Cơ cấu tổ chức của công ty

Một phần của tài liệu quản trị nguyên vật liệu tại công ty tnhh một thành viên 76 (Trang 40)

3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

*Sơđồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên 76

Công ty TNHH một thành viên 76 là một đơn vị độc lập, có pháp nhân thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc phòng. Căn cứ vào đặc

điểm sản xuất, kinh doanh, công ty đã tổ chức bộ máy hoạt động theo mô hình: mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều chịu sự chỉđạo trực tiếp của Giám đốc với sự tham gia của Chính ủy và ban lãnh đạo công ty.

*Chức năng nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận, phòng ban trong công ty - Giám đốc: là người chỉ huy cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm chỉđạo thực hiện, điều hành chung mọi công tác thuộc các lĩnh vực hoạt động quân sự và sản xuất kinh doanh của công ty.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 Ngoài nhiệm vụđiều hành công ty, Giám đốc còn có nhiệm vụ báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tại Đại hội đại biểu công nhân viên chức cơ quan chủ quản định kỳ theo quy định.

- Chính ủy - Bí thư Đảng ủy công ty: giải quyết công việc về công tác

Đảng theo điều lệĐảng Cộng sản Việt Nam, Quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Đảng ủy Tổng cục và Quy chế làm việc của Đảng ủy công ty.

Chính ủy công ty chịu trách nhiệm chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị của công ty.

- Các phó giám đốc: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mặt công tác

được phân công. Giúp giám đốc xử lý, giải quyết các đề nghị của cơ quan,

đơn vị triển khai kế hoạch công tác và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc về từng mặt công tác cụ thể.

Báo cáo Giám đốc tình hình kết quả chỉđạo công việc được phân công. Các Phó Giám đốc gồm: Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật, Phó Giám

đốc phụ trách sản xuất, Phó Giám đốc phụ trách hành chính giúp Giám đốc quản lý từng lĩnh vực sản xuất và chuyên môn khác nhau theo sự phân công của Giám đốc công ty.

Sơđồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên 76 - Bộ Quốc phòng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 XÍ NGHIỆP 76.2 Các xưởng sản xuất Các ban nghiệp vụ GIÁM ĐỐC CHÍNH ỦY XÍ NGHIỆP 76.1 Các ban nghiệp vụ Các xưởng sản xuất CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA XỐP 76 Các phòng chức năng Các xưởng sản xuất PGĐ KỸ THUẬT Phòng kiểm nghiệm Phòn g công nghệ Phòng cơ điện PGĐ SẢN XUẤT Phòng kế hoạch - kinh doanh Phòng vật tư PGĐ HÀNH CHÍNH Phòn g tài chính kế toán Phòng tổ chức lao động Phòng hành chính hậu cần Phòn g chính trị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 - Các phòng ban chức năng, các xí nghiệp thuộc công ty gồm:

•Phòng Kế hoạch - Kinh doanh (B1): là cơ quan quản lý, xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh trong và ngoài nước của công ty. Tham mưu cho cho Đảng ủy, Giám đốc công ty về công tác xuất nhập khẩu, quan hệđối ngoại, chính sách xuất nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam và quốc tế về hoạt

động xuất nhập khẩu, đầu tư mở rộng thị trường.

•Phòng Tổ chức - Lao động (B2): có chức năng tham mưu giúp Giám

đốc và Ban lãnh đạo công ty về công tác: tổ chức nhân sự, chếđộ tiền lương, thưởng, chế độ chính sách, bảo hiểm xã hội, chể độ khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, đào tạo.

•Phòng vật tư (B3): là cơ quan đảm nhận công tác, triển khai kế hoạch mua sắm, quản lý cấp phát và thanh quyết toán vật tư trong công ty, chịu sự

lãnh đạo của Đảng ủy và quản lý điều hành của Giám đốc và sự hướng dẫn chỉđạo của cơ quan Tổng cục về nghiệp vụ.

•Phòng Tài chính - Kế toán (B4):thực hiện công tác kế toán tài chính

đúng nguyên tắc, đúng pháp luật, xây dựng kế hoạch khai thác và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.

•Phòng Chính trị (B5): thực hiện công tác Đảng, công tác Chính trị và quản lý cán bộ dưới sự chỉđạo trực tiếp của Chính ủy.

•Phòng Hành chính - Hậu cần (B6): có chức năng quản lý thiết bị phục vụ công tác văn phòng, tổ chức thực hiện đón khách, hội họp của công ty … Hướng dẫn và giúp đỡ các đơn vị, phòng ban, xí nghiệp trong công tác hành chính, văn thư, đảm bảo thông tin liên lạc.

•Phòng Công nghệ (B7): phụ trách công nghệ sản xuất, nghiên cứu chế

thử sản phẩm mới, xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu các loại sản phẩm, phối hợp với Phòng Kiểm nghiệm quản lý chất lượng sản phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

•Phòng Kiểm nghiệm (KCS - B8): phụ trách kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm trong từng công đoạn sản xuất và nghiệm thu sản phẩm trước khi xuất bán.

•Phòng Cơ điện (B9): phụ trách công tác kỹ thuật, nghiên cứu chế tạo, sản xuất, bảo dưỡng, giám sát việc sử dụng máy móc thiết bị toàn công ty.

•Xí nghiệp 76.1: bao gồm 2 phân xưởng, sản xuất các sản phẩm quốc phòng như: lưới ngụy trang, ống bảo quản đạn, bao cát công sự …; tham gia một số nguyên công sản xuất hàng xuất khẩu.

•Xí nghiệp 76.2: bao gồm 7 phân xưởng, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu của công ty.

•Công ty cổ phần Nhựa xốp 76: tiền thân là công ty cổ phần Sao Mai trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Đến năm 2010, được sáp nhập thành công ty con của công ty TNHH một thành viên 76. Đây là đơn vị hạch toán độc lập riêng trong nội bộ công ty.

Công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty được Giám đốc phân công cho 01 Phó Giám đốc giúp Giám đốc chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên toàn bộ các công việc có liên quan đến nguyên vật liệu và trực tiếp quản lý Phòng Vật tư.[2]

Phó Giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách nguyên vật liệu được sử dụng quyền lực của Giám đốc trong việc quản lý, điều hành và chỉ đạo toàn bộ các công việc có liên quan đến nguyên vật liệu; giao nhiệm vụ, điều phối công việc chung cho cán bộ nhân viên Phòng Vật tư; đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc, pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụđược giao.

Trưởng Phòng Vật tư có nhiệm vụ quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt

động của Phòng theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã được công ty quy định; chịu trách nhiệm trước Phó Giám đốc phụ trách về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho Trưởng phòng Vật tư có 2 phó trưởng phòng và các cán bộ chuyên môn thuộc biên chế phòng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 • Sơđồ 3.2. Cơ cấu tổ chức quản trị nguyên vật liệu của công ty 3.1.3. Tình hình lao động ca công ty Bảng 3.1. Tình hình lao động của công ty năm 2014 TT Tiêu thức Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Tổng số lao động 1996 100 Phân theo trình độ 1 Đại học và trên đại học 205 10,27 2 Cao đẳng và trung cấp 138 6,91

3 Công nhân kỹ thuật 1653 82,82

Phân theo tính chất lao động

1 Lao động gián tiếp 246 12,32 2 Lao động trực tiếp 1750 87,68 Phân theo giới tính 1 Lao động nam 681 34,12 2 Lao động nữ 1315 65,88 Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động, năm 2014 PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT TRƯỞNG PHÒNG VẬT TƯ PHÓ PHÒNG 1 PHÓ PHÒNG 2 Nhân viên lập kế hoạch vật tư

Nhân viên mua hàng Nhân viên quản lý kho Nhân viên theo dõi vật tư các phân xưởng Nhân viên theo dõi sản xuất gia công ngoài Tổ vận chuyển nội bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

Bảng 3.2. Năng lực công nhân kỹ thuật của công ty năm 2014

6/7 5/7 4/7 3/7 SC nghề 1 Thợ nhựa 190 12 25 33 85 35 2 Thợ cắt 112 8 22 12 21 49 3 Thợ may 1506 125 227 201 463 490 4 Thợ sơn 85 8 12 47 10 8 5 Thợ cơ khí 103 9 19 32 12 31 Tổng cộng 1996 162 305 325 591 613 TT Công nhân theo nghề Số lượng Bậc thợ

Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động, năm 2014

Từ bảng 3.1 ta thấy:

- Phân theo trình độ: công ty có lượng công nhân kỹ thuật tương đối cao, chiếm 82,82% số lượng lao động, đây là cơ cấu tương đối hợp lý trong một doanh nghiệp sản xuất.

- Phân theo giới tính: công ty có tỷ lệ lao động nữ cao do đặc thù sản xuất là nguyên công may yêu cầu số lượng lao động lớn.

Từ bảng 3.2 ta thấy:

- Thợ bậc cao chiếm số lượng khá đông trong cơ cấu lao động, điều này tạo điều kiện tốt cho việc ổn định sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm do người lao động có kinh nghiệm và tay nghề cao.

- Thợ bậc cao tập trung chủ yếu vào các nghề có số lượng lao động ít như: Thợ nhựa, thợ sơn còn các nghề có số lượng lao động lớn như thợ may thì chủ yếu là thợ có bậc trung bình.

3.1.4 Tình hình tài sn và ngun vn ca công ty

Qua số liệu tại bảng 3.1 và bảng 3.2 cho thấy: Tình hình tài sản của công ty TNHH một thành viên 76 trong ba năm gần đây (từ năm 2012 đến 2014) có xu hướng tăng, cụ thể:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 - Về tài sản: Tổng tài sản năm 2013 tăng 3,2% so với năm 2012, năm 2014 tiếp tục tăng 5% so với năm 2013. Mặc dù lượng tăng của tài sản ngắn hạn là nhỏ nhưng do tài sản dài hạn tăng nên làm tổng tài sản của công ty tăng.

-Về nguồn vốn: Tỷ lệ nợ dài hạn năm 2013 so với năm 2012 có giảm nhưng do nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu tăng lần lượt là 9,1% và 0,7% đã làm tổng nguồn vốn tăng 3,2%. Đến năm 2014, vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng thêm 5,4% so với năm 2013, và nợ ngắn hạn cũng tăng 4,2% đã làm cho tổng nguồn vốn năm 2014 tăng 5% so với năm 2013.

Bảng 3.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

ĐVT: T VNĐ

Nội dung 2012 2013 2014 So sánh (%)

2013/ 2012 2014/ 2013 TÀI SẢN

A. Tài sản ngắn hạn 873,49 882,65 927,12 101,0 105,0

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 58,93 29,34 66,75 49,8 227,5 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 391,45 454,02 486,53 116,0 107,2 3. Hàng tồn kho 401,73 391,94 364,29 97,6 92,9 4. Tài sản ngắn hạn khác 21,39 7,35 9,55 34,4 129,9 B. Tài sản dài hạn 881,02 928,34 974,80 105,4 105,0 Tổng tài sản 1.754,51 1.810,99 1.901,92 103,2 105,0 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 536,79 584,94 609,52 109,0 104,2 1. Nợ ngắn hạn 529,02 577,35 609,52 109,1 105,6 2. Nợ dài hạn 7,77 7,59 97,8 0,0 B. Vốn chủ sở hữu 1.217,73 1.226,05 1.292,40 100,7 105,4 1. Vốn chủ sở hữu 1.217,73 1.226,05 1.292,40 100,7 105,4 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác - - -

Tổng nguồn vốn 1.754,51 1.810,99 1.901,92 103,2 105,0

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, năm 2014

3.1.5. Kết qu hot động sn xut kinh doanh ca công ty trong nhng năm gn đây năm gn đây

Qua số liệu ở Bảng 3.4 về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây, ta thấy: Hoạt động sản xuất kinh doanh của công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 ty bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế nên có dấu hiệu chững trong năm 2014 so với mức tăng của năm 2013, 2012. Cụ thể là:

- Về doanh thu: Năm 2013 chỉ đạt 97,29% của năm 2012; đến năm 2014, có tăng lên nhưng lượng tăng không đáng kể chỉ đạt 106,8% so với năm 2013 tương ứng tăng 160,76 tỷ doanh thu.

- Nhìn chung, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty từ

năm trước so với năm sau có tăng nhưng mức độ tăng ít, cụ thể là năm 2013 so với 2012 tăng 3,8% còn năm 2014 so với năm 2013 chỉ tăng có 1,41%. Thêm vào đó, lợi nhuận từ hoạt động khác của công ty năm 2014 không tăng lại còn giảm rất nhiều dẫn đến lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2014 so với 2013 bị giảm 2,12% và lợi nhuận sau thuế giảm 3,27% của năm 2014 so với năm 2013.

Bảng 3.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

ĐVT: T VNĐ

Chỉ tiêu ĐVT (Tỷ VNĐ) So sánh (%)

2012 2013 2014 2013/ 2012 2014/ 2013

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.429,84 2.363,90 2.524,66 97,29 106,80 2. Doanh thu thuần về bán hàng, dịch vụ 2.425,54 2.360,30 2.516,30 97,31 106,61 3. Giá vốn hàng bán 1.648,97 1.577,99 1.652,20 95,70 104,70 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ 776,56 782,30 864,10 100,74 110,46 5. Chi phí tài chính 76,31 41,23 2,55 54,03 54,69 6. Chi phí bán hàng 257,29 296,45 379,02 115,22 127,85 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 95,84 82,68 92,03 86,26 111,31 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 358,95 372,60 377,84 103,80 101,41 9. Lợi nhuận khác 1,48 13,28 1,59 899,80 11,96 10. Tổng lợi nhuận trước thuế 361,50 384,70 376,56 106,42 97,88 11. Thuế TNDN 77,55 91,18 95,07 117,57 104,26 12. Lợi nhuận sau thuế 276,18 291,00 281,49 105,36 96,73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thp s liu

* Số liệu thứ cấp

Từ các báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, chi tiết hàng tồn kho, nhập kho, xuất kho, định mức sử dụng nguyên vật liệu; kế hoạch mua, dự trữ, bảo quản, xuất dùng nguyên vật liệu của công ty; các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các loại sách, báo, tạp chí, mạng internet và các tài liệu có liên quan đến việc thực hiện đề tài.

* Số liệu sơ cấp

Là những số liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các phòng ban chuyên môn và bộ phận sản xuất của công ty.

- Chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu khảo sát theo phương pháp chọn ngẫu nhiên. Theo đặc điểm và tính chất sản xuất thì hiện công ty đang có 7 phân xưởng sản xuất. Đó là: Phân xưởng kéo sợi; Phân xưởng dệt; Phân xưởng tráng - phức hợp - cắt; 2 Phân xưởng may; Phân xưởng bao gói thành phẩm; Phân xưởng phục vụ sửa chữa - tái chế. Trong 2 phân xưởng bao gói thành phẩm và phục vụ sửa chữa - tái chế, do đặc thù sản xuất nên không chọn mẫu

ở 2 phân xưởng này. Các phân xưởng còn lại, mỗi phân xưởng chọn 10 công nhân trực tiếp sản xuất và 04 cán bộ quản lý cấp cơ sở từ tổ trưởng đến quản

đốc để trả lời phỏng vấn hoặc bằng phiếu điều tra. Vậy tổng số công nhân

điều tra là 50 người và 20 cán bộ cấp quản lý cấp cơ sở.

- Xây dựng biểu mẫu điều tra: Các chỉ tiêu nghiên cứu theo mục tiêu của đề tài. Chỉ tiêu điều tra bao gồm: Thông tin về đối tượng điều tra, các thông tin liên quan đến nhận thức của đối tượng điều tra vềđịnh mức sử dụng nguyên vật liệu; các vấn đề liên quan tới việc mua, dự trữ, bảo quản và xuất dùng nguyên vật liệu cho sản xuất; lợi ích mang lại, mức thưởng phạt... trong việc sử dụng vật tư hợp lý, tiết kiệm...

Một phần của tài liệu quản trị nguyên vật liệu tại công ty tnhh một thành viên 76 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)