1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế Việt Nam nền kinh tế thi trường có sự quản lý và điều tiết của theo định hướng xã hội chủ nghĩa.docx

25 585 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kinh tế Việt Nam nền kinh tế thi trường có sự quản lý và điều tiết của theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 1

MỞ ĐẦU

Năm 1954, Miền Bắc giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc chiến tranh chốngPháp bằng trận Điện Biên Phủ lẫy lừng Ngay sau khi giành thắng lợi, Nhân dânmiền Bắc đã hăng hái bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khi nhân dânmiền Nam vẫn đang nằm dưới sự cai trị của đế quốc Mỹ Lúc này, miền Bắc đã trởthành hậu phương lớn của miền Nam, cung cấp sức người, sức của cho miền Nam.Cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập chung đã tỏ ra khá hiệu quả trong thời gian này,huy động dược một khối lượng lớn của cải vật chất cung cấp cho miền Nam trongsuốt thời gian đánh Mỹ Nhưng khi cả nước dã giành được độc lập thì cơ chế kinhtế này hầu như không còn phát huy được hiệu quả nữa, không những vậy, nó còngây cho nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Bên cạnh đó thì nhiều nước tư bản chủ nghĩa với việc sử dụng nền kinh tế thitrường đẫ thu dược những thành quả to lớn

Trước tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương chuyển đổi từ nềnkinh tế tập chung sang cơ chế thi trường trên cơ sở vận dụng những cái chung củamột nền kinh tế thi trường vào tình hình cụ thể của nước ta Bước đầu, chúng tathấy sự chuyển đổi này là hoàn toàn đúng đắn, nền kinh tế của chúng ta đã từngbước thoát khỏi khủng hoảng, đời sống của người dân ngày một cao hơn, nền kinhtế bắt đầu có tích luỹ Mặc dù bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều những bất cập vànhững hạn chế do kinh tế thi trường mang lại nhưng không thể phủ nhận vai trò đặcbiệt quan trọng cuả nó trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Với bài tiểu luận này, trên cơ sở vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cácphạm trù cái riêng, cái chung làm lý luận, em muốn nói lên một chút hiểu biết vềkinh tế thi trường, những ưu điểm cũng như một số hạn chế của nó, vai trò của nótrong việc phát triển kinh tế Việt Nam, từng bước đưa Việt Nam hội nhập vào nềnkinh tế thế giới.

Trang 2

I Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung.

1 Khái niệm cái chung và cái riêng.

a) Cái riêng: Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật , một hiệntượng, một quá trình riêng lẻ trong thế giới khách quan Chẳng hạn như một quátrình kinh tế hay một con người

Sự tồn tại cá biệt của cái riêng cho thấy nó chứa đựng trong bản thân nhữngthuộc tính không lặp lại ở các cấu trúc sự vật khác Hay nói khác đi là nó có tínhđộc lập tương đối so với hệ thống khác.Tính chất này được diễn đạt bằng khái niệm

cái đơn nhất Cái đơn nhất không phải là một sự vật hay một hiện tượng tồn tai độc

lập như cái riêng mà là một đặc chưng của cái riêng.

b) Cái chung: Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộctính, những mối liên hệ, tồn tại không chỉ ở một sự vật mà trong nhiều sự vật, hiệntượng khác nhau.

Chẳng hạn như ta xét bốn cái riêng là bốn bạn :bạn A, bạn B, bạn C, bạn D, nếuxét trong mối quan hệ riêng lẻ thì đó là bốn cái riêng tồn tại độc lập Nếu xét về mặttính cách, cả bốn người có đặc điểm là đều chăm chỉ, ngoan ngoãn thì đó lại là cáichung của bốn người Như vậy cái chung là cái có tính lặp lại Tính chất này chophép nhìn thấy những mặt, những mối liên hệ cơ bản chi phối nhiều quá trình vậtchất khác nhau.

2 Mối liên hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung.

Lịch sử triết học đã có hai quan điểm trái ngược nhau về việc giải quyết mốiquan hệ giữa cái chung và cái riêng Người theo phái duy thực cho rằng, cái chungtồn tại độc lập không phu thuộc vào cái riêng, chỉ có cái riêng là tồn tại phụ thuộcvào cái chung , do cái chung sinh ra Trái lại, người theo phái duy danh nhưĐunxcốt(1265-11308), P.Apơla (1079-1142) cho rằng cái chung không tồn tại hiệnthực, mà chỉ có cái riêng là tồn tại hiện thực; cái chung chỉ tồn tại trong nhận thức,trong ý thức, nó chỉ là tên gọi của cái riêng mà thôi

Cả hai quan điểm trên đều có những hạn chế Chỉ có chủ nghĩa duy vật biệnchứng mới giải quyết một cách có khoa học mối quan hệ biện chứng giữa cái chungvà cái riêng Phép biện chứng cho rằng: cái chung và cái riêng đều tồn tại một cáchkhách quan và giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau Không thể có cáichung nếu không có cái riêng cũng như không thể có cái riêng nếu không có cáichung Bất cứ sự vật nào cũng là sự thống nhất của cái chung và cái riêng Đồngthời mỗi sự vật lai như một đặc thù Phạm trù cái đặc thù là khâu trung gian giữacái chung và cái riêng Điều đó nói lên bản thân cái đặc thù là tương đói, nó là cáichung nếu xét trong mối quan hệ dẫn đến cái riêng và là cái riêng nếu xét trong mốiquan hệ dẫn đến cái chung Song cũng có những hiện tượng không thể là cái đặc

Trang 3

thù, chẳng hạn như vật chất, vận động Đó là những cái chung nhất , phổ biến nhất.Những cái chung nhất, phổ biến nhất được phản ánh trong những khái niệm rộngnhất mà sự trừu tượng của con người hiện nay chưa thể đi xa hơn.

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng được thể hiện như sau:

+) Trong hiện thực khách quan không có cái riêng nào, cái đơn nhất nào là tuyệtđối độc lập, tách rời cái chung, cái phổ biến Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệdẫn đến cái chung Không có cái riêng cô lập tuyệt đối, bất kỳ cái riêng nào cũngvừa liên hệ với cái riêng khác, vừa liên hệ với cái chung Sự liên hệ trên mới nhìnmang tính chất song trùng nhưng thực chất chỉ là một vì xét đến cùng cái chung chỉlà sản phẩm được rút ra từ sự khái quát hoá những phẩm chất của những cái riêngcùng loai mà thôi.

Chẳng hạn khi khảo sát hiện tượng khủng hoảng kimh tế ở một nứoc nhất định,chúng ta có thể thấy được những đường nét riêng như : những hoàn cảnh địa lý đặcthù, tình trạng kinh tế của nước đó khi mới bắt đầu khủng hoảng, các quan hệ chínhtri- xã hội khác nhau Đây là những yếu tố riêng biệt Nhưng đằng sau tất cả nhữngcái riêng đó là những cái chung mang tính quy luật của quá trình khủng hoảng kinhtế như tính chu kỳ, hiện tượng thất nghiệp Hay đơn giản hơn ta xét ví dụ : khi tìmmười bạn học sinh để đi dự thi học sinh giỏi môn toán cấp tỉnh của trường A, đầutiên ta đi tìm mười bạn học sinh-đó là mười cái riêng Nhưng mười cái riêng đó đềuphải có một đặc điểm chung đó là học giỏi môn toán.

Nắm vững nguyên lý cái riêng không tách rời cái chung có ý nghĩa to lớn.Trong thực tiễn công tác nếu tuyệt đối hoá cái riêng, cường điệu hoá những đặcđiểm riêng của ngành mình trong khi chấp hành chính sách chủ trương chung củaTrung Ương, của cấp trên thì sẽ dẫn đến sai lầm nghiêm trọng.

+) Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng , thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồntại Không có cái chung tồn tại độc lập ở đâu đó Cái chung chỉ tồn tại trong từngcái riêng Điều đó có nghĩa là không có cái chung thuần tuý tồn tại bên ngoài cáiriêng Cái chung nhất cũng không tồn tại độc lập mà thông qua cái riêng Ví dụ nhưmột thuộc tính cơ bản của vật chất là vận động, vận động bao giờ cũng tồn tại dướimột hình thức nhất định, thông qua những hình thức đặc thù riêng như vận động vậtlý, vận động hoá học, vận động xã hội

Nếu như không thể tách rời cái riêng khỏi cái chung, không thể tuyệt đối hoácái riêng thì cũng không thể tách cái chung ra khỏi cái riêng, không thể tuyệt đốihoá cái chung, cái phổ biến.

Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện, lợi ích kinh tế phải được thểhiện qua lợi ích của các thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau, đốilập nhau Vì vậy phải làm thế nào để vừa bảo đảm lợi ích chung của toàn dân, vừakhông rơi vào tình trạng triệt tiêu mọi lợi ích chính đáng của từng công dân.

Trang 4

+) C ái chung là cái bộ phận, cái riêng là cái toàn bộ.

Thật vậy cái chung chiếm giữ phần bản chất, hình thành nên chiều sâu của sựvật.Còn cái riêng là cái toàn bộ vì nó là một thực thể hoàn chỉnh và sống động Cáiriêng tồn tai trong sự va chạm với cái riêng khác, sự va chạm này vừa làm cho sựvật xích lại gần nhau bởi cái chung, với tư cách là cái bộ phận- tồn tại trong cáichung; vừa làm cho chúng xa nhau bởi cái đơn nhất không lặp lại trong các sự vậtkhác Cái chung tồn tại trong cái riêng, chỉ là một bộ phận , một bản chất của cáiriêng.

Do đó cái riêng phong phú hơn cái chung, ngựơc lại, cái chung (bản chất) sâusắc hơn cái riêng Cái chung sâu sắc hơn là vì nó phản ánh mối liên hệ bên trong;quy định hướng tồn tai và phát tr iển của sự vật, hiện tượng Song cái chung lạikhông đầy đủ vì nó chỉ là một bộ phận, một mặt của cái riêng; nó không bao quát

hết mà chỉ bao quát một cách đại khái những sự vật riêng Cái riêng phong phú

hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm gia nhập vào cái riêng nó còn có những cáiriêng biệt mà chỉ riêng nó mới có.

Ví dụ : giai cấp công nhân Việt Nam trước những năm 1930 ngoài những đặcđiểm chung của giai cấp công nhân thế giới như là giai cấp không có trong tay tưliệu sản xuất, bị bóc lột sức lao động, sống tập chung nên dễ dàng hơn trong vấn đềtruyền bá tư tưởng, , còn có những đặc điểm riêng như : lực lượng nhỏ, có mốiliên hệ chặt chẽ với giai cấp nông dân do phần lớn đều xuất phát từ nông dân Như vậy cái riêng , cái đơn nhất cùng tồn tại trong cái riêng làm phong phú vàsâu sắc hơn cho cái riêng.

Không hiểu ý nghĩa đầy đủ của cái chung, sẽ dẫn đến chỗ xem nhẹ, hoặc phủnhận vai trò của tư duy trừu tượng, của lý luận, trong thực tiễn sẽ sa vào chủ nghĩakinh nghiệm, bệnh sự vụ, hoặc có thể dẫn đến chủ nghĩa xét lại.

Những người giáo điều sai lầm ở chỗ họ chỉ chú ý đến cái chung, cái phổ biiếntrong một hiện tượng Họ không hiểu rằng cái riêng phong phú hơn cái chung, cáichung tồn tại qua cái riêng Họ nắm cái chung như những giáo điều trừu tượng ,tách biệt cái riêng cụ thể sinh động Họ không hiểu rằng khi đã nắm được cái chungthì phải dùng nó làm nền tảng để nghiên cứu, xuy xét cái riêng.

Cái chung và cái riêng không cố định mà chuyển hoá lẫn nhau Trong những điềukiện nhất định thì cái riêng trở thành cái chung và ngược lại Chẳng hạn một loàisinh vật nào đó đã quen vvới một kiểu trao đổi chất nhất định, nay rơi vào nhữngđiều kiện không bình thường đối với nó thì một số những biến dị sẽ xuất hiện trongmột số cá thể của loái sinh vật ấy Những biến dị nào thích ứng được với hoàn cảnhmới sẽ được bảo tồn và phát triển , tăng cường trong cấc thé hệ sau Như vậy từ cái

Trang 5

riêng nó đã được chuyển hoá thành cái chung cho cả một loài Trong khi đó một sốthuộc tính được coi là những thói quen cũ thì nay do không thích ứng được vơíhoàn cảnh mới , nay đã mất dần đi, từ cái chung đã chuyển hoá thành cái riêng.Trong xã hội , cái mới được xuất hiện như những hiện tượng riêng Nhưng theo quyluật nó sẽ phát triển thành cái chung Trong bquá trình sản xuất của người nôngdân, một người nào đó đã tìm ra được một cấch thâm canh một loài cây nào đó đemlai sự phát trieern tốt và hiệu quả cao Kiến thức này sẽ nhanh cháng được truyềnđạt lậi cho bà con, ban đầu là bà con trong xã, rồi đến huyện, tỉnh

+) Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá cho nhau Đây là sự chuyển hoácủa các mặt đối lập trong một sự vật Sự chuyển hoá này phản ánh quá trình vậnđộng đa dạng của vật chất.

Quá trình chuyển hoá từ cái đơn nhất thánh cái chung thể hiện quá trình phát triểnbiện chứng của sự vật Ngược lại, sự chuyển hoá từ cái chung thành cái đơn nhấtchỉ ra sự thoái bộ của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của chúng Chủtrương cổ phần hoá doanh nghiệp của nhà nước ta hiện nay cho ta một dẫn chúng.Sự tồn tại phổ biến của các doanh nghiệp nhà nước từ trước đến nay (vốn đượcxem là một căn bản của kinh tế xã hội chủ nghĩa ) đang dần được thay thế bởi cáccông ty (hình thành từ các chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp) Hình thức mớinày có sức hấp dẫn hơn so với doanh nghiệp Sự tồn tại đơn nhất của nó dần dầnphát triển thành phổ biến và trở thành nét chung của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa

II Vận dụng cơ sở lý luận cái riêng- cái chung vào nền kinh tế thitrường

2.1Khái niệm Kinh tế thi trường thị trường

Trong lịch sư phát triển của xã hội loài người, sản xuất hàng hoá ra đời từ lâu, từkhi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã Nó tồn tại và phát triển trong xã hội nôngnô, trong xã hội phong kiến và đạt đỉnh cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

Sản xuất hàng hoá là gì? Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra để bán : bán ở đâu bán trên thị trường Vậy thị trường là cái tất yếu là hợp phần bắt buộc của sản xuấthàng hoá Thị trường là nơi diễn ra sự chuyển nhượng, sư trao đổi, sự mua bánhàng hoá

Điều quan trọng để hiểu được thực chất của thị trường là ở chỗ thị trường khôngchỉ đơn thuần là lĩnh vực trao đổi, di chuyển hàng hoá, dịch vụ từ người sản xuấtsang người tiêu dùng, mà là trao đổi được tổ chức theo các quy luật của lưu thônghàng hoá và lưu thông tiền tệ trong đời sống kinh tế, chúng ta gặp nhiều loại thịtrường khác nhau.

Trang 6

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể đềubiểu hiện qua mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trưòng ( người bán cần tiền ,người mua cần hàng và họ phải gặp nhau trên thị trường ).

Kinh tế thị trường là cách thức tổ chức trong đó các quan hệ của các cá nhân,doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và từngthành viên chủ thể kinh tế là hướng vào sự tìm kiếm lợi ích của mình theo sự dẫndắt của giá cả thị trường.

Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao, khi tất cả cácquan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hoá; các yếu tốcủa sản xuất như đất đai, tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn bằng vật chất, sức laođộng, công nghệ và quản lý, các sản phẩm và dịch vụ tạo ra, chất xám đều là đốitượng mua bán, đều là hàng hoá.

Cơ chế thị trường: Có thể hiểu cơ chế thi trường là cơ chế tự điều tiết nền

kinh tế hàng hoá do sự tác động của các quy luật kinh tế vốn có của nó, cơ chế đógiải quyết ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế là cái gì, như thế nào và cho ai Các bộ phận hợp thành cơ chế thi trường:

+Giá cả thị trường: Giá cả thị trường là thứ giá cả hình thành trên thị trường do sựtác động của các lực thị trường Trên mỗi thị trường mỗi hàng hoá, dịch vụ đều cómột giá cả nhất định và toàn bộ giá đó hợp thầnh giá cả thị trường.

+Cầu hàng hoá : Cầu hàng hoà là số lượng hàng hoá mà người mua muốn mua ởmột mức giá nhất định Như vậy cầu hàng hoá phụ thuộc vào các yếu tố như mongmuốn mua, có khả năng mua, và mức giá.

+Cung hàng hoá : Cung hàng hoá là lượng hoá mà mà người bán muốn bán theomột mức giá nhất định Như cầu hàng hoá để có cung hàng hoá cần các điều kiện:mong muốn sẩn xuất, có khả năng sản xuất và mức giá.

Khi cung và cầu trên thị trường bằng nhau thì giá cả hàng hoá là giá cả bình quân.Nhưng trên thực tế thì cầu luôn luôn biến đổi nên cung bằng cầu rất ít sảy ra Giá cảthi trường chủ yếu do tương quan giữa cung và cầu trên thị trường quyết định.

Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường có những đặc trưng sau :

- Tự do ( tự do trong mọi lĩnh vực của đời sống:tự do sở hữu, tự do kinh doanh, tựdo giao dịch thương mại,tự do hành nghề,tự do học hành ) có thể nói trong nềnkinh tế thị trường mọi cá nhân được làm việc theo sở thích và có thể phát huy hếtkhả năng của bản thân.

- Mỗi chủ thể kinh tế theo đuổi lợi ích của chính mình trong hoạt động kinh doanh

Trang 7

mỗi chủ thể khi tham gia sản xuất kinh doanh đều phải tìm hiểu về sản phẩm củamình về thị trường và tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm củamình trên thị trường để tồn tại và thu được lợi nhuận có thể.

- Khách hàng là thượng đế.

Trong nền kinh tế thị trường có thể có nhiều công ty cùng sản xuất một loại sảnphẩm và bày bán trên thị trường.Khách hàng được tự do lựa chọn một thưong hiệusản phẩm nào đó mà theo họ là tốt nhất hoặc phù hợp với túi tiền nhất Sự mua bánhàng hoá diễn ra tự do theo sự thoả thuận của hai bên

- Sản xuất và bán hàng hoá theo nhu cầu của thị trường.

Các nhà sản xuất luôn luôn phải thăm dò thị trường để tìm hiểu xem mặt hàngnào bán chạy ,mặt hàng nào là đang cần thiết, mặt hàng nào đang dư thừa để cóchiến lược sản xuất thích hợp ,tránh tình trạng hàng hoá tồn kho

- Cạnh tranh

Các công ty , các hãng sản xuất luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm,đa dạng hoá mẫu mã để cạnh tranh cùng các sản phẩm của các công ty khác.

Cạnh tranh trên thị trường gốm có các loại:

+ Cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau theo các hướng hướng giá cả,chất lượng, dịach vụ trước, trong và sau khi mua bán hàng hoá.

+ Cạnh tranh giữa những người mua với nhau.

+Cạnh tranh giữa một bên là người bàn và một bên là người mua.- Tiền tệ hoá các quan hệ kinh tế

2.2 Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Kinh tế thị trường là một hệ thống tự điều chỉnh nền kinh tế, đảm bảo có năngsuất, có chất lượng và hiệu quả, dư thừa và phong phú hàng hoá, dịch vụ mở rộngvà coi như hàng hoá thị trường; năng động và luôn luôn đổi mới mặt hàng, côngnghệ, thị trường Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó nền kinh tế thị trườngcòn tồn tại rất nhiều hạn chế, khuyết tật :

+Chỉ chú ý đến nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến những nhu cầucơ bản của xã hội.

+Đặt lên hàng đầu là lợi nhuận: Cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên

không giải quyết được cái gọi là hàng hoá công cộng ( đường xá, các công trình

văn hoá, y tế, giáo dục )

+Phân hoá giàu nghèo rõ rệt: giàu ít, nghèo nhiều Một bộ phận nhỏ của xã hộichiếm giữ phần lớn của cải của xã hội Từ sự phân hoá giàu nghèo dẫn đến các bấtcông xã hội, xung đột xã hội và có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Trang 8

Do tính tự phát vốn có , Kinh tế thị trường có thể dẫn đến không chỉ tiến bộ mà cảsuy thoái, khủng hoảng , xung đột xã hội Cho nên rất cần sự can thiệp của nhànước.

Sự can thiệp của nhà nước bảo đảm cho sự vận động của thị trường ổn định, nhằmtối đa hoá hiệu quả kinh tế; bảo đảm định hướng chính trị của sự phát triển kinh tế;sửa chữa , khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, tạo ra nhữngcông cụ quan trọng điều tiết kinh tế thị trường ở tầm vĩ mô, trong khi không viphạm bản chất và các cơ chế tự điều chỉnh ở tầm vi mô Bằng cách đó, nhà nước đãkìm hãm được sức mạnh nguy hiểm của tính tự phát chứa đựng trong lòng nền kinhtế thị trường, đồng thời nền kinh tế thị trường với tất cả những tiềm năng kích thíchvốn có của nó đối với sản xuất thông qua trao đổi hàng hoá- tiền tệ được thực hiệnmột cách tự do.

Với ý nghĩa đó chúng ta nói rằng nền kinh tế thị trường cần có sự quản lý, điều

tiết của nhà nước

Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thi trường.

a) Đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội và thiết lập khuôn khổ pháp luật để tạo ranhững điều kiện cần thiết cho hoật động kinh tế Về nhiều mặt chức năng này vượtra ngoài lĩnh vực kinh tế đơn thuần Nhà nước tạo ra hành lang pháp luật cho hoạtđộng kinh tế bằng cách đặt ra những điều luật cơ bản về quyền sở hữu tài sản và sựhoạt động của thi trường, đặt ra những quy định chi tiết cho hoạt động của cácdoanh nghiệp.

b) Điều tiết kinh tế để cho kinh tế thi trường phát triển ổn định c) Đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tính kém hiệu quả của hoạt động thitrường là những tác động mà các nhà kinh tế gọi đó là những tác động bên ngoài.Các doanh nghiệp có thể vì lợi ích của mình mà đã lạm dụng tài nguyên xã hội, gâyô nhiễm môi trường sống của con người Một nguyên nhân khác dẫn đến hoạtđộng kém hiệu quả của hoạt động thi trường là các tổ chức độc quyền Các tổ chứcđộc quyền có thể không tăng số lượng sản phẩm thậm chí còn giảm xuống mà chỉtăng giá thành sản phẩm Một nền kinh tế được thúc đẩy bởi cạnh tranh hoàn hảo sẽđật được hiệu quả cao, nhưnh cạnh tranh làm giảm bớt lợi nhuận độc quyền nên cácnhà doanh ngiệp thường cố gắng làm giảm sự cạnh trạnh Nhà nước có nhiệm vụ cơbản là bảo vệ cạnh tranh, chống độc quyền nâng cao hiệu quả của hoạt độgn thịtrường.

c) Nhà nước có vai trò sản xuất ra hàng hoá công cộng, đảm bảo xây dựng kết cấuhạ tầng cho nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội Sự can thiệp của nhà nước

Trang 9

nhằm phân phối thu nhập công bằng, bảo vệ các thàng viên khó khăn về kinh tế,nâng cao thu nhập cho nhóm dân cư có thu nhâp thấp.

Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước vừa có cơ chế tự điều chỉnh củathị trường vừa có cơ chế quản lý, điều tiết của nhà nước.

III.Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

3.1 Chuyển sang nền kinh tế thị trường là một tất yếu của nền kinh tế ViêtNam

Ngay sau khi thoát khỏi chiến tranh, Đảng và nhà nước ta đã nhanh chóng lãnhđạo nhân dân bắt tay vào công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước Dựa theo môhình kinh tế của Liên Xô, chúng ta đã áp dụng mô hình kinh tế theo cơ chế kếhoạch tập trung

Đặc điểm của cơ chế kế hoạch hoá tập trung:

a) Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, điều đóthể hiện bằng việc chi tiết hoá các nhiệm vụ của Trung Ương giao bằng một hệthống chỉ tiêu pháp lệnh từ một trung tâm.

b) Các cơ quan hành chính- kinh tế can thiệp quá sâu voà hoật động kinh doanh củacác đơn vị kinh tế cơ sở, nhưng lai không chịu trách nhiệm gì về mặt vật chất đốivới các quyết định của mình.

c)Bỏ qua quan hệ hàng hoá , tiền tệ và hiệu quả kinh tế, quản lý nền kinh tế và kếhoạch hoá bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm Quan hệ hiện vật là chủyếu, do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức Chế độ bao cấp được thực hiện dướicác hình thức: bao cấp qua giá, bao cấp qua tiền lương hiện vật ( chế độ tem phiếu)và bao cấp qua cấp phát vốn của nhân sách, mà không ràng buộc ngân sách đói vớingười được cấp phát vốn.

Từ những đặc điểm ấy đã dẫn đến tình trạng nền kinh tế bị trì trệ, sơ cứng, kìmhãm không phát triển, các cơ sở sản xuất thiếu năng động do không phải chịu tráchnhiệm về sự hoạt động kém hiệu quả- phần này do nhà nước gánh chịu

Trong nông nghiệp cũng rơi vào hậu quả tương tự Việc đưa nông dân vào cáchợp tác xã làm ăn tập thể đã không khuyến khích được sản xuất phát triển do ngườinông dân dù làm nhiều hay làm ít cũng chỉ được hưởng từng ấy sản phẩm theo sựphân chia của nhà nước, không có sản phẩm dư thừa làm của riêng

Bên cạnh đó bộ máy quản lý nhà nước cồng kềnh, có nhiều cấp trung gian thiếunăng động, từ đó sinh ra một bộ phận các bộ kém năng lực tham gia quản lý nhànước, không thông thạo nghiệp vụ kinh doanh, phong cách làm việc thì quan liêucửa quyền

Trang 10

Trong khi đó, nhờ sử dụng triệt để kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản đã thuđược những thành quả lớn về kinh tế- xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, nângcao năng xuất lao động Cũng nhờ kinh tế thị trường quản lý xã hội đã đạt đượcnhững thành quả về văn minh hành chính, văn minh công cộng; con người nhạycảm hơn, tinh tế hơn với khả năng sáng tạo, sự thách thức đua tranh phát triển Đứng trước cả những nhân tố khách quan và chủ quan đó, tại Đại hội VI, Đảngđã xác định phải đổi mới sâu sắc cơ chế đó Chủ trương đó của Đảng lại được tiếp

tục khẳng định tại Đại hội VII "Tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,vận hành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước" (Văn kiện Đại hộiVII Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000 NXB Sự thật , Hà Nội,1991, trang 23 )

3.2 Nền kinh tế thi trường của Việt Nam là nền kinh tế có sự quản lý và điềutiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

3.2.1.Nền Kinh tế có sự quản lý của nhà nước

Một nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm,khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ Người ta nhận thấy rằng một nền kinh tế hiệnđại đứng trước một vấn đề nan giải của kinh tế vĩ mô không một nước nào trongthời gian dài lại có được lạm phát ,thất nghiệp thấp và công ăn việc làm đầy đủ Như trên đã trình bày, nhà nước có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thịtrường.Nó khắc phục những hạn chế và những ,khuyết tật của cơ chế thị trường Nótạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế và cố gắng làm dịu nhữnggiao động lên xuống của chu kỳ kinh doanh thông qua chương trình kinh tế, chínhsách tài chính ,tiền tệ Nó đảm bảo cho sự vận động củ thi trường được ổn định,hạn chế tối đa các biến động không đáng có và những lãng phí do chúng gây ra Nócũng đảm bảo tối đa các tác động xấu của thi trường đối với xã hội, con người,giảm bớt bất công xã hội và sự phân giàu nghèo quá đáng Nó đảm bảo sự pháttriển của kinh tế theo đúng định hướng chính tri xã hội Ơ nước ta, nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường còn cần có sự quản lývà điều tiết của thi trường còn do sở hữu công cộng đã được xác lập đối với tàinguyên và trong các ngàng then chốt.

Văn kiện Hội nghị đai biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đã xác định: " Tăngcường quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm định hướng và chỉ đạo sự phát triển củatoàn bộ nền kinh tế xã hội, tạo môi trưòng kinh tế và khuôn khổ pháp lý cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh, phát huy mặt tích cực, ngăn ngừa và khống chế cáchoạt động tự phát, tiêu cực, khắc phục những mặt khiếm khuyết vốn có củ cơ chếthi trường, làm cho thi trường thực sự trở thành công cụ quan trọng trong việcphân bổ và vận dụng có hiệu qủa hơn các nguồn lực, phân phối và phân phối lạithu nhập quốc dân, bảo đảm quan hệ tích lũa- tiêu dùng, điều tiết lợi ích giữa các

Trang 11

thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, đáp ứng yêu cấu tăng trưởng nhanh hơn,ổn định vững chắc hơn, công bằng xã hội nhiều hơn"

3.2.2 Nền kinh tế thị trường của việt nam là một bộ phận của nền kinh tế thếgiới

- Theo quan điểm của triết học , bất cứ cái riêng nào cũng nằm trong mối liên hệdẫn đến cái chung Không nằm ngoài quy luật ấy, Nền kinh tế của việt Nam ngoàinhững đặc điểm rỉêng có thì nó cũng mang những đặc điểm chung của bất kỳ mộtnền kinh tế thi trường nào :

- Tuân theo các quy luật cung- cầu , quy luật giá trị thặng dư, quy luật lưu thônghàng hoá, tiền tệ Nói khác đi nó mang tất cả các đặc diểm của một nền kinh tế thitrường như đã trình bày ở phần (1)

- Các loại thị trường , các mối quan hệ được phát triển đa dạng, thể hiện trình độcao trong phân công lao động xã hội, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của sản xuất,cạnh tranh là tất yếu…

- Các chủ thể kinh tế tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mình nên đã phát huy tính tự chủ , độc lập cao Trong xã hội hình thành mộtlớp người năng động , nhay biến, có kiến thức , có trí tuệ, dám nghĩ, dám làm, tíchcực tham gia Sản xuất, tham gia làm giầu…

- Nền kinh tế cũng phát triển theo xu hướng từ thi trường thấp đến thi trường cao( Từ thi trường hàng hoá, dịch vụ, đến thi trường vốn, tiền tệ …) ; từ phức tạp đếnổn định…Bởi vì mặc dù kinh tế thị trường là cơ chế điều tiết kinh tế hàng hoámang lại hiệu quả cao song không phải nó không có những hạn chế Mỗi nước cụthể cần có những biện pháp cụ thể để đối phó với tình hình này, và tìm ra nhữnggiải pháp mang tính chiến lược hoặc phải chấp nhận nó như một hiện thực kháchquan Thị trường thì có nhiều loại thi trường nhưng với các nước mới bắt tay vàocơ chế kinh tế này thì thị trường chủ yếu, chiếm ưu thế vẫn là thi trường hàng hoá,thị trường tiền tệ cũng được hình thành nhưng chưa phát triển

- Nền kinh tế thị trường đều dựa trên sự đa dạng về hình thức sở hữu…dẫn đếnsự đa dạng về thành phần kinh tế.

- Bên cạnh những mặt tích cực mà nền kinh tế thi trường mang lai bao giờ cũng đikèm với nó là những khuyết tật không thể tránh khỏi Đó là việc suy đồi của đạođức, văn hoá, lối sống; con người sống mang tính cá nhân hơn; các tệ nạn xã hộicũng co điều kiện phát triển hơn…

- Xu thế chung của nền kinh tế thế giới đó là xu thế quốc tế hoá, Do vậy, các nướcbên cạnh việc phát triển kinh tế thì phải làm sao cho nền kinh tế của nước mình hôinhập được vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới Nền kinh tế của nước tacũng không nằm ngoài vòng đó.

Trang 12

3. 2.3 .T ình đặc thù của nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Phát triển kinh tế hoá, kinh tế thi trường có vai trò rất quan trọng Đối với nướcta, muốn chuyển từ nền kinh tế còn kém phát triển lên sản xuất lớn xã hội chủnghĩa thì không còn con đường nào khác là phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thitrường Kinh tế hàng hoá khắc phục được kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc, đẩymạnh phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề tạo việc làm cho người laođộng, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ- kỹ thuật mới nhằm làm tăngnăng suất lao động, tăng số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá, đẩy mạnh tíchtụ, tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các đia phương, các vùng lãnhthổ, thúc đẩy tính năng động sáng tạo của mỗi người lao động , mỗi đơn vị kinhtế…Vi vậy,phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường được coi là chiếc đòn xeođể xây dựng chủ nghĩa xã hội, là phương tiện khách quan để xã hội hoá xã hội chủnghĩa nền sản xuất.

Với định hướng trên ,mục tiêu phát triển nền kinh tế hàng hoá ,kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa được xác định là:

-Tạo ra sự phát triển năng động ,hiệu quả cao của nền kinh tế

- Nâng cao hiệu quả sư dụng các nguồn lực hiện có,tăng thêm các nguồn lực mớibằng cách nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, tăng tích luỹ và đầu tư hiện đại hoá, đổi mới cơcấu kinh tế , tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao…để đưa nước ta thoát khỏi mộtnước nghèo và kém phát triển

Theo mục tiêu đó , có thể xác đặc trưng bản chất của nền kinh tế hàng hoá,

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: Một là, kinh tế hàng hoá,

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức nền kinh tếtrong quá trình đi lên chủ nghĩa từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế còn kémphát triển Kiểu tổ chức này nhằm nhanh chóng đưa nước ta đạt đến mục tiêu"dân

giàu,nước mạnh ,xã hội công bằng văn minh" Hai là ,nền kinh tế hàng hoá, kinh tế

thị trường định hương xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế gồm nhiều thànhphần ,trong đó kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác phải trở thành nền tảng và kinhtế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Các thành phần kinh tế đều vận động theo định

hướng chung theo khung khổ pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa.Ba là,nền

kinh tế hàng hoá , kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểutổ chức nền kinh tế vừa dựa trên nhưng nguên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã

hội Bốn là , nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

là mô hình kinh tế mở cả về bên trong lẫn bên ngoài Tồn tại trong nhiều hình tháikinh tế -xã hội, hoạt động của cơ chế thị trường không chịu sự tác động của cácquy luật kinh tế hàng hoánói chung, mà còn chịu sự chi phối của các quy luật kinhtế đặc thù của các phương thức sản xuất chủ đạo Do vậy, mô hình cơ chế thị

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w