1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO HỌC VIÊN HỆ SƯ PHẠM

19 634 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 28,83 KB

Nội dung

Trang 1

NHỮNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO HỌC VIÊN HỆ SƯPHẠM, CẤP PHÂN ĐỘI Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUÂN SỰ HIỆN NAY

Nâng cao chất lượng giáo dục ĐĐCM cho học viên đào tạo giáo viên KHXH& NVQS cấp phân đội đáp ứng với yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng quân độicách mạng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại là một vấn đề mang tínhquy luật đồng thời cũng là vấn đề mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Đây là những biện pháp cơ bản mang tính chủ đạo trang nâng cao chất lượnggiáo dục ĐĐCM cho các học viên.

2.1 Khơng ngừng hồn thiện các nhân tố giáo dục

Các nhân tố giáo dục tác động trực tiếp đến sự trưởng thành về mặt nhâncách của các học viên.Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục ĐĐCM của họcviên đào tạo giáo viên KHXH & NVQS cấp phân đội cần phải tác động vào cácnhân tố giáo dục, đặc biệt là mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp, hình thứcgiáo dục

2.1.1 Xây dựng hoàn thiện mục tiêu giáo dục đào tạo.

Mục tiêu đào tạo định hướng cho quá trình giáo dục đi đúng hướng, chi phốiđến nội dung, hình thức, phương pháp tác động mạnh đến hai nhân tố trung tâmcủa quá trình giáo dục là người dạy và người học.

Đối với người dạy, mục tiêu đào tạo giúp họ nhận thức đúng về vị trí vài tròcủa mình trong hoạt động giáo dục, để lựa chọn nội dung, phương pháp, giáo dụcphù hợp với học viên.

Đối với người học: Mục tiêu đào tạo là cơ sở để học viên thấy được đích cầnphải hướng tới để đạt được phấn đấu trở thành nhà giáo trong tương lai - người cánbộ chính trị trong quân đội.

Trang 2

HVCTQS chưa rõ ràng, sử dụng sản phẩm đào tạo sau khi ra trường chưa đung vớiyêu cầu đào tạo của nhà trường, của quân đội Do đó, xây dựng hoàn thiện mụctiêu giáo dục, đào tạo là yêu cầu cấp thiết trong quá trình giáo dục học viên Muốnvậy, đòi hỏi mục tiêu giáo dục đào tạo, phải được cụ thể hoá trong các văn bản,được quan triệt tới mọi lực lượng có liên quan ngay từ đầu khoá đào tạo; hàng nămphải có sự tổng kết, đánh giá kiểm tra, đối chiếu, so sánh giữa kết quả đạt được vớimục tiêu yêu cầu giáo dục đào tạo để có những điều chình phù hợp với hoạt độngcủa thực tiễn.

Mục tiêu giáo dục đào tạo được xây dựng trên cơ sở quan điểm "Đạo đức làgốc" của người cán bộ cách mạng, người giáo viên, sĩ quan quân đội Đồng thờiphải dựa trên những giá trị truyền thống của dân tộc là "tiên học lễ, hậu văn học"

Từ quan điểm đó mọi mục tiêu giáo dục - đào tạo phải được xây dựng đặttrên cơ sở của các chuẩn mực giá trị đạo đức Đạo đức là mục tiêu trung tâm xoayquanh đó là các mục tiêu khác của quá trình giáo dục đào tạo

Phẩm chất, năng lực của người giáo viên trước hết là những phẩm chất nănglực của người cán bộ sĩ quan quân sự, những phẩm chất năng lực đó được vạch ratrong nghị quyết 94/ĐUQSTW Việc xây dựng mục tiêu giáo dục đào tạo cần phảiquán triệt 5 nhóm phẩm chất đó (Trong đó, mục tiêu giáo dục đạo đức phải quántriệt 6 nhóm phẩm chất đã xác định ở chương 1), phải đặt mục tiêu giáo dục nhâncách lên trên mục tiêu đào tạo nhân lực Đồng thời phải gắn mục tiêu đào tạo vớimục tiêu giáo dục Giáo dục trong quá trình đào tạo, đào tạo trên cơ sở giáo dục.Mục tiêu giáo dục và mục tiêu đào tạo luôn phải thích ứng với nhau, đan xen nhau,thúc đẩy nhau cùng phát triển

Trang 3

2.1.2 Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giaó dục đạo đức cách mạng

Đổi mới nội dung giáo dục là một tất yếu khách quan, là khâu quan trọngtrực tiếp quyết định nâng cao chất lượng giáo dục ĐĐCM, cho học viên đào tạogiáo viên KHXH & NVQS cấp phân đội Tuy nhiên, đổi mới nội dung không cónghĩa là phủ nhận hoặc loại bỏ hoàn toàn nội dung trước đó, đổi mới trên cơ sở kếthừa và phát huy những nội dung có giá trị, bổ sung, phát triển, cụ thể hoá cho phùhợp với thực tiễn cách mạng thực tiễn xây dựng và chiến đấu của quân đội, sát vớivị trí, chức trách của người giáo viên tương lai.

Nội dung giáo dục phải toàn diện, hệ thống, thể hiện tính khoa học, tăngcường tính thực tiễn, phải kết hợp chặt chẽ những giá trị đạo đức truyền thống vớinhững giá trị đạo đức hiện đại Do vậy, cần phải tập trung vào những vấn đề chủyếu sau:

Thứ nhất: Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đường

lối chủ trương của Đảng, tình hình nhiệm vụ của cách mạng, nhiệm vụ của quânđội trong giai đoạn mới.

Đây chính là những cơ sở lý luận chủ yếu cho việc hình thành và phát triểnĐĐCM của học viên đào tạo giai cấp Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Có học tậplý luận chủ nghĩa Mác - Lênin mới củng cố được ĐĐCM, giữ vững được lậptrường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị mới làm tốt công tác mà Đảnggiao phó cho mình (12, 197).

Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủtrương của Đảng, tình hình nhiệm vụ của cách mạng, nhiệm vụ của quân đội tronggiai đoạn mới, nhằm nâng cao trình độ, trí tuệ, năng lực tư duy, bồi dưỡng thế giớiquan, phương pháp luận khoa học, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho cáchọc viên.

Trang 4

cộng sản, ĐĐCM của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Quán triệtđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Trongthời kỳ đổi mới đặc biệt chú ý, lý giải có cơ sở khoa học về mục tiêu độc lập dântộc, gắn liền với CNXH, xác định rõ 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng ViệtNam hiện nay, âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch làm cho các học viênthấm nhuần mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, trở thành niềm tin vững chắc,thành động lực mạnh mẽ, thành ý thức tình cảm, hành vi đạo đức tốt đẹp.

Trong công tác giáo dục ĐĐCM, khi giáo dục đường lối, quan điểm củaĐảng cần tập trung làm rõ yêu cầu của người cán bộ đảng viên nói chung, về chuẩnmực ĐĐCM nói riêng Tích cực phê phán, đấu tranh chống những luận điệu sai tráinhững quan điểm phản động, xuyên tạc của kẻ thù, không ngừng củng cố trận địachính trị - tư tưởng, củng cố lòng tin vào Đảng, tin vào chế độ, tin và sự thắng lợicủa cách mạng Việt Nam.

Thứ hai: Giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, của

Đảng cộng sản Việt Nam, tấm gương đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ ChíMinh.

Mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, đất nước và con người Việt Namvẫn không ngừng phát triển, đã xây dựng và vun đắp nên những truyền thống tốtđẹp Những giá trị truyền thống ấy đã trở thành cốt cách, bản sắc của dân tộc vàcon người Việt Nam, luôn phát huy sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trang 5

Những giá trị tự do đạo đức truyền thống cần tập trung giáo dục cho các họcviên trong giai đoạn hiện nay: Lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cầncù, sáng tạo, tinh thần nhân đạo, yêu thương và quý trọng con người, tinh thần hamhọc hỏi, đức tính khiêm tốn, giản dị Trong số những giá trị đạo đức truyền thốngấy, "yêu nước" là giá trị đạo đức hàng đầu, là truyền thống tốt đẹp xuyên suốtchiều dài lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước Đồng thời với giáo dụcđạo đức truyền thống của dân tộc, cần tiếp thu tinh hoa, giá trị đạo đức, loại bỏnhững phong tục tập quán, những hủ tục lạc hậu trái với luân thường đạo lý củadân tộc Việt Nam.

Với các học viên đào tạo giáo viên KHXH & NVQS cấp phân đội, việc giáodục những giá trị đạo đức truyền thống của Đảng, trung thành vô hạn với Tổ quốc, vớinhân dân, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, gắn bó máu thịt vớinhân dân, tình đồng chí, đồng đội thủy chung sẽ góp phần nâng cao ý thức tráchnhiệm của học trong học tập, rèn luyện tại trường.

Trong toàn bộ nội dung giáo dục, tư tưởng, Hồ Chí Minh về ĐĐCM là mộtbộ phận quan trọng trong tư tưởng đạo đức của dân tộc và Đảng cộng sản ViệtNam Chính người là một chuẩn mực ĐĐCM mà nói chung ta phải học tập và noigương suốt đời.

Trang 6

Việt Nam

Thứ ba: Giáo dục truyền thống đạo đức của "Bộ đội cụ Hồ"

Trong tâm niệm của nhân dân, "Bộ đội cụ Hồ" là hiện thân của những giá trịđạo đức trong sáng, cốt cách mẫu mực, lối sống giản dị, mực thước Đó là kết quảcủa quá trình tính cực phấn đấu, rèn luyện của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trongquân đội dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng, của Bác Hồ và sự đùmbọc của nhân dân Cho nên "Bộ đội cụ Hồ" là hình tượng cao đẹp, là truyền thốngquý báu của quân đội ta trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.

Giáo dục truyền thống đạo đức "Bộ đội cụ Hồ" cho các học viên, giúp họnhận thức sâu sắc được vị trí, vai trò của truyền thống đạo đức đó xây dựng niềmtin và ra sức phát huy truyền thốn đạo đức "Bộ đội cụ Hồ" trong quá trình học tậpvà rèn luyện.

Nội dung chủ yếu của giáo dục truyền thống đạo đức của "Bộ đội cụ Hồ" làgiáo dục phẩm chất truyền thống: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng,với nhân dân; chí căm thù giặc sâu sắc, tinh thần sẵn sàng chiếu đấu hy sinh vì độclập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, vì hạnh phúc của nhân dân, giáo dục và xây dựnglối sống trong sạch, lành mạnh, giáo dục tình cảm gắn bó với đồng chí, đồng bộ tích cực khắc phục những hiện tượng vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức quân nhânlàm phai mờ hình ảnh hưởng cao quý của phẩm chất truyền thống "Bộ đội cụ Hồ"trong sự nghiệp xây dựng và trưởng thành của quân đội nói chung và sự trưởngthành về mặt nhân cách của từng học viên.

Thứ tư: Giáo dục, bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp quân sự,

về chức trách nhiệm vụ của người giảng viên trong môi trường quân sự.

Đây là một nội dung rất quan trọng, tác động trực tiếp đến khả năng hoànthành nhiệm vụ của từng học viên và khả năng lực hoàn thành nhiệm vụ của họtrong tương lai.

Trang 7

nhiệm vụ, trên cưng vị là người giảng viên KHXH & NVQS tương lai sẽ là độnglực để cho người học viên phấn đấu, rèn luyện để đạt được những chuẩn mực đạođức cần thiết đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn.

Vì vậy, phải tập trung giáo dục, bồi dưỡng vinh dự, tự hào khi phục vụ trongquân đội, giáo dục lòng yêu mến nghề nghiệp quân đội; ý thức trách nhiệm caotrong học tập, rèn luyện Giáo dục bồi dưỡng lòng dũng cảm, đức hy sinh, tinh thầnxả thân vì Tổ quốc, sẵn sàng hy sinh của người quân nhân cách mạng.

Đi đôi với đổi mới nội dung giáo dục, phải đồng thời đổi mới phương phápgiáo dục Phải đa dạng hoá phát huy sức mạnh tổng hợp của các phương pháp giáodục ĐĐCM Phương pháp giao dục ĐĐCM là cách thức, biện pháp mà chủ thể sửdụng để tác động vào ý thức, tình cảm và hành vi đạo đức của đối tượng nhằm thựchiện mục tiêu, yêu câu của giáo dục Đó là những con đường để chuyển tải nộidung, chuyển tải các giá trị đạo đức, chuẩn mực đạo đức làm cơ sở để hình thànhvà phát triển các phẩm chất ĐĐCM của học viên.

Phương pháp giáo dục ĐĐCM rất phong phú, đa dạng Tuy nhiên, để giáodục nâng cao ĐĐCM cho các học viên đào tạo giáo viên KHXH & NVQS cấpphân đội cần vận dụng các phương pháp chủ yếu sau:

Phương pháp nêu gương đạo đức: Là phương pháp dùng uy tín đạo đức của

cá nhân hay tập thể làm chuyển biến đạo đức của đối tượng Những tấm gươngsáng về đạo đức sẽ khơi dậy ý thức tự giác, sự nỗ lực cố gắng trong học tập, rènluyện nói theo của học viên, góp phần rèn luyện hành vi thói quen, thúc đẩy sựphát triển các phẩm chất ĐĐCM của học viên Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:Lấy gương người tốt, việc tốt hàng ngày để giáo dục lẫn nhau là một cách tốt nhấtđể xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới"(14,558).

Trang 8

cũng phải là những chuẩn mực đạo đức, gương mẫu trong lời nói, trong việc làm,trong sinh hoạt thường ngày để các học viên noi theo Đồng thời, các nhà giáodục phải phát triển, nhân rộng điển hình trong đơn vị, có như vậy hoạt động giáodục mới có hiệu quả.

Phương pháp tự phê bình và phê bình: Là phương pháp tự giáo dục đạo đức

mang lại hiệu quả cao Đó là: "thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tựphê bình Đá đi lâu cũng mòn, sắt mài lâu cũng sắc, ta cố gắng sửa chữa thì khuyếtđiểm ngày càng bớt, ưu điểm ngày càng thêm" (9,262).

Để tự phê bình và phê bình có hiệu quả thì cấp uỷ Đảng và các lực lượnggiáo dục khác phải nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của tự phê bình và phê bìnhlà quy luật phát triển của Đảng Thường xuyên quán triệt mục đích, yêu cầu,phương châm, phương pháp, tự phê bình và phê bình Coi trọng nâng cao chấtlượng tự phê bình và phê bình thành nề nếp, chế độ, mở rộng dân chủ trong tổ chứcĐảng và đơn vị, động viên mọi người tham gia phát huy trách nhiệm cá nhân.Đồng thời phải xây dựng quy chế riêng để tạo điều kiện xử lý các hiện tượng đedoạ, trù dập người thẳng thắn trong tự phê bình và phê bình, khắc phục hiện tượnglợi dụng, tự phê bình và phê bình để thực hiện mục đích cá nhân gây mất đồn kếttrong đơn vị.

Thơng qua hoạt động thực tiễn để giáo dục, rèn luyện đạo đức là phương

Trang 9

Để giáo dục, rèn luyện học viên thông qua hoạt động thực tiễn cần phải quántriệt sâu sắc nhiệm vụ cách mạng, yêu cầu xây dựng và chiến đấu của quân đội,nhiệm vụ, trách nhiệm của người giáo viên trong tương lai để xác định nội dungchuẩn mực cho phù hợp với đối tượng, sát với chức trách, nhiệm vụ Thườngxuyên đưa người học tham gia vào các hoạt động phong trào ở đơn vị, tham giavào giải quyết các mối quan hệ để rèn luyện ý thức, tình cảm, và hành vi đạo đứctheo chuẩn mực đã xác định Cấp uỷ và chỉ huy các khoa giáo viên thường xuyênkiểm tra, đánh giá chất lượng, quan tâm tới sự phấn đấu của người học để có biệnpháp khuyến khích, động viên uốn nắn kịp thời.

Như vậy, các phương pháp giáo dục ĐĐCM có vai trò rất to lớn trong sự pháttriển đạo đức của người học; các phương pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, không táchrời nhau, cùng hướng tới mục tiêu: Truyền thụ những giá trị, nguyên tắc chuẩn mực đạođức cho phù hợp với học viên, thông qua giúp họ trưởng thành hơn về mặt nhân cách Chonên, trong giáo dục cần sử dụng đồng bộ và phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi phươngpháp để tác động có hiệu quả để sự phát triển ĐĐCM của học viên đào tạo giáo viênKHXH & NVQS cấp phân đội ở HVCTQS hiện nay.

2.1.3 Vận dụng linh hoạt, sáng tạo hình thức giáo dục.

Hình thức giáo dục là cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục, để truyềntải nội dung giáo dục đến đối tượng giáo dục Nhằm thực hiện mục đích và nhiệmvụ giáo dục đã xác định Có hai hình thức giáo dục cơ bản: Hình thức giáo dụcchung - hình thức giáo dục riêng.

Hình thức giáo dục chung: Là hình thức giáo dục tập trung theo một chủ đề

xác định, cho một tập thể với nhiều đối tượng cụ thể khác nhau Đây là hình thứcphổ biến trong hoạt động giáo dục chính trị - tư tưởng nói chung và giáo dục đạođức nói riêng

Trang 10

chung thường sử dụng chủ yếu cho học tập, nghiên cứu quán triệt các văn kiện,Nghị quyết của Đảng, học tập chuyên đề, diễn đàn, hội thảo, tọa đàm, thi tìm hiểu,tổ chức các buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ Do đó phải tổ chức tốt các hoạt độnggiáo dục chung nhằm bồi dưỡng tư duy lý luận, phát triển nhận thức, nâng caoĐĐCM cho các học viên.

Giáo dục riêng :Là hình thức giáo dục thực hiện tiếp cận đối tượng theo đặc

điểm của từng nhân cách Mỗi học viên có một hoàn cảnh xuất thân khác nhau, quátrình phấn đấu rèn luyện khác nhau, tố chất khác nhau, kết quả giáo dục của từng giađình cũng khác nhau Do vậy họ có đặc điểm riêng về tính cách Thực hiện giáo dụcriêng trên cơ sở nắm chắc các đặc điểm tâm lý, trình độ, phẩm chất năng lực của đốitượng thường đem lại hiệu quả cao trong ĐĐCM.

Giáo dục riêng thường được sử dụng trong nhận xét, đánh giá, trong sinhhoạt phê bình và tự phê bình, trong giáo dục các đối tượng cá biệt Để giáo dụcriêng có hiệu quả đòi hỏi nhà giáo dục phải nghiên cứu đặc điểm tính cách củatừng học viên Phải chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, động viên họ, khuyến khích họcviên phát huy điểm mạnh, đồng thời nghiêm khắc phê phán, đấu tranh với nhữngđiểm yếu kém, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, những hành vi sai trái Tuynhiên, giáo dục riêng phải khéo léo, tế nhị, tăng cường đối thoại, cởi mở, khơi dậyý thức tự giác trong phấn đấu rèn luyện của đối tượng bảo đảm cho học viên tiếpnhận và chuyển hoá những giá trị đạo đức một cách tự nguyện, tự giác có hiệu quảcao.

Đi đôi với giáo dục lý luận cần tổ chức các phong trào hành động cách mạngđể giáo dục ĐĐCM cho học viên: phong trào xây dựng nề nếp chính quy, phongtrào nói lời hay, làm việc tốt Thông qua các phong trào đó để bồi dưỡng tìnhcảm, thái độ, hành vi đạo đức tốt đẹp khơng ngừng hồn thiện các phẩm chấtĐĐCM cuả học viên.

Trang 11

gian, đặc điểm tình hình đơn vị để lựa chọn hình thức giáo dục phù hợp Phải kếthợp chặt chẽ giáo dục chung, giáo dục riêng giáo dục lý luận với giáo dục thôngqua hoạt động thực tiễn, tích cực phát huy vai trò to lớn của các hình thức giáo dụctrong bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất ĐĐCM của học viên.

2.2 Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong giáodục đạo đức cách mạng

Đây là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ĐĐCM cho họcviên, là sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng với các hình thức, biệnpháp khác nhau

Trước hết, cần phát huy sức mạnh của cấp uỷ và tổ chức Đảng các cấp Chi

bộ là hạt nhân lãnh đạo mọi hoạt động của đơn vị, nhân tố quyết định thắng lợi mọinhiệm vụ, là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục và rèn luyện đảng viên ở Chi bộ họcviên, số lượng đảng viên là học viên tăng lên nhanh chóng qua các năm Do đónâng cao ĐĐCM cho học viên gắn liền với giáo dục, rèn luyện nâng cao ĐĐCMcho đảng viên Để Chi bộ lãnh đạo giáo dục có hiệu qủa cần làm tốt một số vấn đềsau:

Nắm chắc tư tưởng, đạo đức, lối sống của từng học viên từ đó có chủ trương,biện pháp lãnh đạo phù hợp, tác động tích cực đến từng học viên và tập thể để nângcao chất lượng giáo dục, rèn luyện ĐĐCM trong đơn vị.

Trang 12

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý học viên Cán bộ

quản lý học viên là những người trực tiếp giáo dục, rèn luyện học viên, mọi biểuhiện hành vi đạo đức tốt hay xấu, trong sáng hay thiếu trung thực của học viên đềuđựơc bộc lộ trong quá trình học tập và sinh hoạt hàng ngày Đó là những điều kiệnthuận lợi để cán bộ quản lý nắm bắt, đánh giá đúng sự tu dưỡng - rèn luyện của họ.Qua đó có biện pháp giáo dục, định hướng đúng đắn các gía trị đạo đức, lối sốngcách mạng cho mỗi người; giúp họ biết thẩm định, lựa chọn, tiếp thu một cáchchính xác những giá trị chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức, lối sống cách mạng, đẩynhanh quá trình hoàn thiện nhân cách của các học viên.

Để thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của cán bộ quản lý học viên cần làmtốt một số vấn đề:

Cán bộ Hệ, cán bộ khoá có chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dụcĐĐCM cụ thể, rõ ràng Chủ động đưa các nội dung giáo dục ĐĐCM vào các hoạtđộng của đơn vị và cụ thể hoá những nội dung đó thành các chỉ tiêu, tiêu chuẩn rènluyện để học viên phấn đấu tu dưỡng ngay từ đầu khoá học.

Kết hợp chặt chẽ giữa rèn luyện ĐĐCM với kỷ luật, chấp hành nề nếp chếđộ quy định với rèn luyện tác phong của người cán bộ chính trị - giáo viên KHXH& NVQS tương lai.

Xử lý các tình huống xảy ra trong đơn vị nhạy bén, linh hoạt hợp tình hợp lý.

Cán bộ quản lý phải tham mưu cùng với các tổ chức trong đơn vị tổ chức tốtcác hoạt động giáo dục trong đơn vị.

Cán bộ phải gương mẫu về phẩm chất đạo đức, lối sống Biết phát triểnnhững hành vi đạo đức tốt, phê phán đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực,nhất là chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, thực dụng trong đơn vị.

Đối với đội ngũ giáo viên: Là những người trực tiếp tiếp xúc với học viên trên

Trang 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rất nặng nề nhưngrất vẻ vang Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt,không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị, phải ra sức đoàn kếtgiúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ" (10, 293).

Để thực sự trở thành hình mẫu cho học viên học tập và noi theo địi hỏi độingũ giáo viên phải ln hồn thiện mình về mọi mặt, lời nói và việc làm phải mẫumực, mô phạm cả trên giảng đường hay trong sinh hoạt đời thường.

Trong mối quan hệ giữa giáo viên và học viên phải chuẩn mực về đạo đức,thể hiện là người có văn hoá, có tác phong giản dị, lành mạnh tác động tích cực vớiviệc hình thành và phát triển hành vi lối sống đạo đức cho học viên Đồng thờingười giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, thực hiện tốt nhiệmvụ giảng dạy của mình Trong giảng dạy nhịêt tình, công tâm giúp đỡ các học viênđể họ có điều kiện tốt nhất hoàn thiện và phát triển nhân cách của người giáo viêntương lai.

Trong quá trình tổ chức thi, kiểm tra phải đánh giá khách quan trung thựcchất lượng học tập của học viên Chống mọi biểu hiện tiêu cực trong đánh giá kếtquả để không làm giảm uy tín của giáo viên với học viên.

Đối với các tổ chức đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Đoàn thanh

niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức quần chúng duy nhất, là nơi trực tiếp quảnlý đoàn viên Do đó chi đoàn và Đoàn cơ sở cũng có vai trò đắc lực trong giáo dục,rèn luyện ĐĐCM cho các học viên Muốn thực hiện tốt vai trò của các tổ chứcđoàn phải thực hiện tốt một số vấn đề:

Phải thường xuyên bồi dưỡng cho đoàn viên mục tiêu lý tưởng cách mạng,đường lối chính sách của Đảng, pháp luật cuả Nhà nước.

Trang 14

Đối với hội đồng quân nhân: Đây là tổ chức bảo đảm quyền dân chủ cho

quân nhân Hội đồng quân nhân cần nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đểtổ chức các hoạt động trong đơn vị, phê phán đóng góp cho cán bộ đảng viên vềphẩm chất đạo đức lối sống và những hành vi sai trái, qua đó giáo dục, nâng cao ýthức trách nhiệm và thái độ của từng học viên đối với công tác học tập rèn luyện vàxây dựng đơn vị.

Tóm lại: Giáo dục ĐĐCM cho học viên đào tạo giáo viên KHXH & NVQS

cấp phân đội đòi hỏi phải phát huy vai trò, ảnh hưởng và tác động tích cực của tấtcả các tổ chức, các lực lượng trong đơn vị và toàn trường Các lực lượng tham giaphải thống nhất nội dung, hình thức, biện pháp tạo ra sự đồng bộ thống nhất cùngchung một mục đích là giáo dục ĐĐCM cho học viên.

2.3 Nâng cao chất lượng tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng củahọc viên

Đạo đức bắt nguồn từ xã hội, nhưng điểm kết thúc của tất cả các biểu hiệnđạo đức là ở hành vi của cá nhân con người Trong đời sống xã hội, tập quán và dưluận có tác dụng to lớn trong việc thực hiện các quy tắc đạo đức của xã hội, nhưmột sức mạnh bên ngoài đối với mỗi cá nhân Song, giá trị đạo đức của một hànhvi được quyết định bởi ý thức đạo đức cá nhân Vì vậy vai trò của công tác giáodục, rèn luyện đạo đức chỉ được phát huy và chỉ đạt được hiệu quả thực sự khi nóđược chủ thể nhận thức đúng đắn, tiếp nhận một cách tích cực, tự giác để chuyểnnhững yêu cầu khách quan về đạo đức từ bên ngoài (đó là những qui tắc, nhữngchuẩn mực đạo đức xã hội thành tình cảm, động cơ bên trong của mỗi cá nhân vàđược biểu hiện ra ở hành vi như một tất yếu hành động đã được chủ thể nhận thức.Nhà giáo Nga V XuKhôm LinxKi cho rằng: Chỉ khi nào giáo dục là tự giáo dụcthì mới là giáo dục chân chính Bởi vậy, giáo dục đạo đức phải phát huy được vaitrò tích cực, tự giác của mỗi học viên.

Trang 15

chính là quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức ở mỗi học viên Nghĩa là quátrình giáo dục, rèn luyện phải bảo đảm cho sự trưởng thành về mặt phẩm chất đạođức cá nhân, làm cho mỗi người học viên tự kiểm tra, đánh giá, tự thẩm định, điềuchỉnh hành vi của mình để đáp ứng với yêu cầu chung của xã hội, yêu cầu của tổchức quân sự và hoạt động quân sự Vì thế tự giáo dục, tự rèn luyện là khâu trựctiếp quyết định đến sự phát triển những phẩm chất ĐĐCM ở học viên.

Tự giáo dục, tự rèn luyện là hoạt động tự giác tích cực của mỗi người họcviên, hướng vào nhận thức, hoàn thiện những phẩm chất đạo đức của bản thânmình, bảo đảm phù hợp với định hướng giá trị và chuẩn mực ĐĐCM, dưới sự tácđộng của hoàn cảnh và giáo dục Đây là hoạt động tự kiểm tra, đánh giá, tự thẩmđịnh và điều chỉnh hành vi đạo đức cá nhân để hình thành những phẩm chất nhâncách cần phải có ở học viên.

Hoạt động tự giáo dục mang tính chủ thể rất cao, hiệu quả của nó phụ thuộcvào nhiều yếu tố, nhưng vấn đề quan trọng là phải thường xuyên động viên, khíchlệ đựơc nhu cầu tự giác, tự hoàn thiện ở mỗi người, thường xuyên tự bồi dưỡngnăng lực tự giáo dục ở họ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "đạo đức cách mạngkhông phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày màphát triển, củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càngtrong" (9, 293) Cho nên để nâng cao chất lượng tự giáo dục, tự rèn luyện ĐĐCMcho học viên đào tạo giáo viên KHXH & NVQS cấp phân đội ở HVCTQS hiện naycần thực hiện tốt một số yếu cầu sau:

Thứ nhất: Kết hợp chặt chẽ giữa công tác giáo dục,rèn luyện đạo đức với

hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện ở mỗi học viên.

Trang 16

luyện Ngược lại công tác giáo dục, rèn luyện không được chú trọng thì hoạt độngtự giáo dục, tự rèn luyện của học viên sẽ trở nên rất khó khăn, phức tạp.

Thứ hai: Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực tự giáo dục, tự rèn

luyện đạo đức.

Năng lực tự giáo dục, tự rèn luyện đựơc biểu hiện ra ở năng lực tự nhận thức, tựý thức được, tự định hướng đựơc, tự đánh giá, điều chỉnh hành vi đạo đức cá nhân Vìvậy để nâng cao được năng lực tự giáo dục, tự rèn luyện trước hết phải xây dựng đượcý thức tự giáo dục, tự rèn luyện ở mỗi học viên, bảo đảm cho họ nhận thức sâu sắcđược đây chính là điều kiện để hoàn thiện nhân cách của mình là môt công việc suốtđời, phải rèn luyện bền bỉ hàng ngày, phải được coi đây là một nhu cầu tự hoàn thiệnbản thân Mặt khác phải trang bị cho học viên nội dung, phương pháp, hình thức tự giáodục phù hợp cho học viên.

Thứ ba: Tích cực tạo ra nhu cầu học tâp, rèn luyện đạo đức và xây dựng

động cơ phấn đấu đúng đắn ở mỗi học viên.

Nhu cầu học tập, rèn luyện là một yêu cầu khách quan để nâng cao chất lượngtự giáo dục, tự rèn luyện ĐĐCM ở học viên Cho nên cần phải nắm bắt và luôn tạo rađược các nhu cầu học tập, rèn luyện đạo đức ở mỗi học viên, phát huy tính tích cực, tựgiác cách mạng lòng nhiệt tình và ý chí phấn đấu của họ.

Trang 17

2.4 Xây dựng và phát huy vai trò của môi trường xã hội ở đơn vị.

Môi trường xã hội là tổng thể những điều kiện vật chất và tinh thần đạo đứccon người sáng tạo ra, có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống, hoạt độngsinh hoạt của con người.

Môi trường xã hội của học viên đào tạo giáo viên KHXH & NVQS cấp phânđội là nơi mà các học viên trực tiếp sống, sinh hoạt và học tập hàng ngày Đó làtoàn bộ những yếu tố vật chất, tinh thần bao gồm các quan hệ xã hội, các thiết chếtổ chức xã hội, các giá trị vật chất, tinh thần, văn hoá, đạo đức hợp thành hoàncảnh sống, có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển phẩm chất nhâncách nói chung và phẩm chất đạo đức nói riêng của học viên.

Môi trường xã hội ở đơn vị lành mạnh có tác động tích cực đến vịêc hìnhthành các phẩm chất đạo đức của học viên.

Xây dựng môi trường xã hội là hoạt động có ý thức, có mục đích, của chủthể trong việc tạo lập những điều kiện vật chất, tinh thần ở đơn vị, bao gồm các yếutố chính trị - tư tưởng, các giá trị văn hoá - đạo đức, đời sống vật chất tinh thần.Nhằm tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất ĐĐCM, đồng thờingăn chặn sự xâm nhập tiêu cực, lạc hậu, những hành vi phi đạo đức, phản giá trị,không ngừng nâng cao ĐĐCM của học viên.

Để phát huy vai trò của môi trường xã hội ở đơn vị trong phát triển ĐĐCMcho học viên cần phải tập trung vào những vấn đề sau:

Một là: Xây dựng môi trường chính trị - tư tưởng ở đơn vị vững mạnh.

Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là quan điểm xuyên suốt trongxây dựng quân đội Sự vững mạnh về chính trị - tư tưởng bảo đảm sự thống nhất vềý chí và hành động của mọi quân nhân hướng vào hoàn thành nhiệm vụ, đồng thờithúc đẩy quân nhân tự giác cống hiến trí tuệ, sức lực của mình cho sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân

Trang 18

thế giới quan, hệ tư tưởng, lập trường, lý tưởng của giai cấp công nhân, đường lối,quan điểm của Đảng giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của các học viên,bảo đảm cho các học viên luôn giữ vững và phát huy bản chất cách mạng, truyềnthống của dân tộc, của quân đội phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đượcgiao Muốn vậy phải tăng cường công tác giáo dục, nâng cao trình độ giác ngộchính trị, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, củng cố niềm tin của học viên vàosự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, trung thành tuyệtđối với Tổ quốc, với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổquốc.

Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối chủ trương, chính sách của Đảnglàm cho học viên nhận thức sâu sắc về mục tiêu, con đường đi lên của dân tộc,phương hướng xây dựng và chiến đấu của quân đội tạo sự nhất trí cao về tư tưởng,nâng cao tinh thần trách nhiệm của học viên, tinh thần chiến đấu chống lại các âmmưu thủ đoạn của kẻ thù.

Hai là: Xây dựng mơi trường văn hố đạo đức lành mạnh để bồi dưỡng phẩm chất

đạo đức cách mạng cho học viên đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội.

Xây dựng mơi trường văn hố đạo đức lành mạnh chính là tạo ra mảnh đấthiện thực tốt để nâng cao đạo đức cách mạng cho các học viên Vì vậy, khi xâydựng môi trường đạo đức lành mạnh cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

* Xây dựng môi trường đạo đức phải gắn với các hoạt động của đơn vị, đồngthời nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng.

Trang 19

học viên Bên cạnh đó phải không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp kết hợpchặt chẽ giữa xây dựng mơi trường văn hố đạo đức lành mạnh với nâng cao hiệuquả công tác giáo dục chính trị tư tưởng để giúp học viên ngày càng hoàn thiệnnhân cách.

* Xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh ở đơn vị phải gắn với nâng caovai trò gương mẫu của cán bộ đảng viên trong việc tu dưỡng rèn luyện ĐĐCM chohọc viên.

Sự gương mẫu của cán bộ đảng viên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xâydựng môi trường đạo đức lành mạnh Mác - Ăng ghen cho rằng chỉ có nhân cáchmới giáo dục nhân cách Vì thế nếu cán bộ, đảng viên có nhân cách mẫu mực sẽ cósức cảm hoá mạnh với các học viên Đồng thời, người cán bộ phải có biện phápnắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học viên Đặc biệt, khi xử lý các tình huống xảyra trong đơn vị phải linh hoạt, tránh thiên vị, nể nang hoặc quá gia trưởng khônghợp tình hợp lý chỉ có như vậy mới tạo được ấn tượng tốt cho người học viên.

* Xây dựng môi trường đạo đức ở đơn vị lành mạnh đi đôi với duy trìnghiêm kỷ luật:

ĐĐCM là những chuẩn mực đạo đức, có tính tự nguyện, tự giác Nhưngkhông phải mỗi học viên đều thực hiện theo những chuẩn mực đạo đức một cáchtự nguyện, tự giác Do đó phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục chính trị - tư tưởng,đạo đức, lối sống với duy trì nghiêm kỷ luật quân đội.

Ngày đăng: 06/10/2013, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w