MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀTÁC PHẨM “DI CHÚC” 3 1.1 Giới thiệu sơ lược về tác giả Hồ Chí Minh 3 1.2 Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Di chúc” 6 CHƯƠNG 2. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TRONG ĐẢNG TRONG TÁC PHẨM “DI CHÚC” 9 2.1 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết trong Đảng 9 2.2 Vai trò đoàn kết trong Đảng 10 CHƯƠNG 3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ ĐOÀN KẾT VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 18 KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 MỞ ĐẦU Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh những nội dung cơ bản, quan điểm cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, đúc kết những vấn đề có tính nguyên lý của cách mạng Việt Nam; là một công trình lý luận về xây dựng và củng cố Đảng cầm quyền. Di chúc của Người đề cập đến nhiều phương diện, chứa đựng những giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc, trong đó những lời di huấn về Đảng, mà trọng tâm là nhiệm vụ xây dựng, củng cố, tăng cường vai trò cầm quyền của Đảng là nội dung quý giá, mãi soi sáng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Nhiệm vụ nghiên cứu trong tác phẩm: Tập trung làm rõ các vấn đề về đoàn kết trong Đảng trong tác phẩm Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tầm quan trọng của công tác tư tưởng về xây dựng Đảng hiện nay. Việc vận dụng những tư tưởng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quy luật phát triển của Đảng và yêu cầu rèn luyện cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống lại công tác cán bộ , công tác xây dựng Đảng trong tác phẩm “Di Chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo và phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập. Kết cấu tiểu luận: Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương và 8 tiết.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀTÁC PHẨM “DI CHÚC” 3
1.1 Giới thiệu sơ lược về tác giả Hồ Chí Minh 3 1.2 Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Di chúc” 6
CHƯƠNG 2 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TRONG ĐẢNG TRONG TÁC PHẨM “DI CHÚC” 9
2.1 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết trong Đảng .9 2.2 Vai trò đoàn kết trong Đảng 10
CHƯƠNG 3 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ ĐOÀN KẾT VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 18 KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
1
Trang 2MỞ ĐẦU
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh nhữngnội dung cơ bản, quan điểm cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, đúc kết nhữngvấn đề có tính nguyên lý của cách mạng Việt Nam; là một công trình lý luận vềxây dựng và củng cố Đảng cầm quyền Di chúc của Người đề cập đến nhiềuphương diện, chứa đựng những giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc, trong đó nhữnglời di huấn về Đảng, mà trọng tâm là nhiệm vụ xây dựng, củng cố, tăng cườngvai trò cầm quyền của Đảng là nội dung quý giá, mãi soi sáng cho sự nghiệpcách mạng của Đảng ta
Nhiệm vụ nghiên cứu trong tác phẩm: Tập trung làm rõ các vấn đề về đoànkết trong Đảng trong tác phẩm Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tầm quantrọng của công tác tư tưởng về xây dựng Đảng hiện nay Việc vận dụng những
tư tưởng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ chức, hoạtđộng, quy luật phát triển của Đảng và yêu cầu rèn luyện cán bộ, đảng viên tronggiai đoạn hiện nay
Hệ thống lại công tác cán bộ , công tác xây dựng Đảng trong tác phẩm “DiChúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo và phục vụ cho công tácnghiên cứu, học tập
Kết cấu tiểu luận: Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
đề tài gồm 3 chương và 8 tiết
Trang 3CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VÀ TÁC PHẨM “DI CHÚC”
1.1 Giới thiệu sơ lược về tác giả Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho,nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnhNghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thựcdân phong kiến Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâusắc đến Người ngay từ thời niên thiếu
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chínhtrị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phongtrào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứunước
Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người
đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, Schâu Phi, châu Mỹ.Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộcthuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiêncứu các học thuyết cách mạng Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng MườiNga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác -Lênin Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giảiphóng dân tộc và giải phóng giai cấp
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong tràocông nhân Pháp Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêunước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhândân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bìnhđẳng của dân tộc Việt Nam
Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thànhphố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham giathành lập Đảng Cộng sản Pháp Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọngtrong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chânchính đến chủ nghĩa cộng sản
3
Trang 4Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộcthuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa.Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợthuyền”, Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên ánmạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộcđịa Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyềntrong mọi tầng lớp nhân dân.
Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, họctập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngaytrên đất nước Lênin vĩ đại Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923),Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân Năm 1924, Người dựĐại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phươngĐông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nôngdân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ởmột số nước Châu Á
Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập HộiLiên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cáchmạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vềtrong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam
Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợpnhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản ViệtNam
Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản
ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và cónhững chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hộinghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánhPháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũtrang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổngkhởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước
Trang 5Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam Cao,thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giảiphóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.
Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toànquốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào Đại hội tán thành chủtrương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làmChủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Thay mặt Chính phủ lâm thời,Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đãnhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dânlao động Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lậpkhai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Người tuyên bố trước nhân dân cảnước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam
Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lựclượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lầnnữa Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéoquân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt NamDân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hộikhóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến Tháng
12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếptục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Phápxâm lược
Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp địnhGéneva được ký kết Miền Bắc được giải phóng Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâmlược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng Người cùng với Trung ươngĐảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược:cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
ở miền Nam
5
Trang 6Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Laođộng Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trungương Đảng Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc,giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xãhội
Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng
do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của mộtngười cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗilạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, chonhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vìhòa bình và công lý trên thế giới
Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa họccủa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anhhùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất”
1.2 Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Di chúc”
1.2.1 Vài nét về hoàn cảnh ra đời tác phẩm
Tháng 9 năm 1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, cùng với những hình ảnhghi lại tình cảm của toàn dân khắp bốn phương, bản Di chúc của Bác Hồ kínhyêu được công bố
Theo đó, năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Bản Di chúc đầu tiên gồm 4trang, do tự tay Người đánh máy ở cuối trang đề ngày 15-5-1965 Bản Di chúcNgười viết năm 1965 là bản duy nhất hoàn chỉnh, dưới có chữ ký của Người vàbên cạnh có chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất BanChấp hành Trung ương Đảng lúc bấy giờ
Năm 1968 Người viết bổ sung thêm một số đoạn gồm 6 trang viết tay Ngày10-5-1969 Người viết lại toàn bộ phần mở đầu Di chúc gồm một trang viết tay(những năm 1966, 1967 không có bản viết riêng)
Trang 7Bản Di chúc công bố năm 1969 chủ yếu dựa vào bản Người viết năm 1965(trong đó đoạn mở đầu là bản viết năm 1969, đoạn về việc riêng là phần đầu bảnviết năm 1968) Đến năm 1989, Bộ Chính trị cho phép công bố các Bản thảo Dichúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Căn cứ theo tài liệu công bố của Bộ Chính trị(trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập – Tập 12) các Bản thảo Di chúc được sắpxếp theo thứ tự thời gian Người viết, các bản bút tích được in trước, sau đó cácbản đánh máy và bản in được in tiếp sau đó Cuối cùng là bản Di chúc công bốchính thức năm 1969
1.2.2 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Đến năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự cảm nhận được sức khỏe củaNgười giảm sút so với những năm trước đó Người cho rằng, ở tuổi 75 Ngườithuộc lớp người “xưa nay hiếm” Tuy cảm thấy “tinh thần vẫn sáng suốt, thânthể vẫn khỏe mạnh”, nhưng Người dự báo “Ai dám biết tôi sẽ sống và phục vụ
Tổ quốc, phục vụ cách mạng được mấy năm tháng nữa” Rõ ràng Hồ Chí Minh
đã dự cảm được thời khắc quan trọng của thời gian còn lại ở cuối cuộc đời mình
Từ dự cảm đó, Người viết: “Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vàiviệc thôi Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạngđàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy độtngột”
Vì vậy, Người đã chủ động viết Di chúc, để lại tình thương yêu và những lờicăn dặn tâm huyết cho nhân dân ta, cho Đảng và bạn bè gần xa Tuy sức khỏegiảm sút, nhưng ở Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nồng cháy một tình yêu lớn vàtinh thần trách nhiệm cao với đồng chí, đồng bào, toàn dân tộc, với cách mạngViệt Nam và với cách mạng thế giới
1.2.3 Nội dung chính của tác phẩm
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về Đảng, nhấn mạnh truyền thống đoàn kết trong
Đảng; yêu cầu thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tựphê bình và phê bình; mỗi cán bộ đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đứccách mạng; giữ gìn Đảng ta thật trong sạch
7
Trang 8Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về đoàn viên thanh niên, nhấn mạnh vai trò của
thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khẳng địnhđây là đội hậu bị của Đảng, là người chủ tương lai của đất nước; yêu cầu Đảngphải chăm lo bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho họ
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về nhân dân lao động: Người cho rằng, nhân dân
lao động bao đời chịu đựng gian khổ, bị nhiều áp bức bóc lột của phong kiến,thực dân; nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù, luôn đi theo vàrất trung thành với Đảng Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế,văn hoá, xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thể
kéo dài nhưng nhất định thắng lợi thuộc về nhân dân ta; Người căn dặn sau khikháng chiến thắng lợi, chúng ta ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triểnđất nước; Đảng và Nhà nước phải quan tâm chăm lo tới mọi đối tượng trong xãhội, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về phong trào cộng sản thế giới: Mong muốn các
đảng anh em đoàn kết, giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau, nâng cao tinh thần chủ nghĩaquốc tế vô sản; Người đau lòng trước những bất hòa giữa các đảng anh em
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về một số việc riêng: Liên quan đến hậu sự của
Người, căn dặn chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và
tiền bạc của nhân dân; căn dặn hoả táng thi hài để vừa tốt về mặt vệ sinh, lạikhông tốn đất
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói lên mong muốn cuối cùng trước lúc đi xa là mong
muốn toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Namhoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào
sự nghiệp cách mạng thế giới
Trang 9CHƯƠNG 2 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TRONG ĐẢNG TRONG TÁC PHẨM “DI CHÚC”
2.1 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết trong Đảng
Di chúc là một tác phẩm “đặc biệt” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tài sản
vô cùng quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam, có ý nghĩalịch sử và giá trị lý luận, giá trị thực tiễn sâu sắc, không chỉ trong quá khứ mà cảtrong thời kỳ đổi mới hiện nay Tuy ngắn gọn, song những vấn đề mà Di chúc
đề cập đến đều là những vấn đề trọng đại đối với cách mạng Việt Nam và thếgiới Đã có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu nghiên cứu, khai thác nội dung, ýnghĩa và giá trị của Di chúc, song cùng với độ lùi thời gian, khi đặt trong bốicảnh mới, Di chúc vẫn có sức gợi mở, chỉ dẫn rất to lớn cho tư tưởng và hànhđộng Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu một khíacạnh trong những giá trị thực tiễn của Di chúc trong thời kỳ đổi mới, đó là giá trịcủa vấn đề đoàn kết trong Đảng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt nhấnmạnh trong Di chúc
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến “vài việc”, trong đó, trước hết là
“nói về Đảng” Khi nói về Đảng, vấn đề đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minhnhấn mạnh, đó là vấn đề “đoàn kết” Vấn đề đoàn kết trong Đảng được trở đi trởlại nhiều lần trong Di chúc Trong những “điều mong muốn cuối cùng”, Chủtịch Hồ Chí Minh cũng nói đến vấn đề đoàn kết trong Đảng Như vậy, có thểthấy rõ rằng, vấn đề đoàn kết trong Đảng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trongnhững suy tư, trăn trở của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bản thân Chủ tịch Hồ ChíMinh đã không ít lần trực tiếp khẳng định tầm quan trọng của vấn đề này, chẳnghạn như trong Lời bế mạc Hội nghị lần thứ bảy mở rộng của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Lao động Việt Nam (nói ngày 12-3-1955), Người đã chỉ rõ:
“Ngày nay, sự đoàn kết trong Đảng là quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là sựđoàn kết chặt chẽ giữa các cán bộ lãnh đạo”[1].1
1 1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996
9
Trang 10Trong Di chúc, vấn đề đoàn kết trong Đảng được Hồ Chí Minh đề cập trên
ba phương diện
Thứ nhất, đoàn kết trong Đảng là một cơ sở của đoàn kết nhân dân, đoàn kếtdân tộc, đoàn kết quốc tế, là một cội nguồn làm nên những thắng lợi to lớn trong
sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
Thứ hai, đi qua sự nghiệp cách mạng trường kỳ, đoàn kết đã trở thành mộttruyền thống cực quý báu của Đảng và của dân ta Chính vì thế, toàn thể đảngviên từ Trung ương đến các chi bộ đều có trách nhiệm phải giữ gìn sự đoàn kếtnhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình
Thứ ba, không chỉ cần được bảo vệ, gìn giữ, sự đoàn kết trong Đảng còn cầnđược không ngừng củng cố và phát triển Cách tốt nhất để củng cố và phát triển
sự đoàn kết, thống nhất của Đảng là thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng,thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, phải có tình đồng chíthương yêu lẫn nhau
Với ba phương diện về giá trị, tầm quan trọng và thái độ, cách thức ứng xửcần có đối với sự đoàn kết trong Đảng như trên, có thể thấy rằng, vấn đề đoànkết trong Đảng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện và sâusắc Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết trong Đảng thể hiện trong Di chúc với
tư cách là sự kết tinh tư tưởng của Người về vấn đề này, vốn được hình thành vàphát triển suốt trong toàn bộ quá trình người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyệnĐảng Cộng sản Việt Nam, thực sự là những chỉ dẫn lý luận có ý nghĩa hết sứcquan trọng đối với thực tiễn xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt làtrong giai đoạn hiện nay
2.2 Vai trò đoàn kết trong Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thànhcông, thành công, đại thành công”, vì đoàn kết làm nên sức mạnh Trong 80 nămlãnh đạo cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Người và thực hiện tư tưởng củaNgười, Đảng đã không ngừng thực hiện và giữ vững sự đoàn kết nhất trí trongĐảng, giữ gìn và phát huy nguồn sức mạnh vô địch của Đảng như giữ gìn conngươi của mắt mình
Trang 11Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của một Đảng tiền phong, tronghành trình hoạt động cách mạng thực hiện khát vọng giải phóng dân tộc,Nguyến Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã bằng hoạt động lý luận và thực tiễn củamình, chuẩn bị và xúc tiến cho sự ra đời của chính đảng vô sản kiểu mới ở ViệtNam Những hoạt động thiết thực, hiệu quả của Người trong những năm 1924-
1927 ở Quảng Châu, Trung Quốc đã đem đến cho phong trào đấu tranh yêunước của nhân dân ta một luồng sinh khí mới Sự truyền bá những nguyên lý củahọc thuyết Mác- Lênin, của thời đại mới vào trong nước; những nội dung tưtưởng của Đường Kách mệnh; một tổ chức chính trị quá độ, tiền thân - Hội ViệtNam cách mạng thanh niên; một tờ báo là khởi nguồn của báo chí cách mạngViệt Nam - báo Thanh Niên; những lớp Huấn luyện chính trị - rèn luyện đạo đức
và nhân sinh quan cộng sản; sự trưởng thành vượt bậc của phong trào yêu nước;
sự phát triển từ tự phát đến tự giác của phong trào công nhân Việt Nam, v.v, lànhững tiền đề thuận lợi dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.Tuy nhiên, việc xuất hiện ba tổ chức cộng sản (Đông Dương Cộng sản Đảng6/1029, An Nam Cộng sản Đảng 10/1929, Đông Dương Cộng sản liên đoàn9/1929), cùng với việc tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, đã đưa đến nguy cơphân liệt về tư tưởng và tổ chức của những người cộng sản Việt Nam Sự phânliệt đó đe dọa bước tiến của phong trào cách mạng, làm rạn nứt khối đoàn kếtcủa những người Việt Nam yêu nước Và khi đó, một Hồ Chí Minh đầy bảnlĩnh, nhạy bén và quyết đoán đã kịp thời hành động Mau lẹ và kiên quyết,Người gấp rút đi Hồng Kông, gửi thư về nước mời đại diện các tổ chức cộng sảntrong nước sang Hồng Kông bàn việc hợp nhất Trên tinh thần: “Bỏ mọi thànhkiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản ĐôngDương”[sđd], Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam họp tại CửuLong, Hương Cảng từ ngày 6/1/1930 đến ngày 7/2/1930, thành lập Đảng Cộngsản Việt Nam đã thành công
Nhìn lại bối cảnh lịch sử thời kỳ đó, mới thấy thấm thía hơn ý nghĩa của bàihọc đầu tiên về sự đoàn kết, thống nhất Đó là, dù cùng tôn chỉ, mục đích, songchỉ có đoàn kết lại, thống nhất lại, Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng cách mạng
11
Trang 12tiền phong mới đủ sức mạnh lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi của sự nghiệpcách mạng Tiếp đó, cùng với những thành công và tổn hại của cuộc tổng diễntập lần thứ nhất (1930-1931); cuộc đấu tranh chống khủng bố, khôi phục các tổchức cơ sở Đảng và hai cuộc tổng diễn tập tiếp theo (1936-1939, 1939-1945)làm nên thành công của cuộc cách mạng tháng Tám 1945 dưới sự lãnh đạo củaĐảng, bài học đoàn kết và đoàn kết trở thành một trong những nhân tố quantrọng bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng càng trở nên sâu sắc biếtnhường nào.
Từ bài học về đoàn kết và thống nhất trong những ngày thành lập Đảng,Đảng cộng sản Việt Nam đã coi sự đoàn kết thống nhất là sinh mệnh của Đảng,
là vấn đề sống còn của sự nghiệp cách mạng Trên mỗi chặng đường cách mạngsau đó, thấm nhuần những nguyên lý Mác xít Lêninnít, trên tinh thần tuyệt đốikhông thoả hiệp với những xu hướng bè phái; coi sự chia rẽ trong nội bộ Đảng
là tội ác lớn nhất đối với Đảng, Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân và dântộc Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói đã xây dựng sự đoàn kết, nhấttrí trong Đảng trên cơ sở cùng chung một mục đích, cùng chung một lý tưởng:Phụng sự Tổ quốc, Phụng sự nhân dân Trong mọi thời điểm cách mạng, dù cònhoạt động bí mật hay khi đã trở thành Đảng cầm quyền, lời căn dặn củaPh.ĂngGhen: “Ở đâu không có lợi ích chung thì ở đó không thể có sự thốngnhất về mục đích và càng không thể có sự thống nhất về hành động được”[2] đãluôn được những người cộng sản Việt Nam thấm nhuần và thực hiện
Dù phải trải qua nhiều cam go, thử thách, song trong tiến trình lãnh đạo nhândân đấu tranh cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, từ đấutranh giành chính quyền, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và thống nhất nước nhà; đặc biệt là trongthời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và rènluyện đã luôn quán triệt đầy đủ các nguyên tắc về xây dựng và củng cố khốiđoàn kết thống nhất trong Đảng theo nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới Đó
là, trong Đảng:
Trang 13Đoàn kết thống nhất được xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng.
Đoàn kết thống nhất dựa trên cở sở tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ,tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
Đoàn kết thống nhất trên cơ sở bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đội ngũcán bộ đảng viên: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Đoàn kết thống nhất thông qua việc thường xuyên thực hiện tự phê bình vàphê bình, trên cơ sở có “tình thương yêu đồng chí lẫn nhau”
Đoàn kết thống nhất trên cơ sở của việc tăng cường mối liên hệ mật thiếtgiữa Đảng và Nhân dân
Đoàn kết thống nhất gắn liền với việc xây dựng và bảo vệ hạt nhân lãnh đạotrung tâm, với tinh thần đoàn kết thống nhất trong Đảng là cơ sở của khối đạiđoàn kết toàn dân
Được xây dựng và hoạt động theo những nguyên tắc này, Đảng ta đã ngàymột trưởng thành và phát triển, luôn trong sạch và vững mạnh 80 năm trôi qua,thấm nhuần giá trị của bài học đoàn kết, thống nhất trong ý chí và trong hànhđộng, mọi cán bộ đảng viên của Đảng luôn chấp hành các nguyên tắc về xâydựng Đảng và đoàn kết, thống nhất Đó là, “Dưới sự lãnh đạo của Trung ương,dưới nguyên tắc và chính sách của Đảng, toàn thể đảng viên và cán bộ từ Namđến Bắc, bất kỳ mới, cũ, bất kỳ ngành nào, bất kỳ trong quân đội hay là ở địaphương, bất kỳ ở nông thôn hay là ở thành thị, phải đoàn kết chặt chẽ, nâng caotrình độ giác ngộ chính trị của mình; phải thống nhất tư tưởng, thống nhất hànhđộng, quyết tâm làm tròn nhiệm vụ”[3], để “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khitiến đánh thì chỉ như một người”[4] Đó cũng là những điều kiện để không biếnĐảng thành câu lạc bộ, không để Đảng trở thành một tổ chức của những người
“làm quan phát tài”, và nhất quyết không để nguồn sức mạnh nội lực của Đảnggiảm sút khi Đảng “quan liêu theo kiểu chuyên quyền độc đoán”
2 Đoàn kết không chỉ là truyền thống quý báu của nhân dân ta trong hàngngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, đoàn kết còn là một truyền thống quýbáu của Đảng Thấu hiểu sâu sắc rằng, cơ sở để xây dựng đoàn kết trong Đảng
13
Trang 14chính là đường lối, quan điểm và Điều lệ của Đảng, trong những năm lãnh đạonhân dân đấu tranh giành chính quyền, Đảng ta đã không ngừng thực hiện sựđoàn kết thống nhất trong ý chí, quan điểm và hành động Không phải ngẫunhiên, tháng 11/1939, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ươngĐảng khoá I lại nhấn mạnh vấn đề đoàn kết của các cấp uỷ Đảng và khẳng địnhrằng, các cấp uỷ phải “tiêu biểu được ý chí thống nhất của Đảng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Đoàn kết là vấn đề then chốt, đoàn kết thìsống, chia rẽ thì chết, vì thế có thực hiện được đoàn kết và thống nhất, nguồnsức mạnh của Đảng mới được củng cố và phát huy Là lực lượng lãnh đạo, làlinh hồn của khối đại đoàn kết toàn dân, và nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kếtthống nhất, chỉ sau 15 năm xây dựng và phát triển (1930-1945), với lý luận vàphương pháp cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, “Đảng ta không những đãgiành được quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước, mà còn giữ vững đượcquyền lãnh đạo đó trên mọi lĩnh vực”[5]
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trước những khó khăn,thách thức khôn lường của thực tiễn, Hồ Chí Minh khẳng định và yêu cầu: “Sứcmạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí Mỗi cán bộ đảng viên phải nâng cao ýthức tổ chức và kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối và chính sách củaĐảng, tôn trọng nguyên tắc và sinh hoạt của Đảng”[6] Người cũng nói, khi đãtrở thành Đảng cầm quyền, trong Đảng càng cần phải đoàn kết, bởi rằng: “Đoànkết là sức mạnh của Đảng Đoàn kết chặt chẽ và kỷ luật nghiêm khắc, hai điều
đó không thể rời nhau Kỷ luật nghiêm, để đảm bảo tư tưởng nhất trí và hànhđộng thống nhất của toàn Đảng, toàn dân Chủ trương của Đảng ta là: Trong nội
bộ thì mở rộng dân chủ, tự phê bình và phê bình Nguyên tắc tổ chức thì cực kỳnghiêm, tức là ở bất kỳ hoàn cảnh nào, mọi đảng viên và cán bộ cũng phải thậtthà và triệt để chấp hành chính sách và nghị quyết của Đảng, phải làm đúng chế
độ gửi báo cáo và xin chỉ thị”[7]
Chỉ ra trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng từ Trung ương xuống đến cơ sở, HồChí Minh nhấn mạnh: Để giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, “cần đấutranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cục bộ, bản vị,
Trang 15địa phương chủ nghĩa, chống chủ nghĩa cơ hội và mọi biểu hiện bè phái trongĐảng”[8] Đồng thời Người cũng chỉ rõ: “Muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng,
ắt phải thống nhất tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình vàphê bình”[9], vì “phê bình, tự phê bình để cùng nhau tiến bộ, để đi đến càngđoàn kết Đoàn kết, phê bình, tự phê bình thật thà để đi đến đoàn kết hơnnữa”[10]
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Mỗi chi bộ của đảng phải thực sự
là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết vớiquần chúng và để làm được điều đó, “cần thực hiện đầy đủ dân chủ trong sinhhoạt Đảng, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình một cách trung thực, thẳng thắnvới tình đồng chí, tôn trọng, thương yêu nhau”[11] Người cũng nhấn mạnh vấn
đề này trong Di chúc dặn lại cho Đảng, cho muôn đời các thế hệ con cháu maisau: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kếtnhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”[12], đồng thời mongmuốn “trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh
tự phê bình và phê bình” Theo Người, đó không chỉ là những nhiệm vụ trọngyếu, là yêu cầu bức thiết của một Đảng cầm quyền trước mỗi bước chuyển củacách mạng, mà còn là cách tốt nhất để “củng cố và phát triển sự đoàn kết vàthống nhất của Đảng”, để Đảng trong sạch, khoẻ mạnh, để “dù công việc to lớnmấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”
3 Xuyên suốt lịch sử xây dựng và trưởng thành của Đảng, mỗi cán bộ đảngviên đều nhận thức sâu sắc rằng: Đoàn kết không phải chỉ là nhiệm vụ chiếnlược của Đảng, không phải chỉ thực hiện trong Đảng, mà đoàn kết còn là đòi hỏikhách quan của toàn thể dân tộc trong cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc, giảiphóng giai cấp, giải phóng nhân loại Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta,đồng thời cũng là trung tâm đoàn kết của Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãbằng tâm trong sáng, đạo đức cách mạng sáng ngời để quy tụ và tạo nên nguồnsức mạnh đoàn kết toàn Đảng, trước hết là đoàn kết trong Ban chấp hành Trungương và trong Bộ chính trị Người đồng thời cũng trở thành linh hồn của khốiđại đoàn kết toàn dân tộc
15