1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN SINH HOC 2010-2011

10 601 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 106 KB

Nội dung

1 I. TÊN ĐỀ TÀI 1 : PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC HỌC TẬP MÔN SINH HỌC II. ĐẶT VẤN ĐỀ : 1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu : Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương phâp dạy học tích cực” (PPDHTC) với câc kỹ thuật dạy, học tích cực nhằm giúp học sinh phât huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sâng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức văo những tình huống khâc nhau trong học tập vă trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người mới tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh câch tìm ra chân lí. Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tâc) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đê học cần thiết, bổ ích cho bản thđn học sinh vă cho sự phât triển xê hội. PPDHTC, được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái với không hoạt động, thụ động. Kỹ thuật dạy, học tích cực là “hạt nhđn” của PPDHTC, hướng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động của người học chứ không chỉ hướng vào việc phát huy tính tích cực của người dạy. Vì vậy, muốn đổi mới PPDH trước hết phải hình thành PPHT tích cực cho học sinh. 2.Thực trạng của vấn đề : Môn sinh học là một trong những môn họchọc sinh cần phải tiếp thu một cách chủ động chiếm lĩnh tri thức nhằm ứng dụng vào đời sống sản xuất vì đa số các em là con em của nông dân. Hơn nữa gần 75 % dân số của chúng ta sản xuất nông nghiệp, sẽ không thừa để cho các em học và phục vụ cho đời sống của bản thân,gia đình và xã hộiû. Mà trên thực tế học sinh của chúng ta rất thụ động trong việc học tập môn sinh học, các em chưa biết được tầm quan trọng của bộ môn là nhằm ứng dụng vào cuộc sống và sản xuất. Khi tham gia hoạt động nhóm nhằm tiếp thu kiến thức đa số các em còn ĩ lại, 2 trông chờ vào bạn, kết cục chẳng ai chịu tham gia góp ý kiến. Khi trình bày kết quả của nhóm chẳng cá nhân nào chịu đứng lên trình bày. Đó là những vấn đề tôi thường gặp trong quá trình dạy học bộ môn sinh học 7. 3. Lí do chọn đề tài : Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, trước những biến đổi không ngừng vừa theo dòng chảy quy luật vừa đột biến bất thường. Con người trong tương lai phải là con người biết hành động một cách năng động và sáng tạo, thích ứng được với yêu cầu mới của thời đại, có tri thức khoa học công nghệ tiên tiến, có kĩ năng, kĩ xảo vững chắc, có ý thức nghề nghiệp để giải quyết “đúng, nhanh, sáng tạo” các nhiệm vụ của thực tiễn đặt ra. Để làm được điều này đòi hỏi người học phải đứng trước các vấn đề, phải tự tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, lập luận, thuyết minh làm sáng tỏ vấn đề, biết hợp tác, chia sẻ để tìm đến chân lí khoa học. Nhà trường với phương pháp cổ truyền cùng với thời gian đã hoàn thành sứ mạnh lịch sử của nó, nhường chổ cho sự xuất hiện một nhà trường mới với phương pháp đảm bảo cho ra đời một sản phẩm đáp ứng ngày càng cao của thế kỉ XXI. Dạy và học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là một tiêu chuẩn về giáo dục hiệu quả. Việc đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học là một yêu cầu khách quan nhằm giúp cho người học hệ thống được kiến thức, năng động hơn, sáng tạo hơn, phát triển năng lực trí tuệ ở một mức cao hơn, đòi hỏi người dạy phải đầu tư nghiên cứu nhiều nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản. Để góp phần thực hiện mục tiêu “Đào tạo học sinh thành những con người năng động,độc lập và sáng tạo.Tiếp thu được những tri thức khoa học,kĩ thuật hiện đại biết vận dụng tìm ra những giải pháp hợp lí nhằm giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống của bản thân và xã hội”. Học tập văn hóa chiếm một vị trí rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn lao đối với trẻ em, là một hoạt động chủ đạo của học sinh cấp II vì nó chiếm nhiều thời gian trong cuộc sống của các em và quan trọng hơn là tạo ra những phẩm chất tâm lí lứa tuổi. Bộ môn sinh học nói chung là bộ môn khoa học thực nghiệm .với nội dung chứa đựng một kho tàng kiến thức sinh động, phong phú, hấp dẫn dể kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện tốt cho việc hình thành động cơ, thái độ học tập hứng thú của học sinh. Một trong những yêu cầu giảng dạy môn sinh học: “ Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh theo hướng có tổ chức để học sinh tự lực, chủ động chiếm lĩnh khoa học.” Chính vì lẽ đó mà tôi đã chọn đề tài này. 4.Giới hạn nghiên cứu của đề tài: 3 Do điều kiện không thuận lợi nên tôi chỉ tìm hiểu được các đối tượng học sinh mình đang dạy ở trường THCS Hướng Hiệp và THCS Abung và một số học sinh ở các trường khác trên địa bàn huyện Đakrông thông qua trao đổi với đồng nghiệp. Việc thực nghiệm đề tài vẩn còn chút hạn chế do học sinh chọn thực nghiệm chưa tích cực, tự giác. Tài liệu chính thống để tham khảo không nhiều, nguồn tài liệu chủ yếu của đề tài là khai thác mạng INTERNET III. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Muốn phát huy tính tích cực học tập của học sinh thì trước hết chúng ta phải hiểu tích cực là một hiện tượng sư phạm, biểu hiện sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập và nói đến tính tích cực học tập thực chất là nói đến tính tích cực nhận thức, nó được biểu hiện: Học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức, kĩ năng, vận dụng kĩ năng để giao tiếp, gây hứng thú học tập, từ đây các em sẽ tự giác học tập, chủ động huy động vốn kinh nghiệm đã tích luỹ (vốn từ, quy tắc ngữ pháp…) để bắt chước, tái hiện, tìm tòi cách ứng xử và ứng xử sáng tạo trong các tình huống giao tiếp. Học sinh chủ động lựa chọn kiến thức và thao tác tư duy thích hợp để có những ứng xử ngôn ngữ cần thiết, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình bằng lời nói, bài viết thông qua ngôn ngữ. Các em biết cách làm việc theo cặp, theo nhóm, hợp tác với bạn khi cần thiết trong quá trình luyện tập ngôn ngữ theo yêu cầu của giáo viên. Học sinh mong muốn được đóng góp thêm những thông tin mới thu nhận được từ những nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài bài học… Ba cấp độ biểu hiện tính tích cực học tập là: Bắt chước Tìm tòi Sáng tạo Từ tư duy tích cực tiến tới tư duy sáng tạo là kết quả quá trình hoạt động không ngừng của cả thầy và trò. Nên đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy học phù hợp, đó là cách dạy học hướng tới người học, giúp người học được hoạt động để nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo điều kiện cho người học tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức chống lại thói quen học tập thụ động. NQTW2 (khoá VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đạo tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”. Đó chính là sự khuyến khích quan điểm dạy học tích cực, thể hiện tư tưởng dạy-học “ lấy người học làm trung tâm” 4 Để làm tốt được điều này thì giáo viên cần xây dựng tập thể lớp tự giác học tập. Từ đây các em thấy được tầm quan trọng của tính tự giác trong học tập và cảm thấy ham học, nổ lực thi đua nhau trong học tập. Thành công của một tiết dạy phụ thuộc rất nhiều vào học sinh. Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì việc đổi mới phương pháp dạy học được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, một yêu cầu bức thiết đối với tất cả các cấp học, bậc học nước ta. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần đào tạo những con người: tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo, có năng lực vận dụng những kiến thức được học vào cuộc sống. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc đổi mới, giáo viên chỉ chú trọng đến việc đổi mới trong tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, hoàn thiện các bước dạy theo hướng đổi mới, chứ chưa chú trọng đến sự tham gia tích cực của các đối tượng học sinh và đối tượng tiếp cận với sự đổi mới này chủ yếu là học sinh khá giỏi, còn đại bộ phận học sinh vẫn chưa theo kịp và vẫn thụ động chờ kết quả của bạn mình đưa ra. Nhận thức rõ vai trò của học sinh trong việc tự học, chính nó đã quyết định giờ dạy tốt hay không tốt, chất lượng và kết quả giờ dạy. Bộ môn sinh học nói chung và bộ môn sinh học 7 nói riêng là bộ môn khoa học thực nghiệm. Tri thức sinh học chủ yếu được hình thành bằng phương pháp quan sát, mô tả,thí nghiệm,thực nghiệm . với nội dung chứa đựng một kho tàng kiến thức sinh động,phong phú,hấp dẫn dễ kích thích tính tò mò của học sinh,tạo điều kiện tốt cho việc hình thành động cơ,thái độ hứng thú học tập của học sinh. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: • Đối tượng: Học sinh trên địa bàn huyện Đakrông. • Phương pháp nghiên cứu: - Điều tra. - Vấn đáp - Quan sát - Thử nghiệm bằng cách chọn 2 lớp đối chứng. 5 V. NỘI DUNG: 1.Tính thuyết phục của đề tài: Từ thực trạng trên tôi đã dùng các phương pháp đã nêu ở mục IV và tiến hành nghiên cứu để đưa ra các giải pháp sau. Tôi hi vọng rằng sau khi ứng dụng đề tài này học sinh sẽ tích cực, tự giác hơn trong việc lĩnh hội kiến thức sinh học. 2. Các giải pháp: Giải pháp 1: khảo sát chất lượng học sinh - Qua kiểm tra miệng - Qua bài học và chuẩn bị bài ở nhà - Qua chuẩn bị các mẫu vật,đồ dùng học tập - Qua việc tiếp thu kiến thức,quan sát thực tế và sự hứng thú say mê trong học tập Giải pháp 2: Tăng cường tính tích cực của học sinhtrong học tập là một giải pháp cơ bản có vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy của học sinh. a. Tính tích cực trong nghiên cứu bài mới: học sinh phải tự mình quan sát,phân tích đối tượng để mô tả hình dạng và hoạt động sống của các động vật điển hình thuộc các lớp dựa trên vật mẫu,mô hình,tranh vẽ .Mô tả và so sánh những đặc điểm về cấu tạo và hoạt động sống của các cơ quan bên trong cơ thể của những động vật điển hình đang học và đã học để rút ra kết luận về sự tiến hóa. Quan sát đặc điểm cấu tạo của các động vật hóa thạch tìm những điểm giống nhau với các động vật khác để xác định nguồn gốc. Đọc SGK,quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi giáo viên yêu cầu b.Vẽ sơ đồ về hình dạng,cấu tạo của các động vật đã học như sơ đồ hệ tuần hoàn máu,sơ đồ hệ tuần hoàn,hệ thần kinh . c.Tập nhận biết,vẽ hình để mô tả các đặc điểm về hình dạng,cấu tạo và hoạt động sống của các cơ quan, hệ cơ quan trên các đối tượng chưa quen. Vd: khi dạy bài hình dạng và cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng thích nghi hoàn toàn ở cạn. Giáo viên có thể nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh nêu ra những đặc điểm của tắc kè thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn, cũng có thể cho học sinh xác định từng phần cơ thể. d. Cũng cố kiến thức cũ: điền hoặc lập bảng so sánh, tổng kết, hệ thống hóa những kiến thức đã học. VD: Lập bảng so sánh sự thích nghi của cá với đời sống hoàn toàn ở nước, ếch nhái vừa ở nước vừa ở cạn, bò sát hoàn toàn ở cạn, chim bay lượn trên không . e. Biết vận dụng kiến thức thực tiễn vào đời sống sản xuất. VD: khi dạy bài tầm quan trọng của cá, giáo viên có thể nêu câu hỏi cho học sinh trả lời tại sao khi nuôi cá ở ao hồ người ta không chỉ thả một loại cá mà thả kết hợp nhiều loại như trắm cỏ,chép,rô phi . Quan điểm một số người cho rằng:”cá được sinh ra từ bùn,chấy rận được sinh ra từ tóc và da “.Quan niệm này sai ở đâu ? 6 Giải pháp 3: Khi soạn bài phải xác định kiến thức cơ bản của một bài học,lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất nhằm tích cực hóa những hoạt động của học sinh còn những kiến thức khác có thể cho học sinh đọc SGK hoặc giảng giải ngắn gọn. Trong quá trình trình bày kiến thức ở SGK giáo viên nên phát huy vai trò chủ động của học sinh để sắp xếp lại cho dễ hiểu. VD: khi dạy bài ếch đồng giáo viên có thể sắp xếp và cho học sinh khai thác theo hai khía cạnh và giải thích được:Đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn. Giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo đồ dùng học tập,căn cứ vào hoạt động và tính chất của bài soạn Giải pháp 4: Quy trình thực hiện một tiết lên lớp Tiết lên lớp là sự thể hiện kế hoạch đã được vạch ra trong bài soạn kết hợp với sự điều chỉnh sao cho phù hợp với từng lớp. Tùy mỗi bài có những yêu cầu riêng song đều có những bước đi chung nhất có tính chất quy trình: a. Kiểm tra việc chuẩn bị tiết học giúp cho giáo viên có thể chủ động thực hiện bài soạn,kip thời bổ sung những phần học sinh chuẩn bị còn thiếu hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp.cần động viên những ưu điểm và nghiêm khắc nhắc nhở những thiếu sót đẻ tạo cho các em thói quen chuẩn bị tiết học tốt. b. Đặt vấn đề vào bài: Để kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh,tạo cho các em có hứng thú từ đó học sinh tham gia tích cực tự giác vào học tập VD: khi dạy bài thằn lằn bóng giáo viênđưa ra hai vật mẫu: thằn lằn bóng và thạch sùng sau đó cho các em gọi tên. Giáo viên nêu câu hỏi tại sao người ta gọi tên là thằn lằn bóng ? c. Hướng dẫn thực hiện các hoạt động để tìm hiểu kiến thức mới ,giáo viên phải giải thích ngắn gọn,dễ hiểu chính xác. Hướng dẫn cụ thể thứ tự và mục đích yêu cầu cần đạt được d. Theo dõi,hướng dẫn thực hiện yêu cầu học sinh phải tự lực chủ động,tự bộc lộ khả năng nhận thức dù có sai sót. Trong những trường hợp học sinh còn lúng túng giáo viên có thể gợi ý và chỉ uốn nắn ki học sinh thực sự gặp khó khăn. Trong quá trình thực hiện giáo viên chú ý bao quát lớp để nắm trình độ nhận thức của học sinh, sớm phát hiện những thắc mắc và sai sót. Thường xuyên theo dõi đôn đốc kiểm tra giúp học sinh đạt kết quả cao. e. Hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận: giáo viên phải tạo điều kiện để các em phát biểu hết các loại ý kiến, trong trường hợp này nên ưu tiên những học sinh yếu. Khi học sinh trả lời sai giáo viên không nên vội vàng phê phán mà hướng các em vào việc trao đổi kỉ những khía cạnh còn sai. Những ý kiến đúng và sáng tạo giáo viên cần nên cho điểm và đánh giá ngay. Cần khuyến khích học sinh yếu có những ý kiến đúng. 7 Giáo viên luôn là người trọng tài và đảm bảo sự công bằng trong các cuộc tranh luận để học sinh thực sự tự lực, tự tin tham gia vào các hoạt động do giáo viên hướng dẫn. f. Cuối tiết học cần có thời gian để cho học sinh thảo luận bài và hướng dẫn bài học. Đặc biệt hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị tốt những kiến thức và yêu cầu các phần liên quan đến bài học tới. Biện pháp 5: Tổ chức học tập của học sinh -Cá nhân: Tự hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao phó. -Tổ nhóm : Chia lớp thành các tổ có số lượng ngang nhau, cử một nhóm trưởng có trách nhiệm thu nhập và báo cáo lại các kết quả đã làm được trước lớp. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: - Lớp thực nghiệm: 7a -Lớp làm đối chứng: 7b • Đánh giá kết quả học tập và sự hứng thú học tập qua kiểm tra miệng, 15 phút ,1 tiết ,học kì, vở bài tập thực nghiệm. • Phân loại và đánh giá: -Lớp thực nghiệm: Lớp T.số Giỏi Khá T.bình Yếu Thích K.thích Không rõ 7a 35 9 15 9 2 30 3 2 _Lớp đối chứng: Lớp T. số Giỏi Khá T.bình Yếu Thích K.thích Không rõ 7b 36 5 11 17 3 20 15 2 8 VII. KẾT LUẬN: Với kết quả trên thì ta thấy rõ ràng là đề tài có hiệu quả thực tế đáng kể. Giáo viên chúng ta có thể tham khảo hiệu quả của đề tài để áp dụng cho học sinh của mình. VIII. ĐỀ NGHỊ: Mỗi người có một suy nghĩ, mỗi giáo viên có một phong cách lên lớp, mỗi phương pháp có một hiệu quả riêng . Song tôi nghĩ dù phương pháp nào đi chăng nữa cũng đều có mục đích chung là truyền thụ cho các em học sinh đúng, đủ kiến thức, giúp các em hiểu bài và khắc sâu kiến thức một cách nhanh và lâu nhất. Với bộ môn này tôi thiết nghĩ tìm được một phương pháp chung trong dạy học để đạt hiệu quả cao nhất là điều khiến mỗi giáo viên phải tìm tòi, song không phải ai cũng dễ dàng đạt được điều đó. Những suy nghĩ của tôi trên đây về việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy Sinh Học 7 chỉ là những kinh nghiệm rút ra từ phương pháp cũ và mới qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu. Có thể còn nhiều thiếu và sai sót, cần được điều chỉnh, bổ sung và thay đổi. Rất mong các cấp xem xét đến hiệu quả của đề tài và nhân rộng để nâng cao chất lượng môn Sinh Học. Cũng đề nghị cấp trên quan tâm hơn đến môn học này vì tác dụng của nó trong thời đại ngày nay. Tổ chức nhiều hơn các chuyên đề để giáo viên được tiếp cận với phương pháp mới. Tạo điều kiện về thiết dạy học cho học sinh có cơ hội thực hành. IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Sách hướng dẫn giảng dạy môn sinh học Sách đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS. Sách Sinh học cơ bản 6,7,8,9. Sách giải phẫu so sánh động vật có xương và động vật không xương sống. Sách đổi mới phương pháp dạy học Sinh học. 9 X. MỤC LỤC trang I. TÊN ĐỀ TÀI : 1 II. ĐẶT VẤN ĐỀ : 1 1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu : 1 2.Thực trạng của vấn đề : 1 3. Lí do chọn đề tài : 2 4.Giới hạn nghiên cứu của đề tài: 3 III. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 3 IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4 V. NỘI DUNG: 5 1.Tính thuyết phục của đề tài: 5 2. Các giải pháp: 5 VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 7 VII. KẾT LUẬN: 8 VIII. ĐỀ NGHỊ: 8 IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 8 X. MỤC LỤC 9 XI. PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI ĐỀ TÀI 10 Hướng Hiệp ngày 25 tháng 10 năm 2011 Người thực hiện Trần Thị Thái Hiền 10 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ĐỀ TÀI Năm học: 200 . - 200 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường: 1.Tên đề tài: . 2. Họ và tên tác giả: 3. Chức vụ: Tổ: 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm: . . . b) Hạn chế: . . . Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường . thống nhất xếp loại : . Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) . . II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Đakrông Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT Đakrông thống nhất xếp loại: . Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) . thú của học sinh. Một trong những yêu cầu giảng dạy môn sinh học: “ Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh theo hướng có tổ chức để học sinh tự lực,. phải hình thành PPHT tích cực cho học sinh. 2.Thực trạng của vấn đề : Môn sinh học là một trong những môn học mà học sinh cần phải tiếp thu một cách chủ

Ngày đăng: 10/10/2013, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w