1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch VPbank Trần xuân soạn- thực trạng và giải phápx

75 492 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 137,03 KB

Nội dung

Thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch VPbank Trần xuân soạn- thực trạng và giải pháp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm vừa qua, hòa chung với sự phát triển của kinh tế toàncầu, nền kinh tế Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận GDPtrong những năm gần đây luôn đạt mức cao khoảng 8 – 9% Cơ cấu ngành đã

có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng caonhư tài chính, ngân hàng, bảo hiểm Với sự lớn mạnh của mình, các ngânhàng đã trở thành các trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.Điều này càng quan trọng hơn khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chứcthương mại thế giới WTO vào năm 2007 Các ngân hàng có vai trò quan trọngtrong việc điều chuyển vốn giữa các thành phần kinh tế, giúp cho đồng vốnđược sử dụng một cách có hiệu quả nhất; ngân hàng còn góp phần đẩy nhanhquá trình thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc pháttriển các thành phần kinh tế, tạo đà cho phát triển

Sau một thời gian thực tập tại Phòng giao dịch VPBank Trần Xuân Soạn,tôi đã hoàn thành xong Báo cáo tổng hợp về đơn vị thực tập Sau đó, tôi tiếp

tục nghiên cứu sâu thêm về đơn vị và quyết định chọn đề tài: “THẨM ĐỊNH

DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Kết cấu của Chuyên đề ngoài Lời mở đầu, Kết luận, nội dung chính đượcchia làm 2 chương:

- Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại phòng giaodịch VPBank Trần Xuân Soạn thời gian qua

- Chương II: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự

án đầu tư tại Phòng giao dịch VPBank Trần Xuân Soạn thời gian tới

Để hoàn thành được Chuyên đề này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đãnhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu từ giáoviên hướng dẫn – TS Trần Mai Hương và của các cán bộ Phòng phục vụ

Trang 2

khách hàng Phòng giao dịch VPBank Trần Xuân Soạn Em xin bày tỏ sự cảm

ơn sâu sắc tới cô giáo và các cán bộ tại đơn vị thực tập

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN THỜI GIAN QUA

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VPBANK, CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN:

1 Quá trình hình thành và phát triển:

Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (gọitắt là VPBank) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP củathống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 vớithời gian hoạt động 99 năm Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04/09/1993theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04/09/1993 Số vốn điều lệkhi mới thành lập là 20 tỷ VNĐ, sau đó VPBank tiếp tục tăng vốn điều lệ lên

70 tỷ VNĐ theo quyết định 193/QĐ-NH5 vào ngày 12/09/1994 và tiếp tụctăng lên 174,9 tỷ VNĐ theo quyết định số 53/QĐ-NH5 vào ngày 18/03/1996của NHNN Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng.Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10%vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - mộtNgân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ được nâng lên trên 750

tỷ đồng Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lêntrên 1.000 tỷ đồng Và hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷđồng vào tháng 7/2007 VPBank thuộc sở hữu của 102 cổ đông pháp nhân vàthể nhân thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó có một cổđông nước ngoài là Dragon Capital (nắm giữ 10% vốn điều lệ)

Trang 3

Tính cho đến 31/12/2006, số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệthống tính đến nay có trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhânviên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%) Nhận thức được chấtlượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵnsàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách khiViệt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế Chính vì vậy, những năm vừaqua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng trải qua ba giai đoạn:

- Từ năm 1993 đến 1996: Là giai đoạn ngân hàng tăng trưởng thiếu kiểmsoát do mới thành lập và chưa có kinh nghiệm trong hoạt động cũng như quảnlý

- Từ năm 1996 đến 2004: Là giai đoạn giải quyết khủng hoảng của ngânhàng Năm 1997 xảy ra Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, chính vìvậy VPBank ngoài việc phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại của chínhmình thì còn phải giải quyết những khó khăn do cuộc khủng hoảng gây ra

- Từ năm 2004 đến nay: Là giai đoạn định hướng phát triển bền vững.Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc

mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn Cuốinăm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tạithành phố Hồ Chí Minh Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chinhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng Trongnăm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinhdoanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh SàiGòn Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp

Trang 4

thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chinhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánhThăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang.Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một

số phòng giao dịch thành chi nhánh Trong năm 2006, VPBank tiếp tục đượcNHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính củaNgân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộcChi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An(trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng Giao dịch Tân Bình (trực thuộc ChiNhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ ChíMinh), phòng Giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng Giaodịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng Giao dịch Hưng Lợi(trực thuộc CN Cần Thơ) Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trênđây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó làCông ty Quản lý thác tài sản (VP Bank AMC) và Công ty Chứng Khoán VPBank (VPBS) Hiện tại, VPBank đã có 30 Chi nhánh và gần 100 Phòng giaodịch hoạt động tại nhiều tỉnh thành trên cả nước

 Vài nét về Chi nhánh VPBank Hà Nội:

VPBank nhận được công văn chấp thuận số 3595/UB-KT, ngày 1/10/2004của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội, công văn chấp thuận số1128/NHNN-CNH, ngày 6/10/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam chophép mở Chi nhánh cấp I Hà nội (Số 4 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội).Ngày 2/11/2004 , Hội đồng quản trị VPBank đã ban hành Quyết định số 81-2004/QĐ-HĐQT thành lập Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh đã chính thức đivào hoạt động kể từ ngày 04/01/2005

Trang 5

Chi nhánh hoạt động trên sự kế thừa toàn bộ bộ máy, cơ cấu hoạt động củahội sở trước đây Điều đó tạo những thuận lợi cho chi nhánh trong suốt quátrình hoạt động so với các chi nhánh khác mới thành lập trong cùng hệ thống.Sau 2 năm hoạt động, chi nhánh đã kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận caonhất trong toàn hệ thống, luôn dẫn đầu về huy động vốn và cho vay Vớinhững kết quả kinh doanh ấn tượng trong một thời gian ngắn, chi nhánh HàNội ngày càng vững chắc đi lên, quyết tâm hoàn thành kế hoạch kinh doanh

đã đề ra, thực hiện chiến lược dài hạn của cả hệ thống VP Bank là trở thànhngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam

Trong nền kinh tế có rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, nhiều ngànhnghề khác nhau, do vậy mục đích vay vốn của các cá nhân và tập thể cũng rất

đa dạng Tuy vậy, những dự án xin vay vốn tại Chi nhánh VP Bank Hà Nộichỉ tập trung chủ yếu trong một số lĩnh vực là: Thương mại – Dịch vụ, Xâydựng, Cho vay xây nhà, Mua ô tô…

 Các lĩnh vực hoạt động của VPBank:

VP Bank hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàngtrên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ sau:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước

- Vay vốn của NHNN và các tổ chức tín dụng khác

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác

- Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành

Trang 6

- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ

- Huy động vốn từ nước ngoài

- Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ liên quan đến thanh toánquốc tế

- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hìnhthức, đặc biệt là chuyển tiền nhanh Western Union

2 Vài nét về phòng giao dịch Trần Xuân Soạn:

Phòng Giao dịch số 66 Trần Xuân Soạn trực thuộc Chi nhánh cấp I HàNội Vào ngày 08/08/2007, Phòng được chuyển từ số 4 – Dã Tượng về địađiểm mới và hoạt động độc lập từ đó đến nay Đây là một vị trí đẹp, nằm ởtrung tâm thành phố, phía sau Chợ Mơ nên lượng khách khá nhiều Ngôi nhà

5 tầng thoáng mát tạo điều kiện tốt để các hoạt động giao dịch diễn ra Tầng 1

là bộ phận tiếp xúc khách hàng và kế toán Tầng 2 là tầng làm việc của Phòngphục vụ khách hàng và phòng tiếp khách Tại đây có 2 phòng nhỏ là Phòng

Kế toán và Phòng phục vụ khách hàng (Trước đây gọi là Phòng tín dụng).Tầng 3 là phòng làm việc của Trưởng phòng giao dịch Mọi hoạt động chủyếu diễn ra ở 2 tầng 1 và 2

Sơ đồ I.1: Sơ đồ tổ chức của Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn

Trang 7

II THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

1 Hoạt động tín dụng và thẩm định dự án đầu tư thời gian qua:

Kể từ tháng 8/ 2007 tới nay, mới chỉ qua 8 tháng hoạt động, phòng giaodịch Trần Xuân Soạn đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong côngtác tín dụng và thẩm định dự án đầu tư Trong thời gian qua, đã có khoảng 55hợp đồng tín dụng được thực hiện với số tiền đã giải ngân khoảng 35 tỷ đồng.Các loại tín dụng chủ yếu tại phòng giao dịch bao gồm:

- Tín dụng khách hàng cá nhân: Đây là mảng tín dụng quan trọng nhất củaphòng giao dịch Tính đến thời điểm này đã có khoảng 40 hợp đồng tín dụngvới số tiền giải ngân khoảng 23 tỷ đồng Hầu hết mục đích của những hợpđồng tín dụng này là để xây nhà hoặc mua ôtô, phục vụ nhu cầu cá nhân.Nguyên nhân đây là mảng quan trọng vì phòng giao dịch Trần Xuân Soạn làmắt xích cơ sở của toàn bộ mạng lưới VPBank Vì vậy, người dân thích đếnđây để giao dịch hơn là đến những chi nhánh lớn

Trong một thời gian ngắn hoạt động, đạt được kết quả này là một thànhcông đáng ghi nhận đối với các cán bộ phòng giao dịch Điều này càng khẳngđịnh mục tiêu của VPBank là hướng đến các khách hàng cá nhân và doanhnghiệp nhỏ và vừa

- Tín dụng khách hàng doanh nghiệp: Đây cũng là mảng chiếm vị tríkhông nhỏ trong hoạt động của phòng giao dịch Hiện nay, đã có khoảng 15hợp đồng tín dụng được thẩm định và giải ngân với số tiền là 12 tỷ đồng (dựtính số tiền cho vay là 23 tỷ) Trong số những dự án vay vốn tại đây, phần lớn

Phòng Phục vụ khách hàng Cá nhân

Phòng Phục vụ

khách hàng

Doanh nghiệp

Trang 8

là các dự án đầu tư mới vào hoạt động kinh doanh taxi (9 dự án), còn lại làcác dự án vay vốn nhằm bổ sung kinh phí hoạt động, mua phương tiện đilại… Nguyên nhân của việc hầu hết các dự án vay vốn để kinh doanh taxi là

do đây là phòng giao dịch cấp cơ sở, tuy được xem xét những dự án có vốnvay lớn, nhưng hạn mức duyệt của phòng chỉ là 6 tỷ, còn lại là phải đưa lênchi nhánh cấp cao hơn Vì vậy, những dự án lớn thường sẽ lên các chi nhánh

để giao dịch thuận lợi hơn Đây là một trong những khó khăn mà phòng giaodịch gặp phải Chính vì điều này, mục tiêu của phòng giao dịch trong năm nay

sẽ trở thành chi nhánh cấp 2 để mở rộng quy mô hoạt động

Nhận xét chung: Trong một thời gian ngắn hoạt động, đạt được kết quả

này là một thành công đáng ghi nhận đối với các cán bộ phòng giao dịch.Điều này càng khẳng định mục tiêu của VPBank là hướng đến các kháchhàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa Tuy còn nhiều khó khăn nhưng tôitin phòng giao dịch sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa trong thời gian tới

2 Quy trình thẩm định:

Quy trình thẩm định dự án đầu tư được tiến hành dựa trên Quy trìnhnghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng VPBank Quy trình đó có thểđược tóm tắt ở sơ đồ sau:

Trang 9

Sơ đồ II.1: Quy trình thẩm định dự án đầu tư

Bước 2

Tiếp nhận hồ sơ vay

Bước 1

Tiếp xúc với khách hàng,

hướng dẫn lập hồ sơ Nhân viên A/O Doanh nghiệp thẩm định Bước 3a

khách hàng về mọi mặt, trừ tài sản bảo đảm

Trang 10

2.1 Bước 1 - Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ:

Nhân viên phòng A/O doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp vớidoanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng để nắm bắt một số thông tin

về doanh nghiệp đó:

- Thông tin về tư cách pháp lý, tổ chức của khách hàng

- Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian qua, cácthuận lợi cũng như khó khăn của doanh nghiệp trong giai đoạn gần đây

- Nhu cầu vay vốn của khách hàng là bao nhiêu, vay vốn theo hình thứcnào

- Nội dung dự án, phương án kinh doanh, khả năng hoàn trả nợ vay, cơ cấunguồn vốn thực hiện dự án

- Lãi suất cho vay

- Điều kiện cho vay

Trang 11

- Các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đang có.

- Các thông tin công khai khác về ngân hàng

Sau khi trao đổi, nếu nhận thấy khách hàng phù hợp với các điều kiện chovay của VPBank thì nhân viên A/O doanh nghiệp dựa vào các quy định hiệnhành sẽ chuyển cho khách hàng bản danh mục các hồ sơ tài liệu mà kháchhàng cần hoàn thiện để ngân hàng xét duyệt cho vay

Nếu khách hàng chưa có kinh nghiệm trong việc đi vay vốn, nhân viên A/

O doanh nghiệp có thể hướng dẫn cụ thể nhưng không được làm thay, tuyệtđối không được tư vấn, phối hợp để ngụy tạo số liệu Chính vì vậy, việc yêucầu khách hàng cung cấp hồ sơ cần rất cẩn thận, tránh sai sót nhưng cũngđồng thời phải tránh gây tâm lý khó chịu cho khách hàng

Nếu sau những trao đổi ban đầu mà nhân viên A/O doanh nghiệp thấykhách hàng không đủ điều kiện cần thiết và không đủ khả năng bổ sung chúngthì cần thông báo ngay để khách hàng chủ động tìm phương án khác

Đây là công việc đầu tiên của các cán bộ thẩm định khi có khách hàng đếnvay vốn Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải tạo được cảm tình đối với kháchhàng, từ đó lấy được càng nhiều thông tin về khách hàng càng tốt Đối vớicông việc này, theo tôi các cán bộ thẩm định đã thực hiện khá tốt Qua mộtthời gian tiếp xúc, tôi thấy các anh chị ở phòng đều rất nhiệt tình, vui vẻ vàtạo được nhiều thiện cảm đối với tôi Đối với khách hàng cũng vậy, khi họđến giao dịch, các cán bộ đều vui vẻ và tạo điều kiện tốt nhất để công việcdiễn ra trôi chảy Tôi chưa thấy sự không hài lòng nào từ phía khách hàng vềcông tác tiếp xúc

Trang 12

2.2 Bước 2 - Tiếp nhận hồ sơ vay vốn:

Nhân viên A/O doanh nghiệp kiểm tra toàn bộ hồ sơ của khách hàng

 Kiểm tra về số lượng hồ sơ:

Nhân viên tín dụng căn cứ vào hồ sơ khách hàng cung cấp và đối chiếu vớicác quy định tại quy chế cho vay của VPBank và các quy định khác để kiểmtra đối chiếu với hồ sơ thực tế Nếu thấy số lượng hồ sơ chưa đủ thì yêu cầukhách hàng bổ sung

 Kiểm tra về tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ:

Các tài liệu như phương án kinh doanh, giấy đề nghị vay vốn, biên bảnhọp Hội đồng quản trị (hoặc sáng lập viên, Hội đồng thành viên) thông quaphương án bao gồm cả phương án vay vốn ngân hàng… bắt buộc phải là bảnchính và được ký bởi người đại diện hợp pháp của bên vay trước pháp luật.Nếu các tài liệu không thể cung cấp được bản chính thì sử dụng bản sao cócông chứng Các hồ sơ tài sản bảo đảm có thể nhận bản sao để tiến hành địnhgiá nhưng nhân viên A/O doanh nghiệp phải đối chiếu bản chính hồ sơ gốccủa tài sản bảo đảm với bản sao do khách hàng cung cấp nhằm tránh tìnhtrạng hồ sơ bản chính của tài sản bảo đảm đang được thế chấp tại một ngânhàng khác (gọi là tình trạng đảo nợ)

Nhân viên A/O doanh nghiệp bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm cho Phòngthẩm định tài sản bảo đảm để thẩm định giá trị tài sản bảo đảm Công việc

Trang 13

này cần được tiến hành ngay sau khi khách hàng cung cấp hồ sơ để tránh việckéo dài thời gian.

Theo tôi, công việc này được thực hiện khá chuyên nghiệp Lý do vìphòng thẩm định có 5 cán bộ, mỗi cán bộ đều đảm nhận một vài loại dự ánriêng biệt nên tính chuyên môn hóa thể hiện khá rõ Vì vậy, thời gian cũngnhư công việc tiếp nhận hồ sơ được giảm xuống và được đơn giản đi đáng kể

2.3 Bước 3a - Nhân viên A/O doanh nghiệp thẩm định khách hàng về mọi mặt, trừ tài sản bảo đảm:

- Thẩm định lịch sử hình thành, phát triển và uy tín của doanh nghiệp

- Kiểm tra thực lực tài chính, tính hợp lệ của hồ sơ tài chính

Trang 14

- Đánh giá thực lực tài chính của khách hàng để phục vụ phương án đó.

- Nhận xét xem nhu cầu vay đó có phù hợp với các quy định của VPBankhay không

Từ những công đoạn thẩm định trên, nhân viên A/O doanh nghiệp tập hợptài liệu, lập tờ trình thẩm định Tờ trình thẩm định là kết quả của cán bộ thẩmđịnh về khách hàng vay vốn trong đó ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định vềtính khả thi của dự án, về món vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng Tất cả hồ

sơ và tờ trình thẩm định sau đó được chuyển lên trưởng phòng tín dụng

Trưởng phòng tín dụng sẽ xem xét, kiểm tra về nghiệp vụ thông qua yêucầu của cán bộ tín dụng và chỉnh sửa, bổ sung

Để thực hiện được bước này có hiệu quả, cần có một số yêu cầu như sau:

- Nguồn thông tin về khách hàng cũng như dự án cần đầy đủ, chính xác

- Nhân viên thẩm định phải có kinh nghiệm

- Khách hàng phải có sự hợp tác với các nhân viên thẩm định

2.4 Bước 3b - Phòng thẩm định tài sản bảo đảm thực hiện định giá tài sản bảo đảm và lập tờ trình:

Nhân viên thẩm định tài sản bảo đảm nhận giấy đề nghị đánh giá tài sảnkèm theo bộ hồ sơ tài sản bảo đảm từ phòng phục vụ khách hàng

Nhân viên thẩm định tài sản chủ động liên hệ với chủ tài sản để:

- Nắm thông tin về tài sản, hẹn thời gian để tiến hành thẩm định, đề nghịkhách hàng bổ sung hồ sơ liên quan đến tài sản và đối chiếu với bản chính của

hồ sơ tài sản

Trang 15

- Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ tài sản và phân loại tài sản.

- Đánh giá quyền sở hữu của tài sản bảo đảm

- Đánh giá hiện trạng của tài sản

- Đánh giá giá trị của tài sản

- Xác định tính chuyển nhượng của tài sản bảo đảm

- Lập biên bản định giá tài sản bảo đảm

Việc thẩm định tài sản bảo đảm này có thể thuê cơ quan chuyên môn đểđánh giá nếu gặp khó khăn

2.5 Bước 4 - Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng:

Nhân viên A/O lập tờ trình thẩm định khách hàng, ghi rõ ngày nhận hồ sơlần đầu và ngày nhận đủ hồ sơ

Nhân viên thẩm định tài sản lập báo cáo thẩm định tài sản, chuyển chotrưởng phòng ký duyệt

Nhân viên A/O nhận lại báo cáo thẩm định, biên bản định giá từ nhân viênthẩm định tài sản bảo đảm, tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/ Hội đồng tíndụng Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng sẽ xem xét lại hồ sơ, ý kiến của cán bộthẩm định từ đó quyết định cho vay hay không Nếu đồng ý cấp tín dụng,ngân hàng sẽ thực hiện giải ngân theo thỏa thuận của hai bên Định kỳ kiểmtra việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, giám sát quá trình thực hiện dự án đểđảm bảo khả năng thanh toán của dự án

3 Nội dung thẩm định:

Trang 16

Vì đây là chuyên đề của chuyên ngành Kinh tế đầu tư, tôi chỉ xem xétthẩm định đối với những dự án án đầu tư của doanh nghiệp mà không xét đếnnhững khoản vay của cá nhân để xây nhà, mua ôtô… Nội dung thẩm định dự

án đầu tư tại Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn bao gồm 3 phần:

3.1 Thẩm định khách hàng vay vốn:

 Thẩm định về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như tư cách chủ doanh nghiệp:

Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp:

- Thời điểm, lý do hình thành doanh nghiệp

- Các sự kiện lớn của doanh nghiệp (ví dụ như sự thay đổi về bộ máy điềuhành, công nghệ, sản phẩm, quy mô…)

- Những khó khăn cũng như thuận lợi mà doanh nghiệp đã, đang trải qua

- Uy tín, chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường hiện nay

Tư cách chủ doanh nghiệp:

- Tiểu sử bản thân, hoàn cảnh gia đình

Trang 17

- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn.

- Trình độ quản lý, hiểu biết pháp luật

- Kinh nghiệm công tác, những thành công và thất bại trên thương trường

- Sức khỏe, khả năng giao tiếp

- Uy tín với đối tác, bạn hàng

- Nhận thức về trách nhiệm của người vay vốn, tính hợp tác với nhân viêncủa ngân hàng

Thẩm định về uy tín của khách hàng trên thị trường:

- Sản phẩm của doanh nghiệp là sản phẩm gì, chiểm bao nhiêu thị phần sovới các sản phẩm cùng loại, chất lượng sản phẩm như thế nào, việc sản xuất,kinh doanh có ổn định không

- Đối tác, khách hàng của doanh nghiệp là công ty nào, ở nước nào, mốiquan hệ có bền vững không

Đánh giá về quan hệ của khách hàng với ngân hàng VPBank và các tổ chức tín dụng khác:

- Đánh giá về giao dịch tài khoản trong quá khứ

- Đánh giá về việc cấp tín dụng trong quá khứ

Để đánh giá được những nội dung này, cán bộ thẩm định có thể tiếp xúctrực tiếp với khách hàng và tìm hiểu thêm qua các kênh thông tin khác Nộidung này được xem là phần dễ thẩm định nhất và dự án nào cũng có thể thẩmđịnh được

 Thẩm định về năng lực tài chính của khách hàng:

Trang 18

Để thẩm định năng lực tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng cần dựavào các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và kết hợp với các thôngtin từ hệ thống CIC (Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng nhà nước ViệtNam) và từ các nguồn thông tin khác Nội dung thẩm định năng lực tài chínhbao gồm hệ thống các chỉ tiêu:

Các chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn, cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

Căn cứ bảng cân đối kế toán, xác định cơ cấu tổng thể nguồn vốn, tài sảncủa người vay:

- Tổng tài sản

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

- Nguồn vốn chủ sở hữu

- Nợ phải trả: Bao gồm Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn và Nợ khác

Tỷ suất tài trợ:

Công thức tính tỷ suất tài trợ như sau:

Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

Tỷ suất tài trợ phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của bên đi vay.Thường thì các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng các nguồn như: Vốn tự

có, vốn vay, vốn chiếm dụng hợp lệ trong thanh toán Như vậy chỉ tiêu nàyđánh giá mức độ tự đảm nhiệm vốn hoạt động của bên đi vay Chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính càng lớn, bởi vì hầu hết tàisản của người vay đều được đầu tư bằng vốn hiện có

Trang 19

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

Nhìn chung, nếu người vay có khả năng thanh toán cao thì tình hình tàichính khả quan và ngược lại

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán bao gồm:

- Khả năng thanh toán nhanh = TổngTSLĐ và ĐTNH −Hàngtồn kho Tổng nợ ngắn hạn

Nếu chỉ tiêu này ổn định và xấp xỉ bằng 0,5 thì người vay được đánh giá làđảm bảo khả năng thanh toán nhanh Trường hợp chỉ tiêu quá cao cũng khôngtốt do xảy ra tình trạng dư thừa tiền mặt và các khoản phải thu quá cao so vớimức hợp lý, sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn

- Tỷ suất thanh toán hiện thời = TSLĐ và ĐTNH Nợ ngắn hạn

Thông thường nếu chỉ tiêu này ổn định và xấp xỉ bằng 1 thì người vayđược đánh giá là có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạntrả Trường hợp nếu chỉ tiêu này quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụngvốn do lúc này vốn lưu động dư thừa quá nhiều so với yêu cầu thực tế

- Tỷ suất thanh toán tức thì = Tổng số n ợ ngắn hạn Tổng số tiền mặt

Nếu chỉ tiêu này ổn định và không thấp hơn 0,1 hoặc không cao hơn 0,5thì lượng tiền mặt tồn quỹ đảm bảo để có thể thực hiện nhu cầu thanh toán tứcthì Nếu thấp hơn 0,1 thì lượng dự trữ tiền mặt quá ít, nếu cao hơn 0,5 thìlượng tiền mặt quá nhiều so với yêu cầu thực tế

Ngoài ra, nhân viên A/O doanh nghiệp có thể xem xét thêm một số chỉ tiêukhác như: Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh, hệ số cộng nợ/ tổng tài sản, hệ

số khai thác tài sản… để làm rõ thêm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trang 20

Nhận xét: Nhân viên thẩm định có rất nhiều tính toán được rất nhiều chỉ

tiêu nhằm thẩm định nôi dung này Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp dự ánvay vốn cụ thể mà các cán bộ tín dụng sử dụng các chỉ tiêu khác nhau Có thểnói, tuy mới thành lập nhưng nhờ kế thừa được kinh nghiệm và kiến thức củaChi nhánh VPBank Hà Nội nên công đoạn này được Phòng giao dịch thựchiện đơn giản và hiệu quả

Hiện nay, với các phần mềm chuyên dụng, cán bộ thẩm định có thể dễdàng tính được các chỉ số trên nếu có đầy đủ tài liệu cần thiết Tuy nhiên,không phải bao giờ doanh nghiệp cũng cung cấp đầy đủ hồ sơ, vì vậy có thể

có một vài chỉ số không tính toán được Trong thực tế, đã có nhiều trường hợpnhư vậy xảy ra, và cán bộ thẩm định bất đắc dĩ phải sử dụng cảm giác và kinhnghiệm của mình để đánh giá về doanh nghiệp Đây là một trong những hạnchế của công tác thẩm định

3.2 Thẩm định hồ sơ vay vốn:

Hồ sơ vay vốn cần đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ theo quy định của Ngânhàng Hồ sơ bao gồm:

 Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của bên vay:

Nếu khách hàng là doanh nghiệp trong nước:

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế:

Do Sở kế hoạch – đầu tư nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cấp Đối vớiHTX thì đăng ký kinh doanh do UBND quận, huyện cấp, trừ trường hợp kinhdoanh trong các ngành nghề theo quy định của riêng của Chính phủ thì doUBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp

Trang 21

Doanh nghiệp phải có mã số thuế hợp pháp để nhân viên thẩm định kiểmtra.

 Điều lệ:

Điều lệ của doanh nghiệp phải được cấp có thẩm quyền quyết định thànhlập xác nhận, đối với điều lệ HTX phải được UBND quận, huyện xác nhận

 Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng

Nếu khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

- Hợp đồng liên doanh được ký kết đúng quy định của pháp luật

- Điều lệ đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấyphép đầu tư

- Giấy phép đầu tư

- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên liêndoanh và của nhà đầu tư nước ngoài

Trang 22

 Tài liệu về tình hình kinh doanh và khả năng tài chính:

Doanh nghiệp phải gửi các báo cáo tài chính hai năm gần đây nhất và cácquý của năm xin vay vốn Bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tàichính và các báo cáo chi tiết về tình hình công nợ, tình hình tồn kho của sảnphẩm hàng hóa…

 Hồ sơ về việc sử dụng vốn vay:

Bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của Ngân hàng)

- Dự án đầu tư hay luận chứng kinh tế kỹ thuật có liên quan đến việc sửdụng vốn vay

- Các hợp đồng kinh tế chứng minh việc mua bán nguyên vật liệu, hànghóa, máy móc thiết bị…

- Các tài liệu thẩm định về kinh tế kỹ thuật của dự án

 Hồ sơ bảo đảm tín dụng:

- Nếu là khách hàng có đảm bảo tín dụng bằng tài sản thì cần có các giấy

tờ chứng minh tính hợp pháp của tài sản bảo đảm

- Nếu là khách hàng có đảm bảo tín dụng bằng bảo lãnh của ngân hàng thìphải cung cấp bản chính thư bảo lãnh

Theo hướng dẫn thẩm định của ngân hàng là như vậy, tuy nhiên trên thực

tế cán bộ thẩm định thường không xem xét hết được các nội dung trên mà chỉhoàn thành một cách tương đối Nguyên nhân quan trọng nhất là bởi vì việcthu thập số liệu gặp phải nhiều khó khăn Có thể doanh nghiệp chưa nắm

Trang 23

vững được các quy định để cung cấp đầy đủ, hoặc có trường hợp thiếu hoặcmất giấy tờ cần thiết Một nguyên nhân nữa là do doanh nghiệp khai báokhông trung thực để có thể vay vốn bất hợp pháp Cán bộ thẩm định sẽ dựavào những giấy tờ có được và xem xét cùng với các nội dung khác để đề xuất

có nên cho vay hay không

- Thẩm định về địa điểm công trình

- Thẩm định các yếu tố đầu vào

- Thẩm định công nghệ, thiết bị

- Thẩm định tài chính

- Thẩm định về phương diện kinh tế

- Thẩm định tổ chức quản lý dự án

Trang 24

- Thẩm định ảnh hưởng môi trường sinh thái

Tuy nhiên trên thực tế, không phải tất cả các nội dung đều được xem xét.Tùy theo từng loại dự án và quy mô dự án mà ngân hàng tiến hành thẩm địnhtất cả hoặc chỉ một vài nội dung quan trọng Vì hầu hết các dự án đầu tư củaphòng giao dịch là của các doanh nghiệp kinh doanh taxi tại địa bàn thànhphố Hà Nội nên thẩm định dự án đầu tư chỉ bao gồm những nội dung sau:

 Thẩm định về phương diện thị trường:

Đây là nội dung quan trọng để xác định tính khả thi của dự án đầu tư Bất

kỳ một dự án nào mà không đưa ra được những căn cứ thuyết phục về khảnăng chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ mà dự án cung cấptrong tuổi đời dự kiến của dự án nêu sẽ bị loại ngay và không cần xem xét đếncác khía cạnh khác nữa Điều này càng quan trọng hơn đối với các dự án đầu

tư về lĩnh vực vận tải hành khách Trên thực tế, các cán bộ thẩm định đã xemxét được một cách kỹ lưỡng các nội dung sau:

Xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm dịch vụ mà dự án sẽ cung cấp:

- Thói quen, tập quán tiêu dùng của người dân địa phương, tình hình pháttriển kinh tế cũng như mức thu nhập bình quân đầu người của người dân địaphương

- Xác định nhu cầu thị trường trong nước: Trong nước nhu cầu hiện nay làbao nhiêu? Ai là người đáp ứng những nhu cầu này? Nhu cầu sản phẩm cóthay đổi theo mùa không? Dự kiến trong những năm tới khi dự án đi vào hoạtđộng nhu cầu này sẽ thay đổi như thế nào?

Trang 25

Phân tích thị trường mục tiêu của dự án và đánh giá mức độ cạnh tranh của sản phẩm:

Sản phẩm của dự án có gì khác biệt so với các sản phẩm khác về mẫu mã,giá cả so với các sản phẩm cùng loại? Phương thức tiêu thụ sản phẩm của dự

án là phương thức nào? Mạng lưới phân phối đã được xác lập chưa? Mạnglưới đó có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không? Sản phẩm của dự

án có những nét gì đặc biệt để có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại?

Phân tích rủi ro thị trường:

Rủi ro thị trường là rủi ro nguy hiểm nhất, ta phải lường trước được nhữngrủi ro này, tìm ra nguyên nhân của những rủi ro đó Nguyên nhân của rủi ro

có thể là:

- Thay đổi nhu cầu thị hiếu

Thị hiếu người tiêu dùng là một yếu tố thường xuyên thay đổi Thị hiếungười tiêu dùng ngày càng hướng đến sự hoàn hảo về dịch vụ và chất lượng

Vì vậy, khi thẩm định dự án, cần xem xét thị hiếu của người tiêu dùng trongtương lai có phù hợp với sản phẩm của dự án hay không

- Thay đổi về công nghệ

Công nghệ hiện nay càng ngày càng phải đáp ứng được nhu cầu khắt khe

về bảo vệ môi trường Xu hướng hiện nay là chuyển dần từ các nhiên liệuchiết xuất từ dầu mỏ sang các loại nhiên liệu khác sạch hơn như nhiên liệusức gió, năng lượng mặt trời hay nhiên liệu nguyên tử nhằm thân thiện hơnvới môi trường Cán bộ thẩm định cần xem xét công nghệ trong tương lai cóthay đổi hay không và công nghệ của dự án có đáp ứng được nhu cầu haykhông

Trang 26

- Nguyên nhân về cơ chế chính sách thay đổi

- Rủi ro trong hợp đồng kinh doanh (tai nạn, hỏng xe, mất cắp…)

- Chiến tranh, thiên tai bão lụt…

Sau khi đã tìm ra những nguyên nhân có thể gây ra rủi ro, cần phải đưa ranhững biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro Đây là một khó khăn nữatrong quá trình thẩm định của các cán bộ ngân hàng vì việc đánh giá rủi ro làmột trong những nội dung khó để thẩm định Nó thuộc về ý kiến chủ quannên chỉ đúng được một phần

 Thẩm định về địa điểm công trình:

Nội dung này có được thẩm định nhưng không sâu Nguyên nhân vì tuyệtđại đa số các dự án đầu tư đều ở trong phạm vi Thành phố Hà Nội

Đối với các loại dự án khác, có thể sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi xemxét nội dung này như địa điểm có thuận lợi cho việc kinh doanh không, cóảnh hưởng lớn đến môi trường sống của người dân không… Tuy nhiên, đốivới dự án kinh doanh taxi, ngoài việc xem xét lượng khí thải của loại ôtô hoạtđộng có ở mức cho phép hay không thì các vấn đề khác không cần phải xemxét nhiều nên không gây ra khó khăn cho cán bộ thẩm định

 Thẩm định các yếu tố đầu vào:

Nội dung này cũng được xem xét nhưng không chú trọng nhiều Cán bộthẩm định xem xét các mặt sau:

- Nguyên vật liệu đầu vào cần thiết cho dự án: Nguyên vật liệu đó thuộcloại dễ kiếm hoặc dễ thay thế không hay phải nhập khẩu từ nước ngoài

Trang 27

Nguồn cung cấp ở đâu, có gần nơi sản xuất không, phương thức vận chuyển

ra sao?

- Trường hợp trong tương lai nguyên vật liệu không có thì phương án thaythế nguyên vật liệu khác như thế nào, có những nguyên vật liệu nào thay thế?Giá cả, phương thức vận chuyển như thế nào?

- Sự phù hợp của công nghệ so với công nghệ Việt Nam

- Sự hợp lý trong phương thức chuyển giao công nghệ, khả năng nắm bắt

và vận hành công nghệ của dự án, của chủ đầu tư

- Sự phù hợp về thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị so với tiến độ thựchiện của dự án

 Thẩm định tài chính:

Đây là phần thẩm định quan trọng nhất đối với ngân hàng, giúp ngân hàngđưa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không Do vậy mà đối với nộidung này thì cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định một cách kỹ lưỡng Nộidung thẩm định bao gồm:

- Thẩm định tổng mức vốn đầu tư

- Nguồn tài trợ

- Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến

Trang 28

- Dòng tiền của dự án và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính

- Phân tích rủi ro của dự án

và những kinh nghiệm đã được ngân hàng đúc kết, dự báo của các bộ ngành

có liên quan Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn vay số tiền lớn hơn quyđịnh cho phép Vì vậy phải thẩm định kỹ lưỡng để phát hiện những bất hợplý

Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng xem xét sự hợp lý giữa vốn cố định vàvốn lưu động Nếu cơ cấu này không hợp lý thì đều dẫn đến làm giảm hiệuquả của dự án Bởi vì: Nếu tính toán không chính xác, xác định sai nhu cầuvốn lưu động thì khi dự án đi vào hoạt động sẽ không có vốn để hoạt động,các tài sản cố định đã đầu tư sẽ không phát huy được hiệu quả của nó, từ đódẫn đến có thể phải đi vay thêm vốn lưu động để hoạt động Từ đó gia tăngchi phí của dự án

Nguồn tài trợ:

Trên cơ sở thẩm định tổng vốn đầu tư, cán bộ thẩm định đánh giá lại cơcấu nguồn vốn, khả năng tham gia của mỗi nguồn vốn và tiến độ bỏ vốn củatừng nguồn vốn

Trang 29

Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến:

Căn cứ để xác định doanh thu của dự án: Các sản phẩm dịch vụ tạo doanhthu, công suất, hiệu suất khai thác,giá bán sản phẩm, khả năng tái chế phếliệu, thanh lý tài sản

Chi phí quyết định đến giá thành và giá bán của sản phẩm, từ đó ảnhhưởng đến doanh thu của dự án Do vậy cán bộ thẩm định cần phải kiểm tralại tất cả các khoản mục chi phí hoạt động như chi phí nguyên nhiên vật liệu,chi phí nhân công, chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng… xem những khoảnmục chi phí này đã hợp lý chưa? Có phù hợp với thị trường hiện nay không?Đặc biệt là đối với chi phí khấu, hao cán bộ thẩm định cần phải xem xét kỹcàng việc tính khấu hao như thế đã đúng quy định của Bộ tài chính hay chưa,tránh tình trạng doanh nghiệp tính khấu hao nhanh để trốn thuế của nhà nước

Dòng tiền của dự án và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính:

Dựa vào những căn cứ ở trên, các cán bộ thẩm định lên bảng chi tiết về thunhập, chi phí, báo cáo dòng tiền qua các năm và cả đời dự án

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính:

Ngân hàng đánh giá thông qua một số chỉ tiêu tài chính như sau:

- Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận ròng của cả đời dự án (NPV)

- Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

- Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn (T)

- Chỉ tiêu điểm hòa vốn

- Chỉ tiêu năng lực hòa vốn (NI)

Trang 30

Bảng II.2: Dòng tiền của dự án

I Lợi nhuận dự án:

Tổng doanh thu

Tổng chi phí sản xuất

Lợi nhuận trước thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế

II Dòng tiền dự án:

Vốn đầu tư

Lợi nhuận sau thuế

Khấu hao tài sản cố định

T thu hồi

(Nguồn: Tài liệu học tập của nhân viên tân tuyển)

Các chỉ số này được tính đơn giản và chính xác bằng phần mềm chuyêndụng T24 mà tôi sẽ đề cập đến sau

Phân tích rủi ro của dự án:

Cán bộ thẩm định xem xét đánh giá các loại rủi ro có thể ảnh hưởng đến

dự án Các rủi ro đó có thể là: Rủi ro do thiên tai hỏa hoạn, rủi ro do biếnđộng giá bán, nguyên nhiên vật liệu đầu vào, rủi ro mức độ cạnh tranh, rủi ro

do quản lý điều hành…

Trang 31

Phương pháp phân tích rủi ro thường được sử dụng tại Phòng giao dịchTrần Xuân Soạn là phương pháp phân tích độ nhạy Các yếu tố được xem xétkhi tiến hành phân tích độ nhạy là Giá và Chi phí Nếu dự án vẫn đảm bảođược tính hiệu quả thì ta có thể kết luận dự án là khả thi, ngược lại thì cán bộthẩm định cần phải xem xét lại.

 Thẩm định về phương diện kinh tế:

Cán bộ thẩm định đứng trên góc độ nền kinh tế xã hội để xem xét nhữngnội dung sau:

- Đóng góp cho ngân sách nhà nước được bao nhiêu?

- Nguồn ngoại tệ thu được hoặc mức độ tiết kiệm ngoại tệ do sản xuấthàng thay thế nhập khẩu, sử dụng nguyên liệu thay thế?

- Tạo ra cơ cấu kinh tế mới có giải quyết được việc làm không?

- Dự án có thực hiện các chính sách nhân đạo, giải quyết tệ nạn xã hộikhông?

Nội dung này có được xem xét khá kỹ lưỡng tại phòng giao dịch

 Thẩm định tổ chức quản lý dự án:

Cán bộ thẩm định đánh giá những nội dung chủ yếu sau:

- Yêu cầu về công tác quản lý vận hành dự án

- Có cấu nguồn lực vận hành dự án

Trang 32

- Năng lực, kinh nghiệm của cán bộ nhân viên vận hành

- Khả năng tiếp thu công nghệ mới

 Thẩm định ảnh hưởng môi trường sinh thái:

Thực tế, nội dung này ít được thẩm định vì đối với các dự án về phươngtiện vận tải hành khách thì chỉ cần có giấy tờ chứng nhận lượng khí thải ởtrong mức cho phép là dự án được hoạt động

4 Phương pháp thẩm định:

Công tác thẩm định dự án hiện nay tại chi nhánh VPBank Hà Nội vàPhòng giao dịch Trần Xuân Soạn được tiến hành theo nhiều phương phápkhác nhau Trong đó có 2 phương pháp chính là:

- Phương pháp so sánh đối chiếu

- Phương pháp dự báo

4.1 Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu:

Đây là một trong những phương pháp cổ điển thường được dùng trongcông tác thẩm định, và đây cũng là phương pháp được dùng tại chi nhánhVPBank Hà Nội cũng như của Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn Nội dungcủa phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mựcluật đã được quy định, các tiêu chuẩn, định mức thích hợp cũng như các kinhnghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu

Các chỉ tiêu cơ bản của dự án được cán bộ thẩm định đem so sánh với cácchỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của ngành, với những dự án tương tự đã thẩm địnhhoặc đang hoạt động Các chỉ tiêu thường được sử dụng là: Cơ cấu vốn đầu

Trang 33

tư, suất đầu tư, định mức tiêu hao năng lượng, chi phí tiền lương, giá thànhcủa sản phẩm dịch vụ…

Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định có thể sử dụng những kinhnghiệm đúc kết trong quá trình thẩm định các dự án tương tự để so sánh, kiểmtra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn Trong việc sử dụngphương pháp thẩm định này cũng cần lưu ý, các chỉ tiêu dùng để tiến hành sosánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng

dự án và doanh nghiệp, tránh sự so sánh máy móc cứng nhắc

Theo lý thuyết của ngân hàng hướng dẫn là như thế, tuy nhiên, vì danhmục các dự án đầu tư vay vốn tại phòng giao dịch chưa nhiều nên phươngpháp này ít được sử dụng Nếu có thì cũng chỉ được áp dụng trong một vàikhâu thẩm định mà thôi

4.2 Phương pháp dự báo:

Đây là phương pháp dự báo chủ yếu tại phòng giao dịch

Trước đây, nhân viên phòng phục vụ khách hàng phải rất khó khăn và tốnnhiều thời gian mới có thể dự báo được tình hình hoạt động và kết quả kinhdoanh của các dự án Nguyên nhân vì nhân viên phải tính toán bằng tay nên

có nhiều sai sót và mất thời gian Hiện nay, công việc này của các nhân viênphục vụ khách hàng đã được giảm đi rất nhiều, tất cả các công việc này đãđược phần mềm T24 đảm nhiệm

T24 là phần mềm tài chính có thể gọi là tiên tiến nhất thế giới hiện nay vàđược rất nhiều ngân hàng sử dụng Đây là sản phẩm của tập đoàn Temenos –Thụy Sỹ Số tiền đầu tư vào hệ thống này rất lớn Ngoài việc đầu tư ban đầuthì cứ mỗi một user sử dụng hệ thống thì phải trả hơn 40 triệu đồng Phầnmềm T24 được sử dụng trong hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng, trong đó

Trang 34

thẩm định dự án đầu tư chỉ là một nội dung Đối với những người mới làmquen với phần mềm này có thể gặp nhiều bỡ ngỡ, nhưng sau một thời gian sửdụng cùng với sự giúp đỡ của các tài liệu hướng dẫn, công việc trở nên đơngiản hơn rất nhiều.

Cách sử dụng: Nhân viên phục vụ khách hàng chỉ việc điền các thông sốtrong báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, số tiền vay cùng các thông sốkhác, T24 sẽ tự động tính toán cho ra kết quả dự báo bao gồm số năm hoạtđộng, số thu nhập cũng như chi phí từng năm, có trả năng trả nợ hay không vàrất nhiều thông số khác Nhân viên chỉ việc đọc các thông số này và đánh giáxem dự án có khả thi hay không, có nên cho vay hay không

Nhờ việc sử dụng phần mềm này, việc thẩm định trở nên nhanh chóng, dễdàng và chính xác hơn Chính vì vậy, năng suất làm việc được nâng cao, giảm

sự chờ đợi của khách hàng Hiện nay, toàn bộ nhân viên của phòng phục vụkhách hàng của phòng giao dịch Trần Xuân Soạn đều sử dụng thành thạophần mềm này

Nhận xét chung: Nhờ có phần mềm chuyên dụng T24, nhân viên phục vụ

khách hàng đã làm việc hiệu quả, chính xác hơn và ngày càng tạo được uy tínđối với khách hàng Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng một phương pháp thẩm định

có thể còn tồn tại sai sót, vì vậy cần sử dụng thêm các phương pháp khácbằng những phần mềm mới

5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư:

Quá trình toàn cầu hoá đi kèm với sự mất ổn định ngày càng tăng là nhữngđiểm đặc trưng của nền kinh tế thế giới trong mấy thập niên cuối của thế kỷ

XX và đầu thế kỷ XXI Sự mất ổn định biểu hiện rõ ràng hơn trong khu vực

Trang 35

ngân hàng, một khu vực hết sức nhạy cảm đối với các yếu tố tác động bênngoài Hiện nay, cùng với việc gia nhập WTO, ngành ngân hàng vừa đứngtrước nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn Có nhiều nhân

tố mới ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng nói chung cũngnhư chất lượng công tác thẩm định nói riêng Để có được kết quả tốt nhất vểthẩm định dự án đầu tư, cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng sau:

- Căn cứ thẩm định: Căn cứ thẩm định cần được thay đổi bổ sung cho phùhợp với tình hình mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như chính bảnthân ngân hàng VPBank Phải dựa vào những tiêu chí nào để xây dựng nênđược một quy trình cũng như các nội dung thẩm định phù hợp là yêu cầu đặt

ra cho những người quản lý cũng như các nhân viên thẩm định dự án

- Đội ngũ cán bộ: Kể cả người quản lý và cán bộ thẩm định là nhân tốquyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định Nếu nhà quản lý nhận thứcđược đúng ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án thì họ mới tạo được điềukiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định Còn nếu cán bộ thẩm định có năng lựcchuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thu được thườngđáng tin cậy Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án đầu tư,cán bộ thẩm định không những phải có kiến thức chuyên sâu mà còn phảihiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt

Với việc gia nhập WTO, hòa mình vào sân chơi tài chính quốc tế, yêu cầucấp thiết đặt ra là phải nâng cao được trình độ của các cán bộ ngân hàng đểcạnh tranh được với các ngân hàng khác Điều này cần sự nhìn nhận đúng đắn

và đầu tư dài hạn từ các nhà lãnh đạo ngân hàng

- Trang thiết bị, công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và độchính xác của kết quả thẩm định Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và

Trang 36

xử lý các thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng, hiệu quả vàchính xác Nhờ có sự hội nhập mà việc mua các phần mềm tài chính tiên tiếnnhư T24 trở nên đơn giản, thuận lợi hơn, phục vụ cho công tác hoạt động vàquản lý ngân hàng có hiệu quả.

- Thông tin: Thẩm định dự án được tiến hành dựa trên cơ sở phân tích cácthông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến doanh nghiệp cũng như dự án

Đó là các thông tin về doanh nghiệp, về thị trường trong nước và quốc tế,thông tin về kỹ thuật, quy hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước… Nếunhững thông tin này không được thu thập một cách chính xác và đầy đủ thìkết quả thẩm định sẽ bị hạn chế, từ đó đưa ra quyết định sai Nhất là trongthời đại hiện nay, thông tin được coi la yếu tố sống còn của các doanh nghiệpthì các ngân hàng phải có biện pháp nâng cao khả năng thu thập cũng như xử

lý thông tin thì mới tồn tại và phát triển được

- Tổ chức công tác thẩm định dự án: Do thẩm định dự án được tiến hànhtheo nhiều giai đoạn và được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất địnhnên tổ chức công tác thẩm định có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thẩmđịnh dự án Nếu công tác này được tổ chức một cách khoa học, hợp lý trên cơ

sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có sự kiểm tra giám sátcủa Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng thì công tác thẩm định dự án sẽ đạt kếtquả cao

III VÍ DỤ MINH HỌA CHO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN

Để hiểu rõ hơn về công tác thẩm định dự án tại Phòng giao dịch Trần

Xuân Soạn, tôi xin trình bày công tác thẩm định của dự án: “Đầu tư nâng cấp

hệ thống xe taxi tại TP Hà Nội của Công ty cổ phần vận tải taxi Hà Nội mới”.

Trang 37

 Vài nét khái quát về dự án:

- Tên dự án: Dự án đầu tư nâng cấp hệ thống xe taxi tại TP Hà Nội

- Địa điểm: Thành phố Hà Nội

- Tổng vốn đầu tư dự kiến: Khoảng 5 tỷ đồng

 Các hạng mục đầu tư của dự án:

Bảng III.1: Các hạng mục đầu tư của dự án

ST

Ngày đăng: 04/04/2013, 13:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương (2007), Giáo trình Kinh tế Đầu tư, NXB Đại học kinh tế quốc dân Khác
2. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình Lập dự án Đầu tư, NXB Thống kê Khác
3. TS. Từ Quang Phương (2006), Giáo trình Quản lý Dự án Đầu tư, NXB Lao động - Xã hội Khác
4. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
5. PGS.TS. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, NXB Tài Chính Khác
6. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài Chính Khác
7. Văn bản hướng dẫn quy trình tín dụng - Ngân hàng VPBank Khác
8. Báo cáo thường niên 2004, 2005, 2006, 2007 Ngân hàng VPBank Khác
9. www.vpbank.com.vn 10. www.saga.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Dựa vào những căn cứ ở trên, các cán bộ thẩm định lên bảng chi tiết về thu nhập, chi phí, báo cáo dòng tiền qua các năm và cả đời dự án. - Thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch VPbank Trần xuân soạn- thực trạng và giải phápx
a vào những căn cứ ở trên, các cán bộ thẩm định lên bảng chi tiết về thu nhập, chi phí, báo cáo dòng tiền qua các năm và cả đời dự án (Trang 30)
Bảng II.2: Dòng tiền của dự án - Thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch VPbank Trần xuân soạn- thực trạng và giải phápx
ng II.2: Dòng tiền của dự án (Trang 30)
1.1. Tư cách khách hàng và tình hình hoạt động kinh doanh: - Thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch VPbank Trần xuân soạn- thực trạng và giải phápx
1.1. Tư cách khách hàng và tình hình hoạt động kinh doanh: (Trang 38)
- Loại hình công ty: Công ty cổ phần. - Thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch VPbank Trần xuân soạn- thực trạng và giải phápx
o ại hình công ty: Công ty cổ phần (Trang 38)
Bảng 4: Mức giá cước của các công ty taxi tại TP Hà Nội - Thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch VPbank Trần xuân soạn- thực trạng và giải phápx
Bảng 4 Mức giá cước của các công ty taxi tại TP Hà Nội (Trang 45)
Bảng 4: Mức giá cước của các công ty taxi tại TP Hà Nội - Thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch VPbank Trần xuân soạn- thực trạng và giải phápx
Bảng 4 Mức giá cước của các công ty taxi tại TP Hà Nội (Trang 45)
Bảng III.4: Chi phí đầu tư xe và trang thiết bị phụ trợ - Thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch VPbank Trần xuân soạn- thực trạng và giải phápx
ng III.4: Chi phí đầu tư xe và trang thiết bị phụ trợ (Trang 48)
Bảng III.4: Chi phí đầu tư xe và trang thiết bị phụ trợ - Thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch VPbank Trần xuân soạn- thực trạng và giải phápx
ng III.4: Chi phí đầu tư xe và trang thiết bị phụ trợ (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w