1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

25 695 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 47,72 KB

Nội dung

Khái niệm cho vay trung và dài hạn Cho vay là “một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất đ

Trang 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về cho vay trung và dài hạn của NHTM

1.1.1 Khái niệm cho vay trung và dài hạn

Cho vay là “một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao

cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” 1 Nghiệp

vụ cho vay có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: căn cứ vào tài sảnthế chấp, căn cứ vào hạn mức tín dụng, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay,căn cứ vào thời gian vay Theo tiêu thức thời gian vay, cho vay được chia rathành: cho vay ngắn hạn (cho vay theo đặc điểm tuần hoàn và luân chuyển củavốn) thường để bổ sung cho cho vốn lưu động của khách hàng; ngược lại chovay trung và dài hạn là để bổ sung cho tài sản cố định của người đi vay nhằmphát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu

Cho vay trung và dài hạn của ngân hàng là các khoản cho vay có thời hạntrên 01 năm nhưng không dài hơn thời gian sử dụng còn lại của tài sản hìnhthành bằng vốn vay Việc phân định cụ thể thời gian của cho vay trung hạn vàdài hạn tuỳ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia Ở Việt Nam, theo “Quy chếcho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”2 thì: “Cho vay trung hạn là

các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng; Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên”

1.1.2 Vai trò của cho vay trung và dài hạn

1.1.2.1 Vai trò của cho vay trung và dài hạn đối với NHTM

1 Điều 3, quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN

2 Điều 8, quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN

Trang 2

 Mang lại lợi nhuận cao hơn cho vay ngắn hạn

Trong các loại tài sản của ngân hàng thì khoản mục cho vay bao giờ cũngchiếm tỷ trọng cao nhất (thường là 70%) và là khoản mục mang lại thu nhập chủyếu cho ngân hàng Trong tổng thể các hoạt động cung cấp dịch vụ của NHTMthì chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù đắp nổi các chi phí tiền gửi, chiphí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí thuế và các chi phí rủi ro đầutư… Hoạt động cho vay trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng nhỏ do tính rủi rocao nhưng cũng chính tính rủi ro của những khoản cho vay này lại đem lại lợinhuận cao hơn các khoản cho vay ngắn hạn của NHTM Thu nhập từ tiền chovay biểu hiện dưới dạng lãi tiền vay phụ thuộc chủ yếu vào thời hạn món vay.Thời hạn cho vay càng dài thì lãi suất càng cao và do đó thu nhập của ngânhàng càng lớn Do đó, ngân hàng nào càng mở rộng cho vay trung và dài hạn thìcàng có cơ hội kiếm lời nhiều hơn

 Mở rộng thị phần cho NHTM

Nguồn huy động vốn trung và dài hạn – cơ sở để phát triển cho vay trung

và dài hạn của NHTM là nguồn khan hiếm và đắt đỏ do đó khả năng mở rộngtín dụng trung và dài hạn thể hiện tiềm lực về vốn của ngân hàng góp phần làmtăng uy tín của ngân hàng Đó là cơ sở để tạo lòng tin cho các khách hàng hiệntại và khách hàng tương lai Hơn thế nữa, phát triển cho vay trung và dài hạncòn được coi là một vũ khí cạnh tranh lợi hại Bởi lẽ, doanh nghiệp được vayvốn trung và dài hạn họ sẽ có điều kiện để đầu tư đổi mới công nghệ, máy mócthiết bị mở rộng sản xuất, … do đó sẽ nảy sinh nhu cầu cần vốn lưu động Bêncạnh việc mở rộng sản xuất kinh doanh thì nhu cầu về thanh toán, bảo lãnh, tưvấn, … cũng từ đó mà phát triển Trong trường hợp đó, ngân hàng mà doanhnghiệp đã vay nợ trung và dài hạn sẽ là địa chỉ đầu tiên mà doanh nghiệp tìm tớicho các nhu cầu về vốn, cũng như các dịch vụ ngân hàng khác phát sinh trongquá trình sản xuất kinh doanh

 Góp phần nâng cao chất lượng các khoản cho vay của NHTM

Trang 3

Một khi đã đồng ý cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng trung và dài hạnvới khách hàng nghĩa là NHTM đó đã xác định sẽ tạo lập quan hệ lâu dài vớikhách hàng đó Quan hệ lâu dài không chỉ giới hạn trong khoảng thời gian dàicủa một khoản vay mà là nhiều khoản vay khác nữa sau đó Hơn thế nữa, thìviệc phát triển cho vay trung và dài hạn còn góp phần đảm phát triển các khoảncho vay ngắn hạn và các dịch vụ khác của ngân hàng Mối quan hệ này đượctạo lập dựa trên quá trình thẩm định kỹ càng khách hàng do đó sẽ đảm bảo tính

an toàn cho những khoản vay Như vậy thông qua cho vay trung và dài hạnNHTM tạo sự gắn bó với khách hàng, tạo ra nhóm khách hàng trung thành củaNHTM, là cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng

Như vậy, một mặt thì do nhu cầu khách quan của nền kinh tế, mặt khác

để đạt được mục tiêu phát triển cho chính mình thì đối với các NHTM cho vaytrung và dài hạn luôn là mảng kinh doanh đầy tiềm năng

1.1.2.2 Đối với nền kinh tế

Cho vay trung và dài hạn của NHTM góp phần giảm gánh nặng cho ngânsách Nhà nước cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nó là công cụ tài trợcho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn Thông qua hệthống ngân hàng, Nhà nước tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển bằngviệc cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, thời gian dài, mức vốn lớn Bên cạnh đóNhà nước còn có thể tài trợ cho những ngành kinh tế mũi nhọn - các ngành nàyphát triển sẽ tạo cơ sở cho các ngành kinh tế khác phát triển theo Bên cạnh đó,khi cho vay thì một trong những yêu cầu đầu tiên mà ngân hàng đặt ra là phảiđảm bảo được tính an toàn Chính vì vậy mà ngân hàng luôn có các biện phápkiểm tra, giám sát chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay đối với mọi dự án

Và cũng không giống như nguồn vốn cấp phát từ ngân sách Nhà nước, nguồnvốn từ ngân hàng được cấp dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi, vì vậyngười đi vay sẽ phải đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, sử dụng vốn sao cho có

Trang 4

hiệu quả nhất Đây chính là điểm ưu việt của nguồn vốn vay trung và dài hạncủa NHTM so với nguồn từ ngân sách Nhà nước.

Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, nguồn vốn trung và dài hạn làmột nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH Thêm vào đó, nó là công cụ đòn bẩy thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tếhàng hoá, hình thành và góp phần ổn định nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, thịtrường tài chính – tiền tệ, nhất là thị trường vốn chưa phát triển thì toàn bộ áplực về vốn trung và dài hạn đang dồn lên vai các ngân hàng

1.1.3 Đặc điểm của cho vay trung, dài hạn của NHTM

1.1.3.1 Mục đích cho vay

“Bên cho vay cho bên vay vay vốn trung hạn và dài hạn để đầu tư cho các dự án xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, khôi phục, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và pháp luật của Nhà nước” 3

Cho vay trung và dài hạn của NHTM nhằm tài trợ vốn cho việc hìnhthành tài sản cố định của khách hàng Cụ thể là:

Cho vay trung hạn là loại cho vay vốn được sử dụng để tài trợ cho tài sản

cố định như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chóng

bị hao mòn; cải tiến đổi mới kỹ thuật và sản phẩm; mở rộng sản xuất kinhdoanh; xây dựng các dự án có quy mô nhỏ và có thời gian thu hồi vốn nhanh…

Cho vay dài hạn là loại cho vay được sử dụng tài trợ cho công trình xâydựng và cải tạo như nhà, cầu đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường cóthời gian sử dụng lâu dài

1.1.3.2 Đối tượng cho vay

Cho vay trung và dài hạn của NHTM xác định đối tượng cho vay: “ Là

các chi phí cấu thành trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng mới,

mở rộng, cải tạo, khôi phục, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ,

3 Điều 4, quyết định 367/1995/QĐ-NHNN

Trang 5

bao gồm: giá trị vật tư, máy móc, thiết bị, công nghệ chuyển giao, sáng chế và phát minh; chi phí nhân công; giá thuê và chuyển nhượng đất đai; giá thuê mua các tài sản khác trong khuôn khổ Luật định; chi phí mua bảo hiểm tài sản thuộc

dự án đầu tư; chi phí khác” 4

1.1.3.3 Nguồn hình thành nguồn vốn trung và dài hạn của NHTM

Tín dụng trung, dài hạn hình thành từ 5 nguồn: vốn chủ sở hữu; vốn huyđộng dài hạn (trái phiếu, tiền gửi dài hạn); huy động ngắn hạn; vay nước ngoài;vốn nhận uỷ thác và vốn tài trợ để cho vay theo chương trình hoặc dự án đầu tưcủa Nhà nước, của tổ chức kinh tế - tài chính - tín dụng - xã hội ở trong và ngoàinước

Vốn chủ sở hữu hình thành do vốn góp hay do tích luỹ được trong quátrình kinh doanh có vai trò rất quan trọng Nó góp phần xác định quy mô và cơcấu của ngân hàng, tăng khả năng mở rộng cho vay và đầu tư, đặc biệt là trung

và dài hạn Số vốn này thuộc về sở hữu của NHTM nên dùng để cho vay trung

và dài hạn là khá an toàn Tuy nhiên vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng nhỏ,thường chỉ từ 5% đến 7% nên không dễ dàng mở rộng cho vay

Nguồn hình thành từ hoạt động phát hành trái phiếu của ngân hàng vàhuy động tiền gửi dài hạn của khách hàng: Nguồn từ phát hành trái phiếu không

có tính thường xuyên và cũng chỉ chiếm từ 4% đến 6,7% lượng vốn mà NHTMhuy động được Còn nguồn từ tiền gửi dài hạn của khách hàng tại ngân hàng thìcòn hạn chế về cả khối lượng và thời gian gửi Hơn nữa lãi mà ngân hàng phảitrả cho tiền huy động dài hạn lại cao hơn khi huy động ngắn hạn Do đó nguồnnày được xem là khan hiếm và đắt đỏ

Nguồn do huy động ngắn hạn chiếm tới 70% tổng lượng vốn huy độngcủa NHTM do đó có thể xem đây là một nguồn dồi dào Và với công cụ chuyểnhoán kỳ hạn thì nguồn ngắn hạn có thể dùng để cho vay trung và dài hạn Tuynhiên NHNN cũng quy định một tỷ lệ tối đa cho việc chuyển hoán này nhằmhạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM

4 Điều 8, quyết định 367/1995/QĐ-NHNN

Trang 6

Vay nợ nước ngoài: việc vay nợ nước ngoài để có nguồn vốn cho vaytrung và dài hạn phổ biến ở các ngân hàng trên Thế giới Nguồn này có khốilượng lớn, lãi suất phù hợp, chất lượng vốn cao nhưng đối với các nước đangphát triển như nước ta do trình độ quản lý còn thấp nên hiệu quả sử dụng vốnkhông cao sẽ dễ dẫn tới tình trạng không trả được nợ.

Nguồn vốn nhận uỷ thác và vốn tài trợ để cho vay theo chương trình hoặc

dự án đầu tư là nguồn chỉ có tính chất thời điểm

Tóm lại, nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của các NHTM hiện naycòn rất hạn hẹp Nguồn vốn hạn hẹp dẫn tới khả năng cho vay trung và dài hạncủa các ngân hàng là không đáng kể, hạn chế mở rộng quan hệ của ngân hàngvới khách hàng

1.1.3.4 Lãi suất khoản vay

Theo cấu trúc rủi ro lãi suất thì “thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao”.

Nguyên nhân là, thời hạn cho vay chính là thời gian sử dụng vốn nên thời hạncàng dài giá trị sử dụng càng lớn thì lãi suất càng cao Hơn nữa, thời gian càngdài thì xác suất để món vay gặp rủi ro càng lớn Đó là lý do mà NHTM định ramức lãi suất của các khoản cho vay trung và dài hạn thường cao hơn lãi suất chovay ngắn hạn, không những để bù đắp cho chi phí của việc huy động vốn dàihạn mà còn nhằm mục đích bù lại những thiệt hại có thể xẩy ra Đó là chưa kểđến việc ngân hàng sẽ mất cơ hội sử dụng khoản cho vay một cách linh hoạttrong khoảng thời gian dài của một hợp đồng tín dụng Mức lãi suất cho vay doNHTM và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của NHNN5 Lãi suất ápdụng ở đây có thể là cố định suốt thời hạn vay vốn (gọi là lãi suất cố định), cũng

có thể là lãi suất biến đổi tuỳ thuộc sự biến động của thị trường (gọi là lãi suấtthả nổi) Tuy nhiên với các khoản cho vay có thời gian là trung và dài hạn thìNHTM thường áp dụng lãi suất thả nổi nhằm đảm bảo cả hai mục tiêu là an toàn

và sinh lợi

1.1.3.7 Cho vay trung và dài hạn có tính rủi ro cao

5 Điều 11 quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN

Trang 7

So với các khoản cho vay ngắn hạn với thời gian dưới 01 năm thì cho vaytrung và dài hạn là hoạt động có tính rủi ro cao Tính chất rủi ro của các khoảncho vay trung và dài hạn cao xuất phát từ đặc điểm về thời hạn cho vay dài vàquy mô cho vay lớn của chúng

“Thời hạn cho vay được TCTD và khách hàng thoả thuận căn cứ vào chu

kỳ sản xuất kinh doanh, thời gian thu hồi vốn của phương án, dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của TCTD Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời gian hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc theo giấy phép hoạt động tại Việt Nam” 6 Do mục đích của các khoản vay như đã trình bày thì thời gian để khách

hàng có thể hoàn vốn là rất dài đồng thời khối lượng vốn vay lại rất lớn Trongthời gian đó nhiều biến động không mong muốn có thể xảy ra như khách hànglàm ăn thua lỗ, dự án không được hoàn thành, lãi suất thị trường tăng cao trongkhi lãi suất cho vay đã được cố định từ trước trong hợp đồng tín dụng, … đều

có thể gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động của NHTM

 Tính rủi ro của các khoản cho vay trung và dài hạn còn thể hiện ở chỗ đây

là những tài sản kém thanh khoản, khó có thể chuyển nhượng hay thế chấpđược Do đó một khi ngân hàng đã đồng ý cho vay thì đồng nghĩa với việc phảichấp nhận sự rủi ro trong suốt thời hạn tín dụng cam kết trên hợp đồng

 Thêm vào đó, việc chuyển hoán kỳ hạn nguồn ngắn hạn để cho vay trung

và dài hạn của NHTM cũng được cảnh báo là tiềm ẩn nhiều rủi ro Theo quyếtđịnh 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chứctín dụng do NHNN ban hành, các NHTM được phép dùng tối đa 40% tổngnguồn vốn ngắn hạn của mình để sử dụng cho vay trung và dài hạn

Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn7:

Giá trị nguồn vốn ngắn hạn dùng cho vay trung và dài hạn

Tn =

6 Điều 10 Quyết định 1627/QĐ-NHNN

7 Nghiệp vụ ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế TPHCM – NXB Thống kê 2005

Trang 8

Dư nợ cho vay dài hạn

Sở dĩ phải quy định tỷ lệ chuyển hoán này bởi vì đặc trưng hoạt động củaNHTM là dùng tiền huy động được để cho vay Vốn huy động không kỳ hạn cóthể bị khách hàng rút ra bất cứ lúc nào; vốn huy động dưới 01 năm nếu dùngquá nhiều để cho vay trung và dài hạn thì khi đáo hạn khách hàng đến rút tiềnngân hàng sẽ không thể chi trả Việc chuyển hoán kỳ hạn nguồn ngắn để chovay trung và dài hạn nếu vượt quá mức an toàn do các NHTM mải chạy theo lợinhuận sẽ dẫn đến khả năng mất cân đối vốn hoạt động hằng ngày Và quantrọng hơn là trong điều kiện kinh tế thế giới đang thiếu ổn định, cho vay trung

và dài hạn nhiều dễ gặp rủi ro trong tương lai

Tóm lại, các đặc điểm của khoản cho vay trung và dài hạn như quy mômón vay, thời hạn cho vay, cũng như mục đích sử dụng của khoản vay đều chothấy tính chất rủi ro của tín dụng trung và dài hạn đối với hoạt động kinh doanhcủa NHTM Đây là nguyên nhân vì sao tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tại cácNHTM thường cao hơn tín dụng trung và dài hạn Tuy rủi ro cao song lợi nhuận

nó đem lại cho ngân hàng (như đã phân tích ở phần vai trò của cho vay trung vàdài hạn) lại rất hứa hẹn nếu không xảy ra các tình huống ngoài dự đoán củangân hàng Như vậy vấn đề đặt ra không phải là hạn chế cho vay trung và dàihạn để giảm rủi ro mà phải biết tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động chovay trung và dài hạn để tìm hướng giải quyết hợp lý sao cho vừa đảm bảo đượctính an toàn vừa nâng cao lợi nhuận

1.2 Khái quát về DNNQD tại Việt Nam

Hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội mỗi nước khác nhau sẽ tạo nên nhữngđặc điểm không thể giống nhau của khối kinh tế ngoài quốc doanh Tại ViệtNam thì khối DNNQD mới chỉ được Đảng chính thức công nhận như một thànhphần kinh tế tất yếu khách quan từ năm 1986 Tuy nhiên, để đảm bảo việc bámsát tình hình thực tế của Việt Nam cũng như có đầy đủ các số liệu nhằm làm rõ

Trang 9

các vấn đề nêu ra thì trong giới hạn của chuyên đề này, em xin được tập trungtìm hiểu riêng về DNNQD tại Việt Nam.

1.2.1 Khái niệm DNNQD

Sách Quản trị doanh nghiệp8 đã đưa ra một khái niệm được xem là đầy đủnhất về DNNQD Theo đó thì:

“DNNQD là các doanh nghiệp vốn trong nước, mà nguồn vốn thuộc sở

hữu tập thể, tư nhân một người hay một nhóm người hoặc có sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống DNNQD bao gồm:

_ Các hợp tác xã (trừ hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thuỷ sản)

_ Doanh nghiệp tư nhân

_ Công ty hợp danh

_ Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân (kể cả công ty trách nhiệm hữu hạn

có vốn Nhà nước từ 50% trở xuống)

_ Các công ty cổ phần tư nhân

_ Các công ty cổ phần có vốn Nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống”

1.2.2 Đặc điểm của DNNQD tại Việt Nam

1.2.2.1 Quy mô nhỏ

Khu vực DNNQD với 96% số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (cóvốn đăng ký kinh doanh dưới 10 tỷ đồng, có số lao động thường xuyên làm việcdưới 300 người) Các DNNQD bình quân chỉ có 40 lao động, 7 tỷ đồng vốn.Trong khi đó với DNQD, con số này là 421 lao động và 167 tỷ đồng vốn Vớidoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, con số tương ứng là 299 lao động, 152

tỷ đồng vốn9 Quy mô nhỏ, năng lực tài chính thấp làm doanh nghiệp chỉ có thểtiến hành sản xuất kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ DNNQD rất cần vốn để mởrộng sản xuất kinh doanh nhưng đối với họ thì muốn thu hút thêm vốn đầu tư

8 Quản trị doanh nghiệp (Nguyễn Hải Sản – NXB Thống kê)

9 Niên giám Thống kê năm 2007 (NXB Thống kê)

Trang 10

cũng khó khăn vì không có đủ uy tín trên thị trường và với ngân hàng Do đó

“khát vốn” hiện vẫn đang là vấn đề cấp thiết đối với khối DNNQD

1.2.2.2 Kỹ thuật, công nghệ sản xuất lạc hậu

Các DNNQD bị giới hạn trong các ngành nghề nhỏ lẻ đòi hỏi ít vốn, thờigian thu hồi vốn nhanh và lao động giản đơn Các doanh nghiệp sản xuất sảnphẩm xuất khẩu cũng chủ yếu là hàng nông sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ,

… là những ngành nghề chủ yếu sử dụng lao động thủ công Vốn ít đã khiến cácDNNQD ít có khả năng trang bị công nghệ tiên tiến, với mức đầu tư trung bìnhcho tài sản cố định trên một lao động chỉ có 43 triệu đồng so với 137 triệu đồngđối với DNQD và 247 triệu đồng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài10 Máy móc thiết bị nhập khẩu chủ yếu thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba củanước ngoài Kỹ thuật công nghệ lạc hậu là tác nhân chính gây trì trệ trong quátrình sản xuất kinh doanh của các DNNQD

1.2.2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh đa dạng

Các DNNQD hoạt động trên hầu hết mọi địa bàn, mọi ngành nghề củanền kinh tế: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,nông – lâm nghiệp, thuỷ sản, thương mại, du lịch và dịch vụ Trong đó tập trunglớn hơn vào các ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp Thậm chí mộtdoanh nghiệp cũng có thể hoạt động cùng lúc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.Điều này không chỉ thúc đẩy lưu thông hàng hoá mà còn giúp giảm rủi ro tronghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp thuộc khu vực này

đã khơi dậy, huy động và khai thác một tiềm năng to lớn về tiền vốn, sức laođộng, trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng kinh doanh và các nguồn lực khác của địaphương mình

1.2.2.4 Dễ thích ứng với biến động môi trường kinh doanh

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá là bộ phận năng động, hoạtđộng có hiệu quả của nền kinh tế Điều này xuất phát từ lợi thế của quy mô nhỏ,gọn nên việc chuyển hướng trong kinh doanh của các DNNQD dễ dàng hơn

10 Niên giám Thống kê năm 2007 (NXB Thống kê)

Trang 11

Đặc điểm hoạt động đa dạng ngành nghề cũng góp phần giảm thiểu rủi ro chohoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp này Thêm vào đó, phầnlớn chủ DNNQD là lớp trẻ, nhạy bén với những thay đổi trên thị trường Do đó

họ dễ thích ứng với những biến động trái chiều của thị trường Và đây là cơ sở

để các DNNQD có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và thị phần ngày cànglớn (theo thống kê11 cuối năm 2007 thì trong 5 năm qua đã có 170.000 DNNQDđăng ký hoạt động, gấp 3 lần tổng số doanh nghiệp thành lập trong 10 năm 1991– 1999)

1.2.2.5 Không thực hiện chế độ sổ sách kế toán nghiêm túc

Ở khối DNNQD tồn tại một tính từ để miêu tả đặc điểm của khu vực kinh

tế này là “tính phi chính thức” Đặc tính này được thể hiện rõ nhất trong côngtác sổ sách kế toán của họ Nhiều doanh nghiệp khối kinh tế này không tuân thủđúng theo pháp lệnh kế toán của Nhà nước, sổ sách kế toán không đầy đủ, vàđặc biệt là hay làm giả số liệu Thực tế là có những doanh nghiệp sử dụng tới 3loại sổ sách kế toán: 1 cho chủ doanh nghiệp (thông tin thực có), 1 dùng để tínhthuế (ghi giảm thu nhập và lợi tức), 1 cho ngân hàng (thổi phồng các chỉ tiêukinh tế và kết quả kinh doanh) Chính tính “phi chính thức” của khối DNNQD

đã gây ra tâm lý không tin tưởng cho bên thứ hai với những thông tin về hiệuquả hoạt động mà doanh nghiệp đó cung cấp

Như vậy, nhu cầu cấp thiết trước mắt và trong tương lai của khốiDNNQD vẫn là làm sao để khơi tăng nguồn vốn, nhất là nguồn vốn trung và dàihạn cho doanh nghiệp mình Có như vậy, DNNQD mới có thể đầu tư mở rộngsản xuất theo chiều sâu; tham gia vào các lĩnh vực ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật,công nghệ cao; tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường Và bên cạnhnhững ưu điểm không thể phủ nhận thì khu vực DNNQD cũng tồn tại nhiềunhược điểm cần khắc phục ngay trong thời gian tới nhằm phát triển cho xứngvới tiềm năng vốn có của mình Một trong những biện pháp có thể giúp các

11 Số liệu thống kê DNNQD năm 2007 (website của Tổng cục Thống kê)

Trang 12

DNNQD trong cả ngắn hạn và dài hạn chính là vay vốn từ NHTM Nhận địnhnày sẽ được làm rõ trong các phần tiếp theo.

1.2.3 Vai trò của DNNQD Việt Nam trong nền kinh tế thị trường

DNNQD Việt Nam ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình,xứng đáng là một trong những động lực của nền kinh tế hiện nay

1.2.3.1 Tạo thêm nhiều việc làm

DNQD không thể tạo đủ việc làm cho tất cả mọi lao động trong xã hội;khu vực doanh nghiệp nước ngoài thì không phải lao động nào cũng có thể đápứng những yêu cầu về trình độ, kỹ năng do họ đặt ra; do đó các DNNQD trởthành cứu cánh cho số lao động này Hơn nữa do tính đa dạng trong loại hìnhcủa DNNQD, tính đa dạng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phạm vi phân bốrộng, dễ dàng thành lập bởi một cá nhân, một gia đình, hay một số cổ đông liênkết lại dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cùng với việc sửdụng kỹ thuật sản xuất cần tương đối nhiều lao động, kinh tế ngoài quốc doanh

là nơi tạo việc làm nhanh nhất, dễ dàng hơn so với khu vực kinh tế Nhà nước

Trong giai đoạn 2001-2005, bình quân cả nước tạo việc làm mới chongười lao động được khoảng 1,5 triệu việc làm/năm Trong đó, khu vựcDNNQD có đóng góp đáng kể, khoảng 0,3 triệu việc làm/năm

Bảng 1.1: Cơ cấu lao động hàng năm phân theo thành phần kinh tế 12

Đơn vị: %

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1,5 1,6 1,6

Như vậy, khu vực DNNQD là một trong những khu vực tạo thêm nhiềuviệc làm cho người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp

1.2.3.2 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

12 Nguồn: website của Tổng cục Thống kê (www.gso.gov.vn)

Ngày đăng: 07/10/2013, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w