1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ VIỆT NAM

30 1,5K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 98,08 KB

Nội dung

- Đối với người dân: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điệukiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ thanh toán trong hợp đồng hay ngoàihợp đồ

Trang 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ VIỆT

NAM

1 Khái quát chung về thuế.

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thuế.

Trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người (xã hội công xã nguyên thủy) với nền sảnxuất chủ yếu là săn bắt, hái lượm, sản phẩm làm ra được chia đều cho các thành viên công xã.Mỗi thành viên trong xã hội đều bình đẳng như nhau và không phải đóng góp của cải củamình Lúc này, tuy các cộng đồng đều có thủ lĩnh của mình nhưng những thủ lĩnh này chỉ

được cộng đồng trao cho quyền hạn mang tính xã hội chứ không là quyền lực chính trị,

quyền lực nhà nước Trong xã hội đó cũng chưa có nhà nước, chưa có pháp luật và đương

nhiên là trong xã hội đó cũng chưa có “thuế”

- Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, con người ngày càng sáng tạo ra các công cụ, phươngtiện sản xuất mới, các phương thức sản xuất ngày càng phát triển cùng với sự chuyên môn hóatrong sản xuất, sản phẩm tạo ra không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của con người mà còn dưthừa Sản phẩm dư thừa ngày càng nhiều, phát sinh chế dộ chiếm hữu tư nhân, hình thành giaicấp Mâu thuẫn giai cấp gay gắt dẫn đến đấu tranh giai cấp.Trong cuộc đấu tranh giai cấp đó,giai cấp nào thắng thế sẽ lập ra một thiết chế gọi là nhà nước để thống trị các giai cấp còn lại.Nhà nước ra đời trên nền tảng kinh tế - chính trị đó

Để duy thì sự tồn tại của nhà nước (mà đại diện là giai cấp thống trị) và thực hiện các chức năng quản lý xã hội cần phải có nguồn tài chính đủ lớn Mà nguồn tài chính thu được từ

đâu? Câu trả lời chính là thu từ sự đóng góp của người dân trong xã hội, sự đóng góp này được

gọi là thuế Đó là yêu cầu đầu tiên quyết định sự ra đời của thuế Như vậy, thuế ra đời là để

đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.

* Vậy: Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nhà nước và pháp luật Sự xuất hiện và phát triển của thuế gắn liền với mỗi giai đoạn lịch

sử và lợi ích của nhà nước mà giai cấp thống trị đang cầm quyền Mác nói rằng: Thuế

là cơ sở tồn tại của nhà nước.

1.2 Khái niệm thuế:

1.2.1 Một số quan điểm khác nhau về thuế:

a Thuyết khế ước xã hội:

Khế ước là gì? Khế ước hiểu một cách chung nhất là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều

chủ thể về việc các chủ thể được hưởng những quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ nhất

định.

• Theo thuyết khế ước xã hội, thuế là nghĩa vụ trong hợp đồng được thiết lập giữa nhànước với cư dân trong xã hội Hay thuế là kết quả của sự thoả thuận giữa nhân dân mà đại diệncủa họ chính là các đại biểu dân chúng trong Nghị viện hoặc Quốc hội và Nhà nước Như vậy,trong khế ước xã hội đó, quan hệ thuế được hiểu như sau:

Trang 2

+ Nhân dân phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước.

+ Nhà nước có nghĩa vụ cung cấp, đảm bảo cho nhân dân các dịch vụ như: an ninh,quốc phòng, giáo dục…

Hạn chế của học thuyết: thực tế thì thuế:

+ Trong quan hệ pháp luật thuế không có sự tương ứng quyền và nghĩa vụ giữa các bên + Trong quan hệ pháp luật thuế không có sự thỏa thuận giữa nhà nước và nhân dân.

Ngay từ khi nhà nước ra đời, nhà nước đã sử dụng quyền lực của giai cấp thống trị bóc lột giai cấp bị trị thông qua chế độ thuế khóa nặng nề,

+ Trong quan hệ pháp luật thuế không có hợp đồng cụ thể thuần túy giữa các bên.

+ Người dân có quyền mặc cả về thuế không?

Từ sự phân tích trên có thể nhận thấy, thuyết khế ước xã hội chấp nhận quan điểm thuế mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, nghĩa là nhân dân phải nhận được phần lợi ích một cách trực tiếp từ nhà nước tương ứng với số thuế mà nhân dân đã nộp Hay nói cách khác rằng, tôi đã nộp thế thì tôi phải được hưởng một phần lợi ích tương ứng

với số tiền thuế tôi đã nộp Vấn đề là: người nộp thuế có được nhà nước cung cấp các quyền và nghĩa vụ tương ứng không? Người không nộp thuế (người nghèo…) có được hưởng các lợi ích do nhà nước cung cấp không? Những vấn đề này chưa được thuyết

khế ước xã hội giải quyết triệt để.

b Thuyết quyền lực nhà nước:

Theo quan điểm của thuyết này, thuế là sự đóng góp tài chính bắt buộc của người dânnhằm hình thành quỹ ngân sách nhà nước để nhà nước thực hiện các chức năng của mình,không mang tính đối giá và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước(bắt buộc các chủ thể từ bỏ một phần lợi ích của mình cho nhà nước)

- Đặc điểm của thuyết quyền lực nhà nước:

+ Khẳng định bản chất của thuế là sự đóng góp bắt buộc được đảm bảo bằng sức mạnh

cưỡng chế của nhà nước …

+ Khẳng định bản chất của thuế không có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp

- Với quan điểm của thuyết này, thuế sẽ giết chết nguồn thu, người nộp thuế không còn khảnăng để tái sản xuất nên sẽ không thu được thuế lâu dài (không đảm bảo nguồn thu trongtương lai)

- Trong xã hội hiện đại, với quan điểm tiến bộ, nhà nước cần phải có chính sách thuế hợp lýnhằm đảm bảo duy trì và bổ sung nguồn thu hợp lý, không bỏ sót đối tượng chịu thuế nhưngcũng cần có chính sách miễn giảm thuế nhằm hộ trợ kịp thời, giúp họ tiếp tục thực hiện hành

vi chịu thuế Có như vậy nguồn thu từ thuế mới ổn định, ngân sách nhà nước mới bền vững

c Thuyết tự nguyện:

Trang 3

Theo thuyết tư nguyện, thuế là một khoản tiền mà nhân dân tự nguyện đóng góp cho

quỹ ngân sách nhà nước Đây là thuyết của giai cấp tư sản muốn lật đổ nhà nước phong kiếnvới thuyết quyền lực nhằm tranh thủ sự ủng hộ của đại đa số quần chúng nhân dân

Hạn chế của thuyết tự nguyện:

- Trong bất kỳ một chế độ xã hội nào, không ai tự nguyện từ bỏ lợi ích của mình cho nhà nướctrong khi các quyền và lợi ích mà họ nhận được từ hành vi nộp thuế rất mơ hồ, không rõ ràng,không tương xứng

- Vì thế, đây là một thuyết không tưởng, chưa hiểu rõ được bản chất, đặc điểm của thuế Thuyếtnày không đứng trên quan điểm duy vật biện chứng mà mang nặng tính chất siêu hình Mụcđích cơ bản của thuyết này không phải là xây dựng nền tảng lý luận về thuế mà vì mục đíchchính trị để chống lại và lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời với chế độ thuế khóa hà khắc

Từ sự đưa ra và phân tích các thuyết trên, có thể thấy thuế vừa có dấu hiệu của hợp đồng, vừa

có dấu hiệu của quyền lực nhà nước,

Kết luận: Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà

các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế Đây là quan điểm toàn diện, hệ thống và đầy đủ nhất, thể hiện đúng bản chất của thuế, là

cơ sở quan trọng để chúng ta di vào phân tích những đặc điểm của thuế

1.3 Đặc điểm của thuế:

a Thuế là một phạm trù lịch sử gắn liền với nhà nước (từ phạm vi điều chỉnh đến hình thức thu thuế):

Bởi vì có sự xuất hiện, tồn tại, phát triển và mất đi của thuế; mỗi giai đoạn lịch sử khác nhauthì có chính sách thuế khác nhau

- Mọi sự thay đổi của lịch sử sẽ dẫn đến sự thay đổi về thuế

- Gắn liền với nhà nước: (như đã phân tích ở nguồn gốc ra đời của thuế)

b Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc được đảm bảo thực hiện bỡi các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao và sức mạnh cưỡng chế của nhà nước (do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành).

• Vì không ai tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình để nộp thuế cho nhà nước Hơn nữa, để nhànước tồn tại, nguồn thu từ thuế phải thường xuyên và ổn định Nếu tự nguyện nộp thì khôngthể thường xuyên và ổn định được Tính bắt buộc được thể hiện dưới 2 khía cạnh sau:

- Bắt buộc đối với nhà nước: Thu thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, cơ quan thu thuế.

Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế,

căn cứ tính thuế… Khoản 1 Điều 8 Luật Quản lý Thuế quy định: Trách nhiệm của cơ quan

quản lý thuế là “Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật”, lấy pháp luật làm căn cứ duy nhất để thực hiện.

Trang 4

- Đối với người dân: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điệu

kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ thanh toán trong hợp đồng hay ngoàihợp đồng

- Tính bắt buộc của thuế là một trong những đặc tính quan trọng để phân biệt thuế với các khoản thu khác trên cơ sở tự nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước

Đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế:

- Cưỡng chế hành chính.

- Cưỡng chế hình sự: Điều 161 Bộ Luật Hình sự năm 1999 quy định về tội trốn thuế với mức

hình phạt lên đến 7 năm tù giam

 Hậu quả của việc cưỡng chế này có thể dẫn đến giảm hiệu quả, uy tín trong sản xuất kinhdoanh, thậm chí là chấm dứt sự tồn tại của đối tượng bị áp dụng

c.Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp.

• Trong quan hệ pháp luật thuế không có mối liên hệ trực tiếp giữa số tiền thuế mà các đối tượngnộp thuế đã nộp cho nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp mà đối tượng nộp thuế nhậnđược từ nhà nước

- Không mang tính đối giá: người nộp thuế nhiều và người nộp thuế ít đều được hưởng lợi ích

như nhau

- Không hoàn trả trực tiếp: Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã

nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước

d Thuế có phạm vi tác động rộng: Hầu như mọi đối tượng hàng hóa dịch vụ (được

phép lưu thông và hợp pháp), mọi tổ chức, cá nhân (có tư cách chủ thể) đều chịu sự điều chỉnhcủa thuế

⇒ Từ những đặc điểm trên, chúng ta có thể so sánh, phân biệt thuế với các khoản thu khác trong

hệ thống các khoản thu của ngân sách nhà nước mà tiêu biểu nhất là phân biệt thuế với phí và

lệ phí:

Giống nhau:

+ Đều là những nguồn thu của ngân sách nhà nước.

+ Căn cứ để tiến tiến hành thu đều là văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Phân biệt thuế với phí và lệ phí:

Tiêu chí

Cơ sở pháp

Văn bản có hiệu lực pháp lý cao, do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành là

Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết)

Được điều chỉnh bởi những văn bản dưới luật, do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành.

Trang 5

Tính đối giá Không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp Mang tính đối giá rõ ràng và hoàn trả trực

tiếp.

Phạm vi áp

dụng - Không có giới hạn, không có sự khác biệt giữa các đối tượng, các vùng lãnh thổ.

- Áp dụng hầu hết đối với các cá nhân, tổ chức.

- Mang tính địa phương, địa bàn rõ ràng.

- Chỉ những cá nhân tổ chức có yêu cầu

“Nhà nước” thực hiện một dịch vụ nào đó.

1.4 Phân loại thuế.

a Căn cứ vào tính chất của từng sắc thuế, thuế được phân thành: Thuế trực thu và thuế

gián thu

Thuế trực thu: là loại thuế thu trực tiếp vào đối tượng nộp thuế, người có nghĩa vụ nộp thuế

đồng thời là người chịu thuế, người phải trả tiền thuế và trực tiếp ngân sách nhà nướcộp thuếvào kho bạc nhà nước Hay nói cách khác là nhà nước đã tiến hành điều tiết một cách trực tiếp

một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước

Ưu điểm của thuế trực thu: chính sách về thuế trực thu được công bằng hơn vì nhà nước hiểu

rõ và cá biệt hóa được người chịu thuế Trên cơ sở đó đảm bảo công bằng xã hội hơn cho việc

điều tiết thu nhập

Căn cứ này cũng là cơ sở để lý giải vì sao các loại thuế trực thu thường có mức thuế suất rất cao nhưng chế độ miễn giảm rất linh hoạt nhằm đảm bảo sự công bằng

Nhược điểm của thuế trực thu: khó thu thuế, người nộp thuế có xu hướng trốn thuế vì họ cảm

thấy gánh nặng về thuế khi phải trích một phần lợi ích của chính bản thân mình cho nhà nước

Bên cạnh đó, việc theo dõi, quản lý thu thuế này là rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ thuếphải có chuyên môn cao, có hệ thống xử lý thông tin liên thông Điều này cũng làm cho chi phíhành thu đối với loại thuế trực thu cũng tăng lên tương đối cao và khó khăn so với thuế giánthu Điều này đôi khi cũng làm cho việc tập trung thu nhập vào ngân sách nhà nước không đápứng kịp thời, đầy đủ

Trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam hiện nay, thuế trực thu gồm:

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp;

+ Thuế thu nhập cá nhân;

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

+ Thuế nhà, đất;

+ Thuế tài nguyên

Thuế gián thu: là loại thuế thu gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ Trong

thuế gián thu, đối tượng nộp thuế không phải là người chịu thuế (người gánh chịu thuế làngười tiêu dùng)

- Thuế gián thu không tách biệt ra khỏi giá cả hàng hóa và dịch vụ mà nó cấu thành trong giá cảhàng hoá dịch vụ, làm cho người tiêu dùng lầm tưởng đó là giá mà họ trả để có được hàng hoádịch vụ đó

Trang 6

- Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau Thông thường,người chịu thuế chính là người tiêu dùng.

- Trong một số trường hợp đặc biệt, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là một Ví dụ:

Doanh nghiệp A nhập khẩu máy lạnh về để trang bị cho hệ thống văn phòng của mình Trongtrường hợp này, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu là thuế gián thu

nhưng chính doanh nghiệp A là người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế Lưu ý: nếu có

nhận định rằng: Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau là

nhận định đúng, (không nên vận dụng những trường hợp đặc biệt như ví dụ trên để cho rằngnhận định này sai) Vì đây là đặc trưng cơ bản của thuế gián thu

- Có 3 loại thuế gián thu: Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu, Thuế Tiêu thụ đặcbiệt

Nhược điểm của thuế gián thu:

- Tỷ trọng tiền thuế gián thu trên thu nhập của người nghèo lại cao hơn tỷ trọng tiền thuế gián

thu trên thu nhập của người giàu Đây là tính không công bằng của thuế gián thu.

- Nhà nước không cá biệt hóa được người chịu thuế nên khó khăn trong việc thực hiệnchính sách miễn giảm về thuế

Ưu điểm của thuế gián thu: Dễ thu thuế bỡi vì đối tượng nộp thuế không phải là người chị

thuế (không có cảm giác gánh nặng về thuế)

Trên cơ sở phân tích về thuế gián thu, trực thu, ta có thể đưa ra sự khác biệt sau của hailoại thuế này là:

- Tiền thuế được cấu thành trong giá cả

hàng hoá, dịch vụ

- Tiền thuế không được cấu thành tronggiá cả hàng hoá, dịch vụ

- Nhà nước điều tiết thu nhập của người

chịu thuế một cách gián tiếp thông qua

giá cả hàng hoá, dịch vụ

- Nhà nước điều tiết trực tiếp thu nhậpcủa người chịu thuế

- Trong thuế gián thu, đối tượng nộp

thuế và người chịu thuế là khác nhau

- Trong thuế trực thu, đối tượng nộpthuế và người chịu thuế là một

- Phạm vi tác động của thuế gián thu là

rất rộng rãi

- Phạm vi tác động của thuế trực thu làtương đối hẹp

- Việc thu thuế là tương đối dễ dàng hơn

vì ít gặp sự phản ứng của người chịu

thuế

- Việc thu thuế là tương đối khó khăn vìtâm lý phản ứng với thuế của nười tiêudung

b Căn cứ vào đối tượng chịu thuế, thuế được phân thành các loại sau đây:

Nhóm 1: Thuế thu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ:

Nhóm 2: Thuế điều tiết vào thu nhập (còn gọi là thuế thu nhập): gồm các sắc thuế có đối tượng điếu chỉnh là các khoản thu nhập

Trang 7

Nhóm 3: Thuế điều tiết vào hành vi sử dụng một số loại tài sản của nhà nước.

1.5 Vai trò của thuế.

a Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước:

- Thuế là một trong 3 nguồn thu chủ yếu và thường xuyên trong Ngân sách nhà nước, chiếm trên90% tổng nguồn thu Ngân sách nhà nước

- Nhà nước quan tâm khi ban hành một sắc thuế thì sẽ bổ sung bao nhiêu phần trăm cho nguồnthu ngân sách nhà nước, chi phí hành thu như thế nào

Để thực hiện tốt vai trò này, cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

+ Cần phải đảm bảo rằng các văn bản qui phạm pháp luật thuế đồng bộ, thống nhất

và khoa học để có thể dễ dàng trong việc áp dụng thuế

+ Thuế đưa ra phải bao quát hầu hết mọi hoạt động từ sản xuất-kinh doanh, chế biến,

sửa chữa, khai thác, xây dựng đến dịch vụ, từ nguồn thu nhập thường xuyên đến không thườngxuyên, những hoạt động tiêu dùng của xã hội

+ Việc thu thuế cần phải đảm bảo việc nuôi dưỡng nguồn thu

+ Bên cạnh đó, việc thu thuế phải đảm bảo tính công bằng

b Thuế là sản phẩm, là công cụ pháp lý giúp nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế:

- Thuế tạo nguồn thu để phục vụ nhu cầu đầu tư của đất nước.

- Thuế là công cụ điều tiết giá cả thị trường, chống lạm phát hoặc giảm phát.

- Thuế góp phần điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng: để hạn chế tiêu dùng các sản phẩm và sử

dụng các dịch vụ không cần thiêt, nhà nước đánh thuế rất cao và ngược lại.

- Thuế được coi là công cụ quan trong để bảo vệ nền sản xuất trong nước, đồng thời khuyền khích nhà đầu tư đầu tư vào những ngành, những vùng miền nhà nước cần phát triển

c Thuế là công cụ điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội.

- Thuế điều tiết thu nhập một cách hợp lý dựa trên thu nhập: Các luật thuế được

ban hành đều xác nhận “động viên một phần thu nhập vào ngân sách nhà nước” như một lý

do cơ bản để ban hành sắc thuế đó

- Thuế tạo công bằng xã hội: được thể hiện ở việc nhà nước sử dụng nguồn tài chính

có được để xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội, thực hiện các chính sách xã hội như: đào tạonghề cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, chăm sóc cho người già không nơi nương tựa, chính sách

xã hội đối với gia đình có công với cách mạng, gia đình neo đơn, hay các chương trình xâydựng hệ thống nước ngọt để cung cấp nước cho mùa khô, đào kênh rửa phèn, ngăn mặn…

2 Những vấn đề cơ bản về pháp luật thuế:

2.1. Khái niệm pháp luật thuế: pháp luật thuế là tổng hợp các quy pháp pháp luật, do cơ

quan nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế, là bộ phận chủ yếu và quan trong nhất của pháp luật về thu Ngân sách nhà nước.

Trang 8

Pháp luật thuế có là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam không?

Luật thuế không phải là một ngành luật độc lập mà chỉ là một bộ phận của pháp luật Ngân sáchnhà nước thuộc ngành luật tài chính Bỡi vì: để trở thành một ngành luật độc lập, phải có đốitượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh độc lập Trong khi đó, đối tượng điều chỉnh củapháp luật thuế chỉ là một khâu trong toàn bộ chu trình ngân sách nhà nước thuộc đối tượngđiều chỉnh của ngành luật tài chính

Lưu ý: Pháp luật thuế là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật xã hội phát sinh trong quá trình thu nộp thuế Điều này có nghĩa là những quan hệ nảy

sinh trong việc thu nộp thuế sẽ bao gồm những quan hệ sau:

+ Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thuế của cơ quan nhà nước

+ Nhóm quan hệ trong việc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho cơ

quan thuế

- Pháp luật thuế là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của pháp luật về thu ngân sách nhà nước.

2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế:

a Xác lập nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.

b Xác lập cách thức điều tiết thuế.

c Xác định trình tự thực hiện các nghĩa vụ về thuế.

d Xác lập biện pháp xử phạt và khen thưởng.

2.3 Các yếu tố cấu thành của một đạo luật thuế.

Tên gọi của đạo luật thuế: tên gọi của đạo luật thuế cần phản ánh được phạm vi tác động,

mục đích điều tiết của sắc thuế

- Căn cứ đặt tên thuế có rất nhiều căn cứ khác nhau, nhưng thông thường thì căn cứ vào đốitượng tính thuế, đối tượng tác động của loại thuế, nội dung, tính chất của các điều kiện pháp lýlàm phát sinh nghĩa vụ chịu thuế

- Mục đích của tên gọi một đạo luật thuế là cần phải làm sao giúp người nghe, người nghiêncứu, người dân ngay khi mới nghe đến tên của sắc thuế đã có thể hình dung được đối tượng

mà sắc thuế muốn điều chỉnh, tránh nhầm lẫn với các sắc thuế khác

2.3.1. Đối tượng chịu thuế: Đối tượng chịu thuế của một đạo luật thuế là đối tượng khách

quan phải thu thuế, là vật chuẩn mà dựa vào đó nhà nước thu được một số tiền thuế nhất định.

Phương pháp quy định đối tượng chịu thuế có thể là phương pháp liệt kê (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao) hoặc dùng phương pháp đưa ra khái niệm (thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế gia trị gia tăng).

Ý nghĩa của việc xác định đối tượng chịu thuế:

- Dựa vào đối tượng chịu thuế có thể xác định được phạm vi điều chỉnh của đạo luật

thuế

- Dựa vào đối tượng chịu thuế có thể xác định được chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế

Trang 9

- Về nguyên tắc, mỗi đạo luật thuế có đối tượng chịu thuế riêng biệt

2.3.2. Đối tượng nộp thuế: Đối tượng nộp thuế của một đạo luật thuế là những tổ chức,

cá nhân có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế và theo quy định của đạo luật thuế, các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế cho nhà nước.

Hai điều kiện để trở thành đối tượng nộp thuế:

- Có hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế mà đạo luật thuế quy định;

- Thỏa mãn điều kiện chịu thuế do pháp luật quy định.

Điều đó có nghĩa là không phải mọi tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế đều là đối tượng nộp thuế mà còn phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định Cần phân biệt 2 khái niệm người nộp thuế và đối tượng nộp thuế

Lưu ý:

- Một tổ chức, cá nhân có thể là đối tượng nộp thuế của nhiều đạo luật thuế.

- Tư cách pháp lý của đối tượng nộp thuế không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế

Dựa trên việc xác định đối tượng nộp thuế và người chịu thuế chúng ta phân biệt một sốđiểm sau:

-Được qui định cụ thể trong đạo luật - Không được xác định trong đạo luật

- Là tổ chức, cá nhân trực tiếp tiến hành

việc nộp thuế cho cơ quan thuế

- Là người thực sự phải trả tiền thuếnhưng không phải lúc nào cũng nộp thuếtrực tiếp cho cơ quan thuế

- Trong một số trường hợp, đối tượng nộp thuế trùng với người chịu thuế: khi đó là

loại thuế trực thu hoặc thuế gián thu nhưng đối tượng nộp thuế chính là người tiêu

dùng sản phẩm, sử dụng dịch vụ

2.3.3 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế và đối tượng không thuộc diện nộp thuế.

Đối tượng không thuộc diện chịu thuế là các hàng hóa, dịch vụ, tài sản hoặc thu nhập có

các điều kiện được dự liệu trong đạo luật nhưng được đạo luật xác định là không thuộc phạm

vi điều chỉnh của đạo luật (sắc thuế đó).

Đối tượng không thuộc diện nộp thuế là các tổ chức cá nhân có các điều kiện được dự liệu

trong đạo luật có hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế nhưng được đạo luật xác định không phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế.

2.3.4 Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế gồm 2 căn cứ: là cơ sở tính thuế và thuế suất.

- Cơ sở tính thuế:

Trang 10

+ Đối với thuế gián thu: là giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ của loại thuế cần áp

dụng (đây là giá chưa có thuế) Giá chưa có thuế là giá cả hàng hoá, dịch vụ chưa có tiền thuếcủa loại thế cần áp dụng

Lưu ý: Giá chưa có thuế là chưa có loại thuế cần áp dụng, nó có thể là giá đã có các loại thuế

khác

+ Đối với thuế trực thu: theo từng loại thuế khác nhau mà có cách tính khác nhau (là

thu nhập thực tế hay là thu nhập theo pháp luật, thu nhập từ hoạt động làm công ăn lương haythu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh)

- Thuế suất: là mức thuế phải thu thể hiện mức độ điều tiết của nhà nước mà đối tượng nộp

thuế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo một mức nhất định Có 2 loại thuếsuất:

+ Thuế suất tuyệt đối: là một số tiền nhất định trên một đơn vị tính thuế Thuế suất

căn cứ trên đơn vị háng hóa

Ưu điểm của thuế suất tuyệt đối: đảm bảo ổn định được số thuế thu vào ngân sách nhà

nước; giúp cơ sở kinh doanh định trước được số thuế phải nộp để xác định trước chi phí kinhdoanh sao cho có lợi và việc thu thuế được tiến hành dễ dàng, phần nào hạn chế được tìnhtrạng kê khai gian dối của đối tượng nộp thuế để trốn thuế

Nhược điểm của thuế suất tuyệt đối: mức thuế suất này không phụ thuộc vào sự biến

động của giá cả dẫn đến đôi khi việc điều tiết của thuế không sát với tình hình thực tại của thịtrường, gây thất thoát nguồn thu hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của đối tượng nộp thuế

+ Thuế suất tương đối: được xác định bằng tỷ lệ % dựa vào cơ sở tính thuế Loại

thuế suất này thường được sử dụng hơn

Thuế suất tương đối cố định: Mức thuế suất không thay đổi khi giá trị tính thuế thay đổi

Thuế suất tương đối lũy tiến: Mức thuế suất gia tăng theo sự gia tăng của giá trị tính thuế

Thuế suất tương đối lũy thoái: Mức thuế suất giảm theo theo sự gia tăng của giá trị tính

thuế

Ưu điểm của mức thuế suất tương đối: số thuế phải nộp có thể thay đổi tuỳ theo cơ sở

tính thuế Trên cơ sở đó, đảm bảo lợi ích của nhà nước và tạo sự công bằng giữa các đối tượngnộp thuế

Nhược điểm của mức thuế suất tương đối: công tác hành thu thuế rất là khó khăn vì phải

làm sao có thể xác định được chính xác cơ sở tính thuế (giá bán hàng hoá, dịch vụ, thu nhậpcủa đối tượng nộp thuế…) Vì vậy, đối với loại thuế suất này, đối tượng nộp thuế rất dễ có cơhội để thực hiện các hành vi trốn thuế

2.3.5 Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế: (đây là nghĩa vụ gắn liền với đối tượng nộp thuế khi thực hiện các hành vi chịu thuế.

a Đăng ký thuế (xem chương II Luật Quản lý thuế):là việc đối tượng nộp thuế thông báo với

cơ quan thuế biết được đối tượng nộp thuế đang tiến hành những hoạt động, thực hiện nhữnghành vi chịu thuế

Trang 11

Các đạo luật thuế bắt buộc đối tượng nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký và quy định về thời gian đăng ký đối với từng sắc thuế.

Việc đăng ký thuế chính là trách nhiệm của đối tượng nộp thuế

b Kê khai thuế(xem chương III Luật Quản lý thuế): là việc đối tượng nộp thuế thông báo

cho cơ quan thuế biết về thực tế hoạt động của đối tượng nộp thuế và số tiền thuế phát sinhtrong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật (còn được gọi là kỳ tínhthuế)

Lưu ý: Trong trường hợp không phát sinh số thuế phải nộp thì đối tượng nộp thuế cũng

phải tiến hành kê khai với cơ quan thuế để thông báo với cơ quan thuế rằng số thuế phát sinh

là không có

c. Nộp thuế (xem chương V Luật Quản lý thuế):: là việc đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa

vụ tài chính của mình đối với nhà nước.

d Quyết toán thuế (xem chương VI Luật Quản lý thuế):: là việc đối tượng nộp thuế xác định

lại với cơ quan thuế chính xác số thuế mà đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp vào ngânsách nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là kết thúc năm tài chính)

Các trường hợp xảy ra khi quyết toán:

- Nếu tiền thuế tạm nộp > Nghĩa vụ nộp: được hoàn thuế (trong thực tế thì không hoàn thuế màthường khấu trừ thuế cho năm sau)

- Nếu tiền thuế tạm nộp < Nghĩa vụ nộp: nộp phần còn thiếu vào ngân sách nhà nước

- Nếu tiền thuế tạm nộp = Nghĩa vụ nộp: thực hiện quyết toán sổ sách theo đúng quy định

2.3.6 Chế độ truy thu và hoàn thuế(xem chương VII Luật Quản lý thuế)::

a Chế độ hoàn thuế: là việc cơ quan thuế hoàn trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền thuế mà

các tổ chức, cá nhân (không dùng từ đối tượng nộp thuế) đã nộp trước đó do các tổ chức cá

nhân đã thực hiện vượt quá nghĩa vụ nộp thuế của họ

Trong thực tế, việc hoàn thuế được thực hiện bằng cách khấu trừ vào nghĩa vụ thuế củanăm tiếp theo

Hoàn thuế thường xảy ra trong các trường hợp sau:

+ Do những chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các đối tượng nộp thuế Ví dụ như: hoàn thuế đối với trường hợp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ra thị trường nước ngoài…

+ Do đối tượng nộp thuế đã tiến hành nộp thừa cho cơ quan thuế so với nghĩa vụ củahọ

+ Do sự nhầm lẫn của cơ quan thuê hay là đối tượng nộp thuế

b Truy thu thuế: là một quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng nộp thuế

phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Truy thu thuế không phải lúc nào cũng xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế mà có thể là do nhâm lẫn hoặc thay đổi trong việc thực hiện chế độ miễn, giảm thuế.

Trang 12

2.3.7 Chế độ miễn giảm thuế(xem chương VIII Luật Quản lý thuế):: là sự ưu đãi hoặc chia

sẻ của nhà nước dành cho đối tượng nộp thuế khi thỏa mãn những điều kiện mà đạo luật thuếquy định Trong mọi trường hợp, đối tượng nộp thuế là người hưởng lợi trực tiếp từ việc miễngiảm thuế

Lưu ý: Những đối tượng thuộc diện này vẫn là đối tượng nộp thuế, vẫn phải đăng ký,

kê khai, nộp và quyết toán thuế Khi có căn cứ chứng tỏ rằng họ không thuộc diện miễn, giảm thuế thì có thể bị truy thu thuế và xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để được miễn, giảm thuế do đạo luật thuế điều chỉnh sắc thuế tương ứng quy định Đối tượng nộp thuế chỉ được miễn, giảm khi thoả mãn các điều kiện do đạo luật thuế

quy định

• Đối tượng nộp thuế tuy đã thoả mãn các điều kiện được đạo luật thuế dự liệu như các đối

tượng nộp thuế chưa có thể được hưởng chế độ miễn, giảm thuế một cách đượng nhiên Các

đối tượng nộp thuế cần phải làm các thủ tục để xin cơ quan thuế có thẩm quyền đồng ý cho được hưởng chế độ miễn, giảm thuế này Từ việc hiểu thế nào là miễn thuế, là không phải

nộp thuế, là hưởng thuế suất 0% thì chúng ta có thể phân biệt được chúng với nhau:

- Là những trường hợp

đạo luật thuế dự liệu

trước, khi các tổ chức, cá

nhân tác động vào hàng

hoá, dịch vụ trong trường

hợp này sẽ không phải

nộp thuế Họ không được

coi là đối tượng nộp thuế

- Là những trường hợpđạo luật dự liệu trước, các

tổ chức, cá nhân khi thoảmãn các điều kiện đặt ra

sẽ được miễn thuế Họvẫn là đối tượng nộp thuếtheo quy định của phápluật

- Là những trường hợpđạo luật qui định nhằmtạo sự ưu đãi cho đốitượng nộp thuế khi họ cóhành vi tác động vào đốitượng chịu thuế trongnhững trường hợp đặcbiệt Tổ chức, cá nhân khitác động vào đối tượngchịu thuế này sẽ đượchưởng mức thuế suất là0% và họ vẫn là đối tượngnộp thuế của loại thuế đó

- Không thuộc phạm vi

điều chỉnh của một đạo

luật thuế

- Thuộc phạm vi điềuchỉnh của một đạo luậtthuế

- Thuộc phạm vi điềuchỉnh của một đạo luậtthuế

- Hệ quả của việc không

phải nộp thuế là hệ quả

đương nhiên Trong

trường hợp này, tổ chức,

cá nhân không phải lập hồ

sơ về hành vi của mình

- Hệ quả được miễn thuế

là hệ quả có điều kiện

Cần phải xin phép cơquan thuế có thẩm quyền

- Hệ quả số tiền thuế phảinộp là 0 đồng là hệ quảđương nhiên Các tổ chức,

cá nhân không cần phảilàm đơn xin phép

Trang 13

- Không phải tiến hành kê

Về mặt số học (tiền thuế phải đóng) là giống nhau nhưng bản chất và hệ quả pháp lý

của nó là khác nhau Việc phân biệt 3 khái niệm này là điều cần thiết để phục vụ

cho hoạt động áp dụng pháp luật thuế, tư vấn thuế

2.3.8 Chế độ xử phạt và khen thưởng(xem chương XII Luật Quản lý thuế):.

2.4 Các nguyên tắc khi xây dựng hệ thống thuế:

2.4.1 Nguyên tắc đánh thuế phải đảm bảo công bằng: mọi đối tượng có năng lực chịu thuế phải nộp thuế và mọi người có liên quan đến thuế như nhau phải thực hiện nghĩa

vụ thuế như nhau Nếu có sự khác nhau nhưng cùng loại thì phải được đối xử với nhau tương xứng Sự công bằng đó phải được thể hiện ở cả chiều ngang và chiều dọc

Theo chiều ngang: Đối tượng nộp thuế có cùng điều kiện như nhau thì có nghĩa vụ nộp thuế

như nhau Điều này chỉ đạt được khi những đối tượng nộp thuế giống nhau về mọi khía cạnhđược đối xử như nhau thông qua hệ thống thuế

Theo chiều dọc: người nào có khả năng nộp thuế cao hơn thì phải nộp thuế nhiều hơn Vấn đề

đặt ra thì nộp thuế bao nhiêu được gọi là công bằng ? Vấn đề này bản thân hệ thống pháp luậtthuế hiện nay không thể giải quyết được

2.4.2 Nguyên tắc đánh thuế phải đạt hiệu quả: nguyên tắc này yêu cầu phải xây dựng hệ

thống thuế mang tính hiệu quả cao

- Hệ thống thuế phải đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách

- Hệ thống thuế phải đảm bảo không gây tác hại tiêu cực đến đối tượng nộp thuế, đến sự pháttriển của nền kinh tế (phải nuôi dưỡng nguồn thu, kích thích sự phát triển kinh tế)

- Chi phí hành thu phải thấp

2.4.3 Nguyên tắc đơn giản và rõ ràng: Nguyên tắc này đòi hỏi trong đạo luật thuế, ngôn ngữ

và cách thực hiện các nghĩa vụ về thuế phải dễ hiểu, đơn giản, dễ thực hiện

2.4.4 Nguyên tắc đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng chịu thuế chịu một loại thuế nhiều lần

2.4.5 Một số nguyên tắc khác có liên quan:

- Nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế phải đảm bảo về mặt tài chính.

- Nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế phải đảm bảo về mặt kinh tế.

- Nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế phải đảm bảo về mặt pháp lý.

2.5 Hệ thống pháp luật thuế ở Việt Nam.

--

Trang 14

CHƯƠNG II:

PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HOA,Ù DỊCH VỤ.

A Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào hàng hoá dịch vụ.

Phần này các anh (chị) nghiên cứu trên lớp

Nội dung cơ bản của pháp luật thuế thu vào hàng hóa dịch vụ:

1 Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu:

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trị của thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

• Hiện nay, do yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, nhà nước cònban hành thêm thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá (được ban hành bởi Pháplệnh cảu Uûy ban thường vụ Quốc hội) Thực chất đây là hai loại thuế bổ sung cho thuếxuất khẩu, nhập khẩu trong những trường hợp có căn cứ cho rằng hàng hoá đó có trợ cấpcủa nhà nước hoặc có hành vi bán phá giá nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh

Đặc điểm thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

Th ứ nhất: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

- Chỉ có những hàng hoá được vận chuyển một cách hợp pháp qua biên giới

Việt Nam mới là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu Những trường hợp cần lưu ý:

+ Hàng hoá đó có thể là hợp pháp ở nước ngoài nhưng không hợp pháp ở Việt

Nam: thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Trang 15

+ Hàng hoá hợp pháp nhưng giao dịch không hợp pháp: thì không là đối tượng

chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu

+ Giao dịch hợp pháp nhưng hàng hoá không hợp pháp: thì không là đối tượng

chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Thứ hai: Hàng hoá chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải là hàng hóa được mang qua biên giới Nam:

- Hàng hoá là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải có một hành vithực tế làm dịch chuyển hàng hoá đó qua biên giới Việt Nam thông qua mua bán, traodổi, tặng cho…

Khái niệm đường biên giới trong thuế xuất khẩu, nhập khẩu không đồng nhất với khái niệm đường biên giới quốc gia trong công pháp quốc tế Nĩ khơng đơn thuần như

chúng ta thường nĩi trong đời sống hằng ngày: biên giới giữa Việt Nam và Lào, Campuchia,Trung Quốc Biên giới trong pháp luật thuế là biên giới về mặt kinh tế Bất cứ ở đâu, khinào có sự phân định giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế nước ngoài thì đó là biêngiới được hiểu theo pháp luật thuế

-Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới phải là hành vi trực tiếptác động làm hàng hoá đó dịch chuyển qua biên giới Việt Nam Hành vi đó do đối tượngnộp thuế trực tiếp tác động và có nghĩa vụ nộp thuế hoặc ủy quyền cho chủ thể khác cónghĩa vụ nộp thay

Thứ ba: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế phải nộp cấu thành trong giá cả hàng hoá (đã trình bày rất rõ trong phần đặc điểm chung của

nhóm thuế thu vào hàng hoá, dịch vụ.)

Thứ tư: Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới.

Vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu: ngoài những vai trò cơ bản đã được

trình bày ở phần chung, thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn có những vai trò cơ bản sau đây:

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở để nhà nước kiểm soát được số lượng, chất lượng

và tác động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gĩp phần đ iều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gĩp phần b ảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gĩp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ giúp nhà nước cân bằng cán cân thanh tốn quốc tế.

Ngày đăng: 03/10/2013, 11:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Cưỡng chế hình sự: Điều 161 Bộ Luật Hình sự năm 1999 quy định về tội trốn thuế với mức - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ VIỆT NAM
ng chế hình sự: Điều 161 Bộ Luật Hình sự năm 1999 quy định về tội trốn thuế với mức (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w