GPHI năm 2010

7 182 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
GPHI năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GPHI: Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh khối 8, 9 trong giờ học hóa học GIẢI PHÁP HỮU ÍCH: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHỐI 8, 9 TRONG GIỜ HỌC HÓA HỌC” PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lí do về mặt lí luận: Môn học Hóa học trong trường THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề hóa học, những nhà khoa học, những giáo sư, tiến sĩ…mà chính là qua môn học cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản nhất góp phần cùng với môn học khác thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêu của bậc học. Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phải biết vận dụng vào thực tế đời sống lao động và sản xuất, lao động tại gia đình các em góp phần phát triển toàn diện và hài hòa về tính cách cho các em. Đặc biệt giáo dục năng lực tư duy cho học sinh trong nhà trường phổ thông là một trong bốn mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức - Trí- Thể -Mĩ. Tư duy tốt thì các em sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, tiếp thu kiến thức, vận dung, liên hệ kiến thức một cách tốt nhất. Hóa học là môn gắn lí thuyết với thực hành; Lí thuyết nếu không thực hành thì học sinh sẽ khó nắm bắt nội dung bài học. Vì vậy, cần có những biện pháp thực hành, trực quan phù hợp cho từng kiểu bài lên lớp giúp các em nắm bắt bài học một cách tốt nhất. Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới. Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi nhạy cảm hiếu động, say mê tìm tòi, khám phá. Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả. Từ thực tiễn giảng dạy cũng như việc học của học sinh, trong nhiều năm qua thầy và trò gặp không ít khó khăn trong qúa trình dạy học và đã làm mọi cố gắng để nâng cao chất lượng dạy-học, và điều quan trọng nhất mà tôi tâm huyết đó là nếu giáo viên tạo được hứng thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say sưa hơn trong quá trình học tập và sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy việc gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn Hóa học nói riêng và tất cả các môn học nói chung là một trong những giải pháp hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm này. Người thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông Trang 1 GPHI: Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh khối 8, 9 trong giờ học hóa học 2. Lí do về mặt thực tiễn:: Không phải hiện nay mà đã từ lâu rất nhiều em học sinh không có hứng thú với các bộ tự nhiên nói chung và môn hóa học nói riêng, các em chưa tích cực học tập bộ môn, chưa xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn trong quá trình học tập. Đặc biêt, đối với học sinh vùng sâu vùng xa như Đam Rông thì khả năng nhận thức của các em học sinh còn yếu so với những vùng khác, nhất là khả năng tư duy. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các em còn học yếu bộ môn hóa học. Do điều kiện gia đình còn khó khăn nên sự quan tâm từ phía gia đình đối với các em không được đồng đều, sự khập khiểng về ý thức nhận thức so với học sinh ở thị trấn cũng gây không ít khó khăn cho các em trong quá trình học tập tiếp thu kiến thức. Để cung cấp kiến thức khoa học giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, giáo viên phải làm cho học sinh ham mê hứng thú học tập làm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác tạo nên niềm vui trong sáng và bổ ích, bồi dưỡng cho các em tinh thần học tập, mạnh dạn trước tập thể, tạo được hưng phấn đồng đều giữa các em để giữa các em có được sự hòa đồng trong nhận thức và học tập. Từ thực tế hiện nay là đang đổi mới phương pháp dạy học, học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển, việc tạo hứng thú học tập cho các em có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học . Đặc biệt ở học sinh THCS - đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý dẫn đến nhiều em học sinh không thể tập trung trong quá trình học tập. Từ thực tế giảng dạy môn hóa học trong nhiều năm qua, đặc biệt là tình hình và kết quả trong năm học vừa qua tôi nhận thấy rằng việc tạo cho học sinh hứng thú trong học tập là một điều hết sức cần thiết. Từ đó tôi mạnh dạn trình bày biện pháp giảng dạy của mình với mong muốn cùng các đồng nghiệp chia sẽ, trao đổi để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục. 3. Tính cấp thiết của vấn đề: Như chúng ta đã biết hóa học có vai trò rất to lớn trong đời sống cũng như trong sản xuất, nó có rất nhiều ứng dụng thực tế liên quan đến nhu cầu sinh hoạt của con người. Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo nước nhà có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Đã từ lâu việc dạy học môn hóa học đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người toàn diện. Bởi vậy việc dạy học hóa học ở trường THCS mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động khoa học chuyên nghiệp mà chủ yếu là cung cấp kiến thức cơ bản, cung cấp một số kĩ năng sống cần thiết cho các em, làm cho các em yêu thích khoa học hơn, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, nhanh nhẹn trong các tình huống, có thể xử lí tình huống một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Người thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông Trang 2 GPHI: Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh khối 8, 9 trong giờ học hóa học Hóa học phát triển tối đa những kĩ năng làm việc thực tiễn, kĩ năng liên hệ thực tiễn, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh, phát triển một cách toàn diện nhất năng lực bản thân. Đây là một môn học còn rất mới mẻ không giống những môn học khác( lớp 8 các em mới được làm quen), là môn học có tính thực tế rất cao, học luôn đi đôi với hành, gắn lí thuyết với thực hành. Vì vậy, tạo cho các em say mê hứng thú học tập là rất cần thiết. Ta đã biết rằng bất kỳ làm việc gì nếu có hứng thú thì sẽ đi đến thành công, đặc biệt là đối với học sinh do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi các em. Nếu thích thú thì các em sẽ làm tốt, khi hoạt động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở của hứng thú nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái và dễ dàng. Hứng thú trong học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dưỡng ở các em lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới những đỉnh cao của việc nắm kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới, tích cực sáng tạo cái đã học vào hoạt động thực tiễn. Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh. Bản thân môn hóa học cũng có thể gây hứng thú cho các em tạo cho các em một không khí học tập vui tươi, thoải mái nhất nhằm nâng cao hiệu quả dạy học mà còn làm cho các em vui tươi phấn khởi thoải mái khi được chứng kiến những thí nghiệm hay tự các em được làm những thí nghiệm. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học, bản thân tôi nhận thấy đó là một trong những yếu tố hết sức quan trọng và không thể coi nhẹ trong quá trình giảng dạy của mỗi giáo viên . 4. Mục đích nghiên cứu đề tài: Trong thực tế giảng dạy và học tập bộ môn Hóa học, có rất nhiều học sinh không thể chú tâm, không hứng thú và nắm bắt tốt nội dung bài học. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do giáo viên chưc biết cách thu hút học sinh, chưa tạo cho các em niềm ham thích, ham học hỏi và quan trọng là chưa tạo cho các em sự tin tưởng, sự tự tin trong công việc. Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích trao đổi, chia sẽ và đi đến hoàn thiện hơn phương pháp giảng dạy bộ môn của giáo viên nhằm giúp học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn, đặc biệt là đối với học sinh vùng đặc biệt khó khăn như Đam Rông. Hiểu được thực trạng và biện pháp gây hứng thú học tập bộ môn Hóa học của học sinh để từ đó có biện pháp làm cho học sinh thích thú học tập môn này. 5. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp gây hứng thú học tập của học sinh lớp 8, 9 trong giờ học hóa học. b. Phạm vi nghiên cứu: Người thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông Trang 3 GPHI: Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh khối 8, 9 trong giờ học hóa học Đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp gây hứng thú học tập bộ môn Hóa học của học sinh khối 8, 9 trường THCS Đạ M’rông – Huyện Đam Rông. Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu cơ chế tâm lý. Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng của vấn đề diễn ra trong năm học 2010-2011. Vì: Bắt đầu năm học lớp 8 bậc trung học cơ sở, các em sẽ được làm quen với bộ môn Hóa học. Vì vậy, sẽ gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ trong quá trình học tập dẫn đến kết quả học tập không cao. Chính vì vậy, việc tạo cho các em sự thoải mái, tự tin trong quá trình học tập là hết sức quan trọng, điều đó sẽ giúp cho các em học tập tốt hơn, tích cực hơn. Đối với các em học sinh trường Trung học cơ sở Đạ M’rông, hầu hết đều là người dân tộc thiểu số, khả năng tư duy, khả năng nhận thức còn hạn chế, các em còn chưa có tinh thần tự giác học tập. Bởi vậy, đây được coi là một trong những phương án thu hút các em học tập, thu hút các em đến lớp. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là: Nghiên cứu lý luận về học tập, phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường trung học cơ sở . Hai là: Khảo sát thực trạng về hứng thú và kết quả học tập bộ môn Háo học khối lớp 8 trường Trung học sơ sở Đạ M’rông và biện pháp gây hứng thú học tập của giáo viên đối với học sinh. Ba là: Đánh giá kết quả đạt được, rút ra kết luận và đề xuất ý kiến về cải tiến biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh. 7. Phương pháp nghiên cứu: *Phương pháp đọc sách và nghiên cứu tài liệu (các tài liệu có liên quan đến đề tài) để tìm hiểu cơ sở lý luận. *Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Mục đích sử dụng: dùng phương pháp điều tra bằng phiếu để biết hứng thú học tập cuả học sinh. Chọn mẫu 4 lớp: chọn 02 lớp 8 và 2 lớp 9: tổng số học sinh là: 123. *Phương pháp quan sát: Dự 04 tiết dạy các môn khác của giáo viên trong trường (rải đều ở 04 lớp). *Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Xem vở ghi, vở bài tập của học sinh. Xem các số liệu sơ kết, tổng kết của các đợt kiểm tra chất lượng đầu năm, kiểm tra định kì của học sinh. Phỏng vấn học sinh, giáo viên đứng lớp. 8. Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 08/2010 đến tháng 10/2010. Người thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông Trang 4 GPHI: Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh khối 8, 9 trong giờ học hóa học PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG I: Gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục bài mới: 1. Cơ sở lí luận: “Vạn sự khởi đầu nan”, bất kì một công việc gì đó muốn thành công thì cần phải có sự khởi đầu suôn sẽ. Trong dạy học cũng vậy, muốn tiết học được thành công, thu hút được học sinh vào công việc thì giáo viên cần tạo cho các em một sự thoải mái cần thiết, tạo một không khí chan hòa giữa giáo viên với học sinh ngay từ khi mới bước vào lớp. Hứng thú học tập là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân khi đứng trước mâu thuẫn giữa nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra với trình độ tri thức của học sinh, làm cho các em say mê tìm tòi sáng tạo để tìm ra lời giải đáp phù hợp với yêu cầu của giáo viên đề ra. Giáo viên là người tổ chức nhận thức cho học sinh; học sinh là chủ thể của nhận thức, sử dụng các phương tiện học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sự hỗ trợ của tập thể lớp để tiếp thu tri thức thành kỹ năng, kỹ xảo của bản thân mình. Hứng thú có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và trong hoạt động của con người. Con người thường cảm thấy sống hạnh phúc và đầy đủ khi có hứng thú. Hứng thú muôn màu, muôn vẻ cũng như những hoạt động đa dạng của con người. Căn cứ vào nội dung và chiều hướng của hứng thú mà người ta chia nó thành nhiều loại, chẳng hạn như hứng thú vật chất, hứng thú đọc sách, hứng thú phát minh,… Rõ ràng ngay từ bước chân của giáo viên vào lớp với thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh, việc đánh giá công bằng trong việc kiểm tra miệng . đều là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới nhưng sự hứng thú học tập chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu đề mục mới tạo sự hấp dẫn đối với học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn: Các hoạt động vào bài thường rất quan trọng dù chiếm thời gian rất ít so với thời lượng của cả bài học. Tuỳ theo từng bài dạy cụ thể mà giáo viên đã đề ra những hoạt động cụ thể như: chào, hỏi thăm sức khoẻ, tán gẫu, tập trung sự chú ý, ổn định lớp hay gây hứng thú bằng cách bắt đầu ngay một hoạt động học tập như cho học sinh quan sát tranh rồi hỏi đáp về bức tranh đó hoặc tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi ngôn ngữ… Đa số các giáo viên đều cố gắng thực hiện đa dạng hoạt động vào bài của mình để kích thích sự hứng thú học tập của các em trong tiết dạy. Tuy nhiên, nhìn chung việc áp dụng này không liên tục. Do nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan như bài mới có khối lượng kiến thức nhiều giáo viên sợ không đủ thời gian, sợ lớp ồn, ảnh hưởng đến các lớp xung quanh…. Người thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông Trang 5 GPHI: Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh khối 8, 9 trong giờ học hóa học Thông thường, để tiết kiệm thời gian và theo kịp phân phối chương trình, giáo viên hay đi thẳng vào bài mới hoặc chỉ điểm danh mức độ chuyên cần của học sinh, trả bài, sửa bài tập. Chẳng hạn, ngày nào giáo viên vào bài cũng bằng cách kiểm tra sĩ số lớp, kiểm tra bài cũ rồi bắt đầu bài mới sẽ khiến học sinh không cảm thấy phấn chấn khi bắt đầu học, dẫn đến không khí học tập trở nên buồn tẻ và đơn điệu, không tạo được môi trường học tập thuận lợi cho học sinh. Việc giáo viên nghiêm khắc với học sinh là điều rất bình thường và rất quan trọng trong quá trình giảng dạy. Nghiêm khắc sẽ giúp các em nghiêm túc hơn trong học tập, đưa các em vào nề nếp học tập tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nếu giáo viên nghiêm khắc quá sẽ dẫn đến hiện tượng học sinh trở nên sợ giáo viên, sợ tiết học đó vã dẫn đến các em không dám hoặc không tích cực phát biểu trong giờ học. Trước khi thực hiện biện pháp này bản thân tôi nhận thấy, nếu vào lớp mà nét mặt của giáo viên có vẽ đăm chiêu hay nghiêm khắc thì học sinh sẽ cảm nhận được ngay và ngay lập tức không khí lớp học sẽ bị trùng xuống. Và như vậy, tiết học đó chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Đặc biệt, đối với những vùng đặc biệt khó khăn như Đam Rông, trong quá trình dạy học giáo viên cần phải vừa dạy – vừa dỗ học sinh chứ không phải chỉ biết lên lớp hết tiết là xong. Chính vì vậy, tạo hứng thú cho các em ngay từ đầu tiết học là điều hết sức quan trọng để chuẩn bị cho các em một tâm lí thoải mái để bước vào nội dung bài học mới. Từ khi bắt đầu đi vào áp dụng biện pháp nêu trên thì các em tích cực lên hẳn, sôi nỗi hơn hẳn, nhiều em từ học yếu đã có sự tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, nếu ngay từ đầu tiết học mà giáo viên thoải mái với học sinh một cách thái quá cũng sẽ dẫn đến hiện tượng học sinh coi thường, không tập trung vào học tập. Vì vậy, giáo viên phải nắm một vấn đề hết sức quan trọng là: Thoải mái trong phạm vị cho phép, không thả lỏng các em. Do đó, tạo sự thoải mái cũng cần có sự nghiêm khắc, hai giải pháp này không thể thay thế cho nhau mà chúng sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúp công tác giáo dục đạt hiệu quả cao hơn. 3. Một số biện pháp có thể áp dụng: 3.1. Tạo các tình huống có vấn đề và đặt câu hỏi để dẫn dắt vào bài mới: Thực tế từ rất lâu, khi bắt đầu một bài học, thường giáo viên chỉ giới thiệu sơ sài hoặc không giới thiệu mà đi thẳng vào nội dung bài học khiến học sinh cảm thấy bị áp đặt, không tạo được không khí thoải mái cho học sinh khiến hiệu quả, chất lượng giờ học không cao. Tiết học thường đi theo hướng thầy đọc – Trò chép và không có sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh. Khi sử dụng biện pháp tạo tình huống trước khi bước vào bài mới, giáo viên sẽ bắt buộc học sinh phải suy nghĩ, phải làm việc. Mặt khác, những tình huống đó sẽ tạo cho học sinh cảm giác thoải mái, hưng phấn hơn rất nhiều trước khi bước vào bài mới. Tuy nhiên, nếu bài nào cũng áp dụng hình thức này thì lại trở nên vô cùng nhàm chám, không có sự mới mẽ, không thu hút được học sinh. Vì vậy, điều quan trọng là người giáo viên phải biết nắm bắt được tâm lí Người thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông Trang 6 GPHI: Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh khối 8, 9 trong giờ học hóa học học sinh, nắm bắt được nội dung kiểu bài lên lớp để có những hình thức phù hợp, không máy móc theo một hình thức đã đề ra. * Ví dụ 1: Ở bài “ Phân bón hóa học” – Hóa học 9. Trước khi vào nội dung bài học, giáo viên có thể đặt câu hỏi liên hệ thực tế: ? Ở gia đình các em khi bón phân cho lúa, ngô… thường bón lạo phân nào? Các em có biết thành phần dinh dưỡng chính trong đó là gì không? Đây là một câu hỏi liên hệ thực tế rất dễ trả lời nhằm tạo cho các em sự tự tin trước khi bước vào bài mới. Từ các câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào bài mới rất dễ dàng đồng thời không làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán. *Ví dụ 2: Khi bắt đầu bài “Tỉ khối của chất khí” – Hóa học 8. Giáo viên có thể sử dụng 2 quả bóng bay, 1 đã bơm sẵn khí H 2 , 1 yêu cầu học sinh thổi khí CO 2 (hơi thở) vào và thả cho bong bóng bay. Rồi giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao quả bong bóng chứa H 2 lại bay lên trời, còn quả bong bóng chứa CO 2 lại bị rơi xuống đất? Với tình huống như trên sẽ kích thích học sinh suy nghĩ và tìm ra đáp án để giái thích vấn đề. Từ tính huống đó, giáo viên dẫn dắt vào bài sẽ tạo được sự tò mò và hứng thú cho học sinh. *Ví dụ 3: Trước khi vào học bài: “Dung dịch” – Hóa học 8. Giáo viên có thể pha một li nước đường và đặt câu hỏi: ? Em cho biết trong li nước này gồm có những thành phần nào? Tác dụng của li nước này là gì? Từ tình huống đặt ra giáo viên có thể dẫn dắt vấn đề để đi vào bài mới. 3.2. Cho học sinh quan sát hình ảnh, quan sát thí nghiệm, vật thật, tổ chức trò chơi… và đặt câu hỏi dẫn dắt vào bài: Khi cho học sinh quan sát mẫu vật, thí nghiệm hoặc tranh ảnh thông quan các phương tiện công nghệ thông tin sẽ tạo cho các em sự tò mò, hứng thú nhất định, sẽ lôi cuốn các em vào vấn đề nhiều hơn, các em sẽ phải suy nghĩ nhiều hơn và sẽ hứng thú hơn khi học tập. Tuy nhiên, giáo viên không nên lạm dụng việc sử dụng máy móc, công nghệ thông tin. Vì thực tế, có nhiều em học sinh chỉ chú ý đến đoạn phim giáo viên trình chiếu chứ không hề chú ý đến vấn đề giáo viên đặt ra. Vấn đề là giáo viên phải biết áp dụng phù hợp với kiểu bài lên lớp và lựa chọn nội dung đặt vấn đề sao cho phù hợp nhất và hiệu quả nhất. * Ví dụ 1:Ở bài “Tính chất của oxi” – Hóa học 8. Giáo viên có thể chiếu lên màn hình một số hình ảnh hoặc đoạn phim về tính chất và ứng dụng của oxi Người thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông Trang 7 . lý. Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng của vấn đề diễn ra trong năm học 2010- 2011. Vì: Bắt đầu năm học lớp 8 bậc trung học cơ sở, các em sẽ được làm quen với. lượng đầu năm, kiểm tra định kì của học sinh. Phỏng vấn học sinh, giáo viên đứng lớp. 8. Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 08 /2010 đến tháng 10 /2010. Người

Ngày đăng: 10/10/2013, 14:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan