3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.2.1. Phương pháp thu thập
* Số liệu thứ cấp
Từ các báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, chi tiết hàng tồn kho, nhập kho, xuất kho, định mức sử dụng nguyên vật liệu; kế hoạch mua, dự trữ, bảo quản, xuất dùng nguyên vật liệu của công ty; các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các loại sách, báo, tạp chí, mạng internet và các tài liệu có liên quan đến việc thực hiện đề tài.
* Số liệu sơ cấp
Là những số liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các phòng ban chuyên môn và bộ phận sản xuất của công ty.
- Chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu khảo sát theo phương pháp chọn ngẫu nhiên. Theo đặc điểm và tính chất sản xuất thì hiện công ty đang có 7 phân xưởng sản xuất. Đó là: Phân xưởng kéo sợi; Phân xưởng dệt; Phân xưởng tráng - phức hợp - cắt; 2 Phân xưởng may; Phân xưởng bao gói thành phẩm; Phân xưởng phục vụ sửa chữa - tái chế. Trong 2 phân xưởng bao gói thành phẩm và phục vụ sửa chữa - tái chế, do đặc thù sản xuất nên không chọn mẫu
ở 2 phân xưởng này. Các phân xưởng còn lại, mỗi phân xưởng chọn 10 công nhân trực tiếp sản xuất và 04 cán bộ quản lý cấp cơ sở từ tổ trưởng đến quản
đốc để trả lời phỏng vấn hoặc bằng phiếu điều tra. Vậy tổng số công nhân
điều tra là 50 người và 20 cán bộ cấp quản lý cấp cơ sở.
- Xây dựng biểu mẫu điều tra: Các chỉ tiêu nghiên cứu theo mục tiêu của đề tài. Chỉ tiêu điều tra bao gồm: Thông tin về đối tượng điều tra, các thông tin liên quan đến nhận thức của đối tượng điều tra vềđịnh mức sử dụng nguyên vật liệu; các vấn đề liên quan tới việc mua, dự trữ, bảo quản và xuất dùng nguyên vật liệu cho sản xuất; lợi ích mang lại, mức thưởng phạt... trong việc sử dụng vật tư hợp lý, tiết kiệm...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41