1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SO SÁNH kết QUẢ gây mê có sử DỤNG SEVOFLURAN HOẶC DESFLURAN TRONG PHẪU THUẬT hàm mặt

98 90 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. Đây là luận văn do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Cao Thị Anh Đào.

    • Từ thế kỷ thứ 18 và 19, nhờ sự phát triển vượt bậc của ngành vật lý và hóa học, các chất gây ngủ và giảm đau lần lượt được phát hiện mở ra cuộc cách mạng trong ngành phẫu thuật. Thuốc mê đầu tiên được sử dụng là N2O (khí cười) do bác sỹ người Anh – Humphry Davy phát hiện vào năm 1799. Tuy nhiên khi sử dụng đơn thuẩn N2O trong phẫu thuật phần lớn đều thất bại do không đủ mạnh để gây ngủ và giảm đau [21].

  • Hình 1.1. Công thức hóa học của sevofluran

    • Tính chất lý hóa

    • Tính chất dược lý

    • Dược động học

    • Dược lực học

    • Liều và cách dùng

    • Chỉ định và chống chỉ định

    • Tác dụng không mong muốn

  • Hình 1.2. Công thức hóa học của desfluran

    • Tính chất lý hóa

    • Tính chất dược lý

    • Dược động học

    • Dược lực học

    • Liều lượng và cách dùng

    • Chỉ định và chống chỉ định

    • Tác dụng không mong muốn

    • Tính chất lý hóa

    • Sự khác nhau về tính chất lý hóa quyết định hiệu lực gây mê của các thuốc mê hô hấp.

    • Hệ số hòa tan

    • Desfluran

    • Sevofluran

    • Isofluran

    • Máu/khí

    • 0,45

    • 0,65

    • 1,4

    • Não/máu

    • 1,22

    • 1,69

    • 1,57

    • Tim/máu

    • 1,22

    • 1,69

    • 1,57

    • Gan/máu

    • 1,49

    • 2,00

    • 1,86

    • Thận/máu

    • 0,89

    • 1,20

    • 1,00

    • Cơ/máu

    • 1,73

    • 2,62

    • 2,57

    • Chất béo/máu

    • 29

    • 52

    • 50

    • Chuyển hóa qua gan

    • Thuốc mê hô hấp

    • Tỷ lệ chuyển hóa

    • Halothan

    • 15 - 40%

    • Enfluran

    • 0 - 2%

    • Isofluran

    • 0 - 0,2%

    • Desfluran

    • 0 - 0,02%

    • Sevofluran

    • 5 – 8%

    • 1.1.4. Nồng độ phế nang tối thiểu

    • Cường độ tác dụng của thuốc mê bốc hơi tỷ lệ thuận với nồng độ thuốc trong não. Áp lực riêng phần của thuốc mê trong não bằng áp lực riêng phần của nó trong phế nang, hơn nữa áp lực riêng phần của thuốc mê lại tỷ lệ thuận với nồng độ thuốc mê trong phế nang. Vì vậy, nồng độ trong phế nang được dùng để đánh giá độ sâu của gây mê. Eger và CS đã đưa ra khái niệm nồng độ phế nang tối thiểu (MAC: Minimum Alveolar Concentration) của thuốc mê là nồng độ mà tại đó 50% bệnh nhân không có phản ứng đáp lại với một kích thích phẫu thuật gây cảm giác đau, còn được gọi là MAC50.

    • Giá trị của MAC càng nhỏ, thuốc mê càng mạnh. Một số tình trạng sinh lý, bệnh lý cũng làm thay đổi nhu cầu thuốc mê bốc hơi. MAC tăng khi có sốt, cường giáp trạng, nghiện rượu… MAC giảm khi tuổi tăng, hạ thân nhiệt, hạ huyết áp, thiếu oxy, toan máu, mang thai, thuốc giảm đau toàn thân, thuốc an thần, thuốc mê ketamin và các thuốc tê đường tĩnh mạch... [15].

    • Thức tỉnh trong lúc mổ là một vấn đề pháp lý trong y khoa đối với người bác sỹ Gây mê hồi sức và có thể dẫn đến các rối loạn chức năng thần kinh tâm lý sau mổ cho bệnh nhân. Sự thức tỉnh trong gây mê chỉ gặp ở 0,2-3% các ca mổ thông thường, nhưng có thể >40% ở một số BN có nguy cơ cao như đa chấn thương, mổ đẻ, mổ tim với huyết động không ổn định…

  • Hình 1.3. Giá trị của BIS.

  • Hình 1.4. Hình ảnh gãy xương hàm trên theo Le Fort

    • XHD là một xương lẻ, đối xứng, tạo nên tầng mặt dưới, nổi lên ở vùng cổ và mặt, có nhiều điểm nhô (cằm, góc hàm) nên rất dễ gãy (theo D. Galas, chiếm 60% gãy xương vùng mặt).

    • Phân loại gãy xương hàm dưới theo theo tổ chức Y tế thế giới

  • Hình 1.5. Hình ảnh gãy xương hàm dưới

    • 1. Gãy thân xương hàm dưới 2. Gãy đường giữa cằm

    • 3. Gãy lồi cầu 4. Gãy trên lồi cầu 5. Gãy mỏm vẹt

    • 6. Gãy cành cao 7. Gãy góc hàm

    • Năm 2005, tác giả Caverni và CS nghiên cứu trên 120 bệnh nhân ASA I-II tuổi 18-32, phẫu thuật xương hàm trên, xương hàm dưới có sử dụng sevofluran và desfluran cho kết quả nhóm desfluran có thời gian hồi tỉnh sớm hoen nhóm sevofluran [37].

    • Năm 2007, tác giả La Colla L và CS nghiên cứu trên 80 bệnh nhân béo phì phẫu thuật thắt đai dạ dày cho kết quả nhóm sử dụng desfluran thời gian hồi tỉnh nhanh hơn nhóm sevofluran [39].

    • Năm 2009, tác giả Larsen B nghiên cứu trên 60 bệnh nhân ASA I-II, tuổi 18-65 được phẫu thuật ngẫu nhiên cho kết quả ở nhóm desfluran thời gian hòi tỉnh nhanh hơn nhóm sevofluran [40].

    • Năm 2016, tác giả Erhan Gökçekvà CS công bố nghiên cứu trên 50 bệnh nhân ASA I-II, tuổi 17-70 phẫu thuật nội sọ có gây mê bằng sevofluran và desfluran cho kêt quả desfluran tỉnh sớm hơn tạo điều kiên thuận lợi cho việc đánh giá tri giác bệnh nhân sau mổ [42].

  • Hình 2.1. Máy mê

  • Hình 2.2. Máy theo dõi

  • Hình 2.3. Lọ thuốc sevofluran

  • Hình 2.4. Lọ thuốc desfluran

  • Hình 2.5. Dụng cụ đặt nội khí quản đường mũi

  • Hình 2.6. Bệnh nhân sau gây mê

  • Hinh 2.7. Theo dõi BIS trong mổ

  • ASA I : sức khỏe tốt

  • ASA II: có 1 bệnh kèm theo nhưng không ảnh hưởng đến cuộc sống

  • ASA III: có bệnh kèm theo và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống

  • ASA IV: có 1 bệnh nặng đe dọa tính mạng

  • ASA V: bệnh nhân hấp hối, hy vọng sống mà không can thiệp ngoại khoa là dưới 24 giờ.

  • Độ 1: Khi thấy toàn bộ khe giữa hai dây thanh quản.

  • Độ 2: chỉ thấy phần sau của thanh quản.

  • Độ 3: chỉ thấy sụn nắp thanh môn.

  • Độ 4: chỉ thấy khẩu cái mềm.

  • Hình 2.8: Phân độ đánh giá Cormack và Lehan khi soi thanh quản

    • Nồng độ (%) × Lưu lượng (ml/phút) × Thời gian (phút)

    • Thể tích (ml) = -------------------------------------------------------------------------

    • Hằng số

    • Nhận xét:

    • Sự phân bố về giới giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

    • Nhận xét:

    • Tất cả các bệnh nhân có phân độ ASA I,II. Nhóm 1 có 30 bệnh nhân có ASA 1 chiếm 100%. Nhóm 2 có 28 bệnh nhân ASA I chiếm 96,67%, 2 bệnh nhân ASA II chiếm 6,7%. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

      • 3.1.6.2. Phân bố bệnh nhân theo điểm Cormack – Lehan

      • Nhận xét:

      • Các bệnh nhân đều có độ Cormack – Lehan là 1 và 2. Giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

      • 3.1.6.3. Phản xạ khi đặt NKQ

    • Nhận xét:

    • NTTB và HATB của hai nhóm trước và sau khởi mê khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

    • Nhận xét:

    • Thời gian tự thở trung bình của nhóm 1 là 6,13±1.61, của nhóm 2 là 5,03±1,71. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

    • Thời gian gọi mở mắt trung bình của nhóm 1 là 7,53±1,81, của nhóm là 6,22±1,98. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

    • Thời gian rút NKQ trung bình của nhóm 1 là 8,72±2,22, của nhóm 2 là 7,3±2,14. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

    • Theo kết quả bảng 3.1 tuổi trung bình của nhóm gây mê có sử dụng sevofluran là 29,07±7,07 tuổi, nhóm gây mê có sử dụng desfluran là 28,47±8,96. Tuổi trung bình của hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Độ tuổi này tương đương so với nghiên cứu của tác giả Nghiêm Thanh Tú trên 245 bệnh nhân gây mê bằng desfluran phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa có tuổi trung bình là 28,88±10,68 [43].

    • Tác giả Hoàng Ngọc Lan nghiên cứu trên 55 bệnh nhân gãy xương hàm trên Leffort I,II từ 2011-2013,thấy tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 28,0 ± 9,02 tuổi, thấp nhất là 17 tuổi, cao nhất là 54 tuổi, tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi [49].

    • Nghiên cứu đặc điểm gãy xương hàm dưới và đánh giá kết quả điều trị tại bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2010, trên 377 bệnh nhân, độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 28,5±11,74, tương đồng với kết quả nhiên cứu của chúng tôi [50].

    • Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình của bệnh nhân là 29 tuổi. Đây là lứa tuổi trẻ phù hợp với tỷ lệ chấn thương chủ yếu gặp ở lứa tuổi này.

    • Kết quả nghiên cứu biểu đồ 3.1, cho thấy tỷ lệ nam giới ở nhóm gây mê có sử dụng sevofluran là 90%, ở nhóm gây mê có sử dụng desfluran là 93,3% đều cao hơn tỷ lệ nữ giới trong hai nhóm lần lượt là 10% cà 6,7%. Tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ phân bô giới trong chấn thương hàm mặt.

    • Tác giả Hoàng Ngọc Lan, trên 55 bệnh nhân gãy xương hàm trên Le Fort I,II, nam giới chiếm tuyệt đại đa số các trường hợp (90,9%), trong khi đó số bệnh nhân nữ bị chấn thương chiếm có 9,1%. Như vậy, nam giới bị chấn thương cao hơn nữ giới với tỷ lệ nam: nữ là 10:1 [49].

    • Tác giả Lê Quý Thảo năm 2012, nghiên cứu trên 30 bệnh nhân gãy xương hàm trên Le Fort II, tỷ lệ bệnh nhân nam (93,3%), và bệnh nhân nữ (6,7%) [51].

    • Trong thực hành lâm sàng, người thầy thuốc thường sử dụng chiều cao, cân nặng của bệnh nhân để tính toán liều thuốc và các cài đặt khác.

    • Theo bảng 3.2, chiều cao trung bình của nhóm gây mê có sử dụng sevofluran là 166,8±6,47 cm, của nhóm gây mê có sử dụng desfluran là 165,73±5,53 cm. Cân nặng trung bình của nhóm gây mê có sử dụng sevofluran là 58,73±8,26 kg, của nhóm gây mê có sử dụng desfluran là 56,23±7,82 kg. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê.

    • Chỉ số trên phù hợp với chiều cao và cân nặng của nam giới người Việt Nam do phần lớn bệnh nhân trong nhóm nghiêm cứu là nam giới.

    • Theo kết quả bảng 3.3, trong nhóm gây mê có sử dụng sevofluran 100% số bệnh nhân có ASA I, trong nhóm gây mê có sử dụng desfluran có 93,3% bệnh nhân có ASA I, 6,7% bệnh nhân có ASA II. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. Tất cả bệnh nhân chúng tôi nghiêm cứu đều có ASA nằm trong mức I, II.

    • Mặt bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm: gãy xương gò má, gãy xương hàm trên, gãy xương hàm dưới và đa gãy xương vùng hàm mặt( gãy từ hai loại xương vùng hàm mặt trở lên).

    • Theo kết quả bảng 3.4, phân bố mặt bệnh giữa hai nhóm nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

    • Tóm lại: Khi so sánh các đặc điểm chung của bệnh nhân về tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, chỉ số ASA, đặc điểm phẫu thuật giữa hai nhóm nghiên cứu là tương đồng, không có sự khác biệt. Sự đồng nhất cao giữa hai nhóm giúp cho sự so sánh ảnh hưởng của thuốc lên huyết động, chất lượng hồi tỉnh, và các TDKMM là khách quan và chính xác.

    • Thời gian phẫu thuật trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt được tính từ lúc đánh rửa khoang miệng cho đến lúc đánh rửa xong khoang miệng kết thúc phẫu thuật. Thời gian phẫu thuật kéo dài làm tăng thời gian gây mê, tăng lượng thuốc mê cần sử dụng, làm chậm quá trình chuyển hóa và đào thải thuốc…

    • Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm gây mê có sử dụng sevofluran là 71,17±13,75 phút, của nhóm gây mê có sử dụng desfluran là 68,5±12,81 phút. Kết quả này gần với nghiên cứu của Song D, thấp hơn nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thúy Nga, cao hơn nghiên cứu của tác giả Nghiêm Thanh Tú.

    • Tác giả Song D có thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm sevofluran là 96±37 phút, của nhóm desfluran là 94±27 phút [52].

    • Tác giả Bùi Thị Thúy Nga khi nghiên cứu trên 61 bệnh nhân phẫu thuật sỏi mật, thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm gây mê dùng sevofluran là 116,5±24,68 phút, nhóm gây mê dùng desfluran là 118,87±28,28 phút [44].

    • Tác giả nghiêm Thanh Tú nghiên cứu trên 245 bệnh nhân gây mê bằng desfluran trong phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa cấp,thời gian phẫu thuật từ 25–80 phút, trung bình 38,36 ± 11,66phút [43].

    • Tác giả Joseph G. Werner và CS nghiên cứu trên 75 bệnh nhân phẫu thuật mở thông bàng quang dưới gây mê, thời gian phẫu thuật trung bình là 45,7±17,0 phút ở nhóm sử dụng sevofluran và 45,0±16,9 ở nhóm sử dụng desfluran [53].

    • Thời gian gây mê được tính từ khi bắt đầu tiêm thuốc mê cho đến khi phục hồi phản xạ mi mắt và mở mắt làm theo lệnh. Thời gian gây mê phụ thuộc thời gian phẫu thuật.

    • Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian gây mê trung bình của nhóm gây mê có sử dụng sevofluran là 81,17±13,88 phút, của nhóm gây mê có sử dụng desfluran là 77,83±14,06 phút. Kết quả này gần tương đồng với kết quả của Joseph G. Werner và CS là 85,9±21,9 phút của nhóm sevofluran và 82,7±15,0 phút ở nhóm desfluran [53].

    • Trong nghiên cứu của Nathason, thời gian gây mê trung bình ở nhóm sevofluran là 79±17 phút, ở nhóm desfluran là 92±31 phút [35].

    • Trong nghiên cứu của Bùi Thị Thúy Nga, thời gian gây mê trung bình của nhóm sevofluran là 125,33±25,22 phút, của nhóm desfluran là 126,13±32,60 phút [44].

    • Trong phẫu thuật hàm mặt, cần đảm bảo bệnh nhân đủ độ mê, giảm đau tốt, ít cần sử dụng giãn cơ trong mổ, liều giãn cơ chủ yếu dùng cho mục đích đặt ông nội khí quản. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các bệnh nhân chỉ dùng liều giãn cơ duy nhất khí đặt ống nội khi quản.

    • Trong nghiên cứu của chúng tôi, liều thuốc giảm đau trung bình của nhóm gây mê có sử dụng sevofluran là 27,17±3,87 mcg, của nhóm gây mê có sử dụng desfluran là 26±4,43 mcg. Liều thuốc giảm đau giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

    • Trong nghiên cứu, nhịp tim và huyết áp trung bình được tính vào thời điểm khi bệnh nhân nằm yên tĩnh trên bàn mổ, sau khi lắp máy theo dõi, điện cực BIS, làm đường truyền và thăm khám mê trước phẫu thuật.

    • 4.4.1.1. Nhịp tim và huyết áp trung bình trước khởi mê

    • Theo kết quả ở bảng 3.7:

    • NTTB trước khởi mê của nhóm gây mê có sử dụng sevofluran là 75,4±9,4, của nhóm gây mê có sử dụng desfluran là 74,5±11,29. Sự khác biệt không có ý nhĩa thống kê với p>0,05.

    • HATB trước khởi mê của nhóm gây mê có sử dụng sevofluran là 85,89±7,61, của nhóm có sử dụng desfluran là 88,2±6,75. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

    • NTTB và HATB của hai nhóm trước khởi mê là tương đương, không có sự khác biệt.

    • 4.4.1.2. So sánh nhịp tim và huyết áp trung bình trước và sau khởi mê

    • Theo kết quả bảng 3.8:

    • NTTB nhóm sevofluran tại thời điểm T0 là 75,4±9,45, tại thời điểm T1 là 66,7±7,45. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

    • NTTB nhóm desfluran tại thời điểm T0 là 74,5±11,20, tại thời điểm T1 là 69,03±9,86. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

    • HATB nhóm sevofluran tại thời điểm T0 là 85,89±7,61, tại thời điểm T1 là 72,24±7,37. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

    • HATB nhóm desfluran tại thời điểm T0 là 88,2±6,75, tại thời điểm T1 là 72,94±7,61. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

    • Trong nghiên cứu của chúng tôi, NTTB và HATB của hai nhóm nghiên cứu tại thời điểm T0 là khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nhưng NTTB và HATB của hai nhóm ở thời điểm T0 và T1 là có sự khác biệt có ý nhĩa thống kê với p<0,05.

    • Sự khác biệt này có thể do tâm lý hồi hộp, lo lắng của các bệnh nhân khi lên phòng mổ làm tăng nhịp tim là huyết áp. Đồng thời chúng tôi không sử dụng thuốc an thần trước khởi mê. Trong nghiên cứu này chúng tôi khởi mê bằng propofol 2-3 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm, thông khí bằng bóp bóng với oxy 100% khi bệnh nhân ngừng thở, đặt nội khí quản khi bệnh nhân mất phản xạ mi mắt, giác mạc, đồng tử co nhỏ đứng giữa, đủ độ mê với BIS < 60, đủ thời gian thuốc giãn cơ tác dụng tối đa. Kết quả, 100% bênh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi không có phản xạ khi đặt NKQ. Điều này chứng tỏ trong giai đoạn khởi mê chúng tôi đảm bảo đủ độ mê nên nhịp tim và huyết áp của bệnh nhân giảm dần và ổn định.

    • Giai đoạn duy trì mê (từ T2 đên T9), bảng 3.9, 3.10, NTTB và HATB không có sự thay đổi đáng kể. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm tại cùng thời điểm. Trong cùng môt nhóm, so sánh các thời điểm với thời điểm T1 (thời điểm ngay sau đặt ống NKQ) NTTB và HATB khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

    • Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sevofluran ít làm thay đổi nhịp tim và huyết áp, desfluran nếu ở liều < 1 MAC ít thay đổi lưu lượng tim, ở liều > 1 MAC nhịp tim sẽ tăng vừa phải, nếu tăng nhanh nồng độ desfluran sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp. Với liều 0,5-1 MAC hai thuốc đều ít ảnh hưởng đến huyết động.

    • Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng BIS để đánh giá độ mê trong phẫu thuật, giúp cho việc điều chỉnh nồng độ khí mê một cách dễ dàng hơn. Duy trì nồng độ khí mê trong giới hạn cho phép, tăng giảm nồng độ từ từ. Điều này giúp cho việc kiểm soát huyết động tốt hơn.

    • So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác:

    • Tác giả Nghiêm Thanh Tú nghiên cứu gây mê sử dụng sevofluran và desfluran trên bệnh nhân phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi đưa ra kết luận hai thuốc duy trì mê tốt, quá trình duy trì mê êm, thuốc mê ít ảnh hưởng đến huyết động, tần số tim, huyết áp động mạch luôn ổn định [43].

    • Tác giả Bùi Thị Thúy Nga nghiên cứu gây mê có sử dụng sevofluran và desfluran trên bệnh nhân phâu thuật sỏi mật cũng đưa ra kết luận cả hai thuốc đều ít ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp [44].

    • Tác giả Kaur A nghiên cứu đặc điểm huyết động trên bệnh nhân phẫu thuật giảm béo được gây mê bằng sevofluran và desfluran cũng cho kết quả huyết động của hai nhóm ổn định [41].

    • Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự [39],[40].

    • Như vậy, gây mê sử dụng sevofluran và desfluran trong quá trình duy trì mê đều ít làm thay đổi nhịp tim và huyết áp trung bình. Nhịp tim và huyết áp trung bình đều ổn định.

    • Xác định độ mê trong phẫu thuật là mong muốn của các nhà làm gây mê lâm sàng. Trước đây, đánh giá độ mê trong phẫu thuật chủ yếu dựa vào lâm sàng như 4 giai đoạn mê của Guedel nhưng chỉ đúng trong gây mê bằng ether [55], sau này có bảng điểm PRST của Evans. Tuy nhiên bảng điểm PRST sử dụng trong phẫu thuât vùng hàm mặt rất khó khăn. Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đã có rất nhiều phương pháp khách quan hơn để đánh giá độ mê trong phẫu thuật như BIS, Entropy…

    • Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng BIS để đánh giá độ mê trong phẫu thuật. Chúng tôi cũng gặp khó khăn do điện cực của BIS nằm ở vùng trán. Tuy vậy chúng tôi cũng đã khắc phục được bằng việc cố định tốt điện cực và sự hỗ trợ của phẫu thuật viên.

    • Theo bảng 3.7, giá trị BIS trung bình trước khởi mê của nhóm gây mê có sử dụng secofluran là 96.53±1,22, của nhóm sử dụng desfluran là 96,47±1,25. Những giá trị nằm này trong khoảng bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê.

    • Theo bảng 3.11, giá trị BIS trong giai đoạn phẫu thuật của hai nhóm đều nằm trong khoảng 40-60. Đây là khoảng mê lý tưởng cho phẫu thuật và an toàn cho bệnh nhân.

    • 4.4.2.1. Nồng độ khí mê

    • Trong nghiên cứu chúng tôi lấy nồng độ khí mê là nồng độ máy mê đo được, là nồng độ khí mê trong đường thở trước khi vào bệnh nhân. Chúng tôi dựa chủ yếu vào nhịp tim, huyết áp và giá trị BIS để tăng giảm nồng độ khí mê cho phù hợp.

    • Theo bảng 3.12, nồng độ trung bình của sevofluran là 2,54±2,09%, nồng độ trung bình của desfluran là 6,31±2,04%.

    • Kết quả của chúng tôi tương đương kết quả của tác giả Nghiêm Thanh Tú, nồng độ desfluran trung bình là 6,36 ± 0,63%.

    • Kết quả của tác giả Bùi Thị Thúy Nga, nồng độ trung bình sevofluran 2,14±0,12%, nồng độ trung bình desfluran là 6,72±0,45%.

    • 4.4.2.2. Giá thành thuốc mê bốc hơi

    • Trong nghiên cứu, chúng tôi tính lương thuốc sử dụng theo công thức do nhà sản xuất đưa ra. Dựa vào đó chúng tôi có kết quả ở bảng 3.19, lượng thuốc mê sevofluran trung bình là 19,19±3,81 ml, lượng thuốc mê desfluran trung bình là 23,42±4,37 ml. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê.

    • Theo giá thành nhà cung cấp đưa ra, 1 lọ sevoflran 250ml là 3.578.000 đồng, 1 lọ supran 240ml là 2.700.000 đồng. Chúng tôi có kết quả giá thành trung bình cho từng ca phẫu thuật ở bảng 3.19. Giá thuốc mê bốc hơi trung bình cho một ca gây mê bằng sevofluran là 274.730±54.546 đồng, gây mê bằng desfluran là 263.450±49.128 đồng. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

    • Trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy sự khác biệt giữa hai nhóm về lượng thuốc sử dụng cũng như giá thành thuốc mê bốc hơi.

    • Trong nghiên cứu của chúng tôi đánh giá và so sánh các mốc thời gian sau:

    • Thời gian tự thở

    • Thời gian gọi mở mắt

    • Thời gian rút NKQ

    • Thời gian tự thở: được tính từ lúc ngừng thuốc mê cho đến lúc bệnh nhân có thể tự thở qua NKQ.

    • Theo nghiên cứu của chúng tôi, thời gian tự thở của nhóm gây mê có sử dụng sevofluran là 6,13±1,61 phút, của nhóm gây mê có sử dụng desfluran là 5,03±1,71. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm sử dụng desfluran có thời gian tự thở nhanh hơn nhóm sử dụng sevofluran.

    • Thời gian mở mắt( hay còn gọi thời gian tỉnh) được tính từ lúc ngừng thuốc mê bốc hơi tới lúc phục hồi phản xạ mi mắt và mở mắt theo lệnh.

    • Thời gian mở mắt theo nghiên cứu của chúng tôi là 7,53±1,81 phút ở nhóm gây mê có sử dụng sevofluran, và 6,22±1,98 phút ở nhóm gây mê có sử dụng desfluran. Nhóm sử dụng desfluran có thời gian mở mắt nhanh hơn nhóm sử dụng sevofluran, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

    • Thời gian rút NKQ tính từ lúc kết thúc phẫu thuật cho đến khi đủ tiêu chuẩn rút NKQ(tỉnh hoàn toàn, thực hiện được y lệnh, nâng đầu giữ được 5 giây).

    • Thời gian rút NKQ của nhóm gây mê có sử dụng sevofluran là 8,72±2,22 phút, của nhóm gây mê có sử dụng desfluran là 7,3±2,4 phút. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm gây mê có sử dụng desfluran có thời gian rút ống nội khí quản sớm hơn nhóm gây mê có sử dụng sevofluran.

    • Nghiên cứu của một số tác giả khác:

    • Tác giả Lê Thị Thanh Bình, nghiên cứu so sánh hiệu quả duy trì mê bằng desfluran và propofol trên bệnh nhân phẫu thuật nội soi phụ khoa cho kết quả, nhóm duy trì mê bằng desfluran có thời gian mở mắt là 6,87±1,54 phút, thời gian rút NKQ là 7,92±1,64 phút [56].

    • Tác giả Nghiêm Thanh Tú nghiên cứu trên 490 bệnh nhân phẫu thuật viêm ruột thừa nội soi gây mê bằng sevofluran và desfluran cho kết quả, nhóm desfluran có thời gian mở mắt là 7,3±0,65 phút, thời gian rút NKQ là 8,79±0,63 phút, nhóm sevofluran có thời gian mở mắt là 10,82±0,75 phút, thời gian rút NKQ là 14,68±1,13 phút. Tác giả kết luận nhóm desfluran có thời gian hồi tỉnh nhanh hơn nhóm sevofluran [43].

    • Tác giả Bùi Thị Thúy Nga nghiên cứu trên 61 bệnh nhân phẫu thuật sỏi mật duy trì mê bằng sevofluran và desfluran cho kết quả nhóm sevofluran có thời gian mở mắt là 11,37±4,39 phút, thời gian rút NKQ là 33,83±10,40 phút, nhóm desfluran có thời gian mở mắt là 8,45±3,7 phút, thời gian rút NKQ là 28,26±7,12 phút. Tác giả cũng kết luận nhóm sử dụng desfluran có thời gian hồi tỉnh nhanh hơn nhóm sử dụng sevofluran [44].

    • Tác giả Caverni và CS nghiên cứu trên 120 bệnh nhân ASA I-II tuổi 18-32, phẫu thuật xương hàm trên, xương hàm dưới cho kết quả, nhóm sử dụng sevofluran thời gian tự thở trung bình 11 phút, thời gian mở mắt trung bình 13,8 phút, thời gian rút NKQ trung bình 15,2 phút, nhóm sử dụng desfluran có thời gian tự thở trung bình 5 phút, thời gian mở mắt trung bình 7,3 phút, thời gian rút NKQ trung bình 8,3 phút. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [37].

    • Tác giả La Colla L và CS nghiên cứu trên 80 bệnh nhân béo phì phẫu thuật thắt đai dạ dày cho kết quả, nhóm sử dụng sevofluran thời gian mở mắt 11,7±2,2 phút, thời gian rút NKQ 16,4±1,5 phút, nhóm sử dụng desfluran thời gian mở mắt 7,2±1,8 phút, thời gian rút NKQ 9,4±1,0 phút. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [39].

    • Tác giả Larsen B nghiên cứu trên 60 bệnh nhân ASA I-II, tuổi 18-65 được phẫu thuật ngẫu nhiên cho kết quả ở nhóm sevofluran thời gian tỉnh 7,8±2,9 phút, thời gian rút NKQ 8,5±2,6 phút, nhóm desfluran thời gian tỉnh 6,2±2,6 phút, thời gian rút NKQ 7,7±4 phút [40].

    • Tác giả Erhan Gökçekvà CS nghiên cứu trên 50 bệnh nhân ASA I-II, tuổi 17-70 phẫu thuật nội sọ có gây mê bằng sevofluran và desfluran cho kêt quả, nhóm sevofluran thời gian mở mắt 9,5±2,81 phút, thời gian rút nội khí quản 10,1±2,87 phút, nhóm desfluran thời gian mở mắt 6,3±2,2 phút, thời gian rút nội khí quản 7,1±1,6 phút. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [42].

    • Một số nghiên cứu khác cũng có kết quả tương tự [35], [38], [57], [58], [59], [60],[61],[62].

    • So sánh với các tác giả trong và ngoài nước chúng tôi thấy:

    • Nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết luận giống các tác giả trên: gây mê có sử dụng desfluran có thời gian hồi tỉnh( thời gian tự thở, thời gian mở mắt và thời gian rút nội khí quản) nhanh hơn gây mê có sử dụng sevofluran.

    • Gây mê bằng desfluran có thời gian tỉnh nhanh hơn có thể do desfluran có hệ số riêng phần máu/khí và mỡ/máu thấp hơn sevofluran. Tỷ lệ nồng độ desfluran trong phế nang giai đoạn thoát mê cũng giảm nhanh hơn sevofluran.

    • Chúng tôi đánh giá chất lượng hồi tỉnh bằng cách sử dụng các câu hỏi: hiện tại có đau không, tên tuổi, địa chỉ sau rút NKQ.

    • Tại thời điểm ngay sau rút NKQ, bảng 3.17, ở cả hai nhóm không có bệnh nhân nào đau, tất cả các bệnh nhân đều nói đúng tên tuổi, địa chỉ.

    • Tại thời điểm 5 phút sau rút NKQ, bảng 3.18, kết quả cũng tương tự.

    • Như vậy, chúng tôi ghi nhận hai nhóm gây mê có sử dụng sevofluran và desfluran có chất lượng hồi tỉnh như nhau.

    • Chúng tôi đánh giá chất lượng cuộc mê dựa trên lâm sàng, chỉ số BIS, nhịp tim, huyết áp, chất lượng sau rút nội khí quản, tác dụng không mong muốn.

    • Theo bảng 3.16, chất lượng cuộc mê ở cả hai nhóm là như nhau, đều đạt loại tốt( 100%).

    • 50. Trương nhựt Khuê (2012). “Nghiên cứu đặc điểm gãy xương hàm dưới và đánh giá kết quả điều trị tại bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2010”. Luận án Tiến sĩ Y học.

  • 64. Erk G., Erdogan G. (2007). Anesthesia for laparoscopic cholecystectomy: comparative evaluation--desfluran/sevofluran vs propofol. Middle East J Anesthesiol, 19(3), 553-562.

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ Y TẾ PHÍ THỊ HOA SO S¸NH KếT QUả GÂY MÊ Có Sử DụNG SEVOFLURAN HOặC DESFLURAN TRONG PHẫU THUậT HàM MặT LUN VN THC S Y HỌC HÀ NỘI – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ Y TẾ PH TH HOA SO SáNH KếT QUả GÂY MÊ Có Sử DụNG SEVOFLURAN HOặC DESFLURAN TRONG PHẫU THUậT HàM MặT Chuyên ngành: Gây mê hồi sức Mã số: 60720121 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS.BS Cao Thị Anh Đào HÀ NỘI – 2016 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Y Hà Nội, đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ quí thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, xin gửi lời cảm ơn tới: TS Cao Thị Anh Đào, người thầy mẫu mực và tâm huyết trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, cung cấp cho những kiến thức, những kinh nghiệm quí báu quá trình học tập và nghiên cứu Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS TS Nguyễn Quốc Kính, trưởng Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa Người thầy đáng kính đã tạo điều kiện cho quá trình làm việc và thực hiện luận văn này Tôi xin trân trọng cảm ơn GS TS Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng bộ môn Gây mê hồi sức đã chỉ bảo và hướng dẫn suốt quá trình học tập tại trường Tôi xin cảm ơn các thầy hội đồng chấm luận văn đã góp ý để hoàn thiện luận văn Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, phòng đào tạo sau đại học đã tạo điều kiên cho thực hiện khóa học này Xin cảm ơn Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo và tập thể nhân viên Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa, khoa Tạo hình hàm mặt đã tạo điều kiện cho học tập và nghiên cứu Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên cuộc sống và học tập Xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày 27 tháng 11 năm 2016 Phí Thị Hoa LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phí Thị Hoa, cao học XXIII, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Gây mê hồi sức Xin cam đoan: Đây là luận văn bản thân thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Cao Thị Anh Đào Công trình này không trùng lặp với bất kỳ một nghiên cứu nào đã từng công bố tại Việt Nam Các số liệu và thong tin nghiên cứu là chính xác và trung thực Tôi xin chịu trách nhiệm về những cam kết Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2016 Người viết cam đoan Phí Thị Hoa DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASA : American Society of Anesthesiologist (Phân loại sức khỏe bệnh tật theo Hiệp hội gây mê Hoa Kỳ) BIS : Bispectral Index (Điện não số hóa) CS : Cộng sự Fe : Nồng độ khí thở Fi : Nồng độ khí thở vào HA : Huyết áp HATB : Huyết áp trung bình MAC : Minimum Alveolar Concentration (Nồng độ phế nang tối thiểu) NKQ : Nội khí quản NTTB : Nhịp tim trung bình PRST : Pressure Rate Sweating Tearing (Bảng điểm đánh giá độ mê) SD : Độ lệch chuẩn SpO2 : Statuation Pule Oxymetry (Độ bão hòa oxy) TDKMM : Tác dụng không mong muốn MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Các thuốc mê hô hấp .3 1.2 Điện não số hóa BIS 16 1.3 Một số điểm cần lưu ý gây mê phẫu thuật hàm mặt 20 1.2.1 Giải phẫu, sinh lý, phân loại chấn thương phần mềm vùng hàm mặt.20 1.2.2 Giải phẫu, sinh lý và phân loại gãy xương hàm 21 1.2.3 Giải phẫu, sinh lý, phân loại gãy xương hàm dưới .24 1.2.4 Một số đặc điểm cần lưu ý gây mê phẫu thuật hàm mặt .25 1.2.5 Đặt nội khí quản đường mũi 27 1.3 Một số nghiên cứu và ngoài nước so sánh sevofluran và desfluran .28 1.3.1 Trên thế giới 28 1.3.2 Tại Việt Nam 29 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1 Đối tượng nghiên cứu 30 2.1.1 Đối tượng 30 2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân .30 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 30 2.1.4 Tiêu chuẩn đưa bệnh nhân khỏi nghiên cứu .30 2.2 Phương pháp nghiên cứu .30 2.2.1 Địa điểm, thời gian, mẫu nghiên cứu 30 2.2.2 Các tiêu chí nghiên cứu 31 2.3 Cách tiến hành .31 2.3.1 Chuẩn bị trước mổ 31 2.3.2 Kỹ thuật tiến hành 34 2.3.3 Các thời điểm nghiên cứu .36 2.4 Các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá 37 2.4.1 Chỉ tiêu chung .37 2.4.2 Đánh giá các chỉ số trước khởi mê nhóm nghiên cứu 37 2.4.3 Đánh giá các chỉ số trì mê 37 2.4.4 Một số đặc điểm quá trình gây mê 38 2.4.5 Giai đoạn hồi tỉnh 38 2.5 Các phương pháp đánh giá 38 2.5.1 Đánh giá phân loại sức khỏe 38 2.5.2 Phân độ đánh giá Cormack và Lehan soi quản .38 2.5.3 Đánh giá độ mê dựa vào chỉ số BIS 39 2.5.4 Tiêu chuẩn rút NKQ 39 2.5.5 Tiêu chuẩn chuyển khỏi phòng hồi tỉnh 40 2.5.6 Tính các mốc thời gian theo J.Wang và Cộng sự 41 2.5.7 Đánh giá chất lượng hồi tỉnh 41 2.5.8 Đánh giá kết quả gây mê: Chia làm mức độ 41 2.5.9 Đánh giá một số TDKMM của nhóm nghiên cứu 42 2.5.10 Công thức tính lượng thuôc mê tiêu thụ .42 2.6 Xử lý kết quả nghiên cứu 42 2.7 Đạo đức nghiên cứu 43 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44 3.1 Đặc điểm chung của hai nhóm bệnh nhân 44 3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi .44 3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo giới 45 3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo chiều cao, cân nặng 45 3.1.4 Phân bô bệnh nhân theo ASA .45 3.1.5 Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm phẫu thuật .46 3.1.6 Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm đặt NKQ qua mũi 47 3.2 So sánh các chỉ số sinh lý trước khởi mê 48 3.3 So sánh các chỉ số sinh lý quá trình trì mê 48 3.3.1 So sánh sự thay đổi NTTB và HATB trước và sau khởi mê 48 3.3.2 So sánh sự thay đổi NTTB và HATB giữa hai nhóm qua các thời điểm 49 3.3.3 So sánh giá trị BIS tại các thời điểm .51 3.4 Một số đặc điểm của gây mê .52 3.4.1 Nồng độ % và MAC của sevofluran và desfluran trì mê 52 3.4.2 So sánh thời gian gây mê và thời gian phẫu thuật giữa hai nhóm .52 3.4.3 So sánh lượng thuốc giảm đau và thuốc ngủ dùng gây mê 53 3.5 Giai đoạn hồi tỉnh 53 3.5.1 So sánh thời gian hồi tỉnh giữa hai nhóm .53 3.5.2 Đánh giá chất lượng gây mê giữa hai nhóm 54 3.5.3 Đánh giá chất lượng hồi tỉnh sau rút NKQ 55 3.5.4 Chi phí gây mê thuốc bốc giữa hai nhóm .55 3.6 Các tác dụng không mong muốn 56 Chương 4: BÀN LUẬN .57 4.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 57 4.1.1 Tuổi .57 4.1.2 Giới .58 4.1.3.Chiều cao, cân nặng .58 4.1.4 ASA .58 4.1.5 Đặc điểm phẫu thuật .59 4.2 Một số đặc điểm của gây mê, phẫu thuật 59 4.2.1 Thời gian phẫu thuật .59 4.2.2 Thời gian gây mê 60 4.2.3 Nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau,giãn gây mê .61 4.3 So sánh các chỉ số nhịp tim, huyết áp 61 4.3.1 Sự thay đổi nhịp tim, huyết áp trung bình trước và sau khởi mê 62 4.3.2 Sự thay đổi nhịp tim và huyết áp trung bình trì mê 63 4.4 Một số đặc điểm của gây mê .64 4.4.1 So sánh độ mê giữa hai nhóm .64 4.4.2 Nồng độ phần trăm khí mê và giá thành thuốc mê bốc 65 4.5 Giai đoạn hồi tỉnh 66 4.5.1 Thời gian hồi tỉnh 66 4.5.2 Chất lượng hồi tỉnh .69 4.5.3 Chất lượng cuộc mê 69 4.6 Các tác dụng không mong muốn 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 70 4.5.2 Chất lượng hồi tỉnh Chúng đánh giá chất lượng hồi tỉnh bằng cách sử dụng các câu hỏi: hiện tại có đau không, tên tuổi, địa chỉ sau rút NKQ Tại thời điểm sau rút NKQ, bảng 3.17, ở cả hai nhóm không có bệnh nhân nào đau, tất cả các bệnh nhân đều nói đúng tên tuổi, địa chỉ Tại thời điểm phút sau rút NKQ, bảng 3.18, kết quả tương tự Như vậy, chúng ghi nhận hai nhóm gây mê có sử dụng sevofluran và desfluran có chất lượng hồi tỉnh 4.5.3 Chất lượng mê Chúng đánh giá chất lượng cuộc mê dựa lâm sàng, chỉ số BIS, nhịp tim, huyết áp, chất lượng sau rút nội khí quản, tác dụng không mong muốn Theo bảng 3.16, chất lượng cuộc mê ở cả hai nhóm là nhau, đều đạt loại tốt( 100%) 4.6 Các tác dụng không mong muốn Trong nghiên cứu này chúng đề cập tới các TDKMM ở giai đoạn hồi tỉnh bao gồm: buồn nôn, nôn, rét run, đau đầu, điểm Adrete < 10 sau rút NKQ phút… Trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt, giai đoạn hồi tỉnh rất quan trọng vì là thời điểm dễ xảy các tai biến, biến chứng, những rối loạn về tuần hoàn và hô hấp gây mê và phẫu thuật để lại Đặc biệt phẫu thuật hàm mặt can thiệp trực tiếp vào đường hô hấp trên, nếu sau phẫu thuật người phẫu thuật viên không hút bỏ hết dịch và máu ở mũi và hầu họng, rất dễ bệnh nhân bị 71 hít sặc sau rút NKQ, mà các phản xạ bảo vệ đường thở chưa được phục hồi hoàn toàn Ngoài việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân về huyết động và hô hấp giai đoạn hồi tỉnh, người gây mê còn phải chú ý đến chất lượng hồi tỉnh, làm thế nào để bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu, hạn chế được các TDKMM Trong nghiên cứu của chúng có gặp một số TDKMM sau: Buồn nôn gặp giai đoạn hồi tỉnh có thể bắt nguồn từ nhiều đường khác thông qua các receptor trung ương hoặc ngoại biên, nguyên nhân thực sự thì chưa được biết rõ Buồn nôn sau phẫu thuật làm giảm sự thoải mái của bệnh nhân, ảnh hưởng đến chất lượng hồi tỉnh Trong nghiên cứu của chúng bảng 3.20, có bệnh nhân nhóm sevofluran xuất hiên buồn nôn chiếm 6,7%, bênh nhân nhóm desfluran chiếm 10%, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê Các bệnh nhân gặp buồn nôn sau phẫu thuật chủ yếu gặp ở giới nữ, và đều hết triệu chứng sau dùng thuốc chống nôn Rét run sau mổ có thể giãn mạch, mất nhiệt mổ, hoặc ngừng thuốc mê bốc đột ngột kết thúc phẫu thuật Trong nghiên cứu của chúng tôi, bảng 3.20, ghi nhận có bệnh nhân xuất hiện rét run nhóm sevofluran chiếm 3,3%, bệnh nhân nhóm desfluran chiếm 6,7% Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê Nghiên cứu một số tác giả khác: Năm 2000, Larsen B nghiên cứu khả phục hồi nhận thức sau gây mê bằng remifentanyl-propofol, trì mê bằng sevofluran hoặc desfluran 72 thấy rằng: hiện tượng nôn và buồn nôn sau mổ gặp ở 10/20 bệnh nhân nhóm desfluran và 9/20 bệnh nhân nhóm sevofluran [40] Năm 2006, Röhm KD và CS nghiên cứu hiện tượng rét run sau mổ 53 bệnh nhân phẫu thuật tiết niệu và phụ khoa được gây mê bằng propofolremifentanyl vơi desfluran-fentanyl cho kết quả: rét run sau mổ xuất hiện 18/26 bệnh nhân (69,2%) ở nhóm propofol; 10/27 bệnh nhân (37%) ở nhóm desfluran [63] Năm 2007, Gulcan Erk và CS nghiên cứu các bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt túi mật, đánh giá hiện tượng nôn, buồn nôn giờ đầu sau mổ thấy: nhóm sevofluran có 36 bệnh nhân xuất hiện buồn nôn (36%), đó có 12 bệnh nhân xuất hiện nôn (12%); nhóm desfluran có 32 bênh nhân xuất hiện buồn nôn (32%), đó có 16 bệnh nhân xuất hiện nôn (16%) [64] Năm 2009, Magni G nghiên cứu 120 bệnh nhân phẫu thuật nội sọ lều được gây mê bằng desfluran và sevofluran cho kết quả: rét run nhóm sevofluran là bệnh nhân (12%), nhóm desfluran là 10 bệnh nhân (17%) Buồn nôn, nôn nhóm sevofluran là 12% so với 13 % nhóm desfluran [65] Năm 2013, Bùi Thị Thúy Nga nghiên cứu 61 bệnh nhân phẫu thuật sỏi mật gây mê bằng desfluran và sevofluran cho kết quả: tỷ lệ nôn và buồn nôn của nhóm desfluran là 12,9% so với 6,67% của nhóm sevofluran Tỷ lệ rét run sau mổ của nhóm desfluran là 9,68% so với 3,33% của nhóm sevofluran Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê [44] Năm 2014, G Kumar và CS thực hiện nghiên cứu phân tích tổng hợp các nghiên cứu đến tháng 11/2013, so sánh gây mê tĩnh mạch propofol với sevofluran hoặc desfluran cho kết quả: tỷ lệ nôn và buồn nôn giữa propofol 73 với sevofluran là 15.1% so với 26.7%; propofol với desfluran là 10.9% s với 33.3% [66] TDKMM nghiên cứu của chúng thấp kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Nhưng có tương đồng với tác giả nước Bùi Thị Thúy Nga KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 60 bệnh nhân phẫu thuật chấn thương hàm mặt tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 7/2016 đến tháng 9/2016 được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm trì mê bằng sevofluran, nhóm trì mê bằng desfluran Chúng đưa một số kết luận sau: Ảnh hưởng lên nhịp tim huyết áp 74 Sevofluran và desfluran đều ít gây ảnh hưởng lên nhịp tim và huyết áp Nhịp tim và huyết áp không thay đổi nhiều giai đoạn trì mê Kiểm soát độ mê tốt với chỉ số BIS tương đương nhau, nằm mức lý tưởng Chất lượng hồi tỉnh TDKMM Nhóm gây mê có sử dụng desfluran có thời gian tự thở, thời gian mở mắt, thời gian rút nội khí quản nhanh nhóm gây mê có sử dụng sevofluran (5,03±1,71 phút, 6,22±1,98 phút và 7,3±2,14 phút so với 6,13±1,61 phút, 7,53±1,81 phút và 8,72±2,22 phút) Chất lượng hồi tỉnh ở cả hai nhóm đều tốt Chất lượng cuộc mê ở cả hai nhóm đều tốt TDKMM gặp với tỷ lệ thấp và không có sự khác biệt ở cả hai nhóm TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Gia Bảo (2015) “Gãy xương vùng hàm mặt” Bài giảng chuyên ngành Răng hàm mặt, Bệnh viện Quân Y 103 Avidan M.S., Lini Zhang (2008) Anesthesia awareness and the Bispectral Index N Engl J Med, 358, 1097-1108 Nguyễn Thụ, Đào Văn Phan, Công Quyết Thắng (2003), Thuốc mê, Dược lý học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Hardman J.G., Aitkenhead A R (2005) Awareness during anaesthesia Advance Access publication, 5(6), 183–186 Song J.G., Yun-Fei Cao (2005) Awakening concentration of desflurane is decreased in patients with obstructive jaundice Anesthesiology, 102, 562–565 Task force (2006) Practice advisory for intraoperative awareness and brain function monitoring Anaesthesiology, 104(4), 847–864 Orser B.A (2008) Depth of anesthesia monitor and the frequency of intraoperative awareness The new England Journal of Medicine, 1189-1191 Bùi Ích Kim (2002) Dược lý học lâm sàng các thuốc mê hô hấp, Bài giảng Gây mê Hồi sức, 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội ABOTT (2000), Sevofluran, tra cứu thuốc, Ykhoanet 10 Mayer D B (1998), Sevofluran –characteristics and pharmacokinetics: new appoaches to out patient adult and pediatric management, MAPAR, 112 11 Piat V., Dubois M.C (1994) Induction and recovery characteristics and hemodynamic responses to sevofluran and halothan in children Anesth Analg 79, 840-844 12 Smith I., Nathanson N.(1996) Sevofluran – a long-awaited volatile anaesthetic Bristish Journal of Anaesthesia, 76, 435 – 445 13 Robert K Stoelting, Simson c Hillier (2006) “Pharmacokinetics and Pharmacology and Physiology in Anesthetic Pratice, Chapter 1, pp: - 45 14 Miller RD ( 2009), Miller’s Anaesthesia 15 E Balagny, M Cathelin, F Clergue (1994), Le desfluran, Journées d' Enseignement Post-Universitaire d'Anesthésie et de Réanimation 16 Bùi Hạnh Tâm, Nguyễn Quốc Kính (2011) “Đánh giá độ mê bằng BIS (Bispectral Index) ở bệnh nhân mổ tim mở” Tạp chí Y học thực hành, 774, 137-140 17 Trần Thanh Tùng (2012) “Đánh giá hiệu gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng đợ đích bằng propofol thủ thuật nợi soi mật tụy ngược dòng” Luận án chuyên khoa ĐHYD TP.HCM 18 Avidan MS, Zhang L, Burnside BA et al (2008) Anesthesia awareness and the bispectral index N Engl J Med, 358: 1097–1108 Bruhn J, 19 Bouillon TW& Shafer SL (2000) Bispectral index (BIS) and burst suppression: revealing a part of the BIS algorithm Journal of Clinical Monitoring and Computing, 16: 593–596 20 Hoàng Văn Bách, Nguyễn Quốc Kính, Công Quyết Thắng (2011): “So sánh gây mê hô hấp bằng sevofluran với gây mê tĩnh mạch bằng propofol truyền kiểm soát nồng độ đích dưới sự điều khiển của điện não sớ hóa-Entropy” Tạp Chí Y Học Thực Hành, sớ 764, tr 139 – 141 21 Nguyễn Hữu Tú (2014), “Thuốc mê đường tĩnh mạch”, Bài giảng Gây mê Hồi sức, Nhà xuất bản Y học, tr 10 – 12 22 Barash, Paul G et al (2009) “Inhaled anaesthetics”, Clinical Anaesthesia, Chapter 17, pp 414 – 444 23 Stoelting R.K., Hillier S.C (2006), Pharmacokinetics and pharmacodynamics of injected and inhaled drugs, Handbook of Pharmacology and Physiology in Anesthetic Practice, Chapter 1, 5-45 24 Sevoflurane, Product Information 2014 25 Gauthier A., Girard F (2002) Sevofluran provides faster recovery and postoperative neurological assessment than isofluranin long-duration neurosurgical cases”, Anesth Analg 95, 1384–1388 26 Lewis Michael C, Gerenstein Ricardo I (2006) Onset time for sevofluran/nitrous oxide induction in adults is prolonged with increasing age Anesth Analg 102, 1699–1702 27 Landoni G, Biondi-Zoccai GG (2007) Desfluran and sevofluran in cardiac surgery: a meta-analysis of randomized clinical trials J Cardiothorac Vasc Anesth, 21(4), 502-511 28 Bùi Ích Kim (2002), “Gây mê hơ hấp”, Bài giảng Gây mê Hồi sức, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1, 560-571 29 Suprane, Product Information Việt Nam 2013 30 Eger El II et al The Pharmacology of Inhaled Anesthetics 2003 31 Eger El II et al The Pharmacology of Inhaled Anesthetics, San Antonio, Texas: The Dannemiiller Memorial Educational Foundation;2007: p167-176 32 Nguyễn Văn Chừng (1997) “Xác định độ mê”, Gây mê hồi sức, Nhà xuất Y học, tr 47 – 63 33 Evans JM Jr, Davies WL Monitoring anaesthesia Clinics in Anaesthesiology 1984; 2: 243 34 Mavoungou P, Billard V, Moussaud R, Potiron L “The value of monitoring the bispectral index of the EEG for the management of hypertension during laparoscopic surgery” 35 Nathanson H., Brian Fredman (1995) Sevofluran versus desfluran for outpatient anesthesia: a comparison of maintenance and recovery profiles Anesth Analg 81,1186-1190 36 Strum Earl M., Janos Szenohradszki (2004) Emergence and recovery characteristics of desfluran versus sevofluran in morbidly obese adult surgical patients: A prospective randomized study Anesth Analg 99, 1848–1853 37 Caverni.( 2005) “Hypotensive Anesthesia And Recovery Of Cognitive Function In Long-Term Craniofacial Surgery” J Craniofac Surg 16(4):531-6 38 McKay R.E., Large M J.C (2005) Airway reflexes return more rapidly after desfluran anesthesia than after sevofluran anesthesia Anesth Analg 100, 697–700 39 La Colla L (2007) “Faster wash-out and recovery for desflurane vs sevoflurane in morbidly obese patients when no premedication is used” Br J Anaesth: 353-8 40 Larsen B., Seitz A (2009) Recovery of cognitive function after remifentanil-propofol anesthesia: a comparison with desfluran and sevofluran anesthesia Anaesthesia Anal 90, 168-174 41 Kaur A, Jain AK, Sehgal R, et al (2013) Hemodynamics and early recovery characteristics of desfluran versus sevofluran in bariatric surgery J Anaesthesiol Clin Pharmacol, 29(1), 36-40 42 Erhan Gửkỗek (2016) “Early postoperative recovery after intracranial surgical procedures Comparison of the effects of sevoflurane and desflurane” Acta Cirurgica Brasileira: 1678-2674 43 Nghiêm Thanh Tú (2012) So sánh hiệu quả gây mê bằng sevofluran và desfluran phẫu thuật nội soi viêm ṛt thừa cấp Tạp chí Y học thực hành, 837, 109-112 44 Bùi Thị Thúy Nga (2013) “So sánh gây mê bằng sevofluran và desfluran phẫu thuật sỏi mật bệnh viện Việt Đức” Luận văn thạc sĩ Y học 45 Owens W.D, Felts J.A, Spitznagel E.L Jr (1978) ASA physical status classifications: a study of consistency of ratings Anesthesiology, 49, 239-243 46 Cormack, R.S.; Lehane, J (1984) "Difficult tracheal intubation in obstetrics" Anaesthesia 39 (11): 1105–11 47 Aldrete Antonio J (1998) Modification to the postananesthesia score for use ambulatory surgery Jounal of perianaesthesia nursing, 1(3), 148-155 48 J Wang, T.Liu, P.F White (1944) Effects of end-tidal gas monitoring and flow rates on hemodynamic stability and recovery profiles Anesth Analg (79), 538-544 49 Hoàng Ngọc Lan, Mai Đình Hưng (2015) “Nghiên cứu chức nhai bệnh nhân sau điều trị gãy xương hàm Le Fort I, Le Fort II và gò má cung tiếp” Luận văn Tiến sĩ Y học 50 Trương nhựt Khuê (2012) “Nghiên cứu đặc điểm gãy xương hàm dưới và đánh giá kết điều trị bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2010” Luận án Tiến sĩ Y học 51 Lê Quý Thảo (2012) “Nhận xét lâm sàng, X-Quang và kết điều trị gãy xương hàm LeFort II” 52 Song D, Girish P Joshi, Paul F White et al (1998) Fast-Track eligibility after ambulatory anesthesia: A comparison of desfluran, sevofluran, and propofol Anesth Analg 86, 267-273 53 Joseph G Werner (2015) “Desflurane Allows for a Faster Emergence When Compared to Sevoflurane without Affecting the Baseline Cognitive Recovery Time” Front Med (Lausanne) 2:75 54 N Nathan-Denizot (1999), Toxicité des halogénés, Conférences d'actualisation, 53-69 55 Kawaguchi M, Takamatsu I (2009) Rocuronium dose – dependent suppresses the spectral Entropy response to tracheal intubation during propofol anaesthesia Bristish Journal of anaesthesia, 102, 667-672 56 Lê Thị Thanh Bình (2011), So sánh hiệu trì mê desfluran với propofol bệnh nhân phẫu thuật nội soi phụ khoa, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội 57 Welborn L.G., Hannallah R.S (1996) Comparison of emergence and recovery characteristics of sevofluran, desfluran, and halothan in pediatric ambulatory patients Anesth Analg 83, 917-920 58 White P.F (2009) Desflurane versus sevoflurane for maintenance of outpatient anesthesia: the effect on early versus late recovery and perioperative coughing Anesth Analg 109(2), 387–393 59 Rörtgen D , Kloos J (2010) Comparison of early cognitive function and recovery after desfluran or sevofluran anaesthesia in the elderly: a double-blinded randomized controlled trial Br J Anaesth, 104(2), 167174 60 Gupta A., Stierer T (2004) “Comparison of recovery profile after ambulatory anesthesia with propofol, isofluran , sevofluran and desfluran a systematic review”, Anesth Analg 98, 632–641 61 Fleischmann E., Ozan Akc (1998) Onset time, recovery duration, and drug cost with four different methods of inducing general anesthesia Anesth Analg 88, 930–935 62 Saros GB, Doolke A.(2006) “Desfluran vs sevofluran as the main inhaled anaesthetic for spontaneous breathing via a laryngeal mask for varicose vein day surgery” Acta Anaesthesiol Scand, 50(5), 549-552 63 Röhm KD (2006) “Early recovery, cognitive function and costs of a desflurane inhalational vs a total intravenous anaesthesia regimen in long-term surgery” Acta Anaesthesia Scand :14-8 64 Erk G., Erdogan G (2007) Anesthesia for laparoscopic cholecystectomy: comparative evaluation desfluran/sevofluran vs propofol Middle East J Anesthesiol, 19(3), 553-562 65 Magn G., Italia La Rosa (2009) A comparison between sevoflurane and desflurane anesthesia in patients undergoing craniotomy for supratentorial intracranialsSurgery Anesth Analg 109, 567–571 66 Kumar G (2014) “A comparison of total intravenous anaesthesia using propofol with sevoflurane or desflurane in ambulatory surgery” Anaesthesia :1138-50 PHIẾU NGHIÊN CỨU SO SÁNH KẾT QUẢ GÂY MÊ CÓ SỬ DỤNG SEVOFLURAN VÀ DESFLURAN TRONG PHẪU THUẬT HÀM MẶT Số thứ tự: Nhóm: Sevofluran [ ] Desfluran [ ] Số bênh án: A Phần hành chính: A1 Họ và tên: Tuổi: A2 Cân nặng (kg): Chiều cao(cm): A3 Giới tính: Nam A4 Chỉ số ASA: ASA [ ] B [] Nữ [] ASA [ ] Phần theo dõi: B1 Ngày vào viện: B2 Ngày phẫu thuật: B3 Chẩn đoán:……………………………………………… .… B4 Theo dõi trước khởi mê: (T0) MAP (mmHg) Nhịp tim (lần/phút) B5 Theo dõi khởi mê và trì mê: Thời điểm T1 T2 T3 T4 T5 T6 MAP Nhịp tim SpO2 FiO2 EtCO2 Fi MAC Điểm PRST Nồng độ % thuốc mê B6 Thuốc giảm đau fentanyl: T7 T8 T9 - Liều khởi mê (mg): - Tổng liều nhắc lại mổ (mg): - Tổng liều cho cả cuộc mổ (mg): - Liều (mg/kg/giờ): B7 Thuốc ngủ propofol -Liều khởi mê(mg):……………………………………… T10 B8 Thuốc giãn - Liều khởi mê (mg):………………………………………… B9 Thời gian đặt NKQ( phút):……………………………… B10 Điểm Cormack – Lehan: Độ [ ] Độ [ ] Độ [ ] Độ [ ] B11 Phản xạ đặt NKQ Không phản xạ ho [] Có phản xạ ho < lần [] Có phản xạ ho > lẩn [] C Hồi tỉnh: C1 Chất lượng hồi tỉnh sau rút NKQ: C1.1 Có đau không: Có [ ] C1.2 Có nói được chính xác họ tên, tuổi: C1.3 Địa chỉ đúng: Có [ ] Không [ ] Có [ ] Không [ ] Không [ ] C2 Chất lượng hồi tỉnh sau rút NKQ phút: C2.1 Có đau không: Có [ ] Không [ ] C2.2 Có nói được chính xác họ tên, tuổi: Có [ ] Không [ ] C2.3 Địa chỉ đúng: Có [ ] Không [ ] D Các tác dụng không mong muốn liên quan đến gây mê: D1 Có biết diễn biến cuộc mổ không? Có [ ] Không [ ] D2 Buồn nôn không? Có [ ] Không [ ] D3 Nôn không? Có [ ] Không [ ] D4 Rét run? Có [ ] Không [ ] D5 Đau đầu, khó chịu? Có [ ] Không [ ] D6 Ảo giác, ảo mộng lúc mê? Có [ ] Không [ ] D7 Co thắt quản, phế quản? Có [ ] Không [ ] D8 Đau ngực? Có [ ] Không [ ] D9 Rối loạn nhịp tim? Có [ ] Không [ ] D10 Aldrete (điểm) E Tính thời gian: E1 Thời gian gây mê (phút) E2 Thời gian phẫu thuật (phút) E3 Thời gian rút NKQ (phút) E4 Thời gian tỉnh tự thở (phút) E5 Thời gian mở mắt (phút)……………………………………… F Đánh giá chất lượng gây mê: Tốt [ ] Trung bình [ ] Kém [ ] ... đề tài: ? ?So sánh kết gây mê có sử dụng sevofluran desfluran phẫu thuật hàm mặt? ?? với hai mục tiêu sau: So sánh thay đổi huyết động độ mê phẫu thuật hai nhóm trì mê sevofluran desfluran phẫu... VÀ ĐÀO TÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ Y TẾ PHÍ THỊ HOA SO S¸NH KếT QUả GÂY MÊ Có Sử DụNG SEVOFLURAN HOặC DESFLURAN TRONG PHẫU THUậT HàM MặT Chuyờn ngnh: Gõy mờ hi sức Mã số: 60720121 LUẬN VĂN... bệnh nhân được gây mê bằng sevofluran và desfluran nhận thấy rằng: nhóm gây mê bằng desfluran có khả phục hồi các phản xạ hô hấp nhanh so với nhóm gây mê bằng sevofluran [38]

Ngày đăng: 08/07/2020, 22:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w