Đồng thời phát huy những hiệu quả của thơ ca, đồng dao, bài hát trong việc giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài "Sưu tầm, sáng tác thơ, viết lờ
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non có vị trí rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân
Đó là ngành học mở đầu, là bước đầu tiên trong việc hình thành của nhân cách con người và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường tiểu học Hồ Chủ tịch
đã nói: "Dạy trẻ như trồng cây non…".
Trẻ mầm non là lứa tuổi mà trẻ đang bắt đầu tập làm người lớn Ngay từ khi trẻ không còn chỉ biết nằm trong nôi nữa thì trẻ đã bắt đầu khám phá thế giới xung quanh và người lớn chúng ta đã bắt đầu lo lắng cho sự an toàn của trẻ Trẻ nào cũng rất hiếu động, trẻ lạ lẫm với mọi thứ xung quanh và muốn biết mọi thứ ra sao mà không hề biết sự nguy hiểm đang rình rập quanh mình Đặc biệt, trẻ
5 - 6 tuổi, trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động, trẻ tò mò, thích khám phá nhiều hơn, chạy nhảy nhiều hơn
Việc dạy trẻ mầm non khó nhưng việc chăm sóc và đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho trẻ lại còn khó hơn Một thực trạng rất đáng báo động hiện nay ở Việt Nam đó là tai nạn thương tích trẻ em Trong số đó không thể không nhắc tới đó là tai nạn thương tích ở trẻ mầm non từ 0 - 6 tuổi Mặc dù giáo viên đã rất cố gắng dạy và rèn trẻ những kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, nhưng trên thực tế việc nắm bắt kiến thức của trẻ vẫn còn nhiều hạn chế Mặt khác, trong nội dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng thì những bài thơ, đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ còn rất hạn chế
Là một giáo viên mầm non trực tiếp làm công tác chăm sóc và giáo dục trẻ tôi nhận thấy rằng, việc cho trẻ làm quen với văn học, âm nhạc bài thơ, đồng dao, bài hát thường thu hút được hứng thú của trẻ Với lời thơ ngắn gọn nhưng mang đầy ý nghĩa, với cách nói vần vè, ngôn từ giàu nhịp điệu của của đồng dao, nhiều bài có lối kết cấu vòng tròn, trẻ đọc đi, đọc lại mà không chán, không kết thúc, với giai điệu vui tươi của các bài hát sẽ khiến cho trẻ như vừa được học, vừa được chơi Từ đó trẻ tiếp thu và hiểu nội dung kiến thức rất nhanh và nhớ rất lâu
Xuất phát từ tầm quan trọng của thơ ca, đồng dao, bài hát đối với trẻ, từ thực trạng thiếu các bài thơ, đồng dao, bài hát có nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Đồng thời phát huy những hiệu quả của thơ ca, đồng dao, bài hát trong việc giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài
"Sưu tầm, sáng tác thơ, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non" để nghiên
cứu và trao đổi với bạn bè đồng nghiệp
2.Thực trạng
Trang 22.1 Thuận lợi
Trẻ đều được học từ các lớp dưới chuyển lên có kỹ năng về đọc thơ, hát Giáo viên nhiệt tình, năng động, ham học hỏi, có kĩ năng sư phạm và đều
có kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích Có khả năng sáng tác thơ và đặt lời mới cho các bài đồng dao, bài hát
Lớp có cơ sở vật chất đầy đủ: Ti vi, vi tính có nối mạng Internet, hệ thống máy chiếu, đàn
Phụ huynh đều rất quan tâm đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
2.2 Khó khăn
Các bài thơ, đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai nạn thương tích trong chương trình còn hạn chế
Số lượng trẻ nam nhiều hơn số trẻ nữ, hầu hết các trẻ đều rất hiếu động Trẻ nhận thức về việc phòng chống các tai nạn thương tích còn thụ động, hay quên
Một số phụ huynh chưa lường trước được các nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn xảy với trẻ, chưa có nhiều các kiến thức về cách phòng tránh một số tai nạn thương tích cho trẻ, chưa lường trước được các nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn xảy với trẻ
3 Thời gian nghiên cứu: Thời gian tiến hành bắt đầu từ tháng 10/2018
và kết thúc vào tháng 3/2019
4 Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm
non…
5 Phạm vi nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tại trường tôi công tác
Trang 3II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, qua khảo sát thực tế tại lớp mình
phụ trách, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Sưu tầm, sáng tác thơ, viết lời
mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non” và đưa ra các biện pháp thực hiện
sau:
1 Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch sáng tác thơ, viết lời mới cho các bài đồng dao, bài hát.
Biện pháp 2: Sưu tầm, sáng tác thơ và viết lời mới đồng dao, bài hát
mang nội dung phòng chống tai nạn thương tích.
Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh để dạy trẻ ở nhà.
2 Tác dụng của từng biện pháp
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch sáng tác thơ, viết lời mới cho các bài đồng dao, bài hát Giúp giáo viên có thể hình dung rõ ràng, cụ thể từng công việc, chủ động kiểm tra, đánh giá từng công việc
Biện pháp 2: Sưu tầm, sáng tác thơ và viết lời mới đồng dao, bài hát mang
nội dung phòng chống tai nạn thương tích Giúp trẻ tiếp thu và hiểu nội dung
kiến thức nhanh và nhớ rất lâu
Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh để dạy trẻ ở nhà cung cấp cho
phụ huynh một nguồn tư liệu bổ ích để dạy và rèn trẻ những kiến thức, kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích
3 Cách thức thực hiện các biện pháp:
3.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch sáng tác thơ, viết lời mới cho các
bài đồng dao, bài hát.
Lập kế hoạch là một biện pháp quan trọng Có kế hoạch sẽ giúp cho người giáo viên có thể hình dung rõ ràng, cụ thể từng công việc, chủ động kiểm tra, đánh giá từng công việc Nó là cơ sở để thống nhất mọi hoạt động, mọi công việc khi giáo viên đã đặt ra Chính vì thế, ngay từ đầu năm học, tôi đã đưa kế hoạch sáng tác của mình vào kế hoạch hoạt động của cả năm học và trong từng tháng hoạt động Sau đó tôi tiến hành khảo sát lại toàn bộ các bài thơ, bài đồng dao, bài hát có nội dung giáo dục trẻ phòng chống tai nạn thương tích đã có trong chương trình và nhận thấy rằng: Hầu hết các nội dung trên mới chỉ thấy xuất hiện ở chủ đề giao thông thông qua 8 bài thơ, còn các chủ đề khác thì hầu như rất ít và đặc biệt là các bài đồng dao, các bài hát có nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích thì chưa có bài nào
Trang 4Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã sáng tác các bài thơ, viết lời mới cho một
số bài đồng dao, bài hát mang nội dung phòng chống tai nạn thương tích và đưa vào kế hoạch hoạt động của từng tháng, từng tuần, từng tiết dạy (tùy theo nội dung của từng bài mà tôi sắp xếp cho phù hợp với từng chủ đề
KẾ HOẠCH SÁNG TÁC THƠ,VIẾT LỜI MỚI ĐỒNG DAO, BÀI HÁT
Kết quả: Sau khi xây dựng kế hoạch đã giúp giáo viên có thể hình dung rõ ràng, cụ thể từng công việc, chủ động kiểm tra và có kế hoạch đưa vào giảng dạy
3.2 Biện pháp 2: Sưu tầm, sáng tác thơ và viết lời mới đồng dao, bài
hát mang nội dung phòng chống tai nạn thương tích.
a Sáng tác thơ:
Đối với trẻ em, thơ là một kho tàng kiến thức vô cùng phong phú chính vì vậy sưu tầm, sáng tác thơ giúp trẻ tiếp thu và hiểu nội dung kiến thức nhanh và nhớ rất lâu Nhiều khi chúng ta không thể giải thích mọi việc bằng những câu nói khô cứng, khó hiểu, vì như vậy, trẻ rất khó tiếp thu Nhưng khi những kiến thức ấy được đưa vào những câu nói có vần, có điệu thì trẻ sẽ vừa dễ tiếp thu, vừa dễ nhớ hơn Chính vì vậy, tôi đã đưa các nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ vào các bài thơ để những nội dung vốn rất khô cứng nay
đã trở nên nhẹ nhàng hơn, cụ thể đó là những bài thơ do tôi tự sáng tác như sau:
* Chủ đề trường mầm non:
Xuống cầu thang
Này các bạn nhỏ Khi xuống cầu thang
Bé lưu ý nhé Bước xuống cẩn thận Nhớ đừng đùa nhau
Đừng lấy tay vịn Làm cầu trượt chơi Nhỡ mà bị rơi Thì nguy hiểm lắm!
(sưu tầm)
* Chủ đề gia đình:
Đừng chơi gần bếp
Trang 5Cái bếp là nơi nấu ăn
Bé ơi đừng có loanh quanh lại gần Bếp ga, tủ lạnh, quạt trần
Nồi cơm, chảo điện rất gần tầm tay Lại còn cả phích nước đầy
Không may ngã phải là gây bỏng liền
An toàn là việc đầu tiên
Bé ơi phải nhớ, tránh liền bếp thôi!
(sáng tác) Cái i nổ điện điện ện
Đây là cái ổ điện Dùng để cắm quạt vào
Bé đã biết chưa nào?
Đừng sờ vào"Giật đấy"!
Và không được dùng gậy Kim loại, sắt và nhôm Cho vào trong ổ điện
Và nhớ là phải biết Không dùng kéo cắt dây
Bị giật sẽ rất gay Nguy hiểm chết người đấy Nhớ đừng làm như vậy Thì mới là bé ngoan
(sưu tầm)
* Chủ đề bản thân:
Đi dép lê
Đi dép lê Không được chạy Kẻo vấp ngã Gãy trẹo chân Rách áo quần
Đi cẩn thận Bước nhẹ nhàng Chớ vội vàng Các bạn nhé!
(sáng tác)
Bé giữ vệ sinh
Giờ ăn đến rồi
Bạn phải nhớ thôi
Rửa tay chưa nhỉ
Phải nhớ rửa kỹ
Cho sạch bạn ơi
Khi rửa xong rồi
Bạn đừng nghịch nước
Áo quần bị ướt
Cảm lạnh mất thôi Tay rửa sạch rồi Vào ngay bàn nhé
Ăn uống sạch sẽ Đảm bảo vệ sinh Giúp cho chúng mình Nâng cao sức khỏe
(sưu tầm)
* Chủ đề nghề nghiệp:
Không nên tự uống thuốc
Trang 6Bé ốm phải uống thuốc
Không chẳng khỏi được đâu
Cảm cúm hay nhức đầu
Sâu răng hay đau bụng
Bác sỹ dặn thật đúng Uống thuốc phải theo đơn Hãy nhờ mẹ thì hơn
Bé đừng nên tự uống
(sáng tác)
* Chủ đề động vật:
Không trêu chọc kiến
Con kiến nhỏ
Đốt rất đau
Bé bảo nhau
Đừng trêu nó
Nhớ đừng có
Chọc tổ kiến
Và cũng không
Đuổi theo nó
Kiến tuy nhỏ Nhưng lại chăm Nhìn thấy nó
Bé đừng sợ Không trêu kiến
Sẽ chẳng sao Nhớ chưa nào?
Cô dạy thế!
( sáng tác)
* Chủ đề thực vật:
Vườn cây nhà bé
Trong vườn nhà bé
Có rất nhiều cây
Xoài, bưởi, dâu tây
Hồng, cam, chuối,quýt
Cây cà hoa tím
Cây mướp hoa vàng
Dưa chuột, dưa gang
Cả giàn thiên lý
Bé đã nhớ kỹ
Lời cô dặn rồi
Khi vào vườn chơi Nhớ đừng hái quả Không cho hoa lá Vào miệng, vào tai Không leo cây xoài Chẳng may ngã đấy Nguy hiểm như vậy
Bé chẳng làm đâu Luôn nhớ trong đầu
Lời cô dặn bé (sưu tầm)
* Chủ đề giao thông:
Nhớ lời mẹ dặn
Mẹ bảo em bé ngoan
Không đi theo người lạ
Bé ngoan nói "Vâng ạ!"
Mẹ dặn con nhớ rồi!"
Con chỉ ở nhà thôi
Không chơi ngoài đường cái
Khi ra đường con phải
Không được chạy lung tung Dưới lòng đường, hè phố Đường rất nhiều xe cộ Nhỡ va phải thì sao?
Con đã nhớ chưa nào?
"Con nhớ rồi mẹ
Trang 7Có người lớn đi cùng (sưu tầm)
Khuyên bé !
Đường phố xe ngược , xe xuôi
Bé ơi bé nhớ không chơi lòng đường
Xe cộ qua lại bất thường Xảy ra tai nạn không lường được đâu
"An toàn" luôn nhớ trong đầu Lời cô bé đã khắc sâu trong lòng
(sưu tầm)
* Chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên
Bé luôn ghi nhớ!
Các bạn ơi đừng có Đến gần nơi hồ ao
Hố sâu không chắn rào Giếng khơi hay bể nước
Các bạn phải lường trước Nhỡ sơ ý không may Tụt xuống hố nước đầy Thì làm sao cứu được
(sáng tác)
Đối với những bài thơ dài, nhiều nội dung tôi đưa vào dạy trẻ trong hoạt động chung làm quen với văn học và cụ thể là các tiết dạy trẻ đọc thơ Còn với những bài thơ ngắn, tôi dạy trẻ ở hoạt động chiều, khi trẻ đã thuộc các bài thơ này, tôi có thể cho trẻ đọc ở mọi lúc, mọi nơi tùy từng điều kiện cụ thể như trong tiết học, trước giờ ăn, trước khi hoạt động ngoài trời, trong giờ đón, giờ trả trẻ…qua đó trẻ đã tiếp thu và nhớ rất nhanh
b Viết lời mới một số bài bài đồng dao và tổ chức cho trẻ chơi:
Đồng dao là những bài học chập chững, sơ khai về cuộc sống Các bài đồng dao thường đi kèm với những trò chơi: qua việc đọc và làm động tác theo những lời đồng dao, trẻ ít nhiều được luyện tập về chân tay, thị giác, khứu giác, trí não…Khi tham gia chơi các trò chơi đồng dao, trẻ được sinh hoạt tập thể cùng nhau, trở nên gắn kết với nhau hơn Có rất nhiều các bài đồng dao khác nhau nhưng tôi đã lựa chọn các bài đồng dao có kèm theo các trò chơi tương ứng mà trẻ thường thích chơi nhất để viết lời mới
Bài 1: Chi chi chành chành!
Chi chi chành chành
Bát cơm vừa xới
Chẳng vội ăn ngay
Kẻo lỡ chẳng may
Trang 8Là bỏng ngay đấy
(sáng tác)
* Cách chơi:
Khoảng 3 - 4 trẻ một nhóm Một trẻ làm "cái" xòe bàn tay ra Ai bị "cái" bắt ngón tay thì xòe bàn tay ra đọc bài đồng dao cho các bạn chơi tiếp
(H/a minh họa:Trẻ chơi trò chơi chi chi chành chành)
Bài 2: Kéo cưa lừa xẻ
Kéo cưa lừa xẻ
Đừng lấy hạt mít
………
Lời cô giáo dạy
(sưu tầm)
* Cách chơi:
Hai trẻ ngồi đối diện nhau, hai tay nắm lấy nhau, cùng nhau vừa đẩy qua đẩy lại vừa đọc bài đồng dao
Trang 9(H/a minh họa: Trò chơi kéo cưa lừa xẻ)
Bài 3: Rồng rắn lên mây
Rồng rắn đi chơi
Vừa hát vừa cười
………
………
Rồng rắn cùng nhau Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
* Cách chơi:
Một trẻ làm thầy thuốc, đứng hoặc ngồi một chỗ, các trẻ khác túm lấy đuôi áo nhau thành rồng rắn, đoàn người vừa đi vừa hát bài đồng dao.Đến câu cuối cùng thì đoàn người dừng lại trước mặt "thầy thuốc" Người đóng vai "thầy thuốc" trả lời: "Thầy thuốc đi chơi" hay "Đi chợ vắng" Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời "có".Rồng rắn và thầy thuốc đối thoại với nhau:
Sau khi "Rồng rắn" trả lời xong thì "Thầy thuốc" sẽ tìm mọi cách đuổi bắt
"Rồng rắn" để bắt khúc đuôi (Người cuối cùng trong hàng người) Trẻ đứng đầu
sẽ dang tay ra cản "Thầy thuốc" Nếu thầy thuốc bắt được "Khúc đuôi" hoặc
"Rồng rắn" bị đứt khúc hoặc ngã thì sẽ bị thua
Trang 10(H/a minh họa: Trò chơi rồng rắn mây)
Bài 4: Lộn cầu vồng
Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy
………
………
Rồi ta cùng lộn
(sáng tác)
* Cách chơi:
Mỗi nhóm có 2 trẻ nắm tay quay mặt vào nhau Trẻ vừa đọc bài đồng dao vừa đưa tay sang hai bên theo nhịp của bài đồng dao Đến câu cuối cùng của bài đồng dao thì trẻ lộn tay, quay lưng vào nhau Cứ như thế trẻ tiếp tục đọc bài đồng dao cho đến câu cuối cùng thì lại lộn tay quay mặt vào nhau
Trang 11(H/a minh họa: Trò chơi lộn cầu vồng)
Bài 5: Thả đỉa ba ba
Thả đỉa ba ba
Khi mẹ vắng nhà
Bé không nghịch lửa
Chẳng trèo lên cửa
Chẳng trèo cầu thang
Bé chơi đồ hàng
Tập làm cô giáo Tập may quần áo Cho bạn búp bê Lát nữa mẹ về
Sẽ khen bé giỏi
* Cách chơi:
Vẽ hai đường thẳng song song dài 2m, rộng 3m giả làm con sông
Số trẻ chơi có thể 10 - 12 trẻ đứng thành vòng tròn, chọn một trẻ thuộc lời
ca, cứ mỗi tiếng lại đập nhẹ tay vào vai một bạn Tiếng cuối cùng rơi vào ai người ấy sẽ làm "đỉa"
……… Những người qua sông phải tìm cách chạy thật nhanh lên bờ sao cho "đỉa" không bắt được Ai bị "đỉa" bắt phải đứng ra ngoài cuộc một lần chơi
Trang 12(H/a minh họa: Trò chơi thả đỉa ba ba)
Viết lời mới một số bài hát:
Âm nhạc có ảnh hưởng tốt với trẻ em ở mọi lứa tuổi, âm nhạc sẽ bồi đắp cho khả năng ngôn ngữ và lắng nghe, kỹ năng bày tỏ cảm xúc qua từ ngữ và hành động Qua việc dạy trẻ hát, giáo viên có thể giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của mỗi bài hát Từ đó giáo viên sẽ đưa ra các nội dung giáo dục muốn truyền tải đến với trẻ Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn một số bài hát mà trẻ rất ưa thích, dựa vào giai điệu của các bài hát đó tôi đã viết lời mới mang nội dung dạy và rèn trẻ trẻ phòng chống tai nạn thương tích Khi trẻ thể hiện, mặc dù đó là những bài hát cũ, trẻ đã biết, đã thuộc nhưng nay trẻ lại được thể hiện lại bài hát với nội dung hoàn toàn mới lạ nên trẻ rất thích thú, tích cực tham gia hoạt động và tiếp thu kiến thức nhanh hơn:
Các bài hát được sáng tác: Phụ lục 1
Với những bài hát sau khi viết lời mới, tôi sử dụng để dạy trẻ trong các giờ hoạt động âm nhạc, cụ thể là trong các tiết học dạy trẻ hát và vận dụng trong các giờ hoạt động góc, các buổi liên hoan văn nghệ…Trẻ có thể tự tin, mạnh dạn và nhất là được
thể hiện mình
3.3 Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh để dạy trẻ ở nhà.
Các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ không chỉ xảy ra ở trường mà còn có thể xảy ra khi trẻ ở nhà Vì thế việc phối kết hợp với phụ huynh giúp cho phụ huynh cũng nâng cao ý thức trong việc phòng chống tai nạn thương tích cho con
12/16