Bước đầu vậndụng phương pháp “Lược đồtư duy” … - 1 - Phần thứ nhất MỞ ĐẦU hương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo hoạt động của học sinh nhằm đạt mục tiêu dạy học.P Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp được giáo viên lựa chọn. Trong xu thế của dạy học hiện nay, người ta xem dấu hiệu cơ bản của phương pháp là tính chất tổ chức, chỉ đạo hoạt động nhận thức của giáo viên đối với học sinh. Mỗi phương pháp đảm bảo một tính chất xác định hoạt động nhận thức của học sinh tiếp nhận tri thức một cách chủ động ha độc lập tìm tòi nghiên cứu để lĩnh hội tri thức. Giáo viên chỉ giúp học sinh định hướng vấn đề và thực hiện trách nhiệm cố vấn trong quá trình học tập của các em. Dođó việc lựa chọn phương pháp dạy học phải được đặt trong mối quan hệ qua lại với những thành tố: quan hệ giữa dạy và học, giữa mặt bên ngoài và bên trong của phương pháp dạy học, đặc biệt là với mục tiêu và nội dung dạy học. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo là: “Đào tạo học sinh thành những con người năng động, sáng tạo, độc lập, tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật hiện đại, biết vậndụng để tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội”. Bộ môn sinh học cũng như các bộ môn khoa học khác đang từng bước đổi mới và hoàn thiện phương pháp dạy học. Ở trường THCS, bộ môn sinh học nói chung và sinh học lớp 6 nói riêng, học sinh bắt đầu làm quen với thế giới sinh vật, đầu tiên là thực vật. Chúng rất gần gũi với các em, qua đó các em hiểu thêm mối quan hệ giữa thực vật với môi trường sống cũng như vai trò của chúng đối với thiên nhiên và con người. Bằng phương pháp quan sát, những vấn đề đặt ra để trao đổi, thảo luận, tìm tòi để các em có thể hiểu và giải quyết yêu cầu của bài học. Mặt khác, ở lứa tuổi các em có những đặc điểm tâm lí riêng và năng lực chú ý còn rất hạn chế. Vì vậy, trong dạy học cần lựa chọn phương pháp thích hợp để học sinh lĩnh hội tri thức một cách chủ động, tránh sự mày mò, rập khuôn. Nhằm giúp học sinh tránh được lối học thụ động “học vẹt” để chủ động học tập, tích cực tìm tòi lĩnh hội kiến thức, phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới bao gồm nhiều giải pháp trong đó phương pháp dạy học như thế nào để học sinh độc lập lĩnh hội tri thức có hiệu quả là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Trong bốn năm thực hiện chuyên đề về bộ môn sinh học, bản thân tôi còn nhiều băn khoăn trăn trở, suy nghĩ, làm thế nào để học sinh phát huy tối đa tính tích cực học tập của mình loại bỏ tư tưởng ỷ lại hoặc tự ti của một số em có khả năng tiếp thu yếu. Bởi thực tế dạy học hiện nay, các giáo viên đã chú ý tới tính khoa học, tính thực tiển của kiến thức, nhất là đảm bảo tính hệ thống và khối lượng kiến thức được quy định trong sách giáo khoa. Gần đây, khi vấn đề đổi mới phương pháp được đặt ra giáo viên ở nhiều địa phương đã cố gắng cải thiện phương pháp dạy học, chú ý sử dụng các thí nghiệm, chú ý phát huy tính tích cực ncủa học sinh qua hệ thống câu hỏi gọi mở dẩn dắt học sinh. Song thực chất vấn đề đó chưa hẳn là hoạt động chủ động và độc lập của học sinh. Giáo viên: Lê Phước Tường SKKN/S6/2007 Bước đầu vậndụng phương pháp “Lược đồtư duy” … - 2 - Trong dạy học sinh học giáo viên chỉ mới quan tâm chủ yếu đến quá trình dạy của giáo viên nên tâm thế của học sinh trong giờ học là chờ đón kiến thức do giáo viên truyền thụ và chỉ quan tâm ghi nhớ những kiến thức cần phải học thuộc. Học sinh hoàn toàn chưa có thói quen đón nhận những công việc, những nhiệm vụ cần hoàn thành trong giờ sinh học để tìm ra kiến thức mới. Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi suy nghĩ tìm tòi mạnh dạn đưa ra phương pháp “Lược đồtư duy” trong dạy học bộ môn sinh học lớp 6. Với mong muốn góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, đặc biệt với bộ môn sinh học nói chung và sinh học nói riêng. Phần thứ hai BƯỚC ĐẦU VẬNDỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “LƯỢC ĐỒTƯ DUY” TRONG DẠY HỌC SINH HỌC LỚP 6 I/. Cơ sở lí luận. 1/. Các quan điểm của lí luận dạy học được vậndụng vào việc dạy học sinh học. Một PPDH cụ thể nào đó bản thân nó chưa khẳng định được hiệu quả dạy và học. Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cho nên việc lựa chọn phương pháp nào đó phải dựa vào tổ hợp các yếu tố. Tiểu chuẩn để lựa chọn một phương pháp dạy học có hiệu quả là: - Đáp ứng các mục đích dạy học thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ dạy học một cách phù hợp. - Phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực và sang tạo của học sinh qua đó rèn luyện cho các em phương pháp nhận thức, các biện pháp tưduy logic. 2/. Đặc trưng của môn sinh học. Nội dung học tập của môn sinh học chứa đựng cả một kho tang kiến thức sinh động, phong phú, hấp dẩn, dể kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành động cơ, nhu cầu cũng như hứng thú nhận thức của học sinh. Sinh học là một khoa học thực nghiệm, tri thức sinh học chủ yếu được hình thành bằng các phương pháp như quan sát, mô tả, thí nghiệm, … Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của chương trình sinh học lớp 6 vốn sẳn có trong thiên nhiên, học sinh dễ tìm kiếm, dẽ quan sát và tiến hành thực nghiệm. Đó là một thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh trong đổi mới cách dạy và cách học. Giáo viên: Lê Phước Tường SKKN/S6/2007 Bước đầu vậndụng phương pháp “Lược đồtư duy” … - 3 - II/. Dạy học theo phương pháp “Lược đồtư duy”. 1/. Phương pháp tiến hành: Gồm hệ thống các qui tắc sau: - Viết một chủ đề ở giữa hoặc vẽ một bức tranh phản ánh chủ đề. Các khái niệm hay nội dung lớn của chủ đề được viết bằng chữ in hoa trên mỗi nhánh chính nối với chủ đề trung tâm (nhánh bậc 1). Nhánh và chữ đó phải cùng một màu sắc. - Mỗi nhánh chính sử dụng một màu sắc khác nhau. - Chỉ sử dụng những thuật ngữ quan trọng để viết trên nhánh đó. - Trên mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ (nhánh bậc 2) để viết tiếp các suy nghĩ, các nội dung nhỏ của nội dung chính, viết bằng chữ thường. Lưu ý: + các nhánh phụ trên chung một nhánh chính phải cùng màu với nhau. + Có thể vẽ và viết tiếp các nhánh phụ cho bậc thứ ba, thứ tư, … cho lược đồ. + Tờ giấy để vẽ lược đồ phải được định vị trong quá trình vẽ và viết để đọc dễ dàng. + Trong quá trònh tạo lược đồ nên tăng cường sử dụng các hình vẽ hay biểu tượng, … + Lược đồ có thể chi tiết hoá, có thể sữa chữa bổ sung về sau. LƯỢC ĐỒ KHÁI QUÁT 2/. Nguyên tắc của phương pháp: Trọng tâm của phương pháp là chuyển từ phương pháp dạy sang phương pháp học. Yêu cầu thiết yếu khi sử dụng phương pháp: - Xác định phương diện nào là trung tâm. - Các mối quan hệ nào cần xác lập - Cần thảo luận những vấn đề gì? Giáo viên: Lê Phước Tường SKKN/S6/2007 Nhánh bậc 3 TÊN CHỦ ĐỀ Nhánh bậc 1 Nhánh bậc 2 Bước đầu vậndụng phương pháp “Lược đồtư duy” … - 4 - 3/. Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp. 3.1- Vai trò của giáo viên và học sinh. - Giáo viên không còn là người chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn là người tổ chức, hướng dẩn học sinh tìm tòm, chiếm lĩnh tri thức sinh học. + Bài soạn không chỉ thiết kế của thầy mà chủ yếu thiết kết các hoạt động học tập của học sinh nhằm phát hiện ra tri thức. + Khi lên lớp, giáo viên đóng vai trò như một “Huấn luyện viên”, giao nhiệm vụ, hướng dẩn học sinh thực hiện các hoạt động học tập, theo dõi, đôn đốc kiểm tra giúp học sinh đạt được kết quả. Giáo viên chỉ uốn nắn khi học sinh thực sự gặp khó khăn và làm trọng tài cho các cuộc tranh luận. - Để học sinh chủ động, tích cực và tự lực chiếm lĩnh tri thức sinh học, các em cần phải: + Tạo nhu cầu nhận thức, có mong muốn tìm hiểu các hiện tượng sinh học. + Tự lực tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên hướng dẩn. + Có điều kiện để bộc lộ khả năng nhận thức, được tự bảo vệ ý kiến của mình khi tham gia tranh luận. + Khuyến kích nêu thắc mắc, nêu tình nhuống có vấn đề và tham gia giải quyết. 3.2- Đối với nội dung học tập: - Nội dung của mỗi tiết học cần được giáo viên lựa chọn kỹ, tránh tình trạng “tham lam” để có đủ thời gian cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập. - Cần có sách bài tập nhằm tăng cường hoạt động tự lực học tập của học sinh. 3.3- Đối với đồdung dạy học: Trong dạy học sinh học, đồdùng dạy học có vai trò rất quan trọng, nó vừa là nguồn cung cấp tri thức, vừa là phương tiện giúp học sinh thực hiện các hoạt động tìm tòi tri thức mới. Dođó việc tạo ra các đồdung học tập thích hợp cho tiết dạy sinh học là một nhiệm vụ quan trọng dành cho người giáo viên. 4/. Sự phối hợp các phương pháp dạy học khác trong khi sử dụng phương pháp dạy học “Lược đồtư duy”. Theo quan điểm của lí luận dạy học, một PPDH cụ thể nào đótự nó chưa khẳng định được hiệu quả của việc dạy và học mà nó phải phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố, trong đó cần chú trọng việc vậndụng và phối hợp các phương pháp đặc trưng theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Theo lí luận dạy học hiện đại, các PPDH thường được sử dụng trong dạy học sinh học là: 4.1- Phương pháp quan sát tìm tòi: Học sinh được tự mình quan sát, tự thu thập các thong tin số liệu theo yêu cầu của chủ đề hay bài tập, và vậndụng các thao tác tưduy để xữ lí nó theo một logic, từđó đi đến sự khái quát hoá để tìm ra các đặc điểm chung và riêng. Giáo viên: Lê Phước Tường SKKN/S6/2007 Bước đầu vậndụng phương pháp “Lược đồtư duy” … - 5 - 4.2. Phương pháp biểu diển thí nghiệm nghiên cứu: Là phương pháp quan trọng nhất để có thể tổ chức cho học sinh nghiên cứu các hiện tượng sinh học. Thí nghiệm mới cho phép đi sâu tìm hiểu chức năng sinh lí, cho phép khẳng định những dự đoán nảy sinh lúc quan sát, tìm hiểu các hoạt động sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng trong những điều kiện khác nhau. 4.3- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề: Đây không phải là vấn đề mới, đây là phương pháp giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề rồi giúp học sinh giải quyết vấn đề đặt ra, từđó học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được cách chiếm lĩnh tri thức đó. Thông qua đó học sinh phát triển được tưduy tích cực sang tạo và có khả năng vậndụng tri thực vào tình huống mới, thích ứng với cuộc sống hiện đại. 4.4- Phương pháp thực hành thí nghiệm, tìm tòi nghiên cứu: Phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh được tự lực chủ động sang tạo trong viẹc tìm kiếm tri thức. 5/. Một số hình thức tổ chức học tập có tác dụng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh khi vậndụng phương pháp dạy học “Lược đồtư duy”. 5.1- Hình thức học tập cá nhân: Mỗi cá nhân hoàn thành nhiệm vụ do giáo viên giao cho ghi trên phiếu học tập hoạc trên bảng và phải tạo ra được “sản phẩm” cụ thể. 5.2- Hình thức học tập theo nhóm: Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, có thể chia nhóm theo tổ học tập hay chia theo từng bàn hoặc 2 bàn ghép lại với nhau, … Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập. Mỗi nhóm cử người đại diện báo cáo và khẳng định kết quả đã dạt được trước lớp. Hình thức này buộc các thành viên trong nhóm phải cùng thực hiện, cùng phối hợp làm việc để đi đến thống nhất chung của cả nhóm. 6/. Ưu điểm của phương pháp “Lược đồtư duy”. Với phương pháp này mang lại một số ưu điểm sau: - Các hướng suy nghĩ của học sinh sẽ được mở ran gay từ đầu. - Mối liên hệ giữa các chủ đề trở nên rõ rang. - Luôn có thể bổ sung nội dung trong các chủ đề con. - Sự tách biệt một khái niệm hay nội dung ra khỏi chủ đề trung tâm theo các nhánh thể hiện rõ cấp độ của khái niệm hay nội dungđó trong toàn chủ đề, dođó học sinh sẽ nắm được kiến thức nhanh, sâu và lâu hơn. - Đối với những trường đã vậndụng công nghệ thông tin trong dạy học thì việc vậndụng phương pháp “lược đồtư duy” sẽ trở nên dể dàng hơn rất nhiều bởi có rất nhiều kênh hình để vậndụng vào phương pháp, vã lại thao tác khi sử dụng phương pháp sẽ được hạn chế. Giáo viên: Lê Phước Tường SKKN/S6/2007 Bước đầu vậndụng phương pháp “Lược đồtư duy” … - 6 - Phần thứ ba KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I/. Thiết kế một giáo án cụ thể theo phương pháp “Lược đồtư duy”. Bài dạy: RÊU – CÂY RÊU A. Mục tiêu: 1/. -HS nắm được môi trường sống của cây rêu lien quan đến cấu tạo của chúng. - Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của cây rêu, từđó phân biệt với tảo và cây có hoa. - Nêu được đặc điểm sinh sản và vai trò của cây rêu. 2/. Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá. Kỹ năng hợp tác nhóm. 3/. Có ý thức học tập, có long yêu thích và bảo vệ thiên nhiên. B. Hình thức tổ chức: Hoạt động theo nhóm C. Chuẩn bị của GV và HS. 1/. GV: - Tranh vẽ cây rêu, tranh vẽ túi bài tử và sự phát triển của rêu. - Mẫu vật: Cây rêu, kính lúp. 2/. HS: chuẩn bị mẫu vật cây rêu. D. Hệ thống làm việc: * Việc làm 1: Giáo viên cho biết chủ đề trung tâm – Cây rêu. * Việc làm 2: - Giáo viên viết chủ đề trung tâm (cây rêu) ở giữa bảng. - HS tham gia cùng GV xác định các nhánh chính và chủ đề trung tâm (cây rêu). + Môi trường sống + Hình thái cây rêu + Túi bài tử và sự phát triển + Vai trò của rêu. * Việc làm 3: Phát triển các nhánh phụ. 1/. Tìm hiểu môi trường sống của rêu. - GV: đặt câu hỏi: Các em đã lấy mẫu vật rêu ở đâu? - HS: trả lời. - GV đặt câu hỏi: Môi trường sống của rêu ở đâu? - HS: trả lời - GV: chốt lại và ghi kết quả vào một nhánh: sống ở nơi ẩm ướt. Giáo viên: Lê Phước Tường SKKN/S6/2007 Bước đầu vậndụng phương pháp “Lược đồtư duy” … - 7 - 2/. Quan sát cây rêu. - GV: cho HS hoạt động theo nhóm (mỗi bàn một nhóm) Hướng dẩn HS tách mẫu vật cây rêu để quan sát bằng kính lúp tìm các bộ phận của cây rêu và chức năng của từng bộ phận? - HS: Thảo luận theo nhóm để tìm hiểu vấn đề. Một vài cá nhân phát biểu ý kiến. Các nhóm khác tranh luận. - GV: tập hợp lại, phân tích và đưa ra kết luận: + Rễ giả + Có thân và lá chưa có mạch dẩn. - GV: cho HS phân biệt với tảo và cây có hoa để tìm điểm khác biệt. 3/. Tìm hiểu túi bào tử và sự phát triển của rêu. - GV: cho HS hoạt động theo nhóm, kết hợp quan sát tranh vẽ “Túi bào tử và sự phát triển của rêu” để trả lời các câu hỏi: (?) Cơ quan sinh sản của rêu là gì? Rêu sinh sản bằng gì? (?) Trao đổi trong nhóm để phát biểu bằng lời về túi bào tử và sự phát triển của cây rêu? (?) Từđó tóm tắt sơ đồ về sự phát triển của rêu? - HS: Thảo luận trong nhóm những vấn đề nêu trên. Một vài cá nhân trình bày, các thành viên khác bổ sung ý kiến. - GV: chốt lại đưa ra ý kiến, ghi lên lược đồ. + Cơ quan sinh sản: Túi bào tử + Rêu sinh sản bằng bào tử + Sơ đồ phát triển: 4/. Vai trò của rêu. - GV: cho HS đọc thông tin ở SGK và đưa ra câu hỏi: (?) Rêu có lợi ích gì? - HS: trả lời. - GV: tổ kết lại trên lược đồ. Giáo viên: Lê Phước Tường SKKN/S6/2007 Cây rêu mang túi bào tử Bào tử Cây rêu con Nảy mầm Túi bào tử và sự phát triển ở rêu Bước đầu vậndụng phương pháp “Lược đồtư duy” … - 8 - LƯỢC ĐỒ * Việc làm 4. GV đánh giá học sinh bằng phiếu trắc nghiệm. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Rêu sinh sản bằng gì? a. Túi bào tử b. Bằng hạt c. Bằng bào tử. Câu 2. Đặc điểm nào đúng với cây rêu. a. Sinh sản bằng hạt c. Chưa có rễ thật, chưa có mạch dẩn b. Túi bào tử nằm ở ngọn cây d. Câu b và c. Câu 3. Sự khác nhau giữa rêu và tảo: a. Rêu có cấu tạo đa bào c. Rêu có màu xanh lục b. Rêu có dạng rể giả, thânlá thật Câu 4. Đặc điểm nào rêu chứng tỏ hơn tảo? a. Có thể có sự phân hoá thành than, lá, rễ giả nên đã sống được ở trên cạn b. Sinh sản bằng bào tử, có cơ quan sinh sản. c. Thụ tinh cần có nước d. Câu a, b và c. Câu 5. Đặc điểm chủ yếu của cây rêu là: Giáo viên: Lê Phước Tường SKKN/S6/2007 Môi trường sống Rễ giả Thân, lá chưa có mạch dẩn Nơi ẩm ướt Vai trò của rêu Cơ quan sinh sản Túi bào tử T ạ o c h ấ t m ù n L à m p h â n b ó n L à m c h ấ t đ ố t Bước đầu vậndụng phương pháp “Lược đồtư duy” … - 9 - a. Là thực vật đầu tiên lên cạn b. Thuộc nhóm thực vật bậc cao, sinh sản bằng bào tử. c. Cây có than lá chưa có mạch dẩn, mới có rễ giả nên phải sống nơi ẩm ướt. d. Câu b và c. * Việc làm 5. Cho HS biết chủ đề trung tâm kế tiếp sẽ học là: CÂY DƯƠNG XĨ II/. Kết quả. Qua quá trình thí điểm, đánh giá, đối chiếu bài dạy cùng bài đó nhưng sử dụng phương pháp bình thường và sử dụng phương pháp “Lược đồtư duy” tôi thu được một số kết quả sau. 1. Học sinh đã thực sự say mê, hứng thú với bộ môn sinh học. 2. Việc dạy học theo phương pháp này đã phát huy tối đa khả năng tưduy của các em, các em tự giác, tích cực chủ động tìm tòi kiến thức mới không chỉ ở giờ học trên lớp mà có thể ngay cả ở nhà khi học bài củ và tìm hiểu bài mới, đặc biệt là khi các em đã biết trước chủ đề trung tâm cần nghiên cứu trong giờ học tiếp theo. Các em không còn tình trạng học sinh chán học hoặc có tâm lí uể oải nhàm chán, tích cực hoá tính chủ động học tập tối đa của học sinh . 3. Không khí giờ học sôi nổi, học sinh chuẩn bị bài ở nhà chu đáo, hăng say phát biểu xây dựng bài ở lớp, nhanh chóng tiếp thu bài học. 4. Các em đã mạnh dạn trình bày các quan điểm ý kiến đánh giá nhìn nhận một hiện tượng sinh học. 5. Tạo nên sự đoàn kết thân ái giữa các học sinh trong lớp, qua đó các em tự giác giúp đỡ nhau trong học tập . 6. Các em có thể nhớ được lâu về một vấn đề theo một logic nhất định về một quá trình, hiện tượng sinh học đã được học. Sau kiểm tra, chấm và phân loại thành 3 nhóm sau: - Nhóm khá giỏi - Nhóm trung bình - Nhóm yếu kém. Phương pháp thực Lớp tiến Tổng số HS được Nhóm yếu kém Nhóm trung bình Nhóm khá giỏi Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Lược đồtưduy 6B 29 3 10,3 12 41,4 14 48,3 Phương pháp khác 6A 31 5 16,1 16 51,6 10 32,3 Giáo viên: Lê Phước Tường SKKN/S6/2007 Bước đầu vậndụng phương pháp “Lược đồtư duy” … - 10 - Phần thứ tư BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những kết quả đạt được, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc vậndụng phương pháp “Lược đồtư duy” khi dạy học bộ môn sinh học nói chung và sinh học 6 nói riêng: - Việc dạy học theo phương pháp “Lược đồtư duy” đòi hỏi người giáo viên phải có khả năng sư phạm tốt để tổ chức cho học sinh trong khâu hoạt động thảo luận. - Phải nắm, theo dõi và phân loại được học sinh về mặt học lực. - Phải có nghệ thuật sư phạm để xử lí những tình huống xảy ra trong tiết học sao cho phù hợp với nội dung kiến thức. - Trước khi lên lớp phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết trong một tiết dạy như: soạn và nghiên cứu kỹ bài dạy, phương tiện dạy và học, tránh tình trạng GV là người thụ động trước một vấn đề đưa ra. - Phải có sự linh hoạt trong khâu tổ chức lớp học, kết hợp các phương pháp phù hợp với đặc điểm bộ môn, với đổi mới ngay trong cùng tiết học để học sinh có hứng thú, chủ động tích cực, tự giác và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức. - Tuỳ vào từng bài hay từng phần trong một bài để vậndụng phương pháp linh hoạt. - Phải hướng dẩn kỹ học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà. - Người giáo viên phải không ngừng nâng cao tay nghề chuyên môn và năng lực sư phạm. Cần phải tỉnh táo tìm ra những nguyên nhân thất bại khi vậndụng phương pháp. Gio Mỹ, ngày 17 tháng 5 năm 2007 Người viết SKKN Lê Phước Tường Giáo viên: Lê Phước Tường SKKN/S6/2007 . Giáo viên: Lê Phước Tư ng SKKN/S6/2007 Bước đầu vận dụng phương pháp “Lược đồ tư duy … - 3 - II/. Dạy học theo phương pháp “Lược đồ tư duy . 1/. Phương. BƯỚC ĐẦU VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “LƯỢC ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC SINH HỌC LỚP 6 I/. Cơ sở lí luận. 1/. Các quan điểm của lí luận dạy học được vận dụng