DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt BSC Balanced Scorecard Thẻ điểm cân bằng CNTT Công nghệ thông tin COM Competency Năng lực
Trang 1CAO HÙNG CƯỜNG
ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG TỔ CHỨC VỚI SỰ THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - MỘT NGHIÊN
CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2015
Trang 2CAO HÙNG CƯỜNG
ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG TỔ
CHỨC VỚI SỰ THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG ĐẾN KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - MỘT NGHIÊN
CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa Quý thầy cô, kính thưa Quý độc giả,
Tôi tên là Cao Hùng Cường, sinh ngày 12/09/1987 tại Hà Nam,
Là học viên Cao học khóa 21 – Lớp Quản trị Kinh Doanh đêm 7 – Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (MSSV: 7701220125)
Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu sau đây là do bản thân tôi thực hiện
Cơ sở lý luận là tham khảo từ các tài liệu thu thập được từ sách, báo, các nghiên cứu đã được nêu trong phần tài liệu tham khảo Dữ liệu phân tích trong luận văn là thông tin sơ cấp thu thập thông qua bảng câu hỏi gửi đến những lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Tôi cam đoan đề tài này không hề sao chép từ các công trình nghiên cứu khoa học nào khác
Học viên
Cao Hùng Cường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nỗ lực, tôi đã hoàn thành đề tài “Ảnh hưởng của khả năng phản ứng của tổ chức tới sự thay đổi của môi trường kinh doanh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” Trong suốt quá trình thực hiện, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ thông tin nhiệt tình từ quý thầy cô, bạn bè, người thân Vì vậy, tôi xin phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- P G S TS Võ Thị Quý, là giáo viên hướng dẫn luận văn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề cương cho đến khi hoàn tất luận văn
- Cảm ơn những kiến thức quý báu về phương pháp nghiên cứu khoa học và quản trị mà các thầy cô đã truyền dạy và cung cấp nhiều tài liệu bổ ích có liên quan trực tiếp đến đề tài của tôi trong chương trình cao học tại Trường Đại học Kinh
tế TP Hồ Chí Minh
- Cảm ơn một số bạn đồng môn thân hữu cũng là các chuyên gia trong lĩnh vực
đã nhiệt tình hỗ trợ dịch thuật và tư vấn giúp tôi trong việc điều chỉnh phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu được hiệu quả và chính xác hơn
- Cảm ơn các bạn bè, học viên, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu để phân tích từ nhiều công ty khác nhau tại TP Hồ Chí Minh
- Và cuối cùng, cảm ơn gia đình đã động viên, ủng hộ tinh thần và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn kịp thời hạn quy định
Trang 5MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG 1: 1.1 Vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
1.5 Cấu trúc luận văn 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
CHƯƠNG 2: 2.1 Các lý thuyết liên quan đến đề tài 6
2.1.1 Lý thuyết về khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường 6
2.1.1.1 Vấn đề về định nghĩa khả năng thích ứng với sự thay đổi môi trường 6
2.1.1.2 Định nghĩa khả năng thích ứng 7
2.1.1.3 Định nghĩa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường 8
2.1.1.4 Các thành phần của OA 10
2.1.1.5 Mô hình về OA 11
2.1.2 Lý thuyết kết quả hoạt động kinh doanh 15
Trang 62.1.2.1 Định nghĩa về đo lường kết quả hoạt động kinh doanh 15
2.1.2.2 Hệ thống đo lường kết quả hoạt động kinh doanh 16
2.1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh 18
2.1.2.4 Cơ sở lựa chọn các tiêu chí đo lường kết quả hoạt động trong nghiên cứu 22
2.2 Mối quan hệ giữa các thành phần của OA và kết quả hoạt động kinh doanh
22
2.2.1 Giới thiệu nghiên cứu có liên quan 23
2.2.2 Kết quả nghiên cứu của Habib Ebrahimpour 24
2.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 25
2.3.1 Mô hình nghiên cứu 25
2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu 26
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
CHƯƠNG 3: 3.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 28
3.1.1 Bảng câu hỏi khảo sát ảnh hưởng của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường 29
3.1.2 Bảng câu hỏi khảo sát kết quả hoạt động kinh doanh 33
3.1.3 Quá trình xây dựng bảng câu hỏi 34
3.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 36
3.2.1 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu 36
3.2.2 Phương pháp phân tích sơ bộ thang đo 36
3.2.3 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 39
3.2.4 Mô hình nghiên cứu chính thức 41
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
CHƯƠNG 4: 4.1 Thống kê mô tả mẫu 45
4.1.1 Mẫu 45
4.1.2 Tóm tắt các bước xử lý dữ liệu 46
Trang 74.2 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo 47
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 47
4.4 Tương quan giữa các thành phần của khả năng thích ứng tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh 49
4.5 Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 50
4.5.1 Kiểm định giả thuyết H1 50
4.5.2 Kiểm định giả thuyết H2 và H3 52
4.5.3 Thảo luận kết quả 53
4.6 Tóm tắt các kết quả kiểm định 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
CHƯƠNG 5: 5.1 Kết quả nghiên cứu 57
5.2 Hàm ý quản trị 58
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và những đề xuất cho nghiên cứu khác 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cụm từ
viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
BSC Balanced Scorecard Thẻ điểm cân bằng
CNTT Công nghệ thông tin
COM Competency Năng lực
EFA Exploratory Factor
Analysis Phân tích nhân tố khám phá
FER Firm Performance Kết quả hoạt động kinh doanh
FLE Flexibility Sự linh hoạt
KMO Kaiser-Meyer-Olkin Hệ số kiểm định độ phù hợp của mô hình
OA Organizational Agility Khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường
PCA Principal Component Analysis Phương pháp phân tích mô hình thành phần chính QUI Quickness Sự nhanh chóng
R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khảo sát chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động doanh nghiệp 22
Bảng 2.2: Tóm tắt kết quả kiểm định 24
Bảng 2.3: Các định nghĩa về biến thành phần trong mô hình nghiên cứu 26
Bảng 3.1: Thang đo sự linh hoạt 30
Bảng 3.2: Thang đo sự nhanh chóng 31
Bảng 3.3: Thang đo sự phản hồi 32
Bảng 3.4: Thang đo năng lực 33
Bảng 3.5: Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh 34
Bảng 3.6: Tóm tắt kết quả độ tin cậy trong nghiên cứu sơ bộ 39
Bảng 3.7: Tóm tắt kết quả EFA trong nghiên cứu sơ bộ chạy lần đầu 39
Bảng 3.8: Tóm tắt kết quả EFA trong nghiên cứu sơ bộ 40
Bảng 3.9: Tóm tắt kết quả độ tin cậy trong nghiên cứu sơ bộ sau EFA 41
Bảng 3.10: Thang đo sự nhanh chóng chính thức 42
Bảng 3.11: Thang đo năng lực chính thức 42
Bảng 3.12: Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh chính thức 43
Bảng 4.1: Thông tin mô tả mẫu khảo sát 46
Bảng 4.2: Tóm tắt kết quả độ tin cậy 47
Bảng 4.3: Tóm tắt kết EFA cho thang đo khả năng thích ứng tổ chức chạy lần đầu 48 Bảng 4.4: Tóm tắt kết EFA cho thang đo khả năng thích ứng tổ chức 48
Bảng 4.5: Tóm tắt kết EFA cho thang đo kết quả hoạt động kinh doanh 49
Bảng 4.6: Kết quả phân tích tương quan 50
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi quy 51
Bảng 4.8: Kết quả ANOVA cho Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp 53
Bảng 4.9: Kết quả T-test cho Loại hình doanh nghiệp 53
Bảng 4.10: Tóm tắt kết quả kiểm định 55
Bảng 5.1: Hệ số beta chuẩn hóa 59
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mô hình của Sharifi và Zhang (1999) 12
Hình 2.2: Mô hình của Sharp et al (1999) 13
Hình 2.3: Mô hình của Crocitto and Youssef (2003) 14
Hình 2.4: Mô hình giả thuyết biểu diễn tác động giữa các thành phần của khả năng thích ứng tổ chức đến kết quả hoạt động kinh doanh 25
Hình 3.1: Sơ đồ tóm tắt quá trình chọn mẫu trong nghiên cứu định tính 34
Hình 3.2: Quy trình thực hiện các bước trong đề tài nghiên cứu 35
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu biểu diễn tác động giữa các thành phần của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh 43
Trang 11TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích: (a) Đo lường khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường kinh doanh (b) Đo lường kết quả hoạt động kinh doanh (c) Xem xét và so sánh sự tác động của các thành phần của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh (d) Xác định xem có sự khác biệt giữa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau hay không (e) Xác định xem có sự khác biệt giữa khả năng thích ứng
tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp hay không
Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên cơ sở lý thuyết về khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường kinh doanh của Charlene A Yauch (2011)
và kết quả hoạt động kinh doanh của Kaplan & Norton (1992, 1996) Nghiên cứu định lượng với một mẫu gồm giám đốc/quản lý của 149 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP Hồ Chí Minh để đánh giá thang đo và phân tích các mô hình hồi quy được thiết lập Phần mềm xử lý dữ liệu SPSS v22.0 được sử dụng để phân tích
Kết quả kiểm định cho thấy thang đo của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi của môi trường kinh doanh của Charlene A Yauch (2011) và thang đo kết quả hoạt động kinh doanh (khía cạnh tài chính sử dụng Balanced Scorecard) là phù hợp trong nghiên cứu này Dữ liệu thống kê cho thấy các thành phần của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường và kết quả hoạt động kinh doanh của mẫu chỉ ở mức độ trung bình Đồng thời, nghiên cứu cũng chứng minh là không có
sự khác biệt giữa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau cũng như không có sự khác biệt giữa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp là khác nhau
Trang 12Về mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp cho các nhà lãnh đạo hiểu rõ khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường kinh doanh, cũng như thấy được các tác động bằng con số định lượng của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường kinh doanh đối với khía cạnh tài chính của kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả nghiên cứu cũng bổ sung thêm tài liệu tham khảo về nghiên cứu hành vi tổ chức trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Trang 13GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1:
Chương này sẽ giới thiệu ngắn gọn các phần chính như vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp, phạm vi, những hạn chế,
và những tác động của nghiên cứu
1.1 Vấn đề nghiên cứu
Sự hình thành thế giới và qua thời gian chỉ ra rằng tất cả mọi thứ đều nằm trong sự chuyển động Đây chính là bản chất của thế giới Sự cần thiết của khả năng tương thích với thế giới thay đổi này là con người mà theo đó có thể thay đổi trong chính bản thân nó Chấp nhận sự thay đổi là điều cần thiết cho đổi mới, sáng tạo, cải thiện đời sống, cải thiện tổ chức và cho sự phát triển của con người nói chung Vì thế, chấp nhận sự thay đổi là một phần không thể tách rời của mỗi tổ chức và nó được biết đến là hiện tượng ổn định và liên tục Khủng hoảng kinh tế đã khiến nhiều
tổ chức lựa chọn chiến lược tái cấu trúc và tái cơ cấu để đáp ứng với những thách thức và sự thay đổi của môi trường Nhưng dường như, những phương pháp tiếp cận và các giải pháp này đã mất dần khả năng của nó để giúp tổ chức vượt qua những thách thức và sự tác động của môi trường bên ngoài và nó tốt hơn nên được thay thế bằng những cách tiếp cận và quan điểm mới hơn Một phương pháp đáp ứng sự thay đổi tổ chức là khả năng thích ứng tổ chức Trong thực tế, khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường kinh doanh (Organizational Agility) là một mô hình mới đối với các công ty Một tổ chức có khả năng thích ứng cao luôn sẵn sàng cho việc học hỏi những điều mới để gia tăng lợi nhuận từ việc nắm bắt các
cơ hội mới
Trong những năm gần đây, môi trường kinh doanh thay đổi liên tục, cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng, công nghệ được cập nhật nhanh chóng, chu kỳ sống của sản phẩm được giảm nhanh và các yêu cầu của khách hàng luôn thay đổi Do
đó, để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong các tình huống và môi trường năng động này, không thể phủ nhận thực tế rằng hiệu quả của đo lường kết quả hoạt động là một trong những yếu tố quan trọng nhất để nâng cao khả năng sống sót của
Trang 14công ty (Parida và Kumar, 2006) Bởi nó được kết nối với việc ra quyết định của các nhà quản lý, nâng cao kết quả hoạt động công ty, quản lý bồi thường, thiết lập mục tiêu và chiến lược Ngoài ra, theo H James Harrington (1987, p 43), “Đo lường là bước đầu tiên dẫn đến việc kiểm soát và cuối cùng là để cải thiện Nếu bạn không thể đo lường một cái gì đó, bạn không thể hiểu được nó Nếu bạn không thể hiểu được nó, bạn không thể kiểm soát nó Nếu bạn không thể kiểm soát nó, bạn không thể cải thiện nó” Zairi (1996, p 31) cũng lưu ý rằng “các biện pháp đo lường kết quả hoạt động giống như máu của tổ chức, vì nếu như không có chúng sẽ không
có quyết định nào có thể được thực hiện” Nó cũng được trích dẫn “Đo lường có thể biến đổi tổ chức của bạn Nó không chỉ cho bạn thấy nơi bạn đang ở, mà còn giúp bạn đến bất cứ nơi nào bạn muốn đi” (Spitzer, 2007, p 1)
Hệ thống đo lường kết quả hoạt động công ty bao gồm hai nhóm đó là hệ thống các chỉ số tài chính, và hệ thống các chỉ số phi tài chính Theo hệ thống đo lường tài chính hoặc hệ thống đo lường truyền thống, kết quả hoạt động công ty được đánh giá bằng các tỷ số tài chính như lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên đầu tư (ROI), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), thị phần Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lập luận rằng các quan điểm của kết quả hoạt động công ty không được thể hiện đầy đủ khi sử dụng các tỷ số này (Neely, 2007) Ngoài ra, các chỉ số của hệ thống đo lường phi tài chính như sự hài lòng của khách hàng, lòng trung thành khách hàng, sự hài lòng của nhân viên, năng suất lao động… cũng rất quan trọng với sự tiến triển của kết quả hoạt động công ty trong tương lai Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các phép đo tài chính, kế toán không thể đo lường chúng
Kết quả là, một số lượng lớn các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm kiếm một mô hình tối ưu đánh giá kết quả hoạt động của công ty để đạt được một bức tranh toàn
bộ công ty Hơn nữa, họ cũng tranh luận rằng các công ty phải áp dụng có hiệu quả
và chiến lược đo lường hiệu quả hoạt động trong khuôn khổ để có được sự phát triển bền vững trong tương lai
Trang 15Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi quyết định triển khai thực hiện đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG TỔ CHỨC VỚI SỰ THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH – MỘT NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” Với mong muốn giúp các doanh nghiệp có thể cải thiện kết quả hoạt động trong môi trường luôn thay đổi
và cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này hy vọng chứng minh được ảnh hưởng của khả năng thích ứng
tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh – Một nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh Để đạt mục tiêu cơ bản trên, đề tài hướng vào vấn đề: kiểm định mối quan hệ giữa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường và kết quả hoạt động kinh doanh
Mục tiêu của nghiên cứu này tập trung vào trả lời câu hỏi sau:
Các thành phần của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường ảnh hưởng như thế nào tới kết quả hoạt động kinh doanh?
1.3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những trung tâm Kinh tế – Văn hóa – Xã hội lớn nhất ở Việt Nam, nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp dưới nhiều loại hình sở hữu và ngành nghề đa dạng cùng với lực lượng lao động đông đảo
Đối tượng nghiên cứu là các các công ty trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Vì nghiên cứu chỉ được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh nên kết quả nghiên cứu không mang tính đại diện cho các vùng miền, khu vực khác trong cả nước do bởi mỗi một vùng miền có những phong tục tập quán và các quan niệm sống riêng biệt, mang tính đặc thù địa phương do đó sẽ cho các kết quả khác nhau Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng
Trang 16cách thảo luận các biến quan sát của các nghiên cứu trước đó, từ đó xây dựng thang
đo nháp, nghiên cứu định lượng được thực hiện tiếp theo sẽ thực hiện phỏng vấn 50 người quản lý thuộc 50 tổ chức/công ty theo cách lấy mẫu thuận tiện để hiệu chỉnh thang đo
Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức được thực hiện dựa trên phương pháp
định lượng tiến hành sau khi bảng câu hỏi được hiệu chỉnh từ kết quả nghiên cứu sơ
bộ Bảng câu hỏi các quản lý của các công ty đang làm việc tại các công ty trả lời là công cụ chính để thu thập dữ liệu Dữ liệu được cập nhật và xử lý bằng phần mềm SPSS
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu về tác động của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện qua các điểm sau:
- Thông qua kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý các công ty xác định được thành phần nào của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường kinh doanh tác động tích cực đén thành phần nào của kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Từ đó, giúp các nhà quản trị đưa ra định hướng phát triển cho doanh nghiệp để nâng cao kết quả hoạt động
- Đề tài đóng vai trò như một nghiên cứu khám phá và cung cấp bằng chứng
về ảnh hưởng của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh, bên cạnh một loạt các kết quả khác như thỏa mãn nghề nghiệp, xu hướng ở lại hay rời bỏ tổ chức và năng suất làm việc của nhân viên trong
tổ chức
1.5 Cấu trúc luận văn
Luận văn này được chia thành các chương sau:
- Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: tóm lược lý do, mục tiêu, ý nghĩa, phạm vi, phương pháp nghiên cứu cũng như cấu trúc và tóm tắt dành cho các nhà quản trị
Trang 17- Chương 2 trình bày các cơ sở lý thuyết về khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường, kết quả hoạt động kinh doanh, thẻ điểm cân bằng, mối quan hệ giữa khả năng thích ứng với sự thay đổi môi trường với kết quả hoạt động kinh doanh; từ đó, xây dựng mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu
- Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra Đồng thời cũng trình bày các kiểm định như độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA cho các thang đo về khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường, kết quả hoạt động kinh doanh theo khía cạnh tài chính của phương pháp thẻ điểm cân bằng
- Chương 4 trình bày phương pháp phân tích thông tin và các kết quả nghiên cứu
- Cuối cùng, chương 5 tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, những đóng góp, hàm ý của nghiên cứu cho các nhà quản trị cũng như trình bày những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai
Cuối cùng, bằng cách đọc chương này, các độc giả đã phần nào hiểu được mục đích cũng như ý nghĩa của nghiên cứu này Trong chương tiếp theo, các khái
niệm, định nghĩa, lý thuyết liên quan sẽ được trình bày
Trang 18CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2:
Chương 1 đã giới thiệu sơ lược về mục tiêu và ý nghĩa của nghiên cứu, mối tương quan giữa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức Mục đích của chương này là trình bày các vấn đề
về lý thuyết và những nghiên cứu liên quan trước đây trên thế giới Trên cơ sở đó, xây dựng mô hình nghiên cứu và phát triển thành các giả thuyết nghiên cứu Chương này gồm có các phần chính như sau: Lý thuyết về khả năng thích ứng tổ
chức với sự thay đổi môi tường (Organizational Agility); Lý thuyết về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Firm Performance); Mối liên hệ giữa các thành phần
của khả năng thích ứng tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh; Mô hình nghiên
cứu (conceptual framework) và các giả thuyết nghiên cứu của đề tài cũng sẽ được
trình bày cụ thể trong chương này
2.1 Các lý thuyết liên quan đến đề tài
2.1.1 Lý thuyết về khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường 2.1.1.1 Vấn đề về định nghĩa khả năng thích ứng với sự thay đổi môi trường
Khả năng thích ứng với sự thay đổi môi trường (Agility, sau đây sẽ gọi tắt là
khả năng thích ứng), là một khái niệm kinh doanh, được đặt ra trong các doanh nghiệp sản xuất - đặc biệt là liên quan đến khả năng thích ứng của hệ thống các doanh nghiệp sản xuất (Christopher và Towill 2002) Sau đó, ý tưởng về khả năng thích ứng trong sản xuất đã được mở rộng vào một bối cảnh kinh doanh rộng hơn (Nagel và Dove 1991) Các khái niệm về khả năng thích ứng và ảnh hưởng của nó lên quá trình phát triển sản phẩm như một đặc điểm tổ chức được sinh ra
Năm 1991, một báo cáo của Iacocca khuyến nghị việc thông qua một mô hình sản xuất linh hoạt liên quan đến nền tảng của cạnh tranh, những đặc tính, các yếu tố của khả năng thích ứng Một số học giả cho rằng Báo cáo quan niệm về khả năng thích ứng còn mập mờ, và khuyến khích làm rõ và hoàn thiện các khái niệm về khả
Trang 19năng thích ứng Họ khẳng định rằng khái niệm về khả năng thích ứng cần có căn cứ tốt hơn trong lý thuyết quản trị (Yusuf et al 1999)
Tuy nhiên, báo cáo này dường như đã thúc đẩy nhiều nghiên cứu về khả năng thích ứng trong các doanh nghiệp sản xuất (Goldman và cộng sự năm 1995) Cùng với nhau, các nghiên cứu học thuật này đã thúc đẩy phát triển của mô hình sản xuất linh hoạt (AM – agile manufacturing diagram) Vượt qua các doanh nghiệp sản xuất, các nhà nghiên cứu thực hiện mở rộng mô hình, nhấn mạnh khía cạnh khác nhau và phác thảo ra quan điểm khác nhau của khả năng thích ứng
2.1.1.2 Định nghĩa khả năng thích ứng
Từ cuối những năm 1980 cho đến giữa những năm 1990, bùng nổ sự phát triển kinh tế khắp thế giới, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để hiểu được nguồn gốc và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh Năm 1991, một số nhà khoa học phát hiện ra rằng sự tăng trưởng của những thay đổi trong môi trường kinh doanh là nhanh hơn so với khả năng đáp ứng và khả năng thích ứng với những thay đổi này của các tổ chức truyền thống Các tổ chức này không thể sử dụng những lợi thế của các cơ hội mà họ đã có Và tình trạng này có thể dẫn đến phá sản và thất bại trong dài hạn (Hormozi, 2001; Dove, 1994) Trong thời gian này, công nghệ, điều kiện thị trường, nhu cầu khách hàng thay đổi theo các hướng khác nhau và nó khiến tổ chức ngày nay gặp phải các vấn đề như những thay đổi nhanh chóng và không thể dự đoán được Ngày nay, tổ chức đã phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng do thiếu tính tổ chức và sự hỗn loạn trong môi trường đổi mới công nghệ và những thay đổi trong nhu cầu khách hàng Do đó, các tổ chức có xu hướng tìm tới các hình thức khác nhau để tồn tại và duy trì vị trí của họ Một trong những hình thức mới nhất của tổ chức là hình thức tổ chức linh hoạt (agile organization) Một mô hình mới được đưa ra trong một cáo cáo của tổ chức Iacocca được giới thiệu tới công chúng (Goldman và cộng sự., 1991)
Khả năng thích ứng là tập hợp các khả năng và năng lực duy trì sự tồn tại và phát triển của tổ chức trong môi trường kinh doanh và điều chỉnh công nghệ thông
Trang 20tin, nhân sự, và quy trình kinh doanh trong một hệ thống đồng nhất và linh hoạt (Jafarnejad và Shahabi, 2008)
Như vậy chúng ta có thể nói, khả năng thích ứng là khả năng của tổ chức có thể hiểu và dự đoán thay đổi trong môi trường kinh doanh (Sharifi và Zhang, 1999) Những khả năng này là để phản ứng một cách nhanh chóng với những thay đổi đột ngột và không thể đoán trước và đáp ứng một cách hiệu quả cho khách hàng (Katayama, 1999)
Xem chi tiết tóm tắt các định nghĩa về khả năng thích ứng của các tác giả trên thế giới tại PHỤ LỤC 6
2.1.1.3 Định nghĩa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường
Định nghĩa về khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường
(Organizational Agility, sau đây sẽ gọi tắt là OA hay khả năng thích ứng tổ chức)
được xác định bởi bốn nhà nghiên cứu tại đại học Lehigh (Goldman, Preiss, Nagel,
& Dove, 1991), những người mà Quốc hội Mỹ đã yêu cầu viết một báo cáo về chiến lược của các công ty công nghiệp trong thế kỷ 21 Báo cáo này đã xác định rằng hệ thống hiện tại của sản xuất hàng loạt không đủ để đảm bảo cải thiện trong sự gia tăng của cạnh tranh, vốn đã phát triển ở một mức độ cao của sự linh hoạt, đặc biệt là tại Châu Á Báo cáo kết luận rằng, một hệ thống sản xuất mới phải được ra đời, một trong đó sẽ dựa vào OA, nhằm để đáp ứng nhu cầu tạo ra bởi các yếu tố mới của cạnh tranh Ngay sau khi báo cáo, AMEF (Agile Manufacturing Enterprise Forum) được tạo ra để khuyến khích và truyền bá quan điểm này trong các doanh nghiệp tại
Mỹ Trong thực tế, các công ty lớn nhất của Mỹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực IT và điện thoại, đã được thông qua các khái niệm về OA giữa những năm 1990 Tới đầu những năm 2000, Microsoft đã tự tô vẽ mình rộng rãi trong khẩu hiệu quảng cáo như một “Doanh nghiệp linh hoạt (agile business)”, áp dụng mô hình OA cho cả công ty và cả khách hàng của mình Các công ty như IBM và Google cũng dựa vào
mô hình này để tăng khả năng cạnh tranh (Dyer & Shafer, 1999) Mặc dù các nhóm công nghệ và dịch vụ lớn thường sử dụng các từ ngữ “agile” hay “agility” trong
Trang 21giao tiếp, những hiếm khi có sự nhất trí giải thích ý nghĩa của các từ này (Shafer, 1997; Sherehiy, et al, 2007)
Các học giả đã định nghĩa OA nói chung như khả năng thích ứng tổ chức để đáp ứng lại nhanh chóng với những thay đổi của môi trường (Breu, et al., 2001; Gunasekaran, 1999; Yusuf, et al., 1999) OA luôn liên quan tới môi trường và thị trường Trên hết, nó tương ứng với khả năng của một tổ chức để đối phó hiệu quả với sự thay đổi của điều kiện thị trường và môi trường hỗn loạn Theo Goldman và cộng sự (1995), nó là một phản ứng có chủ ý mà cho phép các công ty phát triển mạnh và thịnh vượng trong một môi trường cạnh tranh có cơ hội thị trường thay đổi liên tục không thể đoán trước Khi chúng ta nhìn vào khả năng vốn có của khả năng thích ứng, xuất hiện ở vị trí đầu tiên là khả năng thích ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả tới những thay đổi môi trường (sự phát triển công nghệ, mong muốn của khách hàng, hay chiến lược của đối thủ cạnh tranh…) Vài tác giả nhấn mạnh mặt chủ động của khả năng thích ứng, bởi vì nó cho thấy khả năng khai thác sự thay đổi như một cơ hội (Dove, 2001; Doz & Kosonen, 2007; Kidd, 1994; Sharifi & Zhang, 1999) Thật vậy, nó là một câu hỏi của dự đoán và nắm bắt những cơ hội mới hoặc khởi nguồn cho những đổi mới mang tính đột phá (Breu, et al., 2001; Dyer & Shafer, 2003; Yusuf, et al., 1999) “Như vậy các khái niệm về OA trở thành những
mô tả của một mô hình tổ chức cho phép không chỉ cải thiện thời gian phản ứng (trong chuỗi “quan sát + quyết định”), mà còn khả năng linh hoạt và thậm chí nhiều hơn, dự đoán và đổi mới liên tục, đặc biệt là thông qua một sự hiểu biết đặc biệt với tất cả các tác nhân, cả bên trong và bên ngoài các công ty” (Yusuf, 1999) Một số tác giả lưu ý tầm quan trọng của sức mạnh tổng hợp, kết quả từ sự hợp tác nội bộ và bên ngoài, trong sự phát triển của OA (Goldman, et al, 1991, 1995; Sharp, Irani, & Desai, năm 1999; Sanchez & Nagi, 2001)
Nghiên cứu của Audrey (2011) đưa ra định nghĩa về OA như là khả năng đáp ứng được tìm kiếm và phát triển một cách có chủ đích bởi tổ chức cho phép nó phản ứng lại một cách có hiệu quả những sự thay đổi của môi trường bởi sự phức tạp, bất
ổn, và không chắc chắn Khả năng thích ứng tương ứng với sự thích ứng lâu dài của
Trang 22tổ chức, đạt được không chỉ bằng phản ứng một cách nhanh chóng tới sự thay đổi
mà còn thông qua tiềm năng hoạt động của nó trong việc dự đoán và nắm bắt cơ hội trong sự thay đổi, đặc biệt thông qua dự đoán, đổi mới và học hỏi
Như vậy, OA xuất hiện như một cấu trúc tiềm ẩn và đa chiều (Goldman, et al,
1991, 1995; Tsourvelousdis & Valavanis, 2002) mà nội dung của nó là rõ ràng hơn
để đưa ra một công cụ đo lường có thể cung cấp đầy đủ những khía cạnh đại diện
khác nhau của nó (Xem chi tiết các định nghĩa về OA ở PHỤ LỤC 6)
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả đưa ra khái niệm OA đó là khả năng của một tổ chức có sự nhìn nhận và đáp ứng một cách nhanh chóng với sự thay đổi môi trường thông qua năng lực dự báo của mình
2.1.1.4 Các thành phần của OA
Các thành phần của OA là các thuộc tính của tổ chức được tạo ra để phát triển các khả năng của tổ chức để đáp ứng với những tình huống thay đổi nhanh chóng Những thành phần này bao gồm: Sự linh hoạt (Flexibility), Sự nhanh chóng (Quickness), Sự phản hồi (Responsiveness), Năng lực (Competency)
Sự linh hoạt (Flexibility): Bao gồm khả năng sản xuất, cung cấp các sản
phẩm và đạt được các mục tiêu khác nhau với cùng thiết bị và nguồn lực Tính linh hoạt bao gồm bốn lĩnh vực như sau (Kanet et al, 1999; Arif Khan & Pillania, 2008):
Linh hoạt trong sản lượng
Linh hoạt trong chủng loại sản phẩm
Linh hoạt của cơ cấu tổ chức
Linh hoạt của cá nhân
Sự nhanh chóng (Quickness): Khả năng thực hiện các hoạt động một cách
nhanh chóng, trong đó bao gồm:
Nhanh chóng trong việc giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường
Phân phối sản phẩm nhanh chóng và đúng thời gian
Nhanh chóng trong thời gian hoạt động
Trang 23 Nhanh chóng trong sản xuất nguyên mẫu
Tập trung tạo ra sản phẩm
Nhanh chóng trong R&D
Sự phản hồi (Responsiveness): Khả năng nhận ra và đáp ứng với những thay
đổi nhanh chóng, trong đó bao gồm:
Cảm nhận, hiểu và dự đoán được những sự thay đổi
Phản ứng ngay lập tức và nhanh chóng đối với những sự thay đổi
Tạo ra, điều chỉnh và hoàn thiện sự thay đổi
Cập nhật sản phẩm
Phản hồi của khách hàng
Năng lực (Competency): bao gồm một loạt các khả năng, năng suất của các
hoạt động được cung cấp để đạt được mục tiêu của tổ chức Những yếu tố này bao gồm những điều sau đây:
Một quan điểm chiến lược
Phần mềm và phần cứng công nghệ phù hợp
Chất lượng sản phẩm
Hiệu quả chi phí
Mức độ cao của giới thiệu sản phẩm mới
Quản trị sự thay đổi
Khả năng kiến thức và năng lực của các cá nhân
Ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động
Phối hợp nội bộ và bên ngoài
Hội nhập
2.1.1.5 Mô hình về OA
Một số mô hình đã được đề xuất cho OA đó là mô hình của Sharifi và Zhang (1999), Sharp et al (1999) và Crocitto và Youssef (2003), sẽ được thảo luận dưới đây:
Mô hình của Sharifi và Zhang (1999)
Trang 24Mô hình khái niệm này được đề xuất để thiết lập OA trong các công ty sản xuất và bao gồm ba giai đoạn (Hình 2.1) (Sharifi & Zhang, 1999):
Điều khiển (Agility drivers): trong đó bao gồm các biến môi trường kinh
doanh và áp lực bắt buộc các công ty để tìm kiếm những cách thức mới của doanh nghiệp để giữ lợi thế cạnh tranh của mình
Thành phần (Agility capabilities): trong đó bao gồm các khả năng cơ bản mà
các công ty cần thiết để đáp ứng với những thay đổi một cách thích hợp và đạt được lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh
Cung cấp (Agility providers): liên quan đến các công cụ và thiết bị hỗ trợ
Những công cụ này được phân loại thành bốn khía cạnh: tổ chức, cá nhân, sự đổi mới và công nghệ
Hình 2.1: Mô hình của Sharifi và Zhang (1999)
Mô hình của Sharp et al (1999)
Mô hình này cung cấp một khuôn khổ lý thuyết cho sản xuất linh hoạt và có
Tổ chức
Cá nhân
Sự đổi mới Công nghệ
Trang 25 Mô hình kết quả đầu ra
Hình 2.2: Mô hình của Sharp et al (1999)
Mô hình của Crocitto and Youssef (2003)
Trong một mô hình OA trình bày bởi Crocitto và Youssef (2003), lợi thế công nghệ thông tin và lợi thế sản xuất dẫn đến việc tạo ra tính linh hoạt trong sản xuất mang lại OA bằng cách giảm chi phí và tăng cường sự nhanh chóng (quickness) và chất lượng Theo mô hình này, tạo ra sự phản hồi (responsiveness) và sự linh hoạt (flexibility) có một liên kết chặt chẽ với OA Bên cạnh đó, điều quan trọng là lãnh đạo như là một phần của tổ chức hỗ trợ nhân viên xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng Ngoài ra, những người quản lý có thể tiếp cận các lợi thế của công nghệ thông tin và công nghệ sản xuất, cần phải nhận thức của các hiệu ứng
và ảnh hưởng việc sử dụng của lợi thế này trong tổ chức Điều này có thể gây ra sự chấp nhận những thay đổi cần thiết và việc áp dụng đào tạo nhân viên cần trong kế hoạch quản lý Các lãnh đạo chiến lược có thể sử dụng hiệu quả của văn hóa tổ chức
để đạt được lợi thế cạnh tranh (Hình 2.3)
SẢN XUẤT NHANH NHẸN
Đáp ứng nhanh Toàn cầu Tùy chỉnh khối lượng Cải thiện năng suất chất lượng
Kỹ thuật đồng thời
Nhân viên đa năng và linh hoạt
Liên tục cải tiến
Làm việc nhóm
Quản trị rủi ro và
sự thay đổi
Trang 26Hơn nữa, người quản lý nên có thể chuẩn bị đội ngũ nhân viên để đối phó với các yêu cầu của khách hàng, và điều này có thể được thực hiện bằng cách đào tạo
kỹ thuật và cá nhân Hệ thống khen thưởng của tổ chức cần hỗ trợ nhân viên nỗ lực
để cải thiện liên tục Văn hóa tổ chức và lãnh đạo hệ thống khen thưởng có thể hỗ trợ các thành viên của tổ chức để tương tác với khách hàng và nhà cung cấp một cách hiệu quả hơn (Crocitto và Youssef, 2003; Harper và Utley, 2001)
Hình 2.3: Mô hình của Crocitto and Youssef (2003)
Ba mô hình trên là ba mô hình nguyên mẫu trong nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản xuất Vì khái niệm OA là một khái niệm đa chiều và chưa có sự nhất quán cho nên những mô hình này chính là các mô hình nền tảng của OA
Khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường
CẤP
Các tổ chức thành viên
Lãnh đạo, Văn hóa, Hệ thống khen thưởng
Các tổ chức thành viên
Trang 272.1.2 Lý thuyết kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.2.1 Định nghĩa về đo lường kết quả hoạt động kinh doanh
Định nghĩa của đo lường kết quả hoạt động kinh doanh (hay kết quả kinh doanh) của tổ chức đã thu hút được rất nhiều các nhà nghiên cứu trong thập kỷ qua, tuy nhiên định nghĩa đầy đủ vẫn được tranh luận Lý do cho vấn đề này có thể là các khái niệm về thuật ngữ này đã được kết nối với nhiều bối cảnh của từng tổ chức Theo Nanni, Dixon và Vollmann (1990), các hệ thống đo lường kết quả hoạt động đã được định nghĩa như là một phương tiện để giám sát và duy trì kiểm soát của tổ chức đó là quá trình đảm bảo rằng một tổ chức theo đuổi chiến lược dẫn đến việc đạt được các mục tiêu và mục tiêu tổng thể
Bên cạnh đó, Neely, Gregory, Platts (2005) đề xuất ba khái niệm phân biệt: đầu tiên đo lường kết quả hoạt động kinh doanh là một biến được sử dụng để định lượng khả năng và hiệu quả của một hành động, thứ hai đo lường kết quả hoạt động kinh doanh là một quá trình định lượng khả năng và hiệu quả của các hành động và cuối cùng đo lường kết quả hoạt động kinh doanh là một tập hợp các biến được sử dụng để định lượng khả năng và hiệu quả của hành động
Ngoài ra, Moullin (2003) cho rằng việc đo lường kết quả hoạt động kinh doanh đã được sử dụng để đánh giá tổ chức được quản lý như thế nào và các giá trị
đã được giao cho khách hàng cũng như các bên liên quan khác của tổ chức Với quan điểm này, nó không chỉ minh họa các mục tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh mà còn cũng nhấn mạnh đến hiệu quả của các phương pháp quản lý và những giá trị mà các bên liên quan khác nhau đã nhận được từ tổ chức này
Hơn nữa, định nghĩa về đo lường kết quả hoạt động kinh doanh được chi tiết hơn bởi Amaratunga và Baldry (2002), trong đó việc tạo ra nền tảng cơ bản để đánh giá, đo lường khả năng thực sự để đạt được các mục tiêu dài hạn cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro hiện tại của công ty, tìm kiếm giải pháp để giải quyết nó và cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh tổ chức trong tương lai
Trang 28Cuối cùng, nghiên cứu này sẽ kết hợp tất cả các định nghĩa ở trên và đo lường kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được định nghĩa là một quá trình có hệ thống đã được thông qua để quan sát, thu thập, phân loại, phân tích, đánh giá và giải thích các thông tin thích hợp về các hoạt động trong quá khứ của tổ chức, nhằm tìm ra các vấn đề trong tổ chức, từ đó giải quyết những vấn đề này để nâng cao hiệu quả và cuối cùng đạt được các mục tiêu của tổ chức
2.1.2.2 Hệ thống đo lường kết quả hoạt động kinh doanh
Trong nhiều năm trước đây, thực hiện đo lường truyền thống như lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI), các khoản nợ, vốn chủ sở hữu
và lợi nhuận, chủ yếu được sử dụng, giới hạn trong phạm vi các biện pháp tài chính,
và có nguồn gốc từ lĩnh vực kế toán Tuy nhiên, kể từ cuối những năm 1980, môi trường của các tổ chức và tính chất công việc đã thay đổi, quyền sở hữu và quản lý cũng đã được tách ra, các công nghệ cạnh tranh và thông tin đã được nâng cao, do
đó, nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức đánh giá rằng các biện pháp này không hiệu quả và liên kết với một số hạn chế sau
Trước hết, việc đo lường kết quả hoạt động kinh doanh truyền thống đã gần như nhấn mạnh quá mức trên kết quả tài chính ngắn hạn, như vậy có thể dẫn đến làm sai lệch báo cáo tài chính, trừ các hoạt động R&D và đào tạo nhân viên để đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn và hy sinh triển vọng dài hạn, khuyến khích các dự án tiềm năng trong giai đoạn sau (Kaplan và Norton, 1996) Thứ hai, các biện pháp này đang sụt giảm chỉ số, quá chú trọng dữ liệu quá khứ chỉ có thể phản ánh kết quả của các quyết định đã xảy ra trong quá khứ mà không thể dự đoán và giải thích kết quả trong tương lai (Kaplan và Anderson, 2007) Thứ ba, chúng thất bại trong liên kết, chuyển đổi và đo lường kết quả hoạt động kinh doanh từ cấp chiến lược đến cấp độ hoạt động, do đó, chúng không thể tìm ra giải pháp để giải quyết các vấn đề quan trọng của tổ chức (Kaplan và Norton, 1992) Cuối cùng, theo Neely (2007), đo lường kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp này đã không xem xét các yếu tố phi tài chính và trí tuệ như các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, sự hài lòng
Trang 29của khách hàng và sự trung thành của nhân viên; cải tiến và đổi mới khả năng của tổ chức tác động đáng kể tới sự tồn tại của doanh nghiệp
Để hạn chế và giải quyết những hạn chế của hệ thống đo lường kết quả hoạt động kinh doanh truyền thống, nhiều học giả đã cố gắng phát triển một số đổi mới phương pháp kế toán chi phí bao gồm các hoạt động-dựa trên chi phí (Activity-Based Costing - ABC); quản lý chi phí dựa trên hoạt động (Activity-Based Cost Management - ABCM); lập ngân sách dựa trên hoạt động (Activity-Based Budgeting - ABB); quản lý dựa trên hoạt động (Activity-Based Management - ABM) và giá trị kinh tế gia tăng (Economic value added - EVA), đã được áp dụng
để đánh giá và phân tích chi phí hoạt động và tác động của nó trên lợi nhuận Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn tranh cãi rằng các hệ thống đo lường sẽ không giải quyết các vấn đề toàn bộ các biện pháp tài chính vì các biện pháp này phù hợp với việc theo dõi các tài sản vật chất như máy, đất đai, và hàng tồn kho, tuy nhiên chúng
ít khả năng cung cấp dữ liệu có giá trị trong các môi trường vô hình lớn và trí tuệ cơ
sở tài sản
Hơn nữa, sự thay đổi nhanh chóng môi trường công nghệ, thị trường tập trung, nền kinh tế các bên liên quan, và sự cần thiết cho các tổ chức tận dụng khả năng quan trọng để đạt được lợi thế cạnh tranh, nhiều công ty đã khẳng định rằng các biện pháp tài chính ít quan trọng hơn so với các biện pháp phi tài chính đã được sử dụng để phản ánh hiệu quả của các hoạt động, tình hình chung của các doanh nghiệp, và các xu hướng của công ty trong tương lai như sự hài lòng của khách hàng, các biện pháp đổi mới, giao hàng đúng thời gian, quy trình nội bộ, chia sẻ thị trường, sản phẩm/dịch vụ chất lượng và năng suất
Do đó, để đạt được những lợi thế của cả hai biện pháp, hệ thống đo lường kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng nhiều chỉ số được khuyến khích rộng rãi (Kaplan
và Norton, 2001) và sau những chỉ trích trên, một hệ thống đo lường hiệu suất khác nhau đã được phát triển và được nhấn mạnh trên đa chỉ số như Tiêu chuẩn ISO9000, Quản lý chất lượng toàn diện (TQM), Quỹ châu Âu về quản lý chất lượng (European Foundation for Quality Management - EFQM), thẻ điểm cân bằng
Trang 30(Balanced Scorecard - BSC), kim tự tháp kết quả hoạt động (Performance Pyramid)
Hơn nữa, mặc dù việc lựa chọn các biện pháp đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh có liên quan sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể phải đối mặt của mỗi công ty,
mô hình Balanced Scorecard (BSC) đã được công nhận rộng rãi như là một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để đánh giá và quản lý hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Kaplan và Norton, 1992, 1996) Hệ thống này được phát triển như là một công cụ quản lý chiến lược hỗ trợ các nhà quản lý nhìn từ bốn quan điểm quan trọng (khách hàng, quá trình điều hành nội bộ, học tập và tăng trưởng và quan điểm tài chính) cũng như cung cấp một cái nhìn rõ ràng và ngắn gọn
về tình hình hiện tại và khả năng để đạt được hiệu quả tổng thể của tổ chức Hơn nữa, phương pháp này được xây dựng để thiết kế, đánh giá và đo lường nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mô hình này đặc biệt kết hợp và cân bằng giữa các biện pháp tài chính và phi tài chính, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, cũng như quan điểm hoạt động nội bộ và bên ngoài
2.1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh
Theo Hoque (2005) khi đánh giá tiến trình đạt đến mục tiêu của đơn vị mình phải cùng lúc đánh giá thành tích của người lao động Một trong những công cụ đánh giá của hệ thống đánh giá kết quả hoạt động (Performance Measurement System - PMS) là những chỉ báo kết quả hoạt động chính của đơn vị (Key Performance Indictors - KPIs) Hoque cho rằng KPIs chính là nền móng cho tổ chức xây dựng chính sách khuyến khích người lao động, tạo điều kiện cho các bộ phận, phòng ban phối hợp, các nhà quản lý xây dựng chiến lược kinh doanh và là công cụ để điều hành hoạt động tổ chức diễn ra hàng ngày Một cách chung nhất, KPIs yêu cầu doanh nghiệp phải chú trọng vào các lĩnh vực sau: Đánh giá được sự hài lòng của khách hàng, tạo thêm được sản phẩm, dịch vụ mới và nhanh chóng triển khai được công nghệ sản xuất mới
Theo Mitchell (2002) kết quả hoạt động của doanh nghiệp được đo bằng 4 nhóm nhân tố:
Trang 31Phù hợp (relevance): là mức độ mà các đối tượng có liên quan
(stakeholders) cho rằng doanh nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu của họ Khách hàng đánh giá mức độ phù hợp bằng việc mua hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp Người lao động làm việc chăm chỉ và cổ đông thì tiếp tục mua và nắm giữ cổ phiếu
Sự phù hợp được cụ thể bởi: (i) sự hài lòng của ban quan trị, (ii) sự gắn kết của người lao động, (iii) ảnh hưởngcủa quản trị nhân sự đến ban quản trị, (iv) sự tham gia của quản trị nguồn nhân lực trong quy trình thực hiện kế hoạch chiến lược, (v) các bộ phận khác tham gia vào quản trị nhân sự
Hiệu lực (effectiveness): là mức độ mà doanh nghiệp áp dụng thành công
các công cụ quản trị trong việc tổ chức thực hiện chiến lược, sứ mạng và tầm nhìn của mình Hiệu lực được cụ thể bởi: (i) kiến thức hiểu biết của người lao độngvề sứ mạng, giá trị và chiến lược của tổ chức, (ii) việc đầu tư vào phong cách lãnh đạo, (iii) sự gắn kết của quản trị kết quả công việc với chiến lược, (iv) quan hệ giữa thành tích hoạt động của người lao độngvà cơ hội phát triển nghề nghiệp
Hiệu suất (efficiency): Cách thức sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp
đem lại kết quả cao nhất (tài chính, nhân lực, vật lực, thông tin ) Cụ thể được đo bằng: (i) tăng trưởng lợi nhuận/người lao động, (ii) tăng trưởng doanh thu/người lao động, (iii) chi phí tiền lương/tổng chi phí, (iv) tỷ lệ người lao động/người quản lý, (v) chi phí cho quản trị nhân sự/ tổng chi phí
Khả năng tài chính (financial viability): Là khả năng đáp ứng và duy trì
nguồn lực tài chính cho hoạt động không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn
Cụ thể được đo bằng: (i) đầu tư cho những vấn đề về cơ sở hạ tầng và công nghệ, (ii) đầu tư cho nguồn nhân lực(iii) đầu tư cho những yêu cầu xây dựng văn hóa tổ chức, (iv) quy mô lao động, (v) đào tạo, tái đào tạo và R&D
Bốn nhóm nhân tố này chịu ảnh hưởng của động cơ, năng lực và sự tương tác với môi trường bên ngoài của tổ chức Robert (2004) tổng kết có 9 nhóm chỉ tiêu dùng đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:
Lợi nhuận (profitability) các chỉ tiêu đo lường về thu nhập từ lĩnh vực kinh
doanh chính, mà chủ yếu là thu nhập trước thuế Cụ thể gồm: thu nhập trên tổng tài
Trang 32sản (ROA), thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), thu nhập trên cổ phần (P/E), thu nhập trên vốn đầu tư (ROI), lãi trên doanh số bán (ROS)
Vận hành (operation) là những chỉ tiêu phi tài chính (non-finance) trong quá
trình hoạt động doanh nghiệp đạt được nhằm hỗ trợ cho các chỉ tiêu lợi nhuận, gồm có: thị phần, bản quyền, quan hệ, đóng góp của cổ đông Cụ thể gồm: chỉ số hài lòng của khách hàng, hoạt động của R&D, đánh giá của cổ đông về ban điều hành, đánh giá của ban lãnh đạo về thị phần và thị trường…
Tăng trưởng (growth) là những chỉ tiêu phát triển về mở rộng thị trường,
tăng quy mô sản xuất và nguồn lực vật chất, tăng chất lượng và số lượng nguồn nhân lực…
Hiệu suất (efficiency)nhằm đo lường tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn
lực, ví dụ: doanh số trên đơn vị diện tích nhà xưởng, doanh số trên người lao động, lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/tài sản, lợi nhuận/người lao động…
Thanh khoản (liquidity) nhằm đo lường khả năng đáp ứngcủa doanh nghiệp
đối với các nghĩa vụ tài chính, ví dụ: tỉ trọng vốn bằng tiền mặt, dòng tiền, tỉ trọng tài sản có tính thanh khoản cao/nợ phải trả…
Thị trường (market) nhằm đo lường giá trị thị trường của doanh nghiệp, ví
như lợi tức tăng thêm từ giá cổ phiếu cho cổ đông, chỉ số Jensen’s Alpha, giá trị sổ sách của cổ phiếu…
Quy mô (size) bao gồm tổng tài sản, giá trị các nguồn lực, số lượng người
lao động, hệ thống chi nhánh, hệ thống phân phối, lượng khách hang…
Khả năng tồn tại (survival) nhằm đo lường khả năng cạnh tranh khi so sánh
với các chỉ tiêu kinh doanh trung bình của ngành
Nhóm đo lường khác (other) là những nhận xét đánh giá của ban lãnh đạo
cấp cao nhất của doanh nghiệpvề kết quả thực hiệncác chỉ tiêu kế hoạch
Theo Kollberg và Elg (2004), trong kỷ nguyên của nền kinh tế hiện đại-kinh
tế tri thức, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được, thì phải có tốc độ tăng trưởng và tính thích ứng cao, hoạt động phải có hiệu quả, năng suất và có sự hợp tác, hội nhập Quản lý kết quả hoạt động là một vấn đề cốt lõi đảm bảo cho hoạt
Trang 33động có hiệu quả và hiệu suất cao Trong đó, hệ thống đo lường kết quả đóng vai trò quan trọng, làm cơ sở đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp trong chiến lược cạnh tranh của mình Hệ thống đo lường đó dựa trên:
1 Đánh giá về các yếu tố tài chính
2 Đánh giá các yếu tố có liên quan đến khách hàng
3 Đánh giá về các quy trình nội bộ
4 Đánh giá về sự đổi mới và học hỏi tiếp thu
Speckbacher, Bischof & Pfeiffer (2003) kết luận rằng, hầu hết các công ty tại Đức hiện nay đều sử dụng phương pháp của Kaplan &Norton (1993) để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm 4 nhóm đo lường:
Nhóm tài chính: nhằm đo lường khả năng cạnh tranh và dự báo mức độ
thành công của các chỉ tiêu chiến lược, cũng như đảm bảo lợi ích cho cổ đông Các
dữ liệu này giúp đánh giá các yếu tố rủi ro, kiểm soát chi phí, đánh giá hiệu quả đầu
tư và giá trị gia tăng của tổ chức
Nhóm khách hàng: nhằm đánh giá sự hài lòng của khách hàng và được xem
là tiêu chí đánh giá quan trọng mức độ thành công của hầu hết các chiến lược của tổ chức Các chiến lược về nâng cao chất lượng phục vụ, quảng bá thương hiệu, mở rộng kênh phân phối, đầu tư sản phẩm mới… đều hướng đến sự hài lòng khách hàng Các dữ liệu về số lượng khách hàng trung thành, thị phần của từng loại sản phẩm, số lượng khách hàng mới… được thu thập để đánh giá lại thường xuyên
Nhóm tiêu chí về quy trình: bao gồm các chỉ tiêu đánh giá các quy trình nội
bộ trong sản xuất và dịch vụ, nhằm đảm bảo chất lượng và năng suất luôn đáp ứng ở yêu cầu cao nhất Các chỉ tiêu chi phí cho nghiên cứu, thời gian giải quyết đơn hàng, công suất máy móc thiết bị, thời gian bảo trì, phục vụ hay khắc phục sản phẩm lỗi… được xem như tiêu chí đo lường chất lượng hệ thống quản trị và khả năng điều phối của tổ chức
Nhóm tiêu chí về học tập và phát triển: trong nhóm tiêu chí này kiến thức,
kỹ năng và thái độ đối với công việc của người lao động chính là trọng tâm ưu tiên đầu tư vì nó quyết định cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức Khả năng làm chủ
Trang 34công nghệ, nghiên cứu và tiếp thu kiến thức mới, được đo bằng: năng suất lao động,
số lượng người lao động qua đào tạo, đầu tư cho các chương trình huấn luyện, sáng kiến của người lao động được tiếp thu…
2.1.2.4 Cơ sở lựa chọn các tiêu chí đo lường kết quả hoạt động trong nghiên
cứu
Khi tiến hành khảo sát 780 doanh nghiệp tại Hoa Kỳ về nội dung đo lường trong hệ thống đánh giá kết quả hoạt động hàng năm, Marr Bernard (2005) ghi nhận được các chỉ tiêu như sau:
Bảng 2.1: Khảo sát chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động doanh nghiệp
Tài chính 96 Khách hàng 69 Quy trình nội bộ 64 Người lao động 52 Sức khỏe & an toàn lao động 24
2.2 Mối quan hệ giữa các thành phần của OA và kết quả hoạt động kinh doanh
Trong khái niệm khả năng thích ứng, để đo lường giá trị sự phản hồi cần điều tra cấu trúc tổ chức từ khía cạnh tài chính để nhận ra, hiểu và dự đoán những biến của tổ chức Điều này có thể đạt được bằng hệ thống đo lường sự phản hồi, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, khả năng tài chính, biên độ lợi nhuận và khối lượng bán hàng của sản phẩm (Tseng và Lin, 2011)
Trang 35Việc đánh giá tổ chức từ quan điểm học hỏi và đổi mới, bao gồm sự thỏa mãn của nhân viên và năng suất lao động, quản lý nguồn nhân lực và một số khía cạnh của năng lực của tổ chức có thể đạt được Để có được sự linh hoạt, tổ chức cần triển khai hệ thống đánh giá và phát triển các sản phẩm mới, phát hiện lỗi, cải thiện thời gian chu kỳ sản xuất Đạt được những điều này sẽ mở rộng sự linh hoạt trong tổ chức, trong sản xuất cũng như trong số lượng sản phẩm Với việc tạo ra sự linh hoạt trong lực lượng lao động cần tập trung vào việc học tập và đổi mới Tổ chức tập trung chủ yếu vào thiết kế sản phẩm và tiến trình sản xuất sẽ nâng cao khả năng đáp ứng với sự thay đổi môi trường Việc đánh giá từ sự thỏa mãn khách hàng, khía cạnh tài chính góp phần đạt được sự nhanh chóng của tổ chức Vì thế, tổ chức có thể
có nhiều lợi ích từ khách hàng để tạo ra nhiều hơn những sản phẩm mong muốn (Tseng và Lin, 2011)
Cuối cùng, để đạt được OA, tổ chức cần được điều tra và phân tích một cách cẩn thận từ nhiều quan điểm khác nhau
2.2.1 Giới thiệu nghiên cứu có liên quan
Habib Ebrahimpour và đtg (2012) đã thực hiện một nghiên cứu về ảnh hưởng của các thành phần của khả năng thích ứng tổ chức tới kết quả kinh doanh Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng 4 thành phần của khả năng thích ứng tổ chức là
Sự linh hoạt (Flexibility), Sự nhanh chóng (Quickness), Năng lực (Competency) và kết quả kinh doanh bao gồm các thành phần: Doanh số bán hàng so với đối thủ cạnh tranh (Sales in compared to competitors), Tỷ lệ cổ phần (Organization market share), Sự lôi cuốn khách hàng (Customer attraction), Sự gia tăng khách hàng (Customer increase), Tỷ số ROI (Rate of return on investment), Sản phẩm mới đưa
ra thị trường (New product offering to the market), Lợi nhuận ròng (Net profit) và Duy trì khách hàng (Customer retention) Nghiên cứu được thực hiện tại Iran với
131 công ty về thiết bị gia dụng Nghiên cứu chỉ dừng lại ở phân tích tương quan sử dụng chỉ số Spearman để đưa ra kết luận
Trang 362.2.2 Kết quả nghiên cứu của Habib Ebrahimpour
Tác giả Habib đưa ra 5 giả thuyết nghiên cứu và kết quả của 5 giả thuyết này như sau:
Bảng 2.2: Tóm tắt kết quả kiểm định
H1
Có một mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa khả năng
thích ứng tổ chức và kết quả kinh doanh trong doanh
Có một mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa sự nhanh
chóng và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trong nghiên cứu của mình, các tác giả đưa ra các kết quả về thống kê như sau: chỉ số Spearman giữa sự đáp ứng và kết quả kinh doanh là 0.481; giữa sự linh hoạt và kết quả kinh doanh là 0.468; giữa năng lực và kết quả kinh doanh là 0.416; giữa sự nhanh chóng và kết quả kinh doanh là 0.570 Dựa vào các số liệu này, các giả thuyết đưa ra được chấp nhận Hơn nữa, chỉ số này giữa khả năng phản ứng tổ chức và tỷ số ROI là 0.439 và Lợi nhuận ròng là 0.533 Điều này cho thấy ảnh hưởng của chúng lên các chỉ số tài chính là tương đối cao
Mặc dù chỉ dừng lại ở phân tích tương quan, nhưng nghiên cứu cũng phần nào cho thấy rằng các thành phần của khả năng thích ứng tổ chức có tác động tích cực
và đáng kể lên hoạt động kinh doanh của tổ chức
Trang 372.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.3.1 Mô hình nghiên cứu
Theo nghiên cứu của Charlene A Yauch, (2011), những phát hiện nói rằng khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường có liên quan đáng kể đến kết quả hoạt động kinh doanh Ngoài ra, các nghiên cứu của Habib Ebrahimpour và đtg (2012) khẳng định rằng khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường có mối tương quan dương với kết quả hoạt động kinh doanh
Trong nghiên cứu này, các mối quan hệ giữa khả năng thích ứng tổ chức với
sự thay đổi môi trường được chọn lựa dựa trên quan điểm của Habib (2012) với kết quả hoạt động kinh doanh - được đo bằng quan điểm tài chính của Balanced Scorecard (BSC) Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận văn được biểu diễn qua sơ
đồ thể hiện sự ảnh hưởng của các thành phần của khả năng thích ứng tổ chức đến kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
Hình 2.4: Mô hình giả thuyết biểu diễn tác động giữa các thành phần của khả năng
thích ứng tổ chức đến kết quả hoạt động kinh doanh Phương trình hồi quy bội rút ra từ mô hình trên có dạng như sau:
H1-1 H1-2 H1-3 H1-4
Trang 38Bảng 2.3: Các định nghĩa về biến thành phần trong mô hình nghiên cứu
Khả năng
thích ứng tổ
chức
Sự linh hoạt (Flexibility)
Khả năng sản xuất và cung cấp các sản phẩm/dịch vụ khác nhau và đạt được các mục tiêu khác nhau với cùng một thiết bị và nguồn lực
Sự nhanh chóng (Quickness)
Khả năng thực hiện các hoạt động một cách nhanh chóng
Sự phản hồi (Responsiveness)
Khả năng nhận ra và đáp ứng với những thay đổi một cách nhanh chóng
Năng lực (Competency) Các khả năng đạt được mục tiêu tổ chức thông qua các nguồn lực sẵn có
Kết quả kinh
doanh Nhằm phản ánh kết quả lịch sử của công ty hoặc chuyển tải những hệ quả kinh tế Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Chúng ta sẽ xem xét tác động của từng biến thành phần của khả năng thích ứng tổ chức đến kết quả hoạt động kinh doanh trong nghiên cứu này Các giả thuyết được đặt ra từ mô hình hồi quy như sau:
H1-1: Sự linh hoạt có tác động có ý nghĩa đến kết quả kinh doanh
H1-2: Sự nhanh chóng có tác động có ý nghĩa đến kết quả kinh doanh
H1-3: Sự phản hồi có tác động có ý nghĩa đến kết quả kinh doanh
H1-3: Năng lực có tác động có ý nghĩa đến kết quả kinh doanh
Trong mô hình này, nghiên cứu cũng sẽ tìm hiểu xem thành phần nào của khả năng thích ứng tổ chức có mức độ tác động cao nhất lên kết quả kinh doanh
Ngoài ra nghiên cứu còn kiểm định các giả thuyết sau:
H2: Có sự khác biệt giữa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong các
Trang 40PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3:
Chương 2 đã trình bày lý thuyết và các nghiên cứu trước đây của các tác giả
có liên quan tới khả năng thích ứng tổ chức, kết quả hoạt động kinh doanh đồng thời xây dựng mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết Chương 3 sẽ tiếp tục giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh và đánh giá các thang đo Chương này gồm các phần như sau: (1) Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, (2) Nghiên cứu định lượng sơ bộ bao gồm: Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu, Phương pháp phân tích sơ bộ thang đo, Kết quả nghiên cứu định lượng
sơ bộ, Mô hình nghiên cứu chính thức
3.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Theo Creswell (2003), trong nghiên cứu khoa học có 3 cách để có thang đo sử dụng trong nghiên cứu: (1) Sử dụng thang đo đã có – sử dụng nguyên thang đo do các nhà nghiên cứu trước xây dựng; (2) Sử dụng thang đo đã có nhưng có bổ sung
và điều chỉnh cho phù hợp với không gian nghiên cứu và (3) Xây dựng thang đo hoàn toàn mới
Từ cơ sở lý thuyết trong chương 2 đã xây dựng được 2 khái niệm nghiên cứu, trong đó có khái niệm về kết quả hoạt động kinh doanh là thang đo đơn hướng Khái niệm đa hướng đó là khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường Các khái niệm đã được các tác giả trước đây phát triển và điều chỉnh Tuy nhiên, khi áp dụng vào thị trường Việt Nam, các thang đo này được xem xét lại thông quá trình thảo luận với chuyên gia là những người làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị nhằm điều chỉnh và chuyển ngữ các biến quan sát, từ đó phát triển bảng câu hỏi để thực hiện thu thập dữ liệu sơ bộ
Theo đó, thang đo về khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường của Habib (2012) bao gồm 25 biến quan sát và kết quả hoạt động kinh doanh được
đo bằng quan điểm tài chính của Balanced Scorecard (BSC) với 8 biến quan sát
(Xem chi tiết tại PHỤ LỤC 7) Ngoài ra, thang đo Likert năm điểm được sử dụng để
đo lường sự nhận thức của người tham gia Những người tham gia được yêu cầu lựa