1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tích hợp giáo dục kỹ năng sống qua môn Địa lý THCS

34 829 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 241,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM TÀI LIỆU TẬP HUẤN TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA MÔN ĐỊA LÍ TRƯỜNG THCS (Tài liệu lưu hành nội bộ) Hà Nội- 2010 1 MỤC LỤC Bài mở đầu 3 Bài 1: QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG VÀ PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG 9 Bài 2: MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG GDKNS CHO HS TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 11 Bài 3: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KNS CHO HS TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 13 Bài 4: GIÁO DỤC KNS CHO HS QUA MÔN ĐỊA LÍ 19 Bài 5: THỰC HÀNH GD KNS CHO HS QUA MÔN ĐỊA LÍ 25 Bài tổng kết: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VÀ TỔNG KẾT LỚP TẬP HUẤN 32 2 BÀI MỞ ĐẦU I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN Sau khi được tập huấn bài này HV có khả năng: - Hiểu được mục tiêu, nội dung, phương pháp khóa tập huấn - Có thái độ thân thiện, cởi mở bày tỏ, chia sẻ những nhu cầu, những suy nghĩ, quan điểm, kinh nghiệm giáo dục KNS của bản thân với GV và bạn bè trong lớp tập huấn - Có ý thức tham gia xây dựng nội quy lớp tập huấn và tự giác thực hiện bản nội quy đã được xây dựng. II. PHƯƠNG TIỆN TẬP HUẤN - Giấy A4, các phiếu giấy nhỏ, bút viết - Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo - Máy chiếu đa năng - File trình chiếu mục tiêu, nội dung và phương pháp tập huấn III. CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN Hoạt động 1: Giới thiệu, làm quen * Mục tiêu: - Giúp HV và GV làm quen với nhau, - Tạo không khí thân thiện, cởi mở, thoải mái trong lớp học * Phương pháp tập huấn: Chia sẻ theo nhóm đôi/Trò chơi * Sản phẩm cần đạt: HV biết tự giới thiệu về mình hoặc giới thiệu về bạn mình với lớp. * Cách tiến hành: Có nhiều phương án: Phương án 1: Lần lượt từng HV đứng lên giới thiệu ngắn gọn về mình với cả lớp theo các nội dung sau: + Tên + Nghề nghiệp và nơi công tác + Một năng lực/sở thích của bản thân 3 + Một đôi nét về gia đình riêng ( nếu muốn chia sẻ) Phương án 2: - HV trao đổi theo nhóm đôi, tìm hiểu các thông tin về bạn mình (như ở phương án 1). - Lần lượt từng đôi HV một sẽ đứng lên và người nọ sẽ giới thiệu (một cách ngắn gọn) về người kia với cả lớp. Lưu ý: GV và người trợ giảng có thể thực hành làm mẫu trước để cả lớp cung quan sát học tập. Phương án 2: Trò chơi “Tìm bạn” Mỗi HV có 1 tờ giấy A4. Trên giấy, HV có thể kẻ, vẽ trang trí tùy theo ý muốn nhưng nhất thiết phải có 7 ô. Sau đó HV sẽ đi giao lưu với nhau trong lớp, tìm và xin chữ kí của GV và bạn bè vào các ô của tờ giấy theo quy ước như sau: Ô thứ 1: Chữ kí của những người trong lớp có cùng tháng sinh với mình Ô thứ 2: Chữ kí của những người trong lớp có chữ cái đầu của tên giống mình Ô thứ 3: Chữ kí của những người trong lớp có cùng chiều cao với mình Ô thứ 4: Chữ kí của những người trong lớp có cùng chiều dài cánh tay với mình Ô thứ 5: Chữ kí của những người trong lớp cùng yêu một môn thể thao hoặc nghệ thuật giống mình Ô thứ 6: Chữ kí của những người trong lớp cùng thích một món ăn giống mình Ô thứ 7: Chữ kí của những người trong lớp có nụ cười đáng yêu Sau khi chơi, GV có thể tổ chức đàm thoại với các HV thảo luận theo các câu hỏi: - Bạn đã xin được bao nhiêu chữ kí? - Ô nào bạn xin được nhiều chữ kí nhất? Ô nào bạn xin được ít hoặc không xin được chữ kí? - Làm thế nào bạn xin được chữ kí của bạn bè vào các ô?(chẳng hạn ô 3, ô 4, ô 6, ô 7,…) 4 - Có ai trong lớp mình không xin được chữ kí nào không? - Bạn cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này? - Qua trò chơi, bạn có thể rút ra điều gì? Kết luận: Mọi người xung quanh chúng ta đều là bạn bè. Người giống chúng ta về điểm này, người giống chúng ta về điểm khác. Mọi người trong lớp đều thân thiện, dễ mến, gần gũi đối với nhau. Vi vậy, chúng ta không việc gì phải e ngại, hãy thân thiện và cởi mở chia sẻ các ý kiến, kinh nghiệm của bản thân với nhau trong quá trình tập huấn. Lưu ý: GV nên cùng tham gia trò chơi với HV để xây dựng mối quan hệ gần gũi thân thiện giữa GV với HV. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu, mong đợi của HV * Mục tiêu: Giúp GV biết được các nhu cầu, mong đợi của HV về lớp tập huấn để có thể đáp ứng trong quá trình tập huấn. * Phương pháp tập huấn: động não viết * Sản phẩm cần đạt: Phiếu ghi các nhu cầu, mong đợi của HV * Cách tiến hành: - GV phát cho mỗi HV một phiếu giấy và yêu cầu HV ghi vắn tắt nhu cầu, mong đợi của mình về lớp tập huấn. - HV ghi phiếu theo yêu cầu - GV thu lại các phiếu và đề nghị 2 HV thay mặt lớp đọc nội dung các phiếu. GV hoặc 1 HV khác ghi tóm tắt các nhu cầu của cả lớp lên giấy A0 (trừ các ý trùng lặp) theo các mẫu sau: NHU CÂU, MONG ĐỢI Vê nội dung Về phương pháp Về phương tiện Về các đ/k tập huấn khác 5 - GV tổng kết lại các nhu cầu mong đợi của HV vê từng vấn đề Hoạt động 3: Giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp tập huấn * Mục tiêu: Giúp HV nắm được mục tiêu, nội dung, phương pháp tập huấn * Phương pháp tập huấn: Thuyết trình * Sản phẩm cần đạt: File trình chiếu về mục tiêu, nội dung và phương pháp tập huấn * Cách tiến hành - GV giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp tập huấn (bằng lời kết hợp với sử dụng File trình chiếu). - Hướng dẫn HV so sánh, đối chiếu phần mục tiêu, nội dung, phương pháp tập huấn vừa được nghe GV trình bày với nhu cầu, mong đợi của cả lớp, xem nhu cầu nào đã được đáp ứng, nhu cầu nào chưa. Lưu ý: HV có thể có nhu cầu được học những nội dung nằm ngoài khuôn khổ khóa tập huấn, hoặc đòi hỏi những đ/k tập huấn vượt quá khả năng cho phép. Trong những trường hợp này, GV cần phải giải thích rõ phạm vi nội dung tập huấn hoặc điều kiện có hạn của lớp tập huấn để HV hiểu và chấp nhận. Hoạt động 4: Xây dựng Nội quy lớp tập huấn * Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HV tham gia vào việc xây dựng Nội quy lớp tập huấn và cam kết thực hiện bản Nội quy * Phương pháp tập huấn: Động não * Sản phẩm cần đạt: Bản Nội quy lớp tập huấn do HV xây dựng * Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi: Để lớp tập huấn đạt kết quả tốt, mỗi người (HV, GV) nên và không nên làm gì? - HV suy nghĩ nhanh, lân lượt mỗi người nêu 1 yêu cầu ngắn gọn. Lưu ý: ý kiến người sau không được trùng với ý kiến người trước đã nêu. GV hoặc 2 HV ghi nhanh các ý kiến vào giấy A0 theo mẫu: Yêu cầu đ/v học viên Yêu cầu đ/v giảng viên - - - - 6 - - - - - Sau các ý kiến của HV, GV cũng nêu yêu cầu của mình - GV tự điểm lại các yêu cầu đối với GV, loại ra các yêu cầu không phù hợp và cam kết thực hiện các yêu cầu còn lại. - Hướng dẫn HV cùng điểm lại các yêu cầu đối với HV và thảo luận lớp: + Các bạn có cam kết thực hiện những điều mà chính các bạn vừa đặt ra không? + Ai sẽ là người giám sát việc thực hiện Nội quy? + Đối với những người thực hiện tốt/vi phạm Nội quy thì nên có hình thức khen thưởng/kỉ luật như thế nào? - Tổ chức bầu lớp trưởng, lớp phó và phân công nhóm trực nhật từng buổi học/ngày học. - Yêu cầu HV dán bản Nội quy vào vị trí mà cả lớp cùng quan sát được - GV kết luận: Đây là bản Nội quy do chính chúng ta xây dựng và cam kết thực hiện. Tất cả các thành viên trong lớp sẽ có trách nhiệm tự giám sát việc thực hiện bản Nội quy này để lớp tập huấn của chúng ta thu được kết quả tốt. IV. PHỤ LỤC Phụ lục 1.1: MỤC TIÊU KHÓA TẬP HUẤN Học xong khóa tập huấn này, HV có khả năng: - Hiểu được những vấn đề cơ bản, cần thiết về KNS và giáo dục KNS cho HS phổ thông. - Hiểu được nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KNS cho HS qua môn học/hoạt động giáo dục do mình phụ trách. - Có kĩ năng thực hiện các bài thử nghiệm giáo dục KNS cho HS trong môn học/hoạt động giáo dục mà mình đảm nhận. - Nghiêm túc, tự tin trong quá trình dạy thử nghiệm KNS cho HS Phụ lục 1.2: 7 NỘI DUNG TẬP HUẤN Bài mở đầu: Giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp tập huấn Bài 1: Quan niệm về kĩ năng sống Bài 2: Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung giáo dục KNS cho HS phổ thông Bài 3: Phương pháp giáo dục KNS cho HS phổ thông Bài 4: Giáo dục KNS cho HS qua môn …………./HĐGDNGLL Bài 5: Thực hành Phụ lục 1.3: PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN Lớp tập huấn sẽ được tiến hành theo phương pháp cùng tham gia. Điều đó có nghĩa là trong quá trình tập huấn, HV sẽ được tạo cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động tập huấn, cùng chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến, kinh nghiệm về KNS và GD KNS của bản thân,… để thông qua đó, HV sẽ cùng nhau xây dựng và chiếm lĩnh được các nội dung tập huấn dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV. *Lợi ích của phương pháp tập huấn cùng tham gia : 2. HV sẽ tích cực, tự giác, hứng thú học tập hơn 3. Tăng cường sự tương tác giữa HV với HV, HV với GV 4. HV sẽ dễ tiếp thu, nhớ lâu và vận dụng được những điều đã được học * Một số phương pháp tập huấn cụ thể : Động não, nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm/lớp, thuyết trình, thực hành, trò chơi, …. BÀI 1 QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG VÀ PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN 8 Sau khi được tập huấn bài này, HV có khả năng: - Nêu được quan niệm về KNS - Biết được có nhiều cách phân loại KNS và nêu được các nhóm KNS theo một số cách phân loại phổ biến - Trình bày được nội hàm của một số KNS cơ bản cần giáo dục cho HS phổ thông Việt Nam II. PHƯƠNG TIỆN TẬP HUẤN - Tài liệu “Hướng dẫn giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông”, Phần thứ nhất, Mục I- Quan niệm về KNS và Mục II- Phân loại KNS - Các phiếu giấy, bút viết (Dùng cho HĐ 1) - Giấy A0, bút dạ (Dùng cho HĐ 2) III. CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN Hoạt động 1: Tìm hiểu quan niệm về KNS * Mục tiêu: HV biết được quan niệm về KNS * Phương pháp tập huấn:động não viết, nghiên cứu tài liệu * Sản phẩm cần đạt: Phiếu ghi quan niệm về KNS của HV * Cách tiến hành: - BCV phát cho HV mỗi người một phiếu giấy. Nêu câu hỏi động não: Theo anh/chị, KNS là gì? - HV suy nghĩ nhanh và ghi ý kiến của mình ra giấy - BCV thu lại các phiếu và đề nghị hai HV thay mặt lớp lần lượt đọc các ý kiến. BCV ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng, trừ các ý trùng lặp. - BCV hướng dẫn HV phân tích các điểm chung và điểm khác biệt giữa các ý kiến. Sau đó yêu cầu HV đọc tài liệu và so sánh với quan niệm về KNS được trình bày trong tài liệu Hướng dẫn GD KNS cho HS phổ thông. - Kết luận: Có nhiều quan niệm rộng hẹp khác nhau về KNS. Tuy nhiên, bản chất của KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng 9 ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các cách phân loại KNS * Mục tiêu: HV nêu được một số cách phân loại KNS * Phương pháp tập huấn: nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm * Sản phẩm cần đạt: Kết quả thảo luận về cách phân loại KNS của các nhóm * Cách tiến hành: - BCV chia HV thành các nhóm và yêu cầu các nhóm đọc tài liệu (Phần thứ nhất, Mục II- Phân loại KNS) và cho biết sự khác nhau giữa các cách phân loại KNS? Cho dẫn chứng - HV làm việc theo nhóm và ghi kết quả ra giấy A0 - Đại diện từng nhóm trình bày. - Trao đổi chung cả lớp * Kết luận: Có nhiều cách phân loại KNS và có sự khác nhau giữa các cách: chỉ ra các KNS cụ thể (UNESCO, WHO và UNICEF); phân thành các nhóm KNS (Anh); phân loại theo các mối quan hệ ( Việt Nam) Tuy nhiên, mọi cách phân loại đều là tương đối. Trên thực tế các KNS thường không hoàn toàn tách rời nhau mà liên quan chặt chẽ đến nhau. Một KNS có thể thuộc nhiều nhóm khác nhau. Hoạt động 3: Tìm hiểu về tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho HS phổ thông * Mục tiêu: HV trình bày được tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho HS phổ thông * Phương pháp tập huấn: nghiên cứu tài liệu, động não, sơ dồ tư duy. * Sản phẩm cần đạt: Kết quả thảo luận của các nhóm * Cách tiến hành: - BCV yêu cầu HV suy nghĩ và dựa vào kinh nghiệm của bản thân, cho biết tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho HS phổ thông. - Một số HV trình bày ý kiến trược lớp. BCV hoặc 1 HV ghi tóm tắt các ý kiến của HV bằng sơ đồ tư duy. 10 [...]... từng lớp trong chương trình Địa lí THCS - Phân tích được mối quan hệ giữa KNS được giáo dục với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong chương trình tích hợp GD KNS môn Địa lí THCS II PHƯƠNG TIỆN TẬP HUẤN 1 Tài liệu GDKNS trong môn Địa lí Trường THCS - Mục I Khả năng thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lí - Mục II Nội dung giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí - Mục III Nội dung và... nghe nói đến? BÀI 4 GIÁO DỤC KNS CHO HS QUA MÔN ĐỊA LÍ I MỤC TIÊU TẬP HUẤN Sau khi được tập huấn bài này HV có khả năng: - Phân tích được khả năng giáo dục KNS qua môn Địa lí trường THCS 18 - So sánh, đối chiếu nội dung GDKNS của bộ môn với nội dung giáo dục kĩ năng sống cho HS trong nhà trường phổ thông nói chung, từ đó biết các KNS chủ yếu được giáo dục trong môn Địa lí - Phân tích được chương trình... trong môn Địa lí THCS? Cần thêm hoặc bớt kĩ năng nào? Lí do? 22 3 Phân tích mối quan hệ giữa KNS cần giáo dục cho HS và PP/ KTDH để giáo dục KNS qua 1 ví dụ cụ thể BÀI 5 THỰC HÀNH GD KNS CHO HS QUA MÔN ĐỊA LÍ I MỤC TIÊU TẬP HUẤN Sau khi được tập huấn bài này HV có khả năng: - Phân tích bài soạn Địa lí tích hợp GD KNS và biết được các yêu cầu của một bài soạn Địa lí tích hợp GD KNS trong trường THCS. .. mục tiêu chuyên môn và khai thác hợp lí các khả năng GD KNS Vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực (PP/ KTDHTC) có hiệu quả trong dạy bài Địa lí tích hợp GD KNS ở THCS - Nhận xét, đánh giá kết quả GDKNS đối với HS THCS - Ủng hộ việc triển khai tích hợp GDKNS vào dạy học các môn học và tích cực tham gia thực hiện tích hợp GDKNS trong quá trình dạy học bộ môn Địa lí ở trường THCS 23 II PHƯƠNG... địa chỉ tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lí 2 Phiếu học tập số 1, 2 (cho HĐ 2) 3 Giấy A4, Ao, giấy các mầu, bút viết III CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN Hoạt động 1: Tìm hiểu khả năng GDKNS * Mục tiêu: Biết được khả năng GDKNS * Phương pháp/Kỹ thuật tập huấn: KT trình bày 1 phút; lắng nghe/ phản hồi tích cực * Sản phẩm cần đạt: Nhận thức của HV về khả năng GD KNS trong môn Địa lí * Cách tiến hành:... chứng chứng tỏ khả năng GD KNS của bộ môn Địa lí - Bước 2: Một số HV trình bày suy nghĩ của bản thân trước toàn lớp (Trình bày 1 phút) HV khác trong lớp lắng nghe, trao đổi và bổ sung * Kết luận: - BCV tóm tắt ý kiến của HV - BCV chốt lại những điểm cơ bản, đặc biệt nhấn mạnh về khả năng GD KNS của bộ môn Địa lí Hoạt động 2: Tìm hiểu chương trình tích hợp GD KNS trong môn Địa lí THCS * Mục tiêu: -... tương ứng để hình thành KNS cho HS trong từng lớp ở THCS - Phân tích được mối quan hệ giữa KNS với PP/ KTDHTC trong chương trình tích hợp GD KNS môn Địa lí THCS * Phương pháp/ Kỹ thuật tập huấn: PP dạy học nhóm, KT “các mảnh ghép”, KT lắng nghe và phản hồi tích cực * Sản phẩm cần đạt: Phiếu làm việc của HS phân tích chương trình tích hợp GD KNS trong môn Địa lí ( phiếu số 1 và 2) ; kết quả thảo luận... lắng nghe, góp ý và bổ sung *Kết luận: - Các KNS chủ yếu được tích hợp trong các bài và phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng GDKNS trong CT Địa lí THCS - Mối quan hệ giữa KNS với PP/KTDHT trong CTTH GD KNS môn Địa lí THCS (qua 1 số ví dụ cụ thể) IV PHỤ LỤC Phiếu học tập số 1 ( Vòng 1 - HĐ 2) Dựa vào chương trình tích hợp GD KNS: 1 Anh/ chị hãy cho biết: - Số lượng bài có tích hợp GD... tiễn cuộc sống Qua đó, rèn các kỹ năng sống cho HS, đặc biệt là những kỹ năng giao tiếp xã hội Hoạt động 3: Dạy thử bài Địa lí tích hợp GD KNS * Mục tiêu: Tăng cường năng lực dạy các bài Địa lí tích hợp GD KNS và vận dụng các PP/KTDHTC cho HV * Phương pháp tập huấn: PP đóng vai , lắng nghe/phản hồi tích cực * Sản phẩm cần đạt: Nhận thức của HV về dạy học các bài tích hợp GD KNS trong môn Địa lí, phiếu... cơ hội cho HS được hoạt động thực sự trong quá trình dạy học, tăng cường cho HS học qua hành, qua đó hình thành và phát triển các kỹ năng sống cho các em 25 Hoạt động 2: Soạn bài địa lí tích hợp GDKNS * Mục tiêu: HV hiểu rõ hơn yêu cầu bài soạn Địa lí tích hợp GD KNS và có thể sọan bài Địa lí tích hợp GDKNS cho HS THCS * Phương pháp/Kỹ thuật tập huấn: Động não, thực hành soạn bài, HV làm việc cá nhân . NĂNG SỐNG QUA MÔN ĐỊA LÍ TRƯỜNG THCS (Tài liệu lưu hành nội bộ) Hà Nội- 2010 1 MỤC LỤC Bài mở đầu 3 Bài 1: QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG VÀ PHÂN LOẠI KĨ NĂNG. CHO HS QUA MÔN ĐỊA LÍ I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN Sau khi được tập huấn bài này HV có khả năng: - Phân tích được khả năng giáo dục KNS qua môn Địa lí trường THCS

Ngày đăng: 10/10/2013, 16:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Anh/Chị hãy đọc mục 4.3 và hoàn thành nội dung của bảng sau: - Tích hợp giáo dục kỹ năng sống qua môn Địa lý THCS
1. Anh/Chị hãy đọc mục 4.3 và hoàn thành nội dung của bảng sau: (Trang 17)
1. Các KNS chủ yếu được hình thành cho HS trong môn Địa lí THCS? Cần thêm hoặc bớt kĩ năng nào? Lí do? - Tích hợp giáo dục kỹ năng sống qua môn Địa lý THCS
1. Các KNS chủ yếu được hình thành cho HS trong môn Địa lí THCS? Cần thêm hoặc bớt kĩ năng nào? Lí do? (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w