Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
46,61 KB
Nội dung
TỔNGQUANVỀCHẤTLƯỢNGDỊCHVỤTRONGKINHDOANHKHÁCHSẠNHIỆNNAY 1.1 DỊCHVỤTRONGKHÁCH SẠN. 1.1.1 Khái niệm dịch vụ. Dịch vụ, một lĩnh vực tiềm năng và có triển vọng phát triển lớn nhất trong số tất cả các ngành kinh tế, đã và đang tỏ rõ được ưu thế cũng như vai trò quantrọng của mình trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đời sống ngày một nâng cao, nhu cầu của con người ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Việc tạo ra một hệ thống dịchvụ nhằm quan tâm, phục vụ, thoả mãn một cách tối đa những nhu cầu của con người là thực sự cần thiết và mang lại lợi ích cho cả hai phía: người tạo ra dịchvụ và người tiêu dùng dịch vụ. Tại những nước phát triển, ngành này đã được quan tâm một cách đúng mức và kết quả đạt được thật đáng nể, tổng thu nhập từ ngành dịchvụ chiếm tới trên 70% tổng thu nhập quốc dân. Còn ở những nước đang phát triển, ngành dịchvụ cũng đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách quốc gia hàng năm. Vậy dịchvụ xét về bản chất là gì? Hiệnnay người ta quan niệm vềdịchvụ như thế nào?, trước hết chúng ta tìm hiểu các khái niệm vềdịch vụ. Khái niệm đầu tiên dựa trên góc độ nhìn nhận sản phẩm dịchvụ như là tổng thể các mục tiêu hay bao hàm một quá trình thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. Dịchvụ được coi là một hoạt động bao gồm các nhân tố hiện hữu và không hiện hữu dùng để giải quyết mối quan hệ giữa khách hàng với nhà cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu. Khái niệm thứ hai dựa theo tiêu chuẩn đo lườngchấtlượng ISO-9000: Dịchvụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng hay nhờ các hoạt động của người cung cấp để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Theo quan niệm của các chuyên gia trong lĩnh vực marketing: Dịchvụ là toàn bộ các hỗ trợ mà khách hàng mong đợi, nó phù hợp với giá, uy tín ngoài bản thân hàng hoá hay dịchvụ đó. Hoặc là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình, không dẫn đến sự chiếm đoạt, việc thực hiệndịchvụ có thể có hoặc không liên quan đến hàng hoá dưới dạng vật chất; Dịchvụ là những kết quả tạo nên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng các hoạt động tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp như cử đại diện, hay dùng phương tiện…giữa người cung cấp và khách hàng bằng các hoạt động nội bộ của bên cung cấp… Trong thực tế còn nhiều khái niệm vềdịch vụ, trên đây chỉ là một số khái niệm tiêu biểu, điển hình đưa ra cách nhìn nhận vềdịch vụ. Tất cả các dịchvụ được tạo ra không phải do chính nhà cung cấp muốn thế mà nó xuất phát từ chính nhu cầu của khách hàng. Điều đó có nghĩa là dịchvụ được tạo ra sau khi khách hàng nói hoặc bày tỏ thái độ “họ muốn gì”. Dịchvụ cung cấp cho khách hàng không chỉ về vật chất mà còn mang lại cho họ lợi ích tinh thần. Từ đó ta có thể thấy sản phẩm dịchvụ phải được xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn nhất định đáp ứng sự trông đợi của khách hàng. Ví dụ khi ta vào một quán bar, ngoài chất lượng, số lượng đồ uống ra, chúng ta còn quan tâm đến không khí trong phòng, chấtlượng nhân viên phục vụ, trang thiết bị hiện đại .Tất cả những thứ đó mới tạo nên khoản mục dịch vụ. Hiện nay, thật khó phân biệt giữa sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịchvụ vì khi bán một hàng hoá thường kèm theo dịchvụ hậu mãi (lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng ) và một dịchvụ thường có bán kèm hàng hoá (nhà hàng ăn, đồ lưu niệm .). Nếu khi xây dựng nên một sản phẩm hàng hoá người ta cần chú ý đến: đặc tính kỹ thuật, hình dáng bên ngoài, dễ sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế, độ tin cậy và an toàn. Khi thiết kế một dịchvụ phải chú ý đến 4 đặc tính sau: 1) Tiện nghi cung cấp: kiến trúc kháchsạn có gây ấn tượng cho người tiêu dùng hay không?, trang trí nội thất có phù hợp với đặc điểm văn hoá của khách hàng mục tiêu không?, trang thiết bị có đầy đủ không và mức độ hiện đại đến đâu? .Nếu thực hiện được điều này thì một phần nhu cầu của khách hàng có thể được thoả mãn, tạo cho họ sự tiện lợi cũng như cảm giác tự thể hiện mình cao nhất. 2) Hàng hoá phục vụ: thức ăn, đồ uống, hàng lưu niệm .chất lượng có tốt không?, số lượng có đủ cung cấp không?, có đa dạng để dễ chọn không? 3) Dịchvụ hiện: thái độ phục vụ của nhân viên có tận tụy không? các món ăn có ngon không?, có vệ sinh không? .Các yêu cầu này phụ thuộc vào việc đào tạo nhân sự về nghiệp vụ lẫn tinh thần trách nhiệm; về tính ổn định và sẵn sàng của dịch vụ. 4) Dịchvụ ẩn: mức độ an toàn, thời gian phục vụ, sự riêng tư, môi trường xung quanh . Từ các khái niệm vềdịchvụ và 4 đặc tính cần chú ý khi thiết kế một dịchvụ ta có thể thấy được rằng sản phẩm dịchvụ là một tập hợp nhiều giá trị làm thoả mãn khách hàng. Và khách hàng chính là một nhân tố quan trọng, tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm dịchvụ nhằm thoả mãn nhu cầu của chính họ. Mỗi kháchsạn đều có những thị trường mục tiêu riêng và mỗi khách hàng tại thị trường mục tiêu đó cần phải đươc coi là một người duy nhất, khó thay thế. Do đó việc tạo ra một sản phẩm dịchvụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ là rất quan trọng. Đồng thời mỗi kháchsạn phải không ngừng điều chỉnh chấtlượngsản phẩm, ngày càng dị biệt hoá sản phẩm của mình nhằm thu hút thêm khách, tăng cường lòng trung thành của họ đối với khách sạn. Trongkhách sạn, sản phẩm dịchvụ được chia thành hai loại: dịchvụ cơ bản và dịchvụ bổ xung. Đây là hình thức phân loại phổ biến nhất vì nó đã nêu bật được loại hình dịchvụ mà kháchsạn có thể phục vụ cho khách hàng. Dịchvụ cơ bản trongkháchsạn là dịchvụ lưu trú, dịchvụ ăn uống, phuc vụ những nhu cầu cơ bản của khách. Dịchvụ bổ xung là những dịchvụ làm tăng thêm giá trị cho dịchvụ cơ bản. Dịchvụ bổ xung có hai dạng: không bắt buộc và bắt buộc. Dịchvụ bổ xung không bắt buộc là các dịchvụ làm cho sự nghỉ ngơi của khách thêm phong phú, hấp dẫn như uốn tóc, giặt là, gửi đồ, massage, bể bơi, các chương trình văn nghệ, đồ lưu niệm Ngoài ra một số kháchsạn có quy mô lớn còn có dịchvụ hướng dẫn viên du lịch. Dịchvụ bổ xung bắt buộc hoàn thiện hơn cho dịchvụ chính. Chẳng hạn như trước khi quyết định ở kháchsạn nào, khách cần có dịchvụ thông tin vềkhách sạn, dịchvụ đặt chỗ trước, dịchvụ đón tiếp, mang hành lý Giữa dịchvụ cơ bản và dịchvụ bổ xung có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, dịchvụ bổ xung ngày càng giữ vai trò quantrọng bởi nhu cầu của khách trọ không ngừng tăng lên, đòi hỏi sự đáp ứng của nhiều dịch vụ. Không những thế dịchvụ cơ bản rất dễ bắt trước, do đó nếu các kháchsạn chỉ chú tâm vào các dịchvụ chính thì kết quả là các kháchsạn sẽ hầu hết giống nhau hoặc xích lại gần nhau. Trong khi đó, cuộc chiến giữa các kháchsạn ngày càng trở nên khốc liệt hơn, mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình hướng đi riêng, do đó chiến lược dị biệt hoá sản phẩm đã và đang được các kháchsạn khai thác và tận dụng triệt để. Sự phân biệt được đánh gía ở chấtlượng phục vụ, hình thức cung cấp dịchvụ bổ xung. Điều này dẫn đến một thực tế là dịchvụ bổ xung giữ vai trò quantrọng đối với sự quyết định đi hay ở của khách. 1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm dịchvụtrongkhách sạn. Để làm rõ bản chấtdịchvụtrongkhách sạn,chúng ta tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm của sản phẩm dịch vụ. a.Dịch vụ là những sản phẩm mang tính vô hình. Đây chính là một đặc tính riêng có của sản phẩm dịch vụ, ví dụ khi một sản phẩm mới ra đời, thông tin tới được khách hàng có thể nói lên một vài lợi ích của nó. Tuy nhiên, lợi ích thực sự mà sản phẩm đó mang lại chỉ có thể nhận biết được sau khi đã trải qua việc sử dụng. Chấtlượng của hàng hoá, ví dụ như xà phòng, người sử dụng có được thông qua việc giặt quần áo bẩn. Còn đối với sản phẩm dịch vụ, chấtlượng của nó rất khó đo lường một cách chính xác vì nó phụ thuộc vào sự cảm nhận của khách hàng. Và bởi vì khách hàng không giống nhau nên cách cảm nhận của họ cũng khác nhau. Do đó việc xây dựng một sản phẩm dịchvụ phù hợp là rất khó khăn. Các kháchsạn đã hạn chế bớt nhược điểm do đặc điểm này mang lại bằng cách chỉ chuyên phục vụ những khách hàng đến từ thị trường mục tiêu (khách hàng mục tiêu) b. Việc cung cấp và tiêu dùng dịchvụ xảy ra đồng thời tại cùng địạ điểm. Sản phẩm hàng hoá được sản xuất trước khi bán, còn sản phẩm dịchvụ chỉ được tạo ra khi có sự tham gia của khách hàng. Một ví dụ đơn cử như khi khách hàng vào nhà hàng, chỉ sau khi họ yêu cầu, sự phục vụ của nhân viên mới được thực hiện và chính họ sẽ tiêu dùng dịchvụ ngay tại đó. Đối với các dịchvụ khác cũng vậy. Điều đó chứng tỏ việc sản xuất và tiêu dùng dịchvụ xảy ra đồng thời. c.Không có sự chuẩn mực trong việc tiêu dùng của khách. Mỗi khách hàng có sở thích, thói quen không giống nhau do sự khác nhau về khu vực địa lý, sự ảnh hưởng của các nền văn hoá khác nhau tới lối sống, sự khác nhau về tâm sinh lý, kinh nghiệm trải qua việc sử dụng nhiều lần nên họ có những yêu cầu, đánh giá vềchấtlượngdịchvụ khác nhau. Từ đó ta có thể thấy được rằng thật khó có thể đưa ra tiêu chuẩn chung cho một sản phẩm dịchvụ (dịch vụ thường bị cá nhân hoá) . Điều này buộc người làm dịchvụ phải đưa ra cách phục vụ thích hợp với từng đối tượng khách nhằm đáp ứng một cách cao nhất nhu cầu của khách hàng. d. Sản phẩm dịchvụ không đảm bảo được việc lưu kho hay làm lại. Trong các dịchvụkhách sạn, dịchvụ phòng bao giờ cũng đem lại lợi ích cao nhất, giá phòng thường được tính dựa trên hao mòn vật chất và hao phí sức lao động của nhân viên phục vụ. Phòng không được sử dụng ngày nào vẫn phải trả chi phí cho ngày đó nên kháchsạn xây dựng các chiến lược phát triển nhằm thu hút khách và giữ khách ở lại lâu dài, tránh lãng phí. Do sản phẩm dịchvụ được tạo ra và tiêu dùng đồng thời nên bất kỳ dịchvụ nào trongkháchsạn đều không thể cất giữ hay làm lại, làm thử, sai sót trong quá trình tạo ra sản phẩm dịchvụ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là làm cho khách hàng mất lòng tin vào hệ thống dịchvụtrongkhách sạn. Điều này đòi hỏi kháchsạn phải cung cấp nhiều sản phẩm cao hơn sự mong chờ của khách, việc thiết kế tạo ra các sản phẩm phải tuân theo yêu cầu của khách, đáp ứng yêu cầu đó một cách tốt nhất. Việc ế của sản phẩm được tính cho mỗi đơn vị thời gian sử dụng, do đó phải luôn luôn cập nhật thông tin hàng ngày để đánh giá tình hình kinh doanh, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp. e. Trong quá trình tạo ra sản phẩm dịchvụ luôn có sự tham gia của khách hàng. Trên thực tế, khách hàng có vai trò quyết định đối với việc sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ. Cụ thể như, khi nhà cung cấp bán hàng tức cho thuê dịchvụ phòng, dịchvụ ăn uống cho khách hàng, khách hàng sử dụng chúng, lúc đó sản phẩm dịchvụ mới được tạo ra. Biết sử dụng những lợi thế của mình để khai thác và phục vụ một cách tốt nhất những nhu cầu của khách, nhà cung ứng sẽ thành công. f. Sản phẩm dịchvụ thường được dùng ở một nơi nhất định, không di chuyển được. Kháchsạn được xây dựng ở xa nơi cư trú thướng xuyên của du khách, nên nếu muốn sử dụng dịchvụkhách phải đến tận nơi có. Điều này gây khó khăn rất lớn cho các nhà quản lý khi muốn khách hàng hiểu rõ vềsản phẩm của kháchsạn mình, một hệ thống thông tin, hệ thống phân phối qua các khâu trung gian là rất cần thiết. g. Kiểm tra chấtlượngsản phẩm dịch vụ. Đây là một công việc hết sức khó khăn do sản phẩm dịchvụ mang tính vô hình, được xây dựng chủ yếu dựa trên quá trình giao tiếp giữa nhân viên và khách hàng. Nhà cung cấp không thể sử dụng bất kỳ một hình thức nào để đánh giá chấtlượng trừ khi dựa vào độ thoả mãn của khách hàng. Tuy nhiên mức độ thoả mãn của mỗi người cũng rất khác nhau (tính không đồng nhất của dịch vụ) gây khó khăn cho việc đánh giá chất lượng. h. Quyền sở hữu các dịch vụ. Khác với hàng hoá, khi mua hàng khách hàng được sở hữu hàng hoá đã mua tức là có sự chuyển giao quyền sở hữu. Nhưng đối với dịch vụ, khi mua sản phẩm, khách chỉ có thể sử dụng nó mà thôi(được chuyển quyền sử dụng). i. Bảo hành dịch vụ. Khi sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, các doanh nghiệp thường kèm theo thời hạn bảo hành nhất định nhằm tăng uy tín và chấtlượngsản phẩm. Nhưng trong lĩnh vực dịch vụ, do việc sản xuất và tiêu dùng xảy ra đồng thời nên không thể bảo hành như sản phẩm hàng hoá được. Việc bảo hành đối với sản phẩm dịchvụ là rất khó. j. Bản quyền dịch vụ. Trên thực tế, hầu hết các sản phẩm dịchvụ thường không có bản quyền và rất dễ bị bắt chước, gây nhằm chán cho khách. Do đó các kháchsạn phải tập trung xây dựng các chiến lược dị biệt hoá sản phẩm của mình, phù hợp với đối tượng khách chính. 1.2 CÁC YẾU TỐ THAM GIA SẢN XUẤT DỊCHVỤTRONGKHÁCH SẠN. 1.2.1 Khách hàng. Khách hàng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất các sản phẩm dịchvụtrongkháchsạn thông qua những yêu cầu xuất phát từ nhu cầu của bản thân mình, sự hài lòng của khách đối với chấtlượngdịchvụ quyết định sự tồn tại sống còn của khách sạn. Do đó nghiên cứu nhu cầu và sự trông đợi của khách hàng tại thị trường mục tiêu là yếu tố cần thiết, quyết định tới chấtlượngsản phẩm dịch vụ. a. Lý thuyết về nhu cầu của Maslow. Theo Malsow, nhu cầu của con người được chia ra làm 5 bậc từ thấp Nhu cầu đến cao, bắt đầu từ nhu cầu thiết yếu tự hoàn (nhu cầù được thoả mãn về vật chất như: thiện mình ăn, ở, mặc ) đến các nhu cầu bổ Nhu cầu xung (nhu cầu thoả mãn về mặt tinh được tôn trọng thần). Từ đó người làm dịchvụ phải đoán Nhu cầu xã hội biết được nhu cầu cá nhân khách Nhu cầu an toàn hàng đang mong muốn ở cấp bậc Nhu cầu sinh lý nào để phục vụ cho phù hợp Maslow đã chỉ ra rằng nhu cầu thiết yếu hay nhu cầu sinh lý là đặc biệt quantrọng và cần phải được thoả mãn trước tiên bởi vì đây là nhu cầu vốn có của tất cả mọi người. Do đó tất cả những người làm dịchvụ đều phải quan tâm đến nhu cầu này của khách. Nếu nhu cầu này không được thoả mãn thì sẽ không có các nhu cầu tiếp theo. Khi nhu cầu sinh lý được thoả mãn, con người nảy sinh nhu cầu về sự an toàn. Khách hàng mong muốn mình được bảo đảm tính mạng, tài sản khi ở trongkhách sạn. Ví dụ như khách du lịch người Nhật không thích ở tầng trệt, tầng một hay tầng trên cùng vì lý do sợ mất trộm hay lý do về sức khoẻ. Do đó các nhân viên không chỉ biết tôn trọng mong muốn của khách mà còn phải đảm bảo tài sản cho khách. Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu xã hội. Con người sống trong xã hội với biết bao mối quan hệ gắn bó, điều này không chỉ giúp cho họ có được tinh thần sảng khoái, sống có trách nhiệm mà còn cung cấp cho họ những kiến thức bổ ích về thế giới xung quanh. Mỗi người đều thuộc về một nhóm hay một tập thể nhất định nào đó. Chẳng hạn người già tham gia vào câu lạc bộ người cao tuổi, thanh niên thích sống trong một nhóm những người có cùng sở thích. Họ có cùng nhu cầu về sự thừa nhận, nhu cầu tham gia đóng góp mọi vấn đề Hiệnnay nhiều kháchsạn đã mời các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực đến để nói chuyện với kháchvề những vấn đề mà họ quan tâm, huấn luyện cho các nhân viên của mình không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn cả về các kỹ năng giao tiếp với khách, giúp khách có thể hoà nhập vào không khí của kháchsạn một cách tự nhiên. Con người không chỉ cần được giao tiếp với mọi người mà họ cần phải được người khác tôn trọng . Trongkhách sạn, đó là sự bình đẳng trong cách đối sử, họ cần được chú ý và có quyền được quan tâm như nhau. Do đó nhân viên không chỉ biết tiếp nhận các yêu cầu từ khách mà còn phải tìm hiểu sở thích của từng người, tôn trọng những sở thích đó nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách, gây cho khách cảm nhận rằng họ đang được quan tâm, kính trọng. Cuối cùng nhu cầu cao nhất là nhu cầu tự hoàn thiện bản thân. Con người luôn có nhu cầu muốn thể hiện khả năng của bản thân mình,và khả năng đó phải được người khác thừa nhận. Khách hàng luôn đúng là một tiêu chí xuyên suốt, tồn tại trong tất cả các khách sạn. Điều này có nghĩa là khách hàng luôn đúng, ý kiến của họ được tôn trọng và bảo vệ. Trên thực tế, bậc thang nhu cầu này có thể thay đổi theo sở thích, hoàn cảnh, thời gian, không hề cứng nhắc. Cùng một lúc con người có thể có nhiều nhu cầu khác nhau từ thấp đến cao. Cho nên sự đồng cảm, sự tinh tế ở nhân viên phục vụ được đánh giá là sẽ đem lại một dịchvụ như mong muốn cho khách hàng và không phải lúc nào khách hàng cũng mong muốn được thoả mãn tất cả các nhu cầu trong bậc thang nhu cầu. Mặc dù có nhiều quan điểm bàn cãi về bậc thang nhu cầu của Maslow. Tuy nhiên nó vẫn được sử dụng do tính tích cực của mình. Maslow đã chỉ ra rằng con người ngoài nhu cầu vật chất còn có nhu cầu tinh thần, tuỳ theo từng đối tượng mà có mức độ khác nhau. Vì vậy mà sản phẩm dịchvụ có tính khác biệtvà đặc trưng riêng. b. Lý thuyết về sự trông đợi dịchvụ của khách hàng. Khi sự trông đợi của khách hàng vềsản phẩm dịchvụ cân bằng với sự cảm nhận của họ thì khi đó chấtlượngdịchvụ đạt ở mức trung bình hoặc khá, còn khi nó vượt quá hoặc kém xa so với sự cảm nhận của họ thì chứng tỏ dịchvụ tốt hay tồi. Như vậy, sự trông đợi đóng vai trò quantrọng để các nhà cung cấp xác định vị trí sản phẩm dịchvụ hay chấtlượngdịchvụ của mình trong tâm trí khách hàng. Vậy những trông đợi đó là gì? Qua nghiên cứu của các chuyên gia về lĩnh vực dịch vụ, sau đây là tổng hợp các chỉ tiêu mà khách hàng thường trông đợi khi tiêu dùng sản phẩm dịch vụ: Sự sẵn sàng: Mọi khách hàng mong muốn sản phẩm dịchvụ phải được cung cấp một cách có hiệu quả, kịp thời, càng nhanh càng tốt. Như khi tới khách sạn, khách đã phải trải qua một chặng đường dài mệt mỏi, sự quan tâm hỏi han kịp thời của nhân viên kháchsạn sẽ tạo cho họ cảm giác được quan tâm, quên đi những mệt nhọc. Cách cư xử tao nhã: Khách hàng hy vọng được đối xử một cách có kỹ năng tới bản thân và tài sản của họ. Thái độ cư xử tao nhã với khách hàng trong mọi tình huống là đặc biệt cần thiết nhằm làm cho sản phẩm dịchvụ được hoàn hảo. Sự chú ý cá nhân: Khi đề cập đến đặc điểm của sản phẩm dịch vụ, tính không đồng nhất đã nói lên tính cá nhân hoá của nó. Sự trông đợi của khách hàng ở tính chú ý cá nhân là khách quan, do đó người làm dịchvụ phải hiểu đúng điều này để tạo ra những dịchvụ phù hợp. Ví dụ, khi tiếp đoàn khách Nhật không nên xếp họ vào phòng có chữ số 4 vì trong tiếng Nhật thì số 4 (shi) nghĩa là chết hoặc khi tiếp đoàn khách Ấn Độ không bao giờ chế biến nguyên liệu từ thịt bò vì đối với họ, bò là con vật linh thiêng được thờ cúng .sự chú ý cá nhân không có nghĩa là phân biệt đối sử mà sự trông đợi của khách phải được quan tâm theo đúng nghĩa trên. Sự đồng cảm : phụ thuộc rất lớn vào khả năng tinh tế, sự quan sát nhạy bén ở nhân viên phục vụ của khách sạn. Khả năng cảm nhận và nhìn ra những mong muốn của khách hàng để tạo ra những sản phẩm phù hợp là rất cần thiết, cần phải được huấn luyện và đào tạo cũng như rút ra được những kinh nghiệm sau nhiều lần tiếp xúc với khách hàng. Kiến thức nghề nghiệp: Nhân viên phải hiểu rõ vềdoanh nghiệp cũng như các dịchvụ và tình hình hiện tại của chúng để kịp thời giới thiệu với khách, nhằm thoả mãn nhu cầu, đáp ứng sự trông đợi của họ. Muốn vậy, mỗi nhân viên ngoài việc phải thành thạo chuyên môn, họ còn phải được cung cấp thông tin về các dịchvụ một cách kịp thời, điều này giúp họ cảm thấy tự tin hơn khi tiếp xúc với khách. Tình đồng đội: Một kháchsạn có thể có nhiều bộ phận khác nhau, tuy nhiên đối với khách hàng tất cả chỉ là một. Do đó tất cả các khâu phải được tiến hành ăn khớp với nhau, không có sự tách rời, sai lệch. Bất kỳ một sai lầm nhỏ nào cũng đều dẫn đên sự hiểu lầm cho cả một hệ thống. Từ đó ta thấy đối với sản phẩm dịchvụkhách hàng vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng. Vậy tại sao họ lại luôn luôn sẵn sàng tham gia như vậy? Chỉ có một câu trả lời duy nhất là xuất phát từ nhu cầu và mong muốn được thoả mãn nhu cầu. Sự trông đợi của khách hàng đối với các sản phẩm dịchvụ đã trở thành tiêu điểm để các doanh nghiệp kháchsạn hướng tới. Tuy nhiên, chấtlượng của các sản phẩm này như thế nào lại tuỳ thuộc vào phía nhà cung ứng(các khách sạn). 1.2.2 Các nhà cung ứng. Nhà cung ứng tham gia vào việc sản xuất, tạo ra các sản phẩm dịchvụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các yếu tố từ phía nhà cung ứng bao gồm: a. Vị trí địa lý của khách sạn. Góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ là các doanh nghiệp kháchsạn khác. Thông thường kháchsạn được xây dựng ở những nơi có tài nguyên du lịch như: tại các thành phố lớn, trung tâm văn hoá chính trị hay tại các khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên .Đồng thời, kháchsạn phải được nằm ở gần trục đường giao thông, thuận tiện cho việc đi lại của khách. b. Cơ sở vật chất kỹ thuật. Cần thiết cho việc sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ. Trongkháchsạn đó là các khu phục vụkhách như buồng, bàn, bar .và trang thiết bị máy móc phục vụ cho công việc, đồ trang trí tạo nên vẻ đẹp bên ngoài cho dịch vụ. Sản phẩm dịchvụ không chỉ tốt vềchấtlượng bên trong mà còn phải đẹp bên ngoài. Có 4 tiêu chí dể dánh giá chấtlượng cơ sở vật chất kỹ thuật trongkháchsạn là: sự tiện nghi, tính thẩm mĩ, sự an toàn và điều kiện vệ sinh. Bốn tiêu chí này thường đi kèm với nhau, nếu một kháchsạn mà có sự tiện nghi và tính thẩm mĩ thấp thì thường dẫn đến một tình trạng là mức độ an toàn và điều kiện vệ sinh của nó không tốt. Kết cục là chấtlượngdịchvụ bị đánh giá tồi. c. Nhân viên phục vụ. Đối với mỗi khách sạn, khách hàng là nhân vật trung tâm quantrọng nhất mà kháchsạn hướng tới. Mục tiêu của họ không phải cái gì khác ngoài việc tạo ra những sản phẩm dịchvụ phù hợp với sở thích và túi tiền nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, ai là người sẽ mang dịchvụ đó đến cho khách hàng? Chỉ có thể là những nhân viên phục vụ - rất ít trong số họ có trình độ cao song lại phải tiếp xúc với khách hàng thường xuyên, đem dịchvụ tới cho khách hàng. Theo sự đánh giá của các chuyên gia tại một số kháchsạn đã thành công, nhân viên giao tiếp trực tiếp với khách có vai trò đặc biệt quan trọng. Họ không chỉ mang lại cho khách cảm giác dễ chịu, để lại cho họ những ấn tượng khó quên tạo ra sản phẩm dịchvụ hơn cả những gì họ thực sự mong đợi. Do đó những nhân viên này ngoài việc phải có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng giao tiếp tốt, họ cần phải được giao quyền trong một giới hạn nào đó, được tôn trọng, đối sử bình đẳng, khuyến khích, khen thưởng .tức là được tạo mọi điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng ai sẽ là người tìm ra động lực khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt mục tiêu đề ra, ai sẽ là người đứng mũi chịu sào chèo lái đưa kháchsạn đi đúng hướng, ai sẽ là người tìm hiểu và khám phá ra những cơ hội mới cho kháchsạn cũng như giải quyết mọi tình huống sai lệch trongchấtlượngdịchvụ .? Đó chính là những nhà quản lý. d. Vai trò của các nhà quản lý. Đối với những nhân viên giao tiếp, đằng sau mọi hoạt động của họ cần thiết có bàn tay tác động của các nhà quản lý. Nếu những tác động này đúng mức sẽ đem lại kết quả tốt, ngược lại có thể gây tổn hại cho chính doanh nghiệp mình. Điều đó có nghĩa là nhà quản lý phải quan tâm đến động cơ, nhu cầu, sự chín chắn của mỗi nhân viên mà từ đó có thái độ ứng sử thích hợp sao cho nhân viên thực hiện mục tiêu của kháchsạn một cách tự nguyện với lòng hăng hái nhiệt tình. Hoạt động dịchvụ là một quá trình liên hoàn, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tất cả các khâu, phục vụ cho việc tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. Tất cả các yếu tố trên đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là thu lợi nhuận. 1.3 CHẤTLƯỢNGDỊCHVỤTRONGKINHDOANHKHÁCH SẠN. 1.3.1 Khái niệm Khi nói đến chấtlượng của một hàng hoá hay dịchvụ nào đó tức là nói đến mức độ phù hợp nhất định của nó với những yêu cầu đặt ra, sự phù hợp không chỉ được đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn đã được định mức bằng con số cụ thể mà còn phải thông qua sự cảm nhận của người tiêu dùng trực tiếp hoặc phải đánh giá nó thông qua quá trình thực tế sử dụng.Có nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau vềchấtlượngdịch vụ. Song những nội dung chủ yếu của chấtlượngdịchvụ được thể hiệntrong 5 tiêu thức cơ bản sau: Chấtlượng có nghĩa là sự phù hợp, sự thuận tiện cho mục đích sử dụng. Chấtlượng là sự đảm bảo các đặc tính cho tất cả các dịchvụ ở mỗi lần cung ứng. Chấtlượng chính là sự cảm nhận của người tiêu dùng. Chấtlượng là đảm bảo cung cấp dịchvụ ở mức giá phù hợp với khả năng người tiêu dùng. Chấtlượng phải tương xứng với mức giá người tiêu dùng phải trả Có thể khái quát rằng: Chấtlượngdịch vụ, đó là sự xác định, nghiên cứu mức độ tuyệt vời và thực hiện nó nhằm đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng mục tiêu. Một khách sạn, ngoài lối kiến trúc độc đáo, cần phải có chính sách xây dựng và thường xuyên điều chỉnh chấtlượngdịchvụ tạo ra những sản phẩm đặc trưng riêng có với mức giá phù hợp đem tới cho khách hàng, để lại trong tâm trí họ ấn tượng khó quên, hay nói một cách khác sản phẩm dịchvụ của doanh nghiệp có thể phát triển tốt dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không phải giảm giá một cách bất thường, đem lại cho kháchsạn khả năng cạnh tranh thực sự. Như vậy mối quan hệ giữa sự trông đợi và sự cảm nhận thực tế của khách hàng khi trải qua dịchvụ có vai trò quantrọngtrong việc điều chỉnh chấtlượngdịch vụ. 1.3.2 Các thuộc tính của chấtlượngdịch vụ. Truớc khi đưa ra những khái niệm vềchấtlượngdịch vụ, chúng ta cũng đã đề cập đến tầm quantrọng và sức mạnh của nó trong môi trường cạnh tranh lớn. Nhưng [...]... NÂNG CAO CHẤTLƯỢNGDỊCHVỤTRONGKINHDOANHKHÁCHSẠN 1.4.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế Chấtlượngdịchvụ là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinhdoanh của kháchsạn Đây là ý nghĩa quantrọng nhất vì mọi doanh nghiệp hay cá nhân trongdoanh nghiệp có thể nhận thấy những cố gắng của mình trong kết quả kinhdoanhChấtlượngdịchvụ là công cụ hết sức hữu hiệu làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh. .. cầu nào của khách hàng thể hiện ở kết quả cuối cùng là doanh thu của kháchsạn từ những tiêu dùng dịchvụ của khách tại kháchsạn Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế khác như: chỉ tiêu doanh lợi, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 1.3.4 Quản lý chất lượngdịchvụtrongkinhdoanhkháchsạn Trên thực tế, việc quản lý chấtlượng của hàng hoá thông thường đã là rất khó Trong khi đó,... viên phục vụ trực tiếp với khách hàng Dựa vào các chỉ tiêu về chấtlượngdịchvụ hay các thuộc tính của nó để các kháchsạn có thể biết được vị trí sản phẩm của mình Các thuộc tính này là do khách hàng mong đợi lúc ban đầu và cảm nhận sau khi được phục vụ Chấtlượngdịchvụ gồm 5 thuộc tính: Độ tin cậy: là chỉ tiêu đầu tiên liên quan đến uy tín của dịch vụ, dịchvụ luôn sẵn sàng, phục vụ đúng thời... tranh cho doanh nghiệp Một kháchsạn với chấtlượngdịchvụ tốt không những giữ vững được thị trường kháchhiện tại mà còn có thể thu hút thêm khách hàng mới trong tương lai Chấtlượngdịchvụ là phương tiện quảng cáo có hiệu quả nhất cho kháchsạn Một khi sản phẩm dịchvụ đủ sức thuyết phục khách hàng thì chính người này lại trở thành người quảng cáo nhiệt thành nhất cho khách sạn. Tuy nhiên chi phí cho... mà kháchsạn có thể biết được chấtlượngsản phẩm dịchvụ của mình ở tình trạng nào? Tốt hay tồi? Do đó kích thước chấtlượng là cơ sở quantrọng để tạo ra mục đích cho doanh nghiệp hướng tới Theo Voss (1988) , việc đóng góp chấtlượngdịchvụ là không thể thiếu được nên chấtlượngdịchvụ có khuynh hướng bị bác bỏ Nhưng Johnton và Merris(1985) chứng tỏ rằng khuynh hướng tiêu chuẩn hoá tổ chức dịch vụ. .. khí trong lành vô hại, mùi hương trong phòng phải tự nhiên, nguồn nước và môi trường xanh đảm bảo cho khách cảm nhận được sự thoáng đãng trong lành Chỉ tiêu cơ bản thứ ba: Chấtlượng đội ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp Chất lượngdịchvụtrongkháchsạn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người Một kháchsạn dù có cơ sở vật chất tốt, sản phẩm dịchvụ phong phú đến đâu mà đội ngũ lao động yếu kém thì chất. .. Thông qua hiệu quả kinh tế: Đây là chỉ tiêu phản ánh một cách tổng hợp nhất và đầy đủ nhất vềchấtlượngdịchvụ Thông thường nó được xác định bằng tổngdoanh thu trên tổng chi phí Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu Từ đó ta có thể thấy được đầu tư của kháchsạn vào chấtlượng đã hợp lý hay chưa, chấtlượng của sản phẩm dịchvụ có đồng đều... chấtlượng của hàng hoá thông thường đã là rất khó Trong khi đó, sản phẩm dịchvụ mang tính vô hình nên công việc quản lý nó lại càng trở nên đặc biệt hơn Trong quá trình quản lý chấtlượngdịch vụ, cần phải phân biệt 3 cách nhìn về nó: chấtlượngdịchvụ mà khách hàng chờ đợi, chấtlượng mà doanh nghiệp mong muốn và chấtlượng mà khách hàng cảm nhận được.Việc làm này cho phép chúng ta xác định được 5... giống như trong quảng cáo, lời giới thiệu, sự hứa hẹn của kháchsạn Độ đáp ứng: phục vụkhách hàng một cách nhanh chóng, hăng hái không để khách hàng chờ lâu Trong trường hợp dịchvụ bị sai hỏng phải phục hồi nhanh chóng để không làm mất đi cảm giác tích cực của khách hàng vềdịchvụ Độ đảm bảo: là thực hiện việc cung cấp dịchvụ tới khách một cách lịch sự, kínhtrọng Nhân viên phải thực sự quan tâm... kháchsạn đều kinhdoanh hai dịchvụ chính là: dịchvụ lưu trú và dịchvụ ăn uống, trong đó riêng dịchvụ lưu trú cũng rất đa dạng (buồng đặc biệt, buồng loại một, buồng loại hai, buồng đơn,buồng đôi ) Những kháchsạn mà chỉ có hầu như một lọai buồng thì gây khó khăn cho việc lựa chọn của khách Bên cạnh đó sự phong phú của dịchvụ bổ xung (giặt là, thể thao, cắt tóc ) ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn khách . TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN HIỆN NAY 1.1 DỊCH VỤ TRONG KHÁCH SẠN. 1.1.1 Khái niệm dịch vụ. Dịch vụ, một lĩnh. CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN. 1.4.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế. Chất lượng dịch vụ là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh