Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP1.1 Những vấn đề chung về hợp đồng thương mại 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về hợp đồng thương mại Trong nền k
Trang 1Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Những vấn đề chung về hợp đồng thương mại
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về hợp đồng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường mỗi cá nhân, tổ chức đều tham gia nhiềumối quan hệ xã hội phong phú và đa dạng.Cùng với sự phát triển kinh tế conngười tham gia vào các quan hệ thương mại.Các quan hệ thương mại thì ngàycàng trở lên phức tạp hơn tỷ lệ với bình phương tốc độ phát triển sản xuất.Trongcác quan hệ, giao dịch đó thì căn cứ chủ yếu đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi củacác bên đó là hợp đồng
Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là: Sự thoả thuận giữa hai hay nhiềubên về một vấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi haychấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên Tức là hợp đồng phải thể hiệnđược sự tự do bày tỏ ý kiến của các bên tham gia quan hệ hợp đồng,các cá nhân,
tổ chức được tự do quyết định việc giao kết hợp đồng với ai,như thế nào, vàothời điểm nào và thông qua hợp đồng các bên xác lập được đối tượng, nghĩa vụcủa chủ thể
Luật Thương mại được Quốc hội thông qua ngay 14 tháng 6năm 2005
Trang 2không có định nghĩa riêng về “hợp đồng thương mại” nhưng đề cập đến các loạihợp đồng cụ thể trong hoạt động thương mại Trong Chương 2 có quy định vềhợp đồng mua bán hàng hoá, Chương 3 quy định về hợp đồng dịch vụ.Hợpđồng thương mại được hiểu là thoả thuận giữa các thương nhân (hoặc một bên
là thương nhân) về việc thực hiện một hay nhiều hành vi của hoạt động thươngmại nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận
Hợp đồng Thương mại có những đặc điểm của các hợp đồng trong hoạtđộng kinh doanh nói chung và mang những đặc điểm riêng của các hoạt độngthương mại
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng thương mại là thương nhân hoặc một bên
là thương nhân Trong đó thương nhân là toỏ chức, cá nhân có đăng ký kinhdoanh và tiến hành hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập.Thương nhân nước ngoài được đặt đại diện, chi nhánh tại
Việt Nam, thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàitheo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định
Thứ hai, hình thức của hợp động thương mại có thể bằng lời nói, bằng
văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể Thông điệp dữ liệu cũng được coi như là hìnhthức văn bản Trong quan hệ hợp đồng cụ thể thì các bên phải tuân thủ theonhững quy định này và đây là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợpđồng
Thứ ba, mục đích ủa hợp đồng thương mại là lợi nhuận.
Thứ tư, nội dung của hợp đồng thương mại là xác lập quyền và nghĩa vụ
của các bên trong quan hệ cụ thể khi tiến hành hoạt động thương mại TheoLuật Thương mại 2005, hoat động thuơng mại là hoạt động nhằm mục đích sinhlời , bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại
và các hoạt động khác
1.1.2 Phân loại hợp đồng thương mại
Theo Luật Thương mại hiện hành, hợp đồng thương mại bao gồm hainhóm là hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng cung ứng dịch vụ
Trang 3Trong mỗi nhóm của hoạt động thương mại, chế độ pháp lý về hợp đồng
có những quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng như mua bán hàng hoá không
có yếu tố quốc tế, mua bán hàng hoá quốc tế, mua bán hàng hoá qua sở giaodịch hàng hoá, các hợp đồng xúc tiến thương mại (khuyến mại, quản cáo thươngmại, trưng bày giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hàng hoá ,hội chợ triển lãm thươngmại) và các hợp đồng trong hoạt động cụ thể khác (gia công, đấu giá hàng hoá,dấu thầu hàng hoá, dịch vụ, dịch vụ logistics,giám định ,cho thuê hàng hoá,cuyển nhượng quyền thương mại)
1.1.2.1 Hợp đồng mua bán hàng hoá
Khái niệm: Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa bênmua và bên bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hoá và chuyển giaoquyền sở hữu hàng hoá thuộc quyền sở hữu hàng hoá của mình cho bên mua vànhận tiền từ bên mua, còn bên mua có nghĩ vụ trả tiền cho bên bán,tiếp nhậnhàng hoá và chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ bên bán
Đặc điểm
- Về chủ thể của hợp đồng: theo Luật Thương mại 2005, Hợp đồngthương mại có thể giao kết giữa các chủ thể bao gồm tổ chức kinh tế được thànhlập hợp pháp, cá nhân họat động thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Cácthương nhân này có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại cácđịa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.Ngoài ra, hợp đồng thương mại còn được ký kết giữa các tổ chức, cá nhân kháchoạt đoọng có liên quan đến thương mại Đối tượng của hợp đồng thương mại
là hàng hoá Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quyđịnh của pháp luật của nước bên mua và bên bán Theo quy định hiện hành,thương nhân có thể mua bán, xuất nhập khẩu tất cả các loại hàng hoá không phụthuộc vào ngành nghề được ghi trong giấy phép kinh doanh, trừ những hàng hoáthuộc danh mục hàng cấm kinh doanh Thương nhân chỉ đươc nhập khẩu nhữnghàng hoá theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh Đối với những hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ thương mại
Trang 4hạn chế kinh doanh; Danh mục hàng hoá, dịch vụ thương mại kinh doanh cóđiều kiện thì thương nhân phải thực hiện đầy đủ quy định hiện hành của phápluật về kinh doanh các hàng hoá đó trước khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩutheo quy định của Điều 25 Luật Thương mại.
- Về nội dung của hợp đồng cần chứa đựng đầy đủ các nội dung cơ bảncủa một hợp đồng mua bán hàng hoá là: tên hàng; số lượng; quy cách chấtlượng; giá cả; phương thức thanh toán; địa điểm và thời hạn giao hàng Ngoài rahợp đồng phải có thêm những điều khoản để đảm bảo quyền lợi cho các bênkhông có chung một hệ thống pháp luật như điều khoản về chọn Luật áp dụnghay cơ quan và nơi giải quyết tranh chấp
- Về hình thức của hợp đồng, theo quy định tại Luật Thương mại hợpđồng thương mại được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lậpbằng hành vi cụ thể
- Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá: Hợp đồng có thể được ký kếtbằng các phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp
Ký kết bằng phương thức trực tiếp: Người đại diện có thẩm quyền củacác bên trực tiếp gặp nhau, cùng bàn bạc, thương lượng và thoả thuận thốngnhất về các nội dung của hợp đồng và cùng ký tên vào văn bản hợp đồng Hợpđồng được xác lập và phát sinh hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên có mặt kývào hợp đồng
Ký kết bằng phương thức gián tiếp: Các bên không trực tiếp gặp nhau đểbàn bạc thảo luận mà trao đổi qua các tài liệu giao dịch như công văn, điện báo,đơn đặt hàng, đơn chào hàng, thông điệp, dữ liệu điện tử trong đó ghi rõ nộidung công việc cần giao dịch
- Thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết kể từ khi các bên cómặt ký kết vào hợp đồng Trong trường hợp các bên không cùng có mặt để kýkết hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết kể từ khi bên chào hàngnhận đựơc thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện được ghi trong đơn chào
Trang 5hàng trong thời hạn trách nhiệm của người chào hàng Từ thời điểm hợp đồngmua bán hàng hóa được ký kết, mọi thư từ giao dịch và đàm phán trước đó vềhợp đồng dều hết hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa Người bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về
số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, và các quy định khác trong hợp đồng,phải giao hàng đúng thời điểm giao hàng Phải bảo đảm hàng hóa được giao vàviệc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp cũng như phải đảm bảo quyền sở hữuchí tuệ đối với hàng hóa đã bán.Sau thời điểm chuyển quyền sở hữu, người bánkhông được có bất kỳ hành vi nào ngoài phương hại tới quyền sở hữu hàng hóacủa người mua.Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phùhợp với hợp đồng , thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không phù hợp ới mục đích sử dụng thông thường của các hàng hóacùng chủng loại;
- Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã chobên bán biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
- Không bảo đảm chất lượng như của mẫu hàng hóa mà bên bán đã gaiocho bên mua;
- Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối vớiloại hàng hóa đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóatrong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường
Bên bán khôn chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hànghóa không phù hợp với hợp đồng nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua
đã biết hoặc phải biết về những khuyết điểm đó Trong thời hạn khiếu nại, bênbán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa có trướcthời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó đượcphát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếmkhuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên
vi phạm hợp đồng
Trang 6Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏathuận, phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theotrình tự, thủ tục thỏa thuận và theo quy định của pháp luật Bên mua vẫn phảithanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thờiđiểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua trừ trương hợp mất mát, hưhỏng do lỗi của người bán gây ra.
Bên mua cũng có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng trong cáctrường hợp: (1) Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyềntạm ngừng việc thanh toán; (2) Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang
là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tam ngừng thanh toán cho đến khi bênbán khắc phục được sự không phù hợp đó
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Quy định về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một hoạt độngthương mại mới được bổ sung tại Luật Thương mại 2005 mua bán hàng hóaqua Sở giao dịch hàng hóa là một hoạt động phổ biến trong thực tiễn thươngmại quốc tế nhằm bảo hiểm các rủi ro do việc biến động giá cả trên thị trường
vì vậy, hoạt động này có tác động tích cực đến hoạt động mua bán hàng hóa màgiá cả thường có những biến động lớn, nhằm thúc đẩy sự hình thành và pháttriển của thị trường hàng hóa và nông sản một cách ổn định
1.1.2.2 Hợp đồng cung ứng dịch vụ
Luật thương mại đã có những quy định cơ bản về quyền cung ứng vàquyền sử dụng dịch vụ của thương nhân được xây dựng trên cơ sở nhữngphương thức cung ứng dịch vụ với quy định về thương mại dịch vụ của cáchiệp định thương mại song phương (BTA) và tổ chức thương mại quốc tế(WTO).Theo đó cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại một bên (bên cungứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác để nhận đượcthanh toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bêncung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.Hợp đồng dịch vụ đượcthể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối
Trang 7với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành vănbản thì phải tuân thêo các quy định đó.
Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
- Cung ứng các dịc vụ và thực hiện các công việc có liên quan một cáchđầy đủ một cách phù hợp với thỏa thuận mà theo quy định của luật
- Bảo quản và giao cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao đểthực hiện dịch vụ sau khi đã hoàn thành công việc
- Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệukhông đầy đủ, phương tiện không bảo đảm việc cung ứng dịch vụ
- Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch
vụ nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định
Liên quan đến thời hạn hoàn thành dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ, bêncung ứng dịch vụ phải hoàn thành đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng(Điều 82, Luật Thương mại) Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn hoànthành dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thờihạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cungứng dịch vụ biết được ở thời điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu
cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gian hoàn thành dịch vụ
Trường hợp một dịch vụ có thể được hoàn thành khi khách hàng hoặcbên cung ứng dịch vụ khácđáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng đókhông có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện đóđược đáp ứng
Quyền và nghĩa vụ cụ thể của bên tiếp nhận dịch vụ
Khách hàng có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ trao đổi thông tin vềtiến độ công việc và các công việc có liên quan đến việc cung ứng dịch vụ, cungứng dịch vụ vào thời gian và các phương thức phù hợp; trong quá trình cungứng dịch vụ, khách hàng có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải tuân thủnhững yêu cầu hợp lý của mình liên quan đến những thay đổi trong quá trìnhcung ứng dịch vụ
Trang 8Các nghĩa vụ cơ bản của bên tiếp nhận dịch vụ theo Điều 85 của Luật TMlà:
- Thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận trong hợp đồng;
- Cung ứng kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việccung ứng dịch vụ được thực hiện không bị trì hoãn hay gián đoạn;
- Hợp tác trong tất cả các vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng dịch vụmột cách thích hợp;
- Điều phối hoạt động của các bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trởđến công việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào trong trường hợp một dịch
vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành với bên cung ứng dịch vụkhác
1.1.3 Điều kiện, cơ cấu, thưỏng phạt trong một hợp đồng thương mại.
1.1.3.1 Nội dung các điều kiện của một hợp đồng thương mại
Điều kiện về tên hàng
Điều kiện nay bao gồm ghi tên thông thường, tên thương mại, tên khoahọc(áp dụng cho các loại hoá chất giống cây);ghi tên hàng kèm tên địa phươngsản xuất ra, nếu nơi đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; ghi tên hàng hoákèm với quy cách chính của hàng hoá đó; ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất
ra nó; ghi tên hàng kèm với công dụng của hàng, theo cách này nguời ta ghithêm công dụng chủ yếu của sản phẩm, theo tập quán nếu hợp đồng ghi kèmtheo công dụng thì người bán phải giao hàng đáp ứng được công dụng đó mặc
dù giá cả nó cao
Điều kiện về phẩm chất
Thống nhất những quy định, những phương pháp để xác định về chấtlượng Có các phương pháp chủ yếu sau đây:
+ Xác định phẩm chất dựa vào mẫu hàng
+ Xác định phẩm chất dựa vào tiêu chuẩn: Đối với những sản phẩm đã
có tiêu chuẩn thì dựa vào tiêu chuẩn để xác định phẩm chất
+ Xác định phẩm chất dựa vào nhãn hiệu hàng hoá:
Trang 9Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình chữ…để phân biệt hang hoá của nơisản xuất này với nơi sản xuất khác.
Lưu ý: Nhãn hiệu đã đăng ký chưa? Được đăng ký ở thị trường nào?Hãng sản xuất đó có đăng ký tại thị trường mua sản phẩm chưa? Cần ghi nămsản xuất, đợt sản xuất của sản phẩm vì nhưũng sản phẩm được sản xuất ở nhữngthời điểm khác nhau có thể có chất lượng khác nhau nên giá cả cũng khác nhau.Cần chú ý đến những nhãn hiệu tương tự
+ Xác định phẩm chất dựa vào tài liệu kỹ thuật gồm: Bảng thuyết minh,hướng dẫn vận hành, lắp ráp, catalog…Phải tiến hành ácc tài liệu kỹ thuật thànhmột phụ kiện của hợp đồng tức gắn nó với hợp đồng
+ Xác định phẩm chất dựa vào hàm lượng của một chất nào đó trongsản phẩm: Chia làm hai loại hàm lượng của chất trong hàng hoá là: Hàm lượngchất có ích (Quy định hàm lượng % min); Hàm lượng chất không có ích ( Quyđịnh hàm lượng % max)
+ Xác định mẫu hàng dựa vào việc xem hàng trước: Tuỳ hợp đồng đã
ký nhưng phải có người mua xem hàng hoá và đồng ý, lúc đó hợp đồng mới cóhiệu lực Nếu người mua không đến xem trong thời gian quy định thì quá thờigian đó coi như đồng ý
Điều kiện về số lượng
+ Cần lưu ý hệ thống đơn vị đo lường như thế nào?
+ Phương pháp đo như thế nào? Phương pháp quy định trọng lượng (Trọnglượng cả bì? trọng lượng tịnh? trọng lượng thương mại?)
+ Phải thốn nhất về phương tiện đo
Điều kiện về giao hàng
- Quy định thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
- Quy định về địa điểm giao nhận hàng: chính xác về toạ độ; mốc địađiểm phải cố định; địa điểm ấy có khả năng thực hiện được
Trang 10- Quy định về phương thức giao hàng: Là những quy định về việc giaonhận được tiến hành ở một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ hoặc là giao nhận cuốicùng
-Thông báo giao hàng: Thông thường trước khi giao hàng người bánthông rằng hàng sẵn sàng để giao hàng hoặc ngày đem ra cảng để giao;ngườimua báo cho người bán những nội dung những nội dung cần thiết để gửi hànghoặc về chi tiết về tàu đến nhận hàng Sau khi giao hàng người bán phải thôngbáo tình hình hàng đã giao, kết quả giao hàng
Điều kiện giá cả
- Xác định đơn vị tiền tệ của giá cả
- Xác định mức giá của hàng hoá:Xác định giá trần (mức giá cao nhất màcác bên có thể quyết định được); Xác định mức giá sàn (mức giá thấp nhất màcác bên quyết định được); Xác định mức giá tạm tính
- Các điều kiện về giảm giá do việc mua nhiều hoặc do thời vụ Từ đótính toán xem giảm giá bằng việc giảm giá đơn hay giảm giá luỹ tiến hay giảmgiá tặng thưởng
Điều kiện về thanh toán
-Tiền thanh toán phải được tiến hành cụ thể bằng đồng tiện được ghitrong hợp đồng Đồng tiền thanh toán có thể trùng hoặc không trùng với đồngtiền ghi giá Nếu không trùng hợp thì phải quy định tỷ giá quy đổi
- Thời hạn thanh toán có thể trả ngay, trả trước hay trả sau
- Hình thức thanh toán: Tiền mặt, L\C, D\A, D\P, T\T,M\T, cheque
- Bộ chứng từ thanh toán gồm:
+ Hối phiếu thương mại
+ Đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có)
+ Hoá đơn thương mại
+ Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hoá
+ Giấy chứng nhận trọng\ khối lượng
+ Giấy chứng nhận xuất xứ bao bì
Trang 11+ Giấy kiểm dịch động vật(nếu hàng bán phải kiểm dịch).
Điều kiện bao bì và mã ký hiệu
- Về bao bì: Trong điều khoản này các bên giao dịch thường thoả thuậnvới nhau về: Quy cách bao bì, chất lượng bao bì, số lớp bao bì, giá cả bao bì,phương thức cung cấp, đảm bảo bao bì
-Yêu cầu của ký mã hiệu:
+ Được viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhoè
+ Phải dễ đọc, dễ thấy
+ Có kích thước lớn hoặc bằng 2 cm+ Không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hoá+ Phải dùng màu đen hoặc màu tím với hàng hoá thông thường,màu đỏ với hàng hoá nguy hiểm, màu cam với hàng hoá độc hại Bề mặt viết ký
mã hiệu phải bào nhẵn
+ Phải được viết theo thứ tự nhất định
+ Ký hiệu mã hiệu phải được kẻ ít nhất trên hai mặt giáp nhau
Điều kiện bảo hành
- Thời gian bảo hành: cần phải quy định hết sức rõ ràng
- Nội dung của bảo hành: người bán hàng cam kết trong thời hạn bảohành hàng hoá sẽ bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, phùhợp với quy định của hợp đồng, với điều kiện người mua phải nghiêm chỉnh thihành sự hướng dẫn của người bán về sử dụng và bảo dưỡng Nếu trong giaiđoạn đó, người mua phát hiện thấy khuyết tật của hàng hoá, thì người bán phảisửa chữa miễn phí hoặc giao hàng thay thế
Điều kiện phạt bồi thường thiệt hại
Các trường hợp phạt: Phạt chậm giao hàng; Phạt hàng không phù hợp về
số lượng và chất lượng
Trang 12Các biện pháp giải quyết như: Huỷ ngay đơn hàng, không thanh toán tiềnbồi thường Hoặc yêu cầu thay thế ngay lô hàng bị từ chối; Hoặc yêu cầu nhàcung cấp khác thay thế lô hàng, chi phí do nhà cung cấp vi phạm chịu.
Các biện pháp trên áp dụng kèm tỷ lệ tiền phạt: Phạt 1 tỷ lệ phần trămcủa số tiền đến thời hạn thanh toán, tính theo thời hạn chậm thanh toán Phân bốlãi suất chậm thanh toán, thường vận dụng tỷ lệ triết khấu chính thức hay lãisuất hợp pháp được công bố hay lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng, có lúccòn cộng thêm vài phần trăm
Điều kiện bảo hiểm
Trong điều khoản này cần thoả thuận ai là người mua bảo hiểm và điềukiện bảo hiểm cần mua
Điều kiện khiếu nại
Là các đề nghị do một bên đưa ra đối với bên kia do số lượng, chất lượnggiao hàng, hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã đượcquy định trong hợp đồng Đơn khiếu nại phải được gởi đi kèm theo chứng từcần thiết như: biên bản giám định, biên bản chứng nhận tổn thất, mất mát, vậnđơn đường biển, giấy chứng nhận chất lượng, bản kê chi tiết
Điều kiện trọng tài
Quy định các nội dung sau: Ai là người đứng ra phân xử? Toà án Quốcgia hay Toà án trọng tài, trọng tài nào, thành lập ra sao? Để giải quyết tranhchấp giữa các bên giao dịch, khi những tranh chấp này không thể giải quyếtbằng con đường thương lượng Áp dụng luật nào vào việc xét xử? Địa điểm tiếnhành xét xử? Phân định chi phí trọng tài như thế nào?
1.1.3.2 Cơ cấu của một hợp đồng thương mại
Một hợp đồng thương mại nói chung có những nội sau:
Phần mở đầu
-Quốc hiệu: Phần này mở đầu một hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụtrong nước Còn đối với hợp đồng mua bán quốc tế thì không ghi quốc hiệu vìchủ thể thuộc các quốc tịch khác nhau
Trang 13-Số và ký hiệu hợp đồng: Ghi ở góc trái của hợp đồng hoặc dưới tên vănbản Nội dung này cần thiết cho việc lưu trữ, tra cứu khi cần thiết, phần ký hiệuhợp đồng thường là những chữ viết tắt của tên chủng loại hợp đồng.
-Những căn cứ để xây dựng hợp đồng: Thông thường là căn cứ vàonhững văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩmquyền, thoả thuận của chủ thể
-Thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng: Nội dung này phải được xác lập
rõ ràng vì nó là mốc quan trọng đánh dấu sự thiết lập hợp đồng xảy ra trong mộtkhông gian, thời gian cụ thể, để chứng minh sự giao dịch của các bên, khi cầnthiết nhà nước sẽ thực hiện xác nhận, hoặc kiểm soát, đồng thời nó cũng là căn
cứ quan trọng để các chủ thể hợp đồng ấn định thời hạn của hợp đồng được bắtđầu và kết thúc khi nào
Những thông tin về những chủ thể hợp đồng bao gồm những nộidung:
- Tên doanh nghiệp: Hai bên phải kiểm tra lẫn nhau về tư cách pháp nhânhoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, để chống mạo danh lừa đảo hoặc bị thôngbáo vỡ nợ, đình chỉ hoạt động, giải thể
- Địa chỉ của doanh nghiệp: Ghi rõ nơi có trụ sở pháp nhân đóng, khi cầncác bên có thể tìm đến nhau để liên hệ, giao dịch Yêu cầu phải ghi rõ cụ thể sốnhà, đường phố, xã phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố
- Số điện thoại, telex, fax: Đây là những phương tiện thông tin quan trọng
để giao dịch, liên hệ với nhau, giảm bớt chi phí đi lại
- Số tài khoản mở tại ngân hàng: Khi ký hợp đồng các bên phải thẩm định
về ngân hàng mở tài khoản, số hiệu tài khoản, kiểm tra nắm vững số tiền đối tác
có trên tài khoản để đảm bảo khả năng thanh toán
- Người đaị diện ký kết hợp đồng: Về nguyên tắc phải là người đứng đầupháp nhân hoặc đứng tên trong giấy phép kinh doanh Song có thể uỷ quyền chongười khác theo đúng quy định của pháp luật