1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO

8 501 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 88,96 KB

Nội dung

Thực trạng hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO 2.1 Giới thiệu khái quát về Cục hải quan TP Hồ Chí Minh 2.1.1 Sự hình thành và phát triển Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh (tiền thân là Cục Hải quan Miền nam Việt Nam, thuộc hệ thống tổng nha Ngoại Thương) được thành lập theo Quyết định số: 09/QĐ do Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát ký ngày 11 tháng 7 năm 1975 để làm chức năng giám sát, quản lý mọi hàng hóa, hành lý và phương tiện vận tải xuất nhập cảng, nhằm đảm bảo thực hiện đúng chính sách ngoại thương, chính sách ngoại hối, góp phần thực hiện đường lối ngoại giao và bảo vệ chính trị an ninh của Cộng hòa Miền nam Việt Nam. Từ ngày thành lập tới nay cục Hải quan Thành Phố Hồ Chí Minh có tên gọi như sau: • Cục Hải quan Miền nam Việt Nam, thuộc Tổng Nha Ngoại thương theo Quyết định số: 09/QĐ, ngày 11 tháng 7 năm 1975 của Chủ tịch Hội đồng Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam. • Phân cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Cục Hải quan theo Quyết định số: 91/TCHQ-TCCB, ngày 01 tháng 06 năm 1994 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan. 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ: a. Chức năng Cục Hải quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về Hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan. b.Nhiệm vụ: Theo nghị định thành lập số: 09/QĐ, ngày 11 tháng 7 năm 1975 của Chủ tịch Hội đồng chính phủ Cách mạng lâm thời công hòa Miền Nam Việt Nam quy định Cục Hải quan Miền Nam Việt Nam có nhiệm vụ sau: Giám sát, quản lý mọi hàng hóa, hành lý, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, ngọc trai, bưu phẩm, bưu kiện, phương tiện vận tải khi xuất hay nhập cảng. Thi hành chính sách thuế xuất nhập cảng và có thể thu những sắc thuế khác được ủy nhiệm. Kiểm soát để ngăn ngừa những hành vi vi phạm luật lệ hải quan, những hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển các loại hàng xuất nhập trái phép, kể các ma túy, thuốc phiện. Phát hiện ngăn ngừa các hiện tượng tổn thất làm ảnh hưởng đến hàng xuất nhập cảng thuộc tài sản của nhà nước còn nằm trong phạm vi giám sát, quản lý của Hải quan. Trong đó nhiệm vụ chủ yếu của Cục Hải quan Miền Nam Việt Nam thời kỳ đầu chủ yếu tập trung vào công việc tiếp quản Tổng nha thuế ngụy quyền Sài Gòn, tổ chức lực lượng chuẩn bị triển khai nhiệm vụ Hải quan sau ngày giải phóng. Qua từng thời kỳ, chức năng nhiệm vụ chung của Cục được bổ sung điều chỉnh, hoàn thiện, cho phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình nhiệm vụ, khối lượng công việc, phù hợp với sự phát triển hoạt động xuất khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước với khu vực và thế giới nhưng chức năng nhiệm vụ chung của ngành Hải quan và riêng của Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc "Vì lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia". Hiện nay nhiệm vụ của ngành Hải quan nói chung, trong đó Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh thực hiện theo nội dung quy định tại điều 11 - Luật Hải quan được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001, được Chủ tịch nước công bố theo lệnh số: 10/2001/L - CTN, ngày 12 tháng 7 năm 2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2002 là "Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu." Hiện nay theo quyết định số: 15/2003/QĐ - BTC, ngày 10 tháng 02 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh thực hiện những nhiệm vụ như sau: 1/ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan gồm: Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định cảu pháp luật và Tổng cục Hải quan. Thực hiện Pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước. Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật. Thực hiện thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng cục. 2/ Thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục Hải quan trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy chế hoạt động của Thanh tra Hải quan. 3/ Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật. 4/ Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng lực lượng; kịp thời báo cáo với tổng cục Tổng cục trưởng những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan. 5/ Tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận, và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quảnHải quan hiện đại vào các hoạt động của Cục Hải quan. 6/ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao. 7/ Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan trên địa bàn. 8/ Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân cấp hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng, Bộ trưởng Bộ Tài chính. 9/ Tổng kết, thống kê, đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả các mặt công tác của Cục Hải quan; thực hiện báo cáo theo quy định của Tổng cục Hải quan. 10/ Được ký các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng cục trưởng. 11/ Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của Cục Hải quan theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp quản lý của cán bộ 12/ Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo đúng quy định của nhà nước. 13/ Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. Ngày 06 tháng 11 năm 2006 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số: 02/2006/QĐ-BTC về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 15/2003/QĐ-BTC ngày 10/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan. Nội dung chính của quyết định là: QUYẾT ĐỊNH Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 15/2003/QĐ-BTC ngày 10/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, Thành phố trực thuộc Tổng cục hải quan. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH  Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 15/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;  Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;  Căn cứ Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;  Căn cứ Quyết định số 15/2003/QĐ-BTC ngày 10/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục Hải quan tỉnh , thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan;  Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan (quy định tại Điều 2, Quyết định số 15/2003/QĐ-BTC ngày 10/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quuyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan) như sau: - Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chương trình, kế hoạch, phương án thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ trên địa bàn quản lý; - Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, tài liệu từ nguồn: công khai, bí mật, trong và ngoài ngành Hải quan theo kế hoạch được duyệt; - Tổng hợp, phân tích, đánh giá và xử lý thông tin đã thu thập và bổ sung vào hệ thống thông tin của Tổng cục Hải quan; - Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định.” Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Chánh văn phòng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./ 2.1.3 Bộ máy tổ chức - Thời kỳ đầu mới thành lập gồm có: 1 Phòng Hành Chánh quản trị 2 Phòng Tổ chức và huấn luyện. 3 Phòng nghiên cứu tổng hợp (bao gồm cả đội kiểm soát và đội thuyền vụ). 4 Phòng Kiểm soát 5 Phòng Kỹ thuật. 6 Phòng Kế toán, thuế giá biểu và thống kê. Các cơ quan ngoại gồm có: 1. Ty Hải quan thương cảng Sài Gòn. 2. Ty Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất. 3. Ty Hải quan Bưu điện Sài Gòn. 4. Và Ty Hải quan các tỉnh. Qua từng thời kỳ bộ máy tổ chức của Cục có thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Cục và theo quy định chung của ngành Hải quan. -Tổ chức bộ máy của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh hiện tại: 1. 1.Văn phòng Cục. 2. Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo. 3. Phòng Thanh tra. 4. Phòng Nghiệp vụ. 5. 5 .Phòng Tham mưu chống buôn lậu và xử lý. 6. Phòng Trị giá tính thuế. 7. Phòng Kiểm tra sau thông quan. 8. Trung tâm dữ liệu và Công nghệ thông tin. 9. Đội Kiểm soát Hải quan. 10. Chi Cục Hải quan CK Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất 11. Chi Cục Hải quan CK Cảng Sài Gòn khu vưc 1 12. Chi Cục Hải quan CK Cảng Sài Gòn khu vưc 2 13. Chi Cục Hải quan CK Cảng Sài Gòn khu vưc 3 14. Chi Cục Hải quan CK Cảng Sài Gòn khu vưc 4 15. Chi Cục Hải quan Bưu điện. 16. Chi Cục Hải quan Quản lý hàng gia công. 17. Chi Cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư. 18. Chi Cục Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận. 19. Chi Cục Hải quan Khu chế xuất Linh Trung. 20. Chi Cục Hải quan Tân Tạo. 2.2 Phân tích thực trạng hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO 2.2.1 Phân tích thực trạng quy trình hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO Cục Hải quan T.P Hồ Chí Minh là một đơn vị Hải quan lớn nhất của cả nước, thực hiện khối lượng công việc chiếm trên 40% khối lượng công việc của toàn ngành, và số thu ngân sách đạt gần 50% tổng số thu từ hoạt động XNK trong cả nước. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, kết quả công tác của Hải quan TP.Hồ Chí Minhtính quyết định quan trọng tới kết quả chung của ngành Hải quan .Năm 2007, ngành Hải quan thu nộp ngân sách đạt hơn 80.000 tỷ đồng… Với chỉ tiêu được giao thu nộp ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước từ 10 đến 15% (năm 2006 được giao 60.000 tỷ đồng, năm 2007 là 69.000 tỷ đồng), trong đó cục hải quan thành phố thu nộp ngân sách hơn 34.342 tỷ đồng ( chiếm gần 50 % thu ngân sách so với toàn ngành ) Công tác thu thuế của Hải quan luôn đòi hỏi sự . khi Việt Nam gia nhập WTO 2.2.1 Phân tích thực trạng quy trình hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO Cục Hải quan. Thực trạng hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO 2.1 Giới thiệu khái quát về Cục hải quan TP Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 05/11/2013, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w