1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KHÓA LUẬN KHẮC PHỤC LỖI PHÁT ÂM TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC

64 239 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Đặc biệt đối với trường Tiểu học Kim Thủy 1 thuộc xãKim Thủy là một xã biên giới vùng cao, nằm ở phía Tây của huyện Lệ Thủy, tỉnhQuảng Bình, học sinh là người miền núi do đó khả năng phá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Đối tượng nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Đóng góp của đề tài 4

9 Cấu trúc đề tài 5

PHẦN II: NỘI DUNG 6

CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 Cơ sở lý luận 6

1.1.1 Cơ sở tâm sinh lý của học sinh tiểu học 6

1.1.2 Các khái niệm liên quan 6

1.1.3 Vị trí, ý nghĩa của việc rèn phát âm trong dạy học tập đọc cho học sinh 7

1.2 Cơ sở thực tiễn 11

1.2.1 Vài nét về chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 11

1.2.2 Khảo sát thực trạng sửa lỗi phát âm cho HS lớp 3 trường Tiểu học Kim Thủy 1 12

CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI PHÁT ÂM CHO HS LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM THỦY 1 – KIM THỦY – LỆ THỦY – QUẢNG BÌNH 22

2.1 Luyện tập theo mẫu 22

2.2 Phân tích cách phát âm để rèn luyện cho học sinh 25

2.3 Luyện tập tổng hợp 26

2.4 Tổ chức trò chơi học tập để sửa lỗi phát âm cho HS 28

2.5 Thường xuyên luyện đọc các từ khó trong giờ Tập đọc 31

2.6 Sử dụng công nghệ thông tin, băng ghi âm để khắc phục lỗi phát âm 32

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 36

3.1 Những vấn đề chung 36

3.1.1 Một số yêu cầu của thực nghiệm sư phạm 36

3.1.2 Cấu trúc của thực nghiệm sư phạm 36

3.1.3 Mục đích thực nghiệm sư phạm 37

3.1.4 Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm 37

Trang 3

3.1.5 Cách thức thực nghiệm 37

3.1.6 Nội dung, phương pháp thực nghiệm 37

3.2 Thiết kế giáo án thực nghiệm sư phạm 39

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 39

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 40

3.3 Kết quả thực nghiệm 47

3.3.1 Chỉ tiêu đánh giá 47

3.3.2 Kết quả thực nghiệm 47

PHẦN III: KẾT LUẬN 50

PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kếtquả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa từng được công

bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Sinh viên

Hồ Minh Tường

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với cô NguyễnThị Nga giảng viên khoa Sư phạm Tiểu học Mầm non trường Đại học Quảng Bìnhngười đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình tiến hành thực hiện khóa luận Cô

đã mở ra cho em những vấn đề khoa học rất lý thú, hướng em vào nghiên cứu các lĩnhvực hết sức thiết thực và vô cùng bổ ích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho em họctập, tham quan các trường Tiểu học miền núi huyện Lệ Thủy và nghiên cứu bổ sungcho đề tài Em đã học hỏi được rất nhiều ở cô phong cách làm việc, cũng như phươngpháp nghiên cứu khoa học Em được cô cung cấp các tài liệu, các chỉ dẫn hết sức quýbáu cần thiết trong suốt thời gian thực hiện khóa luận

Em cũng xin thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trongkhoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non những người đã trực tiếp giảng dạy, trang bị cho

em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường, em xin cảm ơn Bangiám hiệu trường Đại học Quảng Bình , Ban giám hiệu ,quý thầy cô giáo và các emhọc sinh trường Tiểu học Kim Thủy 1 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tìmhiểu thực tiễn dạy học Tập đọc cho học sinh

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, đất nước ta đang trên con đường đổi mới Trong cuộc cáchmạng đổi mới ấy đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định giáo dục được ưu tiên hàngđầu và được coi là quốc sách với mục tiêu: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triểngiáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục

vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng với yêu cầu xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” Cùngvới sự phát triển của xã hội, tiếng Việt cũng phát triển phong phú và đa dạng nhằm đápứng nhu cầu giao tiếp của xã hội Để bắt kịp với công cuộc công nghiệp hóa – hiện đạihóa đất nước đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải có đổi mới phù hợp Bên cạnh sựđổi mới chương trình và nội dung học tập, thì việc đổi mới cách làm của đội ngũ giáoviên là rất quan trọng và được xem là khâu cơ bản đối với sự nghiệp giáo dục của nước

ta Trong đó, bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt phânmôn Tập đọc lại không thể thiếu Bởi nó giúp học sinh hình thành các kỹ năng sử dụngTiếng Việt đó là nghe, nói, đọc, viết, lĩnh hội các kiến thức rất cơ bản trong kho tàngtri thức, những kinh nghiệm sống, văn hoá và khoa học Vì thế, nếu không biết đọc thìcon người không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại, sẽ trở thành con người lạchậu và bị xã hội đào thải Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần,

từ đây người ta biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên,

xã hội Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong hoạt động học tập vàgiao tiếp, nó là công cụ học tập các môn học khác, tạo hứng thú động cơ học tập, đồngthời tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời Đặc biệtkhi đọc các tác phẩm văn chương, con người có những rung động tình cảm, nảy nởnhững ước mơ tốt đẹp, khơi dậy những năng lực, hành động, sức mạnh sáng tạo cũngnhư bồi dưỡng tâm hồn Nếu không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởngthụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàndiện

Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nógiúp con người sử dụng các nguồn thông tin một cách tốt nhất Biết đọc sẽ giúp các em

tự tìm hiểu tri thức khoa học xã hội loài người, những điều mà nhà trường không cóđiều kiện truyền đạt hết

Trong môn Tiếng Việt thì Tập đọc là phân môn chính có vị trí đặc biệt to lớn ởnhà trường tiểu học, bởi đây là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kỹ năngphát âm cho học sinh Việc phát âm và luyện phát âm đúng với chuẩn quy tắc tiếngViệt góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt

Trang 8

khoa học, cẩn thận Đó là lý do vì sao Tập đọc bố trí thành phân môn độc lập (thuộcmôn Tiếng Việt) có tiết dạy riêng

Đối với học sinh miền núi do ảnh hưởng của tiếng địa phương nên khả năng phát

âm đang gặp nhiều khó khăn Đặc biệt đối với trường Tiểu học Kim Thủy 1 thuộc xãKim Thủy là một xã biên giới vùng cao, nằm ở phía Tây của huyện Lệ Thủy, tỉnhQuảng Bình, học sinh là người miền núi do đó khả năng phát âm chưa chuẩn nên chấtlượng dạy và học đối với các môn học nói chung và đối với phân môn Tập đọc lớp 3nói riêng còn chưa cao Việc sửa lỗi phát âm sai cho học sinh đã được giáo viên quantâm nhưng chưa có cách khắc phục cụ thể cho học sinh vùng bản xứ

Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Khắc phục lỗi phát âm trong dạy học Tậpđọc cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Kim Thủy 1 – Lệ Thủy – Quảng Bình” để làm

đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho HS miền núitỉnh Quảng Bình nói chung và HS trường Tiểu học Kim Thủy 1 – Lệ Thủy – QuảngBình nói riêng

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Phát âm chuẩn chính âm sẽ giúp người nghe cảm nhận được đầy đủ và chính xácgiá trị nội dung của văn bản Vì vậy việc rèn luyện, đề xuất các biện pháp khắc phụclỗi phát âm cho học sinh là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu Vớinhững cuốn sách cơ bản như:

Giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” của Lê A – Thành Thị Yên Mĩ – LêPhương Nga – Nguyễn Trí – Cao Đức Tiến cũng đưa ra cơ sở lí luận các nguyên tắc vàphương pháp dạy Tập đọc, nhấn mạnh đến các phương pháp như phương pháp trựcquan, phương pháp đàm thoại, phương pháp luyện tập theo mẫu Giáo trình “Phươngpháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp Tiểu học” (tài liệu đào tạo giáo viên)của Dự án phát triển giáo viên tiểu học (NXB Giáo dục, 2006) cũng đã đi sâu vàonghiên cứu tầm quan trọng của dạy phát âm đúng cho học sinh , tìm hiểu một số yếu tốảnh hưởng đến việc phát âm đúng tiếng Việt cho học sinh Đây là những vấn đề có ýnghĩa thực tiễn đối với HS những biện pháp này vẫn có tác dụng tích cực

“Phát triển lời nói cho học sinh tiểu học trên bình diện ngữ âm” (tài liệu đào tạo

GV tiểu học), dự án phát triển GV tiểu học của Nguyễn Thị Xuân Yến – Lê Thị ThanhNhàn (NXBGD 2007) đã mô tả hệ thống âm chuẩn trong tiếng Việt hiện đại xác địnhlỗi phát âm, xác định biến thể phát âm theo các vùng phương ngữ cho học sinh tiểuhọc Trong cuốn này tác giả đã đưa ra được cơ sở lý luận một số phương pháp dạy họcphát âm ở tiểu học

Công trình “Ngữ âm học Tiếng Việt hiện đại” của tác giả Cù Đình Tú – HoàngVăn Thung – Nguyễn Nguyên Trứ (NXB Giáo dục, 1978) đã đề cập đến một số vấn đề

Trang 9

liên quan đến ngữ âm học trong nhà trường Mặc dù đã nêu lên được một số biện pháp

cụ thể có liên quan đến luyện phát âm nhưng chưa hướng tới đối tượng cụ thể

“Dạy học tập đọc ở tiểu học” – Lê Phương Nga, đã nghiên cứu đến việc xác địnhchuẩn chính âm trong tiếng Việt và hướng đến một trong ba mẫu hình lý tưởng đểluyện phát âm cho học sinh

“Vui học Tiếng Việt” của tác giả Trần Mạnh Hưởng (NXB Giáo dục, 2000) đãbiên soạn những trò chơi, những bài tập nhẹ nhàng về Tiếng Việt theo yêu cầu kiếnthức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở bậc Tiểu học để học sinh vừa có thể tự học màvẫn được chơi các trò chơi cùng bạn bè theo tinh thần “Học vui– vui học” một cáchhứng thú và bổ ích

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng từ điển điện tử phương ngữ Bru Vân Kiều Việt”do Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông Quảng Bình chủ trì thựchiện Đây là từ điển điện tử phương ngữ Bru Vân Kiều - Việt đầu tiên ở nước ta là từđiển điện tử phương ngữ Bru Vân Kiều - Việt nhằm đáp ứng nhu cầu tra cứu và sửdụng ngôn ngữ của dân tộc Bru - Vân Kiều trong đời sống xã hội

-Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến những vấn đề khác nhau của phânmôn Tập đọc và luyện phát âm cho học sinh bậc tiểu học nhưng chưa có công trìnhnghiên cứu nào nghiên cứu tìm hiểu về biện pháp khắc phục lỗi phát âm cho học sinhlớp 3 – trường Tiểu học Kim Thủy 1 – Lệ Thủy – Quảng Bình Các công trình nghiêncứu trên là cơ sở lí luận quý báu để tôi thực hiện đề tài: “Khắc phục lỗi phát âm trongdạy học Tập đọc cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Kim Thủy 1 – Lệ Thủy – QuảngBình”

3 Mục đích nghiên cứu

Trong chương trình Tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng thì phânmôn Tập đọc có một vị trí hết sức quan trọng, nó giúp học sinh biết cách phát âm đúngchuẩn Tiếng Việt, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong qua trình đọc Tuy nhiên trongthực tế dạy học Tiếng Việt hiện tượng học sinh mắc lỗi phát âm còn rất phổ biến, đặcbiệt là học sinh một số trường trên địa bàn các xã miền núi thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnhQuảng Bình, cụ thể là trường Tiểu học Kim Thủy 1, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Từ thực tế trên tôi đã chọn đề tài khóa luận này với mục đích đề xuất các biệnpháp để khắc phục lỗi phát âm và rèn kỹ năng phát âm chuẩn cho học sinh tiểu họcmiền núi huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nói chung và học sinh lớp 3 trường Tiểuhọc Kim Thủy 1 nói riêng

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt những mục tiêu đề ra việc xây dựng và giải quyết các nhiệm vụ là hết sứcquan trọng Các nhiệm vụ đó là: thứ nhất nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học phát

âm Hai là điều tra khảo sát thực trạng học phát âm Ba là đề xuất một số biện pháp

Trang 10

khắc phục lỗi phát âm tiếng Việt cho HS lớp 3 trường Tiểu học Kim Thủy Cuối cùngtiến hành thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của vấn đề nghiên cứu.

5 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: “Khắc phục lỗi phát âm trong dạy họcTập đọc cho HS lớp 3 trường Tiểu học Kim Thủy 1.”

Đối tượng thực nghiệm: HS và GV trường Tiểu học Kim Thủy 1, huyện Lệ Thủy,tỉnh Quảng Bình

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực tốt các nhiệm vụ đề ra đạt được mục tiêu nghiên cứu thì không thể thiếuđược các phương pháp nghiên cứu Có rất nhiều phương pháp trong nghiên cứu khoahọc thường được áp dụng, với các vấn đề của đề tài này tôi đã sử dụng các phươngpháp:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Mục đích: Thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản tàiliệu, các công trình khoa học có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài

Phương pháp đọc, Phương pháp phân tích, Phương pháp tổng hợp và khái quáthóa, Phương pháp xử lí kết quả bằng thống kê toán học

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp trò chuyện: thu thập thông tin về thực trạng phát âm của học sinhdân tộc lớp 3 trường Tiểu học Kim Thủy 1 – Lệ Thủy– Quảng Bình

+ Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng phương pháp thực nghiệm để kiểm tra khảnăng ứng dụng hệ thống câu hỏi và bài tập trong giờ Tập đọc Kết quả thực nghiệm là

cơ sở để đánh giá hướng nghiên cứu và tính khả thi cuả đề tài. Thể nghiệm một sốbiện pháp nâng cao hiệu quả phát âm tiếng Việt cho học sinh dân tộc lớp 3 trường Tiểuhọc Kim Thủy 1 – Lệ Thủy – Quảng Bình

8 Đóng góp của đề tài

Khóa luận đưa ra một số biện pháp khắc phục lỗi phát âm trong dạy học Tập đọccho HS lớp 3 trường Tiểu học Kim Thủy Khóa luận được nghiệm thu sẽ là tài liệutham khảo bổ ích cho giáo viên Tiểu học trong quá trình giảng dạy ở miền núi huyện

Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nói chung, giáo viên dạy học lớp 3 cho học sinh người

Trang 11

Bru-Vân Kiều trường Tiểu học Kim Thủy 1– Lệ Thủy – Quảng Bình và sinh viên Khoa SPTiểu học – Mầm non nói riêng, trong quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm.

9 Cấu trúc đề tài

Ngoài các phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, phần nộidung cơ bản của khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cở sở khoa học của việc khắc phục lỗi phát âm cho học sinh lớp 3

trường Tiểu học Kim Thủy

Chương 2: Biện pháp khắc phục lỗi phát âm cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học

Kim Thủy 1– Lệ Thủy – Quảng Bình

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 12

PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Cơ sở tâm sinh lý của học sinh tiểu học

Đối với học sinh lứa tuổi tiểu học đây là giai đoạn các em chuyển từ hoạt độngvui chơi sang hoạt động học tập Đặc biệt, học sinh lớp 3 ghi nhớ không chủ địnhcũng dần chuyển sang ghi nhớ có chủ định Hơn nữa, khi học qua phân môn Học vần,hầu hết các em đã đọc thông viết thạo Tuy nhiên đối với học sinh miền núi thì ngônngữ địa phương làm ảnh hưởng đến cách phát âm của học sinh nên ảnh hưởng khôngnhỏ đến chất lượng học môn tiếng Việt của các em

Do đó, khi dạy tập đọc cho học sinh lớp 3 ở các trường miền núi, GV cần giúphọc sinh hình thành kỹ năng và thói quen phát âm chuẩn khi đọc Muốn vậy cần chocác em luyện đọc nhiều Ngoài ra trong quá trình luyện phát âm cho học sinh, GV cầnnắm được chuẩn chính âm và chuẩn chính tả để tránh luyện phát âm cho học sinhkhông đạt hiệu quả

Cơ chế của việc phát âm khi đọc là cơ sở của việc dạy đọc Tập đọc biểu thị mốiquan hệ mật thiết giữa sự vận động của thị giác với lời nói âm thanh Do đó, trong dạyhọc Tập đọc GV cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý, ngôn ngữ, tư duy cụ thể của HSlớp 3 để xác định cho mình những phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đốitượng học sinh

1.1.2 Các khái niệm liên quan

1.1.2.1 Phát âm và lỗi phát âm

Phát âm: Theo Từ điển tiếng Việt: “Phát âm là phát ra các âm thanh của ngônngữ bằng các động tác lưỡi” (Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng)

Phát âm trong giờ Tập đọc của học sinh tiểu học được thể hiện thông qua việcđọc đúng tiếng, từ Phát âm chuẩn góp phần quan trọng trong việc giúp học sinh đọcđúng trong chương trình Tiếng Việt và nói đúng trong giao tiếp Muốn luyện phát âmchuẩn cho học sinh thì giáo viên cần nắm vững những kiến thức ngữ âm của một đơn

vị ngôn ngữ được sử dụng trong hoạt động phát âm như: âm vị và âm tiết Âm vị làđơn vị ngữ âm nhỏ nhất của một ngôn ngữ có chức năng phân biệt nghĩa và nhận dạngtừ

* Ví dụ: khi nghe một em bé gọi "ba" Ta nhận ra từ "ba" đó là nhờ các âm "b",

Trang 13

Âm tiết tiếng Việt là đơn vị phát âm nhỏ nhất, đơn giản về mặt tổ chức, có giá trị

về mặt ngữ pháp Âm tiết tiếng Việt là đơn vị ngữ âm mang tính ổn định về mặt hìnhthức và ranh giới của âm tiết tiếng Việt do tính chất cố định nên bất biến

Phát âm đúng, chuẩn chỉ có thể có dựa trên cơ sở giáo viên hiểu rõ các yếu tố: âm

vị, âm tiết Vì đó là một trong những cơ sở quan trọng để luyện phát âm cho học sinhtiểu học đặc biệt là học sinh lớp 3

Phát âm chuẩn quy tắc tiếng Việt là phát âm đúng âm vị, phụ âm, to, rõ ràng, lưuloát, mạch lạc từng âm vị và chữ cái Đối với việc hình thành kỹ xảo phát âm, đặc tínhcủa mỗi thể loại văn bản, đoạn trích mà học sinh dựa vào đó để lĩnh hội từ ngữ, ngônngữ tiếng Việt là rất quan trọng Theo đó khi phát âm theo nguyên tắc chữ viết là cácbiểu tượng âm vị, chữ cái, vần, thanh điệu từ đó được thể hiện bằng biểu tượng âmthanh

 Lỗi phát âm: Lỗi phát âm là những sai lệch trong cách phát âm so với cáchphát âm chuẩn làm cho người nghe khó hiểu thậm chí hiểu sai thành một nghĩa khác

Ví dụ: Từ “Nhảy múa” phát âm thành “nháy múa” Hay “mật ong” phát âm “mậtông”…

1.1.2.2 Chính âm, phương ngữ và thanh điệu

Chính âm: Chính âm là chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị vàhiệu lực về mặt xã hội Chính âm quy định nội dung luyện phát âm ở tiểu học Chính

âm liên quan đến vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.Việc hiểu biết của chính âm sẽ giúp ta xác định được nội dung cần đọc đúng, đọc diễncảm một cách có nguyên tắc

Chính âm có mối quan hệ chặt chẽ tới quá trình dạy học Tập đọc cho học sinhtiểu học và phát âm đúng sẽ giúp cho học sinh học tập cách phát âm chuẩn, từ đó hiểusâu sắc vấn đề được đề cập

Do đó, GV phải xác định chuẩn chính âm khi dạy học tập đọc cho học sinh đểsửa lỗi, rèn kỹ năng phát âm chuẩn và đọc chuẩn

Phương ngữ: (hay phương ngôn) là hệ thống ngôn ngữ được dùng cho tập hợpngười nhất định trong xã hội, thường là phân chia theo lãnh thổ

Để luyện phát âm đúng cho học sinh, trước hết phải giải quyết vấn đề phươngngữ Mục tiêu của chúng ta đặt ra là luyện cho học sinh vươn đến một tiếng nói dântộc Việt thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh Muốn như vậy, chúng ta phải luyện chohọc sinh đọc đúng, hay trong phạm vi giao tiếp rộng hơn phương ngữ hẹp của mình

Vấn đề đặt ra là phải giải quyết như thế nào những nét khác biệt trên bình diện ngữ âmgiữa các phương ngữ, một hiện tượng khách quan có liên quan trực tiếp đến việc xác địnhchuẩn chính âm Nếu lấy hệ thống ngữ âm được phản ánh trên chữ viết hiện nay (chữ Quốcngữ) làm cơ sở để so sánh thì có thể nêu lên một số nét cơ bản nhất về sự khác biệt ngữ âm

Trang 14

-Bảng 1.1 -Bảng sự khác biệt ngữ âm giữa các phương ngữ của tiếng Việt

Sự thực, bức tranh ngữ âm của các phương ngữ tiếng Việt còn đa dạng và phứctạp hơn nhiều Trong nhiều thập kỉ nay, trong giới ngữ học có nhiều quan điểm khácnhau về chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt, trong đó có ý kiến cho rằng nên lấy phươngngữ Bắc Bộ (tiêu biểu là Thủ đô Hà Nội) làm cơ sở để xác định chuẩn mực ngữ âmtiếng Việt đồng thời bổ sung một số yếu tố ngữ âm tích cực của các phương ngữ khác.Đây là quan điểm được nhiều người tán thành Về thực chất, quan điểm này đã lấy chữviết làm cơ sở để xác định chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt Quan điểm này đã chi phốicách phát âm của trường học, nên hiện nay, mặc dù chưa có một văn bản chính thứcnào quy định chặt chẽ nhưng trong trường học, một cách tự nhiên, hệ thống ngữ âmđược phản ánh trên chữ viết được coi là hệ thống ngữ âm chuẩn mực của tiếng Việthiện đại Đó là cách phát âm lấy phương ngữ Bắc Bộ (tiêu biểu là tiếng Hà Nội) bổsung thêm 3 phụ âm đầu của miền Trung, những âm được biểu hiện trên chữ viết bằngcác con chữ tr, s, r và 2 vần ươu, ưu (từ đây chúng ta sẽ gọi cách phát âm này là cáchphát âm đúng chuẩn chữ viết Nhiều GV tiểu học còn gọi cách phát âm này là “phát

âm đúng chính tả”) Đây là cách phát âm có sự khác biệt âm vị học tối đa của chữ viết

để khắc phục những âm đã mất đi hoặc đã bị biến dạng của tiếng địa phương Cáchphát âm này tránh được tai họa của hiện tượng đồng âm, là cách phát âm tối ưu để viếtđúng chính tả Giá trị thực tiễn và tính hợp lí của cách phát âm này là ở chỗ đó Đấy làchưa kể đến tiếng Hà Nội, tiêu biểu cho tiếng địa phương miền Bắc, lại là tiếng nóithanh lịch, đáng yêu Vì vậy, cách phát âm hợp chuẩn chữ viết là căn cứ đầu tiên đểchúng ta đối chiếu, xem xét cách phát âm của học sinh Mỗi GV tiểu học cần phải xácđịnh được các trường hợp phát âm lệch chuẩn chữ viết của học sinh vùng phương ngữmình đang dạy học Nhưng mặt khác, luyện phát âm chỉ có tính khả thi khi nó đượctiến hành một cách tự nhiên, tự nguyện, không đi ngược với quan niệm và tình cảm,thói quen của những cộng đồng học sinh nói tiếng địa phương và nó không buộc phảithực hiện những kĩ thuật phát âm quá khó đối với các em Hệ thống ngữ âm mà chữ

Trang 15

viết phản ánh là một hệ thống siêu phương ngữ, không được hiện thực hoá đầy đủtrong giao tiếp xã hội bằng ngôn ngữ mà chỉ tồn tại trong ý thức của người bản ngữkhi học viết đúng chính tả.

Nếu chỉ chọn phát âm theo chữ viết, nghĩa là cho rằng tất cả những cách phát âmkhác hệ thống ngữ âm được phản ánh trên chữ viết là mắc lỗi thì chúng ta sẽ buộc họcsinh tất cả các vùng nói giọng Hà Nội pha một số yếu tố của miền Trung, buộc họcsinh Nam Bộ nói tiếng Bắc Làm như vậy sẽ rất khó đối với việc trau dồi cách phát âmchuẩn mực trong nhà trường Vì vậy, để luyện đọc đúng cho học sinh, chúng ta phảiđặt vấn đề chấp nhận hai chuẩn chính âm Vậy, những trường hợp nào cần xem là họcsinh mắc lỗi phát âm phải sửa chữa và những trường hợp nào cần chấp nhận chuẩnchính âm thứ hai?

Dựa vào tâm lí của người bản ngữ, chúng ta có thể chia các trường hợp phát âmlệch chuẩn chữ viết thành hai nhóm: nhóm lỗi phát âm và nhóm biến thể phương ngữ.Chúng ta chỉ luyện cho các trường hợp được xem là mắc lỗi phát âm và đặt vấn đềchấp nhận hai chuẩn chính âm cho các trường hợp được xem là biến thể phương ngữ

Để luyện phát âm cho học sinh, chúng ta có thể hướng đến một trong ba mẫuhình lí tưởng, hay nói cách khác là có thể chọn một trong ba chuẩn phát âm sau :

- Hướng đến cách phát âm của hệ thống ngữ âm phù hợp với chữ viết GV

và học sinh thuộc phương ngữ Trung Bộ nên hướng đến cách phát âm này

- Hướng đến cách phát âm theo tiếng Hà Nội như phát thanh viên đài phát thanh,truyền hình Trung ương GV và học sinh phương ngữ Bắc Bộ nên hướng đến cách phát

âm này

- Hướng đến cách phát âm của tiếng Sài Gòn như phát thanh viên đài phát thanh,truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh GV và học sinh thuộc phương ngữ Nam Bộ nênhướng đến cách phát âm này

Thanh điệu: Thanh điệu là một loại đơn vị siêu đoạn tính bao trùm lên toàn

bộ âm tiết và có chức năng thay đổi đơn vị cao của âm tiết Đối với các ngôn ngữĐông Nam Á trong đó có tiếng Việt thì thanh điệu có chức năng âm vị học tức là cóchức năng khác biệt nghĩa

Hệ thống thanh điệu gồm sáu thanh: Ngang (-), huyền (`), hỏi (?), sắc (/), nặng (.)được chia làm hai nhóm cao (sắc, ngã, không) và thấp (ngang, huyền); nếu xét về âmvực được chia là bằng phẳng (ngang, huyền), không bằng phẳng (hỏi, ngã, sắc, nặng)nếu xét về âm điệu

Trang 16

Trong quá trình phát âm cần kết hợp hài hòa các yếu tố học phát âm trong phânmôn Tập đọc cao trong quá trình học sinh phát âm GV cần phải hướng dẫn các emcách phối hợp thanh điệu, chính âm để việc sửa lỗi phát âm đạt hiệu quả, chất lượng.

Thanh ngang (không dấu): là thanh cao có đường nét bằng phẳng đồng đều từ

Thanh hỏi: Có đường nét cong như một vòng cung xuất phát từ độ cao thấp hơn

thanh huyền rồi đi dần xuống giữa chừng lại đi lên và kết thúc ở độ cao gần bằng lúcxuất phát, đây là một thanh thấp

Thanh sắc: Bắt đầu từ một độ cao thấp hơn thanh ngang, rồi đi vút lên, kết thúc ở

độ cao lớn nhất

Thanh nặng: Bắt đầu ngang với độ cao xuất phát của thanh huyền rồi đi xuống

thoai thoải nhưng dốc hơn thanh huyền rất nhiều, kết thúc ở độ cao thấp

Các thanh điệu dễ hòa nhập với nhau đó là nặng với ngã, sắc với hỏi, điều nàycộng với tính chất dễ thay đổi âm vực của các thanh điệu hai chiều như hỏi, ngã, đãdẫn đến một số hiện tượng nhập thanh ở một số vùng phương ngữ tiếng Việt

Trong quá trình phát âm cần kết hợp hài hòa giữa các yếu tố để có kết quả phát

âm cao, trong quá trình học sinh phát âm GV cần phải hướng dẫn các em cách phốihợp thanh điệu để việc dạy học có chất lượng

1.1.3 Vị trí, ý nghĩa của việc rèn phát âm trong dạy học tập đọc cho học sinh

Môn Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông góp phần đắc lực trong việc thựchiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ trong tương lai Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trườngtạo cho học sinh khả năng sử dụng Tiếng Việt văn hóa và hiện đại để suy nghĩ, giaotiếp và học tập Thông qua việc học Tiếng Việt rèn cho học sinh năng lực tư duy,phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em những tư tưởng tình cảm lành mạnh trongsáng Bên cạnh đó môn Tiếng Việt còn có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động

Trang 17

ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạnghoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.

Trong đó phân môn Tập đọc thuộc môn Tiếng Việt có nhiệm vụ rất quan trọng,hình thành cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Để học tốt phân môn Tập đọctrước hết ta phải chú ý kỹ năng đọc của học sinh Đọc là một dạng hoạt động ngônngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó(ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viếtthành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm) (M.R Lơvôp – Cẩmnang dạy học tiếng Nga (tiếng Nga) Chắc hẳn ai cũng biết những kinh nghiệm của đờisống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước vàcủa cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết, biết đọc conngười có cơ hội tiếp nhận được những tinh hoa văn hóa nhân loại Chính những lý dotrên mà đọc đúng chuẩn là yêu cầu đang được đặt ra trong nhà trường Tiểu học, để đọcđúng trước hết phải phát âm đúng Vì vậy khắc phục lỗi phát âm trong dạy học Tậpđọc là khâu rất quan trọng, nó giúp cho ngôn ngữ của các em phát triển một cách toàndiện nhất, đúng nhất trong mọi hoàn cảnh Ngoài ra phát âm đúng còn giúp cho họcsinh Tiểu học hiểu đúng nghĩa của từ ngữ, câu văn Từ đó giúp các em cảm nhận đượccái hay cái đẹp của văn bản nghệ thuật cũng như sự chính xác của văn bản khoa học.Việc khắc phục lỗi phát âm sẽ tạo nhiều cái lợi: Trước hết nó giúp cho học sinhviết đúng chính tả, sau đó giúp các em dễ dàng hơn khi học ngoại ngữ

Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp, ngôn ngữ có chuẩn thì việc giao tiếp ở phạm

vi rộng hơn phương ngữ mới thuận lợi và bài đọc của các em cũng mới tiến tới hayđược Bởi mỗi bài tập là một bức tranh nhỏ về cuộc sống xung quanh của con người.Các em đọc càng hay càng thêm dễ hiểu về nội dung bài đọc cũng như cảm nhận đượccái hay, cái đẹp thể hiện trong bài, từ đó từng bước hình thành khả năng cảm thụ vănhọc, giúp cho bài văn của các em ngày một hay hơn

Khắc phục lỗi phát âm cho học sinh góp phần không nhỏ trong việc thực hiệnmục tiêu của môn Tiếng Việt Mà môn Tiếng Việt lại có quan hệ khăng khít với cácmôn học khác, không có môn Tiếng Vệt sẽ không có bất cứ một hoạt động nào trongnhà trường Ngược lại, thông qua sử dụng Tiếng Việt để học các môn khác, trình độcủa các em được tăng lên, kỹ năng học Tiếng Việt được củng cố khắc sâu thêm Xuấtphát từ những lý do trên cho ta thấy việc khắc phục lỗi phát âm trong dạy học Tập đọc

có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 3

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Vài nét về chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3

SGK Tiếng Việt 3

Trang 18

SGK Tiếng Việt 3 gồm có hai tập (tập 1+tập 2), chương trình được xây dựng theotừng chủ điểm, các chủ điểm được học trong hai hoặc ba tuần.

* Tập 1: Gồm 8 đơn vị với các chủ điểm có tên gọi như sau:

+ Măng non (tuần 1, 2)

+ Mái ấm (tuần 3, 4)

+ Tới trường (tuần 5, 6)

+ Cộng đồng (tuần 7, 8)

+ Quê hương (tuần 10, 11)

+ Bắc - Trung - Nam (tuần 12, 13)

+ Anh em một nhà (tuần 14,15)

+ Thành thị và nông thôn (tuần 16, 17)

Tuần 9 ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ I; tuần 18 ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ I

* Tập 2: Gồm 7 chủ điểm có tên gọi như sau:

+ Bảo vệ tổ quốc (tuần 19, 20)

+ Sáng tạo (tuần 21, 22)

+ Nghệ thuật (tuần 23, 24)

+ Lễ hội (tuần 25, 26)

+ Thể thao (tuần 28, 29)

+ Ngôi nhà chung (tuần 30, 31, 32)

+ Bầu trời và mặt đất (tuần 33, 34)

Tuần 27 ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ II; tuần 35 ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ II.SGK Tiếng Việt 3 bao gồm các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện

từ và câu, Tập viết, Tập làm văn Mỗi phân môn có nội dung chương trình riêng và bốtrí theo phân phối chương trình Trung bình một tuần HS được học hai bài tập đọc,trong đó có một bài tập đọc kể chuyện được học hai tiết Như vậy trong một năm học,học sinh được học 62 bài tập đọc tương đương với 93 tiết

Cấu trúc bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt lớp 3 thường gồm bốn phần: Tranhminh họa, văn bản tập đọc, chú giải và câu hỏi trong phần tìm hiểu bài

Trong quá trình dạy học, tùy thuộc vào từng bài đọc cụ thể GV sử dụng SGKmột cách tối ưu để đạt hiệu quả giờ học một cách tốt nhất

1.2.2 Khảo sát thực trạng sửa lỗi phát âm cho HS lớp 3 trường Tiểu học Kim Thủy 1

1.2.2.1Đặc điểm về tình hình trường

Trường Tiểu học số 1 Kim Thủy nằm ở phía Tây Nam của huyện Lệ Thủy, cáchtrung tâm huyện lị khoảng 15 km Kim Thủy là một xã có địa bàn rộng và kéo dài,giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là vào những ngày mưa lũ thì khó khăn đó càngtăng thêm gấp bội bởi địa bàn bị khe suối cắt ngang, lũ quét

Trang 19

Đời sống kinh tế của người dân ở đây còn nhiều vất vã, số hộ nghèo, hộ cận nghèo cònchiếm tỉ lệ khá cao Xã lại có hơn 80% dân số là người Bru – Vân Kiều nên bản làngcòn nhiều phong tục lạc hậu, trình độ nhận thức còn hạn chế, đời sống vật chất và tinhthần còn thật sự nghèo nàn và các em học sinh ở đây còn thiếu thốn nhiều

Trường phòng học còn tạm bợ, khi mùa mưa bão đến, gió chỉ cấp 3 cấp 4 nhàtrường phải cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh và cảgiáo viên dạy Trường phải mượn nhà văn hóa thôn bản làm lớp học cho các em Hơnnữa phần lớn học sinh ở đây là con em dân tộc Bru – Vân Kiều nên hầu hết bà conkhông quan tâm đến việc học của con cái mà chi giao khoán, phó thác cho thầy cô,chính vì vậy mà chất lượng dạy và học còn hạn chế , đặc biệt là phân môn Tập đọc Cónhiều em học sinh nghèo chăm ngoan nhưng lại không có điều kiện đến trường, các

em phải ở nhà giúp bố mẹ làm nương, làm rẫy Bên cạnh đó trường lại có hai bậc họccho nên rất khó cho quản lí chỉ đạo trong dạy và học Đặc biệt là một số lớp Tiểu học

do một số lớp không đủ số lượng học sinh, không đủ điều kiện cơ sở vật chất, phònghọc và công tác phổ cập xóa mù nên phải tổ chức lớp học ghép, học đẩy Tất cả nhữngkhó khăn đó đã làm cho mặt bằng chất lượng của trường khá thấp so với các trườngkhác trong vùng

Về cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học ngày càng xuống cấp Khu vựcTrung tâm (đặt ở bản Con Cùng) chỉ có 2 dãy nhà cấp 4 với 6 phòng học phục vụ chocông tác giảng dạy cả 2 bậc học, trong đó kể cả Văn phòng, Thư viện, Thiết bị Nhàtrường phải mượn nhà văn hóa thôn, văn phòng UBND xã cũ làm nơi học tập cho họcsinh

Mục đích khảo sát

Trang 20

Tôi tiến hành khảo sát giờ dạy Tập đọc của GV trường Tiểu học Kim Thủy 1, từ

đó xác định những khó khăn chủ yếu mà GV gặp phải khi dạy tập đọc cho học sinh vàđưa ra biện pháp khắc phục Đồng thời tôi tìm hiểu hoàn cảnh, tâm sinh lý học sinh lớp

3, khảo sát thực trạng phát âm trong giờ Tập đọc để thấy được những lỗi phát âm màcác em thường mắc phải, tiến hành phân loại lỗi để nắm được thực trạng mắc lỗi Trên

cơ sở đó đề xuất một số biện pháp khắc phục lỗi phát âm nhằm góp phần nâng caochất lượng dạy học Tập đọc Đối với trường Tiểu học Kim Thủy 1 khả năng phát âmcủa nhiều em học sinh chưa cao, chính vì vậy SGK là công cụ chủ yếu sửa lỗi phát âm

để nâng cao hiệu quả dạy – học đọc cho GV và học sinh

Nội dung khảo sát gồm:

1 Thực trạng phát âm của học sinh

2 Thực trạng sửa lỗi phát âm của GV đối với học sinh

Địa điểm và thời gian khảo sát

+ Thời gian khảo sát: Học kì II năm học 2016 – 2017

+ Địa điểm khảo sát: Tại trường Tiểu học Kim Thủy 1

Cách thức khảo sát

Để đánh giá thực trạng phát âm cho các em học sinh lớp 3 trường Tiểu học KimThủy 1, chúng tôi dùng phương pháp dự giờ trực tiếp, phương pháp điều tra bằngphiếu, trao đổi với GV về chương trình tập đọc lớp 3 và các phương pháp sửa lỗi phát

âm cho học sinh

1.2.3 Kết quả khảo sát

1.2.3.1 Thực trạng mắc lỗi phát âm của học sinh

Qua thực tế khảo sát trong giờ học Tập đọc, qua việc trò chuyện với học sinh lớp

3 trường Tiểu học Kim Thủy, chúng tôi thấy các em mắc khá nhiều lỗi phát âm, thống

kê số lỗi phát âm, em thấy có hai loại lỗi cơ bản sau:

Chính âm Tiếng Việt và vấn đề lỗi phát âm về chính âm của trường Kim Thủy thôngqua bảng đối chiếu sau :

Trang 22

Lỗi phát âm do học sinh không nắm vững cấu trúc nội bộ trong cùng một âm tiếttiếng Việt, (chẳng hạn như “ăn cơm mới” thì các em lại phát âm là “ăm cơm mợi”,

“cán bộ” phát âm là “can bô” …)

Dễ thấy các lỗi phát âm trên là do học sinh không nắm vững được cấu tạo trongnội bộ tiếng Việt, dẫn đến hiện tượng thừa, thiếu, sai âm từ Để khắc phục lỗi này GVnên chỉ ra cho học sinh các thành phần của âm tiết (cấu tạo âm tiết từ mức độ tối thiểuđến tối đa) tức là giúp học sinh nắm được các thành phần của âm tiết bao gồm nhữngthành phần nào, vị trí âm tiết đảm nhận vai trò gì Nắm được cơ sở này học sinh sẽkhắc phục lỗi phát âm thừa, thiếu hoặc sai âm Lỗi phát âm do học sinh không nắmvững chính âm và do ảnh hưởng của lối phát âm địa phương

Hầu hết theo số liệu điều tra đã cho thấy các em đều mắc lỗi về phụ âm đầu s/x,lỗi phần vần ong/ông, oc/ooc, ênh/anh, ươu/iêu, ưu/iu … lỗi về thanh điệu như thanhngã và thanh hỏi Để sửa lỗi này đòi hỏi một quá trình rèn luyện lâu dài, trước hếtcần học sinh nắm vững chính âm tiếng Việt, chú ý hướng dẫn học sinh phát âm theo

âm chuẩn tiếng Việt, không phát âm theo lối phát âm địa phương Muốn đạt được điều

đó GV cần dạy đúng, phát âm chuẩn chính âm tiếng Việt cho học sinh Điều quantrọng nhất trong việc khắc phục lỗi này và nâng cao hiệu quả sửa lỗi phát âm là GVthường xuyên cho học sinh phát âm, tập phát âm nhiều lần những phụ âm dễ lẫn đồngthời phải phối hợp đa dạng với các hình thức rèn luyện khác

Thực trạng điều tra cho thấy 42 học sinh ở lớp 3A , 3C thuộc khối 3 của trườngTiểu học Kim Thủy 1– Lệ Thủy – Quảng Bình hầu hết đều mắc lỗi khi phát âm Qua quátrình khảo sát tôi thu được kết quả như sau:

Lớp

Số lượng

HS được khảo sát

Lỗi phụ âm đầu:

s/x, …

Lỗi phần vần:

ươu/iêu, ong/ông, oc/ooc,…

Lỗi về thanh điệu: Ngã/hỏi, hỏi/sắc,

Số HS mắc lỗi

Tỷ lệ

HS mắc lỗi(%)

Số HS mắc lỗi

Tỷ lệ

HS mắc lỗi(%)

Số HS mắc lỗi

Tỷ lệ

HS mắc lỗi(%)

Trang 23

Số lượng học sinh mắc lỗi về phụ âm chiếm số lượng ít, chủ yếu là các phụ âms/x.

Ví dụ: Từ “cây xanh” HS phát âm thành “cây sanh”…

Thứ hai: Về phần vần

So với số lượng học sinh mắc lỗi về phụ âm thì tỷ lệ học sinh mắc lỗi về phầnvần chiếm tỷ lệ cao hơn: lớp 3A chiếm 42,9%, lớp 3C chiếm 52,4 % Do HS lớp 3 ởtrường Tiểu học Kim Thủy 1 là học sinh miền núi nên chủ yếu là nói tiếng địa phương

ít khi giao tiếp bằng tiếng phổ thông

Ví dụ: Từ “đi học” các em phát âm là “đi hoọc”, hay là từ “rượu” phát âm thành

“riệu” , và các cũng hay nói ngược “ không làm được ” các em lại nói “ không đượclàm”

Thứ ba: Về thanh điệu

Đa số học sinh xã Kim Thủy nói chung và học sinh lớp 3 trường Tiểu học KimThủy 1 nói riêng đều mắc lỗi về thanh điệu, các em thường nhầm lẫn giữa thanhngã/thanh hỏi, thanh hỏi/thanh sắc

Ví dụ: Từ “số bảy” các em lại phát âm thành “số báy” Hay là “con muỗi” phát âm

là “con muổi” “biển Đông” thì phát âm “biện Đông”

Không chỉ riêng gì với học sinh lớp 3 trường Tiểu học Kim Thủy 1 – Lệ Thủy –Quảng Bình mà hầu hết các học sinh khác trên địa bàn vẫn nhìn nhận phân môn tậpđọc là một môn học “phụ”, bổ trợ cho kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong ngôn ngữ nói.Với quan niệm trên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ học cho biết, cho xong thì người ViệtNam không ai là không mắc lỗi phát âm Phát âm là một phần nhỏ trong phân mônTập đọc nhưng nó góp phần khá lớn vào việc hình thành kỹ năng sử dụng đúng vàchuẩn ngôn ngữ tiếng Việt, đồng thời còn là cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ để họctập các môn học khác Học sinh lớp 3 trường Tiểu học Kim Thủy 1 hầu hết cũng chỉquan tâm đến phát âm trong dạy học Tập đọc ở góc độ học cho biết đọc cái chữ, chứchưa thực sự quan tâm đến các lỗi sai mà mình mắc phải hay việc phát âm, sử dụngngôn ngữ trong khi nói sao cho đúng, cho chuẩn

Phát âm lệch chuẩn tiếng Việt ngay ở các lớp đầu cấp sẽ hình thành thóiquen và ảnh hưởng không nhỏ đến sau này, phát âm không chỉ là công cụ giúp HSchiếm lĩnh văn hóa, trau dồi kiến thức, tư duy để học tập mà còn tạo điều kiện ban đầutrong hành trang ngôn ngữ cả đời người trong các em Với ý nghĩa quan trọng như vậy,phân môn Tập đọc phải là môn học được coi trọng trong nhà trường, thế nhưng trênthực tế lại không như vậy, không riêng gì với học sinh Trường Tiểu học Kim Thủy 1

mà hầu hết các em học sinh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Tập đọc

và chỉ nhìn nhận môn học này là một môn học “phụ” hỗ trợ cho kỹ năng sử dụngtiếng, nói tiếng Việt Điều đó được thể hiện cụ thể: theo thống kê phiếu điều tra khảo

Trang 24

sát HS của trường Tiểu học Kim Thủy 1– Lệ Thủy – Quảng Bình mà chúng tôi tiếnhành nghiên cứu cho thấy:

Bảng 1.3 Bảng khảo sát hứng thú của HS khi học Tập đọc

Qua bảng số liệu thống kê trên cho thấy có khoảng 47,6% HS là không thích họcphân môn Tập đọc, 57,6% thích và rất thích học môn này khi hỏi: “em có thích học tậpđọc không ?”

Bảng 1.4: Bảng khảo sát vai trò của phân môn Tập đọc đối với học sinh

Từ số liệu thống kê trên cho thấy có 42,85% HS trả lời không quan trọng, có57,14% HS cho là quan trọng và rất quan trọng, với câu hỏi: “theo em, phân môn Tậpđọc có vai trò như thế nào ?”

Bảng 1.5: Bảng khảo sát thời gian học sinh học phát âm

Với bảng số liệu trên ta thấy đa số các em trả lời dành ít thời gian (chiếm 57,1%),rất ít HS trả lời dành nhiều thời gian cho môn học (chỉ với 9,5%) và 7 HS giành thờigian bình thường để học phát âm chiếm (33,3%) Khi được đặt câu hỏi: “em dành thờigian như thế nào đối với việc học phát âm trong phân môn Tập đọc ?”

Như vậy chúng ta thấy một thực tế của HS lớp 3 trường Tiểu hoc Kim Thủy 1cho biết là các em chỉ quan tâm tới phát âm trong phân môn Tập đọc ở góc độ sử dụng tiếng Việt bằng lời nói và là một môn học bắt buộc phải học trong nhà trường, chứchưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học phát âm, phát âm thế nào cho đúng,cho chuẩn, chưa thực sự quan tâm đến lỗi mà mình mắc để nói, sử dụng phát âm saocho đúng, chuẩn tiếng Việt

1.2.3.1 Thực trạng dạy phát âm trong nhà trường

Các trường tiểu học miền núi nói chung đặc biệt là trường Tiểu học Kim Thủy 1thuộc địa bàn xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nói riêng phần lớn bộphận các GV trong nhà trường đã có sự quan tâm rất nhiều tới vấn đề phát âm của các

em HS Vì vậy nhiều GV đã có những đề xuất về phương hướng sửa lỗi phát âm cho

Trang 25

HS nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn Tuy nhiên bên cạnh sự quantâm sát sao đó thì thực trạng sửa lỗi phát âm cho HS ở trường Tiểu học Kim Thủy 1còn tồn tại nhiều hạn chế Cụ thể là trong các giờ học tiếng Việt chưa được quan tâmđúng mức.

Từ thực trạng trên đã đặt ra một việc hết sức cấp bách và cần thiết đó là việc sửalỗi phát âm và rèn luyện cách phát âm cho HS lớp 3 nói chung và HS lớp 3 của trườngTiểu học Kim Thủy 1 nói riêng, bởi là trường thuộc huyện miền núi, trình độ dân trícòn thấp, số lượng HS là con em nông dân chiếm khá đông Chính vì thế mà vấn đềđưa các em nói đúng, phát âm chuẩn là việc rất quan trọng để các em học tập tốt hơn,nâng cao việc tiếp thu tri thức khoa học để trở thành người có ích cho xã hội góp phầnxây dựng quê hương miền núi ngày càng tươi đẹp hơn để tiến kịp với miền xuôi.Trong cuộc sống, hình thức giao tiếp quan trọng nhất giữa người với người làtiếng nói Muốn cho người giao tiếp hiểu được tiếng nói của mình thì yêu cầu ngườinói phải phát âm đúng, rõ ràng, lưu loát Nếu phát âm sai sẽ làm cho người nghe hiểusai hoặc không hiểu được nghĩa của tiếng mình phát âm

Như vậy phát âm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp và học tập.Tuy nhiên trên thực tế khảo sát điều tra cho thấy HS miền núi nói chung và đặc biệt là

HS lớp 3 trường Tiểu học Kim Thủy 1 nói riêng còn phát âm sai nhiều Trong đó có rấtnhiều nguyên nhân gây ra lỗi phát âm và một trong những nguyên nhân chính phải kểđến trước hết là do chính HS, sau đó là GV – những người hướng dẫn trực tiếp, tiếpxúc với HS trong quá trình học tập

Về phía HS:

- Xét về môi trường sử dụng tiếng Việt của HS

Các em HS miền núi nên thường giao tiếp bằng tiếng địa phương nơi mình sinhsống Chính những thói quen đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát âm của HS tiểuhọc trong những năm đầu cấp Ở lớp thầy cô có thể uốn nắn sửa sai nhưng về nhà vớithói quen nói tiếng địa phương lại không thể cải thiện được tình trạng mắc lỗi phát âmkhi đọc hay khi nói, đồng thời ở nhà bố mẹ giao tiếp với nhau và với con cái bằngtiếng địa phương, ít khi hoặc không nói tiếng phổ thông, có thì cũng chỉ là các gia đình

có bố mẹ là công nhân viên chức Hơn nữa việc học tập cũng không đưa ra một mụcđích rõ rệt, ít quan tâm đến việc viết và phát âm của các em Chính cha mẹ là nhữngngười lớn nói chưa đúng nên không nhận ra con mình nói như thế nào là nói đúng vàphát âm như thế nào là chưa chuẩn để biết lỗi mà các em mắc phải để kịp thời sửachữa cho các em

Ví dụ:

+ Giữa các phụ âm như: “xanh xao” các em phát âm và nói là “sanh sao”, “consáo” các em phát âm thành “con xáo”…

Trang 26

+ Giữa các vần: ươu/iêu, ong/ông, oc/ooc như: : “con hươu” các em phát âm vànói là “con hiêu”, “ông bà” các em thường nói là “oong bà”, “ đi học” các em lại phát

âm thành “đi hoọc”

+ Giữa các thanh: Các em nói chưa chuẩn giữa các dấu như dấu ngã và dấu hỏi

“phụ nữ” các em phát âm thành “phụ nử” , “xã hội” các em nói là “xả hội”

Hay là dấu hỏi và dấu sắc: “tiểu học” các em phát âm thành “tiếu học”, “học sinhgiỏi” phát âm thành “học sinh giói” đây là lỗi mà đa phần học sinh thuộc xã Kim Thủynói chung và học sinh trường Tiểu học Kim Thủy 1 nói riêng mắc phải

Như vậy, đối với HS khi học phát âm GV nên lưu ý HS phải chú ý nghe thầy (cô)phát âm để phát âm cho đúng, do đó GV phải cố gắng phát âm cho rõ ràng, tốc độ vừaphải mới có thể giúp HS nói chuẩn tiếng Việt

- Xét về tâm lý HS

HS thường rụt rè, không mạnh dạn khi giao tiếp với thầy cô giáo của mình Cónhững em nhiều khi muốn hỏi thầy cô giáo về một số từ khó phát âm, không biết nênphát âm thế nào là đúng, chuẩn thì các em ngại, không tự tin để hỏi và trình bày ý kiếncủa mình Một số trường hợp các em dấu điều mà mình chưa biết sợ hỏi ra sẽ bị bạn bèchê cười nên không hỏi Như vậy, những vấn đề HS thắc mắc không được đề xuất với

GV, làm cho những gì không biết bị quên lãng, HS mãi không biết được chuẩn kiếnthức đó như thế nào

- Xét về ý thức của học sinh

Do trình độ nhận thức của HS còn chậm nên nhận thức về việc học tập nói chungcòn chưa cao, và ở lứa tuổi này các em thích chơi hơn là thích học, tự ý thức của bảnthân còn thấp, nhất là đối với HS miền núi trường Tiểu học Kim Thủy 1 ý thức đượctầm quan trọng của vấn đề phát âm đúng, chuẩn chưa cao Nên khi tác giả đặt câu hỏi:

“Em dành thời gian như thế nào đối với việc phát âm?” đa số các em trả lời dành thờigian hoặc không dành thời gian, rất ít HS trả lời dành nhiều thời gian cho môn học.Như vậy các em dành thời gian quá ít cho việc rèn kỹ năng phát âm khi học Tậpđọc cũng như khi giao tiếp, cho nên khi nói các em mắc rất nhiều lỗi, đó cũng là mộtphần chưa tự giác rèn luyện thường xuyên ở nhà Bên cạnh đó,các em còn chưa có ýthức trong việc học hỏi những vấn đề liên quan đến phát âm, đó chính là do khiến các

em lơ là khi giao tiếp bằng lời nói

Về phía GV:

Các GV dạy trong trường phần lớn là người trong xã hoặc từ các xã miền xuôiđến công tác tại trường

Do chịu ảnh hưởng của lối phát âm địa phương đặc trưng nên nhiều GV còn phát

âm chưa chuẩn Đối với hầu hết GV là người địa phương thì thường mắc lỗi về cácdấu thanh đặc biệt giữa dấu ngã và dấu hỏi, có giáo viên phát âm còn mang đạm tính

Trang 27

chất vùng miền Bên cạnh đó, GV nhiều khi còn nói sai và nhiều câu nói trong khigiảng bài của GV nói lộn từ hay phát âm chưa chuẩn làm cho HS không nghe đượchoặc nghe sai Như chúng ta đã biết, với HS tiểu học các em luôn coi GV của mình là

“một tấm gương chuẩn mực” để soi mình vào đó mọi việc đều nghe và làm theo thầy,

cô giáo của mình Do đó việc GV phát âm chưa chuẩn và còn nói sai sẽ dẫn đến HSphát âm sai lỗi chính tả là điều không thể tránh khỏi

- GV phải dạy nhiều cho HS và nhiều đối tượng HS khác nhau

Với thời gian của một tiết học là 35 – 40 phút mà GV phải dạy nhiều cho HStrong một lớp học thì sẽ không có điều kiện cũng như thời gian để quan tâm sát saođến từng cá nhân HS trong lớp Do đó tỉ lệ mắc lỗi phát âm là rất cao, thêm nữa điềukiện cũng như thời gian để GV quan tâm sát sao, uốn nắn lỗi sai của các em không cónhiều Có nhiều em mắc lỗi nhưng không được uốn nắn, chỉnh sửa kịp thời nên đã sailại càng sai nhiều hơn

Phần luyện đọc từ khó của giờ Tập đọc có nhiều GV cho đọc qua trong một thờigian ngắn, đa phần GV hướng dẫn qua rồi cho HS tự luyên phát âm, chỉ chú trọng vàođọc diễn cảm và tìm hiểu bài, do đó HS khó nắm được các phụ âm, vần, thanh cầnphân biệt

- Về phương pháp giảng dạy, do GV nhận thức được nhưng chưa có biện phápphù hợp

Theo điều tra thì hầu như các thầy cô giáo đều cho rằng phân môn Tập đọc có vaitrò quan trọng trong nhà trường khi tác giả đặt câu hỏi “Theo thầy (cô), môn Tập đọctrong nhà trường có vai trò như thế nào ?”, điều này chứng tỏ các GV đều có nhậnthức cao về vai trò và tầm quan trọng của phân môn Tập đọc Vậy phân môn Tập đọcphải được coi trọng trong nhà trường và cùng với đó là chất lượng dạy học tập đọc của

HS sẽ được đảm bảo, thế nhưng trên thực tế lại không như vậy bởi trình độ chuyênmôn của đội ngũ GV còn chưa cao Do đó kết quả học của HS đó là HS mắc lỗi Tậpđọc rất nhiều, lỗi phát âm trở thành tình trạng xảy ra phổ biến ở các em

Trang 28

Từ những lý do trên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học phân môn Tậpđọc và đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng phát âm sai lỗi nhiều

ở học sinh

Từ kết quả thu được thông qua khảo sát thực tế của việc dạy học phát âm trongphân môn Tập đọc ở trường Tiểu học Kim Thủy 1, chúng tôi thấy rằng: GV đã quantâm đến chất lượng dạy và học phân môn tập đọc , tuy nhiên đa phần GV chưa có biệnpháp phù hợp trong việc giảng dạy phân môn tập đọc này HS thì coi môn học như mộtmôn bắt buộc phải học, các em phát âm chưa chuẩn mắc lỗi nhiều và tốc độ phát âmcòn chậm Vì vậy đã dẫn đến một thực trạng đáng buồn, chất lượng dạy học tập đọctrong nhà trường còn ở mức thấp là điều không thể tránh khỏi, được thể hiện ở lỗi phát

âm của HS phổ biến Do GV phát âm chưa chuẩn, chưa thực sự chú trọng đổi mớiphương pháp và hình thức tổ chức dạy học Tập đọc Từ thực trạng nói trên là cơ sở đểchúng tôi xây dựng biện pháp khắc phục lỗi phát âm cho HS lớp 3 trường Tiểu họcKim Thủy 1 ở chương tiếp theo

Trang 29

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI PHÁT ÂM CHO HS LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM THỦY 1 - LỆ THỦY - QUẢNG BÌNH

Trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn chúng tôi đã phân tích những vấn đề xungquanh việc dạy học Tập đọc cho HS lớp 3, đồng thời dựa vào kết quả điều tra thựctrạng mắc lỗi phát âm trong dạy học Tập đọc của HS lớp 3 trường Tiểu học Kim Thủy

1, chúng tôi nhận thấy việc khắc phục lỗi phát âm cho HS lớp 3 còn nhiều vấn đề bấtcập phụ thuộc vào nhiều yếu tố Để khắc phục lỗi phát âm chúng ta có thể tiến hành ởmọi lúc, mọi nơi, ở nhiều môn học và nhiều phân môn Phát âm chuẩn trong phân mônTập đọc đóng vai trò quan trọng Bởi đọc là nhu cầu cơ bản, đầu tiên và là điều kiệnthuận lợi để trẻ chiếm lĩnh được một ngôn ngữ nhất định sử dụng trong giao tiếp Đọctrở thành nhu cầu không thể thiếu của con người trong thời đại mới và việc dạy đọccho HS ở trường phổ thông là điều không thể thiếu được Chính vì vậy ngay từ buổiđầu đến trường, người GV phải coi trọng việc sửa lỗi phát âm để luyện đọc đúng, rèn

kỹ năng phát âm chuẩn cho HS từ con chữ ghi âm, đánh vần, đọc thầm, đọc thànhtiếng…đến đọc lưu loát và đọc có nghệ thuật

Khắc phục lỗi phát âm và rèn kỹ năng phát âm chuẩn trong dạy học Tập đọckhông phải là việc làm khó và phức tạp Nhưng đòi hỏi HS phải rèn luyện thườngxuyên, và phải có hứng thú học tập môn học này

Để góp phần nâng cao hiệu quả khắc phục lỗi phát âm cho HS tôi xin đưa ra một

số nhóm biện pháp và biện pháp khắc phục lỗi phát âm cho các em cụ thể như sau:

2.1 Luyện tập theo mẫu

Mẫu có thể từ băng hình, băng tiếng hoặc là giọng phát âm của GV Với vùngdân tộc miền núi như chúng tôi do thiếu các phương tiện dạy học thì mẫu phổ biếnnhất là phát âm trực tiếp của GV Đây là phương pháp chủ đạo trong việc dạy phát âmcho HS dân tộc GV cho HS tiểu học nghe giọng đọc mẫu, nhìn khẩu hình miệng (trựctiếp hoặc gián tiếp qua hình ảnh) sau đó HS đọc theo

Thực hiện phương pháp này, khi dạy phát âm, GV phát âm mẫu vài ba lần một

âm hoặc một từ nào đó , miệng hướng về phía HS cho tất cả học sinh đều thấy và nghe

rõ GV yêu cầu học sinh nhắc lại nhiều lần (cá nhân và đồng thanh ) GV theo dõi HSphát âm và sửa lỗi phát âm cho học sinh Được trực tiếp quan sát , nghe và bắt chướccách phát âm của GV, HS sẽ nhanh chóng học được cách phát âm đúng

Việc luyện tập phát âm được tiến hành với các mức độ khác nhau: Phát âm âm,vần rời, phát âm tiếng, từ có chứa âm vần đó, đọc câu, bài khóa các tiếng chứa âm, vần

đó Bởi vì trong thực tế giao tiếp âm, vần tiếng Việt không đứng đọc lập riêng lẻ mànằm trong các đợn vị ngôn ngữ trên nó

Trong quá trình phát âm các em sẽ có sự tự điều chỉnh Ở lứa tuổi tiểu học, các

em luôn coi thầy cô giáo là thần tượng, là chuẩn mực Đặc điểm tâm sinh lý của HS ở

Trang 30

lứa tuổi này là hay bắt chước, các em thích mình giống như các thầy cô và người lớn.

HS hằng ngày đến lớp chủ yếu nghe giọng của GV vì vậy GV phải tạo điều kiện chohọc sinh nghe đúng, nghe hay thì việc đọc sai, viết sai từng bước được khắc phục.Muốn HS phát âm đúng GV phải là người thầy gương mẫu của HS nên GV phải phát

âm thật chuẩn, thật chính xác để HS học theo

Do đó luyện tập theo mẫu là một trong những phương pháp được dùng phổ biếntrong nhà trường tiểu học để khắc phục lỗi phát âm cho HS

Biện pháp luyện tập theo mẫu được coi là biện pháp cơ bản để sửa lỗi phát âmcho HS Biện pháp này có thể sử dụng các phương tiện như mô hình, băng tiếng hoặc

là do GV trực tiếp phát âm Việc sử dụng băng hình, băng tiếng giúp cho HS quan sát,ghi nhớ cách phát âm chuẩn nhưng không thể thay thế vai trò của GV GV vẫn phảiphân tích, giảng giải, hướng dẫn cụ thể thao tác phát âm để HS sửa lỗi

Khi sử dụng biện pháp luyện tập theo mẫu yêu cầu là phải có mẫu phát âm chuẩnkèm theo hình ảnh minh họa Vận dụng biện pháp luyện phát âm theo mẫu có thể theocác bước sau đây:

Hướng dẫn HS cách phát âm, vị trí các bộ phận cách phát âm Ví dụ điểm đặtlưỡi, vị trí của lưỡi, độ mở của miệng khi bắt đầu hoặc kết thúc

Cho HS phát âm nhiều nhất theo sự hướng dẫn của GV Chú ý luyện cho từng emhơn là luyện cho nhiều em theo cách đồng thanh

Ví dụ: Ở giáo án thực nghiệm “Bàn tay cô giáo” để giúp HS không nhầm lẫn các

từ dễ lẫn trong bài với các từ khác

Trong phần luyện đọc và tìm từ khó: GV yêu cầu các nhóm tìm các từ khó, dễlẫn, sau đó GV yêu cầu học sinh chia sẻ những từ khó mà các nhóm tìm được trướclớp và GV chọn những từ mà HS thường mắc lỗi viết lên bảng các từ: Cong cong,nắng tỏa, sóng lượn, biển biếc, sóng vỗ, điều lạ, bàn tay Sau đó yêu cầu HS luyện phát

âm các từ trên

HS phát âm các từ khó, GV chỉ ra lỗi sai trong cách phát âm của HS

- GV phát âm mẫu lần một (HS nghe, theo dõi)

- GV phát âm mẫu lần hai và hướng dẫn cách phát âm, yêu cầu cả lớp phát âmtheo

- Yêu cầu cá nhân HS phát âm lại, sau đó yêu cầu HS luyện phát âm các từ khóvừa tìm theo nhóm (GV là người uốn nắn và sửa sai cho những HS phát âm sai)

Ưu điểm:

+ Biện pháp này gọn nhẹ, tiết kiệm lời giảng vì vậy trong thực tế dạy học ở tiểuhọc, GV thường sử dụng phương pháp này

Nhược điểm:

Trang 31

+ Khi sử dụng phương pháp luyện tập phát âm theo mẫu, chúng ta phải sử dụnglượng thời gian, công sức cao, hiệu quả chữa lỗi thấp vì đây là phương pháp mô phỏng

HS bắt chước làm theo

+ Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học mặc dù được trang bị khá chu đáonhưng vẫn còn thiếu thốn chẳng hạn như băng đĩa hình, tranh ảnh hướng dẫn phát âmkhiến HS có thể phát âm đúng và phát âm chuẩn

Với những HS có vấn đề về phát âm (nói ngọng, nói lắp ) GV nên lưu ý nghethầy (cô) phát âm mẫu rồi phát âm lại cho đúng Do đó GV phải phát âm rõ ràng, tốc

độ vừa phải thì mới có thể giúp HS phát âm đúng được

Trên thực tế ở các trường phổ thong giọng đọc mẫu của một số GV không chuẩnhay do lối phát âm đặc trưng của địa phương Chẳng hạn có nhiều GV phát âm dấuthanh ngã, thanh sắc Nhưng bản thân các thầy cô lại không phát hiện được lỗi phát âmcủa mình cho rằng mình đã phát âm đúng hoặc có nhiều thầy cô biết mình phát âm sainhưng chưa thể sửa được, điều đó có ảnh hưởng rất nhiều đến việc sửa lỗi phát âm choHS

Vậy với bản thân những GV phát âm còn chưa chuẩn phải tự đề ra biện phápluyện phát âm chuẩn cho riêng mình, tự mình có ý thức cao, phải thường xuyên sửa lỗiphát âm Có như thế GV mới trở thành những người thầy (cô) mẫu mực trong việcphát âm khi hướng dẫn các em và mới có thể giúp HS phát âm chính xác được

Do đó khi dạy phát âm cho HS luyện tập theo mẫu là một trong những biện phápphù hợp với quá trình khắc phục lỗi phát âm cho HS Biện pháp này sử dụng nhằmkích thích tính tích cực chủ động của HS tiểu học Ngoài ra sử dụng biện pháp này khisửa lỗi phát âm cho HS đặc biệt tạo hứng thú, gây sự chú ý của các em vào các phươngtiện được dùng để sửa lỗi phát âm, từ đó giúp HS luôn có ý thức nâng cao hiệu quảphát âm đúng, chuẩn tiếng Việt

*Kết luận sư phạm

Trong phân môn Tập đọc luyện tập theo mẫu muốn đạt hiệu quả một cách tối ưuthì không chỉ vận dụng một phương pháp dạy học cụ thể mà các phương pháp được sửdụng trong cách linh hoạt và giao thoa với nhau trong các hoạt động Các phương phápphân tích ngôn ngữ, thực hành giao tiếp và rèn luyện theo mẫu đều có một mục đích, ýnghĩa và cách tiến hành riêng nhưng cùng đến những mục đích nhất định: Giúp họcsinh cảm thụ tốt tác phẩm, mở rộng phạm vi nội dung giáo dục trên cơ sở nội dung củatác phẩm và hình thành các kĩ năng sống cho học sinh qua các tình huống

Biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, phương tiện dạyhọc là yêu cầu không thể thiếu đối với giáo viên tiểu học nhằm phù hợp với thực tiễngiáo dục hiện nay khi mà chương trình được biên soạn theo nhiều quan điểm dạy họcnhư tích hợp, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh Kết quả mà học sinh thu

Trang 32

nhận được sau mỗi giờ học không chỉ về mảng kiến thức mang tính lý thuyết mà nóđòi hỏi cao hơn là các em được trang bị các kỹ năng, vốn sống cơ bản.

Mặt khác giáo viên phải biết lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp tùytừng đặc điểm các bài dạy, trên cơ sở đó giúp giáo viên điều chỉnh cách dạy và ngàycàng hoàn thiện hơn trong thiết kế bài dạy, tạo điều kiện vững chắc để quá tŕnh dạyhọc dần chuyển sang những bước phát triển mới

2.2 Phân tích cách phát âm để rèn luyện cho học sinh

Phương pháp phân tích cách phát âm là phương pháp dạy học có ý thức, GV tổchức cho HS mô tả cách phát âm của âm vị mắc lỗi, so sánh, đối chiếu với cách phát

âm của âm chuẩn, kèm theo các hình vẽ minh hoạ, từ đó HS nắm được nguyên nhâncủa việc mắc lỗi và sửa chữa

GV chỉ ra nguyên nhân cách phát âm sai của HS bằng cách chỉ ra cách sử dụngcách phát âm không đúng của các em, sau đó GV hướng dẫn HS phát âm lại theo cách

sử dụng các bộ phận phát âm đúng Để thực hiện biện pháp này, GV phải mô tả thậtngắn gọn, dễ hiểu kết hợp với mô tả bằng động tác là chủ yếu, tránh dùng thuật ngữkhó hiểu với HS

Biện pháp này đòi hỏi GV phải có kiến thức về ngữ âm tương đối vững vàng,nắm được kỹ thuật phát âm chính xác có khả năng mô tả chính xác cách phát âm, biệnpháp này có hiệu quả cao khi sửa lỗi phụ âm đầu

Vận dụng biện pháp phân tích cách phát âm theo các bước sau đây:

- Bước 1: HS phát âm tự nhiên

- Bước 2: Tổ chức cho HS phân tích: phân loại kết quả phát âm tự nhiên của HS(đúng hay sai) chỉ ra lỗi phát âm, nguyên nhân khắc phục

- Bước 3: HS phát âm theo mẫu, nhận xét, sửa chữa điều chỉnh

- Bước 4: Luyện tập đưa âm đã sửa vào ngữ cảnh

Ví dụ ở giáo án thực nghiệm bài “Bàn tay cô giáo”, phần hướng dẫn HS phát âmcác từ khó, các từ dễ lẫn như: cong cong, nắng tỏa, sóng lượn, biển biếc, xóng vỗ, điều

lạ GV ngoài luyện phát âm theo mẫu cho HS các từ đó, GV còn phải tổ chức cho HS

mô tả cách phát âm của các âm vị mắc lỗi so sánh, đối chiếu với cách phát âm chuẩn

để giúp HS phân biệt với các từ khác hay lẫn nhằm giúp HS phát âm đúng chính tả.Yêu cầu HS phát âm tự nhiên các từ đó

Yêu cầu HS chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai trong cách phát âm, nêu ra được nguyênnhân mắc lỗi và cách khắc phục

GV phát âm mẫu, HS nghe, theo dõi và phát âm theo mẫu sau đó GV nhận xét,sửa chữa và điều chỉnh cách phát âm của HS sao cho chính xác

Yêu cầu cá nhân HS phát âm và đặt câu với các từ đó:

Ngày đăng: 15/06/2020, 20:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w