PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO VĂN BẢN KHOA HỌC KINH TẾ

46 1.2K 0
PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO VĂN BẢN KHOA HỌC KINH TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO VĂN BẢN KHOA HỌC KINH TẾ 7.1. Phương pháp viết tiểu luận 7.1.1. Chọn đề tài Phương châm: -Tránh: chọn đề tài thật “kêu”, song: Lực bất tòng tâm, bơi trên bể kiến thức, quá mới lạ. -Nên: Chọn cái người ta đang cần đến, hướng đến, bàn đến. Tóm lại, tiện và lợi. Như vậy,đề tài tiểu luận phải thảo mãn ba yếu tố sau: .Tính thực tiễn .Tính tiên tiến .Phạm vi của đề tài (không gian, thời gian, kiến thức) Ví dụ: Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà trường trong giai đoạn hiện nay”. Phân tích đề tài Đề tài thỏa mãn ba yếu tố: -Tính thực tiễn (chất lượng đội ngũ cán bộ) -Tính tiên tiến (nhu cầu phát triển) -Phạm vi của đề tài( không gian: Khoa Công nghệ thông tin – ĐH Thái Nguyên ; Thời gian: Hiện nay) 7.1.2. Cơ sở chọn đề tài Cách 1: Khảo sát trên phạm vi rộng nền kinh tế - xã hội, nguồn lực. Cách 2: Khảo sát trên phạm vi hẹp Cách 3: Trên cơ sở đề tài cũ tìm giải pháp mới. Ví dụ: “Sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. (Đề tài có phạm vi rất rộng) -Đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty May 10” (Đề tài có phạm vi hẹp, nội bộ của một doanh nghiệp) -Đề tài: “Sắp xếp lại DNNN”. (Đề tài tìm giải pháp mới trên cơ sở giải pháp cũ). 7.1.3. Đề cương cấu trúc của một tiểu luận *Phần mở đầu 1.Lý do, cơ sở chọn đề tài -Nêu lý do chọn đề tài -Nêu cơ sở lý luận, khoa học cho việc nghiên cứu đề tài: Cơ sở thực tiễn… -Nêu cơ sở pháp lý 2. Nhiệm vụ của đề tài -Đề tài nhằm giải quyết đề tài vấn đề gì? Hoặc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài -Tìm hiểu thực trạng của vấn đề -Đề xuất biện pháp, giải pháp, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề. 3. Đối tượng của đề tài Đối tượng của đề tài là hiện tượng hay sự vật được nêu ra để xem xét trong quá trình thực hiện nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tức là khu trú lại trên các phương diện thời gian, không gian, kiến thức (vấn đề) nghiên cứu. 5. phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu, mục đích, đặc điểm của từng đề tài mà chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp. Có thể chọn các phương pháp sau: -Phương pháp nghiên cứu tài liệu -Phương pháp tổng kết kinh nghiệm -Phương pháp điều tra *Phần nội dung Phần nội dung được trình bày theo thể thức “chương mục” Chương I- Cơ sở lý luận của đề tài 1.Một số khái niệm công cụ -Nếu là đề tài về quản lý thì phải nêu được khái niệm quản lý là gì? -Nếu là đề tài nói về chất lượng đội ngũ cán bộ thì phải nêu được khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ là gì? -Nếu là đề tài đề cập đến hiệu quả kinh doanh thì phải nêu được khái niệm cơ bản về hiệu quả kinh doanh là gì? -Nếu là nâng cao khả năng cạnh tranh thì nêu khái niệm về khả năng cạnh tranh. 2. Nêu các quan điểm, luận điểm khoa học của vấn đề. Cần trích các quan điểm, luận điểm của các nhà khoa học bàn về vấn đề mà đề tài đề cập. 3. Cơ sở pháp lý của vấn đề Cần trích Chỉ thị, Nghị quyết… có liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Chương II- Thực trạng của vấn đề Đây là phần quan trọng và khó của đề tài, nhiệm vụ là nắm được thực trạng của vấn đề, nghĩa là nắm được tình hình cụ thể của đơn vị tổ chức mà đề tài nghiên cứu. Thực trạng là tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, điểm hạn chế để rút ra bài học, tìm ra hướng phát triển cho tổ chức về lĩnh vực mà đề tài đề cập. Cụ thể: 1.Có các tư liệu, số liệu, cứ liệu để chứng minh thực trạng của vấn đề. 2.Làm nổi bật các tồn tại, các mâu thuẫn cần phải giải quyết. Chương III- Đề xuất biện pháp, giải pháp, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề. Kết quả của phần này, đưa ra các biện pháp, giải pháp, tổng kết được kinh nghiệm thỏa đáng, đó chính là thành công của quá trình nghiên cứu, của tiểu luận (với tư cách là một công trình nghiên cứu khoa học). Thực tế, không ít người khi soạn đề cương đã có được các giải pháp, đưa ra được các đề nghị, kiến nghị và đúc kết được kinh nghiệm trước khi bắt tay vào nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, những kết luận kiểu như trên không hề có lợi cho một tổ chức, đơn vị, cơ sở nào. Vậy, quy trình của phần kiến nghị giải pháp phải là: -Nghiên cứu kỹ thực trạng trên cơ sở lý luận có phương pháp -Đánh giá tình hình của tổ chức -Nắm được điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức -Đưa ra đề nghị, kiến nghị, kinh nghiệm, giải pháp -Nhằm: cải tiến, thúc đẩy, nâng cao, hoàn thiện vấn đề nghiên cứu. *Các dạng đề xuất 1.Đề nghị Đề nghị là vấn đề nêu ra để đơn vị thực hiện. Đó là ý kiến của người nghiên cứu đề đạt lên cấp trên trực tiếp xem xét thỏa mãn các vấn đề đang nghiên cứu. Đề nghị phải theo quy trình sau: -Sau khi đã tìm điểm mạnh, điểm yếu -Có chứng minh nhằm thuyết phục -Đưa ra ý kiến để đơn vị xem xét và nếu có thể thì thực hiện. 2. Kiến nghị Đây là ý kiến đưa ra nhằm được xem xét trên phương diện quản lý Nhà nước. Ý kiến loại này thường đưa lên cấp trung ương nhằm thay đổi cơ chế chính sách, tạo môi trường pháp lý, cơ chế quản lý nhằm giải quyết vấn đề đặt ra. Quy trình như sau: -Sau khi đã nghiên cứu kỹ -Phát hiện ách tắc, trở ngại, vướng mắc từ phía cơ chế, chính sách, quy chế định… -Đề nghị cấp trên tháo gỡ(thường là cấp trung ương) sau đó mới có thể làm được. 3. Biện pháp Đây là các cách thức cụ thể nêu ra để giải quyết những vướng mắc, ách tắc mà vấn đề đưa ra nghiên cứu. 4. Giải pháp Giải pháp là tổng thể các biện pháp cách thức và kèm theo các nguồn nhân tài, vật lực phục vụ cho việc giải quyết vấn đề. Có thể đưa ra các giải pháp theo thứ tự 1, 2, 3… để cơ quan chọn mà đưa vào thực hiện. 5. Kinh nghiệm Kinh nghiệm là những việc làm, kết quả cụ thể được áp dụng vào vấn đề đang nghiên cứu. *Phần phụ Phần này ghi phụ lục và tài liệu tham khảo 1.Phụ lục Số liệu, tranh ảnh minh họa (nếu có) 2.Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo được sắp xếp thứ tự như sau: -Tác phẩm kinh điển -Các văn bản pháp quy (Chỉ thị, Nghị quyết…) -Tác phẩm của lãnh tụ -Tác phẩm của các nhà khoa học. -Xếp theo Alphabet Thứ tự các nội dung của một tài liệu tham khảo như sau: -Tên tác giả -Tên tác phẩm -Tên nhà xuất bản -Năm, tập, trang 3. Mục lục Đóng vào trang đầu tiên theo bìa phụ. 7.2. Phương pháp viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp (luận văn) kinh tế Xuất phát từ nhận thức: -Học đi đôi với hành -Lý luận soi sáng cho thực tiễn và ngược lại, thực tiễn củng cố, làm cơ sở cho phát triển kiểm chứng lý luận. Sinh viên nói chung và sinh viên kinh tế nói riêng được bố trí cọ sát thực tế bằng các đợt thực tập. 7.2.1. Mục đích của thực tập tốt nghiệp và viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp -Rèn cho sinh viên TỰ NGHIÊN CỨU, biết sưu tầm tài liệu, số liệu, bước đầu vận dụng kiến thức đã học để phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống kinh tế. -Thông qua thực tế để củng cố và nâng cao kiến thức đa học vào thực tiễn. -Qua thực tế mà đánh giá kết quả đào tạo thuộc chuyên ngành như chương trình đào tạo cọ sát thực tế không, được thực tế chấp nhận không? 7.2.2. Yêu cầu đối với một chuyên đề thực tập tốt nghiệp -Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thể hiện được trình độ và phương pháp vận dụng các quan điểm đường lối của Đảng, kiến thức các môn học vào việc phân tích, nêu ra được một số vấn đề cần giải quyết trong thực tế và đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề đó. -Biện pháp đưa ra phải có căn cứ khoa học, có ý nghĩa thực tiễn. -Trong chuyên đề phải thể hiện được tính độc lập trong điều tra, nghiên cứu, khảo sát; chọn lọc sử dụng đề tài, số liệu trung thực, cần thiết cho việc thực hiện tổng hợp, phân tích, đề xuất của sinh viên. -Thể hiện phương pháp trình bày chặt chẽ, logic, cân đối giữa các phần trong chuyên đề, cách dùng từ ngữ, khái niệm công thức, trích dẫn phải chính xác; cách dùng biểu bảng hợp lý, vừa đủ. 7.2.3. Quy trình viết chuyên đề thực tập Bước 1- Khảo sát tình hình Tiếp cận với đơn vị thực tế, sinh viên phải sơ bộ nắm được tình hình sau của cơ quan: -Tên cơ quan, doanh nghiệp -Loại hình cơ quan, tổ chức -Quá trình hình thành và phát triển -Chức năng, nhiệm vụ, loại sản phẩm dịch vụ -Cơ cấu bộ máy, tổ chức Kết thúc bước 1, sinh viên phải có báo cáo tổng hợp Bước 2- Chọn và đăng ký đề tài -Cách chọn đề tài(Xem kỹ phần viết tiểu luận) Ngoài nội dung đã trình bày ở phần viết tiểu luận, khi chọn đề tìa cho chuyên đề thực tập cần lưu ý đề tài phải thỏa mãn 2 yêu cầu cơ bản: Một là, đề tài phải phù hợp với khả năng, nguồn tài liệu tham khảo phong phú. Hai là, đề tài sinh viên chọn là vấn đề mà tổ chức cơ quan, doanh nghiệp đang quan tâm. Nghĩa là quá trình chọn đề tài phải tham khảo ý kiến của cán bộ cơ quan hướng dẫn sinh viên. -Đăng ký đề tài Đề tài nhất thiết phải được giáo viên hướng dẫn thông qua. Theo quy định, đề tài đã được duyệt là căn cứ cả về khoa học lẫn pháp lý để theo đó mà sinh viên tiến hành các bước tiếp theo. Bước 3- Lập đề cương và danh mục tài liệu tham khảo -Lập đề cương Trên cơ sở đề tài đã được duyêt, sinh viên tiến hành lập đề cương sơ bộ, sau đó là đề cương chi tiết. Đề cương chính là bộ khung của đề tài. -Lập danh mục tài liệu tham khảo Để đảm bảo đề tài được nghiên cứu trên cơ sở khoa học, việc lập danh mục tài liệu tham khảo là bắt buộc. Bước 4- Thu nhập tài liệu, số liệu, cứ liệu liên quan đến đề tài ở cơ sở. -Số liệu được thu thập theo trình tự thời gian (mục đích để quan sát sự biến động nên thu thập cả số tuyệt đối lẫn chỉ số tương đối) -Số liệu cần thu thập theo các yếu tố về vốn, công nghệ, lao động, chi phí. -Số liệu có thể theo hiệu quả về lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận, năng suất lao động, khoản nộp ngân sách. Bước 5- Phân tích, đánh giá Phối hợp giữa phân tích định tính và định lượng. Phân tích hiện trạng rút ra kinh nghiệm, tính quy luật làm cơ sở cho dự báo, dư đoán và nhằm đưa ra đề xuất. Bước 6- Đề ra phương hướng và biện pháp Bước này được đánh giá cao nếu đưa ra được phương hướng và biện pháp cụ thể, thiết thực và nhất là có tính khả thi. Tránh trình bày chung chung, thậm chí không nghiên cứ cũng trình bày được. Trong bước này cũng đồng thời đưa ra các kiến nghịi, đề xuất (xem thêm giải pháp kiến nghị ở phần kỹ thuật viết tiểu luận). 7.2.4. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên đề thực tập tốt nghiệp với tư cách là một “tác phẩm” khoa học nên phần cơ cấu phải bảo đảm tính cân đối. Nhìn chung, một bản chuyên đề được chia thành các phần sau: *Phần mở đầu: Phần này trình bày: -Lý do chọn đề tài -Mục đích của đề tài -Nhiệm vụ mà đề tài phải giải quyết. *Phần lý luận chung Phần này trình bày: -Cơ sở lý luận của đề tài -Cơ sở pháp lý của đề tài -Cơ sở thực tiễn của đề tài -Tính cấp thiết của đề tài. *Phần thực trạng Phần này trình bày: -Điểm mạnh, điểm yếu của cơ sở -Phân tích tìm ra nguyên nhân -Các tồn tại cần phải giải quyết -Tìm ra tính quy luật của sự vận động, rút ra bài học. *Phần giải pháp, kiến nghị, đề xuất Phần này được đánh giá là trọng tâm của chuyên đề. Đây là phần sáng tạo của sinh viên, không thể chép, không thể tự nghĩ ra mà phải qua phân tích đánh giá trên cơ sở số liệu, căn cứ cụ thể quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức. Nếu phần này chỉ trình bày vài ba trang là mất cân đối, bản chuyên đề đã bị lệch. Trình bày cụ thể một bản chuyên đề thực tập có thể theo cách sau: Phần mở đầu Chương I- Lý luận chung Phần nội dung được chia theo chương Chương II- Thực trạng Chương III- Giải pháp, kiến nghị, đề xuất và có thể có phần kết luận. *Hình thức của một bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp (hay luận văn tốt nghiệp). -Bìa ngoài Trình bày tên trường, tên khoa (hay bộ môn), tên thể loại văn bản “Luận văn tốt nghiệp”, địa danh, năm. Nếu là luận văn thì đóng bìa cứng. -Bìa phụ: + Tên trường, khoa hay bộ môn + Tên đề tài + Tên giáo viên hướng dẫn (ghi cả học hàm, học vị) + Tên sinh viên + Lớp khoa hệ + Chuyên ngành + Địa danh năm -Phần mục lục Nên để sau phần bìa phụ -Phần nội dung Trình bày theo phần (I, II, III) hay theo chương (I, II, III) -Phần tài liệu tham khảo [...]... dẫn 1) (ghi rõ học hàm, học vị khoa học nếu có) 2)………………… HÀ NỘI (TỈNH…) NĂM(…) 7.3 Phương pháp soạn thảo hợp đồng kinh tế 7.3.1 Khái niệm Hợp đồng kinh tế Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với... điểm của loại hợp đồng kinh tế, hãy so sánh giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự Mục đích Hợp đồng kinh tế Hợp đồng dân sự Để thực hiện hoạt động kinh Để đáp ứng nhu cầu tiêu doanh Chủ thể Chủ yếu là các doanh nghiệp Hình thức Bằng văn bản dùng Chủ yếu là cá nhân Không nhất thiết pahỉ dùng văn bản 7.3.2 Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐKT Theo điều 5 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, các bên ký kết HĐKT... bảo lãnh Trên thực tế, thường cũng xảy ra trường hợp có hợp đồng sau khi ký kết đã không thể thực hiện được hoặc do hợp đồng trái với các quy định cảu pháp luật, hoặc không đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 7.3.3.Hợp đồng kinh tế vô hiệu Hợp đồng kinh tế vô hiệu được phân thành 2 loại: -Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ -Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng bộ phận Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ... năm xuất bản, tên nhà xuất bản Danh mục thao khảo ghi chung cả tiếng Việt và các tiếng khác + Mục lục (nếu phần mở đầu chưa có) + Nhận xét có đóng dấu của cơ quan + Bản chấm điểm của người hướng dẫn + Bản chấm điểm của người chấm điểm Mẫu : LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP a-Trang bìa ĐẠI HỌC… KHOA (BỘ MÔN)…………… LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1 HÀ NỘI (TỈNH…) NĂM (…) b- Trang bìa phụ ĐẠI HỌCKHOA (BỘ MÔN)……… LUẬN VĂN TỐT... hiệu vì các chủ thể thường có quốc tịch khác nhau -Số và ký hiệu Ghi dưới tên văn bản -Tên hợp đồng Lấy tên hợp đồng theo chủng loại cụ thể Ví dụ: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa -Những căn cứ xác lập hợp đồng Phải nêu các văn bản pháp quy của Nhà nướ điều chỉnh lĩnh vực HDKT như Pháp lệnh, Nghị quyết, Quyết định… Phải nêu cả văn bản hướng dẫn, nêu sự thỏa thuận của hai bên chủ thể trong các cuộc họp bàn... phát từ mục đích như quan hệ giao dịch, lưu trữ mà định ra số văn bản cần soạn thảo -Đại diện các bên ký kết: Các bên cử một người đại diện ký Thông thường thủ trưởng cơ quan hay người đứng tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh ký tên Pháp luật cho phép ủy quyền cho người khác ký Việc ký kết hợp đồng có thể thực hiện gián tiếp Bên soạn thảo hợp đồng ký trướ, chuyển cho bên đối tác, nếu thỏa thuận... phần: Đây là loại hợp đồng có một nội dung trái với pháp luật Phần nội dung trái pháp luật này là vô hiệu Ngoài phần trái pháp luật, các phần khác vẫn còn hiệu lực Trong trường hợp này cần xử lý như sau: tiến hành sửa chữa phần nội dung trái pháp luật cho phù hợp với pháp luật, khôi phục quyền lợi chính đáng của mỗi bên 7.3.4 Cơ cấu chung của một văn bản HĐKT *Phần mở đầu -Quốc hiệu Riêng hợp đồng mua... giá trị như trường hợp trực tiếp gặp nhau ký kết 7.4 Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa 7.4.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng mua bán hàng hóa (HĐMBHH) là một loại văn bản có tính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt một quan hệ trao đổi hàng hóa 7.4.2 Kỹ thuật soạn thảo các điều khoản chính của HĐMBHH 1.Điều khoản về... ngành… Hà Nội (tỉnh) năm… Mẫu: BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Trang 1 ĐẠI HỌC… KHOA …………… CHUYÊN NGÀNH… BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Sinh viên:…………………… Giáo viên hướng dẫn:………… HÀ NỘI (TỈNH…), NĂM (…) Trang 2 ĐẠI HỌC… KHOA (BỘ MÔN)…………… CHUYÊN NGÀNH…………… BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP -Họ tên sinh viên:……………… -Lớp:…………………………… -Khoa: ………………………… -Khóa học: ……………………… -Cơ quan thực tập:……………… -Người hướng dẫn:…………… HÀ... của pháp luật *Một trong các bên ký kết HĐKT không có đăng ký kinh doanh *Người ký HĐKT không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn phần được xử lý như sau: *Nếu nội dung công việc trong hợp đồng chưa thực hiện thì các bên không được phép thực hiện *Nếu đã thực hiện một phần công việc thì phải chấm dứt việc tiếp tục thực hiện và bị xử lý về mặt tài sản Hợp đồng kinh tế . PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO VĂN BẢN KHOA HỌC KINH TẾ 7.1. Phương pháp viết tiểu luận 7.1.1. Chọn đề tài Phương châm: -Tránh: chọn đề. chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp. Có thể chọn các phương pháp sau: -Phương pháp nghiên cứu tài liệu -Phương pháp tổng kết kinh nghiệm -Phương pháp

Ngày đăng: 03/10/2013, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan