1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo thông qua hoạt động góc

23 98 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 14,82 MB

Nội dung

Rồi mai đây những người con ấy sẽ là lớp kế cận, tiếp tục gánh vác sựnghiệp của cha ông ta dựng nước và giữ nước, thực hiện lòng mong mỏi củaBác Hồ “Non Sông Việt Nam có trở nên vẻ vang

Trang 2

1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Xã hội ngày một phát triển cuộc sống con người ngày một hiện đại vì vậy trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước Nhữngngười làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻkhỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng lời ông

bà, cha mẹ, thầy cô giáo Tương lai

của Đất nước sẽ rạng rỡ vô cùng khi xã hội của chúng ta có một thế hệ trẻ đầynăng động nhiệt huyết sau này là những con người có sức khỏe, vừa có đức, vừa

có tài Rồi mai đây những người con ấy sẽ là lớp kế cận, tiếp tục gánh vác sựnghiệp của cha ông ta dựng nước và giữ nước, thực hiện lòng mong mỏi củaBác Hồ “Non Sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam

có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ mộtphần lớn ở công học tập của các cháu”

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định Giáo dục không chỉ là một bộphận khăng khít của nền kinh tế mà còn là động lực hàng đầu thúc đẩy sự pháttriển của xã hội

Trang 3

Vậy những người giáo viên ươm những mầm non cho đất nước, là ngườilàm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ cần phải làm gì để trẻ đượcphát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần nhất là trong thời kỳ đổi mới Làmột giáo viên mầm non, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để việc giáo dục trẻ đạthiệu quả cao nhất, vì đặc trưng của trẻ là “ học mà chơi – chơi mà học ” nên bêncạnh việc “học” thì việc “chơi” của trẻ và đặc biệt là chơi như thế nào cũngkhông kém phần quan trọng Giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì?Chơi như thế nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho

sự phát triển tư duy của trẻ Thực tế cho thấy, trò chơi mà trẻ yêu thích nhất vàluôn muốn được khám phá đó là hoạt động góc Hoạt động góc là một hoạt độngphản ánh lại cuộc sống thực tế, sáng tạo, độc đáo, là sự tác động qua lại giữa trẻvới môi trường sống xung quanh Khi trẻ tham gia hoạt động góc có nghĩa là trẻgiống như đang sống cuộc sống thực, đang trải nghiệm cuộc sống mà trongtương lai trẻ sẽ trải qua và cũng từ đó giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống màcha mẹ ông bà của trẻ đang sống và cũng qua hoạt động góc giúp trẻ thêm yêuthích về cuộc sống, các nghành nghề cũng như biết được công việc của tất cảmọi người trong cái xã hội mà trẻ đang sinh sống Có thể nói trẻ thực sự là mộtchủ thể tích cực, hành động một cách tự lực, tự nguyện và tự tin Đặc biệt thôngqua hoạt động chơi giúp phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ.Vì vậy góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu

và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanhtrẻ bấy nhiêu Từ những thực tế mà tôi đã thực hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt độnggóc tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để chotrẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ,thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắc xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau

Chính vì nhận thực được tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ tham giacác hoạt động vui chơi ở trường mầm non, đặc biệt là qua hoạt động góc tôi đã

mạnh dạn tìm tòi và nghiên cứu : “Một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính

Trang 4

tích cực, chủ động và sáng tạo thông qua hoạt động góc ” nhằm giúp trẻ chơi tốt hơn ở hoạt động này.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Đánh giá thực trạng và tìm ra những biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích

cực, chủ động và sáng tạo thông qua hoạt động góc, tạo điều kiện cho trẻ tham

gia các hoạt động góc một cách tích cực, chủ động và phát huy khả năng tưởngtượng, sáng tạo của mình ở mỗi góc chơi

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Trẻ 5 - 6 tuổi, lớp Lá 2 – Trường Mầm non Hoa Mai, xã Đăk Sôr, huyệnKrông Nô, tỉnh ĐăkNông

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tôi sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

+ Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp:

+ Phương pháp điều tra:

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

+ Phương pháp thống kê

1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Tìm ra các biện pháp, phương pháp nhằm giúp trẻ phát huy tính tích cực,chủ động và sáng tạo thông qua hoạt động góc

Học sinh lớp lá 2 trường Mầm Non Hoa Mai, xã Đăk Sôr, huyện Krông

Nô, tỉnh Đăk Nông

2 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận

Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là pháttriển tất cả khả năng của trẻ, phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách

Trang 5

con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo.Vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phươngpháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt độnggóc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày,theo thông tư 17/2009 TT- BGDĐT ngày 25/07/2009 của BGD&ĐT về chươngtrình khung của Giáo dục mầm non, thì hoạt động góc là một hoạt động trongngày của trẻ Thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quansát, kỹ năng phân biệt, so sánh, … nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểuthêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.

Trong những năm gần đây, việc tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc ngàycàng được quan tâm và đầu tư hơn Nếu như trước đây mỗi giờ chơi của trẻ chỉđược tổ chức một cách máy móc và rập khuôn, thì bây giờ theo chương trìnhgiáo dục Mầm non mỗi giờ hoạt động góc là kết quả của sự chuẩn bị kỹ lưỡng

và có sự đầu tư, đầu tư về nội dung chơi cho phù hợp với chủ đề, đầu tư về cácgóc chơi làm sao cho có sự liên kết với nhau nhằm tạo cho trẻ một không gianchơi thật thoải mái và đạt hiệu quả

Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật màtrẻ chưa hề thực hiện được

Ví dụ: Như trong chơi xây dựng Trẻ thể hiện và hiểu được xây nhà cần những nguyên vật liệu gì ?; Ai đã xây nên ngôi nhà mà trẻ đang ở ?; …

Chơi hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mụcđích của nội dung, làm giàu vốn kinh nghiệm, tăng thêm sự hiểu biết và pháttriển tri thức cho trẻ Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói,làm giàu vốn từ cho trẻ

Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ,tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mốiquan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thểhiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, Xâydựng…

Trang 6

Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâmtập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhautrong các nhóm chơi của trẻ.

Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tínhphấn khởi, vui mừng Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trịtinh thần tốt cho sức khoẻ Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiênvới đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc

Giờ chơi còn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi,giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp

Tóm lại: Khi trẻ tham gia chơi, toàn bộ các giác quan cũng như các vận độngcủa trẻ trên cơ thể hoạt động mạnh mẽ, nhằm phân tích, phán đoán, so sánh, cụthể hóa…hay nói đúng hơn thông qua hoạt động góc giúp trẻ phát huy tính tíchcực, chủ động và sáng tạo hơn

Qua dự giờ đồng nghiệp và kết quả đạt được sau các tiết dạy tôi thấy kếtquả tiết hoạt động góc chưa cao, vẫn còn rất nhiều hạn chế Chính vì vậy đểgiúp trẻ chơi tốt hơn trong hoạt động này, bản thân tôi đã tìm tòi và nghiên cứu

“Một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo thông qua hoạt động góc ” nhằm mang lại hiệu quả cao, góp phần to lớn cho sự phát

triển toàn diện của trẻ

- Trường lớp được nâng cấp, sửa chữa thường xuyên nên luôn khangtrang, sạch đẹp, có đầy đủ trang thiết bị và đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học;

- Bản thân tôi có thời gian làm việc đã tương đối lâu năm trong nghề nêntích luỹ nhiều kinh nghiệm, luôn nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trongcông việc, nắm vững chuyên môn, sớm được tiếp cận với các hoạt động giáo

Trang 7

dục Mầm non mới, được tham gia vào các lớp bồi dưỡng, nâng cao chuyên môncủa phòng, của trường tổ chức;

- Học sinh được ăn ngủ, sinh hoạt cả ngày tại trường;

- Có đủ đồ dùng cá nhân, đồ chơi cho trẻ tham gia các góc chơi;

* Khó khăn :

- Một số trẻ chưa được học qua các lớp mầm, chồi

- Phần lớn phụ huynh làm nghề buôn bán vất vả, nghề nông chưa thật sựquan tâm đến việc học của trẻ cũng như chưa nhận thức được tầm quan trọngcủa bậc học mầm non

- Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động ít giao lưu trong giờ chơi

- Đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế chưa đa dạng phong phú

- Trang thiết bị phục vụ cho các góc còn hạn chế, đơn điệu

- Kệ ở các góc vẫn còn thiếu thốn nhiều

b Kết quả khảo sát đầu năm

Để phát huy được những thuận lợi, khắc phục những khó khăn và nhằmgiúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo thông qua hoạt động góc.Ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trongcác giờ hoạt động Bướcđầu khảo sát kết quả trên 25 trẻ lớp lá 2 cho thấy:

STT Nội dung tiêu chí khảo sát SL Đạt Tỷ lệ % SL Chưa đạt Tỷ lệ %

1 Tính tích cực, chủ động, sáng

2 Khả năng nhập vai và thể

3 Khả năng phối hợp với các

Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa trẻ trong khi chơi cũng như khả năng nhập vai và thể hiện vai chơi của mìnhkhả năng phối hợp với các bạn trong nhóm chơi ở lớp Lá 2 vẫn còn nhiều hạnchế Từ những kết quả khảo sát đầu năm tôi nghĩ rằng mình cần phải có những

Trang 8

biện pháp cụ thể hơn để giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạothông qua hoạt động góc

2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.

* Biện pháp 1: Thỏa thuận với trẻ theo hướng gợi mở, không bắt ép Trẻ tự lựa chọn góc chơi theo ý thích.

Trò chuyện – thỏa thuận với trẻ trước mỗi giờ chơi có thể giúp trẻ biếthôm nay trong lớp có những góc chơi nào, biết được sự thay đổi các góc chơi đểgiúp trẻ lựa chọn góc chơi mà mình muốn được tham gia, muốn được chơi Vậyphải thỏa thuận với trẻ như thế nào? Cô giáo nên dùng những câu hỏi gợi mở đối

với trẻ Ví dụ : hôm nay con thấy lớp mình có những góc chơi nào mới? ở vị trí

nào? để trẻ xác định được vị trí của các góc chơi Và để trò chuyện thỏa thuậnvới trẻ về góc chơi nào đó? Cô giáo cũng nên có những câu hỏi gợi cho trẻ suy

nghĩ Ví dụ: ở chủ đề Trường mầm non, và góc xây dựng hôm nay sẽ xây trường

mầm non Với những đồ dùng, đồ chơi đó các bác xây dựng sẽ xây nên côngtrình gì? Các bác sẽ xây trường mầm non như thế nào? Trong lớp chúng ta aimuốn làm bác xây dựng để xây trường mầm non nào ?

Trong quá trình chơi xây dựng thì cô cần hướng dẫn trẻ xây hàng rào trước,cổng sau Khi chơi không được nhảy qua nhảy lại hàng rào, cổng

Nhắc nhở Bác tài xế khi lái xe chở vật liệu xây dựng bác lái xe nhớ tuân thủ luậtgiao thông, chạy đúng lòng đường không được chở cồng kềnh

Với những câu hỏi gợi mở như vậy ở các góc chơi khác, cô giáo có thể cho trẻbiết các góc chơi và để cho trẻ tự chọn góc chơi của mình Bên cạnh đó, khi trẻ

đã nhận góc chơi của mình, cô giáo để trẻ tự phân công công việc cho nhau đểtrẻ thêm phần hứng thú

* Biện pháp 2 : Thiết kế lại các góc chơi cho trẻ

Việc thiết kế môi trường chơi (các góc chơi) cho trẻ, cần tuân theo nguyêntắc sau :

+ Chia diện tích phòng thành các góc hoặc các khu vực chơi khác nhau

Trang 9

+ Bố trí góc chơi yên tĩnh ở gần với nhau để tránh sự ồn ào ảnh hưởng đến gócchơi (như góc tạo hình, góc sách ) ở xa các góc ồn ào ( góc xây dựng, góc giađình, góc bán hàng ).

+ Có góc cố định (góc tạo hình, gia đình, sách ), cũng có những góc di độnghoặc thay đổi tuỳ theo chủ đề chính của lớp trong thời gian đó

+ Có sự phân cách riêng giữa các góc chơi

+ Bố trí bàn ghế, đệm, gối phù hợp với từng góc

+ Đồ chơi, học liệu để mở, vừa tầm với của trẻ

+ Đặt tên góc sao cho trẻ dễ hiểu

+ Sau mỗi chủ đề chúng ta cũng nên thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc

để tạo sự mới lạ và thu hút đối với trẻ

+ Cho phép trẻ tham gia tổ chức góc chơi của mình

Hình ảnh: Trẻ đang tham gia hoạt động góc

* Biện pháp thứ 3: Chuẩn bị nguyên vật liệu – đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi.

- Muốn cho trẻ chơi tốt ở hoạt động góc, thì việc chuẩn bị dồ dùng, đồ

chơi cho trẻ là không thể thiếu, đồ dùng càng đẹp ,càng hấp dẫn thì càng thu húttrẻ hứng thú tham gia Vậy phải chuẩn bị những đồ dùng gì và chuẩn bị như thếnào để cho trẻ chơi? Trước tiên giáo việc cần xác định được nội dung chơi dựa

Trang 10

trên chủ đề đang thực hiện, mỗi nội dung thì phải chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phùhợp

* Ví dụ : Trong chủ đề nhánh “tết nguyên đán” Sau khi xây dựng kế

hoạch của các góc chơi gồm có những góc chơi nào, giáo viên sẽ chuẩn bị chotrẻ những đồ dùng, đồ chơi của mỗi góc chơi cho phù hợp

+ Góc Xây dựng : Xây công viên ngày tết Chuẩn bị cho trẻ thật nhiều lắp

ghép, đồ chơi xếp hình để trẻ xây hàng rào xung quanh công viên, thay vì dùngcổng cố định như trước kia giáo viên hay làm thì Tôi đã chuẩn bị thêm các khối

để cho trẻ tự lắp ghép cổng ra vào theo cách thiết kế của trẻ, bên cạnh đó chuẩn

bị các khối hình học bằng gỗ hoặc bằng xốp để xếp tạo thành ghế đá, đồ chơi,bàn ghế đặt ở trong khuôn viên công viên, làm nhiều hoa, đồ chơi lắp ráp để làmthành những ngôi nhà nhỏ trong công viên, có khu vui chơi dành cho trẻ

Hình ảnh: Trẻ thể hiện sự sáng tạo ở góc xây dựng

+ Góc Phân vai : Siêu thị ngày tết Trẻ đóng vai người bán hàng, bán

những món hàng đặc trưng của ngày tết, Cô sẽ chuẩn bị những đồ chơi như :Bánh chưng, bánh tét, báng dày, hộp bánh các loại, các loại bánh mứt, một số đồdùng đồ chơi của góc chơi bán hàng

+ Góc tạo hình : Cho trẻ tạo ra các sảm phẩm từ các loại hoa, lá, cỏ, cây khô để làm đồ lưu niệm thật đẹp, dể thương

Trang 11

Ngoài ra cho trẻ “Làm thiệp chúc tết” làm những tấm thiệp chúc tết từ cácloại giấy bìa cứng và trang trí bằng các loại hoa, cỏ, cây, lá tươi có sẵn trongthiên nhiên gần gủi với trẻ.

Hình ảnh: Trẻ trang trí thiệp bằng cây cỏ hoa lá có sẵn trong tự nhiên

- Những đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi ngoài những đồ dùng đồ chơi có sẵn, tôitận dụng những nguyên vật liệu phế thải có ở địa phương như: Thùng cattonxốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua,hộp đựng cơm, vải vụn, chuỗi hạt, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ điệp, ống chỉ, tăm tre, khối

gỗ … tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, khônggây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề dể đảm bảo an toàn cho trẻ khi sửdụng chúng

Ví dụ : Trong chủ đề nghề nghiệp, chủ đề nhánh nghề xây dựng ở góc họctập hay góc tạo hình chúng ta cho trẻ làm các đồ dùng nghề xây dựng bằngnguyên vật liệu mở để khích thích sự tò mò của trẻ giúp trẻ sáng tạo, trẻ biết sẽphải làm gì với những nguyên vật liệu đó để tự mình tạo ra các sản phẩm màmình thích

Trang 12

Làm đồ dùng xây dựng từ nguyên vật liệu mở.

Trong chủ đề động vật: Khi chơi ở góc học tập, góc tạo hình Từ nhữngnguyên vật liệu mở như : Chai, lọ , lõi giấy vệ sinh, bìa cattong, hộp xê … trẻlàm ra các con vật thật gần gũi, dể thương, an toàn đối với trẻ khi chơi

Làm các con vật từ nguyên vật liệu mởTất cả những đồ dùng đồ chơi này chúng ta có thể cất giữ một thời giansau đó chúng ta mang ra lại cho trẻ quan sát Một phần là giúp trẻ thích thú vớicác sản phẩm, để trẻ biết được những sản phẩm của mình làm ra vẫn còn và rất

Ngày đăng: 21/06/2020, 20:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chương trình chăm sóc Mầm Non mới (Ngày 25 tháng 7 năm 2009) Khác
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục Mầm Non đổi mới giành cho trẻ 5-6 tuổi Khác
3. Tuyển tập trò chơi Mầm Non Khác
4. Tập san Mầm Non Khác
5. Chuyên đề giáo dục thường xuyên Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w