Xác định vị thế quan trọng của Đà Nẵng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển dịch vụ vận tải và kho bãi, Bộ Chính Trị đã có Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển thành phố Đ
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG
BÁO CÁO KHOA HỌC
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG
BÁO CÁO KHOA HỌC
Tên đề tài: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ KHO BÃI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020.
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thanh Liêm – Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh,trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Thư ký đề tài: Th.S Võ Hồ Bảo Hạnh – Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng
Thời gian thực hiện: Từ tháng 12/2008 đến tháng 5/2010
Kinh phí đầu tư: 133.750.000 VNĐ
Tổ chức phối hợp nghiên cứu:
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Cảng Đà Nẵng
Sở Giao thông Vận tải TP.Đà Nẵng
Cá nhân phối hợp nghiên cứu
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Phát triển dịch vụ vận tải và kho bãi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” do TS Nguyễn Thanh Liêm phối hợp cùng cơ quan chủ trì là Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng đã được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức.
Lời cảm ơn đầu tiên xin gửi đến tất cả các cá nhân, doanh nghiệp, các đơn vị nhà nước đã sẵn sàng cung cấp thông tin phục vụ đề tài, góp phần nâng cao tính thực tiễn cho đề tài.
Một đóng góp không kém phần quan trọng là sự nhiệt tình, tâm huyết của những nhà quản lý, những chuyên gia, nhà khoa học đã tham dự các cuộc tọa đàm, hội thảo trong những thời điểm khác nhau của quá trình xây dựng đề tài Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến PGS.TS Phạm Thanh Khiết, TS Huỳnh Năm, TS Đoàn Hồng Lê, ThS Nguyễn Hữu Sia vì những phân tích sâu sắc, tầm nhìn bao quát
và góp ý thẳng thắn góp phần hoàn thiện nội dung đề tài.
Dù rất nỗ lực trong giới hạn thời gian cho phép, với sự tiếp thu những đóng góp quý báu và hỗ trợ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tổ chức, chúng tôi biết đề tài vẫn còn nhiều hạn chế và thậm chí sai sót Chúng tôi chân thành mong muốn nhận được những đóng góp của các quý vị là thành viên Hội đồng nghiệm thu đề tài để chúng tôi có cơ hội học hỏi và hoàn thiện hơn trong những nghiên cứu tiếp theo
MỤC LỤC
Trang 4LỜI CẢM ƠN II
KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT VII DANH MỤC CÁC BẢNG VIII DANH MỤC CÁC HÌNH X CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỦA THẾ
GIỚI VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ KHO BÃI 1
1.1 Dịch vụ vận tải: 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Đặc trưng và vai trò của dịch vụ vận tải 1
1.1.3 Những yếu tố cấu thành trong sản xuất vận tải 3
1.1.4 Phân loại các phương thức vận tải hiện nay 5
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ vận tải 7
1.2 Dịch vụ kho bãi 9
1.2.1 Kho bãi và vai trò của kho bãi 9
1.2.2 Chức năng của dịch vụ kho bãi 10
1.2.3 Phân loại kho bãi 12
1.2.5 Mối quan hệ giữa vận tải và kho bãi 15
1.2.6 Một số tiêu chí phát triển dịch vụ vận tải và kho bãi 15
1.3 Những vấn đề lý luận về dịch vụ logistics 18
1.3.1 Khái niệm 18
1.3.2 Phân loại dịch vụ logistics 19
1.3.3 Vị trí, vai trò của dịch vụ logistics trong phát triển KT-XH 20
1.4 Các cam kết của Việt Nam với WTO về dịch vụ vận tải và kho bãi 23
1.5 Khung pháp lý điều chỉnh dịch vụ vận tải và kho bãi ở Việt Nam 25
1.6 Kinh nghiệm của một số quốc gia, khu vực về phát triển dịch vụ vận tải và kho bãi 26
1.6.1 Kinh nghiệm hình thành và phát triển trung tâm logistics 26
1.6.2 Kinh nghiệm quản lý và kinh doanh dịch vụ logistics 31
1.6.3 Những bài học kinh nghiệm đối với thành phố Đà Nẵng 33
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 35
Trang 5CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ KHO BÃI
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 36
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ vận tải và kho bãi 36
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên: 36
2.1.2 Dân số và nguồn nhân lực: 37
2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng 37
2.2 Thực trạng phát triển ngành vận tải và kho bãi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 43
2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng ngành vận tải, kho bãi 43
2.2.2 Tỷ trọng ngành vận tải và kho bãi trong cơ cấu GDP thành phố và khu vực dịch vụ 47
2.2.3 Lao động và việc làm trong ngành vận tải, kho bãi 48
2.2.4 Mạng lưới, quy mô và năng lực của các tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải và kho bãi 50
2.2.5 Điều kiện phát triển dịch vụ vận tải và kho bãi của Đà Nẵng 57
2.2.6 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: 62
2.3 Quản lý Nhà nước đối với ngành vận tải và kho bãi 64
2.3.1 Nội dung công tác quản lý Nhà nước về vận tải và kho bãi 64
2.3.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về dịch vụ vận tải và kho bãi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 65
2.4 Phân tích năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải và kho bãi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 66
2.5.1 Điểm mạnh 67
2.5.2 Điểm yếu 67
2.5.3 Cơ hội 68
2.5.4 Thách thức 69
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 71
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ KHO BÃI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 72
3.1 Dự báo xu hướng phát triển vận tải và kho bãi 72
3.1.1 Xu hướng phát triển dịch vụ logistics trên thế giới 72
3.1.2 Xu hướng phát triển dịch vụ vận tải và kho bãi của Việt Nam 75
Trang 63.1.3 Xu hướng phát triển dịch vụ vận tải, kho bãi trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng 77
3.2 Những yếu tố tác động 78
3.2.1 Yếu tố quốc tế 78
3.2.2 Yếu tố trong nước 83
3.3 Một số chỉ tiêu dự báo về phát triển dịch vụ vận tải và kho bãi của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 87
3.3.1 Tổng hợp kết quả dự báo nhu cầu vận tải biển toàn quốc 87
3.3.2 Dự báo phát triển dịch vụ vận tải, kho bãi của TP Đà Nẵng 90
3.4 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển 90
3.4.1 Quan điểm phát triển 90
3.4.2 Mục tiêu phát triển đến năm 2020 91
3.4.3 Định hướng phát triển 92
3.5 Một số giải pháp 94
3.5.1 Các giải pháp đột phá 94
3.5.2 Các giải pháp phát triển 101
3.6 Kiến nghị 110
3.6.1 Đối với Chính phủ 110
3.5.2 Đối với các doanh nghiệp 111
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 113
KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 119
Phụ lục 1: Nội dung những cam kết của VN với WTO về DV vận tải, kho bãi 119
Phụ lục 2: Các văn bản pháp luật của VN điều chỉnh DV vận tải và kho bãi127 Phụ lục 3: Hệ thống giao thông của thành phố Đà Nẵng 132
Phụ lục 5: Các chỉ tiêu dự báo dịch vụ vận tải và kho bãi của TP Đà Nẵng 134
Phụ lục 6: Phiếu khảo sát – Dành cho DN cung cấp dịch vụ vận tải và kho bãi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 144
Phụ lục 7: Phiếu khảo sát tình hình sử dụng dịch vụ vận tải và kh bãi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng – Dành cho Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ 148
Trang 7Phụ lục 8: Mẫu phỏng vấn sâu 153 Phụ lục 9: Báo cáo kết quả xử lý số liệu 154
Trang 8KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
1PL Logistics bên thứ nhất
2PL Logistics bên thứ hai
3PL Logistics bên thứ ba
4PL Logistics bên thứ năm
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
EWEC Hành lang kinh tế Đông – Tây
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc dân
GTVT Giao thông vận tải
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
QLNN Quản lý Nhà nước
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 9Bảng 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp, nông – lâm – thuỷ sản và tổng mức bán hàng
hoá, dịch vụ xã hội trên địa bàn TP Đà Nẵng 38
Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu của TP Đà Nẵng 42
Bảng 2.4: Mặt hàng chủ yếu nhập khẩu trực tiếp trên địa bàn TP Đà Nẵng 43
Bảng 2.5: Khối lượng hàng thông qua cảng Đà Nẵng qua các năm 45
Bảng 2.6: Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo phương thức vận tải 46
Bảng 2.7: Vận chuyển hành khách theo phương thức vận tải 46
Bảng 2.8: Tỷ trọng GDP vận tải, kho bãi so với GDP thành phố Đà Nẵng 48
Bảng 2.9: Lao động ngành vận tải, kho bãi trên địa bàn TP Đà Nẵng 49
Bảng 2.10: Số doanh nghiệp ngành vận tải trên địa bàn TP Đà Nẵng 50
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về tiêu chí quyết lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải và kho bãi của các DN trên địa bàn TP Đà Nẵng 55
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về cơ sở hạ tầng logistics của thành phố đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải và kho bãi 62
Bảng 2.13: Thời hiệu khởi kiện trong các dịch vụ vận tải và dịch vụ logistics 63
Bảng 3.1 Nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 87
Bảng 3.2 Dự báo khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển trên phạm vi cả nước 88
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu phản ánh mục tiêu phát triển dịch vụ vận tải, kho bãi đến năm 2020 92
Bảng A: Mô tả thống kê các biến 134
Bảng B: Mô tả thống kê các biến 135
Bảng C: Mô tả thống kê các biến của vận tải hàng hóa 136
Bảng D: Mô tả thống kê các biến của vận tải hành khách 136
Bảng E: Sai số chuẩn (SE) của các mô hình dự báo đối với GDP của ngành vận tải-kho bãi 139
Bảng F: Sai số chuẩn (SE) của các mô hình dự báo đối với GDP của ngành vận tải-kho bãi 139
Bảng G: Sai số chuẩn (SE) của các mô hình dự báo đối với qui mô của các phương thức vận tải hàng hóa 140
Bảng H: Sai số chuẩn (SE) của các mô hình dự báo đối với qui mô của các phương thức vận tải khách hàng 140
Trang 10Bảng J: Kết quả dự báo qui mô và tốc độ tăng trưởng của các phương thức vận tải hàng hóa 142Bảng K: Kết quả dự báo qui mô và tốc độ tăng trưởng của các phương thức vận tải hành khách 143
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sử dụng kho bãi trong cung cấp và phân phối vật chất 12Hình 2.1: Cơ cấu nhóm ngành trong tổng GDP thành phố 39Hình 2.2: Tỷ trọng xuất khẩu/GDP thực tế trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 1997-2009 40Hình 2.3: Cơ cấu xuất khẩu trên địa bàn TP Đà Nẵng phân theo nhóm hàng 41Hình 2.4: Quy mô GDP của ngành vận tải, kho bãi Đà Nẵng 44Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP ngành vận tải, kho bãi so với tốc độ tăng trưởng GDP chung thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2009 45Hình 2.6: Cơ cấu GDP của dịch vụ vận tải, kho bãi trong khu vực dịch vụ 48
Trang 12MỞ ĐẦU
I Tổng quan nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Trên thế giới hiện nay, phát triển dịch vụ vận tải và kho bãi trong nền kinh tế đangđược quan tâm và đầu tư nghiên cứu, đặc biệt là những giải pháp phát triển loại hìnhdịch vụ này trong bối cảnh tăng cường hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu,nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho bản thân ngành vận tải và kho bãi nói riêng và sựphát triển kinh tế - xã hội nói chung của từng quốc gia Các kết quả nghiên cứu chothấy vấn đề phát triển loại hình dịch vụ vận tải và kho bãi là một vấn đề phức tạp, cầnđược nghiên cứu và giải quyết một cách đồng bộ Hiện nay, các nước có ngành dịch
vụ vận tải và kho bãi phát triển trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Singapore đều đãxây dựng những giải pháp mang tính nền tảng, phù hợp với điều kiện riêng có của mỗiquốc gia để nâng cao hiệu quả hoạt động và kinh doanh dịch vụ này
Thời gian qua cũng đã có một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam về lĩnh vựcvận tải và kho bãi Trong số những nghiên cứu được xem xét khi thực hiện đề tài này,chúng tôi nhận thấy rằng một số nghiên cứu đang tập trung nghiên cứu hoạt động vậntải, kho bãi ở phạm vi bao quát; một số khác đã đề cập đến các giải pháp phát triểndịch vụ vận tải và kho bãi, nhưng chỉ dừng lại ở từng dịch vụ riêng rẽ, chưa nêu bậtđược mỗi liên hệ chặt chẽ giữa 2 loại hình dịch vụ này hoặc nghiên cứu trong phạm vitừng địa phương cụ thể, trong những bối cảnh mang tính đặc thù
Về phía thành phố, mặc dù ngay trong Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị, Quy hoạchphát triển Kinh tế - Xã hội của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2010, Chương trình hành
- Tập trung nghiên cứu về dịch vụ vận tải và kho bãi một cách khái quát,tổng thể
- Bối cảnh nghiên cứu mang tính đặc thù của từng quốc gia, khu vực vớitừng giai đoạn cụ thể
- Chú trọng đến sự phát triển của dịch vụ vận tải và kho bãi một cáchriêng rẽ, thiếu tính liên kết giữa 2 loại hình dịch vụ
Trang 13II Luận giải về sự cần thiết của đề tài
Đà Nẵng là thành phố nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc –Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam Trong phạm
vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng rabiển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma thông quaHành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa (sau này là cảngLiên Chiểu) Xác định vị thế quan trọng của Đà Nẵng trong phát triển kinh tế, đặc biệt
là phát triển dịch vụ vận tải và kho bãi, Bộ Chính Trị đã có Nghị quyết 33 về xây dựng
và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, trong đó xác định phát triển nhanh các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh như
vận tải đường sắt, đường bộ, cảng biển, sân bay quốc tế… xây dựng Đà Nẵng thành đầu mối trung chuyển, quá cảnh và giao lưu hàng hoá - dịch vụ của miền Trung - Tây Nguyên.
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), mức
độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ nói chung và dịch vụ vận tải và kho bãi nói riêngđang ngày càng trở nên gay gắt Thực hiện những cam kết của WTO đối với dịch vụvận tải và kho bãi vừa tạo cơ hội cho việc phát triển dịch vụ vận tải và kho bãi của TP
Đà Nẵng, đồng thời cũng đem lại những thách thức to lớn cho sự phát triển của lĩnhvực này
Xuất phát từ thực trạng đó, cùng với những hạn chế về nghiên cứu như đã trìnhbày trong phần tổng quan nghiên cứu ở trên cho thấy nghiên cứu phát triển dịch vụvận tải và kho bãi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm tới nhằm đưa ranhững giải pháp hợp lý và hiệu quả, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của thànhphố là hết sức cần thiết cả trong lý luận và thực tiễn
III Mục tiêu nghiên cứu
Từ những vấn đề trên cho thấy việc nghiên cứu, xây dựng một hệ thống giải phápđồng bộ, toàn diện đối với sự phát triển dịch vụ vận tải và kho bãi trên địa bàn thànhphố Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước là yêu cầu cầnđược quan tâm đúng mức Và mục tiêu đặt ra đối với đề tài nghiên cứu đó là:
- Xác định những điều kiện tiền đề đối với sự phát triển dịch vụ vận tải
và kho bãi trên địa bàn TP Đà Nẵng đến năm 2020
- Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ vận tải và kho bãi trên địa bànthành phố trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuất xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ phục vụ cho sự pháttriển của dịch vụ vận tải và kho bãi góp phần vào sự phát triển chung của kinh tếthành phố
Trang 14IV Đối tượng nghiên cứu
- Các dịch vụ vận tải và kho bãi cung cấp trên địa bàn thành phố ĐàNẵng, nhất là các dịch vụ vận tải và kho bãi là tiềm năng, thế mạnh của Đà Nẵng
- Các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải và kho bãi trênđịa bàn thành phố Đà Nẵng
- Các dòng dịch chuyển vật chất chủ yếu đang phát triển trên địa bàn vàkhu vực
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận tải và kho bãi trên địa bàn thànhphố Đà Nẵng
- Môi trường kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp lẫn giántiếp đến ngành dịch vụ vận tải và kho bãi của TP Đà Nẵng
- Về mặt thời gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng trong giai đoạn2000-2009 và xác lập mục tiêu, đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020
VI Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích thống kê (phương pháp chỉ số, phân tích độngthái ) được sử dụng trong việc phân tích hiện trạng, dự báo xu hướng phát triển, cácnhu cầu và tiềm năng trong tương lai
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN
CỦA THẾ GIỚI VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ KHO BÃI1.1 Dịch vụ vận tải:
1.1.1 Khái niệm
Dịch vụ vận tải là hoạt động kinh tế giúp thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu về đilại và vận chuyển hành khách, hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiệnvận chuyển Dịch vụ vận tải được xem là mắc xích then chốt trong nền kinh tế quốcdân, nó giải quyết nhu cầu về vận chuyển vật chất giữa các nhà sản xuất với thịtrường; từ đó góp phần tạo nên những mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của cácngành khác trong xã hội
Dịch vụ vận tải là ngành sản xuất phi vật chất đặc biệt Tính đặc biệt của dịch vụnày thể hiện ở sản phẩm làm ra của ngành Đó là kết quả của quá trình di chuyển hànhkhách và hàng hóa, tức là sự tác động về mặt không gian lên đối tượng chuyên chở,chứ không phải tác động về mặt kinh tế lên đối tượng đó Điều này có nghĩa là đốitượng chuyên chở được di chuyển từ nơi này đến nơi khác nhưng không tạo ra sảnphẩm cụ thể
Cũng tương tự như các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ vận tải có 4 thuộc tính cơbản Đó là:
(1) Tính chất vô hình: sản phẩm của dịch vụ vận tải không có hình dạng, kích
thước, không tồn tại dưới dạng vật thể nên không thể nhìn thấy, cầm nắm do vậy chấtlượng của dịch vụ không thể biết được trước khi sử dụng như các loại hàng hóa thôngthường khác
(2) Tính không đồng nhất: chất lượng dịch vụ vận tải thường không đồng nhất và
tùy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ như thời gian, địa điểm, phương tiện vận tải,người cung cấp dịch vụ…
(3) Tính không thể tách rời: quá trình sử dụng dịch vụ vận tải và quá trình cung
ứng dịch vụ là trùng nhau, không thể tách rời Khi kết thúc dịch vụ vận chuyển, sảnphẩm của dịch vụ này cũng được tiêu thụ ngay, không tồn tại ngoài quy trình sản xuất
(4) Tính không lưu trữ được: dịch vụ vận tải không có khả năng dự trữ sản phẩm
mà chỉ có khả năng dự trữ năng lực vận tải để cung ứng khi nhu cầu thị trường giatăng
1.1.2 Đặc trưng và vai trò của dịch vụ vận tải
1.1.2.1 Đặc trưng
Dịch vụ vận tải phục vụ hai đối tượng chính: vận chuyển hành khách và vậnchuyển hàng hóa Hệ thống vận tải hiệu quả và các lộ trình hợp lý là các yếu tố tạonên cầu nối vững chắc giữa các nhà sản xuất với thị trường Tính cạnh tranh của sản
Trang 16phẩm trên thị trường quốc tế cũng phụ thuộc rất lớn vào những đặc tính quan trọngcủa hệ thống vận tải của quốc gia đó: chi phí dịch vụ vận tải hợp lý, phân phối đúnglịch trình và chất lượng dịch vụ cao (độ tin cậy, giao hàng đúng thời gian quy định, antoàn, cập nhật thông tin cho khách hàng).
Chi phí dịch vụ vận tải là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động trựctiếp đến giá thành sản phẩm, góp phần làm tăng giá trị cho sản phẩm Dịch vụ vậnchuyển đáp ứng yêu cầu khách hàng về mặt vị trí Rõ ràng, sản phẩm, hàng hóa chỉ cógiá trị khi nó đến được tay người tiêu dùng và nếu vận chuyển hàng hóa đến đượcđúng nơi người tiêu dùng yêu cầu tức là giá trị hàng hóa đã được tăng thêm
Tùy thuộc vào từng ngành sản xuất mà mức độ ảnh hưởng của chi phí vận chuyểntrên tổng chi phí sản xuất là khác nhau Ví dụ như một số công ty ở Mỹ: chi phí vậnchuyển của ngành sản xuất gỗ, xi măng, hóa chất có thể chiếm từ 20% đến 40% giáthành sản phẩm trong khi chi phí này chỉ chiếm khoảng 1% giá thành sản phẩm ở cáccông ty điện và dược1 Mặc dù mức độ ảnh hưởng của chi phí vận chuyển lên giáthành của từng loại sản phẩm là khác nhau, yếu tố chi phí vận tải vẫn luôn được doanhnghiệp quan tâm nhằm tạo ra những khả năng cạnh tranh về giá cả trên thị trường.Dịch vụ vận tải có khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng về mặt thời gian.Chính việc lựa chọn phương thức vận tải và cách tổ chức vận chuyển sẽ quyết địnhhàng hóa có đến kịp thời hay không? Ở góc độ này, chất lượng của dịch vụ vậnchuyển được đánh giá ở sự đúng lúc, đúng nơi đối với đối tượng chuyên chở (Just-in-Time process)
Tốc độ chuyên chở, khối lượng chuyên chở hàng hóa hay hành khách phụ thuộcrất lớn vào sự lựa chọn các phương thức vận tải Người bán, người mua hay ngườicung cấp dịch vụ có thể chọn phương thức vận tải như: đường thủy (đường biển,đường sông), đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc kết hợp nhiều phươngthức vận tải (được gọi là vận tải đa phương thức) Mỗi phương thức vận tải có nhữngđặc điểm riêng, ưu nhược khác nhau Vì thế, người yêu cầu dịch vụ vận tải cần lựachọn phương thức vận tải phù hợp với đối tượng chuyên chở ở mức chi phí hợp lý
1.1.2.2 Vai trò
Dịch vụ vận tải là ngành sản xuất, kinh doanh có sức ảnh hưởng to lớn đến sựphát triển và hoạt động của nhiều loại ngành nghề, dịch vụ khác trong xã hội Mốiquan hệ giữa vận tải và các ngành sản xuất khác cũng được coi như là thước đo trình
độ phát triển kinh tế dựa trên thông số tấn hàng vận chuyển trên đầu người Các nướccông nghiệp tiên tiến có khối lượng vận chuyển hàng hóa trên đầu người cao nhất,khoảng 40-60 tấn vận chuyển/người; ở các nước nông nghiệp thì tỷ lệ này chỉ đạtkhoảng 20-30 tấn vận chuyển/người; còn đối với các nước lạc hậu thì khối lượng vận
Trang 17chuyển hàng hóa trên đầu người đạt dưới 10 tấn vận chuyển/người2 Có thể thấy đượcvai trò của vận tải thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Vận tải là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế Các ngành, lĩnhvực khác như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng…muốn làm ra sản phẩm xã hộicần phải có sự tham gia của vận tải
- Vận tải thỏa mãn nhu cầu chuyên chở của toàn xã hội Trong vận tải có
2 đại lượng thường được nhắc đến đó là: khối lượng vận chuyển (tấn hàng hóa, sốlượng hành khách) và số sản phẩm vận tải (lượng luân chuyển hàng hóa hoặc hànhkhách) Khối lượng vận chuyển hàng hóa thể hiện sự đáp ứng của vận tải đối với nhucầu vận chuyển của ngành sản xuất trong nền kinh tế và sự thỏa mãn nhu cầu đi lạicủa con người Khối lượng vận chuyển luôn luôn lớn hơn tổng sản phẩm xã hội và tốc
độ tăng của khối lượng vận chuyển bao giờ cũng cao hơn tổng sản phẩm xã hội
- Vai trò của vận tải không chỉ thể hiện ở khả năng đóng góp vào sự pháttriển của thương mại nội địa mà còn thể hiện ở khả năng tạo nên sự lưu thông trong hệthống thương mại thế giới
Ở góc độ của một quốc gia, cơ sở hạ tầng của mạng lưới giao thông cũng như chấtlượng của vận tải là nền tảng tạo nên những thuận lợi trong việc hội nhập thương mạithế giới Những vấn đề về chi phí vận tải hợp lý, việc trung chuyển đúng theo lịchtrình, và chất lượng phục vụ là những yếu tố đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực cungcấp dịch vụ vận tải Hơn nữa, việc nâng tầm cho các chuẩn mực trên sẽ tạo ưu thếcạnh tranh cho các sản phẩm tham gia thị trường trong nước lẫn quốc tế
Ở góc độ của tổ chức, đặc biệt là các tổ chức sản xuất - kinh doanh, vận tải có ảnhhưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của tổchức trên thương trường
- Cùng với giao thông, việc phát triển giao thông, vận tải không chỉ tạođiều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp mà quan trọng hơn là
nó phân bổ nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, kích thích sản xuất và lưuthông hàng hóa, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng tiến bộ Ở Việt Nam, giao thông, vận tải còn làm tiền đề cho quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tóm lại, trong đời sống xã hội hiện đại, vai trò của vận tải không ngừng nâng cao,
đó là khuynh hướng phát triển chung của vận tải cũng như của toàn bộ nền kinh tế
1.1.3 Những yếu tố cấu thành trong sản xuất vận tải
Quá trình sản xuất vận tải phụ thuộc vào một số các yếu tố chính sau: công cụ vậntải, đối tượng chuyên chở, khoảng cách vận tải, và chi phí trong vận tải
Trang 181.1.3.1 Công cụ vận tải 3
Công cụ vận tải là công cụ chuyên chở chủ yếu trong sản xuất vận tải, đây là cơ
sở để đánh giá năng lực của một đơn vị vận tải Công cụ vận tải phụ thuộc vào từngphương thức vận tải và có những đặc tính chuyên chở riêng biệt Ví dụ, vận tải đườngsắt có tàu chuyên chở hoạt động trên hệ thống đường ray, vận tải đường bộ có các loại
xe ôtô, xe tải, xe container hoạt động chuyên chở trên hệ thống đường bộ Đặc điểmkinh tế kỹ thuật của một công cụ vận tải được đánh giá sử dụng 2 chỉ tiêu sau:
- Năng lực chuyên chở: là khối lượng hàng hóa hoặc hành khách tối đa
mà công cụ vận tải chuyên chở được trong một thời gian nhất định
- Hệ số dung tích: là khả năng chứa hàng của công cụ vận tải
1.1.3.2 Đối tượng chuyên chở
Có hai đối tượng được chuyên chở trong sản xuất vận tải: hành khách và hànghóa Từ góc độ vận tải, hàng hóa được phân thành các loại khác nhau nhằm xây dựngchế độ cước phí, sử dụng công cụ vận tải, phương tiện xếp dỡ…phù hợp Có thể phânloại hàng hóa dựa trên một số tiêu chí như sau:
- Theo tính chất của hàng hóa: hàng khô và hàng lỏng Hàng khô làhàng hóa ở thể rắn được chuyên chở dưới dạng bao bì hoặc không có bao bì (bao gồm
cả hàng hóa thể lỏng đựng trong chai, thùng…) Hàng lỏng là hàng hóa ở thể lỏngđược chuyên chở bằng các công cụ vận tải chuyên dụng (xe tải bồn xăng)
- Theo bao bì hàng hóa: hàng rời và hàng đóng gói
- Theo đặc điểm chuyên chở và xếp dỡ: hàng có khối lượng lớn (không
có bao bì) và hàng bách hóa (có khối lượng lớn, có bao bì)
- Theo kích thước hàng hóa: hàng nặng và hàng cồng kềnh Hàng cồngkềnh có hệ số thể tích trên trọng lượng của kiện hàng cao hơn 1m3/tấn, hàng nặng có
hệ số trên thấp hơn 1m3/tấn
- Theo khả năng thích ứng với loại vận tải (tùy thuộc vào những đặctính tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế của kiện hàng để lựa chọn hình thức vận tải phù hợp):khả năng thích ứng tự nhiên (tính chất vật lý, hóa, sinh của kiện hàng), khả năng thíchứng kĩ thuật (kích thước, hình dáng của kiện hàng), và khả năng thích ứng kinh tế (giátrị kinh tế của kiện hàng)
1.1.3.3 Khoảng cách vận tải
Khoảng cách vận tải là một trong những yếu tố cấu thành trong chi phí sản xuấtvận tải Trong quá trình vận tải, từ khâu gửi hàng đến khâu giao hàng là hai mốc phânđịnh khoảng cách vận tải Do đặc điểm khá đa dạng của vận tải, có 4 khái niệm khácnhau về khoảng cách trong vận tải bao gồm: khoảng cách chuyên chở, khoảng cáchkhông gian, khoảng cách thời gian, khoảng cách kinh tế Khoảng cách chuyên chở là
Trang 19chiều dài tuyến đường giữa hai điểm gửi hàng và điểm nhận hàng, thường được tínhbằng km hay dặm Khoảng cách không gian là khoảng cách ngắn nhất trong khônggian giữa điểm gửi hàng và điểm nhận hàng Khoảng cách thời gian là thời gian cầnthiết để chuyên chở hàng hóa giữa hai điểm vận tải Khoảng cách kinh tế là chi phícần thiết để thực hiện quá trình chuyên chở.
1.1.3.4 Thời gian trong vận tải
Thời gian vận tải phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phương thức vận tải, công cụ vậntải, cơ sở hạ tầng, năng lực tổ chức và quản lý vận tải, khung pháp lý, thủ tục hảiquan… Những yếu tố trên đan xen vào nhau tạo nên những rào cản trong việc tiếtkiệm thời gian trung chuyển Thời gian trong vận tải là một yếu tố cấu thành chi phívận tải Hàng hóa được trung chuyển bằng đường hàng không có thời gian trungchuyển nhanh nhưng chi phí vận chuyển cao Trong thương mại quốc tế, thời gian vậnchuyển đóng vai trò quyết định “sống còn” đối với một số mặt hàng; cho nên các nhàxuất khẩu sẵn sàng trả những khoản chi phí thêm để rút ngắn thời gian vận tải Một sốmặt hàng cần thời gian vận tải nhanh: mặt hàng tươi sống, hoa quả, báo, tạp chí, cácmặt hàng thời trang…
1.1.3.5 Chi phí vận tải
Chi phí vận tải đóng vai trò thiết yếu trong quá trình cấu thành giá thành sảnphẩm, góp phần tạo nên tính quyết định về khả năng cạnh tranh của sản phẩm hànghóa trên thị trường Chi phí vận tải còn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành và khảnăng thương mại quốc gia Chi phí trong vận tải phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa lý(khoảng cách chuyên chở), đặc điểm của hàng hóa được chuyên chở (điều kiện, chấtlượng yêu cầu), sự phát triển của cơ sở hạ tầng (phương thức và công cụ vận tải), vàquy mô sản xuất của tổ chức vận tải
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa khác nhau dẫn đến sự chọn lựa phương thức vậnchuyển khác nhau Tốc độ chuyển giao hàng hóa sẽ rất phụ thuộc vào phương thứcvận chuyển Chi phí vận tải cũng thay đổi tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu về chấtlượng dịch vụ vận tải Tốc độ vận chuyển nhanh đòi hỏi chi phí vận tải cao Ngoài racũng cần phải lưu ý một số chi phí gián tiếp trong vận tải như: chi phí bao bì, đónggói, nhập kho, và bảo quản
1.1.4 Phân loại các phương thức vận tải hiện nay
Việc vận chuyển hàng hóa hay con người phụ thuộc nhiều vào việc chọn lựaphương thức vận tải Vì thế đặc tính của vận tải bao gồm: tốc độ vận chuyển, khốilượng vận tải, chi phí vận tải, chất lượng vận tải được thể hiện rõ nét bởi phương thứcvận tải Mỗi phương thức vận tải có những ưu và nhược điểm khác nhau Tùy thuộcvào điều kiện, yêu cầu mà khách hàng có thể lựa chọn phương thức vận tải phù hợp.Một số loại phương thức vận tải phổ biến hiện nay là: vận tải đường thủy, đường bộ,đường sắt, đường hàng không, đường ống và vận tải đa phương thức
Trang 20- Vận tải đường thủy: bao gồm vận chuyển nội địa (lưu thông trên các
sông, hồ, kênh đào), vận chuyển dọc bờ và vận chuyển trên các biển, đại dương Ưuđiểm của vận tải đường thủy, đặc biệt là vận tải biển, rất rõ: các tuyến đường hàng hảiđược hình thành tự nhiên nên không tốn nhiều chi phí để xây dựng và bảo quản cáctuyến đường; cước phí vận chuyển đường biển thấp hơn nhiều so với các phương thứcvận tải khác; năng lực chuyên chở lớn do trọng tải của tàu biển lớn và việc tổ chứcchuyên chở không bị hạn chế Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, phương thứcvận tải biển cũng còn nhiều hạn chế như tốc độ vận chuyển chậm, phụ thuộc nhiềuvào điều kiện thời tiết, khí hậu
- Vận tải đường bộ: là phương thức vận tải nội địa phổ biến và là một
bộ phận quan trong trong hệ thống vận tải Vận tải đường bộ có nhiệm vụ chuyên chởhàng hóa giữa các trung tâm kinh tế, giữa các xí nghiệp sản xuất với nơi tiêu dùng;đồng thời hỗ trợ các phương thức vận tải khác như vận tải biển, vận tải đường sắt, vậntải hàng không Ưu điểm của loại hình vận tải này là có tính cơ động và linh hoạt rấtcao, có thể thực hiện hình thức giao nhận trực tiếp “từ kho đến kho”; tốc độ vận tảinhanh, vốn đầu tư xây dựng ít tốn kém nên hiệu quả kinh tế cao Những nhược điểmchính của loại hình vận tải này phải kể đến: giá thành vận tải cao (thường gấp 4-4 lần
so với vận tải đường sông hoặc đường sắt), trọng tải nhỏ Vì thế, vận tải đường bộ chỉthích hợp chuyên chở hàng hóa khối lượng nhỏ, cự ly vận chuyển ngắn, loại hàng hóamau hỏng đòi hỏi thời gian vận chuyển nhanh
- Vận tải đường sắt: là phương thức vận tải khá hiện đại và phổ biến ở
tất cả các nước trên thế giới Phương thức vận tải đường sắt có sức chở rất lớn, tốc độtương đối cao, ít phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu nên có thể phục vụ vận chuyển liêntục, đều đặn, có kế hoạch và khá an toàn Hơn nữa giá thành vận tải đường sắt tươngđối thấp nên thích hợp với các loại hàng hóa giá trị thấp, khối lượng lớn và di chuyểntrên cự ly trung bình và dài Tuy nhiên vận tải đường sắt có một số bất lợi như sau: chiphí đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp đường sắt rất cao, tính chất linh hoạt hoặc cơ độngthấp nên không có khả năng chuyên chở trực tiếp từ kho đến kho
- Vận tải đường hàng không: là ngành vận tải non trẻ nhất, có tính ưu
việt nổi bật ở tốc độ trung chuyển Đây là hình thức vận tải đường dài nhanh nhất, antoàn nhất so với các loại hình vận tải khác Vận tải hàng không chỉ có thể vận chuyểnhàng hóa và người từ ga hàng không này đến ga hàng không khác và có tần số trungchuyển không cao, phụ thuộc nhiều khả năng cung ứng của hãng hàng không Chonên vận tải hàng không thường kết hợp với vận tải đường bộ để phục vụ vận chuyểntốt hơn Điểm yếu của vận chuyển hàng không là giá cước rất đắt, phụ thuộc nhiềuvào điều kiện khí hậu, sức chở hạn chế và khi tai nạn xảy ra thiệt hại thường rất lớn,khâu thủ tục và các quy định nghiêm ngặt trong chuyên chở Vì vậy vận tải hàngkhông thích hợp với chuyên chở hàng hóa trên khoảng cách xa, hoặc vận chuyển giữanhững địa điểm mà các phương tiện khác không thể đảm nhận được Loại hàng hóa
Trang 21thích hợp thường là các hàng lẻ, giá trị cao, hàng mau hỏng và có nhu cầu vận chuyểngấp.
- Vận tải đa phương thức: hay còn gọi là vận tải liên hợp là phương
thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ
sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉđịnh ở một nước khác để giao hàng Một số mô hình vận tải đa phương thức phổ biếntrên thế giới như: vận tải biển – hàng không, vận tải ô tô – hàng không, vận tải đườngsắt – ô tô, vận tải đường sắt – ô tô – nội thủy – đường biển…Vận tải đa phương thức
có ưu điểm là góp phần tăng nhanh tốc độ vận chuyển, rút ngắn thời gian và chi phíchuyển tải, giảm bớt thủ tục giấy tờ, phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chếriêng của từng phương thức vận tải; tuy nhiên loại hình vận tải này có nhược điểm là
tổ chức vận chuyển khá phức tạp, quy tắc luật pháp quốc tế về vận tải đa phương thứcchưa áp dụng thống nhất Với sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ vận chuyểncontainer trong thương mại quốc tế, vận tải đa phương thức có điều kiện được áp dụngmạnh mẽ, đem lại hiệu quả cao cho ngành dịch vụ vận tải nói chung
- Vận tải đường ống: là phương thức chuyển giao sản phẩm qua đường
ống, được kiểm soát và quản lý bằng các công nghệ kĩ thuật tiên tiến: hệ thống máytính, hệ thống đo lường, công nghệ bơm áp suất Các sản phẩm chính được trungchuyển là khí đốt, dầu thô, nước sạch, và hóa chất Ưu điểm của vận tải đường ống làtính an toàn, liên tục, không bị thất thoát, không bị phụ thuộc vào thời tiết Chi phítrong vận tải đường ống phụ thuộc vào chi phí hạ tầng thiết lập hệ thống đường ốngban đầu
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ vận tải
1.1.5.1 Nhân tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của cácloại hình vận tải Chẳng hạn, ở miền núi với sông ngòi ngắn, dốc thì sự phát triển củagiao thông đường sông gần như là điều không thể; với những quốc gia có đường bờbiển dài thì việc phát triển vận tải đường biển có vị trí rất quan trọng Địa hình cũng
có ảnh hướng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải Bên cạnh đó, khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các loạihình vận tải Chẳng hạn, ở nước ta vào mùa mưa lũ, hoạt động của ngành vận tải ô tô
và đường sắt gặp không ít trở ngại; đối với những khu vực có sông ngòi, tàu thuyềnchỉ có thể qua lại trong mùa nước lớn Trong khi đó, ở các quốc gia thuộc xứ lạnh,mùa đông nước sông đóng băng, tàu thuyền không qua lại được, còn vận tải hàngkhông thường phải ngừng hoạt động do sương mù và tuyết rơi dày đặc
Đây là nhân tố ảnh hưởng hoàn toàn mang tính khách quan nên hầu như ít có khảnăng tác động ngoại trừ có biện pháp khắc phục các điều kiện tự nhiên không thuậnlợi như đầu tư xây dựng các công trình giao thông đặc biệt, phát triển các loại hình
Trang 221.5.1.2 Nhân tố kinh tế - xã hội
Trước hết sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyếtđịnh đối với sự phát triển cũng như hoạt động của dịch vụ vận tải Hầu như tất cả cácngành kinh tế khác đều là khách hàng của dịch vụ vận tải Vì thế, sự phân bố các cơ sởsản xuất, trình độ phát triển kinh tế và quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và thị trườngtiêu dùng là nhân tố quyết định hoạt động của dịch vụ vận tải về hướng, cường độ,loại hình vận chuyển… Rõ ràng, ở các vùng kinh tế phát triển, giao thông vận tải cóđiều kiện phát triển hơn so với các vùng khác Các vùng tập trung phát triển côngnghiệp nặng đều phát triển mạnh dịch vụ vận tải đường sắt và ô tô hạng nặng trongkhi các thành phố phát triển mạnh về dịch vụ du lịch thường có vận tải hàng khôngphát triển Sự phân bố dân cư cũng góp phần ảnh hưởng đến dịch vụ vận tải, đặc biệt
Do đặc thù ngành nên sự phát triển của dịch vụ vận tải phụ thuộc rất lớn vào sựphát triển của cơ sở hạ tầng Điều đó cho thấy các cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ hiện đại đóng vai trò kích thích sựphát triển của dịch vụ vận tải Ở góc độ địa phương, nguồn vốn đầu tư hạ tầng giaothông đô thị chủ yếu được cấp từ ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương và thànhphố) Bên cạnh các nguồn vốn vay của chính phủ từ ODA hay từ Vay nợ ưu đãi từ quỹ
hỗ trợ quốc gia, địa phương cần có các chính sách huy động nguồn vốn từ khối kinh tế
tư nhân, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để đầu tư, phát triển loại hìnhdịch vụ này
1.5.1.4 Cơ sở hạ tầng và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật
Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống phương tiện vận chuyển, đường bộ, bếnbãi, bến cảng, nhà ga, sân bay, hệ thống viễn thông, hệ thống điện, nước… là điều
Trang 23dịch vụ vận chuyển được cung cấp Khi nhà sản xuất có nhu cầu vận chuyển hàng hóađến thị trường, nếu cơ sở hạ tầng yếu kém, phương tiện vận chuyển lạc hậu thì việcvận chuyển hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng dịch vụ vận tải không cao; từ
đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển củanền kinh tế
Để dịch vụ vận tải phát triển mạnh, nền tảng cơ sở hạ tầng cần phải phát triểnmạnh để đảm bảo sự lưu chuyển khối lượng hàng hóa lớn Tùy vào tiềm năng pháttriển của một địa phương hay một quốc gia mà cần có những đầu tư phù hợp để pháttriển cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ vận tải nói riêng và dịch vụ logistics nói chung Ví
dụ, nhờ vào điều kiện tự nhiên Hoa Kỳ có nhiều thế mạnh trong việc phát triển vận tảiđường biển nên chính phủ Hoa Kỳ đã có sự đầu tư rất lớn trong việc phát triển các độitàu biển Hiện nay, đội tàu biển của Mỹ được xếp thứ 3 trên thế giới
1.5.1.4 Yếu tố nguồn nhân lực
Yếu tố nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển củakhu vực dịch vụ, trong đó có dịch vụ vận tải Trong xu hướng hội nhập kinh tế khuvực, kinh tế thế giới, dịch vụ vận tải ứng dụng ngày càng mạnh mẽ các công nghệ,trang thiết bị hiện đại, hệ thống thông tin tiên tiến, vì thế nguồn nhân lực phục vụtrong lĩnh vực dịch vụ vận tải cần được trang bị các kỹ năng quản lý và kỹ năng vậnhành phù hợp với công nghệ hiện đại
Các kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng quản lý công nghệtiên tiến, kiến thức về thị trường, kinh tế…rất cần thiết đối với những người kinhdoanh và phục vụ trong lĩnh vực vận tải Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vựcdịch vụ vận tải trong nước cần có sự chuẩn bị về nhân sự để phục vụ dịch vụ vận tảitrong khu vực và xa hơn nữa là vương ra tầm thế giới Sự phát triển của doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ vận tải phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản lý, điều hành củanguồn nhân lực Vì vậy, yếu tố nguồn nhân lực cần được chú trọng và đầu tư hợp lý
1.2 Dịch vụ kho bãi
1.2.1 Kho bãi và vai trò của kho bãi
Kho bãi là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hànghoá…trong suốt quá trình lưu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của chuỗi cung ứng,đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hànghóa được lưu kho
Từ lâu, kho bãi đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống dịch vụlogistics Để phục vụ cho việc lưu chuyển hàng hóa, hiện trên thế giới có khoảng trên850.000 hệ thống kho, từ những kho rất hiện đại, chuyên môn hóa cao của các công tylogistics, các công ty giao nhận - kho vận, các cảng biển, sân bay, đến các kho riêngcủa các tập đoàn, công ty, xí nghiệp…
Trang 24Là nơi cất giữ, bảo quản, trung chuyển hàng hóa, kho bãi giúp các tổ chức, doanhnghiệp trong việc:
- Bảo quản tốt nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hànghoá…nhằm giảm bớt hao hụt, mất mát, hư hỏng;
- Duy trì nguồn cung ổn định, cung cấp nguyên vật liệu đúng lúc, tạođiều kiện cho sản xuất tiến hành liên tục, nhịp nhàng, giúp gom nhiều lô hàng nhỏthành một lô hàng lớn để vận chuyển một lần nhờ đó giảm được chi phí trong sản xuất
và trong vận chuyển;
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các dịch vụ khách hàng để
họ có thể đối phó với những thay đổi của thị trường (do tính thời vụ, do nhu cầu thayđổi đột xuất, do cạnh tranh…), vượt qua những khác biệt về không gian và thời giangiữa người sản xuất và người tiêu dùng và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng vớichi phí thấp nhất;
- Kho bãi giúp cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đồng bộ chứkhông phải chỉ là những sản phẩm đơn lẻ nhằm phục vụ tốt những nhu cầu của kháchhàng và hỗ trợ cho các chương trình JIT (Just - In - Time) của các nhà cung cấp và củakhách hàng;
Ngoài ra, kho bãi còn là nơi tập hợp, lưu trữ các phế liệu, phế phẩm, các bộ phận,sản phẩm thừa… trên cơ sở đó tiến hành phân loại, xử lý, tái chế Vì vậy, kho bãi đóngvai trò quan trọng giúp cho “dịch vụ logistics ngược” thực hiện thành công
1.2.2 Chức năng của dịch vụ kho bãi
Dịch vụ kho bãi bao gồm dịch vụ lưu kho, dịch vụ xếp hàng và bảo quản hàng hóa…Các dịch vụ này sẽ giúp cho việc lưu giữ hàng hóa được thực hiện một cách an
toàn, hiệu quả và tiện lợi, sẵn sàng cho quá trình vận chuyển và phân phối
Dịch vụ kho bãi được sử dụng trong cả hệ thống cung cấp lẫn phân phối nguyênvật liệu nhằm hỗ trợ sản xuất, kết hợp các sản phẩm từ nhiều bộ phận sản xuất để vậnchuyển đến từng khách hàng, phân tách những lô sản phẩm lớn thành những chuyếnhàng nhỏ đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng cũng như kết hợp nhiều lô hàng nhỏthành một chuyến hàng lớn
Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, thực tiễn ngày nay đã cho thấydịch vụ kho bãi có chức năng khác nhau trong các trường hợp khác nhau Trong nội
bộ khâu sản xuất và khâu lưu thông, kho bãi được hình thành như một bộ phận củadoanh nghiệp sản xuất hoặc một bộ phận của doanh nghiệp thương mại dịch vụ; hoặc
có thể trở thành một đơn vị kinh tế (doanh nghiệp kinh doanh kho bãi hoặc dịch vụkho vận) hoạt động một cách độc lập; hoặc kho bãi không tham gia vào sản xuất kinhdoanh, thuộc loại công sản trong các cơ quan hành chính nhà nước Tuy nhiên trongphạm vi đề tài này, chỉ nghiên cứu dịch vụ kho bãi với tư cách là một loại hình dịch vụđược cung ứng bởi các doanh nghiệp nhằm mục đích thu lợi nhuận
Trang 25Dịch vụ kho bãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh có 3 chức năng cơ bản, đólà:
- Hỗ trợ sản xuất: kho bãi đóng vai trò là điểm gom hàng vào, làm nhiệm vụ
nhận hàng từ người bán Ví dụ, khi doanh nghiệp mua nguyên liệu, bộ phận lắp ráp từmột hoặc nhiều nhà cung ứng, bên cung cấp sẽ chuyển hàng đến kho bãi có vị trítương đối gần với nhà máy sản xuất, sau đó chuyển từ kho bãi đến nơi sản xuất
- Kết hợp sản phẩm từ các cơ sở sản xuất và chuyển đến từng khách hàng riêng lẻ: từ góc độ phân phối, kho bãi là nơi kết hợp sản phẩm, gom hàng đầu ra hoặc
phân chia lô hàng
- Phân nhóm hàng hoặc chia nhỏ chuyến hàng thành những chuyến hàng nhỏ hơn đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng và kết hợp hoặc gom nhiều chuyến
hàng nhỏ thành chuyến hàng lớn hơn
Trang 26Hình 1.1: Sử dụng kho bãi trong cung cấp và phân phối vật chất
Hỗ trợ sản xuất
Tổng hợp sản phẩm
Kho gom hàng
Kho tách hàng
1.2.3 Phân loại kho bãi
Trên thực tế, có nhiều cách phân loại kho bãi dựa trên những tiêu chí khác nhaunhư: mặt hàng chứa trong kho, chức năng kho, kiến trúc kho, độ bền của kho Nếucăn cứ theo mặt hàng trong kho có thể chia thành: kho hàng hóa thông thường, khohàng gia dụng, kho hàng hóa đặc biệt, kho hàng rời ; nếu dựa vào đặc điểm kho cóthể chia thành một số loại như sau: kho lạnh, kho nhiều tầng Tuy nhiên, một trongnhững tiêu chí thường được sử dụng để phân loại kho bãi đó là chức năng của kho căn
cứ trên nhu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu chuyển hàng hóa của cácdoanh nghiệp Khi thương mại hàng hóa ngày càng phát triển, các dịch vụ hỗ trợ quátrình lưu thông hàng hóa cũng ngày càng mở rộng và hoàn thiện Do đó, kinh doanh
Trang 27dịch vụ kho bãi không còn đơn thuần là cho thuê kho, bãi như trước Thay vào đó, loạihình kinh doanh kho bãi đặc chủng ngày càng được chú trọng phát triển.
1.2.3.1 Kho ngoại quan
Kho ngoại quan là kho được sử dụng với mục đích trung chuyển hàng hóa xuấtnhập khẩu do chủ hàng chỉ định khi hàng hóa được vận chuyển đến cảng mà chưađược xếp dỡ ngay Một cách cụ thể, kho ngoại quan liên quan đến hoạt động xuấtnhập khẩu và thường lưu giữ những hàng hóa:
- Đã làm thủ tục hải quan, được gửi để chờ xuất khẩu
- Từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vàoViệt Nam theo quy định của pháp luật
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, kho ngoại quan được thiết lập trên lãnhthổ Việt Nam được ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm thời lưu giữ bảo quảnhàng hóa chờ xuất ra nước ngoài hoặc nhập vào Việt Nam sau khi làm các thủ tục theoquy định như kê khai, kiểm hóa của hải quan, kiểm định chất lượng hàng hóa, kiểm tra
y tế, bao gói, phân loại
1.2.3.2 Kho CFS (Container Freight Station)
Là kho chứa hàng thu gom xuất khẩu của các tổ chức, cá nhân không thuộc hàngxuất khẩu của các nhà máy, xí nghiệp, kho bảo thuế, khu chế xuất, xí nghiệp chế xuất,kho ngoại quan nằm trong và ngoài khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đã hoànthành thủ tục hải quan, được tập kết để chờ xếp vào container hàng xuất khẩu
1.2.3.3 Kho tại các điểm thông quan nội địa (ICD – Inland Custom Depot)
Nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng tăng, bên cạnh cáckho bãi được xây dựng trong địa phận cảng biển, hiện nay đã xuất hiện những môhình phát triển hệ thống kho bãi tại các cảng ICD nhằm phục vụ quá trình thu gom,tập kết hàng xuất nhập khẩu container
Do đặc thù hàng hóa nhập khẩu được chuyển từ cửa khẩu đến địa điểm kiểm trahoặc hàng hóa xuất phải làm xong thu tục hải quan tại địa điểm kiểm tra mới chuyểnđến cửa khẩu để xuất đi, nên các nhà kinh doanh dịch vụ kho bãi đã tổ chức dịch vụkho bãi kết hợp với làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại một vị tríphù hợp trong nội địa để giúp doanh nghiệp xuất hàng hoặc giải tỏa hàng nhập nhanhchóng Tại các địa điểm kiểm tra này có bộ máy hải quan hoạt động như một đơn vịhải quan cửa khẩu
1.2.3.4 Kho dịch vụ hàng hóa trung chuyển quốc tế
Cảng trung chuyển gắn chặt với phát triển kho bãi trung chuyển container vớichức năng lưu kho bãi chờ tàu đến để chuyển khẩu đến quốc gia nhập Tại đây khotrung chuyển làm nhiệm vụ tiếp nhận, xếp dỡ, vận chuyển và bảo quản container theo
sơ đồ vị trí được ấn định nếu hàng được chuyển thẳng, hoặc thu một khoản phí kho
Trang 28bãi nếu hàng “nằm” tạm tại cảng Trong trường hợp này hải quan sở tại không làm thủtục nhập và xuất.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ kho bãi
Sự phát triển của bất kỳ loại hình dịch vụ nào trong nền kinh tế cũng đều chịu sựtác động, chi phối của cả nhân tố trực tiếp lẫn gián tiếp Trình độ phát triển của nềnkinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vậtchất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ Năng suất lao độngtrong nông nghiệp, công nghiệp có cao, thì mới có thể chuyển một phần lao động sanglàm dịch vụ Bởi vậy, quá trình phát triển các ngành dịch vụ phải luôn cân đối vớitrình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cân đối với các ngành sản xuất vậtchất Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội như số dân, kết cấu tuổi, giới tính, tỉ lệ giatăng dân số và sức mua của dân cư lao động, thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật sẽlàm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hóa và hợp tác hóaphát triển, từ đó đặt ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơcấu của các ngành dịch vụ
Đối với dịch vụ kho bãi, ngoài những nhân tố chung nói trên, sự phát triển củaloại hình dịch vụ này còn phụ thuộc đáng kể vào những nhân tố đặc trưng sau:
- Sự phát triển của dịch vụ vận tải: đây được xem là yếu tố tiên quyết củangành dịch vụ kho bãi Rõ ràng mối quan hệ giữa vận tải và kho bãi là mối liên hệ bổtrợ lẫn nhau, vì thế một trong hai loại hình dịch vụ không thể phát triển nếu dịch vụcòn lại kém phát triển Dịch vụ kho bãi chỉ có thể phát triển một khi lượng hàng hoá
có thể tập trung về Loại hình dịch vụ này sẽ được thúc đẩy phát triển một khi địaphương đã là đầu mối trung chuyển trong vận tải
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâurộng, hoạt động giao thương quốc tế ngày càng phát triển, đặc biệt là khối lượng hànghoá xuất nhập khẩu: hoạt động kho bãi, kết hợp với vận tải là cầu nối cho việc giaothương giữa các khu vực, quốc gia trên thế giới cũng như trong nội bộ một quốc gia.Đối với nước ta, hội nhập kinh tế sâu hơn chính là gốc rễ của sự phát triển giaothương quốc tế hiện nay Thương mại hàng hoá càng phát triển, nhu cầu đối với dịch
vụ vận tải và lưu kho, các dịch vụ hỗ trợ cũng sẽ tăng theo Đây được xem là nhân tốkích thích chủ yếu đối với sự phát triển dịch vụ kho bãi
- Biến động giá cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới đặc biệt làgiá xăng dầu – một trong những nguồn nguyên liệu cho hoạt động bốc xếp trong dịch
vụ kho bãi có tác động không nhỏ đến dịch vụ này Chẳng hạn, năm 2007, giá dầu liêntục tăng cao và ngày 2/1/2008 chạm mốc 100 USD/thùng; chính điều này đã khiến chiphí vận tải, bốc dỡ…tăng cao, gây tác động nghiêm trọng đến khả năng cạnh tranh vàhoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này
Trang 29- Yếu tố vốn đầu tư cũng là một yếu tố hàng đầu trong quá trình kinh doanhdịch vụ kho bãi Dịch vụ này đòi hỏi một lượng vốn đầu tư cho máy móc, phươngtiện, thiết bị bốc xếp, nhà kho…khá lớn
- Tiến bộ công nghệ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các ngànhsản xuất kinh doanh, tiến bộ công nghệ càng lớn thì tăng trưởng càng mang tính chấtphát triển theo chiều sâu và yếu tố phát triển bền vững nhờ đó càng có cơ sở đảm bảo.Đối với dịch vụ kho bãi, quy trình, kỹ thuật tiên tiến là yếu tố hàng đầu tạo nên chấtlượng của dịch vụ, góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
1.2.5 Mối quan hệ giữa vận tải và kho bãi
Kinh tế vận tải có thể áp dụng cho hệ thống cung vật chất lẫn hệ thống phân phốivật chất Trong trường hợp cung vật chất, các đơn hàng nhỏ từ nhiều nhà cung cấpđược vận chuyển đến một kho bãi tập kết gần nguồn cung; bằng cách này, nhà sảnxuất có thể vận chuyển nguyên toa xe hoặc nguyên container đến nhà máy sản xuất –địa điểm này thường đặt khá xa nơi kho bãi Kho bãi đặt gần những nguồn cung đểlượng hàng không nguyên cont chỉ áp dụng trên một quãng đường ngắn, và lượnghàng trên phần lớn đoạn đường là từ kho bãi đến nhà máy sản xuất
Do yêu cầu đối với hoạt động sản xuất nói riêng và nền kinh tế nói chung, do yêucầu lưu thông, phân phối hàng hoá, nên dịch vụ kho bãi đã ra đời nhằm gắn chặt sảnxuất với lưu thông hàng hoá Kho bãi được sử dụng nhằm tiết kiệm về chi phí vận tảitrong hệ thống phân phối vật chất Trong ngành công nghiệp hàng hóa đóng gói, cácnhà sản xuất thường có nhiều nhà máy, mỗi nhà máy chỉ sản xuất một tỷ lệ nhất địnhtrong nhóm sản phẩm của công ty
Thông thường những công ty này duy trì nhiều kho bãi thuê mướn, từ những địađiểm này các lô hàng phức hợp của toàn bộ nhóm sản phẩm được chế biến đưa đếnkhách hàng Những chuyến hàng từ nhà máy đến các kho thuê thường được chuyênchở bằng đường sắt nguyên toa những sản phẩm sản xuất tại mỗi nhà máy Các đơnhàng, bao gồm nhiều loại hàng trong một dòng sản phẩm, được vận chuyển bằng xetải nguyên cont hoặc hàng lẻ Sử dụng kho thuê mướn sẽ đem lại chi phí vận tải thấphơn so với vận chuyển trực tiếp đến người mua Mức tiết kiệm thường lớn hơn nhiều
so với chi phí tăng thêm phát sinh từ dịch vụ kho bãi và chi phí tăng lên có liên quanđến lưu kho
1.2.6 Một số tiêu chí phát triển dịch vụ vận tải và kho bãi
Trên thực tế, việc đưa ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển cũng như năng lựccạnh tranh của một ngành dịch vụ là điều rất kho do những quan niệm khác nhau vềnăng lực cạnh tranh cũng như khó khăn trong việc xác định các số liệu liên quan Tuynhiên, có thể xác định một số tiêu chí thường gặp để đo lường sự phát triển của dịch
vụ vận tải và kho bãi như sau:
Trang 30- Tỷ suất lợi nhuận ngành: là một chỉ tiêu tổng hợp, không chỉ phản ánh tiềmnăng cạnh tranh mà còn thể hiện tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của ngành.
Tỷ suất lợi nhuận ngành cao thể hiện tính thuận lợi trong kinh doanh, ngược lại tỷ suấtthấp phản ánh sức cạnh tranh trên thị trường đang rất gay gắt
- Khả năng cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng: đối với các doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ vận tải và kho bãi, hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ đượcđánh giá dựa trên các dịch vụ cốt lõi bao gồm dịch vụ vận tải và kho bãi mà còn đượcđánh giá dựa trên các dịch vụ giá trị gia tăng Các dịch vụ giá trị gia tăng chủ yếu baogồm:
+ Dịch vụ giao nhận: chuyển hàng từ chủ hàng đến người nhận hàng thông quacác dịch vụ như thu gom, chia tách, kiểm đếm, giao hoặc nhận hàng hóa
+ Dịch vụ khách hàng: nhằm giải quyết tốt các đơn đặt hàng của khách hàng nhưlập bộ chứng từ, làm thủ tục hải quan, giải quyết các khiếu nại…
Nói cách khác, dịch vụ khách hàng là quá trình cung cấp các tiện ích từ giá trị giatăng cho dây chuyền cung ứng với chi phí hiệu quả nhất Có rất nhiều yếu tố liên quanđến dịch vụ khách hàng, song có thể chia các yếu tố đó thành ba nhóm chủ yếu sau: + Nhóm dịch vụ khách hàng trước giao dịch gồm:
Dự trữ hàng hóa
Thông tin về hàng hóa
Tính chính xác của hệ thống
Tính ổn định của quá trình thực hiện đơn hàng
Khả năng thực hiện các chuyến hàng đặc biệt
Khả năng điều chuyển hàng hóa
Thủ tục thuận tiện
Sản phẩm thay thế+ Nhóm dịch vụ sau khi giao dịch gồm:
Lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và các dịch vụ khác
Trang 31và địa điểm đối với sản phẩm hay dịch vụ Nó bao gồm các hoạt động có liên quanđến việc giải quyết đơn hàng (phân loại, kiểm tra, gom hoặc tách các lô hàng, bao bì,đóng gói, dán nhãn…), vận chuyển (tổ chức vận chuyển theo hình thức giao hàng tậnnơi theo yêu cầu của khách) và các dịch vụ hậu mãi Theo tính toán của Trung tâmThương mại thế giới thì quyết định mua hàng của khách hàng chỉ phụ thuộc vào bảnthân họ là 46%, phần còn lại (54%) phụ thuộc vào mức độ đáp ứng các dịch vụ trước,trong và sau khi bán hàng
- Hệ số tham gia vào thị trường quốc tế cao: được xác định bằng tổng giá trị xuấtkhẩu của ngành dịch vụ vận tải, kho bãi trên tổng giá trị xuất khẩu của dịch vụ này củathể giới Đối với loại hình dịch vụ vận tải và kho bãi, phạm vi hoạt động thườngkhông bị chi phối bởi yếu tố biên giới Các hoạt động vận tải, giao nhận thường đượcthực hiện trên phạm vi quốc tế; vì thế một trong những tiêu chí phát triển dịch vụ vậntải và kho bãi là sự tham gia của dịch vụ này trong thị trường quốc tế
- Giá cả dịch vụ: giá cả là một trong những tiêu chí định lượng để đánh giá nănglực cạnh tranh của bất kỳ một ngành sản xuất, dịch vụ nào trong nền kinh tế quốc dân.Trong bối cảnh cơ chế cạnh tranh trên thị trường thế giới hiện nay, giá cao không đồngnghĩa với năng lực cạnh tranh thấp Nếu mức giá cao vẫn được người tiêu dùng lựachọn và sẵn sàng trả giá cao có nghĩa là sản phẩm/dịch vụ vẫn thể hiện được năng lựccạnh tranh trên thị trường Hiện nay, giá cả dịch vụ vận tải và kho bãi do các doanhnghiệp trong nước cung cấp có xu hướng cao hơn so với các doanh nghiệp, tập đoànnước ngoài Hơn nữa, giá cả còn tương đối bất ổn, gây khó khăn cho các doanh nghiệp
sử dụng dịch vụ Đây là một trong những yếu tố làm giảm khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh dịch
vụ này trên lãnh thổ Việt Nam
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ: là tiêu chí định tính, có tính khái quát cao và khóđánh giá so với chất lượng hàng hóa Chất lượng dịch vụ vận tải, kho bãi do nhiều yếu
tố quyết định, cụ thể là yếu tố cơ sở hạ tầng, khả năng ứng dụng những thành tựu khoahọc kỹ thuật hiện đại, yếu tố về kỹ năng tổ chức các doanh nghiệp chuyên môn hóacung ứng và kinh doanh dịch vụ, yếu tố về công nghệ thông tin, khả năng tài chínhcủa doanh nghiệp và yếu tố nguồn nhân lực
Trang 321.3 Những vấn đề lý luận về dịch vụ logistics
1.3.1 Khái niệm
Dịch vụ logistics theo nghĩa đang sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ từ
“Logistique” trong tiếng Pháp, được sử dụng bắt đầu từ thế kỷ thứ 19
Dịch vụ logistics đã phát triển rất nhanh chóng Nếu giữa thế kỷ thứ 20, rất hiếmdoanh nhân hiểu được dịch vụ logistics là gì, thì đến cuối thế kỷ này, dịch vụ logisticsđược ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lạithành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất hàng hóa lẫn trong khuvực sản xuất dịch vụ
Dịch vụ logistics hiện được các học giả, các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiềucách khác nhau
- Theo tài liệu của ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liênhiệp quốc (UNESCAP), dịch vụ logistics được coi “là việc quản lý dòng lưu chuyểnhàng hoá từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng…”
- Theo tài liệu giảng dạy của trường Đại học Hàng hải thế giới (World MaritimeUniversity), “Dịch vụ logistics là quá trình quản lý việc lưu chuyển có hiệu quả hànghóa, dịch vụ từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng vì mục đích đáp ứng yêu cầucủa khách hàng”
- Một tài liệu khác của Trường Đại học này lại nêu ra định nghĩa: “Dịch vụlogistics là một quá trình được tính toán, tổ chức nhằm giảm chi phí đến mức thấpnhất về việc xác định địa điểm chuyển dịch và lưu kho các nguồn cung cấp từ nơi xuất
xứ, thông qua nhiều hoạt động khác nhau đến nơi tiêu thụ cuối cùng”
- Thực chất, dịch vụ logistics là một hình thức kết hợp các khâu của quá trìnhsản xuất và tiêu thụ theo hướng tối ưu hóa nhằm giảm bớt các chi phí không cần thiết
để hạ giá thành sản phẩm và đảm bảo giá cả cạnh tranh
- Theo định nghĩa của tác giả Ma Shuo trong cuốn sách Logistics and SupplyChain Management, xuất bản năm 1999 thì “Dịch vụ logistics là quá trình lưu chuyểnhàng hoá từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua người bán buôn, bán lẻ, đếnnơi tiêu thụ cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”
Định nghĩa này cho thấy, dịch vụ logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà
là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lạilẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu,hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện Đây là quátrình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức, từ xây dựngchiến lược đến các hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược
Trang 33Mặt khác, với khái niệm như nêu ở trên, nó cho phép các tổ chức, các doanhnghiệp có thể vận dụng vào lĩnh vực hoạt động của mình một cách sáng tạo, linh hoạt,với hiệu quả kinh tế cao nhất
Ở Việt Nam, tại kỳ họp thứ 7 - Khoá XI - Quốc hội nước Cộng hoà XHCN ViệtNam ngày 14/6/2005 đã thông qua Luật Thương mại (sửa đổi năm 2005) trong đó cóquy định cụ thể khái niệm về dịch vụ Logistics Tại điều 233 - Mục 4 - Chương VI của
Luật Thương mại ngày 14/6/2005, quy định “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương
mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm: Nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục Hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói, bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng để điều chỉnh hoạt động kinh doanh cácdịch vụ Logistics của các doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc và cũng là cơ sở quantrọng phục vụ cho việc nghiên cứu và hoạch định chính sách đối với từng dịch vụtrong hệ thống dịch vụ Logistics
1.3.2 Phân loại dịch vụ logistics
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, người ta có thể phân loại dịch vụ logistics mộtcách khác nhau
- Nếu căn cứ vào phạm vi không gian, người ta có thể phân loại dịch vụ logisticsthành: Dịch vụ logistics toàn cầu và dịch vụ logistics quốc gia
- Nếu căn cứ vào phạm vi hoạt động trong nền kinh tế, có thể phân loại dịch vụlogistics thành: Dịch vụ logistics tổng thể và dịch vụ logistics hẹp (có tính chất chuyênngành)
- Nếu căn cứ vào chủ thể tham gia, người ta có thể phân dịch vụ logistics thành:+ Dịch vụ logistics bên thứ nhất
Người chủ sở hữu hàng hóa tự tổ chức và thực hiện các dịch vụ logistics thươngmại để đáp ứng yêu cầu của mình
Hình thức dịch vụ logistics này được áp dụng phổ biến ở Việt Nam thời kỳ trướcnhững năm 1990, khi đó các nhà sản xuất tự vận chuyển hàng hoá, tự tổ chức giaonhận…để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của mình
+ Dịch vụ logistics bên thứ hai
Người cung cấp dịch vụ logistics là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt độngđơn lẻ (vận chuyển, giao nhận, kho bãi, dự trữ…) trong hệ thống dịch vụ logistics.Hình thức dịch vụ logistics này được áp dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay, khi cácdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nước ta chưa đủ mạnh để tổ chức đồng bộcác dịch vụ trong hệ thống các dịch vụ logistics
Trang 34Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba là người thay mặt cho chủ hàng quản
lý và thực hiện các dịch vụ logistics Do vậy, dịch vụ logistics bên thứ ba tích hợp cácdịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc lưu chuyển hàng hoá và xử lý thông tintrong dây chuyền cung ứng
Hình thức dịch vụ logistics bên thứ ba được áp dụng phổ biến ở các nước có kinh
tế phát triển
+ Dịch vụ logistics bên thứ tư
Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ tư là người tích hợp, chịu trách nhiệmquản lý, thực hiện quản trị cả quá trình lưu chuyển của dòng hàng hóa như: Nhận hàng
từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng Hình thức dịch vụ logistics bên thứ tư được áp dụng phổ biến ở các nước có cácCông ty, tập đoàn kinh doanh Logistics đủ mạnh, có phạm vi hoạt động và hệ thốngvăn phòng đại diện hay các công ty con ở nhiều nước trên thế giới
Như vậy, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau người ta có thể phân chia dịch vụlogistics thành nhiều loại khác nhau, có phạm vi điều chỉnh rộng hẹp khác nhau, trongphạm vi một quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu
1.3.3 Vị trí, vai trò của dịch vụ logistics trong phát triển KT-XH
Trong lĩnh vực dịch vụ nói chung, dịch vụ logistics là nhóm dịch vụ có giá trị lớnhơn cả Người ta đã thống kê rằng: Để sản xuất ra một sản phẩm có giá trị 100đ thìphải chi 10đ cho dịch vụ vận chuyển, 10đ cho dịch vụ quảng cáo, 30đ cho các dịch vụliên quan đến sản xuất, 20đ cho nguyên vật liệu và còn lại là các chi phí khác…
Là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác động qualại lẫn nhau, dịch vụ logistics xuất hiện ở gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu
Trang 35thông và phân phối hàng hóa Cũng chính vì vậy, dịch vụ logistics có vai trò hết sứcquan trọng trong việc hỗ trợ cho phát triển kinh tế nói chung và đối với hoạt động sảnxuất hàng hóa nói riêng Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗicác dịch vụ logistics, theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm vàđiều quan trọng là giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúpthỏa mãn nhu cầu của mỗi người Tài liệu của trường Đại học Quốc gia Michigan(Hoa Kỳ) cho thấy, giá trị các dịch vụ logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầuhết các nước lớn ở Châu Âu, Bắc Mỹ và một số nền kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (theo Rushton Oxley & Croucher, 2000) Vì vậy, nếu các dịch vụ logistics hoạt
động có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của toàn
bộ nền kinh tế
- Tạo thêm nhiều số lượng việc làm và tăng thu nhập cho người lao động
Cùng với vai trò ngày càng trở nên quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung
và hoạt động thương mại nói riêng, dịch vụ logistics đang thu hút lực lượng lao độngngày càng lớn, đặc biệt ở các nước phát triển
Do lĩnh vực dịch vụ giữ vị trí sống còn trong nền kinh tế Hoa Kỳ nên lực lượnglao động trong lĩnh vực này chiếm tới 80% tổng lực lượng lao động của nước Mỹ (với
95 triệu người năm 2000) Số người lao động trên được bố trí trong ngành dịch vụphân phối nhiều nhất (chiếm gần 28% tổng lực lượng lao động) sau đó đến ngành tàichính (8%), vận tải (6%), viễn thông (6%)
Có thể nói, các dịch vụ vận chuyển, giao nhận, kho bãi… đã tạo ra khối lượngviệc làm lớn cho người lao động của các nước Đây là đóng góp không nhỏ để giảiquyết vấn đề về thu nhập và các vấn đề xã hội khác
- Phát triển dịch vụ logistics giúp rút ngắn khoảng cách về không gian giữa
người sản xuất và người tiêu thụ và tận dụng cơ hội phục vụ nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của khách hàng.
Trong những năm trước đây, khi lượng hàng hóa đưa vào lưu thông nội địa vàquốc tế chưa có khối lượng lớn, nhiều quốc gia, doanh nghiệp đã tự tiến hành các dịch
vụ logistics phục vụ quá trình lưu chuyển của hàng hoá như: Vận chuyển, lưu kho, dựtrữ hàng hóa…
Những năm gần đây, khi kinh tế thị trường phát triển mạnh, khối lượng và giá trịhàng hóa đưa ra trao đổi giữa các quốc gia, các nền kinh tế tăng lên nhanh chóng, cácdịch vụ phục vụ quá trình lưu chuyển hàng hóa cũng ngày càng phát triển Các công
ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế… kinh doanh dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều và
từ chỗ chỉ chuyên kinh doanh một loại dịch vụ (dịch vụ vận chuyển vận hay dịch vụgiao nhận, kho bãi…) nay đã phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế lớn, kinhdoanh tất cả các dịch vụ phục vụ quá trình lưu chuyển của hàng hóa từ nơi sản xuấtđến nơi tiêu thụ cuối cùng
Trang 36Các công ty này có phạm vi hoạt động trên toàn cầu với các chi nhánh đặt ở nhiềunước trên thế giới, cung cấp các dịch vụ phục vụ việc lưu chuyển hàng hóa từ nơi sảnxuất đến nơi tiêu thụ như: Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ giao nhận, dịch vụ bao gói,dịch vụ lưu kho, dịch vụ dự trữ hàng hóa…
Nhờ có công nghệ thông tin phát triển, các công ty kinh doanh dịch vụ logistics cóthể đáp ứng yêu cầu về hàng hóa cho người tiêu dùng ở khắp các châu lục với các dịch
vụ hiện đại, thuận tiện và hiệu quả Phương thức cung cấp hàng hóa “Door to Door”(giao hàng tận nhà) đang dần trở nên phổ biến Người tiêu dùng ở châu lục này vẫn cóthể lựa chọn và mua được hàng hóa ở châu lục khác một cách thuận tiện, nhanh chóngnhờ có dịch vụ logistics toàn cầu
Như vậy, dịch vụ logistics với sự hỗ trợ của thương mại điện tử đã giúp rút ngắnkhoảng cách về không gian và thời gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng vàgiúp cho việc thỏa mãn nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng trong điều kiệnhội nhập
- Giá trị của dịch vụ logistics tham gia vào cơ cấu giá trị hàng hóa như là một
bộ phận giá trị phụ thêm.
Trong quá trình lưu chuyển hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu thụ cuốicùng, mỗi dịch vụ trong hệ thống dịch vụ logistics khi cung cấp đều được trả mộtlượng chi phí nhất định Các chi phí giao nhận, vận chuyển, lưu kho, dự trữ…đềuđược tính vào giá trị của hàng hóa
Trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đều mong muốn mứcgiá phải trả cho các dịch vụ logistics là thấp nhất Chi phí cho các dịch vụ trong hệthống dịch vụ logistics ở mức tiết kiệm nhất sẽ góp phần không nhỏ để hàng hóa khigiao đến tay người tiêu dùng có mức giá thấp nhất
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trên thế giới hiện đang cạnh tranhquyết liệt trên thị trường giao nhận, vận chuyển…và cách tốt nhất để có thể thắng thếtrong cạnh tranh chính là đấu tranh giảm chi phí ở từng khâu trong dịch vụ logistics.Tại nơi tiêu thụ cuối cùng, giá cả hàng hóa sẽ bằng tổng giá của nhà sản xuất cộngvới chi phí cần thiết cho các dịch vụ logistics Chi phí cần thiết cho dịch vụ logisticschính là tổng các chi phí như: Chi phí phục vụ khách hàng, chi phí vận chuyển, chi phíkho bãi, chi phí giải quyết đơn hàng, chi phí sản xuất, thu mua, chi phí dự trữ…
Như vậy, với bất kỳ hàng hóa nào, trong quá trình lưu chuyển của nó cũng sẽ có
sự tham gia của các dịch vụ logistics và giá trị của dịch vụ logistics sẽ trở thành một
bộ phận giá trị phụ thêm trong cơ cấu giá trị của hàng hoá
Tiết kiệm chi phí trong từng phân ngành dịch vụ logistics là cách tốt nhất để cácdoanh nghiệp có thể đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng với giá cả thấp nhất vàmang tính cạnh tranh cao
Trang 37- Dịch vụ logistics giúp duy trì số lượng và chất lượng hàng hóa, làm giảm tổng
chi phí và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.
Yêu cầu đối với các dịch vụ logistics là giúp người sản xuất đưa hàng hóa, sảnphẩm của họ tới người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất Vấn đề đặt ra ở đây làtrong quá trình lưu chuyển, hàng hóa phải được giữ nguyên vẹn cả về số lượng và chấtlượng Yêu cầu này đòi hỏi người cung ứng dịch vụ logistics (người vận chuyển,người giao nhận …) phải thực hiện công việc của mình theo đúng quy trình, đúng kỹthuật, đúng lộ trình và kịp thời gian
Muốn vậy, các nhà cung ứng dịch vụ logistics phải thiết lập được lộ trình củahàng hóa một cách hợp lý, bố trí các phương tiện và thiết bị vận tải, kho bãi một cáchphù hợp, với kỹ thuật và chất lượng cao Có như vậy, trong suốt quá trình lưu chuyển,hàng hóa không bị thiếu hụt về số lượng (do hư hỏng, mất mát), không bị giảm phẩmcấp hay sai lệch về các tiêu chuẩn kỹ thuật
Việc duy trì tốt số lượng và chất lượng hàng hóa trong suốt quá trình lưu chuyểncủa nó cũng trở thành một trong những yếu tố để đánh giá uy tín và năng lực của cácdoanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics Trong trào lưu “container hóa”, số lượng vàchất lượng hàng hóa trong suốt quá trình lưu chuyển có vẻ như sẽ an toàn hơn, ít bị đổ
vỡ, hư hỏng nhưng lại có nhược điểm là làm hạn chế các doanh nghiệp tham gia khihàng hóa của họ cung cấp không đủ cho một container khi chuyên chở
Nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics hiện đang đặt vấn đềđảm bảo duy trì tốt số lượng và chất lượng hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuốicùng thành nhiệm vụ hàng đầu với mục tiêu giảm tổng mức chi phí và tăng sức cạnhtranh của hàng hóa
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập, vấn đề giảm chi phí dịch vụlogistics đang là biện pháp hữu hiệu giúp các nhà cung ứng dịch vụ logistics nâng caonăng lực cạnh tranh của mình
Như vậy, chuỗi dịch vụ logistics được cấu thành từ rất nhiều hoạt động khác nhau.Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, nội dung nghiên cứu chỉ tập trung vào 2 hoạt độngchủ yếu của ngành đó là dịch vụ vận tải và kho bãi
1.4 Các cam kết của Việt Nam với WTO về dịch vụ vận tải và kho bãi
Theo phân loại của WTO thì vận tải là một ngành dịch vụ bao gồm các phânngành: vận tải biển, vận tải đường thủy nội địa, vận tải hàng không, vận tải bằngkhinh khí cầu, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường ống, dịch vụ hỗ trợmọi phương thức vận tải và các dịch vụ vận tải khác; mỗi phân ngành lại chia nhỏthành nhiều tiểu ngành Hiện tại pháp luật Việt Nam mới có quy định về 6 phân ngànhtrong tổng số 9 phân ngành vận tải nói trên (vận tải biển, vận tải đường thủy nội địa,vận tải hàng không, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ mọi phươngthức vận tải)
Trang 38Do dịch vụ vận tải đóng vai trò rất quan trọng đối với thương mại hàng hóa quốc
tế nên trong quá trình đàm phán, các nước thành viên WTO rất quan tâm đến việc tự
do hóa thị trường dịch vụ vận tải, đặc biệt là dịch vụ vận tải biển và các dịch vụ hỗ trợmọi phương thức vận tải như dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa(kể cả dịch vụ giao nhận) và dịch vụ kho bãi Các đối tác đã đưa ra yêu cầu rất cao về
mở cửa thị trường dịch vụ vận tải, nhất là dịch vụ vận tải biển cho các nhà cung cấpdịch vụ nước ngoài và cam kết của Việt Nam cũng tương đối cao so với khả năng cạnhtranh của các doanh nghiệp trong nước Cụ thể:
Đối với dịch vụ vận tải đường biển và các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển
Ở phương thức cung cấp qua biên giới đối với vận tải hàng hóa quốc tế, Việt Namcam kết “không hạn chế”, nghĩa là các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển nước ngoàiđược quyền thực hiện việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam màkhông có bất cứ rào cản nào Tuy đây là mức cam kết cao nhất nhưng cam kết nàykhông tác động nhiều đến các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam vì trên thực tế thịtrường này vẫn do các hãng tàu nước ngoài chiếm thị phần chủ yếu (khoảng 80%lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu của Việt Nam do các công ty vận tải biển nước ngoàivận chuyển)
Tuy nhiên, ở phương thức hiện diện thương mại, Việt Nam cam kết cho phép cáccông ty vận tải biển nước ngoài được thành lập công ty liên doanh với tỷ lệ vốn gópkhông quá 51% ngay từ khi gia nhập và được thành lập công ty 100% vốn nước ngoàisau 5 năm kể từ khi gia nhập để thực hiện các hoạt động liên quan đến hàng hóa dochính công ty đó vận chuyển bằng đường biển đi, đến Việt Nam nhằm mục đích cungcấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng của họ Với cam kết này, các doanh nghiệp ViệtNam hoạt động trong lĩnh vực đại lý vận tải hàng hóa đường biển và đại lý tàu biển sẽ
bị tác động nhiều nhất vì trước đây, khi các hãng tàu nước ngoài vận chuyển hàng hoáđến cảng biển Việt Nam phải thông qua các đại lý tàu biển và đại lý vận tải để thựchiện các công việc của chủ tàu và cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng của mìnhthì nay họ có thể thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam để thực hiện trọn gói dịch
vụ
Cần lưu ý là các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài do công ty vậntải biển nước ngoài thành lập chỉ được phép thực hiện các hoạt động phục vụ chochính công ty mẹ, không được phép cung cấp dịch vụ cho khách hàng khác Các công
ty vận tải biển nước ngoài vận chuyển hàng hóa đi, đến Việt Nam không thành lậphiện diện thương mại tại Việt Nam thì vẫn phải sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệpViệt Nam hoạt động trong hai lĩnh vực nói trên
Đối với các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, mức độ cam kết mở cửa thị trường củaViệt Nam cũng đã được mở hơn trước Ví dụ, dịch vụ xếp dỡ container cho phépthành lập liên doanh đến 50% vốn nước ngoài, dịch vụ thông quan cho phép liêndoanh với 51% vốn nước ngoài ngay khi gia nhập WTO và sau 5 năm không hạn chế
Trang 39tỷ lệ vốn trong liên doanh, dịch vụ bãi container cho phép liên doanh với 51% vốnnước ngoài ngay khi gia nhập và sau 5 năm không hạn chế.
Đối với dịch vụ vận tải hàng không , WTO không điều chỉnh về vận tải hàng hóa
và vận tải hành khách bằng đường hàng không mà chỉ điều chỉnh về một số dịch vụ hỗtrợ như tiếp thị và bán sản phẩm hàng không, đặt giữ chỗ bằng máy tính và dịch vụbảo dưỡng sửa chữa máy bay Cam kết của Việt Nam về các dịch vụ nói trên là thôngthoáng, phù hợp với thực tiễn của ngành hàng không và nhằm mục tiêu thu hút đầu tư
để phát triển dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa máy bay ở Việt Nam
Đối với dịch vụ vận tải đường sắt, dịch vụ vận tải đường thủy nội địa và dịch vụ vận tải đường bộ, mức độ cam kết ít hơn Cụ thể Việt Nam chỉ cam kết ở mức cho
phép thành lập liên doanh với vốn góp của nước ngoài không quá 49% trong ba lĩnhvực vận tải này Tuy nhiên, không phải là không có thách thức nào đối với các doanhnghiệp trong nước vì các phương thức vận tải này trước đây vẫn thuộc độc quyền khaithác của các doanh nghiệp trong nước Mức cam kết này chỉ có thể đảm bảo cho cácnhà cung cấp dịch vụ vận tải trong nước có thời gian để nâng cao năng lực cạnh tranh
1.5 Khung pháp lý điều chỉnh dịch vụ vận tải và kho bãi ở Việt Nam
Nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh dịch vụ vận tải và kho bãicủa Việt Nam tương đối đầy đủ Tất cả các phương thức vận tải đều đã có khung pháp
lý điều chỉnh, như Bộ luật Hàng hải năm 2005, Luật Hàng không Dân dụng năm 2006,Luật Đường sắt năm 2005, Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004, Luật Giaothông đường bộ năm 2008, Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức Vềhoạt động kho bãi, đã có Luật Hải quan năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2005, Nghịđịnh 154/2005/NĐ-CP, Thông tư 112/2005/TT-BTC quy định cụ thể về kho ngoạiquan, kho bảo thuế và kho thu gom hàng lẻ
Đặc biệt có một số văn bản vừa mới được ban hành như Luật Giao thông đường
bộ năm 2008, Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ quy định chitiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn tráchnhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, Nghị định 87/2009/NĐ-CPngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định về vận tải đa phương thức,… đã góp phầnlàm hoàn thiện thêm hệ thống pháp luật về vận tải, kho bãi và tăng tính tương thíchcủa hệ thống pháp luật Việt Nam với pháp luật và thông lệ quốc tế
Phần lớn các văn bản trong lĩnh vực này được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung từnăm 2005 trở về sau nhằm đáp ứng nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật để gia nhậpWTO nên khá phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành như Công ước quốc tế đểthống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (Công ước Brussels 1924), Côngước của Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (Công ướcHamburg 1978), Công ước quốc tế về giới hạn trách nhiệm của chủ tàu biển (Côngước Brussels năm 1957); Công ước để thống nhất một số quy tắc về vận tải hàngkhông quốc tế 1929 (Công ước Vác-sa-va 1929, Công ước Guadalajara 1961); Công
Trang 40ước về hợp đồng vận chuyển quốc tế hàng hóa bằng đường bộ (CMR); Công ước vềvận chuyển đường sắt quốc tế (COTIF) ban hành Quy tắc thống nhất về hợp đồng vậnchuyển quốc tế hàng hóa bằng đường sắt (CIM) năm 1980; Công ước của Liên hiệpquốc về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế, Hiệp định khungASEAN về vận tải đa phương thức…
1.6 Kinh nghiệm của một số quốc gia, khu vực về phát triển dịch vụ vận tải
và kho bãi
Ở nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, hiện nay dịch vụ vận tải vàkho bãi chưa thực sự phát triển một cách đầy đủ để đáp ứng yêu cầu lưu chuyển hànghóa ngày càng tăng cao của toàn xã hội Nhằm tăng cường hội nhập khu vực và quốc
tế trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải và kho bãi, bên cạnh những nỗi lực từ bảnthân, Việt Nam cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm phát triển loại hình dịch vụ nàycủa các quốc gia trên thế giới Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của đề tài và địnhhướng của thành phố là phát triển mạnh loại hình dịch vụ logistics, chúng tôi tập trungnghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển mạnh về dịch vụ logistics như
Hà Lan, Hoa Kỳ cũng như trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapore
và Trung Quốc – là những quốc gia có điều kiện phát triển kinh tế và dịch vụ tươngđồng với Việt Nam nhằm tìm ra những bài học hữu ích, có thể vận dụng để phát triểndịch vụ logistics ở Việt Nam cũng như thành phố Đà Nẵng theo hướng hiện đại, phùhợp với điều kiện của địa phương cũng như xu hướng chung của toàn thế giới
1.6.1 Kinh nghiệm hình thành và phát triển trung tâm logistics
1.6.1.1 Cảng Rotterdam (Hà Lan) – Trung tâm logistics của Châu Âu
Hà Lan phát triển thành trung tâm logistics đối với các công ty quốc tế là nhờ vàonhững thế mạnh về lịch sử, sự tập trung phát triển thương mại cùng với các điều kiện
cơ sở hạ tầng tốt của quốc gia này Từ thời Trung Cổ, Hà Lan đã dựa vào các hoạtđộng liên quan đến thương mại và vận tải nhằm khắc phục sự thiếu thốn nguồn tàinguyên và công nghiệp nội địa
Từ khi bắt đầu thời kỳ container hoá những năm 1960, cảng Rotterdam đã nắmbắt những cơ hội mà phương thức vận tải này đem lại và đầu tư mạnh mẽ vào cácphương tiện, thiết bị xếp dỡ để chuyển tải container sang vận chuyển nội địa đạt hiệuquả Một lợi thế chiến lược khác đối với cảng Rotterdam là khả năng đáp ứng nhữngchuyến hàng trọng tải lớn cho phép các tàu container lớn cập cảng này mà không gặpbất cứ khó khăn nào
Từ các điều kiện cơ sở hạ tầng logistics cơ bản và xu hướng tự do hoá các dịch vụvận tải và logistics, có thể xem cảng Rotterdam như một trục logistics cực lớn Tuyvậy các trung tâm logistics trên đất nước Hà Lan cũng là những minh chứng tiêu biểunhất về các hoạt động logistics gắn với cảng biển