1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN - Rèn kỹ năng phát âm cho trẻ

12 2,6K 28
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 92,5 KB

Nội dung

A, PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó có vai trò chủ đạo và là nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Một ngôi nhà chỉ thực sự vững chắc khi nó được xây dựng trên một nền móng vững chắc. Nền tri thức và nhân cách của con người có được hoàn thiện và vững chắc hay không chính là nhờ vào sự kiên cố của nền móng ban đầu. Vậy trong giáo dục và đào tạo đâu là nền móng? Đó chính là cấp học mâm non. Tuổi thơ mầm non, buối bình minh của cuộc đời là giai đoạn đang hình thành những tình cảm nhận thức đầu tiên về thế giới. Hơn ai hết trẻ thơ luôn ngạc nhiên trước cuộc sống, chúng đến với cuộc sống trong lòng mang ngọn lửa khát khao hiểu biết, khám phá và ham muốn diễn tả nhận thức và tình cảm của mình bằng các hình thức nghệ thuật một cách tự nhiên. Và đó chính là yếu tố làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ. I , LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1, Cơ sở lý luận. Xuất phát từ mục đích của nền giáo dục là đào tạo những con người mới có kiến thức văn hoá, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo và kỷ luật, giầu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có tri thức khoa học, có tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái hay cái đẹp, giầu ước mơ và sáng tạo. Những phẩm chất tốt đẹp ấy phải được xây dựng và bồi dưỡng ngay từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn với biết bao điếu tốt đẹp trong tương lai. Và ngôn ngữ có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt lao động và học tập của con người. Không có ngôn ngữ thì con ngưòi không thể hoạt đông giao tiếp. Thông qua ngôn ngữ con người hiểu được nhau, thông cảm với nhau và gần gũi với nhau hơn. Đối với lứa tuổi mầm non việc rèn phát âm cho trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Rèn phát âm cho trẻ nhằm cung cấp thêm vốn từ cho trẻ, rèn lời nói mạch lạc và các câu nói đúng ngữ pháp, giúp trẻ hiểu đúng nghĩa của từ và có thể diễn đạt được câu theo ý hiểu của mình. Ở tuổi nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi ngôn ngữ của trẻ phần lớn là tuỳ thuộc vào sự dạy bảo của người lớn. Những đứa trẻ mà người lớn ít giao tiếp hay ít được thoả mãn nhu cầu giao tiếp thì thường nói rất chậm. Mặt khác do trẻ nghe không chuẩn nên phát âm bị méo tiếng, người ta gọi ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ '' tự tạo '', sở dĩ có ngôn ngữ ấy là do vốn từ của trẻ còn nghèo nàn nên trẻ phải nghĩ ra một số từ để tiện giao tiếp. Nếu dậy trẻ nói đúng, rèn phát âm chuẩn cho trẻ thì ngôn ngữ tự tạo sẽ nhanh chóng mất đi. Vậy việc rèn phát âm cho trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách phong phú và chính xác hơn. 2, Cơ sở thực tiễn. Rèn phát âm cho trẻ góp phần vào mục đích giáo dục, phát triển và hoàn thiện ngôn ngữ cho trẻ. Thực tế trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi ở các trường mầm non nói chung và ở trường mẫu giáo thượng yên công nói riêng ta thường bắt gặp ở trẻ những lời nói ít giống với lời nói của người lớn. Ví dụ: '' thịt '' trẻ nói là ''xịt '' ''bổ cam'' trẻ nói là ''mổ cam'' Ở lớp tôi có cháu Yến Nhi không phát âmđược âm '' C ''. Ví dụ: ''cô'' cháu gọi là ''ô'' ''Con'' cháu gọi là ''on''. Đứng trước những vấn đề trên, là một giáo viên trực tiếp chủ nhiệm lớp nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi, tôi nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm góp phần vào sự nghiệp giáo dục trẻ, phải tìm ra những biện pháp rèn phát âm cho trẻ, để giúp trẻ có thể phát âm đúng câu và rõ ràng mạch lạc hơn. Từ những suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài '' Một số biện pháp rèn phát âm cho trẻ nhà trẻ'' để nghiên cứu. II, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra những biện pháp thiết thực nhất để rèn phát âm cho trẻ nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi góp phần vào mục tiêu giáo dục và đào tạo của nghành học mầm non nói riêng và công cuộc xây dựng những con người mới trong xã hội mới của toàn dân tộc Việt Nam. III, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI. Đề tài nghiên cứu để giải quyết những vấn đề sau đây: 1, Nghiên cứu việc '' vận dụng các thủ pháp rèn phát âm cho trẻ nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi''. 2, Nghiên cứu lý thuyết về vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho việc rèn phát âm cho trẻ. 3, Nghiên cứu thực trạng để thấy được việc thực hiện dạng thức tiết học này đạt kết quả như thế nào? IV, KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1,Khách thể nghiên cứu. Là một số biện pháp rèn phát âm cho trẻ nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi. 2, Đối tượng nghiên cứu. Là lớp nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi, Trường Mẫu Giáo Thượng Yên Công_Uông bí_Quảng Ninh. Tổng sĩ số lớp: 20 cháu. Số trẻ nam: 11 cháu. Số trẻ nữ: 9 cháu. V, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1, Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Để xây dựng một đề tài thì việc nghiên cứu lý thuyết là điều không thể thiếu được. Do vậy khi xây dựng đề tài này tôi đã tìm đọc các liệu sau đây: ''Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhà trẻ, hướng dẫn và thực hiện cho trẻ nhà trẻ'' , của nhà xuất bản giáo dục. ''Tâm lý học _ giáo dục học lứa tuổi'' của cô Nguyễn Thị Hạnh _ cô Kiều Thị Bích Loan giảng viên trường cao đẳng sư phạm quảnh ninh. 2, Phương pháp điều tra. - Thu thập các số liệu, các hiện tượng để phát hiện ra các vấn đề cần giải quyết. Xác định tính phổ biến của nguyên nhân, chuẩn bị cho các bước tiếp theo, khả năng tiếp thu, hứng thú của trẻ, những khó khăn thuận lợi của cô, kinh nghiệm chuyên môn, phương pháp rèn phát âm cho trẻ. Sau đó thu thập các thông tin so sánh nghiên cứu để rút ra kết luận chung. 3, Phương pháp thống kê. - Dựa trên cơ sở những số liệu thu được về việc điều tra sau đó thống kê các số liệu một cách khoa học để các bước tiếp theo đạt kết quả cao. 4, Phương pháp quan sát và đàm thoại. - Cần quan sát và đàm thoại với trẻ để thấy được trẻ phát âm như thế nào qua đó tìm cách rèn phát âm cho trẻ. 5, Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Đề ra các phương pháp, đã vận dụng các phương pháp vào thực tế giảng dạy, kết quả đạt được đến đâu ? Tổng kết kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. 6, Phương pháp thực nghiệm. - Vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn để đánh giá kết quả cụ thể. B, PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG I, Vai trò của việc rèn phát âm cho trẻ nhà trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ và qua môn nhận biết tập nói. - Việc vận dụng các thủ pháp rèn phát âm cho trẻ qua các hoạt động hàng ngày của trẻ và qua môn nhận biết tập nói, là một việc làm đúng đắn và có hiệu quả. Vì thông qua đó giúp trẻ nhận biết và gọi đúng tên đặc điểm của các con vật, các sự vật hiện tương của thế giới xung quanh trẻ.Từ đó lời nói của trẻ được phát triển và chính xác hơn. - Có thể tìm thấy trong các hoạt động hàng ngày của trẻ và đặc biệt là qua môn nhận biết tâp nói những từ ngữ chính xác biểu cảm, những bức tranh sinh động đầy mầu sắc. - Thông qua môn nhận biết tập nói và các hoạt động hàng ngày của trẻ đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của trẻ muốn hiểu biết về thế giới thiên nhiên sinh động đầy hấp dẫn. - Vì vậy cho trẻ làm quen với môn nhận biết tập nói và các hoạt động hàng ngày của trẻ góp phần to lớn trong việc rèn phát âm cho trẻ tuổi nhà trẻ. II, Các thủ pháp rèn phát âm cho trẻ. - Giải thích cho trẻ những từ không hiểu đối với trẻ giúp trẻ hiểu các từ mới. - Chú ý đến các cấu trúc ngữ pháp câu của trẻ. - Giáo viên cần phải linh hoạt, khéo léo kết hợp dẫn dắt cho trẻ hiêu sâu hơn về thế giới xung quanh mình. III, Đặc điểm lời nói của trẻ nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi. - Đây là thời kì phát cảm ngôn ngữ. Trẻ không chỉ luôn luôn đòi hỏi biết được tên các đồ vật và con cố gắng phát ra lời nói để hỏi tên các đồ vật đó. Chẳng hạn trẻ nêu những câu hỏi như: cái gì đây? Cái gì kia? Đòi hỏi người lớn phải giải đáp cho nó và trẻ rất thích thú khi gọi được đúng tên các đồ vật và hiện tượng xung quanh. Viêc đó lại thường được người lớn khuyến khích và tán thưởng làm cho nhịp độ phát triển ngôn ngữ của trẻ tăng lên rõ rệt, đặc biệt là vốn từ được mở rộng nhanh chóng và việc phát âm cũng được chính xác hơn. - Trong cuộc sống và hoạt động trẻ thường bắt gặp những sự vật và hiện tượng lạ lùng, đầy hấp dẫn khiến trẻ muốn nói lại những điều thích thú và ngạc nhiên ấy cho những người xung quanh. Để mong có sự đồng cảm với mình trẻ phải tìm cách diễn đạt ý nghĩ của mình sao cho người khác hiểu được, điều đó đòi hỏi trẻ phải nắm được mặt ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ. Lúc đầu trẻ thường dùng câu một tiếng sau đó trẻ dùng câu 2 tiếng theo 2 mô hình chủ yếu: chủ ngữ cộng với vị ngữ như: mẹ xúc, con chơi, và vị ngữ cộng với bổ ngữ như: lấy kẹo, đánh mèo, Đây là 2 kiểu câu chính mà trẻ thường dùng để biểu thị các hành động với đồ vật. Vì trẻ chưa nắm vững ngữ pháp nên thường hay nói ngược. - Tuy nhiên ở trẻ lên hai ta thường gặp ở trẻ những lời nói ít giống với lời nói của người lớn: Ví dụ: Vần ''ương'' trẻ hay đọc thành vần ''ươn'' . Người ta gọi loại ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ tự tạo, sở dĩ ở trẻ xuất hiện loại ngôn ngữ ấy là vì: Thứ nhất là do người lớn gần gũi trẻ nói với trẻ như vậy, họ cho rằng nói như thế dễ hiểu hơn. Thứ hai là do trẻ nghe không chuẩn nên phát âmbị méo tiếng. Thứ 3 là do vốn từ của trẻ còn nghèo nàn nên trẻ phải nghĩ ra một số từ để tiện giao tiếp. Nếu dạy trẻ nói đúng, rèn phát âm chuẩn cho trẻ thì ngôn ngữ tự tạo sẽ mất đi nhanh chóng. - Lên 3 tuổi cấu trúc ngữ pháp của trẻ được hoàn thiện dần, phát âm cũng chính xác dần lên, các phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần dần được định vị, trẻ phát âm được hầu hết các âm vị của tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên trẻ vẫn mắc phải một số lỗi lớn về phát âm, nhầm lẫn khi phát âm. Khi nói trẻ hay nói chậm và kéo dài giọng, đôi khi còn ậm ừ, ê a, không liên tục, không mạch lạc. - Ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi này còn mang nặng tính ngữ cảnh, trẻ còn nói láu táu, chưa rõ ràng, còn phải sử dụng nhiều đến cử chỉ điệu bộ khi diễn đạt. - Tuy nhiên việc nắm được ý nghĩa của từ phụ thuộc vào sự phát triển, khả năng nhận thức và tư duy của trẻ. tốc độ phát triển vốn từ của trẻ không đều nhau. Vốn từ của trẻ mang tính cá nhân rõ rệt, cùng một lứa tuổi có trẻ vốn từ rất phong phú về thể loại nhiều về số lượng, nhưng có trẻ vốn từ rất nghèo nàn. Điều đó phụ thuộc vào sự tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên của những người xung quanh, đặc biệt là trình độ của bố mẹ và phụ thuộc vào yếu tố khác. - Trẻ ở độ tuổi 24 đến 36 tháng tuổi rất hay bắt chước, chóng nhớ nhưng cũng chóng quên. Vì vậy sống ở môi trường nào trẻphát âm, có ngôn ngữ ở môi trường xã hội đó. Qua đó ta thấy việc rèn phát âm cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi là cần thiết và hợp lý. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG RÈN PHÁT ÂM CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24 ĐẾN 36 THÁNG TUỔI Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO THƯỢNG YÊN CÔNG. I, Vài nét về trường mẫu giáo thượng yên công - uông bí - quảng ninh. - Trường mẫu giáo thượng yên công nằm trên địa bàn vùng núi khó khăn của thị xã uông bí. Nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống như dân tộc dao, dân tộc tày và cả dân tộc kinh. - Trong những năm đầu nhà trường gặp nhiều khó khăn như lớp học không tập trung, phòng học còn trật hẹp không đủ điều kiện cho trẻ hoạt động. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều, đồ dùng đồ chơi chua được phong phú hấp dẫn. Qua 29 năm liên tục duy trì và không ngừng phát triển đến nay có 13 đồng chí giáo viên đã nâng cao nghiệp vụ sư phạm, 100% đã đạt chuẩn trở lên, có 7 lớp học và khoảng 150 cháu trong đó có 30 cháu ở độ tuổi nhà trẻ. Đặc biệt gần 100% trẻ 5-6 tuổi ra lớp. Các cháu học chia theo độ tuổi và 100% trẻ đi học ăn ngủ tại lớp. - Vượt lên mọi khó khăn đội ngũ giáo viên trường mẫu giáo thượng yên công luôn cố gắng để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. - Trường có nhiều năm là đơn vị đạt danh hiệu tiên tiến cấp cơ sở của thị xã Uông Bí. II, Thực trạng rèn phát âm cho trẻ nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi ở trường mẫu giáo thượng yên công. 1, Nhận thức của giáo viên về việc rèn phát âm cho trẻ nhà trẻ. - Giáo viên đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc rèn phát âm cho trẻ.Dậy trẻ theo đúng chương trình của nhà trường sắp xếp và day trẻ phát âm ở mọi lúc mọi nơi. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện đồ dùng trực quan và thực hiện theo đúng quy trình. 2, Hiệu quả của việc rèn phát âm cho trẻ nhà trẻ. - Trẻ đã biết gọi đúng tên các đồ vật, sự vật, hiện tượng xung quanh mình. - Trả lời được các câu hỏi của cô. - Trẻ hứng thú, chú ý trong việc rèn phát âm. - Tuy nhiên vẫn còn một số trẻ phát âm chưa rõ ràng do trẻ mới bắt đầu tập nói nên việc rèn phát âm cho trẻ con gặp nhiều khó khăn. 3, Nguyên nhân: * Nguyên nhân khách quan: - Các phương tiện dậy học chưa nhiều, chưa phong phú. - Chất lượng của đồ dùng trực quan chưa sinh động tranh ảnh, chưa phong phú. * Nguyên nhân chủ quan: - Giáo viên còn hạn chế trong việc sử dụng các phương tiện dạy học, chưa phát huy hết tác dụng của đồ dùng trực quan. - Phần đọc mẫu của giáo viên đôi khi còn nhầm lẫn chưa chính xác. CHƯƠNG III NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN PHÁT ÂM CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24 ĐẾN 36 THÁNG Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO THƯỢNG YÊN CÔNG: Từ những thực trạng và nguyên nhân trên tôi đã mạnh dạn đề ra một số phương pháp rèn phát âmcho trẻ nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi: I, Tích hợp với các môn học: 1, Thông qua môn nhận biết tập nói: - Thông qua môn nhận biết tập nói trẻ được làm quen với một số đồ dùng đồ chơi, các cô các bác trong trường, các con vật sống trong gia đình, một số loại cây, một số loại rau, một số loại hoa, làm quen với một số phương tiện giao thông, .Qua đó trẻ biêt gọi đúng tên, đặc điểm, công việc, lợi ích. Ví dụ: nhận biết tập nói: Hoa đồng tiền, hoa huệ: + Qua bài này tôi đọc câu đố cho trẻ đoán hoa gì, sau đó cho trẻ quan sát từng bông hoa, cô đặt ra những câu hỏi để trẻ gọi đúng tên, đặc điểm, ích lợi của từng loại hoa và so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 loại hoa. + Cô gợi mở để trẻ nói nhiều hơn, chú ý khi trẻ phát âm sai như nói ngọng hay nói ngược . cô phải sửa ngay cho trẻ bằng cách phát âm để trẻ phát âm theo cô một cách chính xác hơn. - Qua môn học này trẻ được rèn phát âm nhiều hơn, từ đó việc phát âm của trẻ cũng dần được chính xác hơn. 2, Thông qua các môn học khác như môn hoạt động với đồ vật, môn văn học, môn âm nhạc, môn phát triển vận động: - Thông qua các môn học này cô cũng kết hợp rèn phát âm cho trẻ bằng cách đặt ra các câu hỏi cho trẻ trả lời, tạo điều kiện để trẻ được nói nhiều hơn. Ví dụ: Thông qua môn văn học cho trẻ đọc thơ hoặc kể lại truyện nhưng nên cho trẻ đọc kể nhóm, cá nhân nhiều hơn. Như vậy cô mới có thể phát hiện được chính xác sự phát âm của từng trẻ như thế nào? Từ đó cô sẽ rèn cho trẻ phát âm một cách chính xác hơn. [...]... sau đó cho trẻ nói lại nhiêm vụ của từng góc chơi - Trong khi chơi trẻ được giao lưu trò chuyện với nhau, cô sẽ quan sát nếu trẻ phát âm sai cô phải sửa ngay cho trẻ III, Kết quả: - Trẻ phát âm chuẩn, chính xác, rõ ràng, mạch lạc, trả lời được các câu hỏi của cô: 15/20 cháu đạt 75% - Trẻ phát âm còn ngọng, chưa rõ ràng: 5/20 cháu đạt 25% - Sau thời gian rèn phát âm cháu YẾN NHI đã phát âm chuẩn âm ''C''... Hoạt động đón trẻ - trò truyện sáng: - Trong giờ đón trẻ cô dạy trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào các bạn - Qua trò truyện sáng: Cô trò chuyện với trẻ theo chủ đề, được trò chuyện cùng trẻ cô sẽ dễ phát hiện ra trẻ phát âm sai như thế nào và sửa sai cho trẻ, giúp trẻ phát âm chính xác hơn - Giờ điểm danh: Dạy trẻ biết dạ cô một cách rõ ràng, mạch lạc và chính xác 2, Hhoạt động ngoài trời: - Thông qua hoạt... những đặc điểm chú ý ấy chúng ta có những biện pháp phù hợp làm cho việc phát âm của trẻ ngày càng phát triển hoàn thiện hơn Đăc biệt là chú ý đến việc dậy từ, cấu trúc ngữ pháp cho trẻ, nhưng cũng cần chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc và ngôn ngữ hình tượng cho trẻ Và việc rèn phát âm cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ phát âm một cách đầy đủ và chính xác hơn ... chuẩn âm ''C'' Cháu phát âm rõ ràng tiếng ''CÔ'', ''CON'' C, PHẦN KẾT LUẬN - Tóm lại việc rèn phát âm cho trẻ nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi là một việc làm hết sức cần thiết và không thể thiếu Nó vừa là nội dung, vừa là một phương tiện giáo dục trẻ, góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ Qua đó nó kích thích trí tưởng tượng, khả năng tư duy của trẻ, khám phá thêm... quanh trẻ Để làm tốt việc rèn phát âm cho trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải yêu nghề mến trẻ, có sự kiên trì, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp thủ thuật đề ra - Để khả năng rèn phát âm của trẻ đạt kết quả tốt phải có một quá trình sư phạm dài Bởi vì khi sinh ra trẻ. .. lớn phải tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh, được giao lưu với bạn bè và mọi người xung quanh, qua đó khả năng phát âm của trẻ cũng dần chính xác hơn - Qua tìm kiếm xây dựng tôi thấy đề tài nghiên cứu đã thu được kết quả nhất định Những vấn đề thuộc về lý luận chung và đặc điểm tâm lý của trẻ giúp ta thấy khả năng phát âm của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ Dựa trên những đặc điểm... trời: - Thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh từ đó trẻ sẽ có những câu hỏi, những từ ngữ, những câu trả lời sáng tạo Tuy nhiên những từ ngữ, những câu hỏi, những câu trả lời ấy còn chưa rõ ràng mạch lạc.Lúc đó cô sẽ sửa sai cho trẻ, phát âm để trẻ phát âm theo cô được rõ ràng, mạch lạc và chính xác hơn 3, Hoạt động góc: - Thông qua bước thỏa thuận chơi cô giới . mầm non việc rèn phát âm cho trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Rèn phát âm cho trẻ nhằm cung. pháp rèn phát âm cho trẻ. - Giải thích cho trẻ những từ không hiểu đối với trẻ giúp trẻ hiểu các từ mới. - Chú ý đến các cấu trúc ngữ pháp câu của trẻ. -

Ngày đăng: 11/10/2013, 05:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w