Giáo trình với các nội dung: tổng quan về công nghệ CADCAM; phần mềm Mastercam X5; lập trình gia công chi tiết trên phần mềm Mastercam X5. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình để nắm chắc kiến thức.
Trang 11
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CAD/CAM
1.1 VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÔNG NGHỆ CAD/CAM
TRONG NỀN SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI
1.1.1 Giới thiệu về CAD/CAM hay CAO/FAO
Thiết kế và chế tạo có sự tham gia của máy vi tính (CAD/CAM hay CAO/FAO) thường được trình bày gắn liền với nhau Thật vậy, hai lĩnh vực ứng dụng tin học trong ngành cơ khí chế tạo này có nhiều điểm giống nhau bởi chúng đều dựa trên cùng các chi tiết cơ khí và sử dụng dữ liệu tin học chung: đó
là các nguồn đồ thị hiển thị và dữ liệu quản lý
Thực tế, CAD và CAM tương ứng với các hoạt động của hai quá trình hỗ trợ cho phép biến một ý tưởng trừu tượng thành một vật thể thật Hai quá trình này
thể hiện rõ trong công việc nghiên cứu (bureau d’étude) và triển khai chế tạo
(bureau des méthodes)
Xuất phát từ nhu cầu cho trước, việc nghiên cứu đảm nhận thiết kế một mô
hình mẫu cho đến khi thể hiện trên bản vẽ biễu diễn chi tiết Từ bản vẽ chi tiết,
việc triển khai chế tạo đảm nhận lập ra quá trình chế tạo các chi tiết cùng các
vấn đề liên quan đến dụng cụ và phương pháp thực hiện
Hai lĩnh vực hoạt động lớn này trong ngành chế tạo máy được thực hiện liên tiếp nhau và được phân biệt bởi kết quả của nó
* Kết quả của CAD là một bản vẽ xác định, một sự biểu diễn nhiều hình chiếu khác nhau của một chi tiết cơ khí với các đặc trưng hình học và chức năng Các phần mềm CAD là các dụng cụ tin học đặc thù cho việc nghiên cứu và được chia thành hai loại: Các phần mềm thiết kế và các phần mềm vẽ
* Kết quả của CAM là cụ thể, đó là chi tiết cơ khí Trong CAM không truyền đạt một sự biểu diễn của thực thể mà thực hiện một cách cụ thể công việc Việc chế tạo bao gồm các vấn đề liên quan đến vật thể, cắt gọt vật liệu, công suất của trang thiết bị, các điều kiện sản xuất khác nhau có giá thành nhỏ nhất, với việc tối ưu hoá đồ gá và dụng cụ cắt nhằm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết cơ khí
Nhằm khai thác các công cụ hữu ích, những ứng dụng tin học trong chế tạo không chỉ hạn chế trong các phần mềm đồ hoạ hiển thị và quản lý mà còn sử dụng việc lập trình và điều khiển các máy công cụ điều khiển số, do vậy đòi hỏi khi thực hiện phải nắm vững các kiến thức về kỹ thuật gia công
Trong chế tạo, việc sử dụng các dữ liệu tin học phải lưu ý đến nhiều mối quan hệ ràng buộc Các ràng buộc này nhiều hơn trong thiết kế Việc cắt gọt vật liệu trên một máy công cụ điều khiển số hay một máy công cụ vạn năng thông
Trang 22
thường là như nhau, trong hai trường hợp vật liệu không thay đổi về tính chất Trong khi đó các dữ liệu tin học có trong môi trường công nghiệp cũng có trong các xưởng gia công Các nguồn dữ liệu này cải thiện kỹ thuật chế tạo, chuyển đổi phương pháp và dẫn đến thay đổi quan trọng trong các công việc hoàn thành khi lập qui trình công nghệ cũng như trên vị trí làm việc Ngoài công việc cho phép điều khiển số các nguyên công gia công, việc thiết lập các dữ liệu tin học mang lại nhiều sự cải thiện về kết cấu liên quan đến cấu trúc máy và đồ
gá, các phương pháp chế tạo và kiểm tra sản phẩm, thiết kế dụng cụ cắt và các
cơ cấu tự động khác Mặt khác, các ứng dụng tin học này cũng cho phép khai thác tốt hơn các khả năng mới của máy và dụng cụ
Ngày nay việc chuyển biến từ một ý tưởng trừu tượng thành một sản phẩm thực tế có thể theo một quá trình hoàn toàn được chi phối bởi máy tính điện tử
Ta phân biệt hai loại dụng cụ tin học trong nghiên cứu thiết kế:
- Các phần mềm vẽ có sự tham gia của máy tính điện tử
(Dessin Assisté par Ordinateur-DAO hay Computer Aided Drawing - CAD)
- Các phần mềm thiết kế có sự tham gia của máy tính điện tử
(Conception Assistée par Ordinateur-CAO hay Computer Aided Design-CAD)
Trong tiếng Anh ta sử dụng từ CAD chung cho cả hai phần mềm này
Trong triển khai chế tạo ra sản phẩm từ bản vẽ thiết kế, ngày nay có các phần mềm ứng dụng đó là các phần mềm chế tạo có sự tham gia của máy tính điện tử
( Fabrication Assistée par Ordinateur - FAO hay Computer Aided Manufacturing - CAM)
Khi sự tích hợp trên máy tính điện tử cho các hoạt động thiết kế và chế tạo được thực hiện, tức là khi việc thực hiện có thể trực tiếp dựa vào các dữ liệu số được tạo ra bởi việc thiết kế, tập hợp các hoạt động đặc trưng của CAD/CAM được mô tả dưới khái niệm chế tạo được tích hợp bởi máy tính điện tử
( Fabrication Intégrée par Ordinateur - FIO hay Computer integrated Manufacturing - CIM)
Do vậy CIM biểu diễn các hoạt động tương ứng với thiết kế, vẽ, chế tạo và kiểm tra chất lượng của một sản phẩm cơ khí
1.1.2 Đối tượng phục vụ của CAD/CAM
Xu thế phát triển chung của các ngành công nghiệp chế tạo theo công nghệ tiên tiến là liên kết các thành phần của qui trình sản xuất trong một hệ thống tích hợp điều khiển bởi máy tính điện tử (Computer Integrated Manufacturing - CIM)
Trang 33
Các thành phần của hệ thống CIM được quản lý và điều hành dựa trên cơ
sở dữ liệu trung tâm với thành phần quan trọng là các dữ liệu từ quá trình CAD
Kết quả của quá trình CAD không chỉ là cơ sở dữ liệu để thực hiện phân tích kỹ thuật, lập qui trình chế tạo, gia công điều khiển số mà chính là dữ liệu điều khiển thiết bị sản xuất điều khiển số như các loại máy công cụ, người máy, tay máy công nghiệp và các thiết bị phụ trợ khác
Công việc chuẩn bị sản xuất có vai trò quan trọng trong việc hình thành bất kỳ một sản phẩm cơ khí nào
Công việc này bao gồm:
- Chuẩn bị thiết kế ( thiết kế kết cấu sản phẩm, các bản vẽ lắp chung của
sản phẩm, các cụm máy.v.v )
- Chuẩn bị công nghệ (đảm bảo tính năng công nghệ của kết cấu, thiết
lập qui trình công nghệ)
- Thiết kế và chế tạo các trang bị công nghệ và dụng cụ phụ v.v
- Kế hoạch hoá quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm trong thời gian
yêu cầu
Hiện nay, qua phân tích tình hình thiết kế ta thấy rằng 90% thời lượng thiết kế
là để tra cứu số liệu cần thiết mà chỉ có 10% thời gian dành cho lao động sáng tạo và quyết định phương án, do vậy các công việc trên có thể thực hiện bằng máy tính điện tử để vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo độ chính xác và chất lượng
CAD/CAM là lĩnh vực nghiên cứu nhằm tạo ra các hệ thống tự động thiết kế và chế tạo trong đó máy tính điện tử được sử dụng để thực hiện một số chức năng nhất định CAD/CAM tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa hai dạng hoạt động: Thiết kế và Chế tạo
Tự động hoá thiết kế: là dùng các hệ thống và phương tiện tính toán giúp người kỹ
sư thiết kế, mô phỏng, phân tích và tối ưu hoá các giải pháp thiết kế
Tự động hoá chế tạo: là dùng máy tính điện tử để kế hoạch hoá, điều khiển và kiểm tra các nguyên công gia công
Trang 55
1.1.4 Chức năng của CAD
Khác biệt cơ bản với qui trình thiết kế theo công nghệ truyền thống, CAD cho phép quản lý đối tượng thiết kế dưới dạng mô hình hình học số trong cơ sở dữ liệu trung tâm, do vậy CAD có khả năng hỗ trợ các chức năng kỹ thuật ngay từ giai đoạn phát triển sản phẩm cho đến giai đoạn cuối của quá trình sản xuất, tức là hỗ trợ điều khiển các thiết bị sản xuất bằng điều khiển số
Hệ thống CAD được đánh giá có đủ khả năng để thực hiện chức năng yêu cầu hay không, phụ thuộc chủ yếu vào chức năng xử lý của các phần mềm thiết kế Ngày nay những bộ phần mềm CAD/CAM chuyên nghiệp phục vụ thiết kế và gia công khuôn mẫu có khả năng thực hiện được các chức năng cơ bản sau:
- Thiết kế mô phỏng hình học 3 chiều (3D) những hình dạng phức tạp
- Giao tiếp với các thiết bị đo, quét toạ độ 3D thực hiện nhanh chóng các chức năng mô phỏng hình học từ dữ liệu số
- Phân tích và liên kết dữ liệu: tạo mặt phân khuôn, tách khuôn, quản lý kết cấu lắp ghép
- Tạo bản vẽ và ghi kích thước tự động: có khả năng liên kết các bản vẽ 2D với
mô hình 3D và ngược lại
- Liên kết với các chương trình tính toán thực hiện các chức năng phân tích kỹ thuật: tính biến dạng khuôn, mô phỏng dòng chảy vật liệu, trường áp suất, trường nhiệt độ, độ co rút vật liệu,
- Nội suy hình học, biên dịch các kiểu đường chạy dao chính xác cho
công nghệ gia công điều khiển số
- Giao tiếp dữ liệu theo các định dạng đồ hoạ chuẩn
- Xuất dữ liệu đồ hoạ 3D dưới dạng tập tin STL để giao tiếp với các thiết bị tạo mẫu nhanh theo công nghệ tạo hình lập thể
Những ứng dụng của CAD trong ngành chế tạo máy:
- Tạo mẫu nhanh thông qua giao tiếp dữ liệu với thiết bị tạo mẫu nhanh theo công nghệ tạo hình lập thể (đo quét toạ độ)
- Giảm đáng kể thời gian mô phỏng hình học bằng cách tạo mô hình hình học theo cấu trúc mặt cong từ dữ liệu số
- Chức năng mô phỏng hình học mạnh, có khả năng mô tả những hình dáng phức tạp nhất
- Khả năng mô hình hoá cao cho các phương pháp phân tích, cho phép lựa chọn giải pháp kỹ thuật tối ưu
Trang 66
1.2 THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG TẠO HÌNH
Theo lịch sử hình thành và phát triển ta có thể phân biệt công nghệ thiết kế
và gia công tạo hình như sau:
- Thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ truyền thống
- Thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ CAD/CAM
- Thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ tích hợp CIM
1.2.1 Thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ truyền thống
Trong công nghệ truyền thống, các mặt cong 3D phức tạp được gia công trên máy vạn năng theo phương pháp chép hình sử dụng mẫu hoặc dưỡng Do vậy qui trình thiết kế và gia công bao gồm có 4 giai đoan phân biệt:
- Khó đạt được độ chính xác gia công, chủ yếu do quá trình chép hình,
- Dễ dàng làm sai do nhầm lẫn hay hiểu sai vì phải xử lý một số lớn dữ liệu,
- Năng suất thấp do mẫu được thiết kế theo phương pháp thủ công và qui trình được thực hiện tuần tự: tạo mẫu sản phẩm - lập bản vẽ chi tiết - tạo mẫu chép hình - phay chép hình
Trang 77
1.2.2 Thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ CAD/CAM.
Sự phát triển của phương pháp mô hình hoá hình học cùng với thanh tựu của công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, kỹ thuật điều khiển số đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến công nghệ thiết kế và gia công tạo hình:
- Bản vẽ kỹ thuật được tạo từ hệ thống vẽ và tạo bản vẽ với sự trợ giúp của máy vi tính
- Tạo mẫu thủ công được thay thế bằng mô hình hoá hình học trực tiếp từ giá trị lấy mẫu 3D
- Mẫu chép hình được thay thế bằng mô hình toán học - mô hình hình học lưu trữ trong bộ nhớ máy vi tính và ánh xạ trên màn hình dưới dạng mô hình khung lưới
- Gia công chép hình được thay thế bằng gia công điều khiển số (CAM)
Về công nghệ, khác biệt cơ bản giữa gia công tạo hình theo công nghệ truyền thống
và công nghệ CAD/CAM là thay thế tạo hình theo mẫu bằng mô hình hoá hình học Kết quả là mẫu chép hình và công nghệ gia công chép hình được thay thế bằng mô
hình hình học số (Computational Geometric Model - CGM) và gia công điều khiển
số Mặt khác khả năng kiểm tra kích thước trực tiếp và khả năng lựa chọn chế độ gia công thích hợp (gia công thô, bán tinh và tinh)
Theo công nghệ CAD/CAM phần lớn các khó khăn của quá trình thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ truyền thống được khắc phục vì rằng:
- Bề mặt gia công đạt được chính xác và tinh xảo hơn
- Khả năng nhầm lẫn do chủ quan bị hạn chế đáng kể
Trang 88
- Giảm được nhiều tổng thời gian thực hiện qui trình thiết kế và gia công tạo hình
1.2.3 Thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ tích hợp (CIM)
Từ công nghệ CAD/CAM ta dễ dàng thực hiện ý tưởng liên kết mọi thành phần trong một hệ thống tích hợp Theo công nghệ tích hợp, công việc mô hình hoá hình học - vẽ - tạo bản vẽ được tích hợp trong CAD; kết quả mọi thông tin về hình dáng được lưu lại dưới dạng CGM, lưu trữ trong cơ sở dữ liệu trung tâm Công nghệ tiên tiến nhất có khả năng hỗ trợ thực hiện toàn bộ qui trình thiết kế và chế tạo theo công nghệ tích hợp:
- Cho phép thiết lập mô hình hình học số CGM trực tiếp từ ý tưởng về hình dáng
- Được trợ giúp bởi thiết bị đồ hoạ mạnh và công nghệ tô màu, tạo bóng hiện đại
Trang 99
CHƯƠNG 2 PHẦN MỀM MASTERCAM X5 2.1 CÁC CHỨC NĂNG CỦA PHẦN MỀM MASTERCAM X5
2.1.1 Cấu trúc màn hình làm việc
2.1.1.1 Khởi động phần mềm
Có hai cách cơ bản để khởi động một chương trình MasterCam X5 trong môi trường Window:
Cách 1: Nếu bạn đã tạo một biểu tượng - shortcut trên màn hình, Double Click vào đó
Cách 2: Trên thanh taskbar, Click vào nút Start\ All Programs\ MasterCam X5
\ MasterCam X5
2.1.1.2 Cấu trúc màn hình làm việc
Sau khi vào MasterCam X5, hệ thống sẽ hiển thị màn hình làm việc với 5 phân vùng chính sau: vùng menu màn hình, vùng thanh công cụ, vùng hỏi đáp của chương trình (System response area), vùng điều khiển chạy dao và vùng màn hình
Trang 1010
Vùng menu màn hình
Vùng thanh công cụ Vùng hỏi đáp của chương trình
Vùng điều khiển chạy dao
a Vùng đồ hoạ:
Đây là vùng làm việc, nơi các mô hình hình học số của đối tượng được thiết lập hoặc được gọi ra và chỉnh sửa
Vùng các thanh công cụ (Toolbar):
Thanh công cụ là một hàng các nút nằm ngang phía trên cùng của màn hình Mỗi nút này có một icon hoặc con số để nhận biết Ngoài ra nếu cần một mô tả rõ hơn về một nút nào đó, chỉ cần di trỏ chuột đến nút đó, bạn sẽ được cung cấp một menu đổ xống mô tả rõ hơn về nút đó Muốn thực hiện lệnh tương ứng với nút nào
đó (Icon Command), chỉ cần click vào nút đó là yêu cầu được thực hiện
b Vùng Menu:
Vùng này nằm ở bên trên của màn hình, chứa menu bar Menu bar được sử dụng để chọn các chức năng của MasterCAM, ví dụ : Creat, modify, toolpaths Còn menu phụ nằm ở phía dưới của màn hình được sử dụng để thay đổi các thông
số hệ thống của chương trình, ví dụ: Độ sâu Z, màu sắc… là những chức năng thường xuyên được người sử dung thay đổi Tất cả các lệnh dùng trong MasterCAM đều có thể chọn từ vùng Menu
c Vùng hỏi đáp:
Trang 1111
Tại đây, một hoặc hai dòng văn bản ở dưới cùng của màn hình sẽ mô tả hoạt động của các lệnh Đây là nơi bạn nhận được các lời nhắc của chương trình Phải quan sát vùng này cẩn thận, có thể nó sẽ yêu cầu bạn phải nhập các thông số từ bàn phím
Chọn một Menu lệnh:
Trong MasterCAM có hai cách chọn một menu lệnh từ vùng Menu :
- Di chuyển chuột vào vùng menu , khi hộp menu cần chọn sáng lên thì nhấp chuột để kích hoạt lệnh
- Bấm phím tương ứng với kí tự được gạch chân của dòng lệnh trên menu màn hình
Menu đầu tiên xuất hiện trên MasterCAM là Menu bar Một vài menu lệnh có các menu phụ đổ xuống khi các menu này được kích hoạt Bảng dưới mô tả chi tiết các lệnh của menu chính và menu phụ
Bảng Menu bar:
STT Thành phần
1 Analyze Hiện thị toạ độ và thông tin cơ sở dữ liệu của đối tượng
được lựa chọn ví dụ như điểm, đoạn thẳng, cung tròn, bề mặt … hoặc kích thước lên màn hình Điều này thuận tiện cho việc nhận dạng các đối tượng đã được tạo ra trước đó, ví dụ: xác định góc của một một đoạn thẳng đang tồn tại, hay là bán kính của một vòng tròn xác định
2 Create Tạo ra một đối tượng hình học (trong cơ sở dữ liệu và
trên vùng màn hình đồ hoạ) Các đối tượng hình học bao gồm: đoạn thẳng, cung, vòng tròn, hình chữ nhật …v.v
3 File Các thao tác xử lý với file: save, open (mở file), save as
(chuyển đổi định dạng tệp tin), Export directory (truyền
dữ liệu đi), hoặc Import directory (nhận dữ liệu đến)
4 Edit Chỉnh sửa đối tượng hình học trên màn hình, gồm các
lệnh: fillet, trim, break và join
5 Xform Thay đổi những đối tượng hình học đã tạo bằng các
lệnh: Mirror, rotate, scale và offset
6 Screen Vẽ hoặc in bản vẽ, quan sát các hình vẽ, chỉ ra số lượng
các đối tượng hình vẽ, phóng to, thu nhỏ, thay đổi khung nhìn và định dạng cấu hình hệ thống
7 Solids Thiết lập mô hình hình học số của đối tượng theo
Trang 1212
phương pháp dựng hình của môi trường Solid Modeling
8 Toolpaths Tạo ra các đường chạy dao sử dụng theo các chức năng
khoan (drill), đường contour và pocket …
9 View Lệnh phóng to thu nhỏ theo các kiểu (Zoom window,
Zoom target, Zoom in/out )
10 Machine type Chọn các kiểu dạng chạy dao (Mill, Lathe, Router,
Design)
11 Settings Thiết lập cấu hình của MasterCAM
12 Help Chức năng hỗ trợ hướng dẫn
Bảng Menu phụ:
STT Thành phần
1 Hiển thị và thay đổi độ sâu làm việc hiện tại
5 Đặt mặt phẳng ban đầu cho quá trình dựng hình
6
Thay đổi hướng nhìn trên màn hình đồ hoạ Chú ý rằng, hướng nhìn của màn hình đồ hoạ có thể không phụ thuộc vào mặt phẳng dựng hình
2.1.2 Thoát khỏi phần mềm
Muốn thoát khỏi MasterCAM, chỉ cần thực hiện các bước sau:
- Di con trỏ chuột tới menu bar
- Chọn File\ Exit
- Xác nhận thoát khỏi MasterCAM: chọn Yes khi được hỏi
Hoặc di trỏ chuột tới nút close ở góc trên bên phải, kích chuột và xác nhận thoát khỏi MasterCAM
Hoặc dùng phím tắt : Alt+F4
Trang 1313
2.2 CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN
2.2.1 Vẽ điểm
Lệnh Point cho phép đánh dấu một điểm trên bản vẽ (dấu ‘+’), Các điểm đó cỏ
thể là điểm tham khảo cho các mô hình khác khi cần
Chọn Create > Point Từ đó bạn có thể nhìn thấy bảng chọn lựa tiếp theo cho
menu lệnh của Point
a) Create > Point > Position hoặc nhấp chọn biểu tượng
Arc Center Chọn điểm là tâm của đường tròn, cung tròn
Endpoint Chọn điểm cuối của đối tượng vẽ đơn giản
Intersec Chọn điểm giao của 2 đối tượng
Midpoint Chọn điểm giữa của đối tượng
Point Chọn điểm dã tồn tại
Quadrant Chọn điểm tại góc phần tư của đường tròn
Nearest Chọn điểm nằm trên đối tượng được chọn
Relative Chọn điểm có vị trí tương đối so với điểm khác
Trang 14T¹o 1 ®iÓm t¹i ®iÓm phÇn t- cung trßn
Origin
®iÓm gèc(0,0)
Menu MasterCAM position
b) Create > Point > Dynamic hoặc nhấp chọn biểu tượng
Tạo ra các điểm trên đối tượng bằng cách sử dụng chuột hoặc điểm chia
Thủ tục:
Chọn đối tượng như line, circle hoặc spline
Dịch chuyển trên đối tượng và chọn bằng cách nhấn phím trái chuột ( kết thúc nhấn Esc) hoặc chọn đối tượng và sau đó khi biết hướng dịch chuyển thì ta nhập khoảng cách và lượng offset từ điểm đầu
đến điểm cần xác định
Chú ý: Bạn có thể dùng lệnh này để tạo ra các điểm trên đối tượng tạI bất kỳ vị
trí nào
c) Create > Point > Node Points hoặc nhấp chọn biểu tượng
Gọi lại những điểm được dùng để tạo ra đường cong tham số
Thủ tục :
Tạo ra 1 đường cong tham số (sẽ được trình bày trong chương sau)
Chọn 1 đường cong tham số
Trang 1515
Chú ý:
1 Các điểm đó là các điểm dùng để xác định đường cong tham số
2 Nếu đối tượng được chọn sai quy cách thì hệ thống sẽ báo “ try again” Sử dụng
phím Esc để thoát việc chọn
d) Create > Point > Segment hoặc nhấp chọn biểu tượng
Tạo loạt điểm dọc theo đối tượng với khoảng cách bằng nhau
Thủ tục: - Tạo ra 1 đối tượng như line, arc, circle, fillet, hoặc spline
- Sử dụng chuột chọn một đối tượng đã tồn tại ở trên
- Nhập vào số điểm cần tạo hoặc có thể nhập vào khoảng cách giữa các điểm
Chú ý: Nếu bạn muốn chia đối tượng làm 3 đoạn thì bạn có thể dùng lệnh
này nhưng số điểm cần chọn là 4
Đường cong tham số
Điểm chia
Trước Sau
Trang 1616
e) Create > Point > Endpoints hoặc nhấp chọn biểu tượng
Tạo ra 2 điểm đầu của đối tượng được chọn
Thủ tục: - Tạo ra 1 đối tượng như line, arc, spline
- Sử dụng chuột chọn một đối tượng đã tồn tại ở trên
- Chọn Create Point Endpoints hoặc kích chọn
2.2.2 Vẽ đoạn thẳng
Lệnh Line là lệnh vẽ 1 đường thẳng trên màn hình Những Line đó có thể là
đường thẳng đứng, nằm ngang hoặc bất kỳ một sự định hướng nào Nó có thể dùng
để xây dựng mô hình hình học thể hiện trong hình dưới đây
Chọn Create > Line từ thanh menu bar bạn sẽ thấy menu tiếp theo
Menu của Line
Trong menu có 5 lựa chọn Cụ thể như sau:
Mô tả lựa chọn tiếp theo trong Endpoints
Endpoint Tạo ra 1 line bằng cách chỉ ra 2 điểm
Trang 1717
Closest Tạo ra 1 line nó đóng các đối tượng kế tiếp
Bisect Tạo ra 1 line chia đôi góc tạo bởi 2 đường thẳng giao nhau Perpendicular Tạo ra 1 line tiếp xúc với các cung hoặc đường thẳng
Parallel Tạo ra 1 line song song với 1 đường cho trước
Gãc ChiÒu dµi
Chú ý : Kiểu line và bề rộng của nó được mặc định hoặc thay đổi bằng cách pick vào thanh Các kiểu có thể là Solid, hidden, center, phantom và break
a) Create > Line > Endpoints hoặc nhấp chọn biểu tượng
Tạo một đường thẳng bằng các lựa chọn tiếp theo ( đường thẳng theo tọa độ, đường thẳng theo độ dài và góc, đường liên kết, đường thẳng đứng, đường nằm ngang, đường tiếp xúc với các đối tượng )
Trong menu này còn có các lựa chọn tiếp theo Chúng được mô tả ngắn gọn trong các mục sau đây
Mô tả lựa chọn của line
Value (ZYZ) hoặc pick chuột Tạo ra 1 line bằng cách nhập tọa độ
Multi Line Tạo ra 1 đường thẳng liên tiếp
Polar Tạo ra 1 line bắng cách nhập độ dài và góc
Vertical Tạo ra 1 line thẳng đứng
Trang 1818
Horizontal Tạo ra 1 line nằm ngang
Tangent Tạo ra 1 line tiếp xúc với 2 cung tròn
Thủ tục:
- Create > Line > Endpoints > Value
Chỉ ra điểm đẩu tiên < sử dụng menu vị trí> : Pick P1
Chỉ ra điểm cuối < sử dụng menu vị trí> : Pick P2
- Create > Line > Endpoints > Vertical
Xác định điểm đầu tiên < Sử dụng menu vị trí >: pick P1
Nhập độ dài : 3.0
- Create > Line > Endpoints > Horizontal
Xác định điểm đầu tiên < Sử dụng menu vị trí >: pick P1
Nhập độ dài : 3.0
- Create > Line > Endpoints >Multi_Line
Xác định điểm đầu tiên : pick P1
Trang 1919
Xác định điểm thứ hai : pick P2
Xác định điểm thứ ba : pick P3
Tiếp tục ta xác định các điểm tiếp theo P4, P5, P6 …
Chú ý: Với MasterCAM X, Lệnh UNDO phục
hồi được tất cả các đối tượng đã thực hiện trước đó
- Create > Line > Endpoints > Polar
Xác định điểm đầu tiên < Sử dụng menu vị trí >: pick P1
Nhập chiều dài đoạn thẳng (length) : 2.5
Nhập tọa độ góc (angle) : 30
- Create > Line > Endpoints > Tanget
Lần lượt chọn các vị trí và đối tượng tiếp xúc ( mô tả như hình vẽ )
300
Trang 2020
Tạo 1 line với các thông số: góc, chiều dài, cung cần tiếp xúc
Tạo 1 line tiếp xúc với 2 cung tròn
Tạo 1 line tiếp xúc với 1 cung tròn và đi qua điểm đặc biệt
b) Create > Line > Closest hoặc nhấp chọn biểu tượng
Tạo ra 1 line nó đóng các đối tương kế tiếp ( ở các vị trí để đóng kín 2 đối tượng gần nhau nhất)
Thủ tục:
Tạo ra 2 đối tượng cần đóng kín
kích chọn tiếp sau đó chọn 2 đối tượng vừa tạo ra
Trang 2121
c) Create > Line > Bisect hoặc nhấp chọn biểu tượng
Tạo ra 1 line chia đôi góc tạo bởi 2 đường thẳng giao nhau
Thủ tục:
Tạo ra 2 đường thẳng , kích chọn tiếp sau đó chọn 2 đối tượng vừa tạo ra và nhập độ dài đường thẳng cần tạo ra , từ đó sẽ xuất hiện 4 đoạn thẳng được tạo ra từ 4 góc khác nhau của 2 đường thẳng, ta kích chọn đường thẳng cần giữ lại
d) Create > Line > Perpendicular hoặc chọn biểu tượng
Tạo ra 1 line vuông góc với 1 line, cung tròn, spline và đi qua 1 điểm Ta có 2 sự lựa chọn L
Point: Tạo ra 1 line vuông góc với 1 line, cung tròn, spline và đi qua 1 điểm
Arc : Tạo ra 1 line vuông góc với 1 line tiếp xúc với 1 cung tròn đã tồn tại
Trang 2222
- Create > Line > Perpendclr > Point
Tạo ra 1 line vuông góc với 1 line, cung tròn, spline và đi qua 1 điểm
Thủ tục:
Tạo ra 1 cung tròn
Chọn cung :pick P1
Xác định điểm cuối <Sử dụng menu vị trí>: Pick P2
Nhập độ dài của line (nhấn enter) :
Chú ý: Như trên hình có 1 vài trường hợp line được tạo ra không cắt nhau dứt
khoát với 1 line hoặc cung tròn được chọn lựa Khi đó MasterCAM sẽ tự động khoảng kép dàI của line hoặc cung tròn tới điểm cắt nhau
Trang 2323
- Create > Line > Perpendclr > Arc
Tạo ra 1 line vuông góc với 1 line tiếp xúc với 1 cung tròn đã tồn tại (hình vẽ)
Thủ tục:
Tạo ra 1 cung tròn và 1 line
Chọn 1 line : pick P1
kích chọn biểu tượng
Xác định cung tròn để có 1 line tiếp xúc tới: Pick P2
Nhập độ dài của line vuông góc (nhấn enter) :
Chọn line để giữ : Pick P3
Chú ý: tương tự như trên ta chọn line để giữ lại
e) Create > Line > Parallel hoặc kích chọn biểu tượng
Tạo ra 1 line song song với 1 đường cho trước ( có độ dài bằng độ dài đường cho trước) Ta có 3 lựa chọn : tạo khoảng cách giữa 2 đường bằng cách kích chuột, bằng cách nhập khoảng cách xác định, tạo 1 đường song song với 1 đường thẳng
và tiếp tuyến với 1 cung tròn
Thủ tục:
Tạo 1 line song song với 1 đường thẳng cho trước khi biết khoảng cách
giữa chúng
Tạo ra 1 đường thẳng
kích chuột chọn đường thẳng đó : pick P1
nhập khoảng cách vào và chọn hướng (hoặc kích chuột
chọn điểm P2 mà đường line cần tạo đi qua ) Sau đó nhấn Enter hoặc Esc
Tạo 1 line song song với 1 đường thẳng cho trước và tiếp xúc tới 1 cung tròn
Tạo ra 1 cung tròn và 1 line
Chọn 1 line : pick P1
Trang 2424
kích chọn biểu tượng
Xác định cung tròn để có 1 line tiếp xúc tới: Pick P2
Nhấn Enter hoặc Esc
2.2.3 Vẽ đường tròn và cung tròn
Lệnh Arc thường được để tạo ra các cung tròn hoặc đường tròn Hình dưới chỉ
ra cho ta thấy vài ví dụ về các cung tròn hoặc đường tròn được tạo ra trong chương này MasterCAMX cung cấp 5 phương pháp để tạo ra cung tròn và 2 phương pháp cho vẽ đường tròn
Trong MasterCAMX các cung tròn và đường tròn được tạo ra bằng cách sử
dụng 1 số tuỳ chọn Select Create > Arc từ menu chính bạn sẽ tìm ra được thanh
công cụ của cung
Trang 2525
Circle Edge Point Tạo ra đường tròn khi biết 2 điểm và bán kính
Circle Center Point Tạo ra đường tròn khi biết tâm và các thông số khác
Arc Polar Tạo ra 1 cung tròn bằng cách sử dụng hệ toạ độ cực
Arc Polar Endpoints Tạo ra 1 cung tròn khi biết 2 điểm đầu, bán kính và góc
chắn cung Arc Endpoint Tạo ra 1 cung tròn khi biết 2 điểm đầu và đường kính hoặc
bán kính Arc 3 Points Tạo ra 1 cung tròn khi biết 3 điểm
Arc Tangent Tạo ra 1 cung tròn tiếp xúc với các đối tượng khác
a) Create > Arc > Arc Polar hoặc kích chọn biểu tượng
- Tạo ra 1 cung tròn bằng cách sử dụng hệ toạ độ cực Trong MasterCAMX có
3 tuỳ chọn, đây là các giải thích về các thủ tục chùng như sau:
- Tạo ra 1 cung tròn bằng cách đưa ra tâm, bán kính, cung bắt đầu và cung kết thúc Các cung đó được nhập vào từ bàn phím
P1
Trang 26Nhập góc bắt đầu (def val) : pick P2
Nhập góc kết thúc (def val) : pick P3
- Tạo ra 1 cung tròn tiếp xúc với 1 cung tròn bằng cách đưa ra tâm, đối tượng tiếp xúc, cung bắt đầu, cung kết thúc
Thủ tục:
Tạo ra 1 cung tròn (chính là đối tượng cần tiếp xúc)
Nhập góc bắt đầu : 30
Kích chọn sau đó chọn cung tròn cần tiếp xúc
Nhập toạ độ tâm của cung cần tạo: pick P1
Nhập góc kết thúc
P1
P2
P3
Trang 2727
Chú ý: Có thể thay đổi chiều quay của cung tròn bằng cách kích chuột vào
chọn chiều phù hợp
b) Create > Arc > Arc Endpoints hoặc chọn biểu tượng
- Tạo ra 1 cung tròn khi biết 2 điểm và bán kính Trong trường hợp này có 4
cung tròn được tạo ra ta phải chọn cung tròn cần thiết bằng cách pick chuột vào
cung tròn cần thiết
Thủ tục:
Nhập toạ độ điểm đầu tiên: pick P1
Nhập toạ độ điểm thứ 2: pick P2
Nhập bán kính cung tròn: 30.0
2.2.4 Vẽ hình chữ nhật
Menu rectangle tiếp theo là Create > Rectangle
Hoặc chọn biểu tượng
Trong MasterCAM, có các tùy chọn sau để tạo ra một hình chữ nhật
Polar : Tạo 1 hình chữ nhật khi biết tọa độ 2 góc hoặc chiều dài và chiều rộng
Anchor to Center: Create một hình chữ nhật khi đưa toạ độ tâm, chiều dài và chiều rộng