 3 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản có tổng công suất trên 1,5 triệu tấn/năm

Về kho lạnh: Hùng Vương sở hữu 2 kho lạnh được trang bị hiện đại, có sức chứa lớn nhất Việt Nam

Trang 15

Bảng 1.3 Thống kê sức chứa kho lạnh của CTCP Hùng Vương

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2017 CTCP Hùng Vương

Ngoài ra, công ty cũng đang đầu tư thêm 1 kho lạnh mới tại Lô 24, 26 ,28, 30 Đường số

1, KCN Tân Tạo, Tp HCM Đây là kho lạnh vận hành theo công nghệ mới nhất, 100% sử dụng rô bốt tự động với quy mô 60.000 tấn, tổng giá trị đầu tư trên 700 tỷ đồng

Chiếm lĩnh thị phần của các doanh nghiệp

Biểu đồ 1.1 Kim ngạch XK cá tra của Việt Nam và HVG giai đoạn 2013 – 2017

Nguồn: Số liệu thống kê Tổng cục Hải quan và Báo cáo thường niên CTCP Hùng Vương

Cùng với Vĩnh Hoàn, Hùng Vương dẫn đầu thị phần xuất khẩu cá tra cả nước trong giai đoạn hiện nay

205 215 164 176 135

1761 1751 1565

1715 1777

Trang 16

1.1.4 Tính cấp thiết của việc tìm thị trường mới xuất khẩu cá tra fillet

Sức ép trả nợ và lãi cao từ các dự án đầu tư ngoài lĩnh vực cốt lõi là cá tra fillet

Việc tăng tốc các thương vụ M&A trong quá khứ để mở rộng quy mô đang gây áp lực lên các khoản nợ của Hùng Vương: kế hoạch mua hàng triệu cổ phiếu VTF của CTCP Thức

ăn Chăn nuôi Việt Thắng, một doanh nghiệp rất nổi tiếng trong mảng thức ăn chăn nuôi thủy sản tại ĐBSCL, mua lại Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản Việt Đan với công suất cả trăm ngàn tấn/năm; mua cổ phần CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) để trở thành cổ đông chiến lược; mua cổ phần Thủy sản Bến Tre (FBT) từ SCIC; đồng thời tăng sở hữu tại CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGF) lên 51%, biến công ty này thành “con” nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang Âu và Mỹ

Sau một chuỗi ngày vung tiền ngàn tỷ vào hàng loạt các vụ thâu tóm trong ngành thủy sản, gần đây, HVG của ông Dương Ngọc Minh đã phải bán tài sản trả nợ HVG đã quyết định thoái vốn và giải thể CTCP Địa ốc An Lạc Hùng Vương thanh lý hết các bất động sản hiện có thuộc Địa ốc An Lạc, gồm rất nhiều lô bất động sản ở những vị trí đắc địa tại TP.HCM HVG cũng đã việc thoái vốn tại Thực phẩm Sao Ta (FMC) và bán lô đất tại 765 Hồng Bàng, Quận 6 - TP.HCM thu về hơn 400 tỷ đồng HVG cũng có kế hoạch bán một

số lô đất nữa…

Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá cá tra cao nhất từ trước đến nay

Mỹ vốn là thị trường xuất khẩu cá tra fillet chủ yếu của Hùng Vương, chiếm 20% vào năm 2015, chỉ đứng sau EU là 40%, tuy nhiên, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ra quyết định cuối cùng của kỳ xem xét hành chính lần thứ 13 (POR 13) thuế chống bán phá giá cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam (giai đoạn từ 1-8-2015 đến 31-7-2016) với mức thuế tăng cao nhất từ trước đến nay Hùng Vương Group - 1 trong 9 doanh nghiệp nằm trong nhóm được hưởng mức thuế riêng biệt phải chịu thuế chống bán phá giá vào Mỹ với mức dao động từ 3,87 USD/kg, với mức thuế này thì coi như cá tra Việt Nam hết đường xuất khẩu sang Mỹ vì hiện tại giá xuất khẩu cá tra sang thị trường này đã là 4-5 USD/kg

Trang 17

1.2 Phân tích thông tin sản phẩm xuất khẩu cá tra

1.2.1 Thông tin cơ bản về cá tra

Cá tra (tên tiếng Anh: Pangasius catfish, tên khoa học: Pangasius hypophthalmus) là

cá da trơn, thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7-10‰), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15 oC, nhưng chịu nóng tới 39oC Cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các lọai thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên, cho thấy thành phần thức ăn khá đa dạng, trong đó cá tra ăn tạp thiên về động vật

Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài Từ khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể

Trong tự nhiên, cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái lan Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mêkông và Chao Phraya

Thời điểm thu hoạch cá tra là sau 8-10 tháng nuôi, cá đạt cỡ từ 1 đến 1,2 kg/con

Phi lê cá là miếng thịt được cắt/lạng ra từ thân con cá, dọc theo xương sống Cá cần được làm sạch vảy trước khi phi lê, dạ dày cũng cần loại ra Vì phi lê cá thường không bị dính các xương lớn dọc theo thân cá nên còn được gọi là “không xương” Tuy vậy ở một số loài

cá, trong cơ của chúng có những xương nhỏ vẫn còn lại trong miếng phi lê cá Phi lê cá có thể để nguyên da hoặc bỏ da

1.2.2 Tổng quan về ngành sản xuất cá tra trong nước và quốc tế

Trong nước

a Nuôi trồng và chế biến

- Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn 3.260 km, nên rất thuận lợi phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản Đối với cá tra: là loài cá nước ngọt sống khắp lưu vực sông Mekong, ở những nơi mà nước sông không bị

Trang 18

nhiểm mặn từ biển Với đặc tính này nên những tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu thường rất thuận lợi cho việc nuôi cá tra Hiện các tỉnh có sản lượng cá tra lớn nhất là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre Sản lượng cá tra nguyên liệu năm 2014 đạt 1.190 nghìn tấn, trong đó có 5 tỉnh vừa nêu cũng là những tỉnh có sản lượng cá tra lớn nhất (đều trên 100.000 tấn/năm), cung cấp trên 87% sản lượng cá tra chế biến của cả nước Hiện nay, ngành nuôi trồng cá tra đã trở thành một ngành quan trọng, đóng góp một phần lớn vào sự phát triển kinh tế của ĐBSCL nói riêng và của Việt Nam nói chung

- Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn 3.260 km, nên rất thuận lợi phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản Đối với cá tra: là loài cá nước ngọt sống khắp lưu vực sông Mekong, ở những nơi mà nước sông không bị nhiểm mặn từ biển Với đặc tính này nên những tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu thường rất thuận lợi cho việc nuôi cá tra Hiện các tỉnh có sản lượng cá tra lớn nhất là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre Sản lượng cá tra nguyên liệu năm 2014 đạt 1.190 nghìn tấn, trong đó có 5 tỉnh vừa nêu cũng là những tỉnh có sản lượng cá tra lớn nhất (đều trên 100.000 tấn/năm), cung cấp trên 87% sản lượng cá tra chế biến của cả nước Hiện nay, ngành nuôi trồng cá tra đã trở thành một ngành quan trọng, đóng góp một phần lớn vào sự phát triển kinh tế của ĐBSCL nói riêng và của Việt Nam nói chung

Một số hình thức nuôi cá tra chủ yếu bao gồm:

- Hình thức truyền thống: nuôi tại các ao, hầm nhỏ trong gia đình, tiêu thụ tại địa phương

- Phát triển nuôi trong bè (giảm dần từ 2004 và hiện nay đã ngưng hoàn toàn)

- Nuôi đăng quầng

- Nuôi trong các ao thâm canh với quy mô lớn (phát triển từ năm 2004 đến nay) Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế Để có sản phẩm cá tra thành phẩm được thị trường nhập khẩu chấp nhận, các nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu trong vùng phải trải qua 20 công đoạn: Tiếp nhận cá tra nguyên liệu, cắt tiết cá, fille ngâm, cân

Trang 19

định mức rửa lần 1, định hình, cân định mức rửa lần 2, phân loại, phân màu - phân cỡ, xếp khuôn, chờ đông, tách khuôn, mạ băng…

b Tổng quan xuất khẩu của ngành

Xuất khẩu (XK) cá tra Việt Nam trong 20 năm qua (1998-2018) có nhiều biến chuyển rất rõ nét, trong đó có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị XK, sự đa dạng sản phẩm và thị trường XK

- 1997 - 1998 là giai đoạn cá tra Việt Nam bắt đầu chập chững tìm đường xuất khẩu Năm 1997, cả nước mới chỉ XK 425 tấn cá tra với tổng giá trị trên 1,65 triệu USD, chiếm tỷ lệ 0,2% tổng XK thủy sản, giá cá tra XK lại ở mức "hoàng kim nhất" dao động ở mức 3,9 - 4,1 USD/kg

- Từ năm 2000 trở đi nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL bắt đầu có những bước nhảy ngoạn mục Năm 2002, khối lượng XK đã tăng 6.580% và giá trị XK đã tăng 5.253% so với năm 1997, số lượng thị trường cũng tăng 3 lần Tuy nhiên, giá cá tra XK trung bình lại giảm từ mức 3,11 - 3,15 USD xuống còn 2,5 - 2,75 USD/kg

- Năm 2008, lần đầu tiên kim ngạch XK cá tra đạt mức tỷ USD Trong năm này, Việt Nam XK 640,8 nghìn tấn tương đương 1,45 tỷ USD với giá XK trung bình đạt 2,27 USD/kg Trong giai đoạn này, cá tra Việt Nam gặp liên tiếp các rào cản về thuế chống bán phá giá, chương trình thanh tra cá da trơn (tại Mỹ) và bị bôi nhọ hình ảnh bởi truyền thông, mạng xã hội tại EU ảnh hưởng lớn đến hoạt động XK Giá cá tra trung bình giảm từ 2,75 USD xuống còn 2,15 - 2,25 USD/kg Ba năm tiếp theo vào năm 2011, giá trị XK cá tra đạt mốc 1,8 tỷ USD

Trang 20

Hình 1.2 Xuất khẩu cá tra Việt Nam từ 1997-2017

Nhận xét: Cơ cấu xuất khẩu cá tra của Việt Nam có sự chuyển dịch qua từng năm Trong

giai đoạn 1997-2007, thị trường xuất khẩu chính của cá tra-ba sa Việt Nam là Cộng đồng Châu Âu (48% tổng sản lượng), Nga (9,2%), Đông Nam Á (7,9%) và Mỹ (6,9%) Sang giai đoạn 2008-2018, Trung Quốc trở thành thị trường thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của

Trang 21

Việt Nam, giá trị đạt 101, 1 triệu USD, chiếm 23% (tăng 45% so với cùng kì 2017), tiếp theo là thị trường Mỹ đạt gần 75 triệu USDchiếm 17%, thị trường EU giảm 17,7%, đạt 41 triệu USD

Quốc tế

Các loại cá tra được nuôi phổ biến và có thị phần cao trên thế giới là cá tra nuôi, cá tra bần Một số quốc gia trên thế giới tiêu biểu về xuất khẩu cá tra bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Bangladesh và một số quốc gia Đông Nam Á

- Mỹ:

Mỹ là quốc gia nuôi trồng và chế biến cá da trơn nói chung cũng như cá tra nói riêng lớn nhất thế giới (chủ yếu tại 4 bang Alabama, Ankansas, Louisiana và Misissipi) Năm 2000, sản lượng chế biến đạt 128.760 tấn, 129.195 năm 2001 Tuy nhiên, tình hình nuôi trồng và chế biến sản phẩm này có xu hướng chậm lại trong những năm gần đây do sự cạnh tranh từ các quốc gia khác trên thế giới với chất lượng tốt cùng giá rẻ hơn

- Một số quốc gia Đông Nam Á:

Nhờ có hệ thống sông ngòi dày đặc cùng diện tích mặt nước khá lớn, nguồn cá tự nhiên phong phú và những điều kiện thuận lợi về môi trường nên khu vực Đông Nam Á rất thích hợp với việc nuôi trồng cá tra Sản lượng cá tra nuôi chiếm đến một nửa tổng sản lượng các loài cá nuôi ở các quốc gia này Nổi bật trong số đó là Phillipines với những dự án phát triển ngành cá tra quốc gia, xây dựng vùng nuôi cá tra diện tích 270ha, sản xuất 614 tấn cá tra phi lê mỗi tháng

1.2.3 Tiêu chuẩn kỹ thuật của cá tra

Cá tra xuất khẩu ở dạng cá tra phi lê đông lạnh, là những miếng cá không xương được lấy từ phần thân của cá tra bằng cách cắt dọc theo xương sống, còn da hoặc không còn da,

Trang 22

được cắt tỉa hoặc không cắt tỉa, được cấp đông trong thiết bị thích hợp sao cho khoảng nhiệt

độ kết tinh tối đa vượt qua nhanh chóng và kết thúc khi nhiệt độ tâm của sản phẩm đạt 18độC hoặc thấp hơn

-Tiêu chuẩn kỹ thuật dưới đây dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 - 27: 2017/BNNPTNT về Sản phẩm thuỷ sản – Cá tra phi lê đông lạnh

mà không ảnh hưởng đến trạng thái bên ngoài của sản phẩm

 Tạp chất:

Bất kỳ chất nào có mặt trong đơn vị mẫu mà không phải là thành phần của sản phẩm (không bao gồm vật liệu bao gói và nước mạ băng) dễ dàng phát hiện, cho thấy sự không phù hợp với quy phạm sản xuất và quy phạm vệ sinh tốt

 Sót xương:

Trong 1 kg mẫu sản phẩm có nhiều hơn một xương với chiều dài lớn hơn hoặc bằng 10

mm hoặc có đường kính lớn hơn hoặc bằng 1 mm; xương với chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng

5 mm và đường kính nhỏ hơn 2 mm thì không được coi là sót xương Mảnh xương (được cắt ra từ xương cột sống) được bỏ qua nếu nó có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 2 mm hoặc

có thể dễ dàng gỡ được bằng móng tay

 Đốm đỏ:

Trang 23

Cơ thịt cá tra phi lê xuất hiện các đốm máu đông do cá bị bệnh hoặc tổn thương cơ học trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản xuất

- Hàm lượng phụ gia thực phẩm theo Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30 tháng

11 năm 2012 và Thông tư số 08/2015/TT-BYT ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ

Y tế

Ghi nhãn

Sản phẩm phải được ghi nhãn theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm

2006 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương

Bao gói và bảo quản sản phẩm

a Sản phẩm được bao gói trong bao bì chuyên dùng cho thực phẩm, phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT

b Sản phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ không lớn hơn -18 oC

Trang 24

1.2.4 Thuận lợi và thách thức của VN khi xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới

Thuận lợi

- Cá tra Việt Nam là mặt hàng đang có sức cạnh tranh mạnh trong thị trường thực phẩm toàn cầu Hơn nữa, hình ảnh cá tra Việt Nam trong mắt người tiêu dùng thế giới ngày càng tốt hơn khi Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) đưa cá tra vào danh mục loài thủy sản được chứng nhận bền vững trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng năm 2012, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng thế giới sử dụng

- Trong hầu hết các thị trường, cá tra được người tiêu dùng lựa chọn như là một sản phẩm thiết yếu, có thể đáp ứng nhu cầu thực phẩm mọi đối tượng, vì vậy ít bị ảnh hưởng bởi quy mô tiêu dùng do biến động kinh tế mang lại giữa các thị trường có khả năng thay thế

- Trong nhưng năm gần đây, xuất khẩu cá tra ở Việt Nam vẫn duy trì nhịp độ tốt đồng thời các doanh nghiệp đã có sự chuyển hướng kinh doanh, tìm kiếm các thị trường mới thay thế để giảm thiểu các tác động bất lợi Các doanh nghiệp cũng đang dần phát triển các sản phẩm mới có tính đặc trưng, có giá trị gia tăng cao như xúc xích cá tra, humbuger cá, cá viên… để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm

ăn nhanh của khách hàng nước ngoài

Thách thức

- Cá tra Việt Nam gặp liên tiếp các rào cản về thuế chống bán phá giá, chương trình thanh tra cá da trơn (tại Mỹ)

- Sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới là sản phẩm ít đa dạng (chủ yếu

là phi lê đông lạnh)

- Nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm rất tiêu cực Vị trí thị trường của cá tra là thấp nhất trong 12 loài thủy sản được tiêu dùng nhiều ở Pháp Người tiêu dùng trong các thị trường lớn như EU nhận thức rằng cá tra từ Việt Nam là mặt hàng bẩn, rẻ tiền và không an toàn

- Một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra không bảo đảm được chỉ tiêu an toàn thực phẩm có liên quan đến công đoạn nuôi, từ đó ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín của cá tra Việt Nam

Ngày đăng: 08/10/2019, 08:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Trung Vãn (2008), Giáo trình Marketing Quốc tế, NXB Lao động – Xã hội 2. Hồ Thị Khánh Phượng (2013), ‘Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra vào thị trường EU tại công ty cổ phần Hùng Vương’, Đại học Công nghệ TP.HCM 3. Báo cáo thường niên của CTCP Hùng Vương năm 2012 – 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing Quốc tế
Tác giả: Nguyễn Trung Vãn (2008), Giáo trình Marketing Quốc tế, NXB Lao động – Xã hội 2. Hồ Thị Khánh Phượng
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội 2. Hồ Thị Khánh Phượng (2013)
Năm: 2013
6. Thể chế an toàn thực phẩm của Nhật Bản, truy cập ngày 05/09/2018 <http://vasep.com.vn/Uploads/image/Le-Hang/file/P24-The-che-ATTP-QDVS-giam-sat-TPNK.pdf&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể chế an toàn thực phẩm của Nhật Bản
7. Nam Giang, Thị trường Singapore: Cơ hội có thật, truy cập ngày 05/09/2018\ <http://thuysanvietnam.com.vn/thi-truong-singapore-co-hoi-co-that-article-14469.tsvn&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường Singapore: Cơ hội có thật
9. Website Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, truy cập ngày 03/09/2018< http://vasep.com.vn/&gt Link
8. Website Worldbank, truy cập ngày 04/09/2018 <https://data.worldbank.org/indicator/NY.GNP.PCAP.CD?amp%3Blocations=AU&amp%3Bstart=2016&amp%3Bview=bar&amp%3Byear_high_desc=true&end=2017&locations=1W&start=1962&gt Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w