1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN XD môi trường thân thiện qua hoạt động NGLL

20 53 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 49,4 MB

Nội dung

Sáng kiến đã từng đạt cấp tỉnh, dược tư vấn bởi những đồng nghiệp có kinh nghiệm Ngoài các giờ học trên lớp việc đẩy mạnh các hoạt động tập thể, chú ý lựa chọn các hoạt đông yêu cầu có sự tham gia đông đảo của HS GV. Mục đích của những hoạt đông này là tạo tính phối hợp chủ động giữa GV và HS. Qua nhiều năm thực hiện, ngoài việc tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao trong nhà trường theo từng tháng, từng chủ điểm và chào mừng các ngày lễ, tết, chúng tôi tổ chức thực hiện các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh dựa vào chương trình các em học thường ngày với sự hợp tác tích cực giữa giáo viên và học sinh lồng ghép vào các tiết học, tiết sinh hoạt tập thể, đưa vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần với những nội dung cụ thể như dẵ nêu trong sáng kiến Mong các thầy cô góp ý thêm

Trang 1

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:

1 Họ và tên: Huỳnh Thị Trang Nữ

2 Ngày tháng năm sinh: 02/01/1970

3 Địa chỉ: 148A Khu phố 4, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

4 Điện thoại: (CQ) 061 3826031 ; ĐTDĐ: 0916815399

5 E-mail: c1.thongnhatb@bienhoa.edu.vn

6 Chức vụ: Hiệu trưởng

7 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thống Nhất B

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm

- Năm nhận bằng: 2006

- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục tiểu học

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC:

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý giáo dục

- Số năm có kinh nghiệm: 8 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã thực hiện trong 5 năm gần đây:

+ Thiết lập mối quan hệ thầy trò thân thiện qua các hoạt động tập thể tại trường Tiểu học Thống Nhất B

Trang 2

Tên đề tài Sáng kiến kinh nghiệm:

Xây dựng môi trường học tập thân thiện qua một số hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Thống Nhất B.

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013; Phong trào thi đua này được tổ chức phát động rộng rãi trong toàn ngành và được toàn thể CB - GV - NV - HS trong trường Tiểu học Thống Nhất B hưởng ứng sôi nổi và tích cực Trong những năm qua tôi đã đẩy mạnh các hoạt động giáo dục trong nhà trường một cách toàn diện không ngoài mục đích làm tăng thêm sự gắn kết giữa GV và HS, để các em mạnh dạn thể hiện mình tạo mối quan hệ thầy trò thêm thân thiện Nhưng thực sự muốn tạo môi trường thân thiện với trẻ em không phải là vấn đề đơn giản Giáo viên cần làm gì để tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học tập của trẻ em, đưa chương trình học vào cuộc sống và nhấn mạnh ý thức

về giá trị và lòng tin của học sinh? Làm thế nào để tạo sự hợp tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh một cách trung thực cởi mở?

Trên thực tế những hoạt động tại lớp chưa thể đủ để GV và HS có cơ hội hiểu

nhau Vì vậy việc xây dựng môi trường học tập thân thiện thông qua các hoạt

động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường được chú trọng Đó chính là một

trong năm nội dung nhằm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường Tiểu học Thống Nhất B đạt hiệu quả

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

1 Cơ sở lý luận:

Bắt đầu từ năm học 2008 - 2009, ngành giáo dục và đào tạo phát động phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" Tạo môi trường học tập thân thiện là tạo mối quan hệ hài hòa giữa môi trường và người học, tạo sự thân thiện giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh và học sinh, sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau, giúp nhau cùng học tập vui chơi, tiến bộ

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 với mục tiêu khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động

xã hội một cách phù hợp và hiệu quả và yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo

Theo Điều lệ trường Tiểu học: Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp

Trang 3

được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác

Như vậy giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục quan trong ở nhà trường phổ thông Nó được quy định trong chương trình chính khóa của các trường Tiểu học Hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục ngoại khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồ dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo cho học sinh

Với những cơ sở nêu trên, trong những năm qua, bản thân tôi cùng với tập thể

sư phạm nhà trường đã tích cực thực hiện một hoạt động tập thể giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường đạt hiệu quả

2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:

Từ năm học 2009 - 2010, ngoài các giờ học trên lớp tôi luôn chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tập thể ngoài giờ, chú ý lựa chọn các hoạt đông yêu cầu có sự tham gia đông đảo của HS và cần thiết có sự hỗ trợ của GV Mục đích của những hoạt đông này là tạo tính phối hợp chủ động giữa GV và HS Qua 3 năm thực hiện, ngoài việc tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao trong nhà trường theo từng tháng, từng chủ điểm và chào mừng các ngày lễ, tết, chúng tôi tổ chức thực hiện các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh dựa vào chương trình các em học thường ngày với sự hợp tác tích cực giữa giáo viên và học sinh lồng ghép vào các tiết học, tiết sinh hoạt tập thể, đưa vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần với những nội dung cụ thể:

a) Thi sưu tầm ca dao, tục ngữ theo các chủ điểm: ca ngợi thầy cô, trường

lớp, tình bạn, tình yêu đất nước

- Đối tượng: Tất cả học sinh

- Thời gian tổ chức: Đầu tháng 9

- Hình thức tổ chức:

Bước 1: Phát động dưới cờ, gia hạn thời gian hoàn thành

Bước 2: GVCN và học sinh cả lớp cùng tìm kiếm tư liệu

Bước 3: GVCN và học sinh lựa chọn nội dung tư liệu, thực hiện làm báo tường trang trí lớp

Bước 4: Thành lập Ban giám khảo cấp trường và tiến hành chấm, đánh giá Bước 5: Tổng kết - khen thưởng

b) Thi đua sưu tầm và đọc những bài vè, đồng dao phù hợp với lứa tuổi:

tập tầm vông, úp lá khoai, chi chi chành chành, dung dăng dung dẻ, nu na nu nống, xỉa cá mè, vè học tập, vè chim … ]

- Đối tượng : Tất cả học sinh

Trang 4

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 10 đến cuối năm học

- Hình thức tổ chức :

Bước 1: Phát động trong tháng 10

Bước 2: Học sinh tham gia sưu tầm, giới thiệu các bạn trong lớp

Bước 3: Học sinh cùng GVCN chọn bài vè, đồng dao phù hợp và hay

Bước 4: Tập thể học sinh trong lớp học thuộc bài vè đồng dao đã chọn

Bước 5: Lần lượt 2 tuần /1 lần dành ra khoảng 5 phút cho HS các lớp trình bày trong buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần

Bước 6: Tổng kết - Khen thưởng Lựa chọn bài hay phù hợp phổ biến cho học sinh trong khối học thuộc và tổ chức đọc trong giờ sinh hoạt lớp hàng tuần

c) Xây dựng kịch bản, dàn dựng tiểu phẩm tuyên truyền giáo dục về đạo

đức lối sống những việc nên và không nên làm đối với HS

- Đối tượng: Học sinh khối 4,5

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 đến cuối năm học

- Hình thức tổ chức:

Bước 1: Giao nhiệm vụ, nội dung tuyên truyền cho từng khối

Bước 2: GV cùng học sinh trong khối dàn dựng kịch bản theo các câu chuyện đạo đức trong SGK

Bước 3: Trình bày tiểu phẩm trong buổi sinh hoạt dưới cờ cuối tháng HS tự nêu nội dung giáo dục thông qua tiểu phẩm dưới sự hướng dẫn của Tổng phụ trách Đội

Bước 4: Tổng kết - Khen thưởng

d) Tổ chức "ngày thực hành toán học"

- Đối tượng : Học sinh khối 5

- Thời gian thực hiện: ngày thứ bảy sau khi HS đã được học hết chương

3 – SGK Toán 5

- Nội dung và hình thức tổ chức: HS được thực hành đo, tính chu vi, diện tích của một vật, một hình cụ thể: sân trường, bồn hoa; hoặc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của một cái tủ, một căn phòng tính số gạch, số tiền cần có để lát, để sơn 1 phòng, 10 phòng…

Bước 1: GVCN các lớp 5 đưa ra nội dung thực hành, ít nhất là 4 nội dung dành cho 4 tổ trong lớp

Bước 2: Mỗi tổ chọn 1 trong 4 nội dung giáo viên đã đưa ra và tự phân công nhiệm vụ (1 học sinh làm nhóm trưởng, 2-3 học sinh thực hành đo, 1 học sinh ghi bảng, 2 học sinh tính, 2 học sinh kiểm tra đo và cách tính) để thực hành đo, áp dụng công thức, tính toán dưới sự giám sát, giúp đỡ của GVCN

Trang 5

Bước 3: Đại diện các tổ lần lượt các tổ trình bày cách thực hành, cách áp dụng công thức và cách tính

Bước 4: Hs nhận xét, GV nhận xét - đánh giá- rút kinh nghiệm

e) Ngày hội “Hành động vì môi trường”

- Thời gian thực hiện: vào thứ bảy tuần giữa tháng 4 hàng năm

- Nội dung và hình thức tổ chức: thi đua sưu tầm bài viết, hình ảnh, xé dán hình, vẽ tranh, viết bài về bảo vệ môi trường;

Bước 1: Tuyên truyền ý nghĩa ngày Hội môi trường vào ngày thứ hai đầu tuần

- Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo

- Triển khai kế hoạch trong hội đồng trường, phân công các khối chuẩn bị vật dụng tham gia ngày Hội mô trường:

Khối 1: Xé, dán tranh theo hình mẫu

Khối 2: Cắt, dán tranh theo hình mẫu

Khối 3: Sưu tầm bài vẽ, tranh ảnh về bảo vệ môi trường trình bày trên giấy roki

Khối 4: Sưu tầm bài viết, bài vẽ thực hiện báo ảnh về bảo vệ môi trường Khối 5: Vẽ tranh theo đề tài bảo vệ môi trường

Bước 2: Tổ chức Ngày Hội vào Thứ bảy

Phổ biến nội quy, thời gian thi Học sinh thực hiện trong thời gian đã định -Trình bảy sản phẩm

Bước 3: Tổ chức chấm và phát giải theo từng nội dung

g) Tuần lễ đọc sách “Em yêu truyện cổ Việt Nam”

Thời gian thực hiện: Tháng 1 hoặc tháng 2

Nội dung và hình thức tổ chức: giới thiệu sách cho học sinh, phát động đọc sách, nêu tên nhân vật và các câu chuyện cổ tích đã đọc, thi kể về nhân vật cổ tích

mà em yêu thích, câu chuyện cổ tích mà em yêu thích vào giờ sinh hoạt tập thể lớp hoặc buổi chào cờ đầu tuần

Bước 1: Phát động tuần lễ đọc truyện cổ tích - Giới thiệu truyện cổ tích cho học sinh

Bước 2: Tổ chức cho học sinh đọc sách, truyện trong nhà trường vào giờ ra chơi, giờ ra về

Bước 3: Lựa chọn hình thức thi đua cho phù hợp học sinh các khối:

Khối 1,2 : Nêu tên các câu chuyện cổ đã đọc hoặc nghe

Khối 3: Nêu tên nhân vật trong các câu chuyện cổ mà em thích

Khối 4,5: Thi kể về nhân vật cổ tích mà em yêu thích

Trang 6

Bước 3: Lồng ghép trong các tiết sinh hoạt tập thể, chào cờ đầu tuần các lớp chọn học sinh thi đua theo các hình thức đã định

Bước 4: Tổ chức tổng kết, tuyên dương

h) Tổ chức chiếu phim tư liệu, lịch sử Việt Nam

Mục đích: Giúp các em nâng cao hiểu biết về lịch sử Việt Nam, minh họa những kiến thức đã được học trên lớp, tìm hiểu thêm về Bác Hồ

Đối tượng: Học sinh khối 4,5

Nội dung và hình thức: Tổ chức chiếu phim hoạt hình lịch sử Việt Nam và các

các đĩa phim tư liệu: Người ươm mầm năm ấy, Tết Mậu thân 1968, Hồ Chí Minh – chân dung một con người, Những giờ phút cuối đời của Bác vào các ngày thứ bảy cuối tháng

i) Tổ chức các buổi tham quan tìm hiểu di tích văn hóa, lịch sử

Mục đích: giúp các em nâng cao hiểu biết về lịch sử, văn hóa của dân tộc tại địa phương

Đối tượng: Tất cả các học sinh

Nội dung và hình thức: Tổ chức thăm viếng và chăm sóc Nhà bia liệt sỹ phường Thống Nhất, tham quan học tập Bảo tàng Đồng Nai, Văn Miếu Trấn Biên, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Bến cảng Nhà Rồng, bảo tàng chứng tích chiến tranh thành phố Hồ Chí Minh, Dinh Thống Nhất, Thảo cầm viên, kết hợp tham quan vui chơi tại Khu du lịch Suối Tiên, Đầm Sen, Đại Nam

Thực hiện theo kế hoạch hàng năm của nhà trường Sau mỗi đợt tham quan học tập tổ chức cho các em ghi chép, trao đổi, chia sẻ với bạn bè những cảm nghĩ của mình về chuyến tham quan học tập

Với các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trên, GV là người hướng dẫn, động viên các em thực hiện, HS được cùng GV xây dựng kế hoạch, cùng phân công, cùng giải quyết vấn đề, tạo nên mối quan hệ gần gũi hơn nữa giữa thầy và trò Qua hoạt động nhóm được thầy cô phân công các em có cơ hội cùng nhau chia sẻ, tranh luận, đóng góp ý kiến của cá nhân mình Việc tranh luận, đóng góp ý kiến sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về mục đích, yêu cầu của các hoạt động cũng như việc khắc sâu kiến thức một cách chủ động, tích cực Từ đó hình thành thói quen suy nghĩ một cách chủ động, độc lập sáng tạo giúp các em tự tin hơn khi biết chia sẻ những suy nghĩ của mình với người khác Những hoạt động trên đạt được hai hiệu quả: một là học sinh tích cực chủ động; hai là GV và HS trở nên thân thiện và gần gũi Hoạt động tập thể là cơ hội để GV lắng nghe, tôn trọng ý kiến của HS, quan tâm sâu sát với HS trong mọi hoàn cảnh, là môi trường để HS được quyền bày tỏ nguyện vọng của mình với thầy cô, bạn bè, tích cực phát biểu khi học tập cũng như vui chơi

III HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

Trang 7

Những hoạt động trên đã đạt được hiệu quả nhất định Các phong trào thi đua ngành phát động đều được các em học sinh hưởng ứng một cách chủ động, tích cực và hiệu quả, giáo viên nhiệt tình hỗ trợ các em

Sau đây là một số hình ảnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường

đã thực hiện:

SẢN PHẨM SƯU TẦM CA DAO TỤC NGỮ THEO CÁC CHỦ ĐIỂM

CỦA CÁC LỚP

Trang 8

Học sinh thực hành đo chiều dài, rộng, cao chiếc tủ để tính diện tích sắt cần sử

dụng để làm chiếc tủ

NGÀY THỰC HÀNH TOÁN HỌC

Giáo viên hướng dẫn học sinh đo đường kính bồn hoa hình tròn, tính

chu vi và diện tích bồn hoa

Trang 9

Học sinh khối 3 sưu tầm hình ảnh, làm báo ảnh về bảo vệ môi trường

NGÀY HỘI HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG

Trang 10

Sản phẩm xé, dán tranh của học sinh khối 1

Học sinh khối 5 làm tổng vệ sinh xung quanh trường

Trang 12

SKKN Huỳnh Trang - TNB 12

HỌC SINH XEM PHIM TƯ LIỆU VỀ BÁC HỒ

Trang 13

SÂN BAY BIÊN HÒA HỌC SINH THAM QUAN TÌM HIỂU CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ

Trang 14

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

BẢO TÀNG ĐỒNG NAI

Trang 15

NHÀ TÙ PHÚ LỢI

CHƯƠNG TRÌNH THẮP SÁNG ƯỚC MƠ HỖ TRỢ HỌC SINH

NGHÈO HIẾU HỌC

Trang 16

Giao lưu với gương vượt khó học tập

Trang 17

Từ năm học 2008 - 2009 khi chưa thực hiện đề tài, trường đạt được một vài thành tích sau:

+ 01 giải khuyến khích báo tường cấp thành phố;

+ 01 học sinh đạt giải khuyến khích bài viết ATGT cấp thành phố

+ 01 giải nhì, 01 giải ba hội thi vở sạch chữ đẹp cấp thành phố

+ 01 giải khuyến khich Hoa phương đỏ cấp thành phố

Kết quả 3 năm liền từ khi thực hiện một số hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp trên trường đã đạt được những thành tích trong các hoạt động như sau:

- Năm học 2009 – 2010:

+ 01 học sinh đạt giải khuyến khích hội thi vở sạch chữ đẹp cấp thành phố + 01 giải khuyến khich Hoa phương đỏ cấp thành phố

+ 02 giải nhì, 01 giải ba giải toán qua Internet cấp tỉnh

- Năm 2010 – 2011:

+ 02 học sinh vào đội tuyển tin học trẻ không chuyên của tỉnh

+ 01 học sinh đạt huy chương đồng olympic toán tuổi thơ của tỉnh,

+ 01 học sinh đạt giải nhì 01 học sinh đạt giải ba olympic tiếng Anh qua Internet cấp tỉnh

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHĂM SÓC CÂY

Trang 18

+ 01 học sinh đạt huy chương đồng olympic tiếng Anh qua Internet cấp Quốc gia

+ 01 học sinh đạt giải Ba, 01 học sinh đạt giải khuyến khích vở sạch chữ đẹp cấp thành phố

+ 01 giải khuyến khích Hội thi kiến thức ATGT cấp thành phố

+ 01 giải ba bài viết về ATGT cấp thành phố

- Năm học 2011 - 2012:

+ 01 học sinh vào đội tuyển tin học trẻ không chuyên của tỉnh

+ 01 học sinh đạt giải nhì cá nhân, nhất đồng đội giao lưu Olympic tiếng Anh cấp tỉnh

+ 01 học sinh đạt giải nhất olympic tiếng Anh qua Internet cấp tỉnh

+ 01 học sinh tham gia giao lưu olympic tiếng Việt cấp tỉnh đạt giải nhất đồng đội,

+ 01 học sinh đạt giải ba cờ vua Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố

+ 01 học sinh đạt giải nhì đơn nữ bóng bàn Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố

So sánh kết quả học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi và học sinh tiên tiến

từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2011 - 2012 thể hiện rõ biểu đồ sau:

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

2008-2009

2009-2010

2010-2011

2011-2012 Học sinh giỏi Học sinh Tiên tiến

BIỂU ĐỒ KHEN THƯỞNG HỌC SINH QUA CÁC NĂM

Ngày đăng: 05/06/2020, 14:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w