1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại sở giao dịch i ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

48 331 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 71,17 KB

Nội dung

thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại sở giao dịch i ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam ********************* I.Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 10 năm qua Là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế đất nước, hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần xứng đáng của mình vào những thành tựu to lớn rất quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân ta đã giành được trong thời kỳ đổi mới nói chung trong 10 năm qua nói riêng. Những nhiệm vụ đề ra trong chiến lược ổn định phát triển kinh tế- xã hội 1991-2000 cho lĩnh vực xuất nhập khẩu đã được hoàn thành về cơ bản. Điều đó thể hiện trước hết trong việc đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Giai đoạn 1991 - 2000 đi vào lịch sử gắn với thành tựu lớn về tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp phần xứng đáng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cao suốt thời kỳ này. Từ 1991 đến nay, bình quân tăng 2,5 - 3% xuất khẩu góp phần làm tăng 1% GDP. Kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục qua các năm ở mức cao, kim ngạch năm 1998 gấp khoảng 4,5 lần kim ngạch năm 1991, giai đoạn 1991 - 1995 tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm tới 28%, năm 1996 đạt kỷ lục 33,1% năm 1997 - 22,7%, song năm 1998 chỉ tăng 1,9% - mức tăng thấp nhất trong vòng 7 năm trở lại đây, chủ yếu do tác động của khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á. Năm 1999 2000, Chính phủ đã áp dụng hàng loạt giải pháp kích cầu đầu tư tiêu dùng, nhờ vậy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã được phục hồi. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu tăng 23,3%, năm 2000 tăng 21,3%, đạt 14,3 tỷ USD, gấp 6 lần so với năm 1990. Bình quân giai đoạn 1991 - 2000, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 21%/năm, gần gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu trên đầu người tăng từ 30 USD năm 1991 lên 74 USD năm 1995 tới 180 USD năm 2000, đưa Việt Nam vào đội ngũ những nước có nền ngoại thương tương đối phát triển (kim ngạch xuất khẩu 170 USD/người/năm). Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu nói riêng, tổng kim ngạch XNK nói chung so GDP tăng nhanh chứng tỏ mức độ mở cửa khá mạnh của nước ta. Năm 1998, tỷ lệ xuất khẩu trên GDP đã đạt 36% - mức trung bình trên thế giới, năm 2000 tỷ lệ này đạt trên 45%GDP; Tỷ lệ ngoại thương của Việt Nam so với GDP tăng mạnh (bằng mức của Hàn Quốc) nhưng còn kém xa Singapore Hongkong, song có thể thấy nền kinh tế định hướng xuất khẩu đã tương đối rõ. Năm 1998, tổng kim ngạch XNK đạt tới trên 3/4 GDP, năm 1999 đạt trên 80% GDP năm 2000 đạt trên 90%GDP. Tuy nhiên, tổng lượng xuất khẩu tuyệt đối còn thấp (năm 2000 khoảng 29 tỷ USD) do qui mô nền kinh tế còn quá nhỏ bé. Nếu so với các nước trong khu vực, kim ngạch xuất khẩu của ta bằng 1/3 Philippines, 1/7 Indonesia Thái Lan, 1/10 Malaysia bằng 1/16 của Singapore. BẢNG 1:TỔNG KIM NGẠCH XNK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 - 2000 Kim ngạch xuất khẩu (tr.USD) Tổng kim ngạch XNK so GDP (%) Kim ngạch XK so GDP (%) Kim ngạch xuất khẩu (USD/ người/năm) 1991 2.087,1 29,5 13,9 30 1992 2.580,7 31,4 15,8 37 1993 2.985,2 39,2 17 42 1994 4.054,3 52 21,3 56 1995 5.448,9 64,8 26 74 1996 7.255,9 80 31,5 96 1997 9.185,0 80,6 35,6 116 1998 9.360,3 77,7 35,1 120 1999 11.540,0 81,1 40,3 150 2000 14.308,0 95,7 46,4 180 Nguồn:Báo cáo tổng kết của vụ XNK-Bộ Thương Mại Cơ cấu xuất nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng xuất khẩu lúa gạo dầu thô giảm còn khoảng 30% năm 1996 (năm 1990 là 40%). Tỷ trọng hàng chế biến tăng từ 8% năm 1991 lên 20% năm 1996, khoảng 35% năm 1999 gần 40% năm 2000. Năm 1991 mới có 4 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD là dầu thô, thuỷ sản, gạo hàng dệt may thì năm 2000 đã có thêm 8 mặt hàng là cà phê, cao su, điều, giày dép than đá, điện tử, thủ công mỹ nghệ rau quả i (đến năm 2000, trong 12 nhóm hàng này có 4 nhóm - dầu thô, dệt may, hải sản, giày dép - có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD). Tuy nhiên, rõ ràng cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn rất bất hợp lý. Theo một số tính toán cứ 6 USD kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì chỉ có 1 USD là hàng gia công. Xuất khẩu nguyên liệu thô vẫn là chủ yếu (trên 70% kim ngạch xuất khẩu). Trong khi đó ở Trung Quốc năm 1994 xuất khẩu nguyên liệu thô chỉ chiếm có 16,3%. BẢNG 2:CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 1991 - 2000 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nhóm I(%) 33,4 37,1 34,0 28,8 25,3 27,6 24,1 24,0 24,6 25,0 Nhóm II (%) 14,4 13,5 17,6 23.1 28,4 30,1 35,8 35,6 36,5 35,5 Nhóm III (%) 52,2 49,4 48,4 48,1 46,3 42,3 40,1 39,4 38,9 39,5 - Nhóm I: Công nghiệp nặng - khoáng sản - Nhóm II: Công nghiệp nhẹ - tiểu thủ công nghiệp - Nhóm III: Nông lâm thuỷ sản Nguồn : Báo cáo tổng kết của vụ XNK-Bộ Thương Mại) Nhập khẩu cơ bản đã phục vụ có hiệu quả cho phát triển sản xuất đổi mới công nghệ, thúc đẩy nâng cao chất lượng sức cạnh tranh của hàng hoá, đáp ứng các nhu cầu cần thiết của đời sống nhân dân. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên nhiên - vật liệu phục vụ cho sản xuất chiếm vị trí chủ yếu, tỷ trọng hàng tiêu dùng giảm hẳn, tình trạng nhập siêu lớn thuyên giảm đáng kể. Năm 2000, tư liệu sản xuất chiếm gần 95% kim ngạch nhập khẩu, trong đó 26 - 27% là máy móc thiết bị, 68% là nguyên nhiên vật liệu; hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 5% (tỷ lệ này năm 1990 là 15%). Nhập siêu giảm cả về giá trị tuyệt đối tương đối. Năm 1996 nhập siêu gần 4 tỷ nhưng năm 1999 thâm hụt thương mại chỉ còn 0,2 tỷ USD, tỷ trọng nhập siêu giảm từ 33% kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1991 - 1995 xuống còn 18% thời kỳ 1996 - 2000. BẢNG 3:CƠ CẤU HÀNG NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 1991 - 2000 NĂM TƯ LIỆU SẢN XUẤT (%) HÀNG TIÊU DÙNG (%) 1991 89,9 10,1 1992 83,4 16,6 1993 84,4 15,6 1994 82,2 17,8 1995 83,5 16,5 1996 87,6 12,4 1997 89,9 10,1 1998 91,5 8,5 1999 93,7 6,3 2000 94,8 5,2 (Nguồn:Báo cáo tổng kết của vụ XNK-Bộ Thương Mại) Hiện nay, nước ta đã mở rộng đáng kể thị trường, có quan hệ với trên 160 nước vùng lãnh thổ, có hiệp định thương mại với trên 61 nước. Đồng thời, Việt Nam đã bước đầu hội nhập với các thể chế kinh tế - thương mại khu vực trên thế giới với việc tham gia ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1998) xúc tiến đàm phán để tham gia WTO. II. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 1. Hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại các NHTM 1.1. Những kết quả đạt được Những năm 90, nhất là giai đoạn 1991-1995 đã chứng kiến những kết quả phát triển xuất khẩu đáng kinh ngạc, trong đó có phần đóng góp của các khoản tín dụng dành cho xuất khẩu. Với kim ngạch xuất khẩu khoảng 8-9 tỷ USD/năm, trừ đi phần xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN còn 6-7 tỷ, giả định 80% số vốn sản xuất hàng XK là nguồn tín dụng thì tổng tín dụng dành cho XK ước khoảng 4-5 tỷ USD/năm (tương đương 40 - 50.000 tỷ VND), chiếm 60-70% tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng. Đó là chưa kể các khoản tín dụng trung dài hạn vào công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu. Nếu căn cứ vào số doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu (khoảng 1.500) tỷ lệ vốn vay bình quân của doanh nghiệp là 90% thì vốn vay một chu kỳ sản xuất 13.000 tỷ, với 3 - 4 chu kỳ sản xuất một năm thì tổng tín dụng khoảng 40.000 tỷ VND (sở dĩ có sự chênh lệch trong 2 phương pháp tính là do có sự tham gia xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN - không được tính vào tín dụng thúc đẩy xuất khẩu - chiếm tới 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu. Thêm vào đó là những sai số trong tính toán vốn tự có của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu một lượng vốn tín dụng ưu đãi không qua hệ thống ngân hàng). Tuy vậy, có thể nói từ khi bắt đầu đổi mới (1986) đến nay các ngân hàng đã dành cho xuất nhập khẩu khoản vốn tín dụng khá lớn. 1.2. Những hạn chế nguyên nhân Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của Việt Nam hiện nay là các giải pháp về tín dụng chỉ có tính tạm thời, phần lớn là tín dụng ngắn hạn, đáp ứng yêu cầu trước mắt, phục vụ cho từng “phi vụ” mà thiếu hẳn các dự án đầu tư dài hạn phát triển xuất khẩu, tín dụng dài hạn chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng tín dụng (tỷ lệ chung của cả hệ thống khoảng 30%). Hiện tượng này không chỉ có trong hoạt động tín dụng cho xuất nhập khẩu, mà còn phổ biến trong toàn bộ hoạt động tín dụng. Đây là đặc điểm lớn nhất, có tác dụng chi phối lĩnh vực tín dụng thúc đẩy xuất khẩu, là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng hạn chế sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam như hiện nay. Các NHTM có liên quan tới tín dụng dịch vụ ngân hàng cho hoạt động xuất nhập khẩu đã có nhiều cố gắng trong các năm qua. Nhiều nhân tố mới đã xuất hiện theo hướng tích cực, có tác dụng hỗ trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, còn nhiều hạn chế: - Trình độ của các cán bộ ngân hàng còn hạn chế, chưa theo kịp sự phát triển của thị trường quốc tế yêu cầu từ phía các doanh nghiệp. Trình độ nghiệp vụ ngoại thương được đào tạo theo chương trình đã lạc hậu, thiếu thực tế. Đặc biệt công tác thẩm định dự án để cho vay còn rất lúng túng; ngoài ra là hạn chế về ngoại ngữ trình độ tin học; tác phong làm việc với các đối tác nước ngoài còn yếu vẫn còn tồn tại tâm lý ban ơn, mong muốn duy trì quan hệ xin - cho trong các quan hệ với các bạn hàng. - Công nghệ ngân hàng còn lạc hậu, đặc biệt là công nghệ thanh toán (trong nước quốc tế). - Dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn hạn hẹp cả về loại hình chất lượng. Ngân hàng hầu như chưa có vai trò gì trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tìm đối tác cho hàng xuất khẩu, khai thác thị trường xuất khẩu tiềm năng. - Khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài còn thấp. Nguyên nhân chính là các NHTM của ta còn muốn dựa dẫm vào sự bảo hộ giúp đỡ của Nhà nước, không muốn không dám cạnh tranh thực sự trên thị trường tín dụng. Chính vì vậy, có những thời điểm ngân hàng nước ngoài đã lấn át ngân hàng trong nước trên thị trường tín dụng cho tới khi Nhà nước phải áp dụng các biện pháp hành chính để tháo gỡ. Bên cạnh đó, NHTMQD còn nặng về thu mình trong các mối quan hệ bạn hàng truyền thống (các doanh nghiệp Nhà nước lớn) mà ít chú trọng thiết lập quan hệ bạn hàng mới, lâu dài. - Hệ thống thông tin của các NHTM đã được cải thiện mạnh trong mấy năm gần đây, hệ thống NHTM đã được tin học hoá tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng nói chung tín dụng xuất khẩu nói riêng. Tuy vậy, hệ thống thông tin của nước ta còn nhiều bất cập, đặc biệt là thông tin về tài chính của các đối tác nước ngoài, về thị trường nước ngoài yếu kém trong việc xử lý thông tin. - Quỹ hỗ trợ xuất khẩu vừa ra đời theo quyết định 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 trong khi chưa có các quỹ hỗ trợ xuất khẩu theo ngành hàng nên tín dụng ưu đãi tín dụng cho xuất khẩu không thể triển khai suôn sẻ được. Kế hoạch thành lập một ngân hàng XNK đã bị bỏ qua trong khi vẫn chưa có hình thức tổ chức khác đảm nhận vai trò kênh tín dụng ưu đãi tín dụng thúc đẩy xuất khẩu có hiệu quả. Về tín dụng trung dài hạn cho xuất khẩu chủ yếu qua quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia (vốn ngân sách cấp ban đầu là 1.100 tỷ) do Tổng cục ĐTPT quản lý, mới đây đã nhập thành quỹ hỗ trợ phát triển, còn tín dụng ngắn hạn chủ yếu do Ngân hàng Ngoại thương (VCB) đảm nhiệm. - Tín dụng cho các thành phần kinh tế phi Nhà nước phát triển xuất khẩu rất kém, một phần do độc quyền ngoại thương của Nhà nước, phần khác do thiếu cơ chế phát triển tín dụng cho các đối tượng này. - Tín dụng đầu tư vào các vùng nguyên liệu xuất khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu không đáng kể, đồng thời có mức độ rủi ro cao do phụ thuộc vào thời tiết (chủ yếu nguyên liệu là nông lâm hải sản), không chắc chắn về thị trường tiêu thụ. Đồng thời về chính sách tín dụng nói chung, chưa có những quy định mới để tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Cơ chế tín dụng phục vụ xuất khẩu còn rất cố hữu, đóng khung vào khuôn mẫu chung đối với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, chưa có những giải pháp nghiệp vụ tín dụng phù hợp hỗ trợ mạnh mẽ cho xuất khẩu. 2.Hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại NHNN&PTNT 2.1. Quá trình hình thành phát triển của ngân hàng NHNN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam, gọi tắt là ngân hàng Nông Nghiệp ( NHNN), có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (VBARD), trụ sở chính đặt tại số 2 – Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội. Tổ chức tiền thân của ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Namngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam, thành lập theo quyết định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988. Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng đã trải qua hai lần đổi tên: Lần thứ nhất được đổi tên là ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo quyết định 400/CT ngày 14/11/1990 của Thủ tướng Chính Phủ. Sau đó theo, quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền ký quyết định thành lập tại văn bản số 3329/ĐMDN ngày 11/7/1996, Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam được đổi tên thành ngân hàng Nông nghiệp Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (NHNN& PTNTVN). Là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất trong toàn quốc, NHNN&PTNTVN được thành lập theo mô hình Tổng công ty Nhà nước theo quyết định số 90/TTg ngày 7/ 3/ 1994 của Thủ tướng Chính phủ, có điều lệ riêng với thời gian hoạt động là 99 năm. NHNN&PTNTVN thực hiện kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng đa năng, chủ yếu là: kinh doanh tiền tệ, tín dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong ngoài nước, thực hiện tín dụng tài trợ vì mục tiêu kinh tế - xã hội, phát triểnsở hạ tầng chủ yếu cho nông nghiệp nông thôn, làm dịch vụ uỷ thác tín dụng, đầu tư cho Chính phủ các chủ đầu tư trong ngoài nước thuộc các ngành kinh tế, trước hết là trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn. NHNN& PTNTVN có vốn điều lệ 2500 tỷ đồng ( gấp đôi các ngân hàng thương mại quốc doanh khác của Việt Nam ), đạt hệ số an toàn vốn cao nhất (trên 8% theo tiêu chuẩn của BIS – Ngân hàng thanh toán quốc tế ). Tổng nguồn vốn kinh doanh của NHNN&PTNTVN đạt 31.789 tỷ đồng, có tốc độ tăng trưởng dư nợ ngày càng cao, nợ quá hạn thấp chỉ ở mức 4,12%, nộp ngân sách Nhà nước 127,7 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 118 tỷ. Hiện nay, ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội, NHNN&PTNTVN có hai văn phòng đại diện đặt tại miền Trung (Thành phố Quy Nhơn) miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh). Ngân hàng có 61 chi nhánh tỉnh, 412 chi nhánh huyện loại III, 70 chi nhánh loại IV, 430 phòng giao dịch, 147 bàn tiết kiệm (chỉ huy động vốn), 178 cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý trực thuộc các chi nhánh hơn 23.000 nhân viên. NHNN&PTNTVN đã thiết lập quan hệ với nhiều tổ chức tài chính lớn như : Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Hiệp hội tín dụng Châu á Thái Bình Dương (APRACA) Có quan hệ đại lý với trên 500 ngân hàng nước ngoài, đã thiết lập quan hệ tín dụng với 22 ngân hàng nước ngoài 20 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Với lợi thế uy tín của mình, NHNN&PTNTVN đang trên đà phát triển ngày càng lớn mạnh, thực sự là người bạn đáng tin cậy của mọi khách hàng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. 2.2.Hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại NHNN&PTNT 2.2.1. Những kết quả đạt được Đối với NHNN&PTNT, sự đổi mới của toàn ngành ngân hàng đã thúc đẩy những nỗ lực đổi mới không ngừng trong hoạt động tín dụng nói chung tín dụng cho xuất nhập khẩu nói riêng. Đội ngũ cán bộ tín dụng năng động hơn, thường xuyên đi xuống các đơn vị để nắm bắt tình hình, chủ động tìm đến với khách hàng. Nhiều doanh nghiệp lớn thuộc các ngành như dệt, giày da, chế biến nông, hải sản, . đã đánh giá cao công tác tín dụng của Ngân hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Không chỉ tập trung vào các dự án lớn, NHNN&PTNT còn đặc biệt quan tâm đến các dự án cho vay nhỏ nhưng có hiệu quả kinh tế – xã hội cao, vực dậy một số doanh nghiệp đang trên bờ phá sản. NHNN&PTNT không chỉ đơn thuần là bạn hàng, mà còn là người bảo trợ, đỡ đầu, cho các dự án, góp phần quan trọng trong sự thành công của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản phẩm vật tư phục vụ nông nghiệp - ngành hoạt động của khoảng 75% lực lượng lao động Việt Nam đóng góp 1/4GDP. Doanh số cho vay hàng nông, lâm sản xuất khẩu; cho vay nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu không ngừng gia tăng. Tình hình cho vay xuất khẩu một số mặt hàng chính của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Kết quả cho vay xuất khẩu một số mặt hàng chính của NHNN&PTNT Đơn vị: Tỷ đồng Năm Gạo Cà phê Điều Thuỷ sản 1997 4.423 1.120 250 1.014 Tăng/giảm so với năm 1996 +30,66% -37,78% -32,43% +1.1% 1998 6.462 1.138 280 980 Tăng/giảm so với năm 1997 +46,1% +1,62% +12% -3,35% 1999 7990 1164 360 993 Tăng/giảm so với năm 1998 +23,65% +2,24% +28,67% +1,3% [...]... giám đốc NHNN&PTNT giao 2.4 .Thực trạng hoạt động tín dụng t i trợ XNK của SGDI Tuy ra đ i muộn, nhưng Sở giao dịch I (SGDI) đã khẳng định được tính năng động, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của một Sở tác nghiệp trực thuộc NHNN&PTNT Hoạt động tín dụng t i trợ xuất nhập khẩu của SGD I m i được hình thành vào năm 1998, nhưng có triển vọng mở rộng thị trường khách hàng rất lớn SGD I đã từng bước khắc... của SWIFT theo qui định của UCP500 2.4.4 Hoạt động cho vay các doanh nghiệp kinh doanh XNK Hoạt động cho vay trực tiếp để t i trợ cho các doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu là một nghiệp vụ truyền thống của SGDINHNN&PTNT Đây là nghiệp vụ t i trợ thương m i ngắn hạn, trung d i hạn của SGDI-NHNN&PTNT dành cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, để hỗ trợ về t i chính... m i theo quy định 2.6 Kết quả hoạt động tín dụng t i trợ xuất nhập khẩu t i SGD I 2.6.1 Doanh số cho vay Doanh số cho vay là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh mặt lượng của hoạt động tín dụng t i trợ xuất nhập khẩu t i Sở Do hoạt động t i trợ xuất nhập khẩu m i hình thành, cán bộ của Sở ph i vừa làm vừa học h i nên còn gặp rất nhiều khó khăn Trong th i gian qua, doanh số cho vay trong hoạt. .. t i liệu sau: - Đ i v i khách hàng vay để thanh toán cho nước ngo i tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh: + Giấy phép kinh doanh nhập khẩu; + Giấy phép hoặc hạn ngạch nhập khẩu - Đ i v i khách hàng vay để sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu có thị trường xuất khẩu: + Ph i g i thêm hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu - Đ i v i khách hàng xin chiết... ro, hiện nay tỷ lệ chiết khấu qui định từ 90%-98% giá trị L/C xuất khẩu SGDI-NHNN&PTNT chỉ thực hiện nghiệp vụ chiết khấu có truy đ i b/ T i trợ ứng trước thế chấp bộ chứng từ hàng xuất khẩu: Hình thức t i trợ ứng trước thế chấp bộ chứng từ hàng xuất khẩu được các Ngân hàng Việt Nam NHNN&PTNT thực hiện khá phổ biến, thực chất đây là hình thức biến tướng của nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. .. 2.4.2 Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu t i trợ ứng trước thế chấp bộ chứng từ xuất khẩu a/ Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu: Do hiện nay các qui chế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chiết khấu chưa được ban hành Cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ này chưa có, chưa đầy đủ Chính vì vậy nghiệp vụ này chưa thật sự phát triển mạnh trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam n i chung NHNN&PTNT n i riêng... đ i tiền nước ngo i 2.4.3 Hoạt động nhờ thu D/A, D/P; Tín dụng chứng từ: Đây là hình thức t i trợ thương m i quốc tế được SGDI-NHNN&PTNT đặc biệt quan tâm,chú ý tạo i u kiện cho nghiệp vụ này phát triển nó đã thực sự phát triển mạnh từ năm 1995 đến nay Nghiệp vụ tín dụng chứng từ, nhờ thu D/A, D/P được coi là hoạt động chủ yếu trong hoạt động t i trợ thương m i quốc tế của NHNN&PTNT, nó chiếm t i. .. tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Hà N i Các hoạt động kinh doanh của SGD I cụ thể như sau: - Huy động vốn: + Khai thác nhận tiền g i tiết kiệm: Không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền g i thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc m i thành phần kinh tế trong nước nước ngo i bằng n i tệ ngo i tệ + Phát hành chứng chỉ tiền g i, tr i phiếu, kỳ phiếu ngân hàng thực. .. duy trì t i khoản tiền g i ở nước ngo i H i sở chính mở các t i khoản i u chuyển vốn bằng ngo i tệ cho từng chi nhánh M i nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phát sinh từ ngân hàng kh i tạo kết thúc t i ngân hàng nhận đều ph i thực hiện hạch toán tập trung t i H i sở chính NHNN&PTNT - Qui trình các qui định về nhờ thu D/A, D/P; Lập chứng từ; Mở L/c; Kiểm soát, kiểm tra chứng từ theo các mẫu qui định chung... trình kinh doanh, SGD I đã mở thêm các chi nhánh, bàn giao dịch nhằm chiếm lĩnh thị trường thủ đô Hà N i, thuận tiện trong việc giao dịch v i khách hàng Hiện nay, lượng khách hàng giao dịch tập trung vào hai i m chính: H i sở I: Số 4, Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà N i i m giao dịch đặt t i: 157 Sơn Tây - Đống Đa – Hà N i 61 Trần Duy Hưng – Cầu Giấy – Hà N i 2.3.1 Cơ cấu tổ chức của SGD I Trong biên . thực trạng hoạt động tín dụng t i trợ xuất nhập khẩu t i sở giao dịch i ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam ********************* I. Tình. Đống Đa – Hà N i. Tổ chức tiền thân của ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam, thành lập

Ngày đăng: 09/10/2013, 08:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 1:TỔNG KIM NGẠCH XNK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991-2000 - thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại sở giao dịch i  ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam
BẢNG 1 TỔNG KIM NGẠCH XNK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991-2000 (Trang 3)
Tình hình cho vay xuất khẩu một số mặt hàng chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thể hiện qua bảng sau: - thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại sở giao dịch i  ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam
nh hình cho vay xuất khẩu một số mặt hàng chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thể hiện qua bảng sau: (Trang 10)
- Hạn chế trong mô hình kinh doanh TD XNK. - thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại sở giao dịch i  ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam
n chế trong mô hình kinh doanh TD XNK (Trang 12)
Qua bảng trên ta có thể thấy rằng, các khoản cho vay đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại Sở có khả năng thu nợ rất cao - thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại sở giao dịch i  ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam
ua bảng trên ta có thể thấy rằng, các khoản cho vay đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại Sở có khả năng thu nợ rất cao (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w