1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

một số vấn đề lý luận chung về thuế

10 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 242,4 KB

Nội dung

B- PHÁP LUẬT THUẾ VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM THUẾ Khái niệm: 1.1 Định nghĩa: Thuế là khoản đóng góp bằng tiền mà các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện phải nộp cho Ngân sách nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả trên cơ sở pháp luật. 1.2 Đặc điểm của Thuế: - Thuế do Quốc hội lập ra dưới hình thức một đạo luật – là hình thức văn bản có tính pháp lý cao nhất do cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quan lập pháp đặt ra. - Thuế luôn mang tính chất bắt buộc: Thuế được thu để tạo quỹ Ngân sách nhà nước chi dùng cho việc chung, mọi công dân đủ điều kiện phải đóng thuế. Việc bỏ ra một khoản tiền để đóng thuế không mang lại lợi ích trực tiếp cho người nộp thuế nhưng họ vẫn phải nộp bởi nguồn thu từ thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, thiếu nguồn thu này Nhà nước không thể tồn tại. Vì vậy, Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với công dân không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. - Thuế mang tính chất không hoàn trả trực tiếp và tương xứng. Công dân phải đóng thuế khi đủ điều kiện và họ không nhận được bất cứ lợi ích trực tiếp gì từ việc đóng thuế, tuy nhiên có sự hoàn trả gián tiếp thông qua việc Nhà nước sử dụng thuế cho các nhu cầu chung của xã hội. Đặc điểm này của Thuế giúp ta phân biệt với phí và lệ phí, vì phí và lệ phí có sự bù đắp, người đóng phí và lệ phí sẽ nhận được lợi ích trực tiếp từ việc đóng phí và lệ phí. - Thuế luôn gắn với quyền lực nhà nước, là hai phạm trù không thể tách rời: Nhà nước là chủ thể duy nhất đặt ra các khoản thuế và ngược lại thuế là phương tiện vật chất chủ yếu để duy trì quyền lực nhà nước. 1. Các nguyên tắc cơ bản của thuế: - Nguyên tắc công bằng: Tất cả các đạo luật thuế đều đưa ra điều kiện đối với đối tượng nộp thuế, bất kỳ công dân nào đáp ứng các điều kiện này thì phải nộp thuế, không phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…. Ngoài ra khi xây dựng các khoản thuế Nhà nước chỉ nhằm vào các đối tượng có khả năng đóng thuế. - Nguyên tắc minh bạch, rõ ràng, cụ thể: - Nguyên tắc thuận tiện cho người nộp thuế. - Nguyên tắc đơn giản, dễ tính toán. - Nguyên tắc hiệu quả. Ở Việt Nam trong quá trình xây dựng hệ thống thuế đòi hỏi phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: - Về mặt tài chính thuế phải là phương tiện chủ yếu tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. - Về mặt kinh tế thuế phải là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. - Về mặt hành thu phương pháp tính toán các loại thuế phải dễ tính, dễ hiểu, dễ kiểm tra. - Về mặt xã hội thuế phải thực hiện công bằng xã hội. - Về mặt pháp lý thuế phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động thu nộp thuế. 2. Phân loại thuế: Thuế được chia làm 2 loại thuế trực thu và thuế gián thu: - Thuế trực thu: là loại thuế nhằm điều tiết thu nhập trực tiếp của người nộp thuế. Đối với thuế trực thu người nộp thuế cũng là người chịu thuế, bất lợi cho chính người nộp thuế. Thuế trực thu mang tính chất công bằng hơn và chỉ nhằm vào người có thu nhập. VD: Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao. - Thuế gián thu: là loại thuế nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu dùng thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. Đối với thuế gián thu người nộp thuế không phải là người chịu thuế, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng hàng hoá, dịch vụ bị đánh thuế. Thuế gián thu mang tính chất ít công bằng hơn. Tất cả mọi người giàu hay nghèo đều phải nộp thuế khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ. VD: Thuế giá trị gia tăng. 3. Vai trò của thuế: 3.1 Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. - Thuế là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước, hàng năm nguồn thu từ thuế chiếm trên 90% tổng thu Ngân sách nhà nước. - Là nguồn thu ổn định của ngân sách Nhà nước, thuế là khoản thu mang tính luật pháp thể hiện tính cưỡng chế cao. - Chủ thể nộp thuế rộng nên tỷ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước cao 3.2 Điều tiết nền kinh tế - Thuế là công cụ tài chính điều tiết nền kinh tế. Đây là vai trò có tính chất quyết định của thuế. Sử dụng công cụ thuế, nhà nước có thể mở rộng hoặc thu hẹp một ngành kinh tế nào đó. Để khuyếch chương, phát triển một ngành kinh tế nhà nước sử dụng biện pháp: đánh thuế thấp, thu hẹp phạm vi chủ thể nộp thuế, mở rộng diện miễn, giảm thuế. Để thu hẹp một ngành kinh tế nhà nước sử dụng biện pháp: đánh thuế cao, mở rộng phạm vi chủ thể nộp thuế, giảm diện miễn, giảm thuế. - Thuế là công cụ điều chỉnh giá cả thị trường, hạn chế lạm phát: Khi giá cả một loại hàng hoá nào đó trên thị trường tăng lên, Nhà nước có thể điều chỉnh giá bằng cách giảm thuế đối với mặt hàng đó và ngược lại; Để kiềm chế tốc độ lạm phát nhà nước có thể giảm thuế. - Thuế là công cụ để Nhà nước thực hiện việc bảo hộ nền sản xuất trong nước. 3.3 Thuế là công cụ để điều tiết thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng và thực hiện công bằng xã hội. - Nhà nước đánh thuế cao đối với mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng và đánh thuế thấp đối với mặt hàng thiết yếu, khuyến khích tiêu dùng. - Quy định về thuế suất luỹ tiến trong thuế thu nhập thể hiện người có thu nhập cao thì nộp thuế nhiều, người có thu nhập thấp thì nộp thuế ít. - Nguồn thuế thu được, một phần được sử dụng để phân phối lại cho các đối tượng chính sách, khó khăn trong xã hội. II. CẤU TẠO ĐẠO LUẬT THUẾ. 1. Tên gọi: Tên gọi của sắc thuế giúp chúng ta phần nào hình dung được nội dung của sắc thuế đó. 2. Đối tượng nộp thuế: là những tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế của sắc thuế đó. 3. Đối tượng chịu thuế: là những hành vi, hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của sắc thuế đó. Đối tượng chịu thuế chính là mục đích của sắc thuế nhằm tác động lên để điều tiết một phần thu nhập từ các hoạt động này vào ngân sách nhà nước. 4. Trường hợp không phải nộp thuế: Đây là những trường hợp mà mặc dù tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế của sắc thuế, nhưng theo quy định của sắc thuế đo họ không phải nộp thuế. 5. Căn cứ tính thuế: Là những yếu tố giúp cho đối tượng nộp thuế cũng như cơ quan thuế tính được số tiền thuế mà tổ chức, cá nhân phải nộp vào ngân sách nhà nước. 6. Chế độ miễn giảm: là những trường hợp mà pháp luật dự liệu, đối tượng nộp thuế gặp khó khăn khách quan ảnh hưởng tới nghĩa vụ nộp thuế hoặc thuộc các trường hợp khác được quy định cụ thể trong mỗi sắc thuế. 7. Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế: gồm những quy định nhằm xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế khi họ có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế. Việc đang ký, kê khai và nộp thuế là nghĩa vụ mà đối tượng nộp thuế phải biết để thực hiện, do vậy, nếu họ có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế của sắc thuế mà không thực hiện nghĩa vụ này thì sẽ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định. III. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ 1. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế 1.1 Khái niệm: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực của Nhà nước phát sinh khi có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. * Đặc điểm: - Quyết định hành chính là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thuế. - Hành vi vi phạm hành chính là cơ sở ra quyết định xử phạt. - Hành vi vi phạm này phải chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 1.2. Nguyên tắc xử phạt: - Nguyên tắc đảm bảo về mặt thẩm quyền: + Đảm bảo đúng thẩm quyền của cơ quan và cá nhân ra quyết định xử phạt. + Cơ quan nào phát hiện hành vi vi phạm đầu tiên thì cơ quan đó có quyền ra quyết định xử phạt. - Đảm bảo về nguyên tắc xử phạt + Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần. + Một cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì mỗi hành vi sẽ bị xử phạt. + Nhiều người thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người đều bị xử phạt. - Đảm bảo về thời hiệu xử phạt: + Thời hiệu xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế là hai năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện, riêng hành vi trốn thuế thì thời hiệu xử phạt được thực hiện theo quy định tại các luật thuế và pháp lệnh về thuế + Thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày kể từ ngày lập biên bản (trường hợp phạt đến 100 ngàn đồng thì không cần phải lập biên bản mà người ra quyết định phạt sẽ quyết định trực tiếp). Đối với những vụ vi phạm có tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày. Quá thời hạn trên, người có thẩm quyền xử phạt không được quyền ra quyết định xử phạt trừ trường hợp xử phạt trục xuất. Người có thẩm quyền nếu có lỗi trong việc để quas thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì tuỷ theo tính chất mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. + Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. + Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt là một năm kể từ ngày ra quyết định xử phạt, quá thời hạn này mà quyết định đó không được thi hành thì không thi hành quyết định xử phạt nữa nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định. 1.3. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. - Vi phạm quy định về đăng ký thuế, kê khai thuế, lập, nộp, quyết toán thuế; - Vi phạm quy định về thu, nộp tiền thuế, tiền phạt; - Vi phạm quy định về kiểm tra, thanh tra về thuế; - Các hành vi trốn thuế. 1.4. Hình thức xử phạt: Đối vời mỗi hành vi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: - Cảnh cáo; - Phạt tiền. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 1.5. Thẩm quyền và xử phạt vi phạm hành chính về thuế. * Thẩm quyền của tổ chức: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Hiện nay có 3 cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, đó là: - Cơ quan thuế các cấp được quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với tất cả các sắc thuế, riêng thuế xuất khẩu – nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu thì cơ quan thuế ra quyết định xử phạt khi cơ quan thuế phát hiện đầu tiên. - Cơ quan Hải quan được quyền ra quyết định xử phát đối với 4 sắc thuế sau đây: thuế xuất khẩu – nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. - Uỷ ban nhân dân phường các cấp được quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuê theo để nghị của cơ quan thuế cùng cấp. * Thẩm quyền của các cá nhân: - Cơ quan thuế: + Cán bộ thuế đang thi hành cộng vụ có quyền phạt đến 100.000đ. + Đội trưởng đội thuế được quyền ra quyết định xử phạt đến 200.000đ. + Cục trưởng Chi cục thuế có quyền phạt đến 10.000.000đ, tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. + Cục trưởng Cục thuế được quyền ra quyết định xử phạt đến 100.000.000đ, tịch thu tang vật phương tiện phạm tội. - Cơ quan Hải quan + Đội trưởng đội nghiệp cụ thuộc Chi cục Hải quan có quyền phạt tiền đến 500.000đ + Chi cục trưởng Chi cục Hải quan được quyền phạt đến 10.000.000đ, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính đến 20.000.000đ. + Cục trưởng Cục Hải quan được quyền phạt đến 20.000.000đ, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính. + Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có quyền phạt đến 100.000.000đ. - Uỷ ban nhân dân: + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Xã được quyền xử phạt đến 500.000đ + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện được quyền xử phạt đến 20.000.000đ. + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh được quyền ra quyết định xử phạt đến 100.000.000đ 2. Truy cứu trách nhiệm hình sự 2.1. Phạm vi áp dụng: Chủ thể áp dụng hình thức xử phạt này chỉ là cá nhân và hành vi đã đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 2.2. Mức xử phạt: - Cá nhân có hành vi trốn thuế từ 50.000.000đ trở lên. - Cá nhân có hành vi trốn thuế từ dưới 50.000.000đ nhưng vẫn tái phạm. Tái phạm là đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn tiếp tục trốn thuế hoặc phạm các tôi về kinh tế mà chưa được xoá án. - Mức án cao nhất được quy định tại điều 161 Bộ luật hình sự là 7 năm tù giam. IV. HỆ THỐNG THUẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY. 1. Các sắc thuế của Việt nam hiện nay: - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp - Luật thuế giá trị gia tăng - Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất - Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. - Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp - Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. - Pháp lệnh phí và lệ phí. - Thuế môn bài - Pháp lệnh thuế tài nguyên. - Pháp lệnh thuế nhà đất. 2. Đánh giá hệ thống thuế của Việt Nam hiện nay: 2.1 Thành tựu: - Đã xây dựng được hệ thống chính sách thuế áp dụng đối với mọi thành phần kinh tế thay thế các chế độ thu của cơ chế quan liêu bao cấp. - Đã xây dựng được một hệ thống bộ máy tổ chức quản lý thuế thống nhất trong cả nước ngày càng được củng cố và tăng cường về mọi mặt. - Xây dựng hàng loạt các quy trình và biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo hướng chuyển từ chế độ chuyên quản khép kín sang chế độ quản lý thuế được tách thành 3 bộ phận độc lập, và từng bước chuyển sang chế độ tự khai - tự nộp thuế. - Đội ngũ cán bộ thuế được tăng cường và đào tạo bồi dưỡng, nâng cao kể cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp (năm 1990 cán bộ có trình độ từ trung cáp trở lên chỉ chiếm 36% nhưng đến năm 2004 đã lên tới 94,1%; cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ từ 10,5% năm 1990 lên đến 34,2% năm 2004) - Công tác kiểm tra, thanh tra thuế đã được coi trọng, là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lý thuế. - Công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế đã được chú trọng từng bước nhằm nâng cao tính tuân thủ tự giác thực hiện các nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân. - Đã ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều khâu quản lý thuế, do đó đã góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. 2.2 Hạn chế: a. Về chính sách thuế: - Chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế. - Chưa khuyến khích và bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn sản xuất trong nước. - Chưa thực sự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế. - Chính sách thuế vẫn còn phức tạp, một số sắc thuế còn nhiều mức thuế suất, lồng ghép nhiều chính sách xã hội, nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế. b. Quản lý thuế: * Cơ chế quản lý thuế: - Cơ chế quản lý thuế hiện hành chưa được xây dựng trên cơ sở đề cao tính chủ động, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải tự tính - tự khai, tự nộp thuế vào Ngân sách nhà nước, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Biểu hiện: + Một thời gian dài chưa coi trọng việc tuyên truyền giáo dục, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao để nâng cao sự hiểu biết, tự giác tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế. + Làm thay các chức năng thuộc trách nhiệm của người nộp thuế như: tính toán xác định mức thuế để ra thông báo thuế, xác định mức miễn, giảm thuế…. Hậu quả là giảm nhẹ nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế; Nhiều vi phạm về thuế là do thiếu hiểu biết gây ra, dẫn đến gánh nặng phải tăng cường công tác quản lý thuế để khắc phục các sai phạm; lãnh phí nguồn nhân lực, tài chính cho cơ quan thuế, cơ quan thuế kkhông đủ nhân lực và tài chính để thực hiện các chức năng chủ yếu của mình như: tăng cung các hoạt động hỗ trợ, tăng cường thanh tra, kiểm tra. - Nghĩa vụ trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế và tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thuế chưa được quy định đầy đủ và thiếu nhất quán giữa các sắc thuế. Do đó chưa có đủ cơ sở pháp lý để tổ chức quản lý thuế có hiệu quả. - Một số quy định còn rườm rà phức tạp, chưa rõ ràng, minh bạch, gây khó khăn tốn kém chi phí cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế. - Chưa phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế tiên tiến trên khu vực và thế giới. * Môi trường pháp lý: - Môi trường pháp lý kinh tế xã hội chưa được cải cách đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế như quản lý đăng ký kinh doanh, quản lý đất đai, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý thanh toán bằng tiền mặt…. - Nhận thức xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất và lợi ích của công tác thuê; chưa phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận về tiền thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế để thu tiền thuế. Tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu cho ngân sách, vừa không đảm bảo công bằng xã hội. Những tồn tại và hạn chế trên đòi hỏi nhà nước nói chung và ngành thuế nói riêng phải tiếp tục đổi mới, cải cách hệ thống thuế mới thực hiện thắng lợi chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 theo Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 6/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ. . B- PHÁP LUẬT THUẾ VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM THUẾ Khái niệm: 1.1 Định nghĩa: Thuế là khoản đóng góp bằng. vực thuế. - Vi phạm quy định về đăng ký thuế, kê khai thuế, lập, nộp, quyết toán thuế; - Vi phạm quy định về thu, nộp tiền thuế, tiền phạt; - Vi phạm quy định về kiểm tra, thanh tra về thuế; . chịu thuế của sắc thuế, nhưng theo quy định của sắc thuế đo họ không phải nộp thuế. 5. Căn cứ tính thuế: Là những yếu tố giúp cho đối tượng nộp thuế cũng như cơ quan thuế tính được số tiền thuế

Ngày đăng: 03/07/2014, 11:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w