Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
40,1 KB
Nội dung
HOẠTĐỘNGTÍNDỤNGVÀMỞRỘNGTÍNDỤNGCỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI (NHTM) 1.1. Hoạtđộngtíndụngcủa NHTM. 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản củatíndụngNgân Hàng. 1.1.1.1. Khái niệm tíndụngvàhoạtđộngtíndụng trong Ngân Hàng. Có nhiều cách hiểu về thuật ngữ “tín dụng” bởi nền sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển cao hơn trước và môi trường kinh tế tồn tại nhiều mối quan hệ tài chính từ đó cũng có nhiều khái niệm về tín dụng. Tuy vậy, theo một cách chung nhất ta có thể hiểu: “Tín dụng là một quan hệ kinh tế trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu với những điều kiện mà hai bên thoả thuận với nhau”. Như vậy để xuất hiện quan hệ tíndụng thì phải có sự tham gia của hai chủ thể, một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng trong thời gian nhất định, đồng thời nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời gian đã thoả thuận. Trong NgânHàng thì hoạtđộngtíndụng là việc tổ chức tíndụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tíndụng (theo Luật các tổ chức tíndụng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam). Như vậy ngânhàng là chủ thể có tiền hoặc tài sản để chuyển giao. Cũng theo Luật các tổ chức tíndụng thì: Cấp tíndụng là việc tổ chức tíndụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngânhàngvà các nghiệp vụ khác. 1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản củatíndụngngân hàng. Có 3 đặc trưng cơ bản để ta có thể nhận diện ra quan hệ tíndụng đó là yếu tố lòng tin, tính thời hạn và tính hoàn trả. 1.1.1.2.1.Yếu tố lòng tin Lòng tin là một yếu tố trừ tượng, nhưng là một yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên quan hệ tín dụng, nó là điều kiện cần thiết bao trùm quan hệ tíndụngvà nếu không có niềm tin thì quan hệ tíndụng không thể được hình thành. Bản chất củatíndụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng mà không chuyển giao quyền sở hữu từ người sở hữu sang người sử dụng bởi vậy yếu tố lòng tin là không thể thiếu. Người có tài sản giao quyền sử dụng cho người khác phải cảm thấy tin tưởng, tin vào ý muốn hoàn trả và khả năng hoàn trả của người sử dụng. Ngược lại, người có nhu cầu sử dụng tài sản cũng phải có niềm tin vào khả năng đáp ứng yêu cầu của người sở hữu. Tuy nhiên lòng tincủa người có tài sản là quan trọng hơn bởi lẽ trong quan hệ tíndụng rủi ro và phần thiệt hại rủi ro hoàn toàn là do người có tài sản gánh chịu. Bản thân từ tíndụng xuất phát từ tiếng la-tinh “credittum” có nghĩa là “sự giao phó” hay “sự tín nhiệm”. Nghiên cứu khái niệm tíndụng cũng cho ta thấy tíndụng là sự thoả thuận có hứa hẹn thời gian hoàn trả. Sự hứa hẹn biểu hiện “mức tín nhiệm” hay “lòng tin” của người cho vay vào người đi vay. 1.1.1.2.2.Tính thời hạn và tính hoàn trả Hàng hoá dù là tiền hay hiện vật khi được đem ra trao đổi đều có giá trị và giá trị sử dụng vì vậy mới có quyền sở hữu và quyền sử dụng. Trong quan hệ mua bán thông thường, sau khi quan hệ mua bán hoàn thành người mua có cả quyền sở hữu và quyền sử dụngcủahàng hoá. Trong quan hệ tíndụng lại khác, người có hàng hoá chỉ bán giá trị (quyền) sử dụng mà không bán đi giá trị quyền sở hữu của mình. Bởi vậy mà sau một thời gian khai thác giá trị sử dụng (tính thời hạn) người sử dụng phải hoàn trả toàn bộ giá trị hàng hóa và rất ít khi không kèm theokhoản lợi tức hợp lý kèm theo như cam kết đã giao ước với người sở hữu hàng hoá. Xét trong hoạtđộngcủa các NHTM, ngânhàngvà khách hàng khi chuyển giao một khoản vay đều có một hợp đồngtíndụng được ký kết. Tính thời hạn thể hiện qua thời gian chuyển giao bởi vậy mới có tíndụngngắn hạn, tíndụng trung hạn, tíndụng dài hạn. Tính hoàn trả được biểu hiện qua việc khách hàng phải hoàn trả cho ngânhàng khoản vay và một phần giá trị thể hiện giá trị tăng thêm của khoản vay. 1.1.2. Phân loại tín dụng. Hoạtđộngtíndụng là hoạtđộng sinh lời lớn nhất cho NgânHàng song nó cũng là hoạtđộng chứa nhiều rủi ro nhất trong các hoạtđộngcủangân hàng. Bởi vậy để dễ dàng và tiện lợi trong quản lý người ta phân chia tíndụng theo nhiều tiêu chí khác nhau: 1.1.2.1.Phân loại theo thời gian. Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng với ngânhàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi củatíndụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian, tíndụng được phân thành: *. Tíndụngngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống tài trợ cho tài sản lưu động. *. Tíndụng trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm (có ngânhàng quy định trung hạn tới 7 năm) tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chóng hao mòn. *.Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm (hoặc trên 7 năm) tài trợ cho công trình xây dựng như nhà, sân bay, cầu, đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu. Việc xác định thời hạn trên cũng chỉ có tính chất tương đối vì nhiều khoản cho vay không xác định trước được chính xác thời hạn. 1.1.2.2. Phân loại theo hình thức tài trợ. Theo hình thức tài trợ tíndụng được chia thành cho vay, chiết khấu thương phiếu, cho thuê và bảo lãnh *. Cho vay là hình thức NgânHàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Đây là tài sản lớn nhất trong khoản mục tíndụng được định lượng theo 2 chỉ tiêu: Doanh số cho vay trong kì và dư nợ cuối kỳ. *. Chiết khấu thương phiếu là hình thức NgânHàng ứng trước tiền cho khách hàng với giá trị củathương phiếu trừ đi phần thu nhập củaNgânHàng để sở hữu một thương phiếu (hoặc một giấy nợ) chưa đến hạn. *. Cho thuê là việc NgânHàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thoả thuận nhất định. Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho Ngân Hàng. *. Bảo lãnh là việc ngânhàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàngcủa mình. NgânHàng sử dụng uy tíncủa mình để thu lợi. Bảo lãnh được ghi vào tài sản ngoại bảng. Phần bảo lãnh NgânHàng phải thực hiện chi trả ghi vào tài sản nội bảng. 1.1.2.3. Phân loại theo hình thức đảm bảo. Theo tiêu chí này tíndụng được chia thành tíndụng có đảm bảo vàtíndụng không có đảm bảo: *. Tíndụng có đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố: Về nguyên tắc, mọi khoản tíndụngNgânHàng đều có đảm bảo nhưng NgânHàng chỉ ghi vào hợp đồngtíndụng loại đảm bảo mà NgânHàng có thể bán đi để thu nợ nếu khách hàng không trả nợ. Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận tíndụng về việc dụng tài sản mà mình đang sở hữu hoặc sử dụng hoặc khả năng trả nợ của người thứ ba để trả nợ cho Ngân Hàng. *. Tíndụng không cần đảm bảo có thể được cấp cho các khách hàng có uy tín làm ăn thường xuyên có lãi, tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay. Các khoản vay theo chỉ thị của Chính Phủ, tổ chức tài chính lớn…cũng không cần tài sản đảm bảo. 1.1.2.4. Phân loại theo rủi ro. Để phân loại theo tiêu thức này, ngânhàng cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ để chia loại rủi ro. Cách phân loại này giúp NgânHàngthường xuyên đánh giá lại khoản mục tín dụng, dự trù quỹ cho các khản tíndụng rủi ro cao, đánh giá chất lượng tín dụng. *. Tíndụng lành mạnh: Các khoản tíndụng có khả năng thu hồi cao. *.Tín dụng có vấn đề: Các khoản tíndụng có dấu hiệu không lành mạnh như khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm, khách hàng gặp thiên tai, khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính… *. Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn với thời gian ngắnvà khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn… *. Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ì… 1.1.2.5. Phân loại khác. Các cách phân loại khác như: • Phân loại theo ngành kinh tế (công, nông nghiệp…) • Phân loại theo đối tượng tíndụng (Tài sản lưu động, tài sản cố định) • Phân loại theo mục đích (Sản xuất, tiêu dùng…) Các cách phân loại này cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hoá trong cấp tíndụngcủangân hàng. Với xu hướng đa dạng, các ngânhàng sẽ mởrộng phạm vi tài trợ song vẫn có thể duy trì những lĩnh vực mà ngânhàng có lợi thế. 1.1.3. Vai trò củatíndụng đối với sự phát triển củaNgânHàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đối với khách hàng: tíndụng thoả mãn được các yêu cầu hợp lý của khách hàng về khối lượng tíndụng cung cấp, đa dạng hoá các hình thức và loại hình tíndụng cũng như các loại hình dịch vụ bảo lãnh. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: hoạtđộngtíndụng đáp ứng được các yêu cầu bức xúc về vốn cho nền kinh tế, là kênh dẫn vốn gián tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chuyển dịch một khối lượng lớn các nguồn lực tài chính, trợ giúp ngân sách Nhà nước thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với NHTM: Tíndụng luôn được coi là mặt trận hàng đầu, là khâu then chốt và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạtđộng kinh doanh của các ngân hàng. 1.2. Tíndụngngânhàng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.2.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nền kinh tế 1.2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong nền kinh tế nhiều thành phần như ở nước ta hiện nay có rất nhiều các loại hình doanh nghiệp song song tồn tại và phát triển, và để dễ dàng trong quản lý người ta chia các doanh nghiệp thành các nhóm khác nhau theo các tiêu chí khác nhau. Theo khu vực kinh tế và hình thức sở hữu thì các doanh nghiệp được chia thành 3 loại: Khu vực doanh nghiệp quốc doanh hay DNNN là các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà Nước, các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài gọi là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là các doanh nghiệp thuộc khu vực DNNQD. Trước đây, trong nền kinh tế bao cấp, kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta chỉ là kinh tế tập thể với hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Từ sau năm 1986, khi nền kinh tế thị trường nước ta bắt đầu hình thành và phát triển, khu vưc kinh tế ngoài quốc doanh mới thực sự hình thành, các DNNQD mới có tính chất tư hữu rõ rệt. Sự tư hữu được thể hiện ở chỗ nền kinh tế xuất hiện rất nhiều các DNNQD thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc của một nhóm người có vốn và tài sản đầu tư vào doanh nghiệp, có quyền quản lý và điều hành mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. DNNQD bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã cam kết. Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá 50. Công ty TNHH một thành viên: Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điệu lệ của doanh nghiệp. Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trên phần vốn góp của mình vào công ty. Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạtđộngcủa doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Hợp tác xã: Là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh. Công ty cổ phần:Là doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông,số cổ đông tối thiểu là và không giới hạn số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp. 1.2.1.2. Đặc điểm và thực trạng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay. 1.2.1.2.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh mang tính chất tư hữu. Hình thức sở hữu của các DNNQD là sở hữu tư nhân (một cá nhân cụ thể) hoặc sở hữu hỗn hợp (đồng sở hữu của một nhóm người). Song chủ yếu là hình thức sở hữu hỗn hợp. Biểu hiện của nó trong nền kinh tế chính là sự ra đời củahàng loạt các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, và các hợp tác xã. 1.2.1.2.2. Số lượng các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng nhanh. Năm 1986 khi nền kinh tế chuyển mình, các DNNQD chủ yếu tồn tại ở hình thức hợp tác xã và tốc độ tăng trưởng thấp. Năm 1991, Nhà Nước ta có chính sách mởcửa nền kinh tế, đây mới là mốc thời gian đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của các DNNQD cả về số luợng và chất lượng. Năm 1991 cả nước mới có khoảng trên 400 DNNQD thì đến năm 1999 số lượng các DNNQD đã là 30500 doanh nghiệp (tốc độ tăng bình quân của các DNNQD là 30%/ năm). Năm 2000, sau khi các luật về đăng ký kinh doanh được ban hành và sửa đổi như: Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Ðầu tư trực tiếp của nước ngoài, Luật Hợp tác xã và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống, hoạtđộng trong khu vực doanh nghiệp có nhiều thay đổi, môi trường thông thoáng hơn, sản xuất kinh doanh sôi động hơn, số lượng các DNNQD từ đó mà tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2000 mới có 35.004 doanh nghiệp, đến 2005 đã lên đến 105.569 doanh nghiệp, như vậy trung bình mỗi năm tăng 14.113 doanh nghiệp (tỷ lệ tăng vào khoảng 28% mỗi năm). Hiện nay nước ta có khoảng 200.000 DNNQD với tổng số vốn lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng là những chứng minh thuyết phục cho khẳng định số lượng các DNNQD ngày càng tăng nhanh. 1.2.1.2.3. Quy mô sản xuất, vốn,lao động nhỏ. Hiện nay, số lượng DNNQD chiếm 93,13% nhưng đây lại là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Qua điều tra cho thấy tính bình quân năm 1991 trung bình mỗi DNNQD có 8 lao động đến năm 2000 cũng chỉ tăng lên là 20 lao động,đến năm 2006 bình quân một DNNQD chỉ có là 32 lao động với số vốn đạt 7 tỷ đồng/1 doanh nghiệp. Đây là con số rất thấp so với chỉ tiêu phân loại về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có dưới 300 lao độngvà vốn tối đa 10 tỷ đồng. So với tiêu chí này thì có tới có tới 96,81% doanh nghiệp trên cả nước thuộc nhóm nhỏ và vừa. Thậm chí số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 41,8%, doanh nghiệp có 1 - 5 tỷ tiền vốn chiếm 37,03%, doanh nghiệp có 5 - 10 tỷ đồng tiền vốn chỉ chiếm 8,18%. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và phần lớn số đó là các doanh nghiệp trong khu vực ngoài quốc doanh. 1.2.1.2.4. Thiếu vốn và khả năng huy động còn hạn chế. Vốn hoạtđộngcủa doanh nghiệp được lấy từ hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và vốn vay. Với quy mô nhỏ, nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu tập trung vào mua sắm trang thiết bị, đất đai, nhà xưởng …nói chung là hình thành tài sản cố định, tạo tiền đề cho doanh nghiệp đi vào hoạt động, từ đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị hạn chế, vốn tài trợ cho tài sản lưu động không còn nhiều. Các biện pháp làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp như trích từ lợi nhuận kinh doanh thì phải đợi sau một thời gian kinh doanh hiệu quả, thường là sau khi đi vào hoạtđộng một thời gian tương đối dài; hoặc doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, huy động vốn từ các cổ đông xong với quy mô nhỏ và uy tín không cao thì khả năng doanh nghiệp có thể huy động được vốn từ hình thức này là rất thấp, không khả thi. Doanh nghiệp có thể tài trợ cho tài sản lưu động, tài trợ cho các dự án của mình bằng phương thức đi vay. Doanh nghiệp có thể có nhiều chủ nợ xong có lẽ ở bất kì doanh nghiệp nào chủ nợ lớn nhất vẫn là các NHTM. Trên thực tế, hầu hết các DNNQD đều cho rằng, vay vốn ngânhàng rất khó khăn với nhiều thủ tục như thế chấp, bảo lãnh…Trong khi đó, phần lớn DNNQD có vốn chủ sở hữu rất thấp, ít có tài sản thế chấp, cầm cố, lại không có người bảo lãnh, khả năng lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh còn thiếu sức thuyết phục, trình độ quản lý hạn chế, báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy…Thêm nữa, ngânhàng lại quá “cầu toàn” trong việc xác định tài sản thế chấp và chặt chẽ các thủ tục nhằm tránh rủi ro xảy ra. Vì vậy vấn đề về vốn luôn là vấn đề khó khăn, vấn đề thiếu vốn luôn tồn tại trong quá trình hoạtđộngcủa DNNQD, làm vấn đề thiếu vốn trở thành đặc trưng của các DNNQD. 1.2.1.2.5. Lĩnh vực hoạtđộngcủa doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất đa dạng. DNNQD với số lượng đông đảo, là thành phần kinh tế năng động, ra đời và phát triển đã tham gia hầu hết vào các lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, vận tải, bưu chính, viễn thông, và các ngành dịch vụ khác…Song một điều dễ nhận thấy là phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạtđộng trong lĩnh vực thươngmại dịch vụ, còn các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, khai thác thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm quy mô nhỏ và thiếu vốn chỉ cho phép họ đầu tư vào những ngành nghề có khả năng quay vòng vốn nhanh, cần ít vốn. Các lĩnh vực như xây dựng, ngân hàng, khai thác… không những cần một lượng vốn lớn mà còn đòi hỏi trình độ quản lý, kinh doanh, phân tích thị trường…chỉ dành cho những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực mạnh về tài chính như khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và một phần nhỏ cho khu vực ngoài quốc doanh. 1.2.1.2.6. Công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất kinh doanh có nhiều hạn chế, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh. Trong suốt quá trình hoạtđộngcủa mình có những doanh nghiệp chỉ mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động một lần mà chưa chắc đó đã là công nghệ tiên tiến. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xong với điều kiện kinh doanh nhỏ, vốn ít không cho phép họ có khả năng thay đổi công nghệ, tiếp cận khoa học công nghệ mới. Trong khi môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt đòi hỏi trình độ người quản lý,phải có khả năng tổ chức kinh doanh nắm bắt nhu cầu, nhạy cảm với sự thay đổi của thị trường ; đòi hỏi người lao động phải có tay nghề, có trình độc chuyên môn thì các doanh nghiệp nhỏ lại rất hạn chế về điều này. Tất cả dẫn tới sản phẩm làm ra bị hạn chế về chất lượng, mẫu mã, chủng loại, không có chỗ đứng trên thị trường mà nói chung là thiếu sức cạnh tranh. [...]... dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với vốn củangân hàng, đồng thời nhằm mục đích tăng doanh số cho vay và nâng cao hiệu quả tín dụngcủangânhàng 1.2.3.2 Nội dungmởrộngtíndụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Mởrộngtíndụng được thể hiện ở hai khía cạnh đó là mởrộng về số lượng vàmởrộng về chất lượng tín dụng: Mởrộng về mặt số lượng nghĩa là ngânhàng thực hiện các biện pháp nhằm tăng... mối quan hệ tíndụngMởrộng về mặt chất lượng không phản ánh trực tiếp sự mởrộngtíndụng đối với các DNNQD nhưng nó rất quan trọng để đánh giá sự an toàn và hiệu quả của việc mởrộngtíndụngMởrộng chất lượng được thể hiện qua việc: Giảm nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu, tăng cường nợ tốt của các DNNQD Thay đổi cơ cấu dư nợ hợp lý với điều kiện hoạtđộngvà phương hướng mởrộngcủangânhàng theo từng... hạn tíndụng càng dài thì nguy cơ ngânhàng phải đương đầu với rủi ro càng lớn Bởi vì vậy khi thực hiện mục tiêu mởrộngtíndụngngânhàng cần tính toán kỹ các khả năng xảy ra rủi ro, thận trọng trong từng quyết định Quy môvà phạm vi hoạt độngcủangân hàng: Thực tế cho thấy những ngânhàng quy mô lớn chắc chắn có phạm vi hoạtđộngrộng hơn các ngânhàng có quy mô nhỏ, điều này làm cho các ngân hàng. .. tíndụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.2.3.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng từ phía ngân hàng Chính sách tíndụngcủangân hàng: Chính sách tíndụng là một tập hợp các yếu tố liên tác động đến tíndụngngân hàng, được coi như kim chỉ nam cho hoạt độngtín dụng, tuỳ theo từng thời kỳ để phù hợp với mục tiêu hoạtđộng chính sách tíndụng cũng có những điều chỉnh sao cho phù hợp Chính sách tín dụng. .. thu hút được khách hàng đến với mình, khả năng mởrộngtíndụng càng lớn Những ngânhànghoạtđộng trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh ví dụ như có khu công nghiệp, những nơi có nhu cầu vốn lớn là lợi thế cho ngânhàngmởrộngtíndụng Nguồn vốn tại ngân hàng: Vốn các ngânhàngdùng cho hoạtđộngtíndụng một phần từ vốn chủ sở hữu và phần lớn là vốn huy động được từ dân cư,... tíndụng là sự đáp ứng các yêu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng về quy môtíndụng nói cách khác đó là việc làm tăng tỷ trọng tíndụng trong tài sản có của các NHTM Khi ngânhàng đang muốn mởrộngtíndụng nghĩa là ngânhàng muốn mởrộng quan hệ tíndụng với thêm nhiều đối tượng khách hàng, hoặc cung ứng thêm nhiều loại hình dịch vụ với những khách hàng cũ, hay mở thêm những loại hình dịch vụ ngân. .. chức kinh tế xã hội hoặc vốn vay Muốn mởrộngtíndụng thì trước hết ngânhàng cần có nguồn vốn dồi dào đủ để đáp ứng nhu cầu chi trả và nhu cầu vốn của các thành phần trong nền kinh tế Trong điều kiện ngânhàng thiếu vốn, ngânhàng không thể thực hiện mục tiêu mởrộngtíndụngcủa mình Vì vậy điều kiện tiên quyết để thực hiện mởrộngtíndụng là ngânhàng cần huy động được nguồn vốn dồi dào, đủ lớn... ánh sự gia tăng quan hệ tíndụng đối với các DNNQD, ví dụ như: số DNNQD có quan hệ tíndụng với ngânhàng ,số dư nợ, tỷ trọng dư nợ, tốc độ tăng trưởng dư nợ… Số DNNQD có quan hệ tíndụng với ngânhàng tại một thời điểm là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh sự mởrộng tíndụng đối với DNNQD củangânhàng Số lượng các DNNQD có quan hệ tíndụng với ngânhàng tăng lên nghĩa là ngânhàng đã thiết lập được mối... ngânhàng mới khuyến khích khách hàng tham gia sử dụng Việc hoàn thiện quy trình tín dụng, tăng cường các hoạtđộng marketing, xây dựng được các mức lãi suất hợp lý cũng như xác định các kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất - kinh doanh của khách hàng cũng góp phần mởrộnghoạtđộngtíndụngMởrộngtíndụng đối với các DNNQD được hiểu là việc NHTM cải thiện và đổi mới phương pháp cung cấp tín dụng. .. lạc hậu, uy tín thấp, báo cáo tài chính không rõ ràng, rất khó để theo dõi kiểm tra, đây là một hạn chế rất lớn, là trở ngại của chính sách mởrộngtíndụngngânhàng bởi mặc dù có nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp để mởrộnghoạtđộngtíndụng song hoạt độngtíndụngcủa doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo tín an toàn Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Đó chính là khả năng tài trợ bằng vốn tự có và tài sản . HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 1.1. Hoạt động tín dụng của NHTM. 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của tín dụng. tín dụng Ngân Hàng. 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng và hoạt động tín dụng trong Ngân Hàng. Có nhiều cách hiểu về thuật ngữ tín dụng bởi nền sản xuất hàng hoá