1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Đề cương ôn thi Lịch sử thi THPT Quốc gia tổng hợp kiến thức lớp 11 và 12

190 359 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 3,55 MB

Nội dung

Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế Lực lượng Nông dân Quan lại, sỹ phu tiến bộ, vua Quang Tự Nông dân Diễn biến chính -Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại k

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018

Trang 3

PHẦN I: CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC LỊCH SỬ

LỚP 11 Bài 1 Nhật Bản

Kiến thức trọng tâm

1 Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868

Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản lâm vào khủng hoảng suy yếu Đây là thời kì xã hội Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong tất cả các lĩnh vực:

Về kinh tế:

o Nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, mất mùa đói kém xảy ra triền miên

o Công nghiệp: thành thị, hải cảng kinh tế hàng hóa phát triển, công

trường thủ công xuất hiện nhiều

o Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng

Về xã hội:

o Duy trì chế độ đẳng cấp

o Tàng lớp Đaimyo có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa

o Tầng lớp tư sản nông nghiệp hình thành và ngày càng giàu có nhưng không có quyền lực chính trị Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xóa bỏ chế độ phong kiến

o Nông dân là đối tượng chủ yếu của giai cấp phong kiến

Về chính trị:

o Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến

o Mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng

o Các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải mở cửa

=> Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đứng trước lựa chọn hoặc tiếp tục con đường trì trệ,

bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây

2 Cuộc Duy tân Minh Trị

Hoàn cảnh lịch sử:

o Mạc phủ kí kết nhiều hiệp ước bất bình với nước ngoài làm cho tầng lớp

xã hội phản ứng mạnh mẽ

o Những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ

Trang 4

o Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm

quyền và thực hiện một loạt cải cách

o Cho phép mua bán ruộng đất

o Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa

Về quân sự:

o Quân đội được huấn luyện và tổ chức theo kiểu phương Tây

o Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh

o Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược

Về giáo dục

o Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc

o Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy,

o Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…

=> Cuộc cải cách mang tính chất của một cuộc CM tư sản giúp Nhật thoát khỏi số

phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược Đồng thời mở đường cho chủ nghĩa

tư bản phát triển ở Nhật

3 Nhật Bản chuyển sang giai đoạn để quốc chủ nghĩa

• Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX (sau chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ

• Quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hàng đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản

• Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng:

o Năm 1874 Nhật xâm lược Đài Loan

o Năm 1894 – 1895 Nhật gây chiến với Trung Quốc để tranh giành Triều Tiên, uy hiếp Bắc Kinh, chiếm cửa biển Lữ Thuận, nhà Thanh phải nhượng Đài Loan và Liêu Đông cho Nhật

o Năm 1904-1905 Nhật gây chiến với Nga buộc Nga phải nhường cửa biển Lữ Thuận, đảo Xa-kha-lin, thừa nhận Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên

o Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông Nhật trở thành đế quốc hùng mạnh nhất châu Á

• Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần chúng nhân dân lao động

• Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, hiếu chiến”

Trang 6

Bài 2: Ấn Độ

Kiến thức trọng tâm

1 Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX

Từ đầu thế kỉ XVII, cuộc tranh giành quyền lực của các chúa phong kiến trong nước làm Ấn Độ suy yếu => giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã xâm lược và đặt ách cai trị

ở Ấn Độ

Về kinh tế:

o Thực dân Anh mở rộng khai thác thuộc địa, vơ vét tài sản của nhân dân

o Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh

Về chính trị - xã hội:

o Thực dân Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ

o Thực dân Anh tiến hành chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp…

o Tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong

xã hội để dễ bề cai trị

Về giáo dục:

o Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và

hủ tục cổ xưa

2 Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859)

Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa:

o Bị thực dân Anh đối xử tàn tệ

o Tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc hạm

Diễn biến cuộc khởi nghĩa:

o Ngày 10/5/1857 khởi nghĩa bùng nổ ở Mi – rút

o Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng đến Đê-li, khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ

o Nghĩa quân đã lập được chính quyền ở 3 thành phố lớn

o Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa kéo dài 2 năm thì bị thực dân Anh đàn áp và dẫn đến thất bại

Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa:

o Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất

o Ý thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ

3 Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)

a Sự thành lập Đảng Quốc Đại:

• Năm 1885 giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc Đại

• Hoạt động: Từ 1885 – 1905: Dùng phương pháp ôn hòa

• Từ 1905: Xuất hiện phái cấp tiến, đòi lật đổ ách thống trị thực dân Anh

Trang 7

b Phong trào dân tộc

Nguyên nhân:

o Tháng 7/1905: Anh ban hành đạo luật chia đôi Bengan -> Thổi bùng lên phong trào đấu tranh

Diễn biến:

o Phong trào đấu tranh chống đạo luật Bengan diễn ra mạnh mẽ

o Tháng 6/1908: công nhân Bombay tiến hành tổng bãi công

Kết quả - ý nghĩa:

o Phong trào dân tộc buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luậ chia cắt Ben – gan

o Phong trào mang đậm ý thức dân tộc

o Đánh dấu một thời kì đấu tranh mới

o Thức tỉnh nhân dân Ấn Độ và nhân dân các nước

Trang 8

Bài 3: Trung Quốc

Kiến thức trọng tâm

1 Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược

- HS tự đọc và tham khảo thêm

2 Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế

Lực lượng Nông dân

Quan lại, sỹ phu tiến bộ, vua Quang Tự

Nông dân

Diễn biến chính -Bùng nổ ngày 1/1/1851

tại kim Điền (Quảng Tây), lan rộng khắp cả nước

-Bị phong kiến đàn áp -Năm 1864 thất bại

Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân, tiến hành cải cách cứu vãn tình thế

-Diễn ra 100 ngày

Năm 1899 bùng nổ ở Sơn Đông lan sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh, bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công nên thất bại

Tính chất - ý

thức

Là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh

Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc

Phong trào yêu nước chống đế quốc Giáng một đòn mạnh vào đế quốc

3 Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911

a.Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh Hội

• Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập

Đồng minh hội – chính Đẳng của giai cấp tư sản Trung Quốc

• Tham gia: Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, một số ít đại biểu công nông

Trang 9

• Cương lĩnh chính trị: theo chỉ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc)

• Mục đích của Hội là : “ Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc”

b Cách mạng Tân Hợi ( 1911)

Nguyên nhân:

o Nhân dân Trung Quốc > < đế quốc và phong kiến

o Ngày 9/5/1911, nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc

sự kiện này châm ngòi cho CM bùng nổ

Tính chất – ý nghĩa:

o Cách mạng mang tính chất của cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã lật dổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân Quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản phát triển

o Cách mạng ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam

o Cách mạng có nhiều hạn chế: Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng, không giải quyết được vấn

đề ruộng đất cho nông dân

Trang 10

Bài 4: Các nước Đông Nam Á - Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Kiến thức trọng tâm

1 Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á

a Nguyên nhân:

• Các nước Đông Nam Á là vùng chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ

phong kiến suy yếu

• Giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời

• Các nước Tư bản cần thị trường và thuộc địa

b Tình hình Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Tên các nước Thực dân xâm lược Thời gian hoàn thành xâm lược

In – đô – nê – xi - a Bồ Đào Nha, Tây Ban

Nha, Hà Lan

Giữa XIX Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và lập ách thống trị

Phi-lip-pin Tây Ban Nha, Mĩ Giữa thế kỉ XVI Tây Ban Nha thống trị

- Năm 1898 Mĩ chiến tranh với Tây Ban Nha, hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Phi-lip-pin

- Năm 1899-1902 Mĩ chiến tranh xâm lược Philíppin, biến quần đảo, này thành thuộc điạ của Mĩ

địa của Anh Việt Nam, Lào, Cam-

pu-chia

Pháp Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm

lược 3 nước Đông Dương Xiêm (Thái Lan) Anh - Pháp tranh chấp Xiêm vẫn giữ được độc lập

2 Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a

- HS tham khảo và đọc thêm

3 Phong trào chống thực dân ở Phi-lip-pin

- HS tham khảo và đọc thêm

4 Phòng trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam – pu – chia

Nguyên nhân:

o Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc CPC phải chấp nhận quyền bảo hộ của

Pháp

o Năm 1884, kí hiệp ước biến CPC thành thuộc địa của Pháp

Các cuộc khởi nghĩa:

o 1861 – 1892 : Cuộc khởi nghĩa của hàng thân Sivôtha

Trang 11

o 1863 – 1866: Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa

o 1866 – 1867: Cuộc khởi nghĩa của Pucômbô

o Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm

o Các cuộc đấu tranh thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia

5 Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỷ XX

Các cuộc khởi nghĩa:

o 1901 – 1903: Cuộc khởi nghĩa của Phacađuốc

o 1901 – 1937: Cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo, Com – ma – đam chỉ huy

o 1918 – 1922: Khởi nghĩa Châu Pa – chay

o Năm 1752 triều đại Ra-ma theo đuổi chính sách đóng cửa

o Giữa thế kỉ XIX đứng trước sự đe dọa xâm lược của phương Tây, Ra-ma

IV (Mông-kút ở ngôi từ 1851-1868) đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài

o Ra-ma V (Chu-la-long-con ở ngôi từ 1868 - 1910) đã thực hiện nhiều chính sách cải cách

* Nội dung cải cách

o Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây

o Đứng đầu nhà nước vẫn là vua

Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện)

Trang 12

Quân đội, tòa án, trường học: được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây

Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ , giải phóng người lao động

o Tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để

o Trong bối cảnh chung của châu Á, Thái Lan đã thực hiện đường lối cải cách, chính nhờ đó mà Thái Lan thoát khỏi thân phận thuộc địa giữ được độc lập

Trang 13

Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh – Thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Kiến thức trọng tâm

1 Câu Phi

Khái quát:

o Là châu lục lớn, giàu tài nguyên

o Là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại

o Qúa trình các nước thực dân xâm lược:

o Giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân bắt đầu xâm lược châu Phi

o Đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở Châu

Phi căn bản hoàn thành

Đề quốc Thuộc địa

Anh Ai Cập, Đông xuđăng, Kênia, Nam Phi, Nigiêria

Pháp Angiêri, Tây Phi, Mađagaxca

Bồ Đào Nha Mô Dăm Bích, Ăng gô la

• Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Châu Phi

1830 – 1874 Cuộc đấu tranh của Áp-đen

Ca-đê ở Angiêri thu hút đông đảo lực lượng tham gia

Năm 1898 phong trào bị đàn

áp đẫm máu nên thất bại

1889 Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a tiến - Ngày 01/3/1896 Italia thất

Trang 14

dân Italia

-Cùng với Libêria là những nước châu Phi giữ được độc lập ở cuối thế kỉ XIX đến

XX

* Nhận xét:

• Các phong trào diễn ra sôi nổi, thể hiện tinh thần yêu nước

• Đa số thất bại (trừ Ê – ti – ô – pi –a, Li – bê – ri – a)

2 Khu vực Mĩ La Tinh

* Phong trào đấu tranh giành độc lập

• Từ thế kỉ XVI, XVII đa số trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào

Nha

• Đầu thế kỉ XIX, phần lớn các nước Mĩ La Tinh giành được độc lập

Quốc gia Thời gian giành độc

*Tình hình Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập và chính sách bành trướng của Mĩ

• Sau khi giành độc lập, các nước Mĩ La-tinh có tiến bộ về kinh tế xã hội: Braxin trồng nhiều bông và cao su, cung cấp một nửa cà phê cho thị trường thế giới

Achentina sản xuất len, da cừu, thịt bò xuất khẩu sang Anh Các đồn điền

trồng lúa mì, cây công nghiệp, chăn nuôi lấy thịt, sữa và lông phát triển mạnh

trở thành nguồn hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước Dân số tăng nhanh

do người nhập cư ngày càng đông

• Mĩ âm mưu biến Mĩ La-tinh thành “sân sau” của Mĩ ở Mĩ La-tinh

Trang 15

• Để thực hiện được âm mưu của mình, Mĩ đã đưa ra thủ đoạn tuyên truyền học thuyết: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” (1823), thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” ( Liên Mỹ )dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn

• Năm 1898 Mỹ hất cẳng Tây Ban Nha (người châu Âu) khởi châu Mĩ

• Đầu thế kỉ XX, dùng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đô la” để khống chế khu vực này

• Mĩ La-tinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ

Trang 16

Bài 6 Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918 )

Kiến thức trọng tâm

I Nguyên nhân của chiến tranh

1 Nguyên nhân sâu xa

• Mâu thuẫn giữa các đế quốc về thị trường và thuộc địa

• Các cuộc chiến tranh biểu hiện những mâu thuẫn của các đế quốc

o 1898: Chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha

o 1899 – 1902: Chiến tranh Anh – Bôơ

o 1900: 8 nước đế quốc can thiệp vũ trang vào Trung Quốc

o 1904 – 1905: Chiến tranh Nga – Nhật

2 Nguyên nhân trực tiếp

• Hai khối quân sự kình địch, mâu thuẫn tích cực chạy đua vũ trang thanh toán nhau

o Khối Liên minh: Đức + Áo – Hung

o Khối hiệp ước: Anh + Pháp + Nga

• Duyên cớ: 28/6/1914, Thái tử Áo bị ám sát => chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ

II Diễn biến cuộc chiến tranh

1 Giai đoạn 1 (1914 – 1916)

• 28/7/1914, Áo – Hung tấn công Xécbi

• 1/8/1914, Đức tấn công Nga

• 3/8/1914, Đức tấn công Pháp

• 4/8/1914, Anh tuyên chiến với Đức

• Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu

• Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu

2 Giai đoạn thứ 2 (1917 – 1918)

Trang 17

• Tháng 2.1917 nhân dân Nga làm cách mạng lật đổ Nga Hoàng => Giai cấp TS nắm quyền vẫn theo đuổi chiến tranh

• 2.4.1917 Mĩ tuyên chiến với Đức, tham chiến với phe hiệp ước

• Tháng 11.1917 nhân dân Nga làm cuộc cách mạng XHCN thành công => nước Nga rút khỏi chiến tranh thế giới

• Tháng 7.1918 quân Mỹ đổ bộ vào châu Âu => Quân Anh, Pháp phản công quân Đức trên các mặt trận

• Cuối 9.1918 quân Đức liên tiếp thất bại => Đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.Bungari(19.9) Thổ Nhĩ Kì((30.10) Áo- Hung(2.11)

• 3.10 chính phủ mới ở Đức thành lập

• 9.11.1918 CM Đức bùng nổ vua VinHem II phải chạy sang Hà Lan

• 11.11.1918 Đức ký hiệp định đầu hàng => chiến tranh kết thúc sự thất bại hoàn toàn phe Đức, Áo- Hung

III Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

* Hậu quả của chiến tranh:

• Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của

o 10 triệu người chết

o 20 triệu người bị thương

o Chiến phí 85 tỉ đô la

• Các nước Châu Âu là con nợ của Mỹ

• Bản đồ thế giới thay đổi

• Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới

- Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa

Trang 18

Bài 7 Những thành tựu văn hóa thời cận đại

o La Phông-ten (1621 - 1695) là nhà ngụ ngôn, nhà văn cổ điển Pháp

o Mô-li-e (1622 - 1673) là người mở đầu cho nền hài kịch cổ điển Pháp

• Ở Châu Á:

o Tào Tuyết Cần (1716 - 1763) của Trung Quốc;

o Nhật Bản có nhà thơ, nhà soạn kịch xuất sắc Chi-ka-mát-xư môn (1653 - 1725);

Môn-đa-ê-o Ở Việt Nam thế kỉ XVIII có nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784)

• Phản ánh hiện thực xã hội thời cận đại

• Hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản, tấn công vào thành trì CĐPK, góp phần vào thẳng lợi của CNTB

2 Thành tựu văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

* Điều kiện lịch sử:

Trang 19

• Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới và bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

• Giai cấp tư sản nắm quyền thông trị, mở rộng và xâm lược thuộc địa thì đời sống nhân dân lao động bị áp bức ngày càng khốn khổ

o Nga có đại văn hào Lev Tolstoi(1828-1910) với “chiến trranh và hòa bình”, “bầu trời sụp đổ”, “thi hài sống”, “phục sinh”

o Mác-tuên (1835-1910 ) là một trong những nhà văn Mỹ nổi tiếng nhất giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Tác phẩm chính: nhưng cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, những người đi du lịch…

o Honoré de Balzac (1799-1850) là nhà văn hiện thực Pháp

• Châu Mỹ:

o Jack London(1876-1916) nhà văn, tiểu thuyết gia người Mỹ Các tác phẩm nổi tiếng: “Tiếng gọi nơi hoang dã”(The Call of the Wild), Gót sắt (Iron Heel), Martin Eden, Tình yêu cuộc sống (Love of Life) ,Nanh Trắng(White Fang)…

o Ngoài ra còn có những tác gia nổi tiếng Hans Christian Andersen (1805–1875) người Đan Mạch với những truyện cổ tích thiếu nhi Nàng tiên cá,

Cô bé bán diêm, Bà chúa tuyết, Vịt con xấu xí, Chú lính chì dũng cảm, Đôi giày đỏ, …

• Ở phương Đông:

o Rabindranath Tagore(1861-1941) nhà văn hóa, nhà thơ dân tộc Ấn

Độ.Thơ ông tiêu biểu như Thơ dâng, Balaca, Người làm vườn, Mùa hái quả, Ngày sinh, Thơ ngắn

o Nhà văn Lỗ Tấn(1881-1936) nhà văn cách mạng Trung Quốc với các tác phẩm “AQ chính truyện”, “Nhật ký người điên”…

• Van Gốc-Hà Lan: tranh sơn dầu

• Pablo Ruiz Picasso (1881-1973) là một họa sĩ, nhà điêu khắc Tây Ban Nha

Trang 20

• Vincent Willem van Gogh (1853-1890) là một danh họa Hà Lan thuộc trường phái hậu Ấn tượng

• Lê-vi-tan(1860- )họa sĩ người Nga, tác phẩm :mùa thu vàng, mùa xuân-con nước, ngày nắng, tháng ba, rừng bạch dương…

Chủ nghĩa xã hội không tưởng :

• Mong muốn xây dựng một xã hội không có chế độ tư hữu, không có áp nức bóc lột, Không tưởng vì họ vì tử tưởng của họ không thực hiện được trong điều kiện chủ nghĩa tư bản vẫn được duy trì và phát triển

Triết học Đức và kinh tế chính trị học Anh:

• Hê-ghen (1770 - 1831) và Phoi-ơ-bách (1804 - 1872) nhà triết học nổi tiếng người Đức Hê-ghen là nhà duy tâm khách quan còn Phoi-ơ-bách là nhà duy vật siêu hình

• Khoa Kinh tế - chính trị cổ điển phát sinh ở Anh Ađam Xmít (1723 - 1790) và Ri-các-đô (1772 - 1823) ,“lí luận về giá trị lao động” ,nhưng chỉ mới nhìn thấy mối quan hệ giữa vật và vật chứ chưa thấy mối quan hệ giữa người với người

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Sự phát triển của giai cấp vô sản, phong trào công nhân => CNXHKH ra đời (Mác - Ănghen)

• CNXHKH kế thừa và phát triển những thành tựu KHTN và xã hội mà loài người đạt được

• Học thuyết của CNXHKH xây dựng trên quan điểm lập trường của giai cấp công nhân

• Học thuyết của CNXHKH gồm:Triết học, kinh tế chính trị trị học và CN

Trang 21

Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

1 Những kiến thức cơ bản

• Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

• Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế

• Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân

2 Nhận thức đúng những vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, cần hiểu ra bản chất của các cuộc cách mạng tư sản

Thứ hai: Đây là thời kỳ chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển dần

sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc CN ĐQ có đặc trưng riêng , nhưng không thay đổi bản chất , mà làm cho các mâu thuẫn nảy sinh thêm

Thứ ba : Những mâu thuẫn cơ bản của chế độ tư bản chủ nghĩa Phong trào công

nhân và chống thực dân xâm lược Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản dần đến phong trào công nhân ngày càng m ạnh , phát triển từ “tự phát” đến “tự giác” , là cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Thứ tư: Chủ nghĩa tư bản phát triển gắn liền với xâm chiếm châu Á, châu Phi và

Mỹ La tinh…làm thuộc địa , dẫn đến đòi chia lại thuộc địa la 2nguye6n nhân Chiến tranh thế giới thứ nhất Nhân dân các nước bị xâm lược đấu tranh mạnh mẽ chống thực dân và phong kiến tay sai

Trang 22

Bài 9 Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ

Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công

nghiệp, nông nghiệp đình đốn

o Chính phủ tư sản lâm thời: giai cấp tư sản

o Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính

• Tính chất: Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

• Chính phủ tư sản lâm thời bị lật đổ

• Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi trên khắp cả nước

Trang 23

• Tính chất: Đây là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

II Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô Viết

1 Xây dựng chính quyền Xô Viết

• Thành lập: Chính quyền Xô Viết được thành laoaj ngày 25/10/1917

• Nhiệm vụ: đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới

• Chính sách: (SGK)

2 Bảo vệ chính quyền Xô Viết

• Hoàn cảnh: Các nước đế quốc tấn công Nga, bọn phản cách mạng nổi dậy

• Biện pháp: Thực hiện chính sách” cộng sản thời chiến (SGK)

• Kết quả: Bảo vệ thành công chính quyền non trẻ

III Ý nghĩa cách mạng tháng Mười Nga

Đối với nước Nga:

o Làm thay đổi tình hình đất nước và xã hội Nga, giải phóng nhân dân lao động…

o Đưa nhân dân lao động làm chủ đất nước và vận mệnh của mình

Đối với thế giới:

o Làm thay đổi cục diện thế giới

o Cổ vũ, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới

Trang 24

Bài 10: Liên Xô xây sựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)

o Nông nghiệp: Ban hành thuế lương thực

o Công nghiệp: Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng

o Thương nghiệp, tiền tệ: Tư nhân được tự do buôn bán, đẩy mạnh mối quan hệ giữa nông thôn với thành thị…

=> Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng

hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát

2 Sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

• Cuối tháng 12/1922, Liên Bang CHXHCN Xô viết được thành lập ( gọi tắt là Liên Xô)

• Gồm 4 nước cộng hòa, đến năm 1940 có thêm 11 nước

II Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941)

1 Những kế hoạch 5 năm đầu tiên

• Hoàn cảnh:

o Liên Xô vẫn có một nước nông nghiệp lạc hậu

o Bị các nước đế quốc bao vây, cô lập

• Biện pháp:

o Ưu tiên phát tiển công nghiệp nặng

o Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn (1928 – 1932) và (1933 – 1937)

Trang 25

o Văn hoá giáo dục: Thanh toán nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học cả nước, phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở thành phố

o Xã hội: Cơ cấu giai cấp thay đổi, các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ, chỉ còn giai cấp công nhân, nông dân tập thể và tầng lớp trí thức XHCN

• 1937, kế hoạch 5 năm lần thứ ba đang thực hiện thì bị gián đoạn bởi chiến tranh xâm lược của phát xít Đức

2 Quan hệ ngoại giao của Liên Xô

• Từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng ở châu Á

Trang 26

BÀI 11 TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN

TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)

1 Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Vec-xai-Oa-sinh-tơn

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vec-xai (1919- 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để phân chia quyền lợi Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống hòa ước Vecxai - Oasinhtơn

- Hệ thống Vexai -Oasinh tơn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, nó mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước thắng trận Anh, Pháp, Mĩ xác lập sự nô dịch,

áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc

- Để duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc Liên được thành lập với sự tham gia của 44 nước

2 Cao trào cách mạng 1918 - 1922 ở các nước tư bản Quốc tế Cộng sản

a Hoàn cảnh thành lập Quốc tế cộng sản

- Được thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 soi đường và cổ vũ,

họ đã vùng dậy đấu tranh

- Do hậu quả của chiến tranh

- Trong những năm 1918 - 1923,các nước tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế Cao trào cách mạng bùng nổ

Sự thành lập Cộng hoà Xô viết Hung-ga-ri (3-1919), ở Ba-vi-e (Đức 1919)

Nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước (Đức, Áo, Hunggari, Ba Lan, Phần Lan, Ác hen ti na.) đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn

- Với vai trò tích cực của Lê-nin, ngày 2/3/1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập

b Hoạt động:

- Từ 1919 - 1943, Quốc tế Cộng sản tiến hành 7 lần đại hội, vạch ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới

- Tại đại hội lần II (1920), Quốc tế Cộng sản đã thông qua “Luận cương về vấn

đề dân tộc và thuộc địa” do Lê-nin khởi thảo

- Tại đại hội VII (1935) Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận thống nhất công nhân nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh

- Năm 1943 tự giải tán, do tình hình thế giới thay đổi

c.Vai trò của Quốc tế Cộng sản:

- Quốc tế Cộng sản là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc

bị áp bức trên toàn thế giới

- Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới

3 Cuộc khủng hoảng kinh tế 1923 - 1933 và hậu quả của nó

Trang 27

* Nguyên nhân

-Trong những năm 1924- 1929 các nước tư bản ổn định về chính trị và tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu

-Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra các nước tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933

* Hậu quả

+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu

người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ

+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục

khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia

+ Về quan hệ quốc tế: Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong

trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát -Các nước Đức, Italia, Nhật Bản không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới

- Các nước Mĩ, Anh, Pháp vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn

-Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới

4 Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

Nguyên nhân: Trước thảm họa của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế

giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản (đại hội VII),phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, Italia, Tiệp Khắc, Hi Lạp, Tây Ban Nha

-5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong tổng tuyển cử, bảo vệ được nền dân chủ, Pháp thoát khỏi những hiểm họa của chủ nghĩa phát xít

- 2/1936, ở Tây Ban Nha, Mặt trận nhân dân giành thắng lợi trong tổng tuyển cử nhưng các thế lực phát xít do Phrancô cầm đầu đã gây nội chiến, thủ tiêu nền cộng hòa

Kết quả: Phong trào giành được thắng lợi điển hình ở Pháp, nhưng ở nhiều nơi đã

thất bại như Tây Ban Nha

Trang 28

BÀI 12 NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt

- Cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 11/1918 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản (Cộng hòa Vaima)

- Tháng 6/1919 hòa ước Véc-xai được ký kết Nước Đức phải chịu những điều kiện hết sức nặng nề, trở nên kiệt quệ và rối loạn chưa từng thấy

Với hòa ước Véc-xai, nước Đức mất hết 1/8 đất đai, gần 1/12 dân số, 1/3

mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện tích trồng trọt

Đức phải bồi thường một khoản chiến phí là 100 tỷ mác

Đồng Mác sụt giá nghiêm trọng Năm 1914, 1 đô la Mĩ tương đương 4,2 mác; tháng 9/1923: 1 đô la tương đương 98.860.000 mác

Đời sống giai cấp công nhân và nhân dân lao động khốn quẫn Phong trào cách mạng bùng nổ và ngày càng dâng cao những năm 1918-1923

Từ năm 1925, sản xuất công nghiệp Đức phát triển mạnh và đến năm 1929

đã vượt qua Anh, Pháp, đứng đầu châu Âu

Quá trình tập trung sản xuất diễn ra mạnh, các tập đoàn tư bản lớn xuất hiện, thâu tóm các ngành kinh tế chính

Giai cấp tư sản Đức đã sử dụng những khoản tiền vay của Mĩ, Anh thông qua các kế hoạch Đao-ét (1924) và Yơng (1929) để ổn định tài chính, khôi phục công nghiệp và nâng cao năng lực sản xuất Thực chất của các kế hoạch này là dọn đường cho tư bản nước ngoài, nhất là tư bản Mĩ, có thể đầu tư rộng rãi vào Đức Từ năm 1924 - 1929, các nước đầu tư của Đức khoảng 10 - 15 tỉ mác, trong đó 70 % là của Mĩ

* Chính trị:

- Về đối nội: chế độ cộng hòa Vaima được củng cố, quyền lực của giới tư bản

độc quyền được tăng cường Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, công khai tuyên truyền tư tưởng phục thù cho nước Đức

Trang 29

- Về đối ngoại: vị trí quốc tế của Đức được phục hồi Đức tham gia Hội Quốc

liên, ký kế một số Hiệp ước với các nước tư bản châu Âu và Liên Xô

II Nước Đức trong những năm 1929 - 1939

1 Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị - xã hội, Đức khủng hoảng trầm trọng

- -Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hit-le thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức lên nắm chính quyền

- Đứng đầu Đảng Quốc xã là Hít le:

Công khai tuyên truyền tư tưởng phục thù cho nước Đức

Chống cộng sản đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và phân biệt chủng tộc

Phát xít hoá bộ máy nhà nước

Thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hit-le làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối

- Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được quá trình

ấy

- Ngày 30/1/1933, Hit-le lên làm Thủ tướng Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức

2 Nước Đức trong thời kỳ Hit-le cầm quyền (1933 - 1939)

Trong thời kỳ cầm quyền (1933 - 1939) Hit-le đã thực hiện các chính sách tối phản động về chính trị, xã hội, đối ngoại

Tháng 2/1933, chính quyền phát xít Đức dựng lên “vụ đốt cháy nhà Quốc hội” để lấy

cớ khủng bố, tàn sát những người cộng sản Năm 1934 Tổng thống Hin-đen-bua qua đời Hit-le tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn nền cộng hòa Vaima, thay vào đó là nền

“Chuyên chế độc tài khủng bố công khai” mà Hit-le là thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối + Năm 1934 Hit le xưng là quốc trưởng suốt đời

* Đối ngoại: chuẩn bị chiến tranh

Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động

Ra lệnh tổng động viên quân dịch (1935), xây dựng nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ

Trang 30

Ký với Nhật Bản “ Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản” hình thành khối phát

Mục tiêu: Nhằm tiến tới phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới

Trang 31

BÀI 13 NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 -

- Thu lợi nhuận lợi nhờ buôn bán vũ khí và hàng hóa

- Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu

- Mĩ cũng trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 1/3 số vàng của thế giới)

- Áp dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật, sử dụng phương pháp quản

lý tiên tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hóa sản xuất đã góp phần đưa nền kinh tế Mĩ tăng trưởng hết sức nhanh chóng

- Mĩ bước vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX

Biểu hiện

- Từ năm 1923 - 1929 kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao

- Trong vòng 6 năm sản lượng công nghiệp tăng 69% năm 1929 Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới Vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc, công nghiệp Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại

- Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu lửa, đặc biệt là ô tô Năm 1919 Mĩ có trên 7 triệu ô tô, đến năm 1924 là 24 triệu chiếc Mĩ sản xuất 57% máy móc, 49% gang, 51% thép và 70% dầu hỏa của thế giới

- Về tài chính: Từ chỗ phải vay nợ của châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ

đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la) Năm

1929 Mĩ nắm trong tay 60% số vàng dự trữ của thế giới

- Với tiềm lực kinh tế đó đã giúp Mĩ khẳng định vị trí số 1 của mình và ngày càng vượt trội các đối thủ khác

- Phong trào đấu tranh của công nhân nổ ra sôi nổi

- Tháng 5/1921 Đảng Cộng sản Mĩ thành lập (ngay trong lòng nước Mĩ,chủ nghĩa cộng sản vẫn tồn tại, đó là thực tế)

II Nước Mĩ trong những năm (1929-1939)

Trang 32

* Nguyên nhân: do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận , cung vượt quá xa cầu , khủng

hoảng kinh tế thừa, bắt đầu từ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Ngày 29/10/1929, giá cổ phiếu sụt xuống 80% Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời

- Nhà máy đóng cửa, hàng ngàn ngân hàng theo nhau phá sản

- Hàng triệu người thất nghiệp

- Nhà nước không thu được thuế

- Công chức, GV không được trả lương

- Khủng hoảng phá huỷ nghiêm trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng

* Hậu quả

- Năm 1932 sản lượng công nghiệp còn 53,8% (so với 1929)

- 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản

- 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp

2 Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven cuối 1932

Cuối năm 1932 Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới

* Nội dung

Giải quyết nạn thất nghiệp

Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, trong các đạo luật đó - đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc

Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại

Tranh “Người khổng lồ”: người khổng lồ tượng trưng cho nhà nước hai tay nắm tất

cả các ngành, các đầu mối, mạch máu kinh tế kéo lên, nhằm khôi phục và phát triển kinh tế ổn định chính trị xã hội

* Kết luận: nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp

để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội

* Kết quả:

Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội Khôi phục được sản xuất

Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933

Duy trì chế độ dân chủ tư sản

* Chính sách ngoại giao

- Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện”

- Tháng 11/1933 chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô

- Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Âu

- Bóng ma thời Đại khủng hoảng kinh tế ở Mỹ

Trang 33

Toàn nước Mỹ u ám sau ngày Thứ ba Đen tối (29/10/1929) khi phố Wall sụp đổ, mở đầu một thập niên người Mỹ vật lộn trong thất nghiệp, nghèo đói và lạm phát

Trang 34

BÀI 14 NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 -

Nhật không bị chiến tranh tàn phá

Lợi dụng châu Âu có chiến tranh Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu

Sản xuất công nghiệp của Nhật tăng nhanh

Giá lương thực,thực phẩm vô cùng đắt đỏ

Nguyên nhân đưa đến khủng hoảng là do dân số tăng quá nhanh, thiếu nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp đặc biệt

là do trận động đất năm 1923 ở Tô-ki-ô

* Về xã hội

- Đời sống của người lao động không được cải thiện lắm Bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân

- Tiêu biểu có cuộc bạo động lúa gạo

- Phong trào bãi công của công nhân lan rộng, trên cơ sở đó tháng 7/1922 Đảng Cộng sản Nhật thành lập

2 Nhật Bản trong những năm 1924 - 1929)

* Kinh tế

- Từ 1924 - 1929 kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định

- Năm 1926 sản lượng công nghiệp phục hồi và vượt mức trước chiến tranh

- Năm 1927 khủng hoảng tài chính bùng nổ (30 ngân hàng ở Tôkiô bị phá sản)

- Nguyên nhân:

Nghèo nguyên liệu, nhiên liệu

Số người thất nghiệp năm 1928 là 1 triệu người

Nông dân bị bần cùng hóa, sức mua kém càng làm cho thị trường trong nước bị thu hẹp

Trang 35

Điểm giống và khác nhau giữa nước Mĩ và Nhật trong thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

Giống nhau: Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi lộc trong và sau chiến tranh, không bị tổn thất gì nhiều

Khác nhau: Kinh tế Nhật phát triển bấp bênh không ổn định, chỉ phát triển một thời gian ngắn rồi lại lâm vào khủng hoảng Còn nước Mĩ phát triển phồn vinh trong suốt thập kỉ 20 của thế kỉ XX

Mĩ: chú trọng cải tiến kỹ thuật, đổi mới quản lý sản xuất, sức cạnh tranh cao, nguyên liệu dồi dào, vốn lớn

Nhật: nguyên liệu, nhiên liệu khan hiếm phải nhập khẩu quá mức, sức cạnh tranh yếu, công nghiệp không được cải thiện, nông nghiệp trì trệ lạc hậu, sức mua của người dân thấp

* Về chính trị, xã hội

Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị.(ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới, cắt giảm ngân sách quốc phòng Giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc khác) Những năm cuối thập niên 20 chính phủ Ta-na-ca thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến Hai lần xâm lược Trung Quốc song đều thất bại (Chủ trương dùng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài nhằm giải quyết khó khăn trong nước Cùng với việc quân sự hóa đất nước, năm 1927 Ta-na-ca vạch kế hoạch chiến tranh tòan cầu Hai lần xâm lược Sơn Đông - Trung Quốc song đều thất bại)

II Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật

1.Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản

- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng, nhất là trong nông nghiệp do lệ thuộc vào thị trường bên ngoài

- Biểu hiện

Sản lượng công nghiệp 1931 giảm 32,5%

Nông nghiệp giảm 1,7 %

Ngoại thương giảm 80%

Đồng yên sụt giá nghiêm trọng

Mâu thuẫn xã hội lên cao những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt

2 Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

- Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyênm nhiên liệu

và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược

- Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:

Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30

Trang 36

Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á

Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á

3 Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản

- Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi

- Do Đảng Cộng sản lãnh đạo

- Hình thức: Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân

- Mục đích: phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật

- Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật

Trang 37

BÀI 15 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ (1918 - 1939)

I Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919-1939)

1 Phong trào Ngũ Tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc

a Phong trào Ngũ Tứ (ngày 4/5/1919)

* Nguyên nhân:quyết định bất công của các nước đế quốc, ảnh hưởng của Cách

* Nét mới và ý nghĩa của phong trào:

Nét mới đó là lực lượng giai cấp công nhân tham gia với vai trò nòng cốt

(trưởng thành và trở thành lực lượng chính trị độc lập)

Mục tiêu: đấu tranh chống đế quốc và phong kiến Không chỉ dừng lại

chống phong kiến như cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 (Đánh đổ triều đình Mãn Thanh)

b Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc 7/1921

Là bước chuyển biến từ cách mạng dân chủ kiểu cũ sang cách mạng dân chủ kiểu

mới, mở ra thời kỳ mới cho cách mạng ở Trung Quốc:

Việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin ngày càng sâu rộng

Nhiều nhóm cộng sản được thành lập Trên sự chuyển biến mạnh mẽ của giai cấp công nhân cùng sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, tháng 7/1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập Sự kiện này đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Trung Quốc

Đồng thời mở ra thời kỳ giai cấp vô sản đã có chính Đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng

2 Chiến tranh Bắc Phạt (1926 - 1927) và nội chiến Quốc - Cộng (1927 - 1937)

a Chiến tranh Bắc Phạt (1926 - 1927):

- Quốc - Cộng hợp tác tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương đang chia nhau thống trị bắc Trung Quốc

- Quốc Dân Đảng phản bội:

Ngày 12/4/1927: Quốc dân Đảng tiến hành chính biến ở Thượng Hải Quốc Dân Đảng lập chính phủ ở Nam Kinh

Tháng 2 -1927 Tưởng Giới Thạch nắm toàn quyền

b Nội chiến Quốc - Cộng (1927 - 1937)

- Sau chiến tranh Bắc phạt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chống chính phủ Quốc dân Đảng (1927 - 1937) cuộc nội chiến kéo dài 10 năm

Trang 38

Quân Tưởng đã tổ chức 4 lần vây quét lớn, nhằm tiêu diệt Cộng sản nhưng đều thất bại Lần thứ 5 (1933 - 1934) thì lực lượng cách mạng thiệt hại nặng nề và bị bao vây

Tháng 10/1934: Quân cách mạng phá vây rút khỏi căn cứ tiến lên phía bắc (Vạn lí Trường Chinh)

Tháng 01/1935: Mao Trạch Đông trở thành chủ tịch Đảng

Tháng 7/1937: Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc Quốc - Cộng hợp tác, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật Kháng chiến chống Nhật

Sau 20 năm, phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển với sự lớn mạnh của giai cấp công nhân Trung Quốc với vai trò của Đảng Cộng sản

II Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1939)

1 Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 - 1929)

* Nguyên nhân

Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất

Sau chiến tranh, chính quyền Anh tăng cường bóc lột, ban hành đạo luật hà khắc

Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và chính quyền thực dân trở nên căng thẳng nhân dân Ấn đấu tranh chống Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm

1918 - 1922

* Nét chính của phong trào đấu tranh thời kỳ (1918 - 1922)

Đảng Quốc đại do M.Gan-đi lãnh đạo

Phương pháp đấu tranh: hòa bình, không sử dụng bạo lực Tẩy chay hàng Anh không nộp thuế

Lực lượng tham gia:học sinh, sinh viên, công nhân lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia Tẩy chay hàng Anh không nộp thuế

* Cùng với sự trưởng thành của giai cấp công nhân, tháng 12/1925 Đảng Cộng sản

* Nét chính của phong trào đấu tranh thời kỳ (1929 - 1939):

- Đầu năm 1930 bất hợp tác với thực dân Anh,Gan-đi thực hiện đi bộ dài 300

km để phản đối chính sách độc quyền muối của thực dân Anh

- Tháng 12 -1931 chiến dịch bất hợp tác mới

- Được mọi người ủng hộ

- Để đối phó, thực dân Anh tăng cường khủng bố, đàn áp, thực hiện chính sách mua chuộc, chia rẽ hàng ngũ cách mạng

- Tuy nhiên, phong trào vẫn diễn ra sôi động.,liên kết tất cả các lực lượng để hình thành Mặt trần thống nhất

Trang 39

- Tháng 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng ở

Ấn Độ chuyển sang thời kỳ mới

Sự kiện chính của cách mạng ở Trung Quốc:

4/5/1919 Phong trào Ngũ Tứ

7/1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời

12/4/1927 Tưởng Giới Thạch tiến hành tàn sát, khủng bố những người cộng sản 10/1934 Hồng quân phá vây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh

1/1935 Hội nghị Tuân Nghĩa - Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo 7/1937 Nhật tiến hành chiến tranh, Quốc - Cộng hợp tác lần hai cùng kháng

ra đời

- Chống độc quyền muối

- Bất hợp tác

- Mặt trận thống nhất dân tộc

Trang 40

BÀI 16 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ

- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây đã làm cho nền kinh

tế, chính trị - xã hội có những biến đổi quan trọng

a Về kinh tế bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa:

- Thị trường tiêu thụ

- Cung cấp nguyên liệu thô

b Về chính trị: thực dân khống chế và thâu tóm mọi quyền lực

c Về xã hội:

- Sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc

- Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng và ý thức cách mạng

d Những tác động và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười và cao trào cách mạng thế giới đã làm cho phong trào cách mạng ở Đông Nam Á và các nước thuộc

địa phát triển mạnh mẽ hơn và mang màu sắc mới

2 Khái quát chung về phong trào độc lập ở Đông Nam Á

So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào đã có những bước tiến mới:

Một là: Bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản và sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc

- Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng,bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường

- Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội (Đảng Dân tộc

ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai )

Hai là: Sự xuất hiện xu hướng vô sản:

- Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin nên chuyển biến mạnh về nhận thức

Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước (tháng 5/1920: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5- 1920); năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin )

Ngày đăng: 16/06/2020, 19:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w