Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
677 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1-Lý do chọn đề tài : Hiện nay ở các trường phổ thông, họatđộngdạyhọc được coi là một hoạtđộng trọng tâm, phong phú về nội dung và hình thức, thường diễn ra trong quá trình dạyhọc và giáo dục với sự tham gia của nhiều nhân tố, chịu sự tác động của nhiều lực lượng như : gia đình - nhà trường - xã hội. Họatđộngdạyhọc ở nhà trường phổ thông giữ một vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông; đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Chính vì thế, nhiệm vụ trọng tâm của hiệu trưởng trường phổ thông là phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quảnlýhọatđộngdạyhọc nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trên thực tế việc quảnlýhọatđộngdạyhọc của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa - huyện Hồng Dân - tỉnh Bạc Liêu trong những năm gần đây đã có những bước chuyển biến đáng kể song hiệu quả chưa cao, dẫn tới tồn tại nhiều hạn chế, bất cập nhất định trong công tác quảnlýhoạtđộngdạy học, để nâng cao chất lượng dạyhọc và giáo dục của nhà trường. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài : “Biện pháp quảnlýhoạtđộngdạyhọc của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa-huyện Hồng Dân-tỉnh Bạc Liêu”. 2-Mục đích nghiên cứu : -Nhằm nghiên cứu thực trạng biện pháp quảnlýhoạtđộngdạyhọc của hiệu trưởng ở Trường trung học phổ thông Ngan Dừa - huyện Hồng Dân - tỉnh Bạc Liêu -Đề ra biện pháp quảnlýhoạtđộngdạyhọc của hiệu trưởng góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc và nâng cao hiệu quả quảnlýhọatđộngdạyhọc của hiệu trưởng ở Trường trung học phổ thông Ngan Dừa - huyện Hồng Dân - tỉnh Bạc Liêu 3-Đối tượng nghiên cứu và khách thể được nghiên cứu : 3.1-Đối tượng được nghiên cứu : Các biện pháp quảnlýhoạtđộngdạyhọc của hiệu trưởng trường trung học phổ Ngan Dừa – huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu. 3.2-Khách thể được nghiên cứu : Công tác quảnlýhoạtđộngdạyhọc trong Trường trung học phổ thông Ngan Dừa- huyện Hồng Dân - tỉnh Bạc Liêu. 4-Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài : -Địa bàn Trường trung học phổ thông Ngan Dừa - Hồng Dân - Bạc Liêu. -Quản lýhoạtđộngdạyhọchọc của hiệu trưởng. 5-Giả thuyết khoa học : Hiện nay hiệu trưởng các Trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu đã và đang thực hiện nhiều biện pháp quảnlýhoạtđộngdạyhọc có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng của đơn vị trường mình. Nguyễn Thanh Hòa – Trang 1 Song trong công tác quảnlý của hiệu trưởng còn nhiều bất cập. Nếu đề xuất các biện pháp quảnlýhoạtđộngdạyhọc của hiệu trưởng phù hợp sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạyhọc ở trường trung học phổ thông. 6-Nhiệm vụ nghiên cứu : -Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận về quảnlýdạyhọc ở trường THPT. -Tìm hiểu thực trạng và các biện pháp quảnlýhoạtđộngdạyhọc của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa – huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu. -Đề xuất biện pháp quảnlýhọatđộngdạyhọc của hiệu trưởng Trường trung học phổng Ngan Dừa – huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc của đơn vị. 7-Phương pháp nghiên cứu : -Phương pháp nghiên cứu lý luận ( tham khảo các tài liệu, sách báo có liên ) -Phương pháp điều tra, khảo sát ( thông qua phiếu trưng cầu ý kiến ) -Phương pháp phân tích, tổng hợp Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1-Lý luận về quảnlý : 1.1.1-Quản lý : Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ : quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và cả con người với chính bản thân mình xuất hiện theo. Điều này làm nảy sinh nhu cầu quản lý. Trải qua tiến trình lịch sử phát triển từ xã hội lạc hậu đến xã hội văn minh, trình độ sản xuất, tổ chức, điều hành xã hội cũng phát triển theo. Đó là tất yếu lịch sử. Ngày nay nhiều người thừa nhận rằng quảnlý trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội. Quảnlý trở thành một hoạtđộng phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Hiện nay, nước ta đang thực hiện cơ chế thị trường dưới sự quảnlý của Nhà nước, đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải cách mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới, vấn đề sử dụng và phát huy những ưu việt sẵn có xuất phát từ bản chất xã hội phần lớn phụ thuộc vào quảnlý và trình độ tổ chức quản lý, vào hiệu quả và chất lượng quản lý. Theo nghĩa rộng, quảnlý là hoạtđộng có mục đích của con người. Theo nghĩa hẹp, quảnlý là sự sắp đặt, chăm nom công việc. Ngoài ra còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quảnlý : -Quản lý là những hoạtđộng cần thiết phải được thực hiện khi những con người kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung. -Quản lý là quá trình cùng làm việc thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hoàn thành mục đích chung của một nhóm người, một tổ chức. -Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạtđộng của những người khác. Như vậy, cần hiểu khái niệm quảnlý bao hàm những khía cạch sau : -Quản lý bao giờ cũng là tác động có hướng đích, có mục tiêu xác định. Mục tiêu của tổ chức được xác định theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào hình thức, lĩnh vực hoạtđộng và phong cách quảnlý trong tổ chức. Mục tiêu có thể do chủ thể quảnlý áp Nguyễn Thanh Hòa – Trang 2 đặt, song cũng có thể do sự cam kết giữa chủ thể và đối tượng quản lý. Sự tham gia của đối tượng quảnlý vào việc xác định mục tiêu sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả quản lý. Thực tế quảnlý của nhiều tổ chức khác nhau đã chứng minh rằng, một tổ chức có hiệu quả quảnlý cao trước hết phải là một tổ chức đặt các mục tiêu của mình trên cơ sở của sự hòa nhập giữa các nhu cầu và mục đích của các cá nhân, các nhóm khác nhau với nhu cầu và mục đích của tổ chức. Vì vậy sự chia sẽ các mục tiêu tổ chức của đối tượng quảnlý là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả quảnlý của một tổ chức. -Quản lý là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quảnlý đến đối tượng bị quảnlý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định. -Quản lý là nhằm phối hợp nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội. -Quản lý là những tác động của chủ thể quảnlý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối, các nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Tóm lại, quảnlý là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quảnlý đến đối tượng quảnlý nhằm khai thác, lựa chọn, tổ chức, và thực hiện có hiệu quả những nguồn lực, những tiềm năng, và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu của tổ chức đã đề ra trong một môi trường đầy biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố : chủ thể, đối tượng, mục tiêu, phương pháp và công cụ quản lý. 1.1.2-Quản lý giáo dục : Khái niệm “quản lý giáo dục” được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng có hai cấp độ chủ yếu trong quảnlý giáo dục thường thấy là : cấp vĩ mô và cấp vi mô. Đối với cấp vĩ mô : -Quản lý giáo dục là những tác động tự giác ( có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật ) của chủ thể quảnlý đến tất cả các mắc xích của hệ thống ( từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường ) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục. -Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý, lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn biến động. -Cũng có thể định nghĩa quảnlý giáo dục là một hoạtđộng tự giác của chủ thể quảnlý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát, . . . một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đối với cấp vi mô : -Quản lý giáo dục là một hệ thống những tác động tự giác ( có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật ) của chủ thể quảnlý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. -Cũng có thể hiểu quảnlý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quảnlý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Nguyễn Thanh Hòa – Trang 3 Từ những khái niệm nêu trên, dù ở cấp vĩ mô hay vi mô, ta có thể thấy rõ bốn yếu tố của quảnlý giáo dục là : chủ thể quản lý, đối tượng bị quản lý, khách thể quảnlý và mục tiêu quản lý. Bốn yếu tố này tạo thành sơ đồ sau : Trong thực tiễn, các yếu tố trên không tách rời nhau chúng có quan hệ tương tác gắn bó mật thiết với nhau nhằm đi đến mục tiêu chung của giáo dục đề ra. Như vậy, quảnlý giáo dục với tư cách là một bộ phận của quảnlý xã hội cũng đã xuất hiện từ lâu và tồn tại với mọi chế độ xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, mục tiêu, nội dung, phương pháp. Giáo dục luôn thay đổi và phát triển làm cho công tác quảnlý cũng vận động và phát triển. 1.1.3-Quản lý nhà trường : Quảnlý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong phạm vị trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh. 1.1.4-Các chức năng quảnlý : Chức năng quảnlý là những hình thức thực hiện những tác động của chủ thể đến đối tượng quảnlý thông qua những nhiệm vụ mà chủ thể cần được thực hiện trong quá trình quản lý. Việc xác định các chức năng quảnlý hiện chưa có sự thống nhất. Nhìn chung các tác giả khác nhau đều thống nhất nêu lên các chức chức năng quảnlý như sau : -Chức năng hoạch định : Vạch ra mục tiêu cho bộ máy, xáv định các bước đi để đạt được mục tiêu, xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt tới mục tiêu. Để vạch ra được mục tiêu và xác định được các bước đi cần có khả năng dự báo, tức là đòi hỏi nhà quảnlý phải có khả năng lường trước sự phát triển của các sự vật ( của bộ máy ). Vì thế, trong chức năng hoạch định bao gồm cả chức năng dự báo. -Căn cứ vào những tiềm năng đã có và những khả năng sẽ có mà xác định rõ hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để chỉ rõ trạng thái mong muốn của nhà trường khi kết thúc năm học. Bản kế hoạch năm học phải được sự thống nhất cao trong nhà trường. Đó chính là nội dung cơ bản của quá trình quản lý, vì thế giai đoạn này có vai trò rất to lớn. Để làm được điều đó, người quảnlý cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau : +Hoạch định kế hoạch, mục tiêu phấn đấu cần đạt +Lựa chọn các biện pháp phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của đất nước của địa phương và của ngành giáo dục. +Xây dựng chương trình hành động cho nhà trường trong suốt năm học ( kế hoạch năm học đã được cụ thể hóa thành từng học kì, từng tháng và tuần ) Nguyễn Thanh Hòa – Trang 4 Chủ thể quảnlý Đối tượng quảnlý Khách thể quảnlý Mục tiêu quảnlý +Thông qua tập thể hội đồng sư phạm trong nhà trường, bàn bạc đóng góp xây dựng để có một kế hoạch thống nhất trình lên cơ quancấp trên. +Điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế. -Chức năng tổ chức : chức năng này bao gồm hai nội dung Nội dung thứ nhất : Tổ chức bộ máy Sắp xếp bộ máy đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và các nhiệm vụ phải đảm nhận. Nói cách khác phải tổ chức bộ máy phù hợp với cấu trúc, cơ chế hoạtđộng để đủ khả năng đạt được mục tiêu đề ra. Phân chia thành một bộ phận sau đó ràng buộc các bộ phận bằng các mối quan hệ. Nội dung thứ hai : Tổ chức công việc Sắp xếp công việc hợp lý, phân công phân nhiệm rõ ràng để mọi người hướng vào mục tiêu chung mà hành động. Đó chính là sự sắp đặt những con người, những công việc một cách hợp lý để mọi người đều thấy hài lòng và hào hứng làm cho công việc diễn ra trôi chảy hiệu quả. -Chức năng điều hành ( chỉ đạo ) : Chức năng này tác động đến con người bằng các mệnh lệnh làm cho người dưới quyền phục tùng và làm việc đúng với kế hoạch, đúng với nhiệm vụ được phân công. Tạo động lực để con người hoạtđộng tích cực bằng các biện pháp động viên, khen trê đúng mức phù hợp. Chức năng này thể hiện ở chỗ vạch ra phương hướng cho tổ chức, các đơn vị cấp dưới, tác động đến tổ chức, đến con người bằng các quyết định để hoạtđộng đưa bộ máy đạt đến mục tiêu., trong đó bao gồm cả việc khuyến khích, động viên. Về thực chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệpcủa người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho mọi hoạt của nhà trường diễn ra trong kỷ cương, trật tự. -Chức năng kiểm tra : Chức năng kiểm tra diễn ra ở giai đoạn cuối cuối cùng của chu trình quản lý, nó bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây : +Đánh giá thực trạng, xác định xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào, kết quả phù hợp đến đâu so với dự kiến. +Phát hiện những lệch lạc, sai sót, những gì trong kế hoạch đã đạt được. +Điều chỉnh kế hoạch, tìm biện pháp uốn nắn lệch lạc. Trong những chức năng trên, mỗi chức năng đảm nhận vị trí, vai trò nhất định, song các chức năng này có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau Điều này đòi hỏi nhà quảnlý phải biết quan tâm coi trọng đến các chức năng trong quản lý, có như vậy mới chỉ đạo thực hiện đạt được mục tiêu đề ra. Tóm lại, chức năng quảnlý là những vấn đế hết sức cơ bản của lý luận về quản lý, nó giữ một vai trò quan trọng trong thực tiễn quản lý. Chức năng quảnlý và chu trình quảnlý thể hiện đầy đủ nội dung hoạtđộng của chủ thể quảnlý đối với khách thể quản lý. Chính vì vậy, việc thực hiện đầy đủ các giai đoạn quảnlý trong một chu trình là cơ sở đảm bảo cho hiệu quả của toàn bộ hệ thống được quản lý. Việc thực hiện chu trình quảnlý có hiệu quả hay không là nhờ có thông tin. Thông tin vừa là điều kiện , vừa là phương tiện tổng hợp các chức năng trên. 1.1.5-Đối tượng của người quảnlý : Nguyễn Thanh Hòa – Trang 5 Đối tượng quảnlý vừa có thể là người, là tổ chức, vừa có thể là vật, một cá nhân, một sự việc, một nhà trường, môt doanh nghiệp, cho đến một quốc gia, một khối liên minh hay cả hành tinh cũng đều là những đối tượng của quản lý. Đối tượng quảnlý chịu sự tác động hướng đích của chủ thể của chủ quảnlý được biến động dưới những tác động của môi trường. Đối tượng quảnlý cũng có nhiều dạng khác nhau tương ứng với từng dạng quảnlý đó là : -Quản lý sinh học : Môi trường thiên nhiên, cây trồng, vật nuôi. -Quản lý kĩ thuật : phương tiện kĩ thuật, cách bảo quản và sử sụng chúng để phục vụ tối đa cho các nhu cầu của con người. -Quản lý con người : con người là đối tượng quảnlý chủ yếu vì con người sử dụng tài nguyên, trang thiết bị kĩ thuật, đồng thới chính con người là chủ thể của xã hội. Khi nói đến quảnlý cần quan tâm các yếu tố trong quảnlý như : -Yếu tố môi trường và XH ảnh hưởng đến mô hình, cơ chế, phương thức quản lý. -Yếu tố chính trị - XH ảnh hưởng đến nguyên tắc, phương pháp quản lý. -Yếu tố tổ chức là một khoa học về việc sắp xếp các mối quan hệ để nâng cao hiệu quả quản lý. -Yếu tố quyền uy là nói đến quyền lực và uy tín của người quản lý. -Yếu tố thông tin đầy đủ sẽ quyết định quảnlý chính xác, phù hợp. -Yếu tố mô hình tổng quát là khuôn mẫu chung mà các bộ máy căn cứ vào đó để tổ chức bộ máy của mình. Các yếu tố này vừa là yếu tố khách quan vừa là yếu tố chủ quan lại vừa là nguyên nhân trực tiếp tạo nên sự thành công., tạo ra sự thuận lợi nhiều hay ít cho việc đạt được mục tiêu trong công tác quản lý. 1.2-Hoạt độngdạyhọc : Hoạtđộngdạyhọc là quá trình gồm hai hoạtđộng thống nhất biện chứng: Hoạtđộngdạy của giáo viên và hoạtđộnghọc của học sinh. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạtđộnghọc tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình dạy học, hoạtđộngdạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạtđộnghọc của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực. Nếu thiếu một trong hai hoạtđộng trên, quá trình dạyhọc không diễn ra. Hoạtđộngdạy và hoạtđộnghọc gắn liền với hoạtđộng của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối qun hệ tương tác giữa các thành tố : mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạtđộngdạy và hoạtđộng học. Phân tích hoạtđộngdạy học, chúng ta đi đến kết luận : Hoạtđộnghọc trong đó có hoạtđộng nhận thức của học sinh có vai trò quyết định kết quả dạy học. Để hoạtđộnghọc có kết quả thì trước tiên chúng ta phải coi trọng vai trò người giào viên, giáo viên phải xuất từ lôgíc của khái niệm khoa học, xây dựng công nghệ dạy học, tổ chức tối ưu hoạtđộng cộng tác của dạy và học, thực hiện tốt các chức năng dạy học. Vì vậy muốn nâng cao mức độ khoa học của việc dạyhọc ở trường phổ thông thì người hiệu trưởng đặc biệt chú ý hoạtđộngdạy của giáo viên; chuẩn bị cho họ có khả năng hình thành và phát triển ở học sinh các phương pháp, cách thức phát hiện lại các thông tin học tập. Đây là khâu cơ bản để tiếp tục hoàn thiện tổ chức hoạtđộnghọc của học sinh. Nếu xét quá trình dạyhọc như là một hệ thống thì trong đó, quan hệ giữa hoạtđộngdạy của thầy với hoạtđộnghọc của trò thực chất là mối qun hệ điều khiển. Với tác Nguyễn Thanh Hòa – Trang 6 động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạtđộng của trò. Từ đó, chúng ta có thể thấy công việc của người quảnlý nhà trường là : hành độngquảnlý (điều khiển hoạtđộngdạy học) của hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạtđộngdạy của thầy và trực tiếp đối với thầy; thông qua hoạtđộngdạy của thầy mà quảnlýhoạtđộnghọc của trò. 1.3-Quản lýhoạtđộngdạyhọc : Quảnlýhoạtđộngdạyhọc chính là điều khiển quá trình dạy học, cho quá trình đó vận hành có khoa học, có tổ chức theo những quy luật khách quan và được sự chỉ đạo, giám sát thường xuyên nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. Để quảnlýhoạtđộngdạyhọc hiệu quả, người hiệu trưởng phải dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để điều hành hoạt động: Cơ sớ pháp lý hiện nay đó là Luật giáo dục, Điều lệ trường Trung học, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học ban hành từng năm, các chương trình, kế hoạch dạy học, … Cơ sở thực tiễn là tình hình phát triển giáo dục của thế giới, của đất nước, của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của quá trình dạyhọc trong nhà trường; thực tiễn phát triển về qui mô, chất lượng, cơ sở vật chất của nhà trường cũng như tình hình đội ngũ cán bộ- giáo viên- nhân viên hiện có,… Trên cơ sở pháp lý và thực tiễn đó, người hiệu trưởng cần thực hiện được những nội dung sau đây trong quảnlýhoạtđộngdạyhọc : -Một là phải xây dựng kế hoạch năm học -Hai là phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy hoạtđộng trong nhà trường. -Ba là việc chỉ đạo thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học. -Bốn là chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học. -Năm là chỉ đạo các hoạtđộng bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên. -Sáu là sự kết hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức Đoàn thể, Hội Cha- Mẹ học sinh góp phần phối hợp hướng dẫn hoạtđộnghọc của học sinh. -Bảy là chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học. -Tám là chỉ đạo hoạtđộng kiểm tra, đánh giá kết quả dạyhọc và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học. 1.4-Hiệu trưởng và việc quảnlýhoạtđộngdạyhọc : 1.4.1-Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng : Trong công tác quảnlýhoạtđộngdaỵ học, người hiệu trưởng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đề ra những biện pháp quảnlý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì thế hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường nói chung phụ thuộc vào các yếu tố sau đây : -Đội ngũ giáo viên, nhân viên -Trình độ đào tạo và thâm niên nghề nghiệp của đội ngũ -Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạtđộngdạy học. -Trình độ giáo dục cũng như kết quả đầu vào của học sinh. -Tổ chức quảnlý trường học, đứng đầu là hiệu trưởng. Theo Luật giáo dục sửa đổi và bổ sung ban hành năm 2005 tại điều 54 mục 1 quy định : “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quảnlý các hoạtđộng của nhà trường, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng theo Điều lệ trường phổ thông : Nguyễn Thanh Hòa – Trang 7 -Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; -Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên theo quy định; -Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định; -Quản lý hành chính; quảnlý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường; -Quản lýhọc sinh và tổ chức các hoạtđộng giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại, thi lại, tổ chức thanh kiểm tra trong nhà trường; -Dự các lớp bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quảnlý theo quy định. -Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hhực hiện xã hội hóa giáo dục hoạtđộng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; Như vậy, mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường thực hiện tốt hay không là tùy thuộc vào những phẩm chất và năng lực của người hiệu trưởng. Do vậy vai trò tổ chức quảnlý của hiệu trưởng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi hoạtđộng của nhà trường. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong quảnlý giáo dục của nhà trường mà quảnlý giáo dục là quá trình nắm vững thông tin về đối tượng, môi trường trên cơ sở đó lực chọn các biên pháp quảnlý phù hợp nhằm hướng tới mục tiêu đề ra. Do đó, muốn đạt được những yêu cầu này, hiệu trưởng cần phải có những phẩm chất, năng lực nhất định, để quảnlý điều hành nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục theo đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu giáo dục đề ra. 1.4.2-Hiệu trưởng và việc quảnlýhoạtđộngdạyhọc : Hiệu trưởng điều hành, hoạtđộng giảng dạy của giáo viên : -Quản lý giáo viên thực hiện chương trình dạyhọc : là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, người giáo viên phải thực hiện nghiêm chỉnh, không cắt xén, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học. -Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng cùng với các hiệu phó xây dựng các công cụ để quảnlý theo dõi việc thực hiện chương trình dạy của giáo viên thông qua các loại hồ sơ : Lịch báo giảng tuần của giáo viên, sổ đầu bài của các lớp, lịch kiểm tra hàng tháng, lịch thi cuối học kỳ, sổ dự giờ thăm lớp. -Theo dõi giáo viên thực hiện thời khóa biểu, xây dựng các biểu mẫu báo cáo hàng tuần, tháng, học kỳ và việc thực hiện ngày giờ công, dạy thay, dạy bù của giáo viên trong việc thực hiện tiến độ chương trình theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định. -Hiệu trưởng quảnlý công tác chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên : hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài, phổ biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bài giảng, qui định chất lượng một bài soạn đối với từng thể loại bài. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạyhọc và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Nguyễn Thanh Hòa – Trang 8 -Có kế hoạch mua sắm đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, các phương tiện kỹ thuật phục vụ giảng dạy cho giáo viên. Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị bài của giáo viên thông qua việc ký duyệt giáo án hàng tuần trước khi giáo viên bước lên lớp giảng dạy. -Hiệu trưởng quảnlý giờ dạy trên lớp của giáo viên : thông qua kế hoạch dự giờ thăm lớp hiệu trưởng nắm bắt được thông tin giảng dạy của giáo viên và thông tin phản hồi của học sinh trong học tập. Vì vậy để quảnlý giờ dạy của giáo viên trên lớp đạt hiệu quả, hiệu trưởng tổ chức công tác dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên cùng với các lực lượng chuyên môn khác trong nhà trường tham gia với nhiều hình thức khác nhau : Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chức thao giảng, tổ chức các hội thi giờ dạy tốt, nhằm quảnlý được chất lượng dạyhọc trên lớp của giáo viên. -Hiệu trưởng quảnlý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh : qui định giáo viên thực hiện đúng việc ghi điểm, sửa chữa điểm trong sổ điểm, chế độ bảo quản, lưu trữ sổ điểm lớp, việc ghi điểm, ghi nhận xét vào học bạ của học sinh. Đây là công việc đòi hỏi chính xác và nghiêm túc, cần qui định trách nhiệm rõ ràng. Hiệu trưởng quảnlýhoạtđộnghọc của học sinh : -Học tập là một hoạtđộng nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết của học sinh mới tích cực học tập. Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức của học sinh trong học tập. Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạtđộngdạy học, vì vậy, quảnlýhoạtđộnghọc của học sinh là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc trong nhà trường. -Vấn đề quảnlýhoạtđộnghọc tập của học sinh đặt ra với hiệu trưởng không phải chỉ trên bình diện khoa học giáo dục mà còn là một đòi hỏi có ý nghĩa về tinh thần trách nhiệm của nhà quảnlý giáo dục đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Thể hiện qua một số công việc sau đây : +Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập của học sinh +Phát động phong trào thi đua học tập +Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm +Hiệu trưởng chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để quảnlýhoạtđộnghọc của học sinh. +Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác. +Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạtđộnghọc tập của học sinh. Đảm bảo tính khách quan, đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo tính thường xuyên có hệ thống và đảm bảo tính phát triển của học sinh, đáp ứng được nhu cầu của mục tiêu giáo dục. Chương 2 THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP QUẢNLÝHOẠTĐỘNGDẠYHỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGAN DỪA HUYỆN HỒNG DÂN – TỈNH BẠC LIÊU 2.1-Vài nét về Trường trung học phổ thông Ngan Dừa : Nguyễn Thanh Hòa – Trang 9 Trường trung học phổ thông Ngan Dừa được thành lập từ năm học 1982 – 1983, đến năm học 1989 – 1990 do tình hình giảm sỉ số học sinh cấp II nên chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Minh Hải ghép Trường trung học phổ thông Ngan Dừa với Trường trung học cơ sở Ngan Dừa thành Trường Cấp II – III Ngan Dừa. Kể từ đó trường đã phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng ở cả 02 cấp học. Đến năm học 2002 – 2003, Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu quyết định tách bộ phận cấp II thành lập Trường THCS Ngan Dừa trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hồng Dân. Như vậy, Trường còn lại một bậc học duy nhất là : bậc Trung học phổ thông và lấy tên trường là Trường THPTNgan Dừa trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu và hoạtđộng cho đến nay. -Trường trung học phổ thông Ngan Dừa là một trường định cư ở vùng nông thôn sâu và xa cách trung tâm tỉnh lỵ hơn 70 km, có đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn và thuộc diện tài trợ của chương trình 135 của Thủ tướng Chính phú. Trường THPT Ngan Dừa trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu -Trường đặt tại số : 01-Ấp Thống Nhất thị trấn Ngan Dừa-huyện Hồng Dân -Diện tích của Trường là : 17.036 m 2 , trong đó : + Diện tích các phòng phục vụ cho dạy và học : 3.095 m 2 + Diện tích sân trường và khuôn viên : 13.941 m 2 2.1.1-Mạng lưới trường lớp, học sinh : Nói về mạng lưới trường lớp và qui mô phát triển học sinh của Trường THPT Ngan Dừa. Cho phép tôi xin được thống kê số liệu trong 03 năm (năm 2005 đến 2008) tiện cho việc so sánh đối chiếu để xây dựng biện pháp quảnlýhoạtđộngdạyhọc cho phù hợp, cụ thể như sau : Bảng 1 : Bảng thống kê phát triển trường lớp, học sinh năm 2005 - 2008 Năm học Tổng số lớp Tổng số học Số lớp và số học sinh theo khối Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Số lớp Số Hs Số lớp Số Hs Số lớp Số Hs 2005-2006 39 1601 16 643 12 502 11 456 2006-2007 40 1582 16 582 13 529 11 471 2007-2008 35 1376 13 495 11 447 11 434 Nhận xét : Nhìn vào bảng thống kê qui mô phát triển trường lớp, học sinh của Trường trung học phổ thông Ngan Dừa – huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu trong 03 năm học ( từ năm 2005 – 2008 ) có chiều hướng giảm, cụ thể : -Năm học 2005 – 2006 : có tổng số học sinh là 1.601, so với năm học 2007 – 2007 thì tổng số học sinh là 1.582 giảm 19 học sinh chiếm 1,18 % -Năm học 2006 – 2007 : có tổng số học sinh là 1.582 so với năm học 2007 – 2008 số học sinh có 1.376 giảm 206 học sinh chiếm 13,02 % Nguyễn Thanh Hòa – Trang 10 [...]... -Phần lớn ý kiến cho rằng hoạtđộngdạyhọcquan trọng nhưng hoạtđộnghọc của học sinh quan trọng hơn vì học sinh là trung tâm trong quá trình dạy học, chủ động, tích cực trong học tập, người thầy đóng vai trò hướng dẫn Như vậy phần lớn giáo viên này chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạtđộngdạy học, vì hoạtđộngdạyhọc bao gồm cả hoạtđộngdạy của thầy và hoạtđộnghọc của trò liên quan mật... pháp quảnlý các hoạtđộng hỗ trợ dạyhọc của hiệu trưởng Trường THPTNgan Dừa là chưa có sự đồng bộ nhưng tất cả 4/4 biệp pháp quảnlý của hiệu trưởng là phù hợp cao Vì biện pháp này hỗ trợ cho hoạtđộngdạyhọc Biểu đồ biểu diễn mức độ thực hiện của biện pháp quảnlý các hoạtđộng hỗ trợ dạyhọc ở Trường THPT Ngan Dừa : X Biện pháp Bảng 9 : Bảng đánh giá mức độ thực hiện của biện pháp quảnlý công... ta thấy hoạtđộngdạyhọc của Trường THPT Ngan Dừa đáng báo động, đòi hỏi nhà trường phải biện pháp quảnlýhoạtđộngdạyhọc phù hợp để nâng cao chất lượng qua đó nhà trường cũng quảnlý được mặt bằng chất lượng của đơn vị Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ tốt nghiệp lớp 12 (2005-2008) : Tỉ lệ % Năm 2.1.3-Tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho hoạtđộngdạyhọc : Số phòng ( phục vụ cho dạy và học ) Phòng học TS... các phiếu trưng cầu ý kiến về vấn đề thực tế của hoạtđộngdạyhọc ở Trường trung học phổ thông Ngan Dừa - huyện Hồng Dân - tỉnh Bạc Liêu với các nội dung sau : +Nhận thức của đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của hoạtđộngdạyhọc trong nhà trường, mức độ thực hiện các khâu của hoạtđộngdạy và kết quả hoạtđộngdạyhọc +Nhận định thực tế hoạtđộngdạyhọc trong nhà trường thông qua trao đổi với giáo... nhiệm và các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm giáo viên chủ nhiệm tác động đến học sinh -Kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn quảnlý kiểm tra hoạtđộnghọc của học sinh -Kết hợp với chính quyền địa phương, công an, gia đình quảnlýhọc sinh giúp các em không vi phạm pháp luật và ý thức tực học hỏi của học sinh 3.2.3-Biện pháp 3 : Quảnlý giúp đỡ học sinh yếu kém - quảnlý mặt bằng... của biện pháp quảnlýhoạtđộnghọc của học sinh ở Trường THPT Ngan Dừa : X Biện pháp Bảng 8 : Bảng đánh giá mức độ thực hiện của biện pháp quảnlý các hoạtđộng hỗ trợ dạyhọc ở Trường THPT Ngan Dừa ( khảo sát 30 giáo viên ) TT 1 2 Nội dung biện pháp Mua sắm và tự làm đồ dùng dạy học, sử dụng có hiệu quả những trang thiết bị hiện có Tổ chức các họatđộng tham quan thực tế cho học sinh học tập theo... chuẩn Quốc Gia, quảnlýhọc sinh trọ học ngoài nhà trường, chế độ khen thưởng cho giáo viên, học sinh Qua nắm bắt các biện pháp quảnlýhoạtđộngdạyhọc trên của hiệu trưởng Trường THPT Ngan Dừa Để đánh giá khách quan thực trạng của các biện pháp quảnlýhoạtđộngdạyhọc của hiệu trưởng tôi đã tiến hành xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến và thực hiện khảo sát với 30 giáo viên giảng dạy và phục trách... dục và công tác quảnlý giáo dục hiện nay, bản thân tôi là giáo viên hiện đang công tác tại Trường trung học phổ thông Ngan Dừa – huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu Tôi xin đề xuất một số biện pháp quảnlýhoạtđộngdạyhọc của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc ở Trường trung học phổ thông Ngan Dừa như sau : 3.2-Các biện pháp quảnlýhoạtđộngdạyhọc của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông... của học sinh là rất cần thiết thông qua biện pháp kiểm tra đánh giá học sinh từng học kì và cả năm học vì đó một nội dung rất quan trọng nó phản ánh được kết quả học tập của học sinh trong quá trình giáo dục Mặc dù các biện pháp quảnlýhoạtđộnghọc tập của hiệu trưởng đối với học sinh nó không đồng đều nhau nhưng biện pháp quảnlý của hiệu trưởng về hoạtđộnghọc tập của học sinh Trường trung học. .. tác quảnlý và cho hoạtđộngdạyhọc của Trường trung học thông Ngan Dừa đảm bảo đầy đủ, đáp ứng được mục tiêu giáo dục cũng đáp ứng được nhu cầu giảng dạy nghiện cứu của giáo viên và nhu cầu học tập của học sinh theo chương trình đổi mới hiện nay 2.2-Thực trạng biện pháp quảnlýhoạtđộngdạyhọc của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa – huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu : 2.2.1-Thực trang hoạt . dạy của thầy mà quản lý hoạt động học của trò. 1.3 -Quản lý hoạt động dạy học : Quản lý hoạt động dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học, cho quá trình. tác quản lý. 1.2 -Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học