Điều đó yêu cầu mỗi giáo viên phải nắm bắt và hiểu được tầm quan trọng của việc giúp học sinh nắm bắt được môn học tùy theo những kỹ năng khác nhau.. Do đó giáo viên phải biết lựa chọn c
Trang 1PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG NGHE CHO HỌC SINH DÂN TỘC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH 7 HỆ 10 NĂM
A PHẦN MỞ ĐẦU.
1 Lí do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triển của đất nước, là nhu cầu học hỏi của con người trong xã hội hiện đại ngày càng cao lên Ắt hẳn trong số chúng ta, ai cũng biết rằng Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ toàn cầu được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới, là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ Biết ngoại ngữ là biết thêm được một công cụ giao tiếp mới ngoài tiếng mẹ
đẻ vì “ngoại ngữ là chìa khóa vàng mở ra kho tàng kiến thức của nhân loại” Đối với Việt Nam, một đất nước đang phát triển, hội nhập, toàn cầu hoá thì việc học Tiếng Anh lại trở nên quan trọng và cấp thiết hơn nữa Chính vì Tiếng Anh mang đến nhiều cơ hội nên tiếng Anh đã được giảng dạy từ rất sớm cũng như nhiều người trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của nó vì những lý do như sử dụng thành thạo Tiếng Anh sẽ tìm được một công việc với mức thu nhập cao hơn so với những người có trình độ Tiếng Anh còn hạn chế, giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận những nguồn khoa học mà mình đang theo đuổi Đó cũng là lý do tại sao nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện nay tiến hành giảng dạy nhiều nội dung bằng tiếng Anh cũng như quy định chuẩn đầu
ra ngoại ngữ (phổ biến là tiếng Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường Hiểu được điều đó, nên hệ thống giáo dục của Việt Nam đã đưa tiếng Anh là môn học bắt buộc ở nhà trường từ những năm tiểu học Nhưng thực trạng học tiếng Anh của học sinh ở Việt Nam nói chung và học sinh dân tộc nói riêng vẫn còn là vấn đề mang nhiều thách thức
Như chúng ta đã biết, hiện nay tiếng Anh được sử dụng như một ngôn ngữ quốc tế Người dân từ khắp nơi trên thế giới sử dụng tiếng Anh để giao dịch thương mại, để trao đổi thông tin hiểu biết lẫn nhau Có rất nhiều những kho tàng tri thức của nhân loại được viết bằng tiếng Anh, nếu muốn tiếp cận nguồn tri thức đó, người ta phải biết tiếng Anh Nói như vậy để chúng ta hình dung được rằng tiếng Anh cần thiết như thế nào Hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ này cho nên Bộ giáo dục và đào tạo đã quyết định đưa tiếng Anh vào giảng dạy và học tâp như một bộ môn bắt buộc
Điều đó yêu cầu mỗi giáo viên phải nắm bắt và hiểu được tầm quan trọng của việc giúp học sinh nắm bắt được môn học tùy theo những kỹ năng khác nhau Do đó giáo viên phải biết lựa chọn các kỹ năng phù hợp với trình độ nhận biết của học sinh vì đây là một bộ môn khó và quan trọng nên cả giáo viên và học sinh đều rất coi trọng, đặc biệt là giáo viên luôn muốn giúp học sinh phát triển toàn bộ 4 kỹ năng quan trọng vốn có của bộ môn Tuy nhiên trong đề tài nghiên cứu này tôi không muốn nhấn mạnh tới khía cạnh dạy học môn Tiếng Anh như thế nào mà tôi muốn đề cập tới một số phương pháp giúp học sinh dân tộc cải thiện kỹ năng nghe, từng bước giúp các em lấy lại hứng thú và tự tin hơn trong việc học bộ môn này Vì hơn ai hết, là một giáo viên, tôi nhận thấy rằng, nhìn chung học sinh hiện nay rất “sợ”, và “cảm thấy lúng túng” khi nghe một bài nghe, việc đoán nội dung bài nghe còn nhiều hạn chế, thật sự
Trang 2chưa tập trung vào bài nghe vì các em cảm thấy mình không có khả năng để nghe đúng bất cứ từ nào Đa số các em không đủ kiên nhẫn để nghe lần thứ hai
vì các em cảm thấy rất khó Một số em hoàn toàn bỏ qua không làm phần này
vì các em xác định rằng mình sẽ không nghe được hoặc không biết yêu cầu của
đề ra như thế nào và mình phải viết thông tin gì vào bài
Là một giáo viên trong nghề, tôi luôn tìm tòi và suy nghĩ phải làm cách nào để giúp đỡ các em vượt qua khó khăn của kỹ năng này,
2 Phạm vi áp dụng của đề tài:
Đề tài “PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG NGHE CHO HỌC SINH DÂN TỘC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH 7 HỆ 10 NĂM” được
áp dụng trong việc dạy học ở một trường thuộc khu vực miền núi giáp biên giới của huyện nhà Nơi mà hơn 97% là người dân tộc thiểu số Bru-Vân Kiều đang sinh sống Cuộc sống của người dân nơi đây còn khó khăn và nhiều thiếu thốn, thậm chí có gia đình còn không đủ ăn no, đủ mặc ấm, tất cả miếng cơm manh
áo phụ thuộc vào việc giữ rừng, đẵn gỗ Chính vì vậy, việc đến trường của con
em mình chưa thực sự được quan tâm và xem trọng Bà con ở đây sống rải rác khắp các bản, việc giao lưu, tiếp xúc mở mang dân trí còn hạn hẹp, do đó dân trí còn thấp và còn đâu đó những hủ tục cổ xưa mang tính chất phong kiến, phó mặc cho thiên nhiên, phó mặc cho trời đất Con em sinh ra cuộc sống vẫn chưa
có bước phát triển mới, vẫn là nếp sống xưa cũ quanh năm chỉ biết đến việc đi rẫy, trồng rừng, khai thác gỗ Tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng trực tiếp đến con em đồng bào – là đối tượng học sinh của trường từ khi mới lớn lên Vì thế
để cải thiện được năng lực tiếng Anh cho các em là một việc rất khó khăn và phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài, bền bỉ mới mang lại được hiệu quả
Có thể vì những thiệt thòi đó, nên giờ đây, xã hội ta đang ngày càng quan tâm đến đồng bào dân tộc miền núi nhiều hơn nữa Ca dao, tục ngữ Việt nam
có câu “Lá lành đùm lá rách”; “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”; Đảng
và Nhà nước ta đã thực sự quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc miền núi Cơ sở vật chất đựơc trang bị đầy đủ phục vụ cho việc học tập của các em có hiệu quả hơn Đây chính là nguồn động viên mang đến niềm vui và hi vọng cho các em vùng dân tộc nói riêng, là chìa khóa cho sự phát triển giáo dục rộng mở, nâng cao trình độ dân trí và có một bước ngoặt mới cho nên Giáo dục của đất nước nói chung Mục tiêu này có được thực hiện hay không đòi hỏi nhiều yếu tố góp lại, trong đó có sự giúp sức của đội ngũ giáo viên Việc dạy học nói chung và dạy học môn Tiếng Anh nói riêng cần những phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh và đặc trưng của vùng, miền Chính vì mục tiêu này, là giáo viên trực tiếp giảng dạy các em, tôi luôn tìm tòi, tích lũy nhiều phương pháp khác nhau để áp dụng vào thực tiễn dạy học trên lớp Tôi chỉ áp dụng các phương pháp này với các em học sinh khối 7 trường tôi đang trực tiếp giảng dạy
3 Điểm mới của đề tài:
Điểm mới của đề tài là phương pháp, thủ thuật dạy kĩ năng nghe hiểu trong dạy học môn tiếng Anh lớp 7 hệ 10 năm cho học sinh đối tượng là người dẫn tộc Bru Vân Kiều sao cho đạt hiệu quả trong dạy học Chương trình và
Trang 3sách giáo khoa môn tiếng Anh 7 hệ 10 năm mới chỉ thực hiện qua năm thứ hai trong toàn tỉnh, năm thứ nhất đối với các đơn vị cùng sâu vùng xa Nội dung dạy học; việc phân bổ hệ thống kiến thức,ngữ liệu; cấu trúc các tiết học được phân định trong chương trình và sách giáo khoa hoàn toàn khác so với chương trình và sách giáo khoa cũ Đặc biệt đối với học sinh dân tộc, những chủ đề chủ điểm, hình ảnh, kiến thức trong sách giáo khoa mới rất lạ lẫm với các em Chương trình nghe hiểu được phân bổ đều qua các tiết học trong từng bài học, chủ đề nhằm rèn luyện kĩ năng ngôn ngũ giao tiếp cho học sinh thông qua các chủ điểm Song kĩ năng nghe nói của học sinh dân tộc còn rất hạn chế, các em hầu như không có điều kiện để hỗ trợ học tập ở nhà như tài liệu, mạng internet, máy tính, loa đài, Việc học của các em phụ thuộc hoàn toàn vào thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo ở nhà trường Từ thực tế đó, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, thử nghiệm, loại trừ để tìm ra phương pháp dạy học kĩ năng nghe hiểu phù hợp, hiệu quả cho học sinh dân tộc nơi tôi đang công tác trong đề tài này
B PHẦN NỘI DUNG.
I Thực trạng của việc dạy học tiếng Anh đối với học sinh dân tộc.
Nghị quyết số 29 – NQ/ TW ngày 4/11/2013 Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu “tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo;”, “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân” phần nào đã nói lên hết được cái quan trọng của giáo dục, lấy người học làm trung tâm, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện chất, thể, mỹ Nhưng với các em học sinh miền núi, điều kiện phát triển còn chưa có, năng lực ngôn ngư của các em còn nhiều hạn chế khiến cho tôi gặp không ít khó khăn Đa số các em cảm thấy rằng việc nắm bắt một ngoại ngữ rất khó nên hầu như các em không có đam mê theo đuổi hay có hứng thú với môn học Các em chỉ giao tiếp với nhau bằng Tiếng Việt khi đến trường, còn lại thường giao tiếp với nhau bằng tiếng Bru Vân Kiều Việc sử dụng Tiếng Anh với các em hoàn toàn là điều hiếm gặp Giáo viên có ra bài tập về nhà cho các em thì các em cũng không hoàn thành và nhiều ý kiến cho rằng bài tập quá khó hoặc các em không biết làm, điều này gây cản trở không nhỏ cho tôi và các giáo viên khác nói chung Một số em còn sợ nói sai, sợ đọc sai, còn hay mắc cỡ và thiếu tự tin khi diễn tả ý kiến của mình Việc hình thành năng lực ngôn ngữ cho các em do đó còn khó khăn hơn nhiều Mỗi một kỹ năng có những phương pháp riêng đặc thù, và việc vận dụng các phương pháp đó hiệu quả hay không phụ thuộc vào giáo viên đứng lớp Qua quá trình dạy học, giáo viên đóng vai trò giúp đỡ, là người hướng dẫn học sinh khám phá, lĩnh hội và thực hành kiến thức trên cơ sở phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh Nhưng giúp các em lĩnh hội như thế nào, bằng phương pháp gì, có phù hợp với đối tượng học sinh hay không đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành kĩ năng ngôn ngữ
Việc học cũng như những việc khác, có kiên trì, nhẫn nại, có chịu khó tìm tòi và luyện tập, chắc hẳn sẽ có kết quả khả quan Với Tiếng Anh cũng như thế, phải có sự giao tiếp, thực hành, sử dụng vốn từ và các kỹ năng thường xuyên mới tự tin giao tiếp và phản xạ nhanh ở tất cả các tình huống Nắm vững kiến
Trang 4thức thì các em sẽ tự tin hơn rất nhiều, không phải e dè, ngại ngần khi thể hiện những quan điểm, ý kiến riêng của cá nhân Trở ngại của học sinh dân tộc Bru Vân Kiều chính là không được gặp và thực hành giao tiếp với người bản ngữ Bên cạnh đó, các em ngại chia sẻ những khó khăn, vướng mắc các em gặp phải với bạn bè, thầy cô trong việc học bộ môn Hiểu được những điều đó, tôi luôn quan sát, gần gũi hỏi han, chia sẻ những kinh nghiệm cũng như tạo ra một tiết học thoải mái nhưng không kém phần đầy đủ cho các em, giúp các em hiểu rằng không thể học giỏi và nghe nói lưu loát môn Tiếng Anh ngày một ngày hai mà phải qua quá trình học tập, rèn luyện và tích lũy hàng ngày Như vậy, về lâu dài việc học bộ môn sẽ trở nên đơn giản và bớt áp lực hơn
Chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 7 thí điểm có nội dung rất hay, nhưng khối lượng kiến thức quá nhiều, giáo viên không thể truyền đạt hết tất cả các phần cho các em, đó cũng là một khó khăn cho cô và trò nơi mái trường miền núi xã xôi này Môn Tiếng Anh 7, học sinh chỉ được học 3 tiết/tuần và 1 tiết ôn/ tuần không đủ cho việc hệ thống lại kiến thức và thực hành bài tập luyện tập của 3 tiết đó Thời gian không nhiều ở lớp cho các em luyện tập các
kĩ năng thành thạo Bên cạnh đó, môi trường ngoại ngữ trên địa bàn chưa rộng, các em không có cơ hội để rèn luyện ngôn ngữ bên ngoài chỉ dừng lại ở các tiết học trong chương trình Vì thế các em cũng gặp khó khăn trong việc học tập và rèn luyện kĩ năng Anh ngữ
Năm học 2016 – 2017 là năm học đầu tiên tôi giảng dạy Anh văn lớp 6 hệ
10 năm theo chương trình sách giáo khoa mới tại đơn vị miền núi nơi tôi mới đến nhận công tác, chất lượng tôi khảo sát kỹ năng nghe cho học sinh lớp 6 (1 bài nghe tiếng Anh) ở giữa học kì II của năm học như sau:
Kết quả trên cho thấy rằng, việc nghe Tiếng Anh của các em học sinh miền núi còn quá thấp, thậm chí có em còn để bài trống không nghe được bất
cứ từ nào Thứ nhất, do các em chưa quen với tsc độ đọc, nói trong băng đĩa, Tôi đã suy nghĩ và đưa ra một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong một tiết dạy nghe tiếng Anh trong giảng dạy Tiếng Anh ở lớp 7 và bức đầu đã
có những kết quả khả quan đáng phấn khởi Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng: Đổi mới phương pháp dạy học là phải tìm ra được giải pháp giúp học sinh luyện tập phù hợp đối với nội dung bài giảng và đối tượng học sinh của mình, tạo điều kiện cho tất cả mọi đối tượng học sinh có cơ hội luyện tập
Trong thực tiễn, các phương pháp giúp các em tạo hứng thú trong tiết dạy
kỹ năng nghe cho học sinh dân tộc đã đem lại kết quả khả quan Qua quá trình thực nghiệm sử dụng các giải pháp này vào lớp 7, tôi thấy rằng học sinh đã có
sự chuyển biến tích cực trong phần luyện tập các bài nghe do giáo viên đưa ra, làm bài kiểm tra cũng như ứng dụng vào các hoạt động giao tiếp Hạn chế rất nhiều việc học sinh lúng túng, mất tự tin trong luyện tập Vấn đề luyện tập kĩ
Trang 5năng nghe được thực hiện khá đồng bộ, và thường xuyên Học sinh đã có hứng thú, tập trung và chủ động trong quá trình luyện các dạng bài tập thực hành nghe hơn, chủ động trong việc tìm tòi và hỏi han cái mình không biết, chưa rõ
Từ những suy nghĩ và nhận thức trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến
cá nhân về các phương pháp tạo hứng thú trong một tiết dạy nghe giúp học sinh dân tộc luyện tập và cải thiện dần kỹ năng nghe hiệu quả trong chương trình Anh 7 nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, thiết thực tạo nên sự chuyển biến tích cực đối với bộ môn này
II Một số giải pháp:
Đề tài “PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG NGHE CHO HỌC SINH DÂN TỘC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH 7 HỆ 10 NĂM ”
1 Lập kế hoạch tiết dạy:
Giáo viên cần nghiên cứu kỹ các nội dung tiết dạy từ sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV), vì SGK, SGV là cơ sở quan trọng để giáo viên hoạch định giảng dạy cho tiết học
Điều này sẽ giúp cho việc giáo viên tổ chức, điều khiển tiết dạy nghe đi đúng trọng tâm, trọng điểm, phân bố thời gian cho các bước, các giai đoạn nghe một cách khoa học
Sau đó, giáo viên nghiên cứu mục đích yêu cầu của tiết dạy: Mục đích, yêu cầu của tiết dạy là đích mà cả giáo viên và học sinh cần phải đạt được sau mỗi tiết học
Đối với tiết dạy nghe, thông thường mục đích yêu cầu của tiết dạy là giúp học sinh luyện tập và phát triển các kỹ năng: Listening (nghe); Speaking (nói); Reading (đọc); Writing (viết) (trong đó kỹ năng nghe là chủ yếu)
Sau khi kết thúc phần nghe học sinh hiểu được nội dung chính của bài nghe và thực hiện một số yêu cầu hay bài tập ngôn ngữ nào đó
Tiếp theo, giáo viên lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy nghe (Listening Techniques) một cách linh hoạt và phù hợp (dựa vào nội dung tiết dạy, đặc điểm, năng lực của lớp học và các giai đoạn trong tiến trình dạy nghe: Pre-listening, While- listening, Post- listening).Trong mỗi bước có các kỹ thuật dạy nghe đặc trưng riêng
Việc sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nghe cũng vô cùng quan trọng
Ví dụ, khi sử dụng tranh minh hoạ, nên tận dụng đến mức tối đa các tranh hình trong SGK để giúp học sinh hiểu bài học Tranh hình minh hoạ phải có sự liên hệ thực tế gần gũi với nội dung bài học, hoặc tôi thường in những tranh liên quan với bài nghe để dạy phần Pre – teach vocabulary (Pre – listeninh) Hoặc với máy cát sét, trước khi thực hiện dạy học cần chuẩn bị máy tốt, băng
và đĩa có chất lượng tốt và pin dự phòng khi mất điện; phải đảm bảo tính an toàn khi thao tác; xem xét sự cần thiết, hiệu quả mang lại, thời gian cụ thể cho từng công đoạn…
Hoặc
Trang 6Giáo viên cũng cần phải soạn giáo án hợp lý, khoa học, hoạch định rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò, các yêu cầu của từng bài tập, các phương án trả lời của học sinh Trao đổi thảo luận về phương pháp giảng dạy với đồng nghiệp
Đối với học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học sau bằng cách: Ra hệ thống các câu hỏi gợi mở về bài mà các em sắp được học để học sinh có thời gian suy nghĩ, tìm hiểu tài liệu
Yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập liên quan đến nội dung tiết dạy Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, chủ động, sáng tạo nêu ra những vấn
đề, câu hỏi có liên quan đến bài dạy
Ví dụ: Unit 2 Tiếng Anh 7 phần Skills 2 activity 3, trước khi nghe , tôi
hỏi học sinh :
T: “Can you give me some advice to live healthy with more or less?” Soe ss raise their hands to answer:
+ “Eat less junk food”
+ “Do more exercise”
+ “Watch less TV”
+ “Sunbathe less”
T: “You’re very good Now you’ll listen to the interview again and find out some advice does he give about preparing for the event Are you ready to listen?”
Ss answer: “Yes”
Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh tạp trung lắng nghe và tìm ra những
“key advice” cho phần nghe này
2 Thực hiện tốt và linh hoạt tiến trình dạy nghe: Được thực hiện qua 3
bước:
2 1 Pre- listening
Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này là nhằm thu hút sự chú ý của học sinh vào chủ đề trước khi nghe, đặc biệt là đoán trước những nội dung
và thông tin chính, từ khóa của chủ đề sắp được nghe Để khắc phục những khó khăn khi nghe trong tiết học, giáo viên cần giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống nội dung có liên quan đến bài nghe, khai thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung sẽ nghe, gợi trí tò mò, tạo hứng thú cho các hoạt động của bài
- Gợi ý ngữ cảnh và đoán trước những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định
- Dạy từ mới, tuy nhiên là không nê giới thiệu hết mà để học sinh đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh
- Giáo viên nên cho học sinh xem tranh hay câu hỏi trong bài tập để đoán
ra chủ để, thông tin cần thiết nghe
Trang 7- Khi tiến hành các hoạt động nghe, có thể dùng tranh ảnh minh hoạ sẽ giúp làm rõ ngữ cảnh gợi ý nội dung sắp nghe Tranh ảnh còn là phương tiện
để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh Có dạng bài nghe xác định tranh có liên quan sắp xếp theo thứ tự
Một số thủ thuật dạy trong bước này:
- Open - prediction
- Pre- question
- True / False statements prediction
- Ordering
- Set up the context
- Elicitings
Tùy thuộc vào dạng bài, sở thích, đam mê của học sinh mà giáo viên lựa chọn những thủ thuật phù hợp để đam lại hiệu quả và gây hứng thú cho các em
để phần nghe có hiệu quả hơn
Ví dụ: Tiếng Anh 7, unit 4: Music and arts phần Getting started, tôi có thể
dùng phần True/ False như trong sách giáo khoa hoặc tôi có thể thay phần này bằng phần ordering tự thiết kế như:
Listen and put the places in order (nghe 2 lần, khi nghe gấp sách giáo khoa lại):
1 The La La Las
2 The Crazy paint
3 The cinema
4 The concert
Nghe xong phần này, tôi cho học sinh mở sách, nghe và kiểm tra đáp án ban đầu
Phần này tuy đơn giản nhưng nó giúp cho các em nghe tập trung hơn, và nắm được một số nội dung quan trọng của bài nghe
Ví dụ: Unit 6: The first university in Viet Nam part Skills 2 (listening)
part 1:
T asks: Do you know Chu Van An?
Ss say: Yes
T: “Where does he come from?”
Ss: “ He comes from Ha Noi.
T: “What district does he live?”
Ss: “ I don’t know”
T: “I will show you a short video about Chu Van An Let’s pay attention”
Trang 8Sau khi học sinh xem xong, tôi hỏi HS một số câu hỏi liên quan đến phần các em vừa xem xong để tạo tình huống cho các em hiểu một số nội dung liên quan đến bài nghe các em sắp nghe
Vì kỹ năng nghe của các em học sinh ở trường nơi tôi đang giảng dạy còn hạn chế, nên tôi sẽ ôn lại cho các em cách đọc số đếm, cách đọc năm như thế nào và lấy thêm ví dụ cho các em để các em có thể nghe câu 4 dễ hơn
“He died in _
Trong SGK Tiếng Anh 7, Unit
2 2 While- listening
- Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này là nhằm giúp cho học sinh thực hành kỹ năng nghe qua các bước đã hoàn thành ở phần pre – listening
- Cho học sinh thực hành nghe và giáo viên nên giúp học sinh đối chiếu kết quả và thông tin nghe được với các thông tin đã đoán trước đó
- Đối với bài nghe khó và có nội dung dài, giáo viên có thể thiết kế các dạng bài nghe phù hợp với đối tượng học sinh giúp học sinh không nản lòng khi bản thân không làm được, vì không làm được bài này sẽ làm được bài khác
- Một số thủ thuật có thể tiến hành trong bước này:
+ Roleplay
+ Decide the statements are True or False
+ Matching
+ Multiple Choice
+ Filling in the blanks/ gaps
+ Answering questions
+ Tick the correct answer
+ Complete the table
2 3 Post- listening
Mục đích của các hoạt động sau khi nghe nhằm:
- Kiểm tra xem học sinh có hiểu những thông tin được nghe theo yêu cầu hay không
- Phát hiện và tìm ra nguyên nhân làm cho học sinh không nghe được hoặc không hiểu được một số phần nào đó trong bài tập nghe, từ đó thay đổi phương phps dạy học phù hợp với các em hơn
- Giúp học sinh làm quen với các giọng điệu khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau của người bản ngữ và ứng dụng với bản thân trong các tình huống giao tiếp khác nhau
- Một số thủ thuật trong bước này:
Trang 9+ Summary
+ Retell the story
+ Ordering sentences
+ Roleplay
Tuỳ theo nội dung từng bài nghe dễ hay khó mà giáo viên áp dụng các thủ thuật khác nhau giúp tạo hứng thú và thu hút sự chú ý của các em, từng bước giúp acsc em nâng cao kỹ năng nghe của mình theo thời gian Nhờ đó, các em
sẽ cảm thấy tự tin không lo lắng và e sợ khi tới tiết nghe nữa
3 Sử dụng giáo cụ trực quan:
Việc sử dụng giáo cụ trực quan trong giảng dạy nói chung và trong việc dạy ngoại ngữ nói riêng có vai trò rất quan trọng và thiết thực Trong một tiết học ngoại ngữ, từ việc giới thiệu, khởi động để đi vào bài mới cho đến khâu thực hành các hoạt động, chúng có vai trò tạo hứng thú và kích thích sự năng động sáng tạo của học sinh
Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng tranh ảnh minh họa kèm theo
sẽ có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc gợi ý qua nội dung sắp nghe và làm rõ ngữ cảnh của bài nghe Ngoài ra tranh ảnh còn là phương tiện để kiểm tra mức
độ nghe hiểu của học sinh (Ví dụ: nghe và xác định tranh có liên quan; nghe và sắp xếp tranh theo trình tự v.v )
Trong dạy nghe cho học sinh lớp 7, tôi thường áp dụng cách giới thiệu qua chủ đề, tình huống, nội dung trước khi tiến hành cho các em nghe, sau đó dùng tranh hình minh họa hoặc vẽ các hình đơn giản lên bảng trong các bài tập nghe hiểu như: chọn tranh đúng, khớp với nội dung nghe, nghe và điền tên, câu chú thích phù hợp Ngoài ra việc sử dụng các vật thật, đồ dùng dạy học tự làm hoặc sẵn có xung quanh cũng gây hứng thú làm cho bài học trở nên thú vị và gần với cuộc sống thật hơn
Thêm vào đó, tôi còn kết hợp những trò chơi luyện nghe giúp học sinh trở nên thích thú với môn học hơn, giúp các em phát triển và rèn luyện kỹ năng nghe và ghi nhớ từ, đồng thời còn phát triển được phản ứng linh hoạt nhanh trong mọi tình huống
Cụ thể một số trò chơi như sau:
+ Ordering picture
+ Introductions
+ Chain game
+ Guessing
Ví dụ về cách tiến hành một số trò chơi thông thường:
+ Trò chơi thứ nhất: Chain game
Sử dụng trò chơi “Chain game” để kiểm tra sự ghi nhớ các tính từ chỉ tính cách trong Unit 3: My friends và Unit 2: My home Giáo viên chia lớp thành các nhóm Giáo viên nói 1 câu, các nhóm lần lượt đặt các câu nối tiếp câu của
Trang 10giáo viên và của nhóm khác Nhóm nào đặt được nhiều câu chính xác hơn sẽ chiến thắng
Ví dụ 1:
- Teacher: I am friendly
- Group 1: I am friendly and creative
- Group 2: I am friendly, creative and active
Ví dụ 2:
- Teacher: I see a pen on the table.
- Group 1: I see a pen and a notebook on the table.
- Group 2: I see a pen, a notebook and a pencil case on the table.
+ Trò chơi thứ hai: Guessing
Ví dụ : Unit 3, phần “ A closer look 1” lớp 7 Giáo viên cho định nghĩa
và yêu cầu học sinh tìm ra các từ
Someone who is without a place to live (homless people)
Someone who is unable to use part of their body because of injury or disease (disabled people)
4 Kỹ năng nghe chịu ảnh hưởng bởi kỹ năng nói
- Nghe được thì mới nói tốt và lưu loát vì kỹ năng nghe chịu ảnh hưởng bởi kỹ năng nói , nên tôi thường xuyên giúp các em học sinh trong lớp luyện nói nhiều để bù vào kỹ năng nghe Vì khi luyện nói, học sinh sẽ nhớ được các
từ vựng , các cấu trúc mà các em thường xuyên tiếp xúc, chính vì thế học sinh
sẽ phát triển được kỹ năng nghe Hơn thế nữa , trong khi nghe, nếu gặp những câu dài, khó nghe thì tôi yêu cầu các em chỉ cần dừng lại ở mức độ nghe hiểu
và cảm nhận ý nghĩa chính của câu nói, không cần phải nghe rõ toàn bộ các từ trong câu Tôi khuyến khích, động viên các em nghe hiểu chứ không nghe hết toàn bộ nội dung của bài vì số lượng từ mới rất nhiều và cách phát âm, âm điệu của người bản ngữ khó mà nắm bắt được
Ví dụ: Khi dạy tiết skills 2 unit 5: Vietnamese food and drink phần 2, trước khi nghe the yêu cầu của bài, tôi yêu cầu tất cả các em phải đọc và nói được lưu loát tất cả những từ ở trong bảng cho sẵn, như vậy khi nghe, dù cho
âm điệu hay cách phát âm của người bản ngữ có khó nghe, các em cũng lờ mờ nghe và đoán ra được người ta đang đề cập đến “ingredients” nào và hoàn thành bài nghe với kết quả khả quan
5 Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh các nguyên tắc của hoạt động nghe.
Giáo viên hướng dẫn các nguyên tắc chính của hoạt động nghe một cách
cụ thể, rõ ràng; tạo tâm thế thoải mái, chủ động cho học sinh trước khi nghe và luôn có các câu hỏi để kiểm tra mức độ chú ý của các em Giáo viên có thể chỉ bất cứ học sinh nào trong lớp và hỏi các em về các dự đoán ban đầu hay các nhiệm vụ các em phải làm trong khi nghe