1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên các trường trong khu đô thị đại học quốc gia TP HCM

100 231 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “NHÀ KHOA HỌC TRẺ UEL” NĂM 2020 Tên đề tài: CÁC YẾU TỐ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “NHÀ

KHOA HỌC TRẺ UEL” NĂM 2020

Tên đề tài:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THUÊ CHỖ

Ở CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG TRONG KHU ĐÔ

THỊ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

Lĩnh vực: Xã hội - Giáo dục

TP.HCM, Tháng 4 Năm 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬTBÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “NHÀ

KHOA HỌC TRẺ UEL” NĂM 2020

Tên đề tài:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THUÊ CHỖ

Ở CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG TRONG KHU ĐÔ

THỊ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

Nhóm sinh viên thực hiện

2 Trần Thị Bích Chi K174030273 Khoa Tham gia 0387105311 chittb17403c@s

Trang 3

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố, từ đó phân tích, đánh giá mức độ tácđộng của các yếu tố này đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên các trường trong Khu đôthị ĐHQG TP.HCM

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứuđịnh lượng với bảng trả lời của 515 sinh viên Dựa vào tổng quan các nghiên cứu đi trước kếthợp cơ sở lý thuyết hành vi người tiêu dùng để hình thành mô hình đề xuất nghiên cứu.Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm ảnhhưởng đến quyết định thuê chỗ ở: Giới tính, Trường học, Năm học, Vùng miền, Thamkhảo ý kiến, Tổng chi tiêu hàng tháng Kết quả phân tích cấu trúc SEM đã chỉ ra rằng, có

5 nhân tố tác động đến quyết định thuê chỗ ở theo thứ tự giảm dần bao gồm: (1) Quan hệ

xã hội, (2) Giá cả, (3) An ninh, (4) Dịch vụ, (5) Vị trí

Về mặt thực tiễn, kết quả này giúp sinh viên nhìn nhận cũng như có hướng đi đúngđắn hơn trong việc ra quyết định thuê chỗ ở Thông qua đề tài, nhóm đưa ra các kiến nghịnâng cao chất lượng chỗ ở đối với chủ nhà trọ, ban quản lí KTX, cơ quan ban ngành Bêncạnh đó, kết quả là cơ sở đề xuất xây dựng ứng dụng thông minh tìm chỗ ở phục vụ nhucầu ngày càng đa dạng của sinh viên

Trang 4

The research topic aims to identify factors, from which to analyze and assess theimpact of these factors on the decision to rent accommodation of students in the NationalUniversity of Ho Chi Minh City.

The study was conducted through 2 phases: qualitative research and quantitativeresearch with the answer sheet of 515 students Based on the overview of previous studies,combining the theoretical basis of consumer behavior to form a research proposal model.The results of Analysis of variance (ANOVA) showed no difference betweengroups, it affecting accommodation rent decisions: Gender, School, School year, Domainarea, Consultation, Personal consumption expenditure The results of SEM structuralanalysis have indicated that there are 5 factors affecting the decision of accommodationrents in descending order including: (1) Social relations, (2) Prices, (3) Security, (4)Services, (5) Location

In practical terms, this results help students not only recognize but also make theright direction for making decisions about accommodation rents To approve the study,

my group offers recommendations to improve the quality of accommodation for thelandlords, the dormitory management board, the agency committee In addition, the result

is a the basis for proposing the construction of smart applications to find accommodation

to serve the increasingly diverse needs of students

Trang 5

MỤC LỤC

DANH SÁCH BẢNG vi

DANH SÁCH HÌNH vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan các nghiên cứu đi trước 2

2.1 Nghiên cứu nước ngoài 2

2.2 Nghiên cứu trong nước 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4.1 Đối tượng nghiên cứu 9

4.2 Phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu 10

6 Ý nghĩa của nghiên cứu 10

7 Kết cấu đề tài 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 12

1.1 Các khái niệm cơ bản 12

1.1.1 Khái niệm về chỗ ở 12

1.1.2 Khái niệm KTX 12

1.1.3 Khái niệm nhà trọ 12

1.2 Thuyết phân cấp nhu cầu 13

1.3 Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng 15

Trang 6

1.5 Lý thuyết Vị thế - Chất lượng 17

1.6 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng 19

1.6.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng 19

1.6.2 Các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng 19

1.6.3 Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng 20

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất 23

2.1.1 Các giả thuyết nghiên cứu 23

2.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 25

2.2 Quy trình nghiên cứu 25

2.3 Nghiên cứu sơ bộ 27

2.4 Nghiên cứu chính thức 27

2.4.1 Phương pháp chọn mẫu 27

2.4.2 Thang đo 28

2.4.3 Bảng câu hỏi 32

2.5 Xử lý và phân tích số liệu 33

2.5.1 Phân tích thống kê mô tả 33

2.5.2 Phân tích Cronbach’s Alpha 33

2.5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 34

2.5.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA 35

2.5.5 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM 36

2.5.6 Phân tích phương sai ANOVA 36

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

Trang 7

3.1 Mô tả mẫu 38

3.1.1 Thống kê mô tả định tính 38

3.1.2 Thống kê mô tả biến định lượng 42

3.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 46

3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 49

3.3.1 Phân tích khám phá nhân tố với biến độc lập 49

3.3.2 Phân tích khám phá nhân tố với các biến phụ thuộc 51

3.4 Hiệu chỉnh mô hình sau EFA 53

3.5 Phân tích ANOVA 56

3.6 Phân tích nhân tố khẳng định CFA 57

3.7 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM 60

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ 63

4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu 63

4.2 Kiến nghị giải pháp để việc tìm chỗ ở của sinh viên được hiệu quả 65

4.2.1 Đối với sinh viên 65

4.2.2 Đối với chủ nhà trọ 66

4.2.3 Đối với ban quản lí KTX 66

4.2.4 Đối với cơ quan ban ngành 67

4.2.5 Đối với người thiết kế xây dựng ứng dụng 67

KẾT LUẬN 69

PHỤ LỤC 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 8

Bảng 1 Tổng hợp các nghiên cứu đi trước 8

Bảng 2.1 Thang đo cơ sở vật chất 28

Bảng 2.2 Thang đo dịch vụ 29

Bảng 2.3 Thang đo an ninh chỗ ở 30

Bảng 2.4 Thang đo vị trí chỗ ở 30

Bảng 2.5 Thang đo môi trường 31

Bảng 2.6 Thang đo mối quan hệ xã hội 31

Bảng 2.7 Thang đo giá cả 31

Bảng 2.8 Thang đo quyết định thuê chỗ ở 32

Bảng 2.9 Thang đo nhu cầu sử dụng ứng dụng tìm chỗ ở 32

Bảng 3.1 Kết quả thống kê mô tả biến định lượng 46

Bảng 3.2 Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 49

Bảng 3.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 51

Bảng 3.4 Thang đo quyết định thuê chỗ ở của sinh viên 52

Bảng 3.5 Thang đo nhu cầu sử dụng ứng dụng tìm chỗ ở của sinh viên 52

Bảng 3.6 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha sau EFA 55

Bảng 3.7 Tổng hợp kết quả One-way ANOVA quyết định thuê chỗ ở của sinh viên 57

Bảng 3.8 Hệ số tin cậy tổng hợp (CR) và phương sai trích trung bình (AVE) 58

Bảng 3.9 Kết quả kiểm định quan hệ giữa các thang đo 60

Bảng 3.10 Kết quả Bootstrapping mô hình cấu trúc 62

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1 Tháp nhu cầu của A.Maslow 13

Hình 1.2 Điều kiện cần và đủ để tối đa hóa lợi ích 15

Hình 1.3 Hình chiếu mặt ngưỡng trong không gian hai chiều 18

Hình 1.4 Mô hình chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi 20

Hình 1.5 Mô hình các giai đoạn của quá trình thông qua quyết định mua sắm 20

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 25

Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu 26

Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ nam nữ tham gia khảo sát 38

Biểu đồ 3.2 Sinh viên các trường tham gia khảo sát 39

Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ sinh viên các năm tham gia khảo sát 39

Biểu đồ 3.4 Sinh viên các miền tham gia khảo sát 40

Biểu đồ 3.5 Sinh viên ở KTX và nhà trọ tham gia khảo sát 40

Biểu đồ 3.6 Sinh viên ở KTX và nhà trọ tham gia khảo sát 41

Biểu đồ 3.7 Sinh viên ở KTX và nhà trọ tham gia khảo sát 41

Biểu đồ 3.8 Chi phí trong một tháng của sinh viên tham gia khảo sát 42

Hình 3.9 Kết quả mô hình CFA với các hệ số ước lượng chuẩn hóa 59

Hình 3.10 Kết quả mô hình SEM với các hệ số ước lượng chuẩn hóa 61

Hình 4.1 Mối quan hệ giữa các nhân tố 65

Trang 10

Cơ sở vật chấtDịch vụĐại học Công nghệ thông tinĐại học Kinh tế- Luật

Đại học Khoa học tự nhiênĐại học Khoa học xã hội & Nhân vănĐại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí MinhPhân tích nhân tố khám phá

Giá cảChỉ số đo mức độ phù hợpChỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố

Ký túc xáMôi trườngQuyết địnhQuan hệ xã hộiQuản trị kinh doanhTrung bình sai số xấp sỉ

Mô hình cấu trúc tuyến tínhChỉ số Tucker & LewisTiến sĩ

Ứng dụng

Vị trí

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cuộc sống con người tồn tại và phát triển dựa trên các thang bậc nhu cầu của họcthuyết Maslow: ăn, mặc, nơi trú ngụ, tình dục, an ninh, mối quan hệ, được tôn trọng và tựthể hiện Trong đó, nhà ở là một trong những nền tảng quan trọng để các nhu cầu khácphát triển, từ đó giúp con người có cuộc sống an toàn, có thể tập trung làm việc hơn Đểtrở thành một công dân tốt, có đạo đức và có ích cho xã hội, con người cần phải đượcchăm sóc, giáo dục trong một môi trường lành mạnh Đối với sinh viên, là bộ phận ưu túcủa xã hội, là lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng và phát triển đất nước, họ đangtrưởng thành và học tập để hoàn thiện bản thân nên cần được chăm sóc và giáo dục trongmôi trường lành mạnh Vì vậy, chỗ ở dành cho sinh viên là một trong những vấn đề quantâm của các bậc phụ huynh và các bạn sinh viên

Chỗ ở là không gian cư trú, đảm bảo môi trường sống để sinh viên học tập hoặc nghỉngơi sau những giờ học trên lớp Nếu sinh viên phải sống ở một nơi tạm bợ, mất trật tự anninh, sẽ ảnh hưởng đến việc học tập cũng như nhân cách của sinh viên đó Vào một môitrường mới, khác so với cấp ba, phải hòa nhập vào lối sống thành thị nơi tấp nập xe cộđông người qua lại và rèn luyện cách sống tự lập cho bản thân thì một chỗ ở tốt là rất cầnthiết với mỗi sinh viên để có được tinh thần lạc quan, kích thích sự hiệu quả trong học tập

Đa số các trường đại học có chất lượng đào tạo tốt thường được xây dựng ở cácthành phố lớn: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng v.v Vì thế số lượng sinh viên từ cáctỉnh thành lên thành phố lớn ngày càng tăng qua các năm Và khu đô thị ĐHQG TP.HCMcũng là nơi tập trung khá nhiều trường đại học mà phần lớn sinh viên học học ở đây lànhững sinh viên xa nhà Theo thống kê chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 của trang tuyển sinhcủa một số trường trong khu đô thị ĐHQG TP.HCM gồm các trường đại học như: ĐHKhoa học Tự nhiên, ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Bách khoa, ĐH Công nghệ Thông tin, ĐHQuốc tế, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, khu đô thị ĐHQG tiếp nhận hơn 40.000 sinhviên (Mạnh Tùng, 2019)

Quyết định thuê chỗ ở KTX ĐHQG hay phòng trọ sẽ ảnh hưởng đến học tập của sinhviên và mỗi sự lựa chọn này đều có những sự đánh đổi Đăc biệt, với số lượng lớn sinh viênnhập học hàng năm và nhu cầu nhà ở của mỗi bạn khác nhau, để biết rõ về các nhân tố ảnh

Trang 12

TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THUÊ CHỖ Ở CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG TRONG KHU ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM” làm đề tài nghiên cứu khoa học,

mong muốn từ nghiên cứu sẽ đưa ra những gợi ý cho các bạn sinh viên trong việc tìm chỗ ởphù hợp, đồng thời cũng cung cấp những thông tin cần thiết cho các chủ trọ trong việc thayđổi mô hình phòng trọ để đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của sinh viên

2 Tổng quan các nghiên cứu đi trước

2.1 Nghiên cứu nước ngoài

Abiodun.K.Oyetunji và Sains Humanika (2016) với nghiên cứu “Đánh giá các yếu tốảnh hưởng đến sự lựa chọn nhà ở của sinh viên trong các tổ chức đại học Nigerian” Đề tàinghiên cứu để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nơi cư trú của sinh viên tại tổchức đại học Nigeria Cuộc khảo sát 470 sinh viên năm cuối của Đại học Công nghệ Liênbang Akure, Nigeria với 37 câu hỏi Dữ liệu thu thập được phân tích bằng cách sử dụng điểmtrung bình có trọng số và phân tích hàm phân biệt Kết quả cho thấy có 4 nhân tố quan trọngnhất: Vị trí, Mức giá cho thuê, Loại nhà ở và Cơ sở vật chất Bên cạnh đó, các nhân tố nhưphương tiện di chuyển, giải trí, địa điểm tiêu thụ thực phẩm, thoải mái, an ninh, riêng tư, bãiđậu xe, nhà vệ sinh và vòi hoa sen, kích thước của phòng, khoảng cách từ trường, tuổi xâydựng, sự riêng tư, gần gũi với các tuyến mua sắm / xe buýt, khu phố an toàn và giá trị chothuê của tài sản cũng ảnh hưởng trong việc xác định lựa chọn nhà ở của sinh viên

Nghiên cứu “Nhận thức và hành vi mua căn hộ của người tiêu dùng ở thủ đô củaDelhi” của Mansi Misra, Gagan Katiyar and A.K Dey (2013) nhằm xác định các nhân tốbên ngoài và bên trong ảnh hưởng quyết định của người dân khi mua căn hộ ở vùng thủ

đô Delhi (NCR) bằng khung lý thuyết quá trình ra quyết định (Kotler and Armstrong(2005), Mowen (1995) and Engel et al, (2005)) Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2giai đoạn là nghiên cứu định tính với các nhà quản lý, trợ lý bán hàng của công ty bấtđộng sản với vài người môi giới bất động sản, và nghiên cứu định lượng với khách hàng

đã mua căn hộ chung cư Kết quả cho thấy các nhân tố bên ngoài: Cho vay, Kế hoạchthanh toán, Giảm giá, Thương hiệu của nhà xây, Quảng cáo, Vị trí và các nhân tố bêntrong: Các thông số kỹ thuật

Trang 13

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ trong một cuộc điều tratheo kinh nghiệm tại Amman, Jordan” của Mweq Haddad, Mahfuz Judeh và ShafigHaddad (2011) thu được 120 mẫu khảo sát từ những người mua căn hộ ở thủ đô Amman.Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố tác động đến việc ra quyết định mua căn hộ:Kinh tế, Thẩm mỹ, Tiếp thị, Xã hội và Địa lý Mặt khác, nghiên cứu kết luận rằng có sựkhác biệt đáng kể trong việc ra quyết định mua căn hộ chung cư theo giới tính và độ tuổi

và không có sự khác biệt đáng kể theo tình trạng hôn nhân hoặc trình độ học vấn Trênthực tế, nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn đáng chú ý đối với các nhà nghiên cứu vàthực hành trong lĩnh vực bất động sản Nó có thể giúp các cá nhân và người ra quyết định

tổ chức để lựa chọn các căn hộ phù hợp có thể đáp ứng yêu cầu của họ

Hae Lee Yim, Byeong Hun Lee, Ju Hyung Kim and Jae Jun Kim với nghiên cứu

“Đánh giá sự hài lòng của cư dân về chất lượng căn hộ và hiệu suất công ty ở Seoul,Korea” (2009) để tìm hiểu sự hài lòng của 2530 hộ gia đình cư trú tại 47 căn hộ trên toànquốc và hiệu quả hoạt động của các công ty xây dựng Bằng phương pháp phân tích nhân

tố khám phá EFA và phương pháp phân tích tương quan hệ số Pearson, kết quả cho thấy

có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân về chất lượng căn hộ: Vị trí, Chấtlượng công trình xây dựng và Môi trường sống

Connie Susilawati và các cộng sự thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố động cơ và nhậnthức ảnh hưởng đến hành vi mua nhà của người dân ở Dilly, Đông Timor” (2001) để đánhgiá các yếu tố động lực và nhận thức trong hành vi mua nhà Nhóm tác giả đề ra 4 thànhphần ảnh hưởng chính tới hành vi mua nhà: Vật lý, Liên kết, Môi trường và Tiện ích Kếtquả cho thấy nhân tố Vật lý và Liên kết thông qua tiêu chí được người dân Dilly đặt lênhàng đầu với phương châm “sạch sẽ, an toàn, thẩm mỹ, sức khỏe và thịnh vượng”

2.2 Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên trường đạihọc Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Trung Hiếu (2017) được thực hiệnthông qua 2 giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu địnhtính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm 20 sinh viên đang theo học tại trường đại họcCông Nghệ thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảosát Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp phân tích nhân

Trang 14

tích hồi quy đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên vàphương pháp phân tích phương sai ANOVA với lượng mẫu là 221 sinh viên đang theohọc tại trường đại học Công Nghệ TP.HCM Kết quả cho thấy có 6 nhân tố tác động tớiquyết định thuê trọ của sinh viên trường đại học Công Nghệ TP.HCM, sắp xếp theo thứ tự

độ mạnh giảm dần: Dịch vụ nhà trọ, An ninh, Cơ sở vật chất, Địa điểm/vị trí nhà trọ, Giá

cả nhà trọ và Mối quan hệ xung quanh nhà trọ

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư tại thành phố

Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Thùy Linh (2016) Với mô hình nghiên cứu được xâydựng dựa trên các nghiên cứu trước đó về hành vi người tiêu dùng cho dịch vụ bất độngsản Với 350 bảng trả lời của khách hàng tại TP.HCM, kết quả cho thấy có 7 nhân tố ảnhhưởng đến quyết định mua nhà chung cư: Tình hình tài chính, Kiến trúc, Vị trí nhà,Marketing, Dịch vụ hỗ trợ, Môi trường sống và Ảnh hưởng xã hội Ngoài ra đề tài còn sửdụng phân tích phương sai ANOVA để chứng minh quan điểm khác nhau giữa nam và

nữ, các nhóm tuổi, các nhóm thu nhập về sự lựa chọn mua nhà chung cư

Nguyễn Mai Phương và các cộng sự (2013) tiếp cận theo khung lý thuyết hành vingười tiêu dùng (Philip Kotler, 2001) trong đề tài “Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởngđến hành vi người thuê nhà trọ của sinh viên trường đại học Bách Khoa Hà Nội” Tổngbảng khảo sát hợp lệ là 130 Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố tác động đến quyếtđịnh thuê chỗ ở của sinh viên đại học Bách Khoa Hà Nội, sắp xếp theo thứ tự độ mạnhgiảm dần: Giá thuê trọ, Diện tích phòng, Tiện nghi của phòng trọ, Môi trường và An ninhphòng trọ

Cáp Xuân Tuấn với đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định muacăn hộ giá thấp của khách hàng có thu nhập thấp tại thành phố Hồ Chí Minh” (2013), ông

đã sử dụng lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng để giải thích hành vi của ngườitiêu dùng Kết quả nghiên cứu phân tích đưa ra mô hình các nhân tố tác động đến quyếtđịnh mua căn hộ hạng trung của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 7 nhântố: Uy tín - chất lượng, Thu nhập, Môi trường sống, Giá cả, Vị trí, Hoạt động chiêu thị vàĐặc điểm cá nhân Trong đó nhân tố Uy tín - chất lượng có tác động mạnh nhất đến quyếtđịnh mua căn hộ giá thấp (0.279) và nhân tố Vị trí có tác động yếu nhất (0.161) Kết quả

Trang 15

kiểm định cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đếnquyết định mua căn hộ của khách hàng cụ thể là các yếu tố về độ tuổi, trình độ học vấn,nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và giới tính.

Trong đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của kháchhàng tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Phạm Thành Nhân (2013) chỉ dựa trênkhung lý thuyết hành vi người tiêu dùng (Philip Kotler, 2001) Nghiên cứu này thu được

144 phiếu khảo sát hợp lệ và kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy các nhân tố ảnhhưởng đến quyết định mua nhà gồm 7 yếu tố: Tình hình tài chính, Bằng chứng thực tế,Không gian sống, Vị trí nhà, Thiết kế và kiến trúc nhà, Môi trường sống và Tiện nghicông cộng Ngoài ra, kết quả kiểm định các giả thuyết đưa ra ban đầu phù hợp với dữ liệumẫu thu thập được

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ của KentonResidences” của tác giả Phạm Minh Bằng (2013) đã điều tra thực nghiệm từ ý kiến củacác hộ gia đình đang cư trú tại địa bàn TP.HCM bằng lý luận hàng hoá bất động sản vàkhung lý thuyết hành vi người tiêu dùng (Philip Kotler, 2001) Phương pháp nghiên cứuđịnh tính (phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp phỏng vấn sâu) và phương phápnghiên cứu định lượng (phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phương phápphân tích hồi qui Logistic) được sử dụng Kết quả cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đếnquyết định mua căn hộ, sắp xếp theo thứ tự độ mạnh giảm dần: Kinh tế, Vị trí, Kiến trúc,Dịch vụ hỗ trợ, Tâm lý, Marketing, Nhóm tham khảo

Phan Phước Âu đã vận dụng 2 lý thuyết: hành vi tiêu dùng và quá trình quyết địnhmua hàng (Philip Kotler, 2001) khi phân tích đề tài “Nghiên cứu hành vi thuê nhà trọ củasinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường đại học An Giang” (2009) Kết quả nghiên cứuthu được 80 bảng hỏi khảo sát và tìm ra được 5 tiêu chí ảnh hưởng đến việc thuê nhà trọ:Giá thuê, Diện tích thuê phòng, Thiết bị sẵn có, Mức độ ồn ào, Khoảng cách từ nhà trọđến trường Đa số sinh viên có khuynh hướng tự ra quyết định và không tham khảo ý kiếncủa người khác do đó yếu tố mối quan hệ xung quanh không tác động đến việc thuê nhàtrọ của sinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường đại học An Giang

Đồ án “Thiết kế website tìm kiếm phòng trọ” của Trương Việt Dũng (2018) Hiện nay,thông tin và công nghệ góp phần quan trọng dẫn đến sự thành công trên tất cả các lĩnh

Trang 16

cầu tìm kiếm phòng trọ ở các thành phố lớn ngày càng tăng và website chứa một lượnglớn thông tin về các nhà, phòng hiện tại chủ nhà muốn cho thuê Người truy cập vào trangweb có thể sử dụng chức năng tìm kiếm theo khu vực như ở thành phố, quận huyện, theogiá tiền thuê cũng như diện tích của nhà, phòng cho thuê v.v Điều đó giúp khách hàng

dễ dàng chọn lựa cho mình một phòng trọ phù hợp với nhu cầu của mình

Nghiên cứu “Hỗ trợ tìm kiếm nhà trọ trên smartphone” của Lâm Quang Kha Ly(2015) đã điều tra thực nghiệm nhu cầu tìm thuê và cho thuê nhà trọ sẽ ngày càng tăng.Tuy nhiên, mọi người đều thấy rằng tìm được một nhà trọ vừa ý, giá cả hợp lý là vô cùngkhó khăn Hầu hết các sinh viên đều sở hữu một chiếc điện thoại thông minh dùng để liênlạc, giải trí và phục vụ các mục đích khác Tận dụng ưu điểm của điện thoại thông minh

và sức mạnh của cộng đồng sử dụng, đề tài hỗ trợ tìm nhà trọ trên điện thoại thông minh

đã ra đời nhằm xây dựng ứng dụng giải quyết bài toán nhà trọ Với ứng dụng này ngườicho thuê sẽ dễ dàng đưa thông tin nhà trọ đến mọi người, ngược lại người muốn thuê sẽtìm đượ nhà trọ một cách nhanh chóng.

nghiên cứu Nghiên cứu nước ngoài

1 2016 Abiodun.K.Oyetunji và Nigeria Vị trí, Mức giá cho thuê, Loại

Sains Humanika nhà ở và Cơ sở vật chất

Các nhân tố bên ngoài: Chovay, Kế hoạch thanh toán,

2 2013 Mansi Misra, Gagan Delhi Giảm giá, Thương hiệu của

Katiyar and A.K Dey nhà xây, Quảng cáo, Vị trí và

nhân tố bên trong: Các thông

số kĩ thuật

Trang 17

3 2011 Mwfeq Haddad, Mahfuz Amman Kinh tế, Thẩm mỹ, Tiếp thị,

Judeh và Shafig Haddad (Jordan) Xã hội và Địa lý

Hae Lee Yim, Byeong Seoul Vị trí, Chất lượng công trình

4 2009 Hun Lee, Ju Hyung Kim

(Korea) xây dựng, Môi trường sốngand Jae Jun Kim

5 2001 Connie Susilawati và các Dilly (Đông Vật lý, Liên kết, Môi trường

cộng sự Timor) và Tiện ích

Nghiên cứu trong nước

Thứ tự độ mạnh giảm dần:Đại học Dịch vụ nhà trọ, An ninh, Cơ

6 2017 Trần Trung Hiếu Công Nghệ sở vật chất, Địa điểm/vị trí nhà

TP.HCM trọ, Giá cả nhà trọ và Mối quan

hệ xung quanh nhà trọ

Tình hình tài chính, Kiến trúc,

7 2016 Võ Thị Thùy Linh TP.HCM Vị trí nhà, Marketing, Dịch vụ

hỗ trợ, Môi trường sống vàẢnh hưởng xã hội

Thứ tự độ mạnh giảm dần: Giá

8 2013 Nguyễn Mai Phương và Đại học Bách thuê trọ, Diện tích phòng, Tiện

các cộng sự Khoa Hà Nội nghi của phòng trọ, Môi

trường và An ninh phòng trọ

Uy tín-chất lượng, Thu nhập,

9 2013 Cáp Xuân Tuấn TP.HCM Môi trường sống, Giá cả, Vị

trí, Hoạt động chiêu thị và Đặcđiểm cá nhân

Trang 18

chứng thực tế, Không gian

10 2013 Võ Phạm Thành Nhân TP.HCM sống, Vị trí nhà, Thiết kế và

kiến trúc nhà, Môi trường sống

và Tiện nghi công cộng

Thứ tự độ mạnh giảm dần:

11 2013 Phạm Minh Bằng Kenton Kinh tế, Vị trí, Kiến trúc, Dịch

Residences vụ hỗ trợ, Tâm lý, Marketing,

trọ đến trường

13 2018 Trương Việt Dũng Việt Nam Thiết kế website tìm kiếm

phòng trọ

Xây dựng ứng dụng tìm nhà

14 2015 Lâm Quang Kha Ly Việt Nam trọ trên điện thoại thông minh

để giải quyết bài toán nhà trọ

Bảng 1 Tổng hợp các nghiên cứu đi trước

Tổng hợp và đúc kết kinh nghiệm các đề tài đi trước, nhóm nhận thấy các nhân tố có tácđộng đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên các trường trong Khu đô thị ĐHQG TP.HCMbao gồm: Giá cả, Vị trí và Môi trường Các nhân tố Cơ sở vật chất, Dịch vụ, Mối quan hệ xãhội cũng được đề cập trong nhiều nghiên cứu đi trước Bên cạnh đó, nhân tố An ninh ít đượcnhững đề tài trên nhắc đến và nhóm cho rằng đây là nhân tố mới, phù hợp với thực trạng hiệnnay như tệ nạn xã hội (trộm cắp, gây gổ đánh nhau, ma túy, mại dâm) xảy ra nơi bạn đang ở,chỗ để xe an toàn, có người trông coi, có camera giám sát Hơn nữa, nhân tố Hoạt động chiêuthị (Marketing) cũng được đề cập trong nhiều đề tài nhưng nhóm

Trang 19

nhận thấy nhân tố không phù hợp với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuêchỗ ở của sinh viên các trường trong Khu đô thị ĐHQG TP.HCM” vì nhân tố này chỉ xuấthiện ở các nghiên cứu mua nhà, mua chung cư, mua căn hộ Mặt khác, toàn bộ đối tượngnghiên cứu của đề tài là sinh viên các trường trong Khu đô thị ĐHQG TP.HCM, vì thế cơhội để sinh viên sở hữu một ngôi nhà, chung cư hay căn hộ là rất thấp, đa số là thuê chỗ ở.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định thuê chỗ ở củasinh viên các trường trong khu đô thị ĐHQG TP.HCM Từ đó, kiến nghị giải pháp giúpnâng cao chất lượng, dịch vụ về chỗ ở của sinh viên

Mục tiêu cụ thể:

Nhận biết được các tiêu chí cơ bản trong quyết định thuê chỗ ở của sinh viên Qua

đó, xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên các trườngtrong khu đô thị ĐHQG TP.HCM

Xây dựng mô hình nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê chỗ ởcủa sinh viên các trường trong khu đô thị ĐHQG TP.HCM

Xác định, phân tích mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định thuê chỗ ở củasinh viên

Xem xét quyết định thuê chỗ ở có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng ứng dụng tìm chỗ

ở hay không để kiến nghị với người thiết kế xây dựng ứng dụng nên cung cấp đầy đủ thông tin về các nhân tố có tác động đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên

Đưa ra những kiến nghị giải pháp đối với chủ nhà trọ, ban quản lí KTX, cơ quan banngành nhằm nâng cao chất lượng nhà ở cũng như phù hợp với nhu cầu của sinh viên cáctrường trong khu đô thị ĐHQG TP.HCM

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê chỗ ở của sinhviên các trường trong khu đô thị ĐHQG TP.HCM Chính vì thế, chủ thể mà nghiên cứuhướng tới là các bạn sinh viên thuộc những trường ĐHQG TPHCM: ĐH Khoa học Tự

Trang 20

Luật, ĐH Quốc tế.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu tại các trường trong khu đô thịĐHQG TPHCM trên địa bàn quận Thủ Đức

Về thời gian nghiên cứu: 08 tháng, từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi sử dụng kết hợp phương phápđịnh tính và phương pháp định lượng

Nghiên cứu định tính: Trên cơ sở các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, các nghiêncứu sơ lược, tài liệu sách, báo liên quan đến đề tài, nhóm đã đưa ra mô hình nghiên cứu dựkiến và các giả thiết nghiên cứu Sau đó nhóm đã tiến hành thảo luận để đưa ra các nhân tốảnh hưởng đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên: địa điểm thuận lợi, cơ sở vật chất đápứng nhu cầu của sinh viên, giá cả phù hợp, an ninh được đảm bảo, mối quan hệ xung quanhtốt và dịch vụ tiện ích được cung cấp đầy đủ Qua kết quả cuộc thảo luận nhóm và dưới sựhướng dẫn của giảng viên hướng dẫn, nhóm đã hình thành thang đo nghiên cứu sơ bộ Sau đótiến hành thực hiện điều tra sơ bộ bằng việc khảo sát thử 30 mẫu về bảng câu hỏi sơ bộ trên

30 bạn sinh viên ở trọ và KTX theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp, đây là cơ sở để kiểmtra, rà soát và điều chỉnh bảng hỏi trước khi tiến hành điều tra chính thức

Nghiên cứu định lượng: được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát để kiểmđịnh tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên Quy

mô mẫu trong lần nghiên cứu này là n = 515 Từ các số liệu thu được, xây dựng mô hìnhtuyến tính SEM để đưa ra giải pháp thích hợp cho việc đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho sinhviên các trường trong khu đô thị ĐHQG TP.HCM Bài nghiên cứu sử dụng phần mềmSPSS 22 và AMOS 24.0 để xử lý với những công cụ thống kê miêu tả, kiểm định hệ sốtin cậy Cronbach's Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tíchANOVA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình tuyến tính SEM

6 Ý nghĩa của nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu, nhóm tác giả tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết địnhthuê chỗ ở của sinh viên, từ đó xác định được tâm lý thuê chỗ ở của sinh viên hiện nay

Trang 21

mang tính cập nhật Chỉ ra mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định thuê chỗ ở củasinh viên.

Đề tài đưa ra các kiến nghị đối với sinh viên, chủ nhà trọ, ban quản lí KTX, cơ quanban ngành nhằm giúp sinh viên thuê chỗ ở một cách hiệu quả hơn Thông qua kết quảnghiên cứu làm cơ sở cho các nhà thiết kế ứng dụng tìm chỗ ở tham khảo, hiểu biết sâuhơn về hành vi người tiêu dùng để có chiến lược kinh doanh phù hợp

7 Kết cấu đề tài

Mở đầu

Nội dung chương này là trình bày khái quát về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiêncứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu, ý nghĩacủa nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương này trình bày những khái niệm về các lý thuyết nghiên cứu và đưa ra các

mô hình, những đánh giá của nhóm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết địnhthuê chỗ ở của sinh viên các trường trong khu đô thị ĐHQG TP.HCM

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được ápdụng nhằm phát triển mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo chính thức cho mô hìnhnghiên cứu của đề tài

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Từ kết quả số liệu khảo sát thu được, nhóm tiến hành phân tích và kiểm định thang

đo để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và kiến nghị

Chương này sẽ tiến hành thảo luận kết quả đạt được, từ đó kiến nghị với các chủ nhàtrọ, ban quản lí KTX, cơ quan ban ngành, người thiết kế và xây dựng ứng dụng

Kết luận

Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành tổng kết quá trình thực hiện đề tài, đưa ra những hạn chế và những gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo

Trang 22

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.2 Khái niệm KTX

Trong nghiên cứu của tác giả Đào Thúy Hằng và các cộng sự (2014), KTX(Campus) là khu khuôn viên của trường, cùng nằm chung hoặc có thể cách xa trường mộtkhoảng cách ngắn và có thể ở trên cùng một diện tích là các học viện, thư viện, các sânchơi thể thao, các hội thể thao, các khu nhà ở Nhờ đặc điểm này, sinh viên không phảimất thời giờ nhiều để di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác hoặc có thể thoải mái tham giacác hoạt động thể dục thể thao trong khuôn viên của KTX cũng như tham gia học ở thưviện thuận tiện hơn

Theo phân tích chữ trong phiên âm Hán-Việt: “Ký” là ở nhờ, ở tạm; “Túc” là nghỉ lại,

ở lại, nghỉ qua đêm; “Xá” là ngôi nhà, nhà ở tập thể Vậy KTX là một ngôi nhà lớn, nhà tập thể dành cho người ở lại, nghỉ lại một cách tạm thời trong một thời gian nhất định.Theo quan điểm của nhóm, KTX là những tòa nhà, khu cư trú tập trung của sinhviên, cung cấp chỗ ở cho sinh viên trong thời gian học tập KTX được xây dựng nhằmđáp ứng nhu cầu thiết yếu của sinh viên, đầy đủ tiện nghi với mức giá thấp KTX thườngđược xây gần các trường đại học để sinh viên dễ dàng di chuyển đến trường

1.1.3 Khái niệm nhà trọ

Theo nghiên cứu của Trần Trung Hiếu (2017), nhà trọ là những ngôi nhà ở hay là cơ

sở, công trình kiến trúc được xây dựng hoặc sử dụng để cung cấp chỗ ở tạm thời cho mộthoặc nhiều người, và người thuê trọ phải trả cho người chủ trọ một khoản phí gọi là tiềnthuê trọ Phòng trọ là một phòng trong một tòa nhà hoặc dãy nhà

Trang 23

Theo quan điểm của nhóm, nhà trọ là cơ sở hay kiến trúc được xây dựng và sử dụngcung cấp chỗ ở tạm thời cho một người hoặc nhiều người Nhà trọ là tài sản được dùng đểtrao đổi, giao dịch buôn bán giữa hai bên chủ nhà trọ và người thuê trọ về dịch vụ chỗ ở.Người thuê trọ có được chỗ ở ổn định và chủ nhà trọ nhận được khoản phí do họ đặt racho người thuê Nhà trọ hiện nay được phát triển thành nhiều loại hình khác nhau dànhcho nhiều đối tượng để đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho từng nhu cầu khác nhau củangười thuê trọ.

1.2 Thuyết phân cấp nhu cầu

Thuyết phân cấp nhu cầu của A.Maslow đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyếtđịnh của người tiêu dùng Hệ thống cấp bậc nhu cầu của A.Maslow thường được thể hiệndưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới, nghĩa làtrước khi kích hoạt nhu cầu cao hơn thì nhu cầu thấp hơn phải được đáp ứng

Hình 1.1 Tháp nhu cầu của A.Maslow

(Nguồn: Maslow 1943)

Nhu cầu cơ bản (basic needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu sinh lý(physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, khôngkhí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái (cơ sở vật chất và dịch vụ),giao thông công cộng v.v… đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người.Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc

Trang 24

khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự,hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được Chúng ta

có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh (đói khát hoặc bệnh tật),lúc đó các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu

Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety/security needs): Khi con người đã được đáp ứngcác nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của

họ nữa, các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt Nhu cầu an toàn và anninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần Con người mong muốn có sự bảo vệ cho

sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt độngtrong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặpthú dữ v.v… Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự

ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội phápluật, có nhà cửa để ở v.v…

Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốnthuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương Nhu cầunày thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình,tham gia một cộng đồng nào đó, làm việc nhóm v.v Nhu cầu này là một dấu vết của bảnchất sống theo bầy đàn của loài người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại Mặc dù,A.Maslow xếp nhu cầu này sau hai nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhucầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng

Nhu cầu về được tôn trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tựtrọng vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua cácthành quả của bản thân và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng củamình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân Sự đáp ứng và đạt được nhucầu này có thể khiến cho một sinh viên học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảmthấy tự do hơn

Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualization needs): Không phải ngẫu nhiên mànhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất, A.Maslow mô tả nhu cầu này như sau: nhucầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh

Trang 25

ra để làm” Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng,tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.

1.3 Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng

Theo N.Gregory Mankiw, lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng cho rằng:

“quá trình ra quyết định của cá nhân được định hướng bởi sự tối đa hóa tính hữu ích trongmột lượng ngân sách hạn chế” Theo đó, với giả thuyết con người là duy lý và thông tintrên thị trường là hoàn hảo, hành vi của người tiêu dùng chịu sự ảnh hưởng bởi hai nhân

=

Điều kiện cần và đủ để tối đa hóa lợi ích: {

Hình 1.2 Điều kiện cần và đủ để tối đa hóa lợi ích

(Nguồn: Principles of Microeconomics: N.Gregory Menkiw, Cengage

Learning, Seventh Edition)

Trang 26

A, B người tiêu dùng có thể mua được nhưng không nằm trên đường bàng quan xagốc tọa độ nhất có thể.

C là tiếp điểm giữa đường bàng quan và đường ngân sách, tập hợp hàng hóa manglại lợi ích lớn nhất (tập hợp hàng hóa tối ưu)

D được ưa thích nhất nhưng người tiêu dùng không thể mua được

Ví dụ: về trường hợp quyết định thuê một ngôi nhà: Khi một cá nhân nào đó có nhucầu về nhà ở, anh ta sẽ luôn mong muốn sở hữu cho mình một nơi mà có các điều kiệntiện nghi là tốt nhất như: không gian rộng rãi, thoáng mát, nội thất hợp lý, môi trườngsống thoải mái v.v Tuy nhiên, để có được một nơi như vậy thì anh ta cần phải tích lũynhiều hơn nữa Mức thu nhập của anh ta bây giờ chỉ phù hợp cho việc sở hữu một ngôinhà có mức giá thấp Do đó, trong giới hạn về ngân sách của mình anh ta sẽ lựa chọn ngôinhà ở mức giá thấp nào có các đặc điểm mang lại cho anh ta lợi ích nhiều nhất

1.4 Tâm lý đám đông

Gustave Le Bon (1841-1931) là nhà tâm lý học xã hội người Pháp nghiên cứu về đámđông, là cha đẻ của lý thuyết “Tâm lý đám đông” Ông viết về nhiều lĩnh vực và có ảnhhưởng rất lớn trong xã hội Pháp đương thời Những tác phẩm nền tảng nhất của Le Bon làQuy luật tâm lý về sự tiến hoá của các dân tộc (Les Lois psychologiques de l’évolution despeuples, 1894) và Tâm lý học đám đông (La Psychologie des foules, 1895)

Tâm lý đám đông chỉ những suy nghĩ hoặc hành vi của con người thường xuyênchịu ảnh hưởng của những người khác Người ta thường chạy theo những cái mà số đôngcho là hay, đúng và sáng suốt, nhưng bản thân lại không suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc.Theo Gustave Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như ngườinguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằnghình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng Họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạngthái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất

Gustave Le Bon giải thích hiện tượng tâm lý đám đông bằng so sánh với tâm lý cá nhâncon người, ông tìm hiểu đám đông qua tin đồn bằng cách phân biệt tâm lý con người cá nhân

và đám đông Theo Gustave Le Bon, tâm lý cá nhân có đặc trưng là có tính lý trí, có tính phêphán, có tính mục đích, trong khi tâm lý đám đông lại đặc trưng bằng ký ức, ám

Trang 27

thị và trong đám đông, trình độ trí tuệ bị hạ thấp đi, nhân cách ít khác biệt đi Nói cáchkhác, cá nhân mang nặng dấu ấn ý thức trong khi đám đông mang nặng tính vô thức.

Lý thuyết “Tâm lý đám đông” của Gustave Le Bon ứng dụng vào đề tài nghiên cứu

để xem xét việc ra quyết định thuê chỗ ở của sinh viên có bị tác động từ ý kiến của nhữngnhóm “người tham khảo” như gia đình, bạn bè hay người thân Đồng thời các mối quan

hệ xã hội xung quanh chỗ ở (bạn cùng phòng, bạn cùng dãy trọ/toà, bảo vệ, chủ nhà) hiệntại của các bạn sinh viên ảnh hưởng như thế nào đến quá trình học tập và làm việc

1.5 Lý thuyết Vị thế - Chất lượng

Lý thuyết Vị thế - Chất lượng được TS Hoàng Hữu Phê và Giáo sư Patrick Wakelyphát triển và công bố vào năm 2000 dưới tiêu đề “Vị thế, chất lượng và sự lựa chọn khác:Tiến tới một lý thuyết mới về vị trí dân cư đô thị” cho rằng:

Các đô thị có cấu trúc đa cực, các cực phát triển là nơi có vị thế xã hội cao nhất Vịthế xã hội có thể đặc trưng cho tài sản, quyền lực chính trị, kinh doanh, văn hóa, chủngtộc, giáo dục v.v tùy theo hình thái xã hội Các khu dân cư tạo các vành đai đồng tâmquanh các cực vị thế xã hội

Giá trị nhà ở tạo bởi 2 thành phần: Vị thế xã hội nơi ở và chất lượng nhà ở Vị thếnhư định nghĩa ở trên chỉ có thể đo được một cách gián tiếp, chất lượng được hình thành

từ các yếu tố vật thể và vì thế có thể đo đếm được trực tiếp

Tại mỗi điểm vị thế có một giá trị chất lượng tương ứng Quỹ tích các điểm này tạothành mặt ngưỡng trong không gian 2 chiều hoặc không gian tổng quát 3 chiều Mặtngưỡng chia toàn bộ quỹ nhà thành hai phần: Vùng mong muốn và Vùng không mongmuốn (Xem hình 1.3)

Tại mức giá trị thấp, giá nhà đặc trưng chủ yếu bởi giá trị sử dụng Tại mức giá trịcao hơn, giá nhà được đặc trưng bởi giá trị trao đổi

Trang 28

Hình 1.3 Hình chiếu mặt ngưỡng trong không gian hai chiều

(Nguồn: Phe H.H & P Wakely, 2000)

Theo logic của lý thuyết vị thế - chất lượng, nếu tất cả các nhóm dân cư đều bị hấp dẫnnhư nhau bởi việc làm trong khu thương mại trung tâm, ở đây có một mối liên hệ giữa môhình lựa chọn chi phí đi lại/chi phí nhà ở và mô hình vị thế - chất lượng: vị thế sẽ được đobằng sự gần gũi đối với việc làm ở trung tâm thành phố, và như vậy khoảng cách vật lý từtrung tâm sẽ trùng với khoảng cách vị thế Sự thay đổi trong các khu dân cư đô thị nhìnchung diễn ra theo hai chiều vị thế nơi ở và chất lượng nhà ở, phụ thuộc vào lợi ích mà nhà

ở mang lại cho từng cá nhân và hộ gia đình tại một vị thế nơi ở xác định với mức độ chấtlượng nhà ở tương ứng

Trong hai phạm trù giá trị, phạm trù chất lượng liên quan đến các tính chất vật thể,

và phạm trù vị thế liên quan đến các tính chất phi vật thể Phạm trù giá trị vật thể (gồmcác đại lượng vật lý đo đếm được: kết cấu hạ tầng, diện tích v.v ) của nhà ở bao giờ cũng

có quán tính lớn hơn so với phạm trù giá trị phi vật thể (phong cách kiến trúc, khoảngcách đến - sự lân cận đối với các trung tâm vị thế mới v.v ) Dựa trên lập luận này, có thể

dễ dàng nhận thấy, khi giá nhà và bất động sản thay đổi, đương nhiên phạm trù phi vật thể

sẽ có xu hướng thay đổi nhanh hơn

Trang 29

Bên cạnh đó, lý thuyết được ứng dụng trong nghiên cứu đô thị: các chính sách liênquan đến đô thị (kinh tế đô thị, quy hoạch đô thị, quản lý đô thị v.v ) có thể được hoạchđịnh và thực hiện trên một cơ sở lý thuyết được cập nhật Trong đó ứng dụng trong pháttriển đô thị: Xác định vị trí của mỗi đô thị, tăng sức cạnh tranh đô thị thông qua việc xácđịnh các cực vị thế tiềm năng và tránh lãng phí hoặc bỏ qua vị thế (giá trị vô hình).

1.6 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

1.6.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng

Theo Philip Kotler (2001), người làm kinh doanh nghiên cứu hành vi người tiêudùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của của tiêu dùng Cụ thể là xemngười tiêu dùng muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ mua nhãnhiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây dựngchiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình.Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, hành vi người tiêu dùng chính là sự tác động qualại giữa các nhân tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người màqua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ Theo cách định nghĩa này, kháiniệm hành vi người tiêu dùng được nhìn dưới góc độ tính tương tác, tác động qua lại lẫnnhau giữa con người và môi trường bên ngoài

1.6.2 Các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng

Hành vi mua của người tiêu dùng là một bộ phận của hành vi con người, các quyếtđịnh mua sắm và tiêu dùng hàng hóa của họ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các nhân tố khác

nhau:

Trang 30

Ảnh hưởng của Ảnh hưởng của Ảnh hưởng của Ảnh hưởng của nhu văn hóa, nhánh nhóm tham khảo, tuổi tác, nghề cầu, động cơ, nhận

văn hóa và giai hộ gia đình và địa nghiệp, lối sống thức, tri thức, niềm tin

Người tiêu dùng tiến trình ra quyết định:

Nhận biết vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá

Ra quyết định Tiến trình sau quyết định

Hình 1.4 Mô hình chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi

(Nguồn: Philip Kotler, Gary Amstrong (2009), Principles of Marketing, 13th, Pearson)

1.6.3 Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng

Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng (Philip Kotler) được mô tả qua các giaiđoạn sau:

Hình 1.5 Mô hình các giai đoạn của quá trình thông qua quyết định mua sắm

(Nguồn: Philip Kotler, Gary Amstrong (2009), Principles of Marketing, 13th, Pearson)

1.6.3.1 Nhận biết nhu cầu

Quy trình ra quyết định của người tiêu dùng bắt đầu bằng việc nhận biết một vấn đềcần được giải quyết Giai đoạn này có vai trò then chốt trong quy trình ra quyết định bởi

nó thúc đẩy người tiêu dùng hành động Nếu người tiêu dùng không nhận biết được vấn

đề thì động cơ hành động của họ sẽ thấp

Trang 31

Nhận biết nhu cầu diễn ra khi người tiêu dùng cảm thấy có sự khác biệt giữa hiệntrạng và mong muốn mà sự khác biệt này thì đủ để gợi nên và kích hoạt quá trình quyếtđịnh mua sắm của khách hàng.

1.6.3.2 Tìm kiếm thông tin

Sau khi nhận biết vấn đề, người tiêu dùng sẽ tìm kiếm và xử lý thông tin, cũng có thể sẽkhông Nếu nhu cầu của người tiêu dùng đủ mạnh và sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thì nhiềukhả năng họ sẽ mua sản phẩm đó ngay Ngược lại, người tiêu dùng sẽ lưu trữ lại nhu cầutrong bộ nhớ hoặc tiến hành tìm kiếm thông tin liên quan đến nhu cầu đó Các nguồn thôngtin có thể được chia thành hai loại: thông tin bên trong và thông tin bên ngoài

Con người khi tìm kiếm thông tin thường có xu hướng tìm kiếm thông tin bên trong

là tiến trình nhớ lại những thông tin đã được lưu trữ trong trí nhớ Thông qua các hoạtđộng và kinh nghiệm trước đó, tuy nhiên theo thời gian cùng với sự tác động của các yếu

tố môi trường xung quanh và khả năng ghi nhớ thông tin của mỗi con người là khác nhau

sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm thông tin bên trong Do đó, để tránh rủi ro phátsinh từ việc trí nhớ bị bỏ sót, nhầm lẫn hay không có sự chắc chắn thì người tiêu dùng sẽthực hiện tìm kiếm thông tin bên ngoài Tìm kiếm thông tin bên ngoài là việc thu thậpthông tin bổ sung về những nhận biết thông tin sẵn có

1.6.3.3 Đánh giá nhu cầu

Thực tế, người tiêu dùng thường xuyên phải đứng trước nhiều sự lựa chọn trước khimua Phần lớn nỗ lực của người tiêu dùng tập trong tiến trình ra quyết định xảy ra ở giaiđoạn đưa ra sự lựa chọn giữa các phương án sẵn có Theo Philip Kotler, tiến trình đánhgiá thường được thực hiện theo trình tự sau:

Thứ nhất, người tiêu dùng xem mỗi sản phẩm bao gồm một tập hợp các thuộc tính.Trong đó, mỗi thuộc tính được gán cho một chức năng hữu ích mà sản phẩm đó có thểđem lại sự thỏa mãn cho người tiêu dùng khi sở hữu nó

Thứ hai, người tiêu dùng có khuynh hướng phân loại các thuộc tính theo mức độquan trọng khác nhau dựa trên nhu cầu thỏa mãn

Thứ ba, người tiêu dùng có khuynh hướng xây dựng cho mình một tập hợp nhữngniềm tin vào các nhãn hiệu là cơ sở để đánh giá các thuộc tính của sản phẩm

Trang 32

Ở giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng đã hình thành sở thích đối với những thươnghiệu và hình thành ý định mua thương hiệu ưu thích nhất Tuy nhiên, còn có hai yếu tố cóthể xen vào giữa ý định mua và quyết định mua hàng của tiêu dùng như thái độ của ngườikhác và yếu tố tình huống bất ngờ Hai yếu tố này có thể làm thay đổi quyết định mua,hoặc không mua hoặc mua một nhãn hiệu khác mà không phải là nhãn hiệu tốt nhất như

đã đánh giá

1.6.3.5 Hành vi sau mua

Sau khi mua, người tiêu dùng có thể cảm thấy hài lòng hay không hài lòng ở mộtmức độ nào đó về sản phẩm Sau đó, họ sẽ có các hành động sau khi mua hay phản ứngnào đó về sản phẩm hay cách sử dụng sản phẩm

Nếu tính năng và công dụng của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêudùng thì hành vi mua sắm sẽ được lặp lại, hoặc giới thiệu cho người khác Ngược lại, thì

họ sẽ cảm thấy khó chịu và thiết lập sự mất cân bằng tâm lý bằng cách sẽ chuyển sangtiêu dùng nhãn hiệu khác

Tóm tắt chương 1

Chương 1 đã trình bày các khái niệm cơ bản về chỗ ở, nhà trọ, KTX và các khái niệmngười tiêu dùng Bên cạnh đó, còn đưa ra các lý thuyết về hành tiêu dùng, tâm lý người tiêudùng và những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê chỗ ở Trên cơ sở lý thuyết này nhóm

đã xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết các thang đo để từ đó tạo thành bảng khảo sátvới các yếu tố chính yếu và các câu hỏi chặt chẽ bám sát với nội dung cần phân tích

Trang 33

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất

2.1.1 Các giả thuyết nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết trên, cùng với quá trình nghiên cứu cũng như trao đổi với nhữngsinh viên trường đại học Kinh tế - Luật, nhóm đã nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định thuê chỗ ở của sinh viên các trường trong khu đô thị ĐHQG TP.HCM như sau:Thứ nhất, chỗ ở là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, cơ sở vật chất tạichỗ ở là điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu đối với mỗi người.Nhân tố này được nhóm nhìn nhận ở thang bậc một của tháp nhu cầu A.Maslow Từ lậpluận trên, nhóm đưa ra giả thiết sau:

H1: Cơ sở vật chất tác động đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên

Thứ hai, dịch vụ cung cấp những tiện ích đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, học tậpcủa con người, đặc biệt đối với cuộc sống sinh viên hiện nay Nhân tố này được nhómnhìn nhận ở thang bậc một của tháp nhu cầu A.Maslow Từ lập luận trên, nhóm đưa ra giảthiết sau:

H2: Dịch vụ tác động đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên

Thứ ba, vấn đề về sự an toàn, an ninh ở thang bậc hai của tháp nhu cầu A.Maslowcho thấy tầm quan trọng về nhu cầu an toàn, an ninh của con người rất cao Đây là nhucầu tối thiểu đối với con người, vì vậy cần quan tâm đến các biện pháp an toàn, an ninhtại khu vực sinh viên sinh sống Từ lập luận trên, nhóm đưa ra giả thiết sau:

H3: An ninh tác động đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên

Thứ tư, môi trường được đề cập ở đây là không gian sống xung quanh nơi ở Điềukiện môi trường (tiếng ồn, chất lượng không khí, tình trạng giao thông) ảnh hưởng lớnđến quá trình học tập và sinh hoạt của sinh viên Bên cạnh đó, vị trí địa lý (gần trườnghọc, gần cơ sở y tế, gần chợ/cửa hàng tiện lợi/siêu thị, gần trung tâm anh ngữ, tin học, cáclớp kỹ năng) cũng giữ vai trò quan trọng Từ lập luận trên, nhóm đưa ra các giả thiết sau:

H4: Môi trường tác động đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên

Thứ năm, lý thuyết Vị thế - Chất lượng của Phe H.H & P Wakely, 2000 mô tả độnghọc của việc hình thành và phát triển các khu dân cư đô thị Sự thay đổi trong các khu dân

cư đô thị phụ thuộc vào lợi ích mà nhà ở mang lại cho hộ gia đình tại một vị thế nơi ở xác

Trang 34

H5: Vị trí tác động đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên

Thứ sáu, theo A.Maslow khi con người đã được đáp ứng đủ các nhu cầu cơ bản sẽđòi hỏi các nhu cầu ở thang bậc cao hơn Nhu cầu về các mối quan hệ ở thang bậc ba,cũng là điều kiện cần thiết để sinh viên quyết định có tiếp tục thuê chỗ ở hiện tại haykhông Các mối quan hệ xã hội giữa chủ nhà, bạn cùng phòng, hàng xóm v.v… sẽ ảnhhưởng ít nhiều đến việc ra quyết định thuê trọ của sinh viên Bên cạnh đó, việc ra quyếtđịnh thuê trọ của sinh viên thường bị tác động bởi các ý kiến, góp ý của những ngườithân, bạn bè xung quanh Theo lý thuyết tâm lý bầy đàn của Gustave Le Bon, con ngườiluôn bị ảnh hưởng bởi các mối xã hội trong quá trình ra quyết định Từ lập luận trên,nhóm đưa ra giả thiết sau:

H6: Mối quan hệ xã hội tác động đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên

Thứ bảy, áp dụng lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng của N.GregoryMankiw, quá trình ra quyết định thuê chỗ ở của sinh viên được định hướng bởi sự tối đahóa tính hữu ích trong một lượng ngân sách hạn chế Quyết định thuê giữa các mức giá vàdịch vụ được cung cấp tại chỗ ở luôn được cân nhắc một cách cẩn thận sao cho hợp lýnhất Từ lập luận trên, nhóm đưa ra giả thiết sau:

H7: Giá cả tác động đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên

Thứ tám, theo mô hình hành vi mua của người tiêu dùng (Philip Kotler, 2009), quá trìnhsau cùng của việc ra quyết định tiêu dùng là đánh giá sau mua Việc sinh viên có đồng

ý tiếp tục thuê chỗ đang sinh sống và giới thiệu nơi ở với các bạn bè đang có nhu cầu tìm chỗ

ở sẽ được đánh giá qua một quá trình sử dụng chỗ ở ngắn hạn hoặc dài hạn Sau sinh sống tạichỗ ở sinh viên nhận thấy chỗ ở không đáp ứng được nhu cầu thì khi ấy sẽ bắt đầu tìm kiếmchỗ ở mới Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng được lặp lại bằng nhận thức nhu cầu sửdụng ứng dụng tìm chỗ ở, tìm kiếm thông tin về chỗ ở qua ứng dụng, đánh giá

nhu cầu và quyết định thuê chỗ ở mới Từ lập luận trên, nhóm đưa ra giả thiết sau:

H8: Quyết định thuê chỗ ở của sinh viên tác động đến nhu cầu sử dụng ứng dụng của sinh viên

Trang 35

2.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ các cơ sở lý luận và các giả thuyết được trình bày ở trên, nhóm đề xuất mô hìnhnghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên các trườngtrong khu đô thị ĐHQG TP.HCM như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Bước 2: Lược khảo lý thuyết, nghiên cứu trước và xây dựng mô hình nghiên cứu

Bước 3: Thiết lập thang đo nháp

Bước 4: Bảng hỏi sơ bộ

Bước 5: Khảo sát sơ bộ và hoàn chỉnh bảng hỏi

Bước 6: Khảo sát chính thức

Bước 7: Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach's Alpha

Bước 8: Phân tích nhân tố khám phá EFA/ANOVA

Trang 36

Bước 10: Mô hình tuyến tính SEM

Bước 11: Kết luận và kiến nghị

Xác định vấn đề

nghiên cứu

Lược khảo lý

thuyết, nghiên cứu

trước và xây dựng mô

Trang 37

2.3 Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các bàibáo tạp chí, luận văn, các bài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, một số tài liệuliên quan tới đề tài nghiên cứu từ đó làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết, từ

mô hình nghiên cứu đề xuất hình thành nên bảng câu hỏi khảo sát

Nhóm tiến hành khảo sát điều tra sơ bộ bằng việc khảo sát thử 30 mẫu với các bạn sinhviên ở trọ và KTX theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp Mục đích của việc khảo sát nhằmkhám phá các yếu tố chính và xác định nội dung chính xác của các câu hỏi, đồng thời sửa đổicách dùng từ, thuật ngữ một cách phù hợp trước khi tiến hành khảo sát chính thức

Kết quả của nghiên cứu sơ bộ sẽ được ghi nhận, tổng hợp và đánh giá để phát triểnthang đo nháp và xây dựng bảng hỏi hoàn chỉnh, là cơ sở để điều chỉnh và bổ sung vàotrong mô hình nghiên cứu

2.4 Nghiên cứu chính thức

Thực hiện nghiên cứu chính thức bằng cách lấy ý kiến bảng khảo sát online của sinhviên các trường bao gồm: ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Bách khoa, ĐH Xã hội và Nhânvăn, ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc tế trong khu đô thị ĐHQGTP.HCM Trong đó thu về 515 phiếu hợp lệ, 89 phiếu không hợp lệ Lý do: đánh cùng 1câu trả lời, bỏ trống, thông tin điền không đầy đủ v.v… Tất cả số phiếu thu được sẽ làmsạch, mã hóa và cuối cùng là phân tích, xử lý với những công cụ thống kê miêu tả, kiểmđịnh hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phântích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

2.4.1 Phương pháp chọn mẫu

Xác định tổng thể

Với thị trường nghiên cứu là sinh viên các trường nằm trong khu đô thị ĐHQGTP.HCM bao gồm: ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Bách khoa, ĐH Xã hội và Nhân văn, ĐHCông nghệ Thông tin, ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc tế

Kích thước mẫu

Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của phân tíchnhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Dựa theo nghiên cứu của Hair,Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến Theo đó

Trang 38

nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006) n=5*m , lưu ý m

là số lượng câu hỏi trong bài

Số lượng câu hỏi trong bảng khảo sát là 39 câu hỏi, vì thế số bảng hỏi cần khảo sát ítnhất là 195 bảng Nhóm đã thực hiện 604 bảng khảo sát, số lượng bản khảo sát đạt chuẩn

là 515

2.4.2 Thang đo

Xây dựng thang đo dựa trên việc kết hợp giữa cơ sở lý thuyết và mô hình đề xuấtcác nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên các trường trong khu đôthị ĐHQG TP.HCM Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert 5điểm từ mức độ không đồng ý đến rất đồng ý theo thứ tự từ 1 đến 5 để đo mức độ đồng ývới từng phát biểu trong mỗi biến quan sát: 1 - Hoàn toàn phản đối; 2 - Phản đối; 3 - Bìnhthường; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý

Các biến định tính: Giới tính, Trường học, Năm học, Vùng miền, Nơi ở, Tham khảo

ý kiến, Tổng chi tiêu trung bình hàng tháng được đo bằng thang đo định danh

2.4.2.1 Thang đo cơ sở vật chất

Sinh viên quan tâm đến những đặc điểm của chỗ ở như: diện tích, không gian, kếtcấu hạ tầng và các vật dụng tại chỗ ở vì nó phục vụ cho chất lượng sống của sinh viên.Thang đo cơ sở vật chất gồm 5 biến quan sát từ CSVC1 đến CSVC5.

trước sử dụngCSVC1 Diện tích phòng bạn đảm bảo chức năng tối thiểu cho

sinh viên: chỗ ngủ, học tập, ăn uống

Abiodun.K.OyetunjiCSVC2 Không gian phòng rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng

và Sains HumanikaCSVC3 Kết cấu hạ tầng (trần nhà, tường, sàn nhà v.v ) vững (2016); Mansi

Trang 39

2.4.2.2 Thang đo dịch vụ

Chất lượng dịch vụ ở nơi ta sinh sống cũng phục vụ nhu cầu cần thiết như: thức ăn,điện nước, y tế, Internet v.v Thang đo dịch vụ được xây dựng từ 5 biến quan sát DV1đến DV5.

trước sử dụngDV1 Bạn hài lòng về chất lượng thức ăn trong khu vực bạn

và các cộng sựDV2 Chất lượng y tế được đảm bảo

(2001); Trần TrungHiếu (2017); VõDV3 Nguồn điện, nước được cung cấp đầy đủ

Thị Thùy LinhDV4 Chất lượng dịch vụ Internet tốt (2016); Nguyễn

Mai Phương và cácDịch vụ (thể thao, chăm sóc sắc đẹp, giặt ủi, ATM

v.v…) đáp ứng nhu cầu của bạn

Bảng 2.2 Thang đo dịch vụ

2.4.2.3 Thang đo an ninh chỗ ở gồm 5 biến

An ninh là một trong những yếu tố quan trọng, cần cân nhắc xem xét trước khi sinhviên ra quyết định thuê chỗ ở Mục đích của biến quan sát AN1 là quan sát tình trạng tệnạn xã hội bên ngoài chỗ ở nơi sinh viên thuê Mục đích của biến quan sát AN2, AN3,AN4 là quan sát mức độ an toàn ngay bên trong chỗ ở về tính mạng và tài sản của ngườithuê Biến quan sát AN5 đánh giá mức độ hài lòng về an ninh.

trước sử dụngAN1 Tệ nạn xã hội (trộm cắp, gây gổ đánh nhau, ma túy,

mại dâm) ít xảy ra nơi bạn đang ở

AN2 Các quy định về nội quy, giờ giấc ra vào hợp lý Trần Trung Hiếu

Đầy đủ phương tiện bảo đảm an toàn (bình xịt chữa (2017); Nguyễn

Mai Phương và cácAN3 cháy, cầu dao ngắt điện tự động, lối thoát hiểm v.v…)

cộng sự (2013)tại nơi bạn đang ở

AN4 Chỗ để xe an toàn, có người trông coi, có camera giám

sát

Trang 40

Bảng 2.3 Thang đo an ninh chỗ ở

2.4.2.4 Thang đo vị trí chỗ ở gồm 5 biến

Lựa chọn vị trí chỗ ở thuận lợi cho việc đi đến trường, trung tâm học thêm, chỗ làmthêm hay gần các cửa hàng tiện lợi sẽ giúp sinh viên tiết kiệm một khoảng thời gian trongviệc khoảng cách di chuyển Thang đo vị trí được xây dựng từ biến quan sát VT1 đến biếnquan sát VT5

trước sử dụngVT1 Chỗ ở và trường bạn đang học gần nhau K.Oyetunji và Sains

Humanika (2016);VT2 Chỗ ở và chợ/cửa hàng tiện lợi/siêu thị gần nhau

Hae Lee Yim,Byeong Hun Lee,VT3 Chỗ ở và cơ sở y tế gần nhau

Ju Hyung Kim andVT4 Chỗ ở và các lớp học thêm (trung tâm anh ngữ, tin học, Jae Jun Kim

các lớp kỹ năng v.v ) gần nhau (2009); Võ Thị

Thùy Linh (2016);VT5 Vị trí bạn thuê là khá hợp lý Phạm Minh Bằng

(2013)

Bảng 2.4 Thang đo vị trí chỗ ở

2.4.2.5 Thang đo môi trường

Đa số sinh viên luôn muốn chọn một chỗ ở có môi trường yên tĩnh, ít ô nhiễm, ít ồn

ào vì môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng làm việc Ở thang đo này nhómlựa chọn 4 biến quan sát từ MT1 đến MT4: tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm tiếng ồn, ônhiễm không khí, đáp ứng sự kỳ vọng.

trước sử dụngMT1 Nơi bạn ở ít xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông Connie Susilawati

và các cộng sựMT2 Nơi bạn ở ít xảy ra vấn đề ô nhiễm tiếng ồn

(2001); NguyễnMai Phương và cácMT3 Nơi bạn ở ít xảy ra vấn đề ô nhiễm không khí

cộng sự (2013);MT4 Môi trường sống nơi ở đáp ứng sự kỳ vọng của bạn Cáp Xuân Tuấn

(2016)

Ngày đăng: 15/06/2020, 14:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Âu, P.P. (2009). Nghiên cứu hành vi thuê nhà trọ của sinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường đại học An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âu, P.P. (2009)
Tác giả: Âu, P.P
Năm: 2009
2. Bằng, P. M. (2013). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ của Kenton Residences Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bằng, P. M. (2013)
Tác giả: Bằng, P. M
Năm: 2013
3. Cành, N. T. (2009). Giáo trình Phương pháp và Phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế. TP. HCM: nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cành, N. T. (2009). "Giáo trình Phương pháp và Phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế
Tác giả: Cành, N. T
Nhà XB: nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM
Năm: 2009
4. Earls, M. (2015). Tâm lý học bầy đàn. TP.HCM: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Earls, M. (2015). "Tâm lý học bầy đàn
Tác giả: Earls, M
Nhà XB: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2015
5. Hiếu, T. T. (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên trường đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiếu, T. T. (2017)
Tác giả: Hiếu, T. T
Năm: 2017
6. Kotler, P. (2001). Quản trị Marketing. Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kotler, P. (2001). "Quản trị Marketing
Tác giả: Kotler, P
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2001
7. Kotler, P. và Armstrong, G. (Trần Văn Chánh chủ biên). (2004). Những nguyên lý tiếp thị. Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kotler, P. và Armstrong, G. (Trần Văn Chánh chủ biên). (2004). "Những nguyên lý tiếp thị
Tác giả: Kotler, P. và Armstrong, G. (Trần Văn Chánh chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2004
8. Lãn, N. X. (2013). Hành vi người tiêu dùng. Hà Nội: nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lãn, N. X. (2013). "Hành vi người tiêu dùng
Tác giả: Lãn, N. X
Nhà XB: nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2013
9. Linh, P. N. (2009). Tìm hiểu thực trạng nhà ở của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Linh, P. N. (2009)
Tác giả: Linh, P. N
Năm: 2009
10. Linh, V. T. T. (2016). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư tại thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Linh, V. T. T. (2016)
Tác giả: Linh, V. T. T
Năm: 2016
11. Ly, L. Q. K. (2015). Hỗ trợ tìm kiếm nhà trọ trên Smartphone Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ly, L. Q. K. (2015)
Tác giả: Ly, L. Q. K
Năm: 2015
12. Minh, H. V. (2015). Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu. Hà Nôi: nhà xuất bản Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Minh, H. V. (2015). "Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu
Tác giả: Minh, H. V
Nhà XB: nhà xuấtbản Đại học Y Hà Nội
Năm: 2015
13. Ngọc, C.N.M. và Hoàng,T. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1&2. Hà Nội: nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngọc, C.N.M. và Hoàng,T. (2008). "Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1&2
Tác giả: Ngọc, C.N.M. và Hoàng,T
Nhà XB: nhà xuất bản Hồng Đức
Năm: 2008
14. Nhân, V. P. T. (2013). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân, V. P. T. (2013)
Tác giả: Nhân, V. P. T
Năm: 2013
15. Phương, N. M. (2013). Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người thuê nhà trọ của sinh viên trường đại học Bách Khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương, N. M. (2013)
Tác giả: Phương, N. M
Năm: 2013
17. Trang, N. T. M. và Trọng, N. Đ. (2008). Nguyên lý Marketing. TP.HCM: nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang, N. T. M. và Trọng, N. Đ. (2008). "Nguyên lý Marketing
Tác giả: Trang, N. T. M. và Trọng, N. Đ
Nhà XB: nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2008
18. Trang, N. T. M. và Trọng, N. Đ. (2008). Nghiên cứu khoa học Marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang, N. T. M. và Trọng, N. Đ. (2008)
Tác giả: Trang, N. T. M. và Trọng, N. Đ
Năm: 2008
19. Tuân, N. M. và Đoàn, Đ. T. (2017). Mô hình cấu trúc về ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn trực tuyến tại Việt Nam. Tập 33, 32-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuân, N. M. và Đoàn, Đ. T. (2017). "Mô hình cấu trúc về ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn trực tuyến tại Việt Nam
Tác giả: Tuân, N. M. và Đoàn, Đ. T
Năm: 2017
20. Tuấn, C. X. (2013). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ giá thấp của khách hàng có thu nhập thấp tại thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuấn, C. X. (2013)
Tác giả: Tuấn, C. X
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w