1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf

130 743 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Ngành học: Kinh doanh quốc tế

2 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Tuấn Dương - Nam/nữ: Nam – Dân tộc: Kinh

Lớp: A1 Khóa: K45 Khoa: Quản trị kinh doanh Năm thứ: 3/4 Ngành học: Kinh doanh quốc tế

Họ và tên người hướng dẫn:

PGS.,TS Bùi Ngọc Sơn – Giảng viên Bộ môn Nghiệp vụ

Trang 2

doanh xuất khẩu; hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và lựa chọn thị

trường mục tiêu; năng lực quản lý và điều hành, tổ chức xuất khẩu; Đồng thời,

chương này cũng trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến NLXK của doanh nghiệp, các vấn đề cơ bản về thị trường Nhật Bản và hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản (NLTS) của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, những đặc điểm cơ bản về kinh tế kỹ thuật và các chế định pháp lý của thị trường Nhật Bản mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường

này

Chương 2: Thực trạng năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Nhật Bản

Trên cơ sở khảo sát thực tiễn dựa theo các nội dung, tiêu chí ở chương 1, đề tài đã đánh giá thực trạng NLXK của các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh để làm căn cứ đưa ra các giải pháp ở chương 3

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới

Nội dung chương này đề cập đến triển vọng xuất khẩu hàng NLTS sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM, từ đó đưa ra kiến nghị của nhóm nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 3

TQM: Total Quality Management: Quản lý chất lượng tổng thể

VASEP: Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam

VJEPA: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

Trang 4

http://svnckh.com.vn 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU HÀNG

NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA NHẬT BẢN 4

I Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam 4

1 Doanh nghiệp và phân loại các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Phân loại doanh nghiệp 4

2 Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam 5

2.1 Khái niệm về năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp 5

2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp 6

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến NLXK của doanh nghiệp Việt Nam 11

3.1 Nhóm các nhân tố nội tại của doanh nghiệp 11

3.2 Nhóm các nhân tố trong nước 13

3.2 Nhóm các nhân tố ngoài nước 14

II Thị trường nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản của Nhật Bản 15

1 Thị trường Nhật Bản và hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 15

2.1 Quy định về kiểm soát hóa chất, kháng sinh 24

2.2 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) 25

2.3 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH XUẤT

Trang 5

1 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản 27

2 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng lâm sản 30

3 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng thủy sản 31

II Báo cáo kết quả điều tra năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Nhật Bản 32

1 Năng lực tài chính của doanh nghiệp 33

2 Trình độ cán bộ làm công tác xuất khẩu 34

3 Trình độ áp dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp 36

4 Kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp 37

5 Kết quả điều tra hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp 38

6 Báo cáo khảo sát năng lực quản lý và điều hành, tổ chức xuất khẩu 40

III Đánh giá thực trạng năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Tp Hồ Chí Minh xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản 41 1 Đánh giá thực trạng năng lực tài chính của doanh nghiệp 41

2 Đánh giá thực trạng trình độ cán bộ làm công tác xuất khẩu 42

3 Đánh giá trình độ áp dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp 44

4 Đánh giá kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp 45

5 Đánh giá hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp 45

6 Đánh giá năng lực quản lý điều hành, tổ chức xuất khẩu 47

IV Đánh giá các nhân tố tác động đến năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Nhật Bản 48

Trang 6

http://svnckh.com.vn 6 1 Nhóm nhân tố nội tại tác động đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp 48 2 Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh doanh trong nước tác động NLXK của doanh nghiệp 49 3 Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh doanh ngoài nước tác động đến NLXK của doanh nghiệp 50

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG LÂM THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI 53 I Triển vọng xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 53

1 Dự báo nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng NLTS của Nhật Bản 53 2 Cơ hội xuất khẩu và ưu thế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có được so với các địa phương khác khi xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Nhật Bản 53 2.1 Cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 53 2.2 Ưu thế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có được so với các địa bàn khác 55

II Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Nhật Bản 57

1 Cơ sở đề xuất giải pháp 57 1.1 Phân tích SWOT 57 1.2 Khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 58 2 Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Nhật Bản

60

Trang 7

http://svnckh.com.vn 7 2.1 Giải pháp về phía Nhà nước và chính quyền thành phố 60 2.2 Giải pháp về phía các doanh nghiệp 69

KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản liên tục tăng trong gần 20 năm trở lại đây và chỉ xếp thứ hai sau Hoa Kì, đạt 8,537.9 triệu USD năm 2008 Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu chủ đạo của các doanh nghiệp Việt Nam Đặc biệt, đối với mặt hàng nông lâm thủy sản (NLTS) – những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thì vấn đề xuất khẩu những mặt hàng này là một vấn đề đáng được quan tâm

Thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM) với ưu thế là trung tâm kinh tế và lân cận với các vùng sản xuất sản phẩm NLTS nên có tiềm năng tập trung nguồn hàng và xuất khẩu mặt hàng này khá lớn Đồng thời, Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu lớn đối với các mặt hàng này nhưng cũng là một thị trường khó tính cần phải nghiên cứu và tìm hiểu cẩn thận

Việc nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Tp HCM xuất khẩu mặt hàng NLTS sang thị trường Nhật Bản nói riêng là một trong những việc cần thiết trong công cuộc phát triển và bình ổn kinh tế trong giai đoạn hội nhập hiện tại

Để có thể thực hiện được vấn đề trên một cách hiệu quả cần có một cái nhìn tổng quát về thực trạng của năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Tp HCM xuất khẩu mặt hàng NLTS sang thị trường Nhật Bản trong thời gian gần đây Để từ đó có thể thấy được kết quả của vấn đề này cũng như những nguyên nhân của thực trạng trên Trên cơ sở những kết quả và nguyên nhân đã tìm được, có thể tìm

Trang 8

http://svnckh.com.vn 8 hiểu những giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Tp HCM xuất khẩu mặt hàng NLTS sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới

Đề tài “GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG LÂM THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN”

sẽ nghiên cứu dưới góc độ và khả năng của những sinh viên khối ngành kinh tế -

chuyên ngành kinh doanh quốc tế 2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Tp HCM khẩu các mặt hàng NLTS trên thị trường Nhật Bản trong thời gian gần đây (2003 – 2008)

Đánh giá thực trạng năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Tp HCM xuất khẩu hàng NLTS sang thị trường Nhật Bản

Từ thực trạng của vấn đề nghiên cứu đưa ra những giải pháp và kiến nghị với Nhà nước, Cơ quan, Ban ngành có liên quan và các doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực xuất khẩu hàng NLTS sang thị trường Nhật Bản nói riêng và nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất

khẩu hàng NLTS trên địa bàn Tp HCM

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp

xuất nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2008 và quí I/2009, tập trung vào các doanh nghiệp xuất khẩu NLTS Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trong thời gian tới

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu theo phương pháp tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu từ sách, báo, Internet, Báo cáo của ngành, các đề tài nghiên cứu từ trước đó để thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu

Sử dụng kết quả khảo sát thực tế, từ đó phân tích và nghiên cứu

Trang 9

http://svnckh.com.vn 9

5 Kết quả nghiên cứu dự kiến

Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra một các nhìn khái quát và tổng quan của một công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên về vấn đề năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Tp HCM xuất khẩu hàng NLTS sang thị trường Nhật Bản hiện tại và đây là một kiến nghị, một tài liệu tham khảo đối với các cơ quan, ban ngành có liên quan và đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng NLTS để từ đó là cơ sở cho các chính sách và giải pháp thích hợp Đề tài này cũng là một tài liệu cho những người đang nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Tp HCM sang thị trường Nhật Bản đặc biệt là các bạn sinh viên khối ngành kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các Cán bộ, Giảng viên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành công trình này

Chúng tôi nhận thấy rằng đây là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có những kiến thức sâu rộng cả về lý luận lẫn thực tiễn, trong khi trình độ kiến thức của nhóm thực hiện còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Ban tổ chức, quý thầy cô và người đọc để đề tài có thể hoàn thiện hơn Chân thành cảm ơn

Trang 10

http://svnckh.com.vn 10

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 11

II Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam

3 Doanh nghiệp và phân loại các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 1.1 Khái niệm

Có khá nhiều cách hiểu về khái niệm doanh nghiệp dưới góc độ của khoa học quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh và khoa học pháp lý Doanh nghiệp được

hiểu đơn giản là: là một chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một kế hoạch nhất định nhằm mục đích kiếm lợi nhuận Trên thực tế doanh nghiệp được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, hãng,

Dưới góc độ của pháp luật, từ khi thực hiện đổi mới, khái niệm doanh nghiệp đã được quy định lần đầu tiên trong Luật công ty năm 1990, sau đó tại Điều 3, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005

định nghĩa về doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”

1.2 Phân loại doanh nghiệp

Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm:  Doanh nghiệp nhà nước

 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Doanh nghiệp liên doanh và công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

 Doanh nghiệp dân doanh: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)(Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty TNHH một thành viên), Công ty cổ

phần, Công ty hợp danh, Công ty tư nhân,

 Doanh nghiệp tập thể

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh doanh sau đây:

Trang 12

http://svnckh.com.vn 12 Kinh doanh cá thể (sole proprietorship)

Kinh doanh góp vốn (partnership) Công ty (corporation)

Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với quy mô và trình độ phát triển nhất định Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động với tư cách là công ty Đây là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu có thể coi tất cả các loại hình đó là doanh nghiệp

Tóm lại, việc phân loại các doanh nghiệp có thể diễn tả theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Phân loại doanh nghiệp Việt Nam

Nguồn: Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005

4 Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam 2.1 Khái niệm về năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai

Doanh nghiệp dân doanh

Công ty 100% vốn đầu tư nước ngòai

Công ty liên doanh Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH một thành viên

Công ty cổ phần

Công ty tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tập thể

Hợp tác xã

Trang 13

http://svnckh.com.vn 13 Hiện chưa có khái niệm chính thức về Năng lực xuất khẩu (NLXK), tuy nhiên nếu căn cứ theo cách hiểu truyền thống và phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam thì NLXK của một doanh nghiệp được định nghĩa như

sau: NLXK là khả năng xuất khẩu cao nhất của doanh nghiệp đó ra thị trường nước ngoài trong một thời gian nhất định

NLXK của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố cơ bản như: năng lực tài chính, trình độ cán bộ công tác xuất khẩu, năng lực huy động nguồn hàng xuất khẩu, năng lực tìm kiếm thị trường xuất khẩu, năng lực tổ chức xuất khẩu, năng lực xử lý các vấn đề phát sinh khi xuất khẩu

2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp

Theo cách tiếp cận trên về NLXK của doanh nghiệp, hệ thống các chỉ tiêu

đánh giá NLXK của doanh nghiệp được xây dựng như sau:

2.2.1 Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Các hoạt động trong doanh nghiệp nói chung hay hoạt động xuất khẩu rất cần thiết phải có các nguồn vốn cả ngắn hạn và dài hạn Năng lực tài chính của doanh nghiệp chính là việc lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và liên tục, tăng cường quy mô với chi phí thấp nhất Việc tổ chức sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả, tiết kiệm, lựa chọn những hợp đồng tối ưu, những chiến lược kinh doanh hợp lí, sử dụng tối đa nguồn vốn hiện có tránh ứ đọng vốn, đồng thời giảm bớt nhu cầu vay vốn từ đó giảm được các khoản tiền lãi vay,…

Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực tài chính của doanh nghiệp, bên cạnh đó là việc thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp qua tình hình thu chi tiền tệ và thực hiện các chỉ tiêu tài chính, phát hiện kịp thời những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong quá trình kinh doanh để đưa ra những quyết định điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với thực tế kinh doanh

Để phục vụ cho việc nghiên cứu năng lực tài chính của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng NLTS, nhóm nghiên cứu căn cứ trên các tiêu chí sau:

Trang 14

http://svnckh.com.vn 14

Quy mô vốn của doanh nghiệp: là toàn bộ nguồn vốn dùng cho hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

Nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp: đây là khoản đầu tư ban đầu khi

thành lập doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn tự có là vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước Đối với công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, nguồn vốn ban đầu do các cổ đông hoặc thành viên đóng góp để hình thành công ty Đối với các công ty cổ phần vốn kinh doanh có thể huy động thêm từ việc phát hành cổ phiếu

Vốn vay: ngoài vốn chủ sở hữu thì vốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng

trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động được số vốn lớn, tức thời Tuy nhiên, sử dụng vốn vay phải hết sức chú ý đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, kế hoạch sử dụng vốn phải đảm bảo hợp lý, đúng mục đích; quản lý tốt quỹ tiền mặt, kỳ trả nợ và kỳ thu tiền, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập bám sát thực tế nếu không vốn vay sẽ trở thành một gánh nặng đối với doanh nghiệp

Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (tín dụng thương mại): đây cũng là một

nguồn vốn tương đối quan trọng xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp (trả chậm), việc chiếm dụng này có thể phải trả phí hoặc không phải trả phí nhưng lại đáp ứng được việc doanh nghiệp có nguyên vật liệu, điện, nước, để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra để tiến hành sản xuất Như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý không nên chiếm dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khoản nợ nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác, với thị trường hoặc kiện tụng pháp luật, tốt nhất nên có sự thoả thuận về việc chiếm dụng vốn

Nguồn vốn khác: như lợi nhuận để lại, lương cán bộ công nhân viên chậm

thanh toán…

Trang 15

http://svnckh.com.vn 15

Tình trạng thiếu vốn kinh doanh: là việc doanh nghiệp có thường

xuyên thiếu vốn phục vụ cho hoạt động của mình hay không

Nguyên nhân không vay được vốn ngân hàng: doanh nghiệp có thể

vay vốn bằng nhiều hình thức khác nhau như đã đề cập song vốn ngân hàng là nguồn vốn quan trọng và thường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng vốn vay của doanh nghiệp Việc tiếp cận nguồn vốn này có thể bị hạn chế do nhiều nguyên nhân như lãi suất ngân hàng quá cao, thủ tục vay vốn phức tạp, doanh nghiệp

không có khả năng thanh toán các khoản nợ cũ…

2.2.2 Trình độ cán bộ làm công tác xuất khẩu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công cần có đội ngũ cán bộ công nhân viên chức có trình độ cao và cơ cấu hợp lý Cơ cấu hợp lý nghĩa là sự phân bổ cán bộ vào các phòng ban sao cho phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ cao được hiểu là trình độ qua đào tạo, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm công tác Trình độ cán bộ công tác xuất khẩu của doanh nghiệp được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

Số lượng cán bộ làm công tác xuất khẩu: là số lượng cán bộ tham gia

trực tiếp vào mọi khâu của hoạt động xuất khẩu, góp phần phản ánh mức độ ưu tiên, quy mô và mức chuyên sâu của hoạt động xuất khẩu trong doanh nghiệp

Trình độ học vấn của Ban Giám đốc doanh nghiệp: là trình độ đào tạo

qua hệ thống trường lớp như Trung cấp, Cao đẳng, Đại học hay Trên đại học…

Kinh nghiệm về công tác xuất khập khẩu của Ban Giám đốc: là thời

gian tham gia vào hoạt động xuất khẩu, kinh nghiệm xử lý các vấn đề phát sinh…

Trình độ học vấn và kinh nghiệm công tác cho biết mức độ am hiểu của Ban Giám đốc về quy trình hoạt động của doanh nghiệp đồng thời cho biết khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn quá trình sản xuất kinh doanh

Trình độ ngoại ngữ của lãnh đạo doanh nghiệp: thể hiện qua bằng

cấp, các kỹ năng nghe nói đọc viết về bất cứ ngoại ngữ nào

Trang 16

Trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất của doanh nghiệp: phản ánh

công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng, cụ thể là máy móc, thiết bị, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, công cụ, dụng cụ…có trình độ cao hay thấp, có thường xuyên đổi mới công nghệ hay không và khoảng cách giữa trình độ công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng với trình độ trung bình của ngành trong nước và thế

giới

Thành lập trang Web (Website) doanh nghiệp: Trang web doanh

nghiệp được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp… Việc nghiên cứu website doanh nghiệp cho biết khả năng vận dụng những tiến bộ của Internet

vào hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả mà nó đem lại cho doanh nghiệp Áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu

Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch, hoặc có thể hiểu đơn giản là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và Internet Ở Việt Nam, tuy mới chỉ mới dừng lại ở giai đoạn thương mại điện tử thông tin nghĩa là các doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin, đàm phán, đặt hàng song chưa thể tiến hành ký kết hợp đồng qua mạng, tuy nhiên thương mại điện tử đã có những đóng góp nhất định góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất

Trang 17

http://svnckh.com.vn 17 kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, việc nghiên cứu xem một doanh nghiệp có áp dụng thương mại điện tử hay không sẽ phản ánh cụ thể hơn trình độ áp dụng

những tiến bộ của công nghệ thông tin vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp

2.2.4 Kinh nghiệm kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp

Yếu tố này được thể hiện qua thời gian tham gia vào hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, sự am hiểu của doanh nghiệp về thị trường, cách tiếp cận thị trường mục tiêu, các quy định pháp lý, các chính sách của nước nhập khẩu áp dụng đối với loại hàng hóa của doanh nghiệp, cách thức tổ chức sản xuất và phân phối, phương thức thanh toán, các phong tục tập quán của nước nhập khẩu, mối quan hệ song phương giữa chính phủ nước mình và nước nhập khẩu,…được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Kinh nghiệm tham gia hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu NLTS được đánh giá qua các tiêu chí:

Kinh nghiệm tham gia hoạt động xuất khẩu các mặt hàng NLTS:

khoảng thời gian tính từ khi doanh nghiệp bắt đầu tham gia xuất khẩu đến thời điểm được khảo sát

Lợi thế cạnh tranh nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh: là những lợi

thế được doanh nghiệp tạo ra và sử dụng cho cạnh tranh như lợi thế về giá thành sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm cao hoặc sản phẩm có những khác biệt vượt trội hơn so với các đối thủ…

Kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm: là tổng giá trị hàng NLTS

xuất khẩu được tính bình quân cho một năm

2.2.5 Hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và lựa chọn thị

trường mục tiêu

Hoạt động nghiên cứu thị trường là chỉ tiêu đánh giá NLXK của doanh nghiệp với việc xác định đúng khả năng của doanh nghiệp đồng thời hiểu rõ tình hình của thị trường với những quy định về thị trường đó đối với loại hình, mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh Ngoài ra, chỉ tiêu này còn bao gồm việc am hiểu về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, lựa chọn đúng phân khúc thị trường…

Trang 18

http://svnckh.com.vn 18 Họat động này thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thị trường xuất khẩu chủ yếu: là thị trường đem lại kim ngạch xuất

khẩu lớn nhất cho doanh nghiệp

Kênh tìm kiếm thông tin: là các phương tiện mà thông qua đó doanh

nghiệp có thể thu thập và tìm kiếm thông tin cần thiết về khách hàng và thị trường như Internet, báo chí, hội chợ, triển lãm, sách báo, tạp chí…

Kinh phí nghiên cứu thị trường: là khoản kinh phí mà doanh nghiệp

dùng cho hoạt động nghiên cứu thị trường trong một khoảng thời gian nhất định (ở

đây là một năm)

2.2.6 Năng lực quản lý và điều hành, tổ chức xuất khẩu

Là năng lực đảm bảo cho tất cả các công đoạn trong quy trình xuất khẩu từ khâu thu mua, chế biến đến làm thủ tục hải quan, giao hàng và thanh toán hợp đồng diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao Việc nghiên cứu NLXK của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng NLTS được nhóm nghiên cứu giới hạn qua các chỉ tiêu:

Tiêu chuẩn quản lý chất lượng hàng xuất khẩu: để sản phẩm có thể

thâm nhập một thị trường thì chất lượng sản phẩm cần đáp ứng được yêu cầu của thị trường đó Có nhiều hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng khác nhau, trong đó các doanh nghiệp xuất khẩu NLTS Việt Nam thường quản lý chất lượng hàng hóa của mình theo các tiêu chuẩn sau: tiêu chuẩn quốc tế ISO, tiêu chuẩn Việt

Nam, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn doanh nghiệp

Hình thức quảng cáo hàng xuất khẩu: hoạt động quảng cáo xúc tiến

thương mại có một vai trò không nhỏ trong việc chào hàng, bán hàng, thâm nhập và tìm kiếm thị trường đối với các mặt hàng NLTS xuất khẩu và được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau như sách báo, tạp chí, mạng Internet, truyền hình… Mỗi hình thức quảng cáo có những ưu nhược điểm riêng cần được nghiên

cứu cụ thể để áp dụng phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp

Trang 19

http://svnckh.com.vn 19

Hoạt động nghiên cứu thị trường trước khi xuất khẩu: là nghiên cứu

về dung lượng thị trường, phong tục tập quán, đòi hỏi của thị trường đối với sản

phẩm của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, cân phân phối… Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ ¹: “Thương hiệu (Brand) là một cái tên, chữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định hoặc phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người, hoặc một nhóm người bán với hàng hóa hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh” Việc xây

dựng thương hiệu cho doanh nghiệp là một quá trình lâu dài nhưng hết sức quan trọng vì thương hiệu chính là một tài sản vô hình, là vũ khí cạnh tranh trên thương trường đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến NLXK của doanh nghiệp Việt Nam 3.1 Nhóm các nhân tố nội tại của doanh nghiệp

Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố như: Khả năng tài chính; trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất; giá thành sản phẩm; khả năng tổ chức xuất khẩu;…

¹ Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association), http://www.marketingpower.com ) 3.1.1 Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Khả năng tài chính của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc huy động nguồn vốn để có thể sản xuất kinh doanh từ đó có thể huy động nguồn hàng, sử dụng và hiệu quả các nguồn quỹ của doanh nghiệp vào việc đầu tư và phát triển Việc sử dụng hợp lí và phát huy khả năng tài chính của doanh nghiệp sẽ là nhân tố ảnh hưởng đến NLXK của doanh nghiệp rất nhiều Khả năng tài chính sẽ là nhân tố quyết định đến những nhân tố khác trong việc xác định NLXK của doanh nghiệp

3.1.2 Trình độ công nghệ

Trình độ công nghệ trong việc sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng NLTS ảnh hưởng rất nhiều đến NLXK của doanh nghiệp trong việc sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm để tạo được lợi thế cạnh tranh Việc tiếp cận với các công nghệ hiện đại để đảm bảo chất lượng sản phẩm hạ giá thành

Trang 20

http://svnckh.com.vn 20 sản phẩm,… trình độ công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo những tiêu chuẩn của quốc tế về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước trong các công việc khác liên quan đến việc thực hiện và thanh toán hợp đồng như: bảo quản, lưu kho sản phẩm, đóng gói, thanh toán

3.1.3 Thiết bị sản xuất

Thiết bị sản xuất là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm xuất khẩu Các thiết bị hiện đại hay lạc hậu sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng của sản phẩm từ đó sẽ ảnh hưởng đến thời gian thực hiện đơn hàng Các thiết bị sản xuất còn là nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài chính của doanh nghiệp trong việc đầu tư, cải tiến, bảo trì thiết bị sản xuất

3.1.4 Giá thành sản phẩm

Giá thành của sản phẩm là một trong những yếu tố giúp cho doanh nghiệp xây dựng được năng lực cạnh tranh Từ đó, có nhiều ảnh hưởng đến NLXK của doanh nghiệp Với một giá thành cạnh tranh và hợp lí doanh nghiệp thu hút được nhiều bạn hàng từ đó sẽ giúp doanh nghiệp phát triển và xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn Giá thành sản phẩm còn biểu hiện việc doanh nghiệp có chiến lược, hoạt động kinh doanh hiệu quả và tổ chức hoạt động xuất khẩu hợp lý Với việc xuất khẩu được nhiều hàng hoá sẽ giúp cho doanh nghiệp có được cơ hội để có thể cải tiến hoạt động, nâng cao được cơ hội cạnh tranh và xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn

3.1.5 Khả năng tổ chức xuất khẩu

Sản phẩm sau khi sản xuất có xuất khẩu được hay không phụ thuộc vào nhan tố này Khả năng tổ chức xuất khẩu phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên làm công tác xuất khẩu của doanh nghiệp trong việc sắp xếp, tổ chức và thực hiện các quy trình xuất khẩu, phân công nhân trách nhiệm, thực hiện các thủ tục pháp lý, thủ tục hải quan để xuất khẩu được hàng hoá Sự chủ động trong việc tìm kiếm đối tác và các đơn vị hỗ trợ, tác phong trong quá trình thực hiện hợp đồng, khả năng cải tiến nâng cao khả năng tổ chức xuất

Trang 21

http://svnckh.com.vn 21 khẩu…cũng là các yếu tố ảnh hưởng Việc các doanh nghiệp có thể thực hiện cùng lúc nhiều đơn hàng mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của đối tác cũng đóng vai trò tác động khá lớn

3.2 Nhóm các nhân tố trong nước

Nhóm này bao gồm: Chính sách thuế xuất khẩu; cơ sở hạ tầng; các chi phí như: viễn thông, vận tải, bảo hiểm; thủ tục hành chính của các Tỉnh, Thành phố,…

3.2.1 Chính sách thuế xuất khẩu

Đây là nhân tố thuộc quản lý của nhà nước, chính sách thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng NLTS trong việc hỗ trợ hay hạn chế các mặt hàng xuất khẩu sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Với những ưu đãi về thuế suất trong xuất khẩu sẽ có tác dụng động viên và hỗ trợ doanh nghiệp Việc giảm bớt gánh nặng về thuế xuất khẩu hay có các chính sách ưu đãi về thời gian ân hạn, mức thuế, miễn thuế hay khai báo thuế sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội đầu tư vào phát triển những yếu tố khác

3.2.1 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của một quốc gia hay ngành hàng sẽ ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của một đất nước Cơ sở hạ tầng tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy và đảm bảo việc hoạt động của doanh nghiệp và ngược lại khi cơ sở hạ tầng không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố như điện năng, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống cung cấp nước, kho bãi,…sẽ tác động rất lớn đến NLXK của doanh nghiệp từ việc duy trì sản xuất và vận chuyển hàng hóa cho đến việc lưu kho, bảo quản

3.2.2 Các chi phí liên quan như viễn thông, bảo hiểm,…

Đây là một trong những yếu tố cấu thành nên chi phí của doanh nghiệp Các chi phí này trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng tới việc doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được những yêu cầu từ phía khách hàng và cạnh tranh với các nhà cung cấp khác Các khoản chi phí này nếu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp của như khả năng phát triển và hợp tác lâu dài

Trang 22

http://svnckh.com.vn 22

3.2.3 Thủ tục hành chính của các Tỉnh, Thành phố

Nhân tố này thuộc vào môi trường quản lý của cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính ở các địa phương Với việc xuất khẩu mặt hàng NLTS, các doanh nghiệp sẽ có địa bàn hoạt động hay có mối quan hệ với các đơn vị cung cấp ở nhiều địa phương, nhiều Tỉnh, Thành phố khác nhau Các chính sách, quy định về thủ tục hành chính sẽ ảnh hưởng đến việc huy động hàng, thu mua, sản xuất, lưu kho, vận chuyển,…của doanh nghiệp Việc tuân thủ và hoàn thành các thủ tục hành chí+nh của các địa phương có liên quan một cách nhanh chóng và thuận lợi là điều kiện hết sức cần thiết trong việc nâng cao NLXK của doanh nghiệp

3.3 Nhóm các nhân tố ngoài nước

Trong phạm vi đề tài, nhóm nhân tố này gồm: các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn lao động

3.3.1 Tiêu chuẩn về chất lượng

Việc xuất khẩu các mặt hàng NLTS đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm một cách nghiêm ngặt Nhất là khi xuất khẩu sang thị trường có các quy định về chất lượng sản phẩm chặt chẽ và nghiêm ngặt Việc tuân thủ và đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng theo các tiêu chuẩn của các tổ chức Quốc tế còn giúp doanh nghiệp tạo được lòng tin nơi khách hàng và tạo ra những cơ hội mới trong việc kinh doanh Khi đảm bảo được các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ chủ động trong hoạt động và nâng cao được NLXK của mình Đối với các quốc gia như Nhật Bản những quy định về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm rất nghiêm ngặt Nếu như doanh nghiệp vi phạm các tiêu chuẩn về chất lượng thì không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của cả ngành hàng đó, đất nước đó

3.3.2 Vệ sinh thực phẩm

Đây một trong những vấn đề đặc biệt được quan tâm ở các quốc gia trong việc nhập khẩu hàng NLTS hay các mặt hàng lương thực, thực phẩm Các quy định và điều kiện về vệ sinh thực phẩm là hết sức khắt khe và nghiêm ngặt để đảm

Trang 23

http://svnckh.com.vn 23 bảo quyền lợi của người tiêu dùng và toàn xã hội Để có được khả năng xuất khẩu đến các thị trường khác nhau doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và nắm bắt các quy định về vệ sinh thực phẩm theo quy định của từng quốc gia và khu vực khác nhau Việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được lòng tin nơi khách hàng và nâng cao NLXK của mình

3.3.3 Tiêu chuẩn an toàn, môi trường và lao động

Bên cạnh các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm thì các yếu tố liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng NLXK của doanh nghiệp Các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn lao động, thân thiện với môi trường và quan tâm đến người lao động cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến NLXK của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh hướng ra cộng đồng và xã hội sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững Việc đánh giá và lựa chọn đối tác trong kinh doanh ngày nay người ta rất chú ý đến các tiêu chuẩn liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

II Thị trường nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản của Nhật Bản

3 Thị trường Nhật Bản và hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của Doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

3.1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là nước có dân số rất đông (128,018,000 người theo số liệu của Tổng cục thống kê và Bộ Y tế Nhật Bản ngày 31/12/2008), tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và trở thành nước có nền kinh tế - công nghiệp - tài chính thương mại - dịch vụ - khoa học kỹ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ) Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và

Trang 24

http://svnckh.com.vn 24 phát triển lớn nhất thế giới Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới

Bờ biển có hình dạng răng cưa nên rất thuận lợi cho việc hình thành các cảng

Chính vì thế Nhật Bản có nền công nghiệp biển và thương mại bằng đường biển rất phát triển

Trong hai năm trở lại đây, do chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, nền kinh tế Nhật Bản cũng gặp rất nhiều khó khăn Chính phủ Nhật Bản nhận định nền kinh tế đã chạm đáy với mức giảm kỷ lục 4% trong quý I/2009 và giảm tới 15,2% so với cùng kỳ năm 2008 trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa cả trong và ngoài nước đều yếu kém Xuất khẩu của Nhật Bản quý I/2009 đã giảm 26%, trong khi đầu tư vốn của các công ty cũng giảm tới 10,4% Ngoài ra, chi tiêu của người tiêu dùng (chiếm 55% GDP của Nhật Bản) cũng giảm 1,1% Tốc độ suy giảm của nền kinh tế Nhật có vẻ như đã chậm lại Trong thời gian sắp tới, có thể nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục yếu đi nhưng sản xuất và xuất khẩu có xu hướng bắt đầu hồi phục và đầu tư cũng sẽ tăng lên

3.1.1 Nhu cầu đối với các mặt hàng nông sản

Dù đã áp dụng nhiều biện pháp và chính sách phát triển sản xuất nông sản trong nước, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những nước có nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản cao nhất thế giới Cụ thể nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng như sau:

Cà phê: Toàn bộ cà phê tiêu thụ ở Nhật là hàng nhập khẩu và tuy thói quen

uống cà phê của người Nhật không thể so được với trà song kim ngạch nhập khẩu cà phê của Nhật vẫn tăng lên liên tục trong những năm gần đây Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đã tăng 18.6% từ 1,131,542 ngàn USD năm 2007 lên lên 1,342,534 ngàn USD trong năm 2008

Biểu đồ 1.1: Kim Ngạch Nhập Khẩu Cà phê của Nhật Bản từ năm 2003 - 2007

Trang 25

http://svnckh.com.vn 25

Nguồn: http://www.pic.or.jp/en/market/coffee.htm

Tuy mức tăng này có giảm so với mức tăng kỉ lục của năm 2005 khi kim ngạch nhập khẩu cà phê tăng 41.57% so với năm 2004 và lượng cà phê nhập khẩu đã bắt đầu giảm trong năm 2007 xuống còn xấp xỉ 415,000 tấn so với gần 450,000 tấn năm 2006, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung khan hiếm làm giá cà phê thế giới tăng nhưng lượng cà phê nhập khẩu vẫn giữ ở mức ổn định: 402,739 tấn năm 2007 và 402,057 tấn trong năm 2008 Dù đang phải đối mặt với những khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu buộc phải thắt chặt chi tiêu, sự ổn định này cho thấy nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Nhật vẫn rất cao Do đó, thị trường

Nhật thật sự là một thị trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu cà phê thế giới

Chè: Nhật bản là nước có truyền thống uống chè từ lâu đời Uống chè không

chỉ có lợi cho sức khỏe mà đã trở thành nghệ thuật và là một nét văn hóa đặc sắc đối với người Nhật Mỗi năm, Nhật tiêu thụ khoảng 100,000 tấn chè, chủ yếu là chè xanh, trong đó có 85% chè xanh là do nội địa cung cấp còn chè đen và chè Ôlong hoàn toàn là hàng nhập khẩu Năm 2004 kim ngạch nhập khẩu chè tăng 16.12% sau đó giảm nhẹ trong hai năm 2005 và 2006, một phần lí do của sự sụt giảm này là do việc áp dụng Luật vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi của Nhật từ giữa năm 2006 đã ảnh hưởng trực tiếp tới mặt hàng chè nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu chè năm 2007 là 194,726 ngàn USD và năm 2008 là 197,253 ngàn

Sản lượng Giá trị(Triệu Yên)

Trang 26

http://svnckh.com.vn 26 USD, tăng 1.3% và dự báo nhu cầu nhập khẩu chè vẫn sẽ tăng trong những năm tới

Cao su: mỗi năm, Nhật Bản nhập khoảng 2 tỷ USD cao su tự nhiên để phục

vụ cho ngành công nghiệp ô tô và một lượng lớn cao su tổng hợp và cao su thiên nhiên cho các ngành công nghiệp khác và đây là thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn thứ ba trên thế giới

Rau: do sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu nên hàng năm Nhật

vẫn phải nhập một lượng lớn rau từ các nước Kim ngạch nhập khẩu rau của Nhật tăng liên tục trong những năm gần đây Năm 2003, kim ngạch nhập khẩu rau của Nhật là 338,626 triệu Yên, năm 2004 tăng lên đến 356,924 triệu Yên và xu hướng tăng này vẫn tiếp tục cho đến năm 2005 với kim ngạch 273,476 triệu Yên Xu hướng này bắt đầu thay đổi khi năm 2007, lượng rau nhập khẩu là 2,711,718 tấn đạt kim ngạch 3,440,845 ngàn USD, giảm 35.92% so với năm 2006 Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 đạt 3,383,686 ngàn USD giảm 1.7% so với năm 2007; lượng rau nhập khẩu năm 2008 chỉ còn 2,451,627 tấn, giảm 9.6% so với 2007 Nguyên nhân là do người tiêu dùng Nhật trở nên dè dặt hơn với rau nhập khẩu sau nước này liên tục phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu và các loại hóa chất khác vượt quá mức cho phép trong các loại rau nhập khẩu Do đó, chính phủ Nhật đã đưa ra những qui định gắt gao hơn về kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng rau nhập khẩu, cũng như khuyến khích người tiêu dùng trong nước thực hiện chiến dịch tự cung tự cấp rau quả Tuy nhiên, mức giảm sút trong kim ngạch nhập khẩu này vẫn thật sự chưa đáng kể và với sự sụt giảm lòng tin của người tiêu dùng thế giới với các mặt hàng có xuất xứ Trung Quốc (hiện là nước xuất khẩu rau lớn nhất sang thị trường Nhật Bản) thì đây thật sự là cơ hội cho rau Việt Nam phát triển thị phần lớn hơn ở Nhật Bản

Quả: cũng như rau, hàng năm Nhật Bản phải nhập khẩu một lượng lớn quả

để đáp ứng nhu cầu trong nước Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng liên tục qua các năm và có xu hướng tăng cao hơn trong những năm gần đây Với mức tăng kim ngạch chỉ 4.26% trong năm 2004 và 4.78% năm 2005 thì kim ngạch

Trang 27

http://svnckh.com.vn 27 nhập khẩu quả đã tăng đáng kể trong năm 2008, đạt 3,227,408 ngàn USD, tăng 7.7% so với năm 2007 cho thấy nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này đang dần tăng lên

3.1.2 Nhu cầu đối với các mặt hàng lâm sản

Do chi phí khai thác quá cao nên Nhật có nhu cầu nhập khẩu lâm sản hơn là tiêu dùng các sản phẩm trong nước

Gỗ: ngành công nghiệp gỗ Nhật Bản nhập hơn 80% nguyên liệu sản xuất

Và theo Bộ đất đai, cơ sở hạ tầng và vận tải Nhật thì hơn một nửa các căn nhà ở đất nước này được làm bằng gỗ trong khi chi phí khai thác gỗ trong nước là rất cao, do đó nhu cầu nhập khẩu đối với mặt hàng này rất lớn Nhập khẩu gỗ của Nhật trong những năm gần đây có sự biến động nhưng nhìn chung mức biến động là không lớn Kim ngạch nhập khẩu năm 2005 là 4,771,010 ngàn USD, giảm 9.56% so với năm 2004 Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu gỗ tăng nhẹ đạt 4,999,631 ngàn USD Trong hai năm 2007 và 2008, kim ngạch nhập khẩu gỗ liên tục giảm lần lượt là 4.4%, 14.36%

Các sản phẩm từ gỗ: người tiêu dùng Nhật ưa chuộng các sản phẩm từ gỗ

được nhập khẩu vì mẫu mã kiểu dáng đa dạng và tinh xảo Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này có xu hướng tăng trong những năm gần đây Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm từ gỗ là 6,786,646 ngàn USD, tăng 10.47% so với kim ngạch của năm 2005 Xu hướng tăng tiếp tục trong năm tiếp theo khi kim ngạch nhập khẩu năm 2007 tăng 2.30% so với năm 2006 Kim ngạch năm 2008 đạt 6,925,864 ngàn USD, giảm 0.25% so với năm 2008 Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm nhẹ của kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm gỗ là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, nhưng mức giảm không đáng kể

3.1.3 Nhu cầu đối với các mặt hàng thủy sản

Là một quốc gia có sản lượng đánh bắt thủy sản lớn hàng đầu thế giới nhưng nhu cầu nhập khẩu của Nhật vẫn rất cao Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nhật vẫn tăng nhưng tỉ lệ tăng cũng đang giảm dần Năm 2004, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Nhật là 1,636,959 triệu Yên tăng 4.32% so với năm 2003 Năm

Trang 28

http://svnckh.com.vn 28 2005, kim ngạch chỉ tăng 1.91% so với năm 2004 Do sự biến động giá cả của các mặt hàng thủy sản và tỷ giá đồng Yên, kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng nhẹ trong các năm tiếp theo, mức tăng này là 9.6% trong năm 2008

Tuy nhiên các số liệu thống kê cho thấy nhập khẩu thuỷ sản của Nhật có xu hướng giảm trong những năm gần đây Năm 2005, lượng thuỷ sản nhập khẩu là 3,343 ngàn tấn, giảm 4.07% so với 3,485 ngàn tấn nhập khẩu vào năm 2004 Xu hướng này vẫn tiếp tục trong các năm tiếp theo khi lượng thuỷ sản nhập khẩu năm 2006 giảm 5.65% và năm 2007 giảm mạnh chỉ còn 2,425,410 tấn so với mức 3,154,000 tấn của năm 2006, giảm hơn 23% Mặc dù vẫn giảm về lượng nhưng tình hình khả quan hơn khi nhập khẩu năm 2008 chỉ giảm 3.5%

Tôm: tôm chiếm khoảng 10% tổng nhập khẩu thủy sản của Nhật trong

những năm gần đây, lượng tôm nhập khẩu của Nhật có xu hướng giảm cả về số lượng và giá trị Năm 2005, lượng tôm nhập khẩu của Nhật giảm xuống chỉ còn 241,716 tấn; giảm 3.88% so với năm 2004, kim ngạch giảm 1.18% Năm 2006, kim ngạch giảm 5.44% Năm 2007 lượng tôm nhập khẩu giảm mạnh chỉ còn 214,575 tấn, kim ngạch giảm 39.85% và xu hướng sụt giảm này vẫn tiếp tục cho đến năm 2008 Dù giá tôm trên thị trường thế giới vẫn ổn định nhưng nhu cầu tiêu thụ tôm của người Nhật sụt giảm mà nguyên nhân là do việc phát hiện dư lượng kháng sinh trong các lô hàng tôm nhập khẩu cũng như sự sụt giảm hiệu quả kinh tế Nhật khiến người tiêu dùng Nhật thắt chặt chi tiêu hơn Năm 2008, lượng tôm nhập khẩu vào thị trường này là 202,305 tấn giảm 5.7%, kim ngạch giảm 1.3% so với năm 2007 Xu hướng này sẽ tiếp tục trong tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu

Cá: trong nhiều năm liền, Nhật luôn là nước đứng đầu thế giới về nhập khẩu

cá Sau khi mất vị trí này vào năm 2007 về tay Mỹ, Nhật đã trở lại vị trí nước nhập khẩu cá hàng đầu vào năm 2008 Kim ngạch nhập khẩu cá của Nhật cũng biến động trong các năm qua do ảnh hưởng của lạm phát, tỷ giá và sự biến động giá cá trên thị trường thế giới Năm 2004 kim ngạch nhập khẩu cá của Nhật là 14,222,628 ngàn USD và tăng nhẹ vào năm 2005 đạt 14,241,566 ngàn USD Năm

Trang 29

http://svnckh.com.vn 29 2008, kim ngạch nhập khẩu cá hồi phục sau hai năm sụt giảm liên tục (năm 2006 giảm 4.98%, năm 2007 giảm 5.81%) đạt mức 13,977,920 ngàn USD, tăng 9.66% so với mức 12,746,104 ngàn USD của năm 2007 Dù đối mặt với những khó khăn do khủng hoảng tài chính trong năm 2008 nhưng kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng trở lại cho thấy nhu cầu về cá của Nhật là rất lớn

Tóm lại, tuy có nhiều biến động nhưng Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu hàng NLTS tiềm năng và mang lại nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu

3.2 Hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu hàng NLTS của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 2003 cho tới quí I/2009, ta có bảng số liệu như sau:

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng NLTS của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 2003 đến quí I/2009

Đơn vị: USD

2009 STT Mặt hàng

1 Cà phê 18,564,228 20,608,073 25,938,654 44,922,864 76,421,643 127,432,230 29,598 2 Cao su 11,985,982 15,091,520 16,434,620 23,822,887 26,813,435 34,544,547 2,886 3 Chè 3,849,867 1,357,427 1,235,139 1,084,457 844,599 927,860

4 Gạo 8,109,618 16,064,989 53,424,015 43,095,581 18,718,676 6,065,861 822 5 Hạt tiêu 358,992 380,507 793,428 1,657,927 5,816,060 7,489,101 2,645 6 Hạt điều 2,853,780 5,117,896 4,127,872 3,257,613 3,920,726 6,849,740 456 7 Lạc nhân 943,735 41,400

8 Quế 1,867,005 701,000 688,652 458,787 689,251 853,898

9 Hàng rau quả 16,709,739 22,104,706 28,991,131 27,572,623 26,426,348 30,787,020 6,906 10 Sản phẩm gỗ 137,912,952 180,016,167 240,873,378 286,799,143 307,086,222 378,839,382 87,069 11 Thuỷ sản 651,314,368 769,545,806 819,989,796 844,312,957 753,593,218 830,154,060 137,738

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2003 đến 3 tháng đầu năm 2009

Trang 30

http://svnckh.com.vn 30

1.2.1 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn hàng nông sản của Việt Nam Các mặt hàng chủ đạo có thể kể đến là: gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều, cao sau,…Đáng chú ý hơn cả là hai mặt hàng gạo và cà phê với kim ngạch xuất khẩu lớn và chiếm tỷ trọng cao trong số các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản

Theo bảng 1.1 cho thấy cà phê là mặt hàng đem lại kim ngạch lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản và có mức tăng trưởng cao từ 18,564,228 USD năm 2003 đến 127,432,230 USD năm 2008, tăng gần 700% chỉ trong vòng 5 năm

Mặt hàng đóng góp kim ngạch lớn thứ hai là cao su với giá trị 11,985,982 USD và 34,544,547 USD tương ứng năm 2003 và 2008, tăng gần 290%

Hai mặt hàng đem lại kim ngạch lớn tiếp theo là gạo và rau quả

1.2.2 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng lâm sản

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Nhật Bản mất vị thế nhập khẩu gỗ từ

Việt Nam lớn nhất vào tay Trung Quốc Nhưng Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu tiềm năng của Việt Nam Dựa theo số liệu thống kê ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.2: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 2003 – Quí I/1009

200320042005200620072008QuíI/2009Năm

Trang 31

Năm 2003, xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật của Việt Nam đứng ở vị trí thứ tư nhưng sang năm 2006 đã vươn lên thứ hai, vượt qua Thái Lan và Đài Loan

Hiện nay, sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài hầu hết đều giảm sút, tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản lại tăng so với năm 2007 và 2008 Chỉ tính riêng trong tháng 2/2009, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 27.5 triệu USD

Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đạt 55 triệu USD, tăng 14.1% so với cùng kỳ năm 2008 So với các thị trường xuất khẩu gỗ khác thì tại thị trường này, sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam có sự tăng trưởng cao nhất, đạt 6.8 triệu USD

Trong hoàn cảnh xuất khẩu gỗ khó khăn như hiện nay, việc sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản là một tín hiệu mừng, tuy nhiên đây là một thị trường khó tính nên các doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như mẫu mã sản phẩm

1.2.3 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng thủy sản

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nhìn chung tăng qua các năm, giá trị xuất khẩu năm 2003 là 651,314,368 USD và năm 2008 là 830,154,060 USD, tăng 127% trong 5 năm Ngày 29/5/2006, Nhật Bản thực hiện Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi đối với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản, đồng thời tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu thủy sản bị giảm sút 90.7 triệu USD

Trang 32

http://svnckh.com.vn 32 xuống còn 753,593,218 USD Song nhờ những nổ lực không ngừng của các doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam, giá trị xuất khẩu thủy sản sớm quay lại tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2008 Trong tháng 3 năm 2009, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt gần 140 triệu USD Ta có biểu đồ sau:

Trang 33

http://svnckh.com.vn 33

Biểu đồ 1.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 2003 đến 3 tháng đầu năm 2009

2003200420052006200720083 thángđầu năm

4.1 Quy định về kiểm soát hóa chất, kháng sinh

So với các thị trường lớn trên thế giới như EU, Mỹ, Canada thì Nhật Bản là thị trường có yêu cầu khắt khe nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm Kể từ ngày 29/5/2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi đối với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại dư lượng hóa chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hóa chất cho phép Tôm và mực xuất khẩu của Việt Nam đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm 100%

Đối với rau quả, Luật Bảo vệ thực vật của Nhật Bản liệt kê Việt Nam vào danh sách các nước có dịch bệnh ruồi đục quả, nên Việt Nam không được phép xuất khẩu quả tươi có hạt như thanh long, nhãn, xoài, đu đủ, dưa chuột, cà chua…

Trang 34

http://svnckh.com.vn 34 Việc áp dụng kiểm soát hóa chất, kháng sinh của Nhật Bản gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm:

Quy định có hiệu lực áp dụng ngay sau khi ban hành;

Thực hiện kiểm tra tăng cường với nhiều đối tượng, số lượng mẫu lớn, phương pháp kiểm đa chất (multiresidues testing methods);

Chưa qui định MRPL (mức phát hiện tối thiểu PKN phải đạt) đối với các hóa chất cấm;

Áp dụng chế độ kiểm tra tăng 50% đối với cả những doanh nghiệp không bị vi phạm: không phù hợp với thông lệ chung của các nước nhập khẩu;

Thủ tục bãi bỏ chế độ kiểm tra tăng không rõ ràng

4.2 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP)

Được kí kết ngày 15/4/2008, AJCEP là văn kiện pháp lý quan trọng xác lập mối quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện, chặt chẽ giữa ASEAN và Nhật Bản trong các lĩnh vực hàng hóa dịch vụ và đầu tư Hiệp định này sẽ tạo điều kiện cho các công ty Nhật mở rộng thị trường ở Đông Nam Á để giảm bớt chi phí cho các giao dịch thương mại như hàng hóa Nhật đi từ nước này sang nước khác trong ASEAN sẽ không bị đánh thuế, đổi lại khoảng 93% hàng hóa từ ASEAN sẽ được dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong vòng mười năm nhằm thúc đẩy tự do hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa, hợp tác đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên…Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để thâm nhập thị trường Nhật Bản song cũng sẽ gặp nhiều khó khăn vì năng lực cạnh tranh so với các nước thành viên ASEAN chưa cao

4.3 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)

Nhật Bản và ASEAN trước đó đã kí kết hiệp định đối tác kinh tế (AJCEP) có hiệu lực từ 01/12/2008 song Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản là hiệp định song phương đầu tiên giữa hai quốc gia với những cam kết sâu hơn AJCEP So với Hiệp định AJCEP, Hiệp định VJEPA có 1,766 dòng thuế và 361 dòng thuế cam kết tốt hơn Với VJEPA, trong vòng 10 năm tới, khoảng 92% hàng hóa của hai nước Việt - Nhật sẽ được miễn thuế khi vào thị trường mỗi bên Với Hiệp định

Trang 35

http://svnckh.com.vn 35 VJEPA dự kiến có hiệu lực từ tháng 7 năm 2009, các mặt hàng NLTS Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế vì Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế 83.8% giá trị thương mại nông sản của Việt Nam trong vòng 10 năm, đây là mức cam kết cao nhất so với các cam kết dành cho các nước ASEAN Nhật Bản loại bỏ thuế quan ngay với 69.6% giá trị thương mại, cũng là mức cao nhất so với các nước

Có 24 dòng thuế Nhật Bản cam kết cho Việt Nam ở mức được xem là tốt nhất như mật ong, gừng, tỏi, sầu riêng, tôm, cua, ghẹ 23 dòng thuế trong số 30 mặt hàng NLTS có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay lập tức hoặc qua lộ trình không quá 10 năm khi nhập khẩu vào Nhật Bản

Cụ thể, đối với hoa quả, sầu riêng xuất khẩu sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0% Nhật sẽ xóa bỏ dần thuế quan đối với tiêu, ngô ngọt trong vòng 5-7 năm Đồng thời sẽ cắt giảm dần thuế suất đối với các mặt hàng chè và cà phê xuống mức 0% trong vòng 15 năm Đối với thủy sản, tôm Việt Nam được hưởng thuế 0% khi hiệp định có hiệu lực; mực, bạch tuộc cũng ở mức này sau 5 năm Hiện có một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản như thủy sản, đồ gỗ, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nêu một cách khái quát về các loại hình doanh nghiệp Việt Nam cũng như khái niệm về NLXK của doanh nghiệp với các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố tác động theo ba nhóm: nhân tố nội tại doanh nghiệp, nhân tố trong nước và nhân tố ngoài nước Đồng thời, chương 1 cũng đã giới thiệu về thị trường nhập khẩu hàng NLTS của Nhật Bản cũng như hoạt động xuất khẩu các mặt hàng này của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian vừa qua Cũng trong chương này sẽ giới thiệu về các đặc điểm cơ bản về kinh tế kỹ thuật và các chế định pháp lý của thị trường Nhật Bản mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý Đây là cơ sở luận cho việc nghiên cứu các chương sau của đề tài

CHƯƠNG 2

Trang 36

4 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan Tp HCM về kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực từ Tp HCM sang Nhật Bản ta có bảng số liệu:

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực từ Tp HCM sang Nhật Bản (2006-Quí I/2009, USD)

Cà phê 1,623,552.54 9,292,694.46 21,040,912.58 4,416,887.86

Cao su 263,865.00 717,513.08 3,025,020.83

Hàng rau quả 11,089,781.22 13,052,089.59 26,880,030.80 2,007,964.36 Gạo 2,005,430.00 13,548,665.22 4,958,402.40

Trang 37

http://svnckh.com.vn 37

Cà phê: kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Nhật của các doanh nghiêp trên địa

bàn Tp HCM tăng liên tục trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 (tăng 1,195.98%) Trong đó, giai đoạn từ 2006 đến 2007 tăng 472.37%, giai đoạn 2007-2008 tăng chỉ 126.42% Có sự chậm lại trong tỉ lệ tăng kim ngạch cà phê xuất khẩu từ các doanh nghiệp trên địa bàn Tp HCM sang Nhật trong năm 2008 là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008 đã buộc các nước thắt chặt tín dụng trong nước để huy động vốn từ đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên địa bàn Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng này đã làm cho giá cà phê thế giới tăng dẫn đến tỉ lệ tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm Tuy kim ngạch nhập khẩu có chậm lại nhưng dự đoán nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này vẫn ổn định và kim ngạch sẽ giữ xu hướng tăng tiếp tục trong năm 2009 và kim ngạch xuất khẩu cà phê trong quí I/2009 đạt 4,416,887.86 USD

Cao su: Kim ngạch xuất khẩu cao su sang Nhật của các doanh nghiệp trên

địa bàn Tp HCM cũng liên tục tăng trong thời gian trên (tăng 1,046.43%) Trong đó, năm 2007 tăng 171.92% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 321.6% so với năm 2007 Dù vẫn bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào cuối năm 2008 nhưng tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Tp HCM trong năm 2008 vẫn tặng mạnh hơn so với năm 2007 Lí do của việc này là vì cao su Việt Nam chiếm thị phần cao su tại Nhật rất ít, chỉ khoảng 1.3% nên không bị ảnh hưởng nhiều từ các cuộc khủng hoảng Hơn nữa, các doanh nghiệp trên địa bàn Tp HCM vẫn đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện từ quy trình trồng cây đến bảo quản sản phẩm để có thể xâm nhập sâu hơn vào thị trường khó tính này Do đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn có xu hướng tăng nhanh

Chè: So với cà phê và cao su thì kim ngạch xuất khẩu chè của các doanh

nghiệp trên địa bàn Tp HCM tăng mạnh hơn trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2008 (tăng 2,958.96%) Năm 2006 đến 2007, kim ngạch xuất khẩu chè tăng 1,175.95% nhờ vào những nỗ lực cải tiến chất lượng của các doanh nghiệp Tuy nhiên, do chất lượng chè các doanh nghiệp xuất khẩu tại Tp HCM vẫn chưa thật

Trang 38

http://svnckh.com.vn 38 sự đáp ứng được yêu cầu khó tính của người Nhật nên xu hướng này đang chậm lại khi kim ngạch năm 2008 chỉ tăng 139.74% so với năm 2007

Rau quả: trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2008, hàng rau quả có kim ngạch

xuất khẩu cao nhất so với các mặt hàng còn lại trong nhóm nông sản Kim ngạch tuy có xu hướng tăng lên nhưng tăng chậm hơn so với các mặt hàng còn lại (chỉ tăng 142.39%) Cụ thể là năm 2007 tăng 17.69% so với 2006 và năm 2008 tăng 105.94% so với 2007 Nhật Bản nổi tiếng là một thị trường khó tính với những quy định gắt gao về vệ sinh an toàn thực phẩm với các sản phẩm nông sản nhập khẩu Song các doanh nghiệp Tp HCM đã nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm để thâm nhập vào thị trường tiềm năng này Các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất an toàn, bảo quản sản phẩm đảm bảo vệ sinh thực phẩm nên kim ngạch xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp trên địa bàn vào Nhật tuy tăng chậm nhưng vẫn giữ được tỉ lệ tăng đều

Gạo: kim ngạch xuất khẩu gạo sang Nhật của các doanh nghiệp Tp HCM

tăng lên nhanh chóng từ năm 2006 sang 2007 (tăng 575.6%) vì lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (đứng thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan) và Tp HCM là nơi tập trung thu gom gạo từ vựa lúa của cả nước (đồng bằng sông Cửu Long) Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này bắt đầu sụt giảm từ quí I/2008 và tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật trong năm 2008 đã giảm 63.4% so với 2007 Nguyên nhân là do vào giữa tháng 6 năm 2007, thông tin từ Bộ thương mại Việt Nam cho biết Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản thông báo về việc hai lô hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam vi phạm qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước này, cụ thể phát hiện trong hai lô hàng gạo nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng Acetarmiprid cao gấp ba lần hàm lượng cho phép Vì vậy, Nhật đã đưa ra cảnh báo về chất lượng gạo Việt Nam và trở nên e dè hơn trong việc nhập khẩu mặt hàng này Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Tp HCM Dù sang quí III và quí IV năm 2008, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này đã dần khôi phục nhưng vẫn thấp hơn

Trang 39

http://svnckh.com.vn 39 nhiều so với cùng kì năm ngoái Cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ mặt hàng gạo của các nước như Thái Lan, Ấn Độ là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này

Hạt tiêu, hạt điều: kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng này đều tăng

mạnh, trong đó xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh nhất trong các mặt hàng nông sản (tăng 101,658.55% từ 2006 đến 2008) Điều này được giải thích vì trong tám năm liền từ 2001 đến 2008 xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới và Nhật là một trong ba thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam Tp HCM với ưu thế là trung tâm kinh tế kỹ thuật, lại gần các vùng trồng hồ tiêu trọng điểm của cả nước như Bà Rịa-Vũng Tàu, Gia Lai, Đắc Lắc,… nên dễ dàng thu gom hàng số lượng lớn Mặt hàng điều xuất khẩu cũng tăng mạnh trong giai đoạn 2006-2007, tăng 1,182.97% Năm 2008 tỉ lệ tăng kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng này giảm mạnh so với năm 2007, cụ thể xuất khẩu tiêu năm 2008 chỉ tăng 461.21% so với 1,8031.89% năm 2007, tỉ lệ này ở điều giảm xuống còn 297.81% so với 1,182.97% năm 2007 Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã ảnh hưởng đến nhu cầu của các mặt hàng này và làm giá trên thị trường thế giới giảm mạnh

5 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng lâm sản

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ năm 2007 giảm 23.29% so với năm 2006 nguyên nhân do các doanh nghiệp trên địa bàn thành Tp HCM chưa thật sự quan tâm đến nhu cầu người tiêu dùng Nhật về chủng loại mẫu mã, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ chủ yếu là vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí, số lượng các doanh nghiệp thật sự đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất đồ gỗ còn nhỏ Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng trong năm 2008 đã tăng 67.19% so với năm 2007 Cùng với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ thì các doanh nghiệp trên địa bàn Tp HCM đã nỗ lực tìm hiểu thông tin thị trường, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu và sự ưa chuộng của người tiêu dùng Nhật Bản đối với các mặt hàng gỗ của Việt Nam để cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm Do đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng

Trang 40

http://svnckh.com.vn 40 này đã có nhiều khởi sắc Nhìn vào biểu đồ dưới đây có thể thấy được sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ qua các năm

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng NLTS của doanh nghiệp  Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản từ năm 2003 đến quớ I/2009  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng NLTS của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản từ năm 2003 đến quớ I/2009 (Trang 29)
Theo bảng 1.1 cho thấy cà phờ là mặt hàng đem lại kim ngạch lớn nhất trong tổng  kim  ngạch  xuất  khẩu  nụng  sản  và  cú  mức  tăng  trưởng  cao  từ  18,564,228  USD năm 2003 đến 127,432,230 USD năm 2008, tăng gần 700% chỉ trong vũng 5  năm - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
heo bảng 1.1 cho thấy cà phờ là mặt hàng đem lại kim ngạch lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu nụng sản và cú mức tăng trưởng cao từ 18,564,228 USD năm 2003 đến 127,432,230 USD năm 2008, tăng gần 700% chỉ trong vũng 5 năm (Trang 30)
Bảng 2.3: Tỡnh trạng thiếu vốn kinh doanh  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
Bảng 2.3 Tỡnh trạng thiếu vốn kinh doanh (Trang 43)
1. Năng lực tài chớnh của doanh nghiệp 1.1. Quy mụ vốn của doanh nghiệp  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
1. Năng lực tài chớnh của doanh nghiệp 1.1. Quy mụ vốn của doanh nghiệp (Trang 43)
1.3. Nguyờn nhõn khụng vay đƣợc vốn ngõn hàng - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
1.3. Nguyờn nhõn khụng vay đƣợc vốn ngõn hàng (Trang 44)
Bảng 2.6: Trỡnh độ học vấn của Giỏm đốc  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
Bảng 2.6 Trỡnh độ học vấn của Giỏm đốc (Trang 46)
Bảng 2.8: Trỡnh độ ngoại ngữ của BGĐ  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
Bảng 2.8 Trỡnh độ ngoại ngữ của BGĐ (Trang 46)
Bảng 2.10: Số doanh nghiệp cú trang web riờng  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
Bảng 2.10 Số doanh nghiệp cú trang web riờng (Trang 47)
Bảng 2.9: Trỡnh độ cụng nghệ thiết bị  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
Bảng 2.9 Trỡnh độ cụng nghệ thiết bị (Trang 47)
Bảng 2.13: SPXK cú lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp khỏc  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
Bảng 2.13 SPXK cú lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp khỏc (Trang 48)
4. Kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
4. Kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 48)
Bảng 2.15: Thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
Bảng 2.15 Thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu (Trang 49)
Bảng 2.17: Đỏnh giỏ của doanh nghiệp về kinh phớ nghiờn cứu thị  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
Bảng 2.17 Đỏnh giỏ của doanh nghiệp về kinh phớ nghiờn cứu thị (Trang 50)
Bảng 2.16: Kờnh tỡm kiếm thị trƣờng - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
Bảng 2.16 Kờnh tỡm kiếm thị trƣờng (Trang 50)
6. Bỏo cỏo khảo sỏt năng lực quản lý và điều hành, tổ chức xuất khẩu 6.1. Tiờu chuẩn quản lý chất lƣợng hàng xuất khẩu  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
6. Bỏo cỏo khảo sỏt năng lực quản lý và điều hành, tổ chức xuất khẩu 6.1. Tiờu chuẩn quản lý chất lƣợng hàng xuất khẩu (Trang 51)
Bảng 2.18: Tiờu chuẩn nõng cao chất lƣợng hàng xuất khẩu  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
Bảng 2.18 Tiờu chuẩn nõng cao chất lƣợng hàng xuất khẩu (Trang 51)
Bảng 2.20: Nghiờn cứu thị trƣờng Nhật trƣớc khi xuất khẩu  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
Bảng 2.20 Nghiờn cứu thị trƣờng Nhật trƣớc khi xuất khẩu (Trang 52)
Bảng 3.1: Phõn tớch SWOT - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
Bảng 3.1 Phõn tớch SWOT (Trang 70)
3.2. Khảo sỏt ý kiến của cỏc doanh nghiệp xuất khẩu cỏc mặt hàng nụng lõm thủy sản trờn địa bàn thành phố Hồ Chớ Minh  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
3.2. Khảo sỏt ý kiến của cỏc doanh nghiệp xuất khẩu cỏc mặt hàng nụng lõm thủy sản trờn địa bàn thành phố Hồ Chớ Minh (Trang 71)
Bảng 3.3: Những hỗ trợ cần thiết từ phớa Nhà nƣớc  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
Bảng 3.3 Những hỗ trợ cần thiết từ phớa Nhà nƣớc (Trang 71)
Bảng 3.5: Sự cần thiết thành lập Hội ngành hàng để đẩy mạnh  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
Bảng 3.5 Sự cần thiết thành lập Hội ngành hàng để đẩy mạnh (Trang 72)
3.2.3. Yờu cầu thành lập cỏc khu cụng nghiệp ƣu tiờn cho nhúm hàng nụng lõm thủy sản  - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
3.2.3. Yờu cầu thành lập cỏc khu cụng nghiệp ƣu tiờn cho nhúm hàng nụng lõm thủy sản (Trang 72)
27. Doanh nghiệp của Ông/ Bà quảng cáo hàng xuất khẩu của mình theo hình thức nào?  Qua Tivi  Báo chí  Mạng Internet  Việt kiều  Hội chợ  Khác:   - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
27. Doanh nghiệp của Ông/ Bà quảng cáo hàng xuất khẩu của mình theo hình thức nào?  Qua Tivi  Báo chí  Mạng Internet  Việt kiều  Hội chợ  Khác: (Trang 102)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w