1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN THỜI GIAN QUA

53 303 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 87,74 KB

Nội dung

Bước 2Tiếp nhận hồ sơ vayBước 1Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ Bước 3aNhân viên A/O Doanh nghiệp thẩm định khách hàng về mọi mặt, trừ tài sản bảo đảm Bước 3bPhòng thẩm định

Trang 1

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN THỜI GIAN QUA

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VPBANK, CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN:

1 Quá trình hình thành và phát triển:

Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (gọi tắt

là VPBank) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của thốngđốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 với thời gianhoạt động 99 năm Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04/09/1993 theo giấyphép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04/09/1993 Số vốn điều lệ khi mới thànhlập là 20 tỷ VNĐ, sau đó VPBank tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VNĐ theoquyết định 193/QĐ-NH5 vào ngày 12/09/1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỷVNĐ theo quyết định số 53/QĐ-NH5 vào ngày 18/03/1996 của NHNN Đếntháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng Tháng 9/2006, VPBanknhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đôngchiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhấtSingapore, theo đó vốn điều lệ được nâng lên trên 750 tỷ đồng Tiếp theo, đếncuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng Và hiệnnay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007.VPBank thuộc sở hữu của 102 cổ đông pháp nhân và thể nhân thuộc các thànhphần kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó có một cổ đông nước ngoài là DragonCapital (nắm giữ 10% vốn điều lệ)

Tính cho đến 31/12/2006, số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệthống tính đến nay có trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhânviên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%) Nhận thức được chấtlượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵnsàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách khi

Trang 2

Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế Chính vì vậy, những năm vừa quaVPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.

Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng trải qua ba giai đoạn:

- Từ năm 1993 đến 1996: Là giai đoạn ngân hàng tăng trưởng thiếu kiểmsoát do mới thành lập và chưa có kinh nghiệm trong hoạt động cũng như quảnlý

- Từ năm 1996 đến 2004: Là giai đoạn giải quyết khủng hoảng của ngânhàng Năm 1997 xảy ra Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, chính vìvậy VPBank ngoài việc phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại của chính mìnhthì còn phải giải quyết những khó khăn do cuộc khủng hoảng gây ra

- Từ năm 2004 đến nay: Là giai đoạn định hướng phát triển bền vững

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc

mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn Cuốinăm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thànhphố Hồ Chí Minh Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh HảiPhòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng Trong năm 2004,NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới

đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địabàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn Trong năm

2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một

số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánhVĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh TânPhú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang Cũng trong năm 2005, NHNN

đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chinhánh Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm PhòngGiao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch

Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch

Trang 3

Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), PhòngGiao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch KhánhHội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng Giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc

CN Quảng Ninh), phòng Giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thănglong), phòng Giao dịch Hưng Lợi (trực thuộc CN Cần Thơ) Bên cạnh việc mởrộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêmhai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý thác tài sản (VP Bank AMC) vàCông ty Chứng Khoán VP Bank (VPBS) Hiện tại, VPBank đã có 30 Chi nhánh

và gần 100 Phòng giao dịch hoạt động tại nhiều tỉnh thành trên cả nước

 Vài nét về Chi nhánh VPBank Hà Nội:

VPBank nhận được công văn chấp thuận số 3595/UB-KT, ngày 1/10/2004của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội, công văn chấp thuận số 1128/NHNN-CNH, ngày 6/10/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam cho phép mở Chinhánh cấp I Hà nội (Số 4 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội) Ngày2/11/2004 , Hội đồng quản trị VPBank đã ban hành Quyết định số 81-2004/QĐ-HĐQT thành lập Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh đã chính thức đi vào hoạtđộng kể từ ngày 04/01/2005

Chi nhánh hoạt động trên sự kế thừa toàn bộ bộ máy, cơ cấu hoạt động củahội sở trước đây Điều đó tạo những thuận lợi cho chi nhánh trong suốt quátrình hoạt động so với các chi nhánh khác mới thành lập trong cùng hệ thống.Sau 2 năm hoạt động, chi nhánh đã kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận caonhất trong toàn hệ thống, luôn dẫn đầu về huy động vốn và cho vay Với nhữngkết quả kinh doanh ấn tượng trong một thời gian ngắn, chi nhánh Hà Nội ngàycàng vững chắc đi lên, quyết tâm hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra, thựchiện chiến lược dài hạn của cả hệ thống VP Bank là trở thành ngân hàng bán lẻhàng đầu tại Việt Nam

Trang 4

Trong nền kinh tế có rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, nhiều ngànhnghề khác nhau, do vậy mục đích vay vốn của các cá nhân và tập thể cũng rất đadạng Tuy vậy, những dự án xin vay vốn tại Chi nhánh VP Bank Hà Nội chỉ tậptrung chủ yếu trong một số lĩnh vực là: Thương mại – Dịch vụ, Xây dựng, Chovay xây nhà, Mua ô tô…

 Các lĩnh vực hoạt động của VPBank:

VP Bank hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàngtrên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ sau:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước

- Vay vốn của NHNN và các tổ chức tín dụng khác

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác

- Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành

- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng

- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ

- Huy động vốn từ nước ngoài

- Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ liên quan đến thanh toán quốctế

- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hìnhthức, đặc biệt là chuyển tiền nhanh Western Union

2 Vài nét về phòng giao dịch Trần Xuân Soạn:

Trang 5

Phòng Giao dịch số 66 Trần Xuân Soạn trực thuộc Chi nhánh cấp I Hà Nội.Vào ngày 08/08/2007, Phòng được chuyển từ số 4 – Dã Tượng về địa điểm mới

và hoạt động độc lập từ đó đến nay Đây là một vị trí đẹp, nằm ở trung tâmthành phố, phía sau Chợ Mơ nên lượng khách khá nhiều Ngôi nhà 5 tầngthoáng mát tạo điều kiện tốt để các hoạt động giao dịch diễn ra Tầng 1 là bộphận tiếp xúc khách hàng và kế toán Tầng 2 là tầng làm việc của Phòng phục

vụ khách hàng và phòng tiếp khách Tại đây có 2 phòng nhỏ là Phòng Kế toán

và Phòng phục vụ khách hàng (Trước đây gọi là Phòng tín dụng) Tầng 3 làphòng làm việc của Trưởng phòng giao dịch Mọi hoạt động chủ yếu diễn ra ở 2tầng 1 và 2

Sơ đồ I.1: Sơ đồ tổ chức của Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn

II THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

1 Hoạt động tín dụng và thẩm định dự án đầu tư thời gian qua:

Kể từ tháng 8/ 2007 tới nay, mới chỉ qua 8 tháng hoạt động, phòng giao dịchTrần Xuân Soạn đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong công tác tíndụng và thẩm định dự án đầu tư Trong thời gian qua, đã có khoảng 55 hợpđồng tín dụng được thực hiện với số tiền đã giải ngân khoảng 35 tỷ đồng Cácloại tín dụng chủ yếu tại phòng giao dịch bao gồm:

Phòng Phục vụ

khách hàng

Doanh nghiệp

Trang 6

- Tín dụng khách hàng cá nhân: Đây là mảng tín dụng quan trọng nhất củaphòng giao dịch Tính đến thời điểm này đã có khoảng 40 hợp đồng tín dụngvới số tiền giải ngân khoảng 23 tỷ đồng Hầu hết mục đích của những hợp đồngtín dụng này là để xây nhà hoặc mua ôtô, phục vụ nhu cầu cá nhân Nguyênnhân đây là mảng quan trọng vì phòng giao dịch Trần Xuân Soạn là mắt xích cơ

sở của toàn bộ mạng lưới VPBank Vì vậy, người dân thích đến đây để giaodịch hơn là đến những chi nhánh lớn

Trong một thời gian ngắn hoạt động, đạt được kết quả này là một thành côngđáng ghi nhận đối với các cán bộ phòng giao dịch Điều này càng khẳng địnhmục tiêu của VPBank là hướng đến các khách hàng cá nhân và doanh nghiệpnhỏ và vừa

- Tín dụng khách hàng doanh nghiệp: Đây cũng là mảng chiếm vị trí khôngnhỏ trong hoạt động của phòng giao dịch Hiện nay, đã có khoảng 15 hợp đồngtín dụng được thẩm định và giải ngân với số tiền là 12 tỷ đồng (dự tính số tiềncho vay là 23 tỷ) Trong số những dự án vay vốn tại đây, phần lớn là các dự ánđầu tư mới vào hoạt động kinh doanh taxi (9 dự án), còn lại là các dự án vayvốn nhằm bổ sung kinh phí hoạt động, mua phương tiện đi lại… Nguyên nhâncủa việc hầu hết các dự án vay vốn để kinh doanh taxi là do đây là phòng giaodịch cấp cơ sở, tuy được xem xét những dự án có vốn vay lớn, nhưng hạn mứcduyệt của phòng chỉ là 6 tỷ, còn lại là phải đưa lên chi nhánh cấp cao hơn Vìvậy, những dự án lớn thường sẽ lên các chi nhánh để giao dịch thuận lợi hơn.Đây là một trong những khó khăn mà phòng giao dịch gặp phải Chính vì điềunày, mục tiêu của phòng giao dịch trong năm nay sẽ trở thành chi nhánh cấp 2

để mở rộng quy mô hoạt động

Nhận xét chung: Trong một thời gian ngắn hoạt động, đạt được kết quả này

là một thành công đáng ghi nhận đối với các cán bộ phòng giao dịch Điều nàycàng khẳng định mục tiêu của VPBank là hướng đến các khách hàng cá nhân và

Trang 7

Bước 2Tiếp nhận hồ sơ vay

Bước 1Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ

Bước 3aNhân viên A/O Doanh nghiệp thẩm định khách hàng về mọi mặt, trừ tài sản bảo đảm

Bước 3bPhòng thẩm định tài sản bảo đảm thực hiện định giá tài sản bảo đảm và lập tờ trình

Bước 4Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng

Bước 5Hoàn thiện hồ sơ tín dụng

Bước 6Thực hiện quyết định cấp tín dụng

Bước 7Kiểm tra, xử lý nợ vay

Bước 8Tất toán hợp đồng tín dụng

A/O: Phục vụ khách hàng

doanh nghiệp nhỏ và vừa Tuy còn nhiều khó khăn nhưng tôi tin phòng giao

dịch sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa trong thời gian tới

2 Quy trình thẩm định:

Quy trình thẩm định dự án đầu tư được tiến hành dựa trên Quy trình nghiệp

vụ tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng VPBank Quy trình đó có thể được

tóm tắt ở sơ đồ sau:

Sơ đồ II.1: Quy trình thẩm định dự án đầu tư

Trang 8

2.1 Bước 1 - Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ:

Nhân viên phòng A/O doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp vớidoanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng để nắm bắt một số thông tin vềdoanh nghiệp đó:

- Thông tin về tư cách pháp lý, tổ chức của khách hàng

- Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian qua, cácthuận lợi cũng như khó khăn của doanh nghiệp trong giai đoạn gần đây

- Nhu cầu vay vốn của khách hàng là bao nhiêu, vay vốn theo hình thức nào

Trang 9

- Nội dung dự án, phương án kinh doanh, khả năng hoàn trả nợ vay, cơ cấunguồn vốn thực hiện dự án.

- Phương án bảo đảm tín dụng

- Các thông tin khác có liên quan đến doanh nghiệp cũng như dự án của họ.Đồng thời, nhân viên A/O doanh nghiệp cũng phải thông báo cho kháchhàng về các thông tin sau:

- Lãi suất cho vay

- Điều kiện cho vay

- Các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đang có

- Các thông tin công khai khác về ngân hàng

Sau khi trao đổi, nếu nhận thấy khách hàng phù hợp với các điều kiện chovay của VPBank thì nhân viên A/O doanh nghiệp dựa vào các quy định hiệnhành sẽ chuyển cho khách hàng bản danh mục các hồ sơ tài liệu mà khách hàngcần hoàn thiện để ngân hàng xét duyệt cho vay

Nếu khách hàng chưa có kinh nghiệm trong việc đi vay vốn, nhân viên A/Odoanh nghiệp có thể hướng dẫn cụ thể nhưng không được làm thay, tuyệt đốikhông được tư vấn, phối hợp để ngụy tạo số liệu Chính vì vậy, việc yêu cầukhách hàng cung cấp hồ sơ cần rất cẩn thận, tránh sai sót nhưng cũng đồng thờiphải tránh gây tâm lý khó chịu cho khách hàng

Nếu sau những trao đổi ban đầu mà nhân viên A/O doanh nghiệp thấy kháchhàng không đủ điều kiện cần thiết và không đủ khả năng bổ sung chúng thì cầnthông báo ngay để khách hàng chủ động tìm phương án khác

Đây là công việc đầu tiên của các cán bộ thẩm định khi có khách hàng đếnvay vốn Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải tạo được cảm tình đối với khách

Trang 10

hàng, từ đó lấy được càng nhiều thông tin về khách hàng càng tốt Đối với côngviệc này, theo tôi các cán bộ thẩm định đã thực hiện khá tốt Qua một thời giantiếp xúc, tôi thấy các anh chị ở phòng đều rất nhiệt tình, vui vẻ và tạo đượcnhiều thiện cảm đối với tôi Đối với khách hàng cũng vậy, khi họ đến giao dịch,các cán bộ đều vui vẻ và tạo điều kiện tốt nhất để công việc diễn ra trôi chảy.Tôi chưa thấy sự không hài lòng nào từ phía khách hàng về công tác tiếp xúc.

2.2 Bước 2 - Tiếp nhận hồ sơ vay vốn:

Nhân viên A/O doanh nghiệp kiểm tra toàn bộ hồ sơ của khách hàng

 Kiểm tra về số lượng hồ sơ:

Nhân viên tín dụng căn cứ vào hồ sơ khách hàng cung cấp và đối chiếu vớicác quy định tại quy chế cho vay của VPBank và các quy định khác để kiểm trađối chiếu với hồ sơ thực tế Nếu thấy số lượng hồ sơ chưa đủ thì yêu cầu kháchhàng bổ sung

 Kiểm tra về tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ:

Các tài liệu như phương án kinh doanh, giấy đề nghị vay vốn, biên bản họpHội đồng quản trị (hoặc sáng lập viên, Hội đồng thành viên) thông qua phương

án bao gồm cả phương án vay vốn ngân hàng… bắt buộc phải là bản chính vàđược ký bởi người đại diện hợp pháp của bên vay trước pháp luật

Nếu các tài liệu không thể cung cấp được bản chính thì sử dụng bản sao cócông chứng Các hồ sơ tài sản bảo đảm có thể nhận bản sao để tiến hành địnhgiá nhưng nhân viên A/O doanh nghiệp phải đối chiếu bản chính hồ sơ gốc củatài sản bảo đảm với bản sao do khách hàng cung cấp nhằm tránh tình trạng hồ

Trang 11

sơ bản chính của tài sản bảo đảm đang được thế chấp tại một ngân hàng khác(gọi là tình trạng đảo nợ).

Nhân viên A/O doanh nghiệp bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm cho Phòngthẩm định tài sản bảo đảm để thẩm định giá trị tài sản bảo đảm Công việc nàycần được tiến hành ngay sau khi khách hàng cung cấp hồ sơ để tránh việc kéodài thời gian

Theo tôi, công việc này được thực hiện khá chuyên nghiệp Lý do vì phòngthẩm định có 5 cán bộ, mỗi cán bộ đều đảm nhận một vài loại dự án riêng biệtnên tính chuyên môn hóa thể hiện khá rõ Vì vậy, thời gian cũng như công việctiếp nhận hồ sơ được giảm xuống và được đơn giản đi đáng kể

2.3 Bước 3a - Nhân viên A/O doanh nghiệp thẩm định khách hàng về mọi mặt, trừ tài sản bảo đảm:

- Thẩm định lịch sử hình thành, phát triển và uy tín của doanh nghiệp

- Kiểm tra thực lực tài chính, tính hợp lệ của hồ sơ tài chính

- Đến tận nơi tìm hiểu thực trạng khách hàng

- Đánh giá hoạt động giao dịch của khách hàng qua tài khoản mở tạiVPBank

Trang 12

 Thẩm định về phương án, dự án vay vốn:

- Thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay

- Đánh giá thực lực tài chính của khách hàng để phục vụ phương án đó

- Nhận xét xem nhu cầu vay đó có phù hợp với các quy định của VPBankhay không

Từ những công đoạn thẩm định trên, nhân viên A/O doanh nghiệp tập hợptài liệu, lập tờ trình thẩm định Tờ trình thẩm định là kết quả của cán bộ thẩmđịnh về khách hàng vay vốn trong đó ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định về tínhkhả thi của dự án, về món vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng Tất cả hồ sơ và tờtrình thẩm định sau đó được chuyển lên trưởng phòng tín dụng

Trưởng phòng tín dụng sẽ xem xét, kiểm tra về nghiệp vụ thông qua yêu cầucủa cán bộ tín dụng và chỉnh sửa, bổ sung

Để thực hiện được bước này có hiệu quả, cần có một số yêu cầu như sau:

- Nguồn thông tin về khách hàng cũng như dự án cần đầy đủ, chính xác

- Nhân viên thẩm định phải có kinh nghiệm

- Khách hàng phải có sự hợp tác với các nhân viên thẩm định

2.4 Bước 3b - Phòng thẩm định tài sản bảo đảm thực hiện định giá tài sản bảo đảm và lập tờ trình:

Nhân viên thẩm định tài sản bảo đảm nhận giấy đề nghị đánh giá tài sản kèmtheo bộ hồ sơ tài sản bảo đảm từ phòng phục vụ khách hàng

Nhân viên thẩm định tài sản chủ động liên hệ với chủ tài sản để:

Trang 13

- Nắm thông tin về tài sản, hẹn thời gian để tiến hành thẩm định, đề nghịkhách hàng bổ sung hồ sơ liên quan đến tài sản và đối chiếu với bản chính của

hồ sơ tài sản

- Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ tài sản và phân loại tài sản

- Đánh giá quyền sở hữu của tài sản bảo đảm

- Đánh giá hiện trạng của tài sản

- Đánh giá giá trị của tài sản

- Xác định tính chuyển nhượng của tài sản bảo đảm

- Lập biên bản định giá tài sản bảo đảm

Việc thẩm định tài sản bảo đảm này có thể thuê cơ quan chuyên môn đểđánh giá nếu gặp khó khăn

2.5 Bước 4 - Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng:

Nhân viên A/O lập tờ trình thẩm định khách hàng, ghi rõ ngày nhận hồ sơlần đầu và ngày nhận đủ hồ sơ

Nhân viên thẩm định tài sản lập báo cáo thẩm định tài sản, chuyển chotrưởng phòng ký duyệt

Nhân viên A/O nhận lại báo cáo thẩm định, biên bản định giá từ nhân viênthẩm định tài sản bảo đảm, tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng.Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng sẽ xem xét lại hồ sơ, ý kiến của cán bộ thẩmđịnh từ đó quyết định cho vay hay không Nếu đồng ý cấp tín dụng, ngân hàng

sẽ thực hiện giải ngân theo thỏa thuận của hai bên Định kỳ kiểm tra việc sửdụng vốn vay của chủ đầu tư, giám sát quá trình thực hiện dự án để đảm bảokhả năng thanh toán của dự án

3 Nội dung thẩm định:

Trang 14

Vì đây là chuyên đề của chuyên ngành Kinh tế đầu tư, tôi chỉ xem xét thẩmđịnh đối với những dự án án đầu tư của doanh nghiệp mà không xét đến nhữngkhoản vay của cá nhân để xây nhà, mua ôtô… Nội dung thẩm định dự án đầu tưtại Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn bao gồm 3 phần:

3.1 Thẩm định khách hàng vay vốn:

Thẩm định về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như tư cách chủ doanh nghiệp:

Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp:

- Thời điểm, lý do hình thành doanh nghiệp

- Các sự kiện lớn của doanh nghiệp (ví dụ như sự thay đổi về bộ máy điềuhành, công nghệ, sản phẩm, quy mô…)

- Những khó khăn cũng như thuận lợi mà doanh nghiệp đã, đang trải qua

- Uy tín, chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường hiện nay

Tư cách chủ doanh nghiệp:

- Tiểu sử bản thân, hoàn cảnh gia đình

- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn

Trang 15

- Trình độ quản lý, hiểu biết pháp luật.

- Kinh nghiệm công tác, những thành công và thất bại trên thương trường

- Sức khỏe, khả năng giao tiếp

- Uy tín với đối tác, bạn hàng

- Nhận thức về trách nhiệm của người vay vốn, tính hợp tác với nhân viêncủa ngân hàng

Thẩm định về uy tín của khách hàng trên thị trường:

- Sản phẩm của doanh nghiệp là sản phẩm gì, chiểm bao nhiêu thị phần sovới các sản phẩm cùng loại, chất lượng sản phẩm như thế nào, việc sản xuất,kinh doanh có ổn định không

- Đối tác, khách hàng của doanh nghiệp là công ty nào, ở nước nào, mốiquan hệ có bền vững không

Đánh giá về quan hệ của khách hàng với ngân hàng VPBank và các tổ chức tín dụng khác:

- Đánh giá về giao dịch tài khoản trong quá khứ

- Đánh giá về việc cấp tín dụng trong quá khứ

Để đánh giá được những nội dung này, cán bộ thẩm định có thể tiếp xúc trựctiếp với khách hàng và tìm hiểu thêm qua các kênh thông tin khác Nội dungnày được xem là phần dễ thẩm định nhất và dự án nào cũng có thể thẩm địnhđược

Thẩm định về năng lực tài chính của khách hàng:

Để thẩm định năng lực tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng cần dựavào các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và kết hợp với các thông tin

Trang 16

từ hệ thống CIC (Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng nhà nước ViệtNam) và từ các nguồn thông tin khác Nội dung thẩm định năng lực tài chínhbao gồm hệ thống các chỉ tiêu:

Các chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn, cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

Căn cứ bảng cân đối kế toán, xác định cơ cấu tổng thể nguồn vốn, tài sảncủa người vay:

- Tổng tài sản

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

- Nguồn vốn chủ sở hữu

- Nợ phải trả: Bao gồm Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn và Nợ khác

Tỷ suất tài trợ:

Công thức tính tỷ suất tài trợ như sau:

Tỷ suất tài trợ = Nguồnvốnchủsởhữu Tổngnguồnvốn

Tỷ suất tài trợ phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của bên đi vay.Thường thì các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng các nguồn như: Vốn tự

có, vốn vay, vốn chiếm dụng hợp lệ trong thanh toán Như vậy chỉ tiêu này đánhgiá mức độ tự đảm nhiệm vốn hoạt động của bên đi vay Chỉ tiêu này càng caochứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính càng lớn, bởi vì hầu hết tài sản củangười vay đều được đầu tư bằng vốn hiện có

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

Trang 17

Nhìn chung, nếu người vay có khả năng thanh toán cao thì tình hình tàichính khả quan và ngược lại.

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán bao gồm:

- Khả năng thanh toán nhanh = TổngTSLĐvàĐTNH−Hàngtồnkho Tổngnợngắnhạn

Nếu chỉ tiêu này ổn định và xấp xỉ bằng 0,5 thì người vay được đánh giá làđảm bảo khả năng thanh toán nhanh Trường hợp chỉ tiêu quá cao cũng khôngtốt do xảy ra tình trạng dư thừa tiền mặt và các khoản phải thu quá cao so vớimức hợp lý, sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn

- Tỷ suất thanh toán hiện thời = TSLĐvàĐTNH Nợngắnhạn

Thông thường nếu chỉ tiêu này ổn định và xấp xỉ bằng 1 thì người vay đượcđánh giá là có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả.Trường hợp nếu chỉ tiêu này quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn dolúc này vốn lưu động dư thừa quá nhiều so với yêu cầu thực tế

- Tỷ suất thanh toán tức thì = Tổngsốnợngắnhạn Tổngsốtiềnmặt

Nếu chỉ tiêu này ổn định và không thấp hơn 0,1 hoặc không cao hơn 0,5 thìlượng tiền mặt tồn quỹ đảm bảo để có thể thực hiện nhu cầu thanh toán tức thì.Nếu thấp hơn 0,1 thì lượng dự trữ tiền mặt quá ít, nếu cao hơn 0,5 thì lượng tiềnmặt quá nhiều so với yêu cầu thực tế

Ngoài ra, nhân viên A/O doanh nghiệp có thể xem xét thêm một số chỉ tiêukhác như: Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh, hệ số cộng nợ/ tổng tài sản, hệ

số khai thác tài sản… để làm rõ thêm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trang 18

Nhận xét: Nhân viên thẩm định có rất nhiều tính toán được rất nhiều chỉ tiêu

nhằm thẩm định nôi dung này Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp dự án vayvốn cụ thể mà các cán bộ tín dụng sử dụng các chỉ tiêu khác nhau Có thể nói,tuy mới thành lập nhưng nhờ kế thừa được kinh nghiệm và kiến thức của Chinhánh VPBank Hà Nội nên công đoạn này được Phòng giao dịch thực hiện đơngiản và hiệu quả

Hiện nay, với các phần mềm chuyên dụng, cán bộ thẩm định có thể dễ dàngtính được các chỉ số trên nếu có đầy đủ tài liệu cần thiết Tuy nhiên, không phảibao giờ doanh nghiệp cũng cung cấp đầy đủ hồ sơ, vì vậy có thể có một vài chỉ

số không tính toán được Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp như vậy xảy ra,

và cán bộ thẩm định bất đắc dĩ phải sử dụng cảm giác và kinh nghiệm của mình

để đánh giá về doanh nghiệp Đây là một trong những hạn chế của công tácthẩm định

3.2 Thẩm định hồ sơ vay vốn:

Hồ sơ vay vốn cần đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ theo quy định của Ngânhàng Hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của bên vay:

Nếu khách hàng là doanh nghiệp trong nước:

• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế:

Do Sở kế hoạch – đầu tư nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cấp Đối vớiHTX thì đăng ký kinh doanh do UBND quận, huyện cấp, trừ trường hợp kinhdoanh trong các ngành nghề theo quy định của riêng của Chính phủ thì doUBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp

Doanh nghiệp phải có mã số thuế hợp pháp để nhân viên thẩm định kiểm tra

• Điều lệ:

Trang 19

Điều lệ của doanh nghiệp phải được cấp có thẩm quyền quyết định thành lậpxác nhận, đối với điều lệ HTX phải được UBND quận, huyện xác nhận.

• Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng

Nếu khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

- Hợp đồng liên doanh được ký kết đúng quy định của pháp luật

- Điều lệ đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấyphép đầu tư

- Giấy phép đầu tư

- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên liêndoanh và của nhà đầu tư nước ngoài

Lưu ý:

- Đối với các giấy tờ có thời hạn: Cần kiểm tra đối chiếu với thời điểm hiệntại và thời hạn tín dụng xem có phù hợp với thời hạn còn lại của giấy tờ đó haykhông

- Nếu là khách hàng cũ: Cần kiểm tra các yếu tố có thể thay đổi như: Ngànhnghề hoạt động, vốn điều lệ, người đại diện… và yêu cầu bổ sung các hồ sơ hợppháp về các thay đổi đó

Tài liệu về tình hình kinh doanh và khả năng tài chính:

Doanh nghiệp phải gửi các báo cáo tài chính hai năm gần đây nhất và cácquý của năm xin vay vốn Bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính và

Trang 20

các báo cáo chi tiết về tình hình công nợ, tình hình tồn kho của sản phẩm hànghóa…

Hồ sơ về việc sử dụng vốn vay:

Bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của Ngân hàng)

- Dự án đầu tư hay luận chứng kinh tế kỹ thuật có liên quan đến việc sử dụngvốn vay

- Các hợp đồng kinh tế chứng minh việc mua bán nguyên vật liệu, hàng hóa,máy móc thiết bị…

- Các tài liệu thẩm định về kinh tế kỹ thuật của dự án

và xem xét cùng với các nội dung khác để đề xuất có nên cho vay hay không

3.3 Thẩm định dự án đầu tư:

Trang 21

Đây là nội dung thẩm định quan trọng nhất, chi phối toàn bộ quyết định chovay của ngân hàng.

Sau khi đã thẩm định xong khách hàng vay vốn và hồ sơ vay vốn, nhân viênA/O doanh nghiệp tiến hành thẩm định dự án đầu tư

Theo lý thuyết được hướng dẫn, nhân viên phòng tín dụng doanh nghiệp sẽtiến hành thẩm định dự án đầu tư trên 10 nội dung:

- Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án

- Thẩm định về phương diện thị trường

- Thẩm định về hình thức đầu tư

- Thẩm định về địa điểm công trình

- Thẩm định các yếu tố đầu vào

- Thẩm định công nghệ, thiết bị

- Thẩm định tài chính

- Thẩm định về phương diện kinh tế

- Thẩm định tổ chức quản lý dự án

- Thẩm định ảnh hưởng môi trường sinh thái

Tuy nhiên trên thực tế, không phải tất cả các nội dung đều được xem xét.Tùy theo từng loại dự án và quy mô dự án mà ngân hàng tiến hành thẩm định tất

cả hoặc chỉ một vài nội dung quan trọng Vì hầu hết các dự án đầu tư của phònggiao dịch là của các doanh nghiệp kinh doanh taxi tại địa bàn thành phố Hà Nộinên thẩm định dự án đầu tư chỉ bao gồm những nội dung sau:

Thẩm định về phương diện thị trường:

Trang 22

Đây là nội dung quan trọng để xác định tính khả thi của dự án đầu tư Bất kỳmột dự án nào mà không đưa ra được những căn cứ thuyết phục về khả năngchấp nhận của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ mà dự án cung cấp trongtuổi đời dự kiến của dự án nêu sẽ bị loại ngay và không cần xem xét đến cáckhía cạnh khác nữa Điều này càng quan trọng hơn đối với các dự án đầu tư vềlĩnh vực vận tải hành khách Trên thực tế, các cán bộ thẩm định đã xem xétđược một cách kỹ lưỡng các nội dung sau:

Xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm dịch vụ mà dự án sẽ cung cấp:

- Thói quen, tập quán tiêu dùng của người dân địa phương, tình hình pháttriển kinh tế cũng như mức thu nhập bình quân đầu người của người dân địaphương

- Xác định nhu cầu thị trường trong nước: Trong nước nhu cầu hiện nay làbao nhiêu? Ai là người đáp ứng những nhu cầu này? Nhu cầu sản phẩm có thayđổi theo mùa không? Dự kiến trong những năm tới khi dự án đi vào hoạt độngnhu cầu này sẽ thay đổi như thế nào?

Phân tích thị trường mục tiêu của dự án và đánh giá mức độ cạnh tranh của sản phẩm:

Sản phẩm của dự án có gì khác biệt so với các sản phẩm khác về mẫu mã,giá cả so với các sản phẩm cùng loại? Phương thức tiêu thụ sản phẩm của dự án

là phương thức nào? Mạng lưới phân phối đã được xác lập chưa? Mạng lưới đó

có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không? Sản phẩm của dự án cónhững nét gì đặc biệt để có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại?

Phân tích rủi ro thị trường:

Rủi ro thị trường là rủi ro nguy hiểm nhất, ta phải lường trước được nhữngrủi ro này, tìm ra nguyên nhân của những rủi ro đó Nguyên nhân của rủi ro cóthể là:

Trang 23

- Thay đổi nhu cầu thị hiếu

Thị hiếu người tiêu dùng là một yếu tố thường xuyên thay đổi Thị hiếungười tiêu dùng ngày càng hướng đến sự hoàn hảo về dịch vụ và chất lượng Vìvậy, khi thẩm định dự án, cần xem xét thị hiếu của người tiêu dùng trong tươnglai có phù hợp với sản phẩm của dự án hay không

- Thay đổi về công nghệ

Công nghệ hiện nay càng ngày càng phải đáp ứng được nhu cầu khắt khe vềbảo vệ môi trường Xu hướng hiện nay là chuyển dần từ các nhiên liệu chiếtxuất từ dầu mỏ sang các loại nhiên liệu khác sạch hơn như nhiên liệu sức gió,năng lượng mặt trời hay nhiên liệu nguyên tử nhằm thân thiện hơn với môitrường Cán bộ thẩm định cần xem xét công nghệ trong tương lai có thay đổihay không và công nghệ của dự án có đáp ứng được nhu cầu hay không

- Nguyên nhân về cơ chế chính sách thay đổi

- Rủi ro trong hợp đồng kinh doanh (tai nạn, hỏng xe, mất cắp…)

- Chiến tranh, thiên tai bão lụt…

Sau khi đã tìm ra những nguyên nhân có thể gây ra rủi ro, cần phải đưa ranhững biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro Đây là một khó khăn nữa trongquá trình thẩm định của các cán bộ ngân hàng vì việc đánh giá rủi ro là mộttrong những nội dung khó để thẩm định Nó thuộc về ý kiến chủ quan nên chỉđúng được một phần

Thẩm định về địa điểm công trình:

Nội dung này có được thẩm định nhưng không sâu Nguyên nhân vì tuyệt đại

đa số các dự án đầu tư đều ở trong phạm vi Thành phố Hà Nội

Đối với các loại dự án khác, có thể sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi xemxét nội dung này như địa điểm có thuận lợi cho việc kinh doanh không, có ảnh

Trang 24

hưởng lớn đến môi trường sống của người dân không… Tuy nhiên, đối với dự

án kinh doanh taxi, ngoài việc xem xét lượng khí thải của loại ôtô hoạt động có

ở mức cho phép hay không thì các vấn đề khác không cần phải xem xét nhiềunên không gây ra khó khăn cho cán bộ thẩm định

Thẩm định các yếu tố đầu vào:

Nội dung này cũng được xem xét nhưng không chú trọng nhiều Cán bộthẩm định xem xét các mặt sau:

- Nguyên vật liệu đầu vào cần thiết cho dự án: Nguyên vật liệu đó thuộc loại

dễ kiếm hoặc dễ thay thế không hay phải nhập khẩu từ nước ngoài Nguồn cungcấp ở đâu, có gần nơi sản xuất không, phương thức vận chuyển ra sao?

- Trường hợp trong tương lai nguyên vật liệu không có thì phương án thaythế nguyên vật liệu khác như thế nào, có những nguyên vật liệu nào thay thế?Giá cả, phương thức vận chuyển như thế nào?

Thẩm định công nghệ, thiết bị:

Đối với các dự án taxi đã và đang cho vay, cán bộ thẩm định rất quan tâmđến công nghệ của loại xe hoạt động nhằm nhìn nhận ra được những ưu điểm vàhạn chế của công nghệ được lựa chọn Cán bộ thẩm định đánh giá những yếu tốsau:

- Sự phù hợp của công nghệ so với công nghệ Việt Nam

- Sự hợp lý trong phương thức chuyển giao công nghệ, khả năng nắm bắt vàvận hành công nghệ của dự án, của chủ đầu tư

- Sự phù hợp về thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị so với tiến độ thựchiện của dự án

Thẩm định tài chính:

Trang 25

Đây là phần thẩm định quan trọng nhất đối với ngân hàng, giúp ngân hàngđưa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không Do vậy mà đối với nộidung này thì cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định một cách kỹ lưỡng Nộidung thẩm định bao gồm:

- Thẩm định tổng mức vốn đầu tư

- Nguồn tài trợ

- Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến

- Dòng tiền của dự án và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính

- Phân tích rủi ro của dự án

Thẩm định tổng mức vốn đầu tư:

Vốn đầu tư của dự án gồm vốn cố định và vốn lưu động Cán bộ thẩm địnhxem xét lại việc tính toán tổng vốn của chủ đầu tư đã hợp lý chưa, trên cơ sở đóđưa ra các biện pháp khắc phục, dự toán lại sao cho hợp lý Để thực hiện đượcđiều này thì cán bộ thẩm định phải tham khảo thêm các dự án tương tự vànhững kinh nghiệm đã được ngân hàng đúc kết, dự báo của các bộ ngành có liênquan Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn vay số tiền lớn hơn quy định chophép Vì vậy phải thẩm định kỹ lưỡng để phát hiện những bất hợp lý

Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng xem xét sự hợp lý giữa vốn cố định và vốnlưu động Nếu cơ cấu này không hợp lý thì đều dẫn đến làm giảm hiệu quả của

dự án Bởi vì: Nếu tính toán không chính xác, xác định sai nhu cầu vốn lưuđộng thì khi dự án đi vào hoạt động sẽ không có vốn để hoạt động, các tài sản

cố định đã đầu tư sẽ không phát huy được hiệu quả của nó, từ đó dẫn đến có thểphải đi vay thêm vốn lưu động để hoạt động Từ đó gia tăng chi phí của dự án

Nguồn tài trợ:

Trang 26

Trên cơ sở thẩm định tổng vốn đầu tư, cán bộ thẩm định đánh giá lại cơ cấunguồn vốn, khả năng tham gia của mỗi nguồn vốn và tiến độ bỏ vốn của từngnguồn vốn.

Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến:

Căn cứ để xác định doanh thu của dự án: Các sản phẩm dịch vụ tạo doanhthu, công suất, hiệu suất khai thác,giá bán sản phẩm, khả năng tái chế phế liệu,thanh lý tài sản

Chi phí quyết định đến giá thành và giá bán của sản phẩm, từ đó ảnh hưởngđến doanh thu của dự án Do vậy cán bộ thẩm định cần phải kiểm tra lại tất cảcác khoản mục chi phí hoạt động như chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phínhân công, chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng… xem những khoản mục chiphí này đã hợp lý chưa? Có phù hợp với thị trường hiện nay không? Đặc biệt làđối với chi phí khấu, hao cán bộ thẩm định cần phải xem xét kỹ càng việc tínhkhấu hao như thế đã đúng quy định của Bộ tài chính hay chưa, tránh tình trạngdoanh nghiệp tính khấu hao nhanh để trốn thuế của nhà nước

Dòng tiền của dự án và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính:

Dựa vào những căn cứ ở trên, các cán bộ thẩm định lên bảng chi tiết về thunhập, chi phí, báo cáo dòng tiền qua các năm và cả đời dự án

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính:

Ngân hàng đánh giá thông qua một số chỉ tiêu tài chính như sau:

- Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận ròng của cả đời dự án (NPV)

- Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

Ngày đăng: 07/10/2013, 20:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng II.2: Dòng tiền của dự án - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN THỜI GIAN QUA
ng II.2: Dòng tiền của dự án (Trang 27)
1.1. Tư cách khách hàng và tình hình hoạt động kinh doanh: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN THỜI GIAN QUA
1.1. Tư cách khách hàng và tình hình hoạt động kinh doanh: (Trang 34)
Bảng III.2: Các hợp đồng tín dụng của Công ty CP vận tải taxi Hà Nội mới với VPBank - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN THỜI GIAN QUA
ng III.2: Các hợp đồng tín dụng của Công ty CP vận tải taxi Hà Nội mới với VPBank (Trang 37)
1.3. Quan hệ với các tổ chức tín dụng: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN THỜI GIAN QUA
1.3. Quan hệ với các tổ chức tín dụng: (Trang 37)
Bảng III.4: Chi phí đầu tư xe và trang thiết bị phụ trợ - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN THỜI GIAN QUA
ng III.4: Chi phí đầu tư xe và trang thiết bị phụ trợ (Trang 43)
 Doanh thu hàng tháng dự kiến (Bảng 3– Phụ lục: Doanh thu dự án) - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN THỜI GIAN QUA
oanh thu hàng tháng dự kiến (Bảng 3– Phụ lục: Doanh thu dự án) (Trang 44)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w