1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế lượng tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới cán cân thương mại của các nước ASEAN giai đoạn 2000 2016

40 114 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 229,04 KB

Nội dung

Các yếu tố cơ bản thứ cấp, có liên quanđến điều chỉnh cơ cấu, cân bằng thương mại bền vững và tỷ giá hối đoái cân bằng,phần còn lại, về đặc điểm bên cung như thay đổi nguồn vốn vật chất

Trang 1

-*** -TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

CỦA CÁC NƯỚC ASEAN GIAI ĐOẠN 2000-2016

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 14

Lớp: KTE309(2-1718).3_LT

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thúy Quỳnh

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Trang 2

HỌ VÀ TÊN

ĐÁNH GIÁ

Điểm trung bình

Tâm Anh

Quỳnh

Trang 3

MỤC LỤC MỤC LỤC A DANH MỤC BẢNG C

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu 2

1.5 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 4

2.1 Cán cân thương mại 4

2.1.1 Khái niệm 4

2.1.2 Vai trò của cán cân thương mại 5

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại 5

2.2.1 Tỷ giá hối đoái 5

2.2.2 Thu nhập bình quân đầu người 6

2.2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6

2.2.4 Mức độ mở cửa thương mại 7

2.2.5 Năng suất lao động 7

2.2.6 Lạm phát 7

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 9

3.1.1 Mô hình nghiên cứu 9

3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu 9

3.2 Phương pháp nghiên cứu 9

3.3 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu 10

3.3.1 Nguồn số liệu 10

3.3.2 Mô tả thống kê 11

3.3.3 Mô tả tương quan các biến 12

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14

4.1 Kết quả ước lượng 14

4.2 Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình 15

4.2.1 Kiểm định dạng đúng của mô hình 15

Trang 4

4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến 15

4.2.3 Khắc phục khuyết tật đa cộng tuyến 15

4.2.4 Kiểm định dạng đúng cho mô hình mới 17

4.2.5 Kiểm định đa cộng tuyến cho mô hình mới 17

4.2.6 Kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình mới 17

4.2.7 Kiểm định tự tương quan 18

4.2.8 Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu 18

4.3 Kiểm định giả thuyết 18

4.3.1 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số 18

4.3.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 20

4.3.3 Kiểm định thu hẹp hồi quy 20

4.3.4 Kiểm định độ phù hợp của kết quả với giả thuyết 20

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT 23

5.1 Thảo luận, đề xuất kiến nghị, giải pháp 23

5.2 Kết luận 24

PHỤ LỤC I TÀI LIỆU THAM KHẢO VIII

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Dấu kỳ vọng và giả thuyết các biến 9

Bảng 2 Giải thích biến sử dụng trong mô hình 10

Bảng 3 Mô tả thống kê số liệu 11

Bảng 4 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau 12

Bảng 5 Kết qủa ước tính các nhân tố tác động đến cán cân thương mại BAL(mô hình ban đầu) i

Bảng 6 Kết quả ước tính các nhân tố tác động đến Cán cân thương mại BAL (mô hình mới) i

Bảng 7 Kết quả kiểm định bỏ sót biến (mô hình ban đầu) ii

Bảng 8 : Kết quả kiểm định bỏ sót biến (mô hình mới) iii

Bảng 9 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (mô hình ban đầu) iv

Bảng 10 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (mô hình mới) v

Bảng 11 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi vi

Trang 6

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, ASEAN đang hội nhập mạnh mẽ cả trong và ngoài khối và trởthành một nền kinh tế lớn, trung tâm thương mại quan trọng trong bản đồ kinh tếtoàn cầu Theo tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh, hiện 10 quốc gia ASEANđang có tổng GDP khoảng gần 2.600 tỷ USD Năm 2016, ASEAN đã vượt quaPháp trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới, thứ 3 châu Á Nếu vẫn duy trìđược đà tăng trưởng như vậy, chắc chắn đến năm 2020, ASEAN sẽ trở thành nềnkinh tế lớn thứ 4 toàn cầu

Các thành viên ASEAN thể hiện một quyết tâm và nỗ lực xây dựng mộtASEAN mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu với không gian thương mạirộng lớn thông qua việc thực thi và nâng cấp 5 Hiệp định Thương mại tự do (FTA)

đã ký với 6 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và NewZealand; triển khai đàm phán FTA ASEAN - Hồng Công và Hiệp định Đối táckinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với 6 đối tác trên Quan hệ hợp tác kinh tế vớicác các đối tác quan trọng khác như Hoa Kỳ, EU, Canada, Liên bang Nga cũngđược ASEAN triển khai tích cực thông qua các sáng kiến, các chương trình hànhđộng cụ thể, tập trung vào các nội dung các bên cùng quan tâm như kinh tế thươngmại, đầu tư quốc tế, phát triển năng lực

Trong bối cảnh hội nhập và kinh tế toàn cầu nhiều thay đổi, việc nghiên cứucán cân thương mại là vô cùng quan trọng Nghiên cứu cán cân thương mại giúpcác nước nắm được những thông tin liên quan đến cung cầu tiền tệ, tình trạng củacán cân vãng lai, mức tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế Từ đó, các nước có thể

dự đoán sớm và tận dụng tốt những tiềm năng sẵn có, đưa ra các giải pháp thiếtthực cho hoạt động xuất-nhập khẩu và tăng cường liên kết thương mại trong khối,dẫn đến việc điều tiết kinh tế vĩ mô tốt hơn

Với những lý do trên, chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Tác động củacác yếu tố vĩ mô tới cán cân thương mại của các nước ASEAN giai đoạn 2000-2016” cho bài tiểu luận môn Kinh tế lượng

Trang 7

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này có mục tiêu tổng quát là xây dựng mô hình phân tích ảnhhưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới cán cân thương mại của một quốc gia trongkhối ASEAN Các mục tiêu cụ thể được xác định bao gồm:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về cán cân thương mại và ảnh hưởngcủa các yếu tố kinh tế vĩ mô tới cán cân thương mại

Thứ hai, xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế tới sự biếnđộng trong cán cân thương mại của các nước Đông Nam Á

Thứ ba, đề xuất các định hướng, giải pháp, nhằm cải thiện cán cân thươngmại theo hướng tích cực với Việt Nam nói riêng và các quốc gia khối ASEAN nóichung

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được xác định là cán cân thương mại của một quốc gia

và sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới cán cân thương mại

Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Đề tài tìm hiểu về cán cân thươngmại của 10 quốc gia khối ASEAN bao gồm: Brunei, Cam-pu-chia, Indonesia, Lào,Malaysia, Myanmar, Phi-lip-pin, Sing-ga-po, Thái Lan, Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Đề tài được thực hiện dựa trên phântích số liệu trong 17 năm từ năm 2000 đến năm 2016

1.4 Tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

Tô Trung Thành (2016) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến cán cân

thương mại Việt Nam trong giai đoạn 1997-2015 dựa trên ước lượng mô hìnhVECM (Mô hình hiệu chỉnh sai số vector) có ràng buộc Kết quả cho thấy độ mởcửa càng lớn thì cán cân thương mại càng xấu đi Giá trị ban đầu của tài sản nướcngoài ròng (NFA) cao sẽ khiến cán cân thương mại giảm xuống trong dài hạn Hệthống tài chính phát triển giúp cán cân thương mại được cải thiện trong khi thunhập bình quân cao hơn có thể làm cán cân thương mại xấu đi Tỷ giá thực hữuhiệu (REER) không có tương quan chặt chẽ với cán cân thương mại Gia tăng FDI

có thể làm tăng xu hướng nhập siêu tại Việt Nam

Trang 8

Lê Hoàng Phong & Đặng Thị Bạch Vân (2014) phân tích tác động của cácnhân tố kinh tế vĩ mô đến cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 1986–

2014 Trên cơ sở mô hình đa biến, bằng cách tiếp cận mô hình phân phối độ trễ tựhồi quy (Autoregressive Distributed Lag: ARDL) nhóm tác giả kiểm định mốiquan hệ đồng liên kết giữa các biến với kiểm định bound test và tính toán tác độngdài hạn của các biến Bên cạnh, mô hình ECM-ARDL được sử dụng để đánh giácác tác động ngắn hạn Kết quả nghiên cứu cho thấy cả trong ngắn hạn và dài hạn,tổng sản phẩm quốc nội và tỷ giá có tác động dương đến cán cân thương mại củaViệt Nam, trong khi cung tiền có tác động dương trong ngắn hạn nhưng lại có tácđộng âm trong dài hạn

Rahman (2009) sử dụng ba phương trình (kim ngạch xuất khẩu, kim ngạchnhập khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) để nghiên cứu dòng thương mạigiữa Bangladesh và các đối tác thương mại quan trọng Nghiên cứu đã cho thấyhoạt động thương mại của Bangladesh chịu sự tác động của quy mô nền kinh tế,tổng thu nhập quốc dân, khoảng cách và độ mở của nền kinh tế Song một nghiêncứu khác của Thai Tri Do (2006) xem xét thương mại song phương giữa Việt Nam

và 23 nước châu Âu dựa trên mô hình trọng lực với bộ số liệu hỗn hợp trong giaiđoạn 1993-2004 Nghiên cứu chỉ ra bên cạnh các nhân tố như quy mô nền kinh tế,quy mô thị trường và tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tương đối lớn thì 2 biến làkhoảng cách địa lý và lịch sử gần như không có sự ảnh hưởng đến thương mạisong phương giữa Việt Nam và 23 nước châu Âu

Vladimir, Ladislav & Jan (2003) qua sử dụng dữ liệu bảng điều khiển cho 29ngành, các tác giả kiểm tra các đặc điểm kỹ thuật thay thế của các chức năng xuất

và nhập khẩu của Séc Cán cân thương mại chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá hốiđoái thực, tổng cầu và thay đổi thuế quan Các yếu tố cơ bản thứ cấp, có liên quanđến điều chỉnh cơ cấu, cân bằng thương mại bền vững và tỷ giá hối đoái cân bằng,phần còn lại, về đặc điểm bên cung như thay đổi nguồn vốn vật chất và con người,dòng vốn FDI và khả năng cạnh tranh ngày càng tăng của sản xuất trong nước.Nhóm tác giả nhận thấy chưa có nhiều nghiên cứu trực tiếp liên quan đến cáncân thương mại của các nước trong khu vực ASEAN Ngoài ra, ảnh hưởng củamột số yếu tố vĩ mô khác tới cán cân thương mại như lạm phát, năng suất lao động

Trang 9

chưa được xem xét kỹ lưỡng Do vậy, nghiên cứu đã đánh giá “tích hợp” một sốbiến phù hợp có ảnh hưởng tới cán cân thương mại của các nước ASEAN nhằmthu hẹp khoảng trống nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.

1.5 Kết cấu của đề tài

Đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan lý thuyết tình hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và các đề xuất

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁN

CÂN THƯƠNG MẠI2.1 Cán cân thương mại

cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán

từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bêntài sản có

Các thành phần của cán cân thanh toán:

 Tài khoản vãng lai

Trang 10

Cán cân thương mại giống với chênh lệch sản lượng của một nước và nhucầu nội địa của nước đó (chênh lệch giữa lượng hàng hóa một nước sản xuất ra vớilượng hàng hóa nó mua từ nước ngoài; không tính đến việc đầu tư tiền vào cổphiếu nước ngoài, và nó cũng không phải nhân tố trong khái niệm nhập khẩu hànghóa để sản xuất cho thị trường nội địa).

Trang 11

Cán cân thương mại gồm 2 khoản mục:

Khoản mục hàng hóa (thương mại hữu hình )

Khoản mục dịch vụ (thương mại vô hình) bao gồm: các hoạt động sản xuất vànhập dịch vụ vận tải, du lịch, ngân hàng…

2.1.2 Vai trò của cán cân thương mại

Tác động tích cực:

Vai trò của xuất khẩu đối với kinh tế:

– Xuất khẩu là nhân tố kích thích tăng trưởng, tích cực giải quyết thất nghiệp

và cải thiện đởi sống người dân làm tăng GDP và thu nhập quốc dân từ đó làmtăng tiêu dùng nội địa;

– Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu;

– Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển cácngành có liên quan hoặc hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ tạo điều kiện nâng caonăng lực sản xuất trong nước;

Vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế:

– Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, bổ sung nguồn tư liệusản xuất và quỹ hàng hóa tiêu dùng;

– Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoàinước với nhau, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huyđược lợi thế so sánh trên cơ sở chuyên môn hóa;

– Nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng

Trang 12

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại

2.2.1 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá

FX hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổicho một đồng tiền khác Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia đượcbiểu hiện bởi một tiền tệ khác (O'Sullivan & Steven M, 2003)

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước

và quốc tế Đồng tiền của mỗi nước được định giá bằng các đồng tiền của quốc giakhác thông qua việc sử dụng tỷ giá hối đoái Nếu đồng tiền của 1 quốc gia tăng giá sovới các đồng tiền khác, các yếu tố khác như nhau thì hàng hóa xuất khẩu của nước đó

sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với các nước nhập khẩu, làm cho tài khoản vãng lai của quốcgia đó giảm Nếu đồng tiền của 1 quốc gia này giảm giá so với các đồng tiền của cácquốc gia khác thì nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng, giảm nhập khẩu dẫn đến thặng

dư cán cân thương mại

2.2.2 Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phảnánh “mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư” Chỉ tiêu này dùng

để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho hoạchđịnh chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xóa đói, giảm nghèo.Mức độ thu nhập của một quốc gia tăng với một tỷ lệ phần trăm cao hơn sovới các quốc gia khác thì mức độ nhu cầu hàng hóa cũng tăng lên, như vậy sẽ cónhiều khả năng nhu cầu về hàng hóa nước ngoài tăng lên làm cho nhập khẩu củaquốc gia này tăng lên và thâm hụt cán cân thương mại Ngược lại nếu mức độ thunhập của một quốc gia giảm thì nhu cầu về hàng hóa của người tiêu dùng ở quốcgia này cũng giảm làm cho nhập khẩu giảm và thặng dư cán cân thương mại(Rahman, 2009)

2.2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, FDI) xảy ra khi mộtnhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác(nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý làthứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp,

Trang 13

cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinhdoanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công tymẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty” (WTO,1996).

Khu vực FDI góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế thôngqua lan tỏa công nghệ, qua đó thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanhnghiệp trong nước và các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, từ đó không nhữngcải thiện chất lượng hàng hóa xuất khẩu có đầu tư nước ngoài mà còn gián tiếp tácđộng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu của cả khu vực kinh tế trong nước Qua

đó, có thể thấy, FDI góp phần không nhỏ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nướcnhận đầu tư (Phạm Thị Hoàng Anh & Lê Hà Thu, 2012)

Tuy nhiên, FDI cũng làm gia tăng không nhỏ kim ngạch nhập khẩu Điều này

là do khu vực này thường xuyên nhập khẩu máy móc thiết bị có giá trị lớn haynguyên liệu đầu vào cho sản xuất do nguyên liệu sản xuất trong nước chưa đápứng được yêu cầu của khu vực nước ngoài, và/hoặc các doanh nghiệp FDI thườnghoạt động theo dây chuyền sản xuất quốc tế, nên phải nhập khẩu các sản phẩm từcác công ty cùng dây chuyền (Johnson, 2005)

2.2.4 Mức độ mở cửa thương mại

Với xu thế toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn các quốcgia hoạt động trong mối quan hệ mở và cũng không có quốc gia nào cô lập khépkín lại phát triển tốt được Tự do hóa thương mại là xu thế tất yếu của các quốc giatrên thế giới ngày nay Tuy nhiên chính sách này cũng tồn tại nhiều rủi ro Kết quảphân tích kinh tế học về mối quan hệ giữa mở cửa thương mại, tăng trưởng kinh tếthực tế và cán cân thương mại chỉ ra sự tồn tại của hiệu ứng tích cực yếu của sự

mở cửa thương mại đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng với chi phí suy giảm cânbằng thương mại (Taleb & Zubi, 2014)

2.2.5 Năng suất lao động

Năng suất lao động góp phần ảnh hưởng tới cán cân thương mại vì sự giatăng năng suất lao động sẽ làm cho giá thành sản phẩm rẻ hơn có thể cạnh tranhtrên thị trường quốc tế, từ đó gia tăng hành hóa xuất khẩu, đem lại thặng dư chocán cân thương mại hoặc giảm bớt sự thâm hụt; trong khi năng suất lao động thấp

Trang 14

làm giá thành sản xuất cao khó cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài, trong khi nhucầu nhập khẩu gia tăng sẽ làm cán can thương mại bị thâm hụt thêm hoặc giảm bớtthặng dư nếu có.

2.2.6 Lạm phát

Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thờigian, và sự mất giá trị của một loại tiền tệ Khi so sánh với các nước khác thì lạmphát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốcgia khác

Nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc gia tăng tương đối so với tỷ lệ lạm phát củacác quốc gia khác dẫn đến CAB của quốc gia đó có thể sẽ giảm đi trong điều kiệncác yếu tố khác không đổi, giá cả hàng hóa trong nước trở nên đắt đỏ hơn so vớihàng hóa nước ngoài Khi đó xuất khẩu của quốc gia này sang các quốc gia khác

sẽ có xu hướng giảm và làm thâm hụt cán cân thương mại Ngược lại nếu tỷ lệlạm phát của một quốc gia giảm tương đối so với các quốc gia khác thì nhập khẩucủa quốc gia này sẽ có xu hướng giảm làm thặng dư cán cân thương mại Khi cả 2nước cùng đồng thời trải qua một tỷ lệ lạm phát thì tài khoản vãng lai không thayđổi

Trang 15

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.1.1 Mô hình nghiên cứu

Dựa trên việc phân tích mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại, nhóm tác giả đề xuất một mô hình nghiên cứu “tích hợp” từ các lý thuyết này Nghiên cứu đề xuất được phân tích như sau:

BOT = f (tỷ giá hối đoái, thu nhập bình quân đầu người, đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mại, năng suất lao động, lạm phát)

3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu

tác động

Giả thuyết

Tỷ giá hối đoái + Đồng tiền của nước chủ nhà càng bị mất giá so với các

nước khác cán cân thương mại càng thặng dư

Thu nhập bình

quân đầu người

- Thu nhập bình quân đầu người của nước chủ nhà thấp

dẫn đến cải thiện cán cân thương mại

Đầu tư trực tiếp

nước ngoài

+/- Đầu tư nước ngoài càng nhiều thì xuất khẩu và nhập

khẩu đều tăng

+ Năng suất lao động tăng dẫn đến xuất khẩu tăng.

Lạm phát - Lạm phát giảm cán cân thương mại có xu hướng thặng

Bảng 1 Dấu kỳ vọng và giả thuyết các biến

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Để kiểm định mô hình mối quan hệ giữa cán cân thương mại với các yếu tố:

tỷ giá hối đoái, thu nhập bình quân đầu người, đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mởthương mại, năng suất lao động, tỷ lệ tiết kiệm quốc dân, nhóm tác giả sử dụngphương pháp ước lượng OLS

Trang 16

Nhóm nghiên cứu ước lượng dưới dạng mô hình sau:

BALit = β 1 + β2EXRATit + β 3 THUBQit + β4FDIit +

β5OPENit + β6NSLDit + β7INFLAit +uit

Trong đó: i= 1, , n với n là thứ tự quốc gia trong mẫu nghiên cứu

t = 1,…, t, với t là năm được nghiên cứu

BAL Mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập

khẩu của một quốc gia

TriệuUSD

DThu nhập bình

quân đầu người

THUBQ

Thu nhập quốc dân bình quân đầu người Nghìn

USDĐầu tư trực tiếp

nước ngoài

FDI Tổng dòng vốn đầu tư ròng từ nước ngoài

đi vào

TriệuUSD

NSLD GDP bình quân 1 lao động từ 15 tuổi trở

lên đang làm việc

NghìnUSDLạm phát INFLA Sự thay đổi trong giá cả của một lượng

lớn các hàng hóa, dịch vụ trong một nềnkinh tế

%

Bảng 2 Giải thích biến sử dụng trong mô hình

3.3 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu

3.3.1 Nguồn số liệu

Số liệu được thu thập từ thống kê của World Bank(http://databank.worldbank.org)

Trang 17

Bảng 3 Mô tả thống kê số liệu

Biến BAL có giá trị trung bình là 9941 cho thấy phần lớn các đối tượngnghiên cứu trong mẫu số liệu có thặng dư cán cân thương mại Giá trị lớn nhất là

76943 và giá trị nhỏ nhất là -2.851e+004 chứng tỏ có sự chênh lệch trong cán cânthương mại giữa các quốc gia trong mẫu số liệu

Biến EXRAT có giá trị trung bình là 4115.9 cho thấy phần lớn các đối tượngnghiên cứu trong mẫu số liệu có giá trị đồng tiền thấp Giá trị lớn nhất là 21935 vàgiá trị nhỏ nhất là 1.2496 cho thấy đồng tiền của các quốc gia trong khu vực cósức cạnh tranh quốc tế chênh lệch lớn

Biến THUBQ có giá trị trung bình là 7.1510 cho thấy đa phần thu nhập củangười dân các nước ASEAN còn thấp Giá trị lớn nhất là 47.071 và giá trị nhỏ nhất

là 0.13460 chứng tỏ thu nhập có phân bố rộng trên các nước nghiên cứu

Biến FDI có giá trị trung bình là 7463.8 chỉ ra các nước được nghiên cứu códòng vốn đầu tư từ nước ngoài lớn Giá trị lớn nhất là 74253 và giá trị nhỏ nhất là-4550.4 chứng tỏ các nước này không chỉ nhận lượng lớn đầu tư nước ngoài màcòn có đầu tư ra nước ngoài

Biến OPEN có giá trị trung bình là 127.8 cho thấy phần lớn các đối tượngnghiên cứu trong mẫu số liệu có độ mở thương mại lớn Giá trị lớn nhất là 441.6

Trang 18

và giá trị nhỏ nhất là 0.1674 chứng tỏ cách biệt độ mở thương mại giữa các đốitượng tương đối lớn.

Biến NSLD có giá trị trung bình là 42.903 cho thấy trung bình năng suất laođộng tại các quốc gia nghiên cứu là tương đối thấp Giá trị lớn nhất là 188.44 vàgiá trị nhỏ nhất là 2.7139 chứng tỏ có sự cách biệt lớn giữa năng suất lao động củacác nước

Biến INFLA có giá trị trung bình là 5.1635 Giá trị lớn nhất là 57.075 và giátrị nhỏ nhất là -2.3150 cho thấy có những sự bất ổn lớn về kinh tế tại một số quốcgia trong khu vực

3.3.3 Mô tả tương quan các biến

Bảng 4 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc và giữa

các biến độc lập với nhau

Tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc:

Hệ số tương quan r(EXRAT,BAL)= -0.2696 Tức là tỷ giá hối đoái và cán cân thươngmại của một quốc gia có tương quan ngược chiều chiều và mức độ tương quan thấp

Hệ số tương quan r(THUBQ,BAL)= 0.6456 Tức là thu nhập bình quân đầu người vàcán cân thương mại của một quốc gia có tương quan cùng chiều và mức độ tương quantương đối cao

Hệ số tương quan r(FDI,BAL)= 0.7444 Tức độ đầu tư trực tiếp ròng từ nước ngoài vàcán cân thương mại của một quốc gia có tương quan cùng chiều và mức độ tương quantương đối cao

Hệ số tương quan r(OPEN,BAL)= 0.6755 Tức là độ mở thương mại và cán cânthương mại của một quốc gia có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan tươngđối cao

Trang 19

Hệ số tương quan r(NSLD,BAL)= 0.4525 Tức là năng suất lao động và cán cân thương mại của một quốc gia có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan tương đối thấp.

Hệ số tương quan r(INFLA,BAL)= -0.2084 Tức là tỷ lệ lạm phát và cán cân thương mại của một quốc gia có tương quan ngược chiều và mức độ tương quan thấp

Tương quan giữa các biến độc lập

Hệ số tương quan giữa các biến tương quan lẫn nhau trừ trương quan giữa NSLD vàTHUBQ cao (r(NSLD,THUBQ)=0.8774) còn lại đều có giá trị nhỏ hơn 0.8

Có thể dự đoán mô hình không có đa cộng tuyến cao, hoặc nếu có thì cũng có thểkhông gây ảnh hưởng lớn đến mô hình

Trang 20

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả ước lượng

Ta có mô hình ước lượng mẫu ngẫu nhiên tổng quát:

Kết quả ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) với sốquan sát n= 169 được thể hiện trong bảng 5

Từ đó ta có mô hình hồi quy mẫu sau:

Từ kết quả ước lượng với phương pháp bình phương tối thiểu với 169 quansát và sự trợ giúp của phần mềm Gretl, nhóm đưa ra một số nhận xét sau:

nghĩa là khi tỷ giá EXRAT, thu nhập bình quân THUBQ, FDI, độ mở của nềnkinh tế OPEN, năng suất lao động NSLD, lạm phát INFLA đều bằng 0 thì trungbình cuả cán cân thương mại BAL bằng -1803.35

nghĩa là với điều kiện THUBQ, FDI, OPEN, NSLD, INFLA không đổi thìkhi EXRAT tăng thêm 1 đơn vị (LCU/USD)thì BAL sẽ giảm 0.495508 đơn vị(triệu USD)

nghĩa là với điều kiện EXRAT, FDI, OPEN, NSLD, INFLA không đổi thì khiTHUBQ tăng thêm 1 đơn vị (nghìn USD) thì BAL sẽ tăng thêm 53.1898 đơn vị(triệu USD)

nghĩa là với điều kiện EXRAT, THUBQ, OPEN, NSLD, INFLA không đổithì khi FDI tăng thêm 1 đơn vị (triệu USD) thì BAL sẽ tăng thêm 0.742423 đơn vị(triệu USD)

nghĩa là với điều kiện EXRAT, THUBQ, FDI, NSLD, INFLA không đổi thìkhi OPEN tăng thêm 1 đơn vị (%) thì BAL sẽ tăng thêm 59.0194 đơn vị (triệuUSD)

nghĩa là với điều kiện EXRAT, THUBQ, FDI, OPEN, INFLA không đổi thìkhi NSLD tăng thêm 1 đơn vị (nghìn USD) thì BAL sẽ giảm đi 10.8968 đơn vị(triệu USD)

Ngày đăng: 22/06/2020, 21:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w