Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
50,97 KB
Nội dung
THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGMARKETING – XUẤT KHẨU CỦA XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU LẠC TRUNG. I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU LẠC TRUNG 1. Quá trình hình thành và phát triển. Xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung là doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập ngày 20/9/1987. Tiền thân của xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung xuất khẩu Lạc Trung là xí nghiệp mang nội thương, trực thuộc Tổng Công ty vải sợi may mặc – Bộ thương mại. Cơ sở vật chất ban đầu của xí nghiệp rất nghèo nàn, chỉ có 1 dẫy nhà cấp 4 làm văn phòng quản lý, 1 nhà xưởng và 1 số nhà kho cũ với tổng diện tích 100.000m 2 . Máy móc thiết bị ban đầu chỉ vẻn vẹn 150 máy may của Liên Xô cũ, đã qua sử dụng. Tổng biên chế ban đầu của xí nghiệp là 220 cán bộ công nhân. Trị giá tổng tài sản là 600 tr.đ, trình độ kỹ thuật của công nhân thấp, chủ yếu may quần áo để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu vào thị trường Liên Xô cũ. Ngày 5/12/1988, Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định 215/HĐBT giao quyền tự chủ kinh doanh cho xí nghiệp. Ngày 15/10/1989, Bộ thương mại có Quyết định 450/QĐTM đổi tên xí nghiệp may Nội thương thành xí nghiệp may xuất khẩu nay là xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung Sau khi Liên Xô và các nước XHCN tan rã, làm cho xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu. Đứng trước tình hình đó Công ty mạnh dạn đầu tư mua sắm dây truyền sản xuất hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng nhằm chiếm lĩnh thị trường. Sản phẩm của xí nghiệp đã được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, thị trường xuất khẩu của xí nghiệp ngày càng mở rộng. Với thành tích đó, ngày 28/4/1994 xí nghiệp được Bộ thương mại cho phép thành lập doanh nghiệp Nhà nước theo nghị định 388 của HĐBT. Ngày 3/10/1994 xí nghiệp được Bộ thương mại cho phép hoạtđộng xuất nhập khẩu trực tiếp theo công văn số 2067/TM-XNK để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sản phẩm ngày càng cao. Hiện nay, xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán phụ thuộc, thuộc Công ty vải sợi may mặc Miền Bắc – Bộ thương mại, trụ sở chính đóng tại số 2A Lạc Trung – Hà Nội. Tổng số vốn của Công ty hiện nay là 6.178.286.000đ. Xí nghiệp có 3 phân xưởng cắt may hoàn chỉnh, 1 phân xưởng phù trợ với tổng số cán bộ công nhân là 822 người, trong đó lao động nữ chiếm 92,5%. Số lượng máy móc thiết bị gồm 512 máymay tương đối hiện đại của Nhật, 2 dàn may thêu điện tử Tajima, 1 dây truyền giặt mài với công nghệ tiên tiến. Năng lực sản xuất của xí nghiệp mỗi năm trên 1,2 triệu áo sơ mi quy đổi gồm sơ mi, Jacket, quần…. Sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu phục vụ xuất khẩu sang thị trường EU, Nhật, Mỹ…. trong năm 1994 xí nghiệp trở thành doanh nghiệp Nhà nước có con dấu riêng, được mở tài khoản riêng. Xí nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh số 128085/GD. Từ đó xí nghiệp May Lạc Trung lấy tên giao dịch xí nghiệp xuất nhập khẩu May xuất khẩu Lạc Trung gọi tắt là Textaco. 2. Đặc điểm hoạtđộng của xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung 2.1. Chức năng: Theo điều lệ tổ chức và hoạtđộng của xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung ban hành theo quyết định phê duyệt số 107TM/TCCB ngày 22/2/1994 của Bộ thương mại, xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty vải sợi may mặc Miền Bắc, chuyên sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm may mặc do Nhà nước quản lý. Theo đó chức năng của xí nghiệp là - Thực hiện việc sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực may mặc - Xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may mặc. - Thực hiện hạch toán kinh doanh có hiệu quả, có tài khoản con dấu riêng để thực hiện giao dịch theo đúng pháp luật. - Mở các cửa hàng, đại lý bán hàng, giới thiệu sản phẩm, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước. 2.2. Nhiệm vụ: - Trên cơ sở sự hướng dẫn của Công ty vải sợi may mặc Miền Bắc, xí nghiệp tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường hàng may mặc cũng như năng lực sản xuất của mình để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch. - Tổ chức khai thác các loại vật tư, thiết bị máy móc kỹ thuật và các nguyên phụ liệu một cách có hiệu quả. - Tăng cường khai thác năng lực sản xuất, đổi mới mặt hàng, nâng cao trình độ tổ chức quản lý, trình độ tay nghề của cán bộ CNV, tăng NSLĐ hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Tổ chức tiêu thụ sản phẩm do xí nghiệp sản xuất ra trên thị trường trong và ngoài nước và tổ chức các hoạtđộng dịch vụ cho sản xuất may mặc. - Chấp hành tốt các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước. Có trách nhiệm công bố các báo cáo tài chính hàng năm, quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất trang thiết bị. 2.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất các mặt hàng may mặc để kinh doanh xuất khẩu ra thị trường thế giới cũng như phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa. Các sản phẩm may mặc của xí nghiệp được sản xuất ra hiện nay chủ yếu để phục vụ xuất khẩu (chiếm hơn 80%). Số lượng, thể loại, mẫu mã của sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng thể hiện trong các hợp đồng kinh tế được ký kết. Mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn của xí nghiệp là áo Jacket, áo sơ mi, quần các loại… 2.4. Đặc điểm công nghệ sản xuất của xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung. Xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung là một doanh nghiệp sản xuất. Đối tượng chế biến là vải được cắt và may thành các chủng loại mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ vải của mỗi chủng loại mặt hàng có mức độ phức tạp khác nhau, phụ thuộc vào số lượng chi tiết các loại hàng đó. Quy trình sản xuất của xí nghiệp là sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Các mặt hàng mà Công ty sản xuất có vô số kiểu cách, chủng oại khác nhau, song tất cả đều trải qua các giai đoạn như cắt, may, là, đóng gói. Riêng đối với những mặt hàng có yêu cầu giặt mài, thêu thì trước khi là và đóng gói phải trải qua 2 công đoạn đó ở các phân xưởng phụ. Ta có thể thấy được quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của xí nghiệp như sau: Nguyên liệu chính là vải được nhập từ kho nguyên liệu theo đúng chủng loại vải mà phòng kỹ thuật yêu cầu cho từng loại hàng. Vải được đưa vào nhà cắt tại đây vải được trải, đặt mầu, cắt thành các bán thành phẩm và đánh số. Sau đó được nhập kho nhà cắt và chuyển cho các tổ may ở bộ phận may trong xí nghiệp. Ở bộ phận may, việc may lại được chia thành nhiều công đoạn như may cổ, may tay, may thân… thành một dây truyền, bước cuối cùng của dây truyền may là hoàn thành sản phẩm khi sản phẩm may song được chuyển vào bộ phận giặt là và chuyển sang bộ phận KCS của xí nghiệp để kiểm tra chất lượng. Sau khi được kiểm tra thì các sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển vào theo thành phẩm để đóng gói là đóng kiện. Ta có thể thấy được điều này qua sơ đồ: Cắt Kho phụ liệu Kho nguyên vật liệu Thêu Giặt May 2.5. Địa điểm cơ cấu bộ máy quản lý của xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung. Hiện nay số lao động của toàn xí nghiệp là 822 người gồm các phòng ban và các phân xưởng. Ở xí nghiệp, Ban giám đốc luôn quan tâm đến việc kiện toàn bộ máy quản lý, được tổ chức theo cơ cấu trực tuyết chức năng. 2.5.1. Ban giám đốc: gồm có giám đốc và 2 phó giám đốc - Giám đốc: Là người nắm giữ quyền điều hành cao nhất trong xí nghiệp do Công ty vải sợi may mặc Miền Bắc bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Công ty, Nhà nước và toàn thể lao động trong xí nghiệp về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. - Phó giám đốc sản xuất: Do giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm; có nhiệm vụ tham mưu, giúp giám đốc trong việc điều hành sản xuất, giám sát kỹ thuật, nghiên cứu mặt hàng…. - Phó giám đốc kinh doanh: Do giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, có nhiệm vụ giúp giám đốc trong việc điều hành chỉ đạo mặt hàng sản xuất của xí nghiệp, thiết lập các mối quan hệ với khách hàng. Tổ chứuc triển khai các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như tham gia ký kết hợp đồng, xin giấy phép xuất khẩu…. L à L à Bao bì Nhập kho th nh phà ẩm Đóng gói 2.5.2. Các phòng ban chức năng: - Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc trong các mặt công tác như tổ chức cán bộ, tiền lương, lao động, thanh tra bảo vệ, thi đua khen thưởng kỷ luật. - Phòng kế hoạch đầu tư: Tham mưu cho giám đốc trong việc xác định phương hướng sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ và điều hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong xí nghiệp. - Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc về khâu kỹ thuật may để tiến hành triển khai thực hiện các hợp đồng đảm baỏ yêu cầu về kỹ thuật, mẫu mã cũng như thời gian giao hàng. - Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho giám đốc về các mặt. Tổ chức hạch toán, quản lý tài sản hàng hoá vật tư tiền vốn theo các nguyên tắc quản lý kinh tế của Nhà nước và sự chỉ đạo của Công ty vải sợi may mặc Miền Bắc. - Các phân xưởng sản xuất: xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung có 3 phân xưởng may và 1 phân xưởng phù trợ. Đứng đầu các phân xưởng là các quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo sản xuất ở phân xưởng trên cơ số kế hoạch chung do giám đốc vạch ra. - Ngoài ra xí nghiệp cần có 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở địa bàn Hà Nội. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung được bố trí thành 2 cấp: cấp xí nghiệp và cấp phân xưởng theo sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy quản lý của Textaco Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc sản xuất (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính- Textaco) Nhận xét: Qua sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của xí nghiệp xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung, ta thấy rằng bộ máy tổ chức của xí nghiệp được tổ chức theo mô hình quản trị trực tuyến chức năng. Các bộ phận, phòng ban được xắp xếp một cách hợp lý và gọn nhẹ so với quy mô nhỏ của xí nghiệp. Cơ cấu tổ chức này là tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng các quyết định quản trị, giảm bớt chi phí cho bộ phận quản lý, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp. Tuy nhiên, so với bộ máy quản lý của các doanh nghiệp hiện đại trên thế giới thì cơ cấu tổ chức của xí nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Xí nghiệp cần tiếp tục kiện toàn lại, tìm kiếm các mô hình tổ chức hợp ý hơn để bộ máy tổ chức hoạtđộng ngày càng hiệu quả. Phòng kỹ thuật Phòng kế toán t i chínhà Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tổ chức h nh chínhà CH PX 4 PX 2 PX 1 PX phù trợ Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Tổ may Công nhân 3. Điều kiện kinh doanh của xí nghiệp: 3.1 Nguồn vốn và sử dụng vốn Bảng 1: Cân đối kế toán của xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung cuối năm 2002 Đơn vị: VNĐ Tài sản Cuối năm Tỷ trọng(%) Nguồn vốn Cuối năm Tỷ trọng(%) I. TSLĐ 3.179.520.000 51,46 I. Vay nợ 3.457.286.000 55,96 1. Tiền mặt 527.476520 8,54 1. Nợ dài hạn 1.915.375.000 31,00 2. Phải thu 1.436.850.000 23,26 2. Phải trả người bán 937.450.725 15,17 3. Hàng TK 674.535.725 10,92 3. Phải trả CNV 327.150.082 5,3 4 TSLĐ khác 540.657.655 8,75 4. Phải trả khác 257.310.193 4,16 II. TS cố định 2.995.766.000 48,54 II. Vốn chủ 2.738.000.000 44,34 1. TSCĐ HH 2.495.766.000 40,4 1. Nguồn vốn, quỹ 2.223.000.000 35,98 2. ĐTdài hạn 500.000.000 8,26 2. LN chưa phân phối 515.000.000 8,33 6.178.286.000 100 6.178.286.000 100 (Nguồn: Phòng TCKT – Textaco) Qua bảng trên cho ta thấy rằng, tổng nguồn vốn của xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung là 6.178.286.000đ, đây là doanh nghiệp có quy mô về vốn tương đối nhỏ so với các doanh nghiệp may khác như may Thăng Long, may 10….Đây là một bất lợi về quy mô sản xuất so vói các doanh nghiệp trong ngành. Nguồn vốn của xí nghiệp được hình thành từ 2 nguồn là vốn vay nợ (chiếm 55,96%) và vốn chủ sở hữu (chiếm 44,34%). Nguồn vốn này được sử dụng vào mua sắm tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản cố định của xí nghiệp là 2.995.766.000đ (chiếm 48,34%), trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị. Tài sản lưu động của xí nghiệp là 3.179.520.000 đ (chiếm 51,46%), trong đó các khoản phải thu là rất lớn . Xí nghiệp cần có biện pháp quản lý vốn chặt chẽ, để từ đó tăng cường hiệu quả sử dụng vốn. 3.2. Tình hình sử dụng vật tư , máy móc trang thiết bị Về sử dụng vật tư : Đặc thù của ngành may hiện nay là gia công may hàng là chủ yếu cho khách hàng nước ngoài, khách hàng chịu trách nhiệm giao toàn bộ nguyên phụ liệu theo model của từng hợp đồng. Vì vậy chủng loại vật tư trong xí nghiệp rất nhiều và đa dạng, định mức tiêu hao vật tư cũng phụ thuộc vào mặt hàng gia công rất nhiều. Về máy móc trang thiết bị: Lãnh đạo xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung rất quan tâm đến vấn đề máy móc, trang thiết bị. Với quan điểm thiết bị là yếu tố quan trọng hàng đầu trong công tác sản xuất kinh doanh, lãnh đạo Công ty đã không ngừng chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Bởi vậy, trong cơ cấu tài sản cố định của xí nghiệp thì máy móc thiết bị đã chiếm tới 1/2 tổng số vốn cố định. Tính đến năm 2002, xí nghiệp đã có 3 phân xưởng cắt may hoàn chỉnh với 512 máy may hiện đại của Nhật, Đức. Chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, Công ty dã đầu tư hàng tỷ đồng để đổi mới dây truyền cắt may hiện đại. Đây là điều kiện tốt để xí nghiệp khai thác tốt nhất hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. 3.3. Tình hình lao động tiền lương của xí nghiệp, 3.3.1. Tình hình lao động * Số lượng lao động: Năm 1987, xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung thành lập theo quyết định của Bộ thương mại. Lúc đó xí nghiệp có khoảng 220 cán bộ công nhân, phần lớn là mới được tuyển dụng, chưa được kèm cặp tại chỗ nên nói chung trình độ tay nghề của công nhân còn thấp, bậc thợ trung bình là 1,58. Đến nay, qua một quá trình hoạt động, xí nghiệp đã có lực lượng lao động là 822 người. Cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu lao động của Textaco Chức năng Số lượng 1. Quản trị điều hành - Ban giám đốc 3 (1 giám đốc + 2 phó giám đốc) - Tham mưu + Phòng kế hoạch kinh doanh 18 + Phòng kế toán tài chính 6 + Phòng tổ chức hành chính 12 + Phòng kỹ thuật 10 2. Sản xuất kinh doanh - Quản lý sản xuất 20 - Quản lý bán hàng 8 - Lao động gián tiếp 60 - Lao động trực tiếp 685 TỔNG CỘNG 822 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Textaco) Qua bảng trên ta thấy rằng cơ cấu sử dụng lao động của xí nghiệp là hợp lý. Số lượng lao động gián tiếp chiếm hơn 10%, còn lại là công nhân trực tiếp sản xuất. Cơ cấu này đã tạo ra cho xí nghiệp bộ máy quản lý gọn nhẹ tinh giảm, còn lực lượng trực tiếp sản xuất luôn được bổ sung để tăng thêm năng lực sản xuất của xí nghiệp. * Thời gian sử dụng lao động: Đặc thù của ngành may là quá trình sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng của khách. Vì vậy thời gian sử dụng lao động của xí nghiệp có một địa điểm riêng với bộ phận sản xuất trực tiếp, tuân thủ chế độ làm việc 8h một ngày đêm. Thông thường lịch làm việc các buổi tuỳ thuộc theo mùa nóng, lạnh. Trong công tác quản lý, việc theo dõi lao động nhìn chung đơn giản. Người đứng đầu ở các bộ phận quản lý trực tiếp lao động của mình và kết hợp chặt chẽ với tổ chức bảo vệ công nhân viên trong xí nghiệp. Vì là một đơn vị sản xuất hàng may mặc nên số lượng công nhân nữ là chủ yếu nên thời gian sử dụng lao động cũng bị ảnh hưởng. * Về chất lượng lao động [...]... nghiệp.Đây thực sự là một nguồn lao động khá tin cậy của xí nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay Do đặc thù của ngành may nên số công nhân nữ chiếm tỷ lệ cao (khoảng 90%) nên ảnh hưởng đến ngày công lao động, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động chung của xí nghiệp * Về định mức lao động: được tiến hành một cách khá đơn giản bởi kết quả lao động chính là số lượng hiện vật được thực hiện... phẩm, họ quan tâm nhiều đến giá gia công Xí nghiệp đã linh hoạt trong quyết định về giá đói với thị trường này, có thể gọi là chính sách phân biệt giá Với những khách hàng đặt gia công với số lượng lớn và thường xuyên, xí nghiệp chọn mức giá thấp hơn Điều này làm cho xí nghiệp giữ được một lượng khách hàng lớn, truyền thống 3 Thực trạnghoạtđộng Marketing – mix trong xuất khẩu 3.1 Chính sách sản phẩm... khách hàng nước ngoài * Hoạt động xúc tiến bán hàng: Hoạt động xúc tiến bán hàng ít được xí nghiệp áp dụng, chủ yếu là hình thức giảm giá hoặc tỷ lệ hoa hồng cho các đại lý, khách hàng tiêu thụ với số lượng lớn * Yểm trợ bán hàng: xí nghiệp tích cực tham gia các Hội chợ tiêu dùng và các triển lãm hàng hoá trong và ngoài nước Tuy nhiên do chưa có một kế hoạch cụ thể cho các hoạt động của quầy hàng trong... Chính vì vậy, khách hàng nước ngoài tìm đến đặt quan hệ làm ăn với xí nghiệp ngày càng nhiều, uy tín của xí nghiệp trên thị trường quốc tế được xác lập và khẳng định trong thời gian qua III THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGMARKETING XUẤT KHẨU CỦA XÍ NGHIỆP 1 Nghiên cứu thị trường dệt may EU 1.1 Mức nhập khẩu hàng dệt may của EU Khi nói đến thị trường hàng dệt may nói chung hay hàng may mặc nói riêng, người ta... với xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung, họ đã rất coi trọng hoạtđộng Marketing, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Cụ thể là, xí nghiệp đã nghiên cứu thực tế thị trường, tìm hiểu thị trường và có quan hệ rất tốt với nhiều bạn hàng EU Ngay từ khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường EU Một thị trường lớn của thế giới, xí nghiệp đã có một chiến lược Marketing xuất khẩu, đó là chiến lược nhấn mạnh về chi phí... do chưa có một kế hoạch cụ thể cho các hoạt động của quầy hàng trong triển lãm, kết hợp với việc còn xem nhẹ những hoạtđộng tuyên truyền quảng bá sản phẩm trong Hội chợ triển lãm Vì vậy, xí nghiệp chưa gặt hái được nhiều thành công trong các lần tham gia 4 Đánh giá chung về hoạtđộngMarketing xuất khẩu và tình hình xuất khẩu sản phẩm của xí nghiệp Trong những năm qua, tình hình xuất khẩu sản phẩm... Việt Nam 0,38 (Nguồn: Tài liệu thống kê của Cyectimex 2000) Qua số liệu trên cho thấy, giá công lao động ở một số nước trong khu vực Châu á vẫn còn thấp hơn so với mức giá công lao động ở Việt Nam Indonexia là nước có giá công lao động rẻ nhất 0,23USD/giờ Trung Quốc là nước đứng thứ hai về giá công lao động thấp 0,24 USD/giờ Đối với ngành may mặc Việt Nam hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều làm may... định mức lao động cho mỗi người công nhân 3.3.2 Tổng quỹ lương và tình hình trả lương: Tiền lương là một bộ phận sản phẩm xã hội biểu hiện bằng tiền được trả cho người lao động dựa trên số lượng và chất lượng lao động của mỗi người, dùng để bù đắp hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp Có thể nói tiền lương là một yếu tố quan trọng kích thích vật chất đối với người lao động trong... vào cơ cấu lao động và mức lương cơ bản từng khu vực • Đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian là bộ phận gián tiếp hưởng lương theo cấp bậc Lương thời gian CBCNV = Hệ số lương + Phụ cấp x 26 Ngày công thực tế • Đối tượng dùng hình thức trả lương theo sản phẩm là bộ phận sản xuất: Quỹ lương công nhân toàn xí nghiệp = Tổng doanh thu x Đơn giá x K (K: hệ số điều chỉnh) II THỰCTRẠNG XUẤT KHẨU... 5.271.657.878 1.397.742.475 1.047.968.870 7.717.369.223 phép chia Nguồn: Xí nghiệp Textaco Quy chế trả lương cho CBCNV trong xí nghiệp thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích CBCNV tăng thu nhập trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất tăng năng suất lao động, phấn đầu nâng cao hiệu quả kinh doanh Xí nghiệp đã giao kế hoạch sản xuất doanh thu hàng tháng và tỷ trọng quỹ lương khoán theo doanh . THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – XUẤT KHẨU CỦA XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU LẠC TRUNG. I. GIỚI. quá trình hoạt động, xí nghiệp đã có lực lượng lao động là 822 người. Cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu lao động của