CÁC GIẢ THUYẾT

Một phần của tài liệu Sự hài lòng về công việc của giảng viên các trường đại học ở pakistan một nghiên cứu của đại học sindh jamshoro năm 2012 (Trang 31 - 34)

Phát triển và cơ hội thăng tiến: Herzberg và các tác giả (1959) định nghĩa

thăng tiến là việc thay đổi những trách nhiệm công việc. Sự thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá nhân, trách nhiệm nhiều hơn, và địa vị xã hội cao hơn. DeLeon và Tahir (1996) đã kiểm tra rằng khả năng tăng trưởng và cơ hội cho các chương trình thăng tiến là những yếu tố quan trọng trong sự hài lòng của giảng viên.

H1: Phát triển và cơ hội thăng tiến ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc của giảng viên tại các trường đại học ở Pakistan

Hành vi tích cực của người giám sát : Có thể định nghĩa là một chức năng

được thực một cách liên tục nhằm cung cấp cho cấp quản lý và các bên có liên quan các dấu hiệu về tác động thành công hoặc không thành công ban đầu của các hoạt động, dự án, chương trình đang triển khai. Mackenzie điều tra rằng 97% người tham gia nghiên cứu cũng nghĩ giám sát như là một động lực thúc đẩy quan trọng nhất cho tinh thần của giảng viên (Huysman, 2008; Lumsden, 1998; Mackenzie, 2007; Miller, 1981).

H2: Hành vi tích cực của người giám sát ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của giảng viên tại tại các trường đại học ở Pakistan.

CÁC GIẢ THUYẾT

Điều kiện làm việc: Môi trường làm việc luôn được người lao động quan

tâm bởi vì môi trường làm việc liên quan tới sự thuận tiện cá nhân đồng thời nó cũng là nhân tố giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các cơ sở vật chất, ý nghĩa của công việc gắn với với sự hài lòng công việc (Padilla- Velez, 1993; Bowen, 1980).

H3: Có mối liên quan giữa môi trường làm việc tốt và sự hài lòng của giảng viên tại các trường đại học ở Pakistan.

Chế độ khen thưởng và đãi ngộ: Tiền lương là thu nhập của mỗi người,

theo Stanton va Croddley (2000) sự hài lòng về tiền lương liên quan đến cảm nhận của nhân viên về tính công bằng trong trả lương. Các chế độ khen thưởng được ghi nhận hoàn thành tốt một công việc có thể được tạo ra từ bản thân từng cá nhân hoặc từ sự đánh giá của mọi người, là những hành động như để ý, khen ngợi hoặc khiển trách bởi cấp trên, đồng nghiệp, người quản lý khách hàng hoặc cộng đồng (Padilla Velez, 1993 và Bowen, 1980). Mức lương và bồi thường thiệt hại đóng một vai trò quan trọng trong sự hài lòng của nhân viên (Padilla-Velez, 1993; Bowen, 1980).

H4: Chế độ khen thưởng và đãi ngộ công bằng ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng giảng viên tại các trường đại học ở Pakistan.

CÁC GIẢ THUYẾT

Cân bằng công việc và cuộc sống: là sự cân bằng của tiền bạc, sự tự chủ

và được công nhận – là yếu tố quyết định cho một sự nghiệp thành công và một cuộc sống hạnh phúc. Sự hài lòng công việc có liên quan đáng kể với hoạt động dành cho gia đình hoặc sự trở ngại cho gia đình. Cân bằng giữa các hoạt động tại nơi làm việc và trách nhiệm giữ gia đình, làm tăng sự hài lòng của họ đối với công việc (Kinnie và cộng sự, 2005).

H5: Cân bằng công việc và cuộc sống ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hài lòng của giảng viên tại các trường đại học ở Pakistan

Nhân khẩu học: Yếu tố nhân khẩu học cũng ảnh hưởng đến việc giảng

viên hài lòng công việc giống như các ngành nghề khác. Những yếu tố này bao gồm tuổi tác, giới tính, tôn giáo và tình trạng hôn nhân. Theo Perie và Baker (1997) là phụ nữ sẽ hài lòng hơn với công việc của họ hơn so với giảng viên nam. Những người kết hôn hài ​​lòng hơn với nghề nghiệp của họ so với những người chưa kết hôn (Hertzberg và cộng sự, 1957).

H6: Yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên tại các trường đại học ở Pakistan.

Cám ơn thầy và mọi người đã quan tâm theo dõi! quan tâm theo dõi!

Một phần của tài liệu Sự hài lòng về công việc của giảng viên các trường đại học ở pakistan một nghiên cứu của đại học sindh jamshoro năm 2012 (Trang 31 - 34)