Một số kinh nghiệm về quản trị nguyên vật liệu trong doanh

Một phần của tài liệu quản trị nguyên vật liệu tại công ty tnhh một thành viên 76 (Trang 31)

2.2.1.1. Kinh nghiệm của công ty cổ phần sữa quốc tế (IDP) Thứ nhất, về công tác xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu

Công tác xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu được công ty rất chú trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công ty đã triển khai nhiều biện pháp để tăng cường công tác xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu như:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá lại cơ cấu của định mức gồm phần tiêu dùng thuần túy cấu tạo nên sản phẩm và phần tổn thất có tính chất công nghệđể hạ thấp định mức nguyên vật liệu.

- Tăng cường công tác quản lý thực hiện định mức sử dụng nguyên vật liệu như: Chỉ đạo các phòng ban liên quan thực hiện các biện pháp giảm mức, thu thập số liệu để phân tích và báo cáo tình hình thực hiện định mức nguyên vật liệu cho lãnh đạo công ty. Tổng kết kinh nghiệm và phổ biến kịp thời những kinh nghiệm tiên tiến về tiết kiệm nguyên vật liệu cho các bộ phận sản xuất.

- Bố trí, sắp xếp cán bộ xây dựng định mức phải là những người có kinh nghiệm, làm việc lâu năm, trình độ chuyên môn cao, có tinh thần làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm cao.

Thứ hai, về công tác lập kế hoạch mua nguyên vật liệu

Kế hoạch mua nguyên vật liệu được công ty bám sát theo thực tế sản xuất. Qua đó, luôn đảm bảo đủ nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty diễn ra liên tục.

Thứ ba, tổ chức tốt việc mua và vận chuyển nguyên vật liệu

Công ty luôn chủđộng tìm kiếm, khai thác và quản lý tốt nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như ký kết hợp đồng mua nguyên vật liệu với các hộ

nông dân nuôi bò sữa; trong ký kết hợp đồng, công ty quy định rõ về mức giá, chất lượng nguyên vật liệu, phương thức vận chuyển … Bên cạnh đó, công ty còn quy định cụ thể mức tiền phạt trong hợp đồng trong trường hợp nội dung hợp đồng, mục đích gắn trách nhiệm của hai bên đối với bản hợp đồng.

Thứ tư, quản lý nguyên vật liệu ở khâu tiếp nhận

Tiếp nhận nguyên vật liệu là khâu rất quan trọng. Tuy khâu này không

ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ sản xuất nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, việc hao hụt mất mát nguyên vật liệu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 Do vậy, công ty chỉ đạo bộ phận KCS phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu nhập kho, như trong quá trình kiểm tra phải lấy mẫu đại diện phân tích phù hợp, tránh tình trạng chỉ lấy ít mẫu phân tích trong xe sữa chất lượng kém mà kết luận chất lượng cả xe sữa kém.

Thứ năm, về bảo quản nguyên vật liệu

Công ty quy định rõ trách nhiệm của thủ kho trong việc quản lý, sắp xếp nguyên vật liệu đảm bảo dễ thấy, dễ tìm, dễ kiểm tra. Thủ kho phải mở

thẻ theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu. Định kỳ 2 lần trong năm, tổ

chức kiểm kê trong kho để theo dõi và quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, ngăn ngừa tình trạng lãng phí, tham ô làm thất thoát nguyên vật liệu; đồng thời qua kiểm kê giúp cho việc ghi chép báo cáo số lượng được chính xác.

Thứ sáu, về việc cấp phát và sử dụng nguyên vật liệu

Việc cấp phát nguyên vật liệu cho sản xuất của công ty luôn diễn ra nhanh chóng, kịp thời đáp ứng được tiến độ sản xuất.

Thứ bảy, đổi mới trang thiết bị, máy móc, công nghệ sản xuất

Công ty đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc, công nghệ để tiết kiệm nguyên vật liệu.

Thứ tám, về nhân tố con người

Công ty đã tăng cường các biện pháp giáo dục ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu cho cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp sản xuất, như tổ chức những buổi nói chuyện, thảo luận, nhất là những biện pháp khuyến khích về

vật chất và tinh thần thích đáng. Ban hành các mức thưởng tương ứng với số

lượng nguyên vật liệu tiết kiệm và chế độ xử phạt khi sử dụng lãng phí, sản xuất sản phẩm kém chất lượng. Bên cạnh mức thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu cho công nhân trực tiếp sản xuất, công ty còn áp dụng hình thức thưởng với cán bộ thu mua tìm được nơi cung ứng nguyên vật liệu và ký kết hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý: công ty tạo điều kiện cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ quản lý. Mời các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn về giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong công tác quản lý.

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, công ty mở lớp huấn luyện ngắn ngày, mời cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn kỹ thuật giảng dạy kỹ thuật.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh

Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác mỏ và chế biến sản phẩm từ các sa khoáng tự nhiên. Nguồn nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu của tổng công ty là những nguyên liệu được chế biến từ các sa khoáng tự nhiên như: Quặng thô, Zicon 65%, Rutil 83%. Chất lượng nguyên vật liệu phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm lý hóa của bản thân quặng. Hiện nay, chi phí nguyên vật liệu của tổng công ty chiếm khoảng 70% trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc quản lý nguyên vật liệu tại tổng công ty được thực hiện chặt chẽở tất cả các khâu.

Về việc lập kế hoạch, mua sắm, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu

Tổng công ty xác định địa bàn khai thác, điều tra địa chất dự kiến trữ

lượng chứa của mỏ và trữ lượng khai thác, từ đó dựa vào định mức tiêu hao

để lập kế hoạch khai thác. Tiếp theo là lập kế hoạch tài chính và thường xuyên không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ. Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: xác định nhà cung cấp, rà soát lại các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, xác định lại tổng số nguyên vật liệu cần dùng, cần mua trong kỳ kế

hoạch, xác định lại mức dự trữ nguyên vật liệu cần thiết.

Về tổ chức thực hiện khai thác, vận chuyển, tiếp nhận nguyên vật liệu

- Việc khai thác quặng Titan nhìn chung trên địa bàn tỉnh có quy hoạch và tận thu được những khoáng sản có hàm lượng thấp.

- Tổ chức vận chuyển nguyên vật liệu: tổng công ty lựa chọn phương thức, phương tiện phù hợp với đặc điểm từng loại nguyên vật liệu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 - Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu: Do có sự thống nhất trong hợp

đồng nên việc giao nhận diễn ra hết sức thuận lợi.

Về tổ chức cấp phát nguyên vật liệu

Việc xuất dùng nguyên vật liệu được tổng công ty áp dụng theo hình thức nhu cầu. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, tổ chức xuất kho nguyên vật liệu theo đúng nhu cầu sản xuất của từng loại sản phẩm.

Về công tác quyết toán nguyên vật liệu

Tổng công ty chỉ đạo tất cả các xí nghiệp thực hiện thường xuyên việc quyết toán nguyên vật liệu dựa trên định mức chi phí và tình hình sử dụng thực tế của từng đơn vị.

2.2.2. Bài hc kinh nghim áp dng cho vic qun tr nguyên vt liu ti công ty TNHH mt thành viên 76 - B quc phòng

Một là, cán bộ xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu phải có kinh nghiệm, am hiểu thực tế sản xuất của doanh nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, làm việc nghiêm túc, trách nhiệm.

Hai là, chủđộng tìm kiếm, khai thác và quản lý tốt các nguồn cung ứng nguyên vật liệu.

Ba là, kiểm tra chặt chẽ về số lượng, chất lượng ... của nguyên vật liệu trước khi nhập kho.

Bốn là, kho nguyên vật liệu phải được sắp xếp khoa học, đảm bảo dễ

thấy, dễ tìm và dễ kiểm tra.

Năm là, việc xuất dùng nguyên vật liệu phải đảm bảo kịp thời theo yêu cầu của sản xuất.

Sáu là, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để tiết kiệm nguyên vật liệu.

Bảy là, nâng cao ý thức sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu cho cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

2.3. Các nghiên cứu liên quan

Quản trị nguyên vật liệu là một nội dung quan trọng trong công tác quản trị nói chung của doanh nghiệp. Vì thế, việc quan tâm đến công tác quản trị

nói chung và quản trị nguyên vật liệu nói riêng được các doanh nghiệp quan tâm đặc biệt. Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến quản trị nói chung và quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp nói riêng. Dưới

đây là một số công trình có ý nghĩa tham khảo đối với đề tài.

Bùi Văn Kiên (2013) đã nghiên cứu đề tài “Quản trị vật tư tại công ty TNHH một thành viên Hiệp Quang - Tỉnh Bắc Ninh”. Đề tài đã hệ thống hóa

được cơ sở lý luận về vật tư và nâng cáo hiệu quả quản trị vật tư trong doanh nghiệp; luận giải được các vấn đề cơ bản trong thực tiễn và xây dựng được các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị vật tư cho công ty TNHH một thành viên Hiệp Quang - doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bao bì.

Đỗ Thị Thu Hiền (2011) đã nghiên cứu đề tài “Tổ chức kế toán nguyên vật liệu và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cơ khí và thương mại Quang Huy”. Đề tài đã làm rõ cơ sở

lý luận về công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp; luận giải

được thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu và đưa ra được các giải pháp

để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu cho công ty cổ phần cơ khí và thương mại Quang Huy.

Bùi Thị Thu (2010) đã nghiên cứu đề tài “Quản lý nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần May 10 - Hà Nội”. Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về nguyên vật liệu và tầm quan trọng của việc quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất; luận giải được thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần May 10 - đơn vị hàng đầu trong ngành may mặc thời trang của Việt Nam; cũng nhưđưa ra được giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu cho công ty.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 Một số kết quả nghiên cứu có thể kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, mỗi loại hình doanh nghiệp và ngành nghề sản xuất kinh doanh lại có những đặc

điểm khác nhau. Bên cạnh đó, tình hình tài chính, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ quản trị nguyên vật liệu cũng như người lao động trực tiếp sản xuất của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Do vậy, không ít kết quả nghiên cứu trước đây không còn phù hợp nữa. Hơn nữa, bản thân vấn đề quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp không còn là vấn đề mới nhưng lại rất phức tạp,

đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện hơn. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trước mắt cũng như lâu dài. Đặc biệt, tại công ty 76 cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

3. ĐẶC ĐIM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Lch s hình thành và phát trin ca công ty

Tên tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 76 - Bộ

Quốc phòng

Tên giao dịch quốc tế: Company 76 Năm thành lập: 09/03/1971

Trụ sở chính: Kiêu Kỵ - Gia Lâm - Hà Nội Sốđiện thoại: 043.8276386

Fax: 043.8276406

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên vốn Nhà nước Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ

Quốc phòng

Công ty TNHH một thành viên 76 tiền thân là Nhà máy Z176, được thành lập vào ngày 09/03/1971 với 200 công nhân, chuyên sản xuất các mặt hành nhựa và vải mưa.

Sản phẩm truyền thống của công ty là sơn các loại, các sản phẩm bằng nhựa, vải mưa và tăng bạt vải, cùng một số loại sản phẩm phục vụ quốc phòng và dân sinh.

Từ năm 1987 - 1997, công ty đã dần chuyển sang lĩnh vực sản xuất bao bì và trở thành nhà cung cấp bao bì lớn nhất miền Bắc.

Bắt đầu từ năm 2000, công ty bắt đầu tiếp cận thị trường nước ngoài với khách hàng chính là tập đoàn IKEA Thụy Điển, LANMANN Đức. Đây là bước đột phá quan trọng trong quá trình phát triển kinh doanh của công ty. Công ty liên tục mở rộng quy mô cả về số lượng và chất lượng, cho đến hiện nay, doanh số của công ty là trên 40 triệu USD/năm, số lượng lao động lên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 Từ năm 2001, công ty đã là nhà cung cấp của tập đoàn IKEA Thụy

Điển, cung cấp các loại bao bì PP, PE nhiều chủng loại chất lượng cao xuất khẩu đi các nước trên thế giới ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ với số lượng trên 50 triệu chiếc/năm. Ngoài ra, công ty còn đầu tư các dây chuyền sản xuất các sản phẩm quốc phòng chất lượng cao, đa dạng nhiều chủng loại phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Những năm qua, công ty đã đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật, mở rộng và hợp lý hóa cơ cấu mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu cẩu của khách hàng.

Công ty có nhiều sản phẩm khẳng định vị trí chất lượng trên thị trường, nhất là các sản phẩm đạt huy chương vàng chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của quốc phòng như: lưới ngụy trang, tấm phủ ngụy trang, bạt nằm dã chiến, sơn quân sự. Sản phẩm của công ty đã giành được 9 huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam; sản phẩm sơn quốc phòng

được Bộ Khoa học Công nghệ tặng Huy chương vàng chất lượng cao; lưới ngụy trang được giải thưởng VIFOTEC năm 2006.

Công ty đã vinh dự được đón nhận phần thưởng: Huân chương chiến công hạng nhất, nhì, ba; Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba; cờ của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Quốc phòng và Tổng Cục Công nghiệp Quốc phòng.

Những phần thưởng cao quý đó đã khẳng định sự phát triển và trưởng thành của công ty trong hơn 40 năm qua. Ngày nay, trong hội nhập kinh tế

quốc tế, sản phẩm của công ty vẫn tiếp tục cũng cấp tốt cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới; các sản phẩm quốc phòng ngày càng mở rộng và phát triển để khẳng định vị trí của công ty trong hàng ngũ các doanh nghiệp quốc phòng và tham gia tích cực vào sản xuất kinh tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

Các sản phẩm chính của công ty hiện nay:

- Các loại túi PP, PE xuất khẩu (túi ghép màng BOPP và không ghép màng) - Các loại màn, rèm xuất khẩu

Một phần của tài liệu quản trị nguyên vật liệu tại công ty tnhh một thành viên 76 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)