1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến nghị các điều kiện và giải pháp cho việc xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị bán lẻ tại thị trường Hà Nội hiện nay

10 784 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 23,81 KB

Nội dung

Kiến nghị các điều kiện giải pháp cho việc xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị bán lẻ tại thị trường Nội hiện nay. 1.Kiến nghị các điều kiện để xây dựng chuỗi siêu thị Trước hết nói đến điều kiện để xây dựng chuỗi siêu thị Nội chúng ta phải xét đến những thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị trên thị trường Nội. Cũng như các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam, các doanh nghiệp ở Nội đang có những lợi thế sau:  Thị trường bán lẻ hiện đại tiềm năng đa số là giới trẻ thích lối sống công nghiệp cao, đang có xu hướng thay đổi thói quen mua sắm truyền thống.  "Sân bán lẻ" nội địa vẫn còn rất rộng. Mỗi siêu thị vẫn có lãnh địa riêng giữa các hệ thống siêu thị đang có ở Nội chưa cạnh tranh trực diện với nhau.  Khó siêu thị nào có thể "chết" trong bối cảnh thị trường còn nhiều khoảng trống để phát triển như hiện nay. Nếu có, là do quản lý quá kém. Còn nhìn về tương lai, siêu thị sẽ phát triển rất mạnh, chợ sẽ yếu thế dần vì nhu cầu về mua sắm thực phẩm an toàn vệ sinh, hàng hoá đúng chất lượng . sẽ tăng theo thu nhập người dân tăng trưởng kinh tế.  Các nhà bán lẻ ở Việt Nam đang có sự phân chia thị trường, không gian, thời gian, sản phẩm, khách hàng… Metro, Big C nhắm đến khách hàng có thu nhập cao, nhưng thiếu thời gian, chỉ đi mua sắm 1 tuần/lần mua rất nhiều. Fivimart , Vinatexmart… nhắm vào khu dân cư, người lao động có thu nhập trung bình, đi mua hàng bằng xe gắn máy nên có thể đi nhiều lần/tuần, mua lượng hàng hạn chế.  Thị trường hiện naythị trường toàn cầu, các tập đoàn nước ngoài sẽ vào Việt Nam, đầu tư lớn đi kèm với đó là các hình thức chuyển giao công nghệ . Đây là đi những DN bán buôn, bán lẻ hiện đại, có mạng lưới rộng, phát triển nhanh, vững chắc, không ngừng củng cố, đổi mới hoàn thiện hoạt động theo hướng hiện đại chuyên nghiệp.  Lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam chính là "sân nhà" , nhà bán lẻ Việt Nam vẫn có những thuận lợi riêng như am hiểu về thị trường, am hiểu người tiêu dùng Việt Nam, văn hóa Việt Nam, cũng như có những cách kinh doanh thực tế mà phải mất một thời gian các nhà bán lẻ nước ngoài mới có thể “thấm” được. Tuy vậy, để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh sắp tới, các nhà bán lẻ Việt Nam cần phải nhanh chóng đầu tư sâu về kỹ thuật quản lý kinh doanh hiện đại phải cải tiến vấn đề cung ứng hàng hóa. Tốc độ số lượng của các nhà đầu tư này ngày càng tăng, trong khi chúng ta chưa có những công ty phân phối quy mô lớn, có đủ sức cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Còn rất ít thời gian để các DN Việt Nam tiến hành xây dựng tổ chức các hệ thống phân phối hiện đại. Trong khi đó các tập đoàn nước ngoài đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam các doanh nghiệp trong nước đã nhận thức rất rõ vai trò của sự liên kết hình thành các chuỗi bán lẻ hiện đại. Đấy là những điều kiện cần để các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị Nội phát triển hệ thống siêu thị theo dạng chuỗi. Điều kiện đủ là ở chính nội thân các doanh nghiệp. Để xây dựng được một mô hình theo dạng chuỗi các doanh nghiệp trước hết cần phải có các điều kiện đủ sau:  Thay đổi hình thức cạnh tranh, phải minh bạch trong cạnh tranh, cạnh tranh bằng chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ thay vì cạnh tranh về giá cả. Doanh nghiệp phải tự thân vận động để cạnh tranh trong môi trường mới.  Doanh nghiệp cần phải có vốn, vốn để xây dựng mở rộng mặt bằng siêu thị theo đúng quy định về quy mô hoạt động của chuỗi, vốn để đầu tư vào phát triển chủng loại hàng hóa, đào tạo đội ngũ quản lí nhân viên chuyên nghiệp.  Doanh nghiệp cần có mặt bằng đủ lớn thuận tiện với điều kiên đi lại của nhóm khách hàng mục tiêu. Mặt bằng phải chiếm một vị trí thuận tiện với việc mua săm, không nhất thiết phải là một vị trí thật đẹp như các ngã ba hay ngã tư nơi đông xe cộ đi lại, vì theo khảo sát những địa điểm như vậy thường hay bị ùn tắc giao thông việc khách hàng dừng xe lại vào mua sắm là điều rất khó khăn.  Doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực có chuyên môn, được đào tạo bài bản, huấn luyện đầy đủ các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng làm việc với tác phong chuyên nghiệp, nhiệt tình, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng.  Doanh nghiệp phải có một phương hướng xây dựng phát triển cụ thể, lâu dài, có tầm chiến lược rõ ràng. Phải có phương châm hoạt động kinh doanh riêng, đặc thù.  Các doanh nghiệp phải liên kết lại với nhau để cung tồn tại phát triển trước sức ép cạnh tranh của các tâp đoàn nước ngoài. Để nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp cần phải gia cố chắc chắn hơn, “xốc lại” hệ thống phân phối, chuyên nghiệp hơn, các nhà sản xuất các nhà phân phối phải bắt tay nhau để cùng tăng sức cạnh tranh với nước ngoài. Sự thành công của thương mại hiện đại hình thành do 2 yếu tố: nhà sản xuất nhà bán lẻ. Hai bên phải hợp tác chặt chẽ với nhau, phục vụ người tiêu dùng, để họ có dịp trải nghiệm mua sắm. 2. Các giải pháp góp phần xây dựng phát triển chuỗi siêu thị Nội 2.1. Đối với các doanh nghiệp Để xây dựng phát triển hệ thống các chuỗi siêu thị Nội cần phải xây dựng được các biện pháp để doanh nghiệp xây dựng được một mô hình chuỗi hoàn chỉnh. Căn cứ vào các đặc trưng, tính chất của một mô hình chuỗi siêu thị, chúng ta có thể xây dựng các giải phápbản như sau:  Đối với hệ thống các siêu thị đang hoạt động trên địa bàn có thể đa dạng hoá các hình thức kinh doanh như liên doanh, liên kết hoặc nhượng quyền kinh doanh để tận dụng những cơ hội khả năng về vốn, mặt bằng, cơ sở vật chất, nguồ lực…của các đối tác giúp đẩy nhanh tốc độ mở rộng mạng lưới, phân bổ rộng khắp thị trường. Cùng các đối tác chia xẻ rỉu ro ở những thị trường chưa phát triển, nhất là tại các vùng lân cận nội thành, ngoại thành Nội, các vùng nông thôn.  Xây dụng chuỗi siêu thị phải có cơ chế hoạt động quản lý quy chuẩn: hình thành những cơ chế hoạt động, tổ chức quản lý điều hàng phù hợp, đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong mọi hoạt động của chuỗi siêu thị sự chỉ đạo tập trung của văn phòng chính theo đúng các nội dung của hệ thống quan điểm kinh doanh của chuỗi. Đồng thời cũng phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo, linh hoạt nhạy bén của các siêu thị thành viên trong kinh doanh phục vụ tốt khách hàng, phản ững có hiệu quả trong tình hình cạnh tranh những sự biến đổi lớn của môi trường.  Xây dựng hoàn chỉnh các nội dung của mô hình chuỗi siêu thị, bao gồm:  Hình thành mối liên kết giữa chuỗi siêu thị với khách hàng mục tiêu các nhà cung cấp. Đây là hai nhân tố quan trọng tạo nên những lợi thế cạnh tranh bền vững lâu dài của chuỗi siêu thị. Tập đoàn bán lẻ nổi tiếng Wal-mart đưa ra mục tiêu về khách hàng là “mang lại cho khách hàng giá trị sự tiện nghi lớn nhất”, nhưng Wal-mart vào thị trường Hàn Quốc sau tăm năm hoạt động đã phải đóng cửa các siêu thị của mình, mà một trong những lí do chính là hiểu sai về thói quen, văn hoá của người dân Hàn Quốc. Vì vậy hiểu được người tiêu dùng bản địa chính là một lợi thế rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ Nội. Các nhà kinh doanh nên tạo mối liên kết với khách hàng trước khi các đại gia nước ngoài hiểu được đặc tính của người tiêu dùng bản xứ, mặt khác cũng rất dễ tạo được những khách hàng trung thành nếu như các doanh nghiệp biết cách xây dựng thương hiệu. Chuỗi siêu thị nào xây dựng cho mình một lượng khách hàng nền trung thành, thường xuyên gắn bó mua sắm tại các siêu thị thành viên của mình, chuỗi siêu thị đó sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Vì thế nên đặt khách hàng là trung cho mọi hoạt động của chuỗi siêu thị. Vì vậy khi xây dựng thương hiệu chuỗi, thì các chuỗi siêu thị phải chú trọng quan tâm phát triển các dịch vụ khách hàng như chăm sóc khách hàng, tổ chức câu lạc bộ khách hàng, mua hàng tích luỹ…Các chuỗi của hàng nội địa của Hàn Quốc đã giữ chân khách hàng bằng chính sự đón tiếp thân mật, các nhân viên luôn nở nụ cười trên môi sẵn sàng cuối gập người chào khách hay giúp khách chuyển hàng hóa lên xe. Hình thành mối liên kết chiến lược với nhà cung cấp theo các mối liên kết dọc bền vững. Như vậy chuỗi sẽ đảm bảo được nguồn hàng đúng chất lượng, số lượng quy chuẩn của chuỗi…Đồng thời cũng đảm bảo kênh phân phối cho các nhà sản xuất, làm taeng thêm niềm tin trong quá trình hợp tác. Các nhà sản xuất, nhà cung ứng chuỗi siêu thị cần phải có sự liên kết, bắt tay với nhau để giữ vững thị trường trong nước.  Xây dựng hình ảnh thương hiệu bán lẻ: điều quan trọng trong công tác quản bá thương hiệu là phải thông tin đúng về hiệu quả của mô hình chuỗi các đặc điểm của dịch vụ. Bên cạnh đó là việc nhanh chóng tạo nên thương hiệu hàng đầu trong loại mô hình mà doanh nghiệp đã chọn. Không giống như những dịch vụ hay sản phẩm khác, bản thân điểm hoạt động của siêu thị chính là nơi quảng bá thương hiệu hiêu quả nhất. Việc đầu tư vào một hệ thống nhận diện thương hiệu siêu thị bao gồm logo, màu sắc, cách thức vật liệu trang trí là rất quan trọng, vì không chỉ đóng vai trò như quảng cáo ngoài trời mà còn gắn liền ngay với hình ảnh siêu thị. Hình ảnh này cũng gắn liền với cách trưng bầy hành hóa bên trong, vốn là những công cụ kinh điển của kinh doanh siêu thị. Sau khi đã xây dựng thương hiệu đủ mạnh, chuỗi siêu thị có thể dùng chính thương hiệu của mình để mở rộng sang cung ứng các sản phẩm. Người tiêu dùng khi đó sẽ hoàn toàn yên tâm với các sản phẩm mang thương hiệu của trung tâm mua sắm mà mình tin tưởng. Chuỗi có thể hợp tác với nhà sản xuất để yêu cầu cung cấp sảnphẩm cốt lõi với chất lượng đảm bảo để dông gói bằng chính thương hiệu riêng của chuỗi. Chắc chắn những sản phẩm với thương hiệu bảo chứng này sẽ làm đau đầu các nhà sản xuất cạnh tranh.  Xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp dài hạn cho chuỗi siêu thị: bao gồm các việc sau: - Xây dựng chiến lược hàng đặc trưng hàng nhãn riêng: hàng đặc trưng là nhóm hàng ma chuỗ có ưư thế phân phối, đó là nhóm hàng bắt buộc phải bầy bán ở tát cả các siêu thị thành viên. Hàng nhãn riêng là nhóm hàng siêu thị dùng thương hiệu riêng của mình để phân phối, không nên sử dụng thương hiệu làm nhãn riêng một cách ồ ạt, đại trà vì những sai sót trong sản xuất hoặc chất lượng sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu riêng của chuỗi, chỉ nên phat huy đối với các sản phẩm được khảo sát, lựa chọn, bảo đảm chi phí thấp tạo ấn tượng riêng. - Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động mua phân phối tập trung: tăng cường huấn luyện, nând cao chất lượng chuyên sâu đội ngũ chuyên viên mua hàng. Tập trung một đầu mối giao dịch, đàm phán đặt hàng với nhà cung cấp tại phòng nghiệp vụ. Quản lí tồn kho hợp lí, tăng tốc độ luân chuyển hàng hóa. Xây dựng chú trọng vào công tác hậu cần của chuỗi, vì đây là một điểm yếu lớn của hệ thống siêu thị trong nước. - Xây dựng triển khai áp dụng chiến lược giá một cách đồng bộ thống nhất trong toàn chuỗi: mô hình giá thấp là một lợi thế cạnh tranh của các nhà bán lẻ hiện đại ở Việt Nam vì đặc điểm người tiêu dùng Việt Nam vẫn nhạy cảm về giá cao. - Xây dựng phát triển chiến lược chiêu thị: điểm yếu của các doanh nghiệp Viêt Nam còn là tính chuyên nghiệp trong hoạt động marketing. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ thị trường, nắm bắt các xu thế phát triển của thị trường; nghiên cứu theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. Cần chú trọng tập trung mọi nỗ lực marketing để xây dựng một hình ảnh chuỗi siêu thị thống nhất trong tâm trí người tiêu dùng, đó là sự thống nhất trong kiểu tổ chức, cách trưng bầy hàng hóa, trang trí bên ngoài bên trong, có cùng phương thức kinh doanh phục vụ, thống nhất trong tát cả hoạt động marketing… - Xây dựng mạng điên toán tập trung thống nhất của chuỗi siêu thị: trang bị cho chuỗi siêu thị một hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh có khả năng đáp ứng yêu cầu kinh doanh quản lí chuỗi. - Xây dựng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực cho chuỗi một cách chuyên nghiệp, bài bản. Bởi vì chung quy lại thì yếu tố con người vẫn là quyết định nhất đối với bất kỳ một hình thức kinh doanh nào. Chuỗi siêu thị nên có các chương trình đào tạo chuyên sâu cho những người quả lý, nâng cáp họ coe thêr được đào tạo hàm thụ tai nước ngaòi đối với các quản lí câp cao. Đồng thời phải tổ chuác các lớp huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho các nhân viên phục vụ của chuỗi một cách quy chuẩn. Ở Nội, các chuỗi siêu thị muốn phát triển phải trải qua giai đoạn để người tiêu dùng trải nghiệm, yêu thích đi đến chấp nhận. Bởi hiện nay giá là yếu tố cạnh tranh gay gắt dễ nhìn thấy nhất, nếu so sánh giữa cung cách mua sắm truyền thống hiện đại.Các nhà sản xuất bán lẻ Việt Nam cần định ra phân khúc thị trường rõ ràng, huấn luyện cho nhân viên bán hàng đưa thêm nhiều lời khuyên tạo ra không gian riêng, như nơi chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ, khu vực dành riêng cho trẻ em . Xác định, hiểu khách hàng ứng dụng thương mại hiện đại càng sớm thì sẽ càng có cơ hội nhiều hơn. 2.2. Đối với Nhà nước Hiện doanh nghiệp trong nước vẫn hạn chế về lực. Nhà nước vẫn chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể. Lĩnh vực phân phối bán lẻ chưa được quan tâm đúng mức. Dường như bấy lâu nay chúng ta chỉ lo đi chinh chiến bên ngoài, còn hậu phương thì không chăm chút trong khi thị trường trong nước là một lợi thế đặc biệt của chúng ta. - Các doanh nghiệp Việt Nam cần vai trò “bà đỡ” thúc đẩy từ phía cơ quan nhà nước. Các doanh nghiệp không cần nhà nước cấp vốn nhưng cần chính sách đúng, có quy hoạch chi tiết với đầy đủ các hệ thống siêu thị, chuỗi siêu thị. Trong khi chúng ta có chính sách thu hút các tập đoàn nước ngoài vào Việt Nam thì cơ sở hạ tầng cho bán lẻ vẫn gặp nhiều khó khăn. Mới đây, theo Luật Đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cho lĩnh vực thương mại không còn, điều đó càng khó cho các doanh nghiệp nôi địa. Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp tập trung vào ba vấn đề lớn: - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về mặt bằng: trên thực tế vấn đè mặt bằng, vị trí kinh doanh đang làm cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nhà kinh doanh siêu thị Nội khó xử . Vì những vị trí thuận tiện, mặt bằn rộng đã đang rơi vào các nhà đầu tư nước ngoài do họ có vôn thầu lớn hơn rất nhiều. Nếu hiện trạng này còn tiếp tục kéo dài thì tưưong không xa, các doanh nghiệp kinh daonh siêu thị ở Việt Nam chỉ còn biết tự thân lùn lách vào các ngõ hẻm chật chội. Các cơ quan chức năng, chính quyền cần phải nhận thấy cái gì được trước mắt mất lâu dài, để có sự điều chỉnh trong hoạt động cấp giấy phép hoạt động trên địa bàn với những ưu đãi về mặt bằng cho các doanh nghiệp trong nước. - Xây dựng pháp lệnh về bán lẻ siêu thị, chuỗi siêu thị để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tập đoàn lớn với các doanh nghiệp nhỏ. Qui chế siêu thị, TTTM của Bộ Thương mại cũng cần được mềm hóa mở rộng bởi nếu theo đúng qui định, chỉ 20% siêu thị, TTTM hiện có là đủ tiêu chuẩn. Hiện tại có nhiều siêu thị treo biển siêu thị nhưng không được đăng ký kinh doanh siêu thị vì chua đủ tiêu chuẩn, điều đó đã gây hệ quả là sẽ có rất nhiều siêu thị “nhái” ra đời, dấn đến sự mập mờ trong tên gọi. Tình trạng này còn gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân vì không rõ đâu là nơi thực chất kinh doanh đúng với tiêu chuẩn chất lượng của siêu thị, TTTM. - Nhà nước cần có những cuộc khảo sát trên thực tế với quy mô rộng, các chương trình đào tạo quản lý, bồi dương kiến thức nghiệp vụ, cung cấp các thông tin, … tạo môi trường cho doanh nghiệp hoạt động. Nhà nước cần phải sớm xây dựng chiến lược cho sự phát triển của hệ thống siêu thị, trong đó đặc biệt chú ý tới sự phát triển của chuỗi siêu thị. Cần có những chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị đầu tư đổi mới mở rông chuỗi phân phối trong hệ thống bằng các nguồn vốn ưu đãi trong các chương trình phát triển, chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, đổi mới công nghệ cũng như hỗ trợ thông tin thị trường, dự báo giá cả xúc tiến thương mại. Hiện tại Nội đã có Hội Siêu thị Nội, hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị Nội. Nhưng Hội này vẫn chưa đủ mạnh để có thể đảm bảo sự hoạt động của các chuỗi siêu thị đang có định hướng xây dựng trước sức ép của các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài. Nhà nước cần thành lập hiệp hội hỗ trợ cho các nhà bán lẻ quy mô nhỏ, như mô hình hỗ trợ doanh nghiệp vừa nhỏ.Việt Nam cần thành lập hiệp hội các nhà phân phối siêu thị càng sớm càng tốt, để tránh các tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Một tổ chức với các thành viên là những nhà kinh doanh siêu thị sẽ hoạt động với 3 mục tiêu: làm cho nghề bán lẻsiêu thị tăng trưởng tốt, giúp đỡ các thành viên phát triển hoàn thiện về nghề nghiệp mở trường đào tạo nghề phân phối cho toàn ngành bán lẻ. Hiệp hội này là đầu mối để liên kết các nhà bán lẻ lại với nhau, sự liên kết vững mạnh có thể ung dung cạnh tranh với nước ngoài. Chính quyên cũng nên đưa ra các biện pháp, các chế tai xử phạt công minh đối với các hiện tượng vi phạm trong kinh doanh thương mại, như xử lý “biển siêu thị không đủ chuẩn”, biển siêu thị nhái thương hiệu, vi phạm trong bản quyền kinh doanh, quản lý, biển hiệu, logo…và các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh khác. Tóm lại doanh nghiệp Nhà nước cần có sự liên kết với nhau để cung xây dựng hệ thống các chuỗi siêu thị một cách quy chuẩn. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp là cần thiết, nhưng sự liên kết giữa nhà nước doanh nghiệp cung không kém phần quan trọng, có tạo được sự liên kết bền chặt giữa các bên gắn kết được với khách hàng thì các doanh nghiệp Việt Nam mới không bị các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đè bẹp. KẾT LUẬN Sự liên kết giữa những nhà phân phối trong nước là rất cần thiết. Nhiều doanh nghiệp đã nghĩ đến điều này từ lâu, nhưng thực hiện không đơn giản. Nguyên nhân quan trọng nhất là tính hợp tác của các doanh nghiệp trong nước kém. Tất cả đều xuất phát từ kinh doanh nhỏ đi lên, họ vẫn có tư tưởng “thà làm đầu gà còn hơn đuôi voi”, liên kết với nước ngoài thì được chứ liên kết với nhau rất khó. Điều này hạn chế sức mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Đã đến lúc, nếu các doanh nghiệp trong nước cứ quay lưng lại với nhau sẽ khó khăn. Đã đến lúc người làm siêu thị không thể đứng bên lề sự phát triển nghề siêu thị ở Việt Nam. Các siêu thị phải được liên kết xây dựng theo tiêu chuẩn thành các dạng chuỗi, đó là một đòi hỏi tất yếu cho quá trình phát triển nghề kinh doanh siêu thị ở nước ta, mà Nội Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa điểm quan trọng để thí điểm những mô hình chuỗi siêu thị hiệu quả. Đề án đã phân tích khá rõ về hoạt động kinh doanh siêu thị mô hình chuỗi trên cơ sở lí luận thực tiễn hoạt động ở Việt Nam cũng như một số tập đoàn thành công với mô hình chuỗi siêu thị trên thế giới. Trên cơ sở đó, đè án đã đưa ra một số điều kiện, kiến nghị các giải pháp đối với doanh nghiệp Nhà nước, nhằm xây dựng hoàn thiện mô hình chuỗi siêu thị Nội cũng như góp phần xây dựng mô hình chuỗi siêu thị hoạt động hiệu quả ở Việt Nam. Tuy nhiên đề án còn nhiều hạn chế về phương pháp phân tích, tư duy, cũng như ngôn từ chưa được rèn rũa…Vì vậy em rất mong được sự góp ý của người hướng dẫn là GS.TS thầy Trần minh Đạo sẽ giúp em hoàn thành đè án này, rút ra những kinh nghiệp cho những lần viết sau. Em rất chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy đã giúp em hoàn thành đề án này. . Kiến nghị các điều kiện và giải pháp cho việc xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị bán lẻ tại thị trường Hà Nội hiện nay. 1 .Kiến nghị các điều kiện để xây. Các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển chuỗi siêu thị ở Hà Nội 2.1. Đối với các doanh nghiệp Để xây dựng và phát triển hệ thống các chuỗi siêu thị

Ngày đăng: 08/10/2013, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w