UBND TỈNH NGHỆ AN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 247/SGD&ĐT-VP V/v tăng cường quản lý, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm Nghệ An, ngày 21 tháng 02 năm 2011 Kính gửi: - Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Vinh; - Các phòng giáo dục và đào tạo; - Các trường trung học phổ thông. Ngày 31/01/2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm. Tiếp đó, ngày 18/5/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có Quyết định số 66/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ và UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá thực trạng về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh như sau: * Ưu điểm: Việc dạy thêm, học thêm đã góp phần nâng thêm chất lượng các môn văn hoá cơ bản, nhất là cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông. * Hạn chế, tồn tại: - Một số đơn vị, giáo viên khi tổ chức dạy thêm, chỉ luyện tập các môn văn hoá, không dành thời gian cho học sinh tham gia các sinh hoạt văn hoá, thể thao nhằm phát triển toàn diện nhân cách và thể lực học sinh. - Việc học thêm ở một số nơi quá tải, trở thành gánh nặng cho học sinh, nhất là học sinh tiểu học đã thực hiện học 2 buổi/ngày. - Có những dư luận trong việc ra đề kiểm tra, đánh giá của một số ít giáo viên có tính chất “ép buộc” học sinh học thêm, ảnh hưởng không tốt đến uy tín người thầy. - Một số cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường không có giấy phép. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại: - Nhiều phụ huynh có tâm lý chạy theo đám đông, đua nhau tìm thầy cho con được học thêm hoặc e ngại khi không cho con tới lớp học thêm; cá biệt một số giáo viên mở lớp dạy thêm không đúng nhu cầu người học. - Việc ra đề thi, kiểm tra định kỳ vượt quá so với chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, nhất là việc ra đề kiểm tra lớp đầu cấp ở các trường THCS chất lượng cao của các huyện, thành phố không bám vào chương trình tiểu học; đây là việc làm không cần thiết, gây nên áp lực buộc học thêm đối với học sinh và phụ huynh. - Công tác quản lý, tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm của các cấp quản lý chưa được thực hiện đầy đủ. 1 - Các địa phương chưa có đủ cơ sở vất chất, trang thiết bị, người dạy, tạo sân chơi bổ ích cho trẻ hoạt động để phát triển nhân cách toàn diện Để khắc phục, tiến tới chấm dứt những tồn tại trên đây, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu UBND các huyện, thị xã và thành phố Vinh (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện), các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục, cán bộ, giáo viên thực hiện nghiêm túc những nội dung dưới đây: I. Đối với cấp tiểu học Thực hiện nghiêm túc Điều 3 của Quyết định 03/2007/BGDĐT về các trường hợp không được dạy thêm, học thêm. Đối với cấp tiểu học chỉ những học sinh sau đây mới học thêm (phụ đạo) và đối tượng giáo viên tham gia dạy phụ đạo như sau: 1. Những học sinh có kết quả học tập của môn học xếp loại yếu kém của học kỳ liền kề trước đó, có đơn của cha mẹ gửi đến nhà trường để được phụ đạo thêm. Giáo viên dạy phụ đạo là những người có kinh nghiệm giáo dục, được đào tạo đúng chuyên môn, phù hợp với cấp học. 2. Những học sinh có nhu cầu bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao; gia đình có đơn gửi đến giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc cơ sở đào tạo có đủ tư cách pháp nhân để được tạo điều kiện. 3. Việc dạy phụ đạo cho học sinh thuộc đối tượng ở mục 1 được tổ chức tại nhà trường hoặc ngoài nhà trường. - Nếu việc tổ chức dạy phụ đạo tại trường, Hiệu trưởng trường tiểu học chịu trách nhiệm về các vấn đề sau: đối tượng học sinh, người dạy, kế hoạch, nội dung giảng dạy, cơ sở vật chất theo các quy định hiện hành. - Nếu việc tổ chức dạy phụ đạo ngoài nhà trường, người dạy và người học cần đảm bảo các yêu cầu sau: Đơn xin học phụ đạo của cha (hoặc mẹ), giấy xác nhận kết quả học lực do hiệu trưởng trường tiểu học cấp, cơ sở vật chất bảo đảm. Sau đó, người tham gia dạy làm đơn đề nghị UBND xã (phường, thị trấn) xác nhận gửi phòng giáo dục và đào tạo. Trong thời gian 10 ngày trưởng phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tổ chức thẩm định, cấp phép hoặc trả lời không cấp phép. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và Chủ tịch UBND cấp huyện về quyết định của mình. Những trường hợp dạy thêm, phụ đạo không có giấy phép sẽ bị xử lý theo Nghị định 49/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục. Về xử lý hành chính khác, nếu là giáo viên, cán bộ trong ngành thì các đơn vị quản lý cán bộ xử lý; nếu là các đối tượng khác thì UBND huyện chỉ đạo UBND cấp xã xử lý theo các quy định hiện hành. 4. Không tổ chức dạy thêm, học thêm các môn văn hóa cho học sinh vào ban đêm. 5. Không ra đề quá cao so với chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học. Các phòng giáo dục và đào tạo không ra đề quá khó khi tổ chức kiểm tra đầu vào lớp 6 của các trường trọng điểm cấp huyện. 2 II. Đối với cấp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) 1. Việc tổ chức dạy thêm tại nhà trường: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý và kiểm tra chất lượng dạy thêm tại các trường theo quy định tại Quyết định 03/2007/QĐ-BGDĐT và Quyết định 66/2007/QĐ-UBND. Có đầy đủ hồ sơ quản lý việc dạy thêm của Hiệu trưởng và giáo viên: kế hoạch, chương trình, thời khoá biểu, bài soạn, hồ sơ kiểm tra, công tác tài chính,vv. 2. Tất cả những giáo viên có nguyện vọng dạy thêm ngoài nhà trường chỉ được thực hiện khi có giấy phép của Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với THPT) và Phòng giáo dục và đào tạo (đối với THCS). Những giáo viên đang công tác nếu có nhu cầu dạy thêm, ngoài các hồ sơ quy định tại Quyết định 03/2007/QĐ-BGD ĐT và Quyết định 66/2007/QĐ-UBND, cần phải có văn bản gửi Hiệu trưởng về việc tổ chức dạy thêm, thời gian dạy, đối thượng học thêm,… Hiệu trưởng nhà trường phải nắm được giáo viên của trường mình gồm những ai tổ chức dạy thêm, đối tượng học sinh tham gia học thêm ở ngoài nhà trường. 3. Tuyệt đối nghiêm cấm việc ra đề thi, kiểm tra định kỳ vượt quá nội dung chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học. III. Công tác thanh tra, kiểm tra Sở Giáo dục và Đào tạo và các phòng giáo dục và đào tạo bổ sung kế hoạch thanh tra về hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn toàn tỉnh; trước mắt cần thanh tra chuyên đề dạy thêm tại thành phố Vinh, các thị xã, thị trấn, các huyện đồng bằng; có biện pháp xử lý nghiêm đối với những đơn vị và cá nhân vi phạm. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ sung kế hoạch thanh tra, kiểm tra về dạy thêm, học thêm. Hiệu trưởng các trường tiểu học, THPT, tổ chức rà soát lại các nội dung liên quan đến công tác quản lý, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm; có biện pháp kiểm tra chấn chỉnh kịp thời và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về những vi phạm xẩy ra tại đơn vị. Trên đây là những nội dung cơ bản về tăng cường quản lý, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh; đề nghị UBND cấp huyện, các phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị trực thuộc quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện. Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - Như trên (th/h); - VP Bộ, Thanh tra Bộ (b/c); - UBND tỉnh, HĐND tỉnh, Ban TG Tỉnh ủy (b/c); - Giám đốc, các PGĐ Sở (b/c); - CĐN (ph/h); - Hội khuyến học tỉnh (ph/h); - Lưu VT, VP. Lê Văn Ngọ 3 . tiểu học; đây là việc làm không cần thiết, gây nên áp lực buộc học thêm đối với học sinh và phụ huynh. - Công tác quản lý, tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm của các cấp quản. thanh tra, kiểm tra về dạy thêm, học thêm. Hiệu trưởng các trường tiểu học, THPT, tổ chức rà soát lại các nội dung liên quan đến công tác quản lý, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm; có biện pháp. đơn vị quản lý cán bộ xử lý; nếu là các đối tượng khác thì UBND huyện chỉ đạo UBND cấp xã xử lý theo các quy định hiện hành. 4. Không tổ chức dạy thêm, học thêm các môn văn hóa cho học sinh