I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐẦU TƯ 1. Khái niệm Lịch sử phát triển kinh tế thế giới trong những thập niên gần đây đã khẳng định vai trò của đầu tư đối với sự phát triển của mỗi
Trang 1CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ
I KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐẦU TƯ
1 Khái niệm
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới trong những thập niên gần đây đã khẳng định vai tròcủa đầu tư đối với sự phát triển của mỗi quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng.Đầu tư cho tương lai đóng vai trò then chốt quyết định vận hội kinh tế của các quốc gia, sựtồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Những nước tiêu dùng phần lớn thu nhập củamình, có mức đầu tư thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ không cao, ngược lại, tỷ lệ đầu tưtính theo GDP tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ cao; Những doanh nghiệp không chú trọngđầu tư sẽ khó thích nghi và phát triển trong kinh tế thị trường, sản phẩm tiêu thụ dễ bị suyyếu, doanh số bán ra bị giảm sút, sản xuất - kinh doanh sẽ trì trệ
Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều cách hiểu (quan niệm) khác nhau về đầu tư Các nhàkinh tế vĩ mô cho rằng: “Đầu tư là đưa thêm một phần sản phẩm cuối cùng vào kho tài sảnvật chất sản sinh ra thu nhập của quốc gia hay thay thế các tài sản vật chất đã hao mòn”.David Begg, nhà kinh tế học nổi tiếng cho rằng: “Đầu tư là việc các hãng mua sắm tư liệu sảnxuất mới” Xuất phát từ nguồn gốc của đầu tư, SamuelSon chỉ ra rằng: “Đầu tư là sự hy sinhtiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng cho tương lai Thay vì ăn nhiều bánh pizza hôm nay,chúng ta hãy xây dựng các lò bánh nướng để có thể sản xuất ra nhiều bánh pizza hơn cho tiêudùng ngày mai”
Dù được nhìn nhận dưới góc độ nào đi chăng nữa thì công cuộc đầu tư đều phải bỏvốn ban đầu và mục tiêu của đầu tư là hiệu quả Lợi ích dự kiến thu được của công cuộc đầu
tư phải lớn hơn chi phí bỏ ra cho công cuộc đầu tư đó và đạt được mục tiêu không thể mộtsớm một chiều mà cần phải có một khoảng thời gian khá dài nhất định
Như vậy, có thể hiểu: “Đầu tư là hoạt động sử dụng vốn trong một thời gian khá dàinhằm mục đích kiếm lời” Thực chất của hoạt động đầu tư là tìm kiếm lợi ích đối với chủ đầu
tư và lợi ích kinh tế - xã hội đối với đất nước
2 Phân loại đầu tư
Thực tiễn cho thấy hoạt động đầu tư rất đa dạng và phong phú Điều này được thể hiệntrên các khía cạnh như: chủ thể thực hiện đầu tư, hình thức và lĩnh vực đầu tư Chủ thể thamgia đầu tư có thể là Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân Họ có thể lựa chọn đầu tư vào nhữngngành mà mình yêu thích hay có sở trường; hoặc đầu tư vào lĩnh vực thuộc trách nhiệm như:Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dulịch Mặt khác, họ cũng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình quản lý, điềuhành và thực hiện quá trình đầu tư
Mặc dù rất đa dạng và phong phú, song hoạt động đầu tư có thể phân thành những loạichính như sau:
2.1 Phân loại đầu tư theo ngành
Khi sử dụng tiêu thức này để phân loại, hoạt động đầu tư bao gồm:
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Là hoạt động bỏ vốn nhằm phát triển cơ sở hạ tầng
kĩ thuật như điện, nước, cầu, cống, thông tin liên lạc và cơ sở hạ tầng xã hội như trườnghọc, bệnh viện, cơ sở văn hoá, thể thao
- Đầu tư phát triển công nghiệp Là hoạt động bỏ vốn để xây dựng, cải tạo, mở rộng cáccông trình công nghiệp
- Đầu tư phát triển nông nghiệp Là hoạt động bỏ vốn để xây dựng, cải tạo, mở rộng cáccông trình nông nghiệp
- Đầu tư phát triển dịch vụ Là hoạt động bỏ vốn để xây dựng các công trình dịch vụ(thương mại, khách sạn - du lịch )
2.2 Phân loại theo hình thức đầu tư
Khi sử dụng chỉ tiêu này để phân loại, hoạt động đầu tư bao gồm:
- Hình thức đầu tư mới Là hoạt động bỏ vốn để xây dựng các công trình mới hoặc các
Trang 2đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân riêng.
- Hình thức đầu tư chiều sâu, mở rộng qui mô sản xuất Là hoạt động bỏ vốn để mởrộng công trình cũ đang hoạt động, nâng cao công suất, tăng thêm mặt hàng, hoặc nâng cấp,hiện đại hoá, đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, dịch vụ trên cơ sở các công trình sẵn có.2.3 Phân loại theo nguồn vốn đầu tư
Theo tiêu thức này, một cách khái quát nhất, hoạt động đầu tư bao gồm:
- Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước như vốn Ngân sách, vốn tự có, vốn tín dụng Ngânhàng
- Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài như vốn đầu tư trực tiếp, vốn vay, viện trợ 2.4 Phân loại theo chủ thể đầu tư
Khi sử dụng chỉ tiêu này để phân loại, hoạt động đầu tư bao gồm:
- Đầu tư của Nhà nước
- Đầu tư của doanh nghiệp
- Đầu tư cá nhân
2.5 Phân loại theo chức năng quản trị vốn
Cách phân loại này còn gọi là phân loại theo mối quan hệ quản lý của chủ đầu tư Theotiêu thức này, hoạt động đầu tư bao gồm:
- Đầu tư trực tiếp Là hoạt động đầu tư trong đó, chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản trịvốn đã bỏ ra Vì vậy, họ trực tiếp tham gia quản lý điều hành quá trình thực hiện đầu tư vàvận hành kết quả đầu tư Thực chất trong hoạt động đầu tư này, người bỏ vốn và người sửdụng vốn là một chủ thể Đi sâu hơn nữa, hoạt động đầu tư này lại được chia thành: Đầu tưphát triển và đầu tư chuyển dịch
Đầu tư phát triển là loại đầu tư bỏ vốn nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới làm phươngtiện sinh lơì Những năng lực mới hình thành qua quá trình đầu tư đó là: các công trình xâydựng, các dây chuyền sản xuất, máy móc trang thiết bị
Đầu tư chuyển dịch là hoạt động bỏ vốn để mua lại một số cổ phần đủ lớn nhằm nắmquyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp Trong trường hợp này, việc đầu tư không làmtăng tài sản của doanh nghiệp, mà chỉ làm chuyển dịch quyền sở hữu giá trị tài sản
- Đầu tư gián tiếp Là loại đầu tư trong đó, người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quảntrị vốn đã bỏ ra Vì vậy, họ cũng không trực tiếp tham gia quản lý điều hành quá trình thựchiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư Đây là loại đầu tư trong đó, người bỏ vốn và ngườiquản trị sử dụng vốn là những chủ thể khác nhau
3 Đặc điểm đầu tư
3.1 Tính sinh lời
Thực tiễn cho thấy, chẳng ai bỏ vốn, công sức để thực hiện đầu tư mà không tính toánđến lợi ích, lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư đó Những người có ý định đầu tư đều hyvọng rằng, họ sẽ thu được lợi ích lớn hơn chi phí đã bỏ ra Nói cụ thể hơn là họ sẽ nhận đượcmột khoản lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đó Chính niềm hy vọng đó là động lực của đầu tư
Sẽ không có hoạt động đầu tư nếu không thấy có triển vọng sinh lời Nói cách khác, khả năngsinh lời là điều kiện tiên quyết của đầu tư Vì vậy, có thể khẳng định: Tính sinh lời là đặctrưng hàng đầu của đầu tư
3.2 Tính dài hạn
Đầu tư được xem là quá trình tìm kiếm lợi ích Đây là quá trình cực kỳ gian nan, vất vảvới biết bao công việc cụ thể phải tiến hành Mục đích của đầu tư không thể ngày một, ngàyhai là đạt được; Một khối lượng công việc rất lớn trong đầu tư không thể hoàn thành trongmột thời gian ngắn Nói một cách khác, hoạt động đầu tư phải diễn ra trong một thời gian khádài, thậm chí rất dài Vì vậy, tính dài hạn là một đăc trưng của đầu tư
3.3 Tính rủi ro
Mục đích chủ yếu của đầu tư là kiếm lời và điều này chỉ có thể đạt được trong tươnglai, có khi là rất xa Điều đó cũng có nghĩa là cái lời của hoạt động đầu tư chưa chắc chắn.Chỉ khi nào thu hồi được đủ vốn và có lợi nhuận mới có thể nói rằng chủ đầu tư đã hoànthành “sứ mệnh” của mình
Việc hoàn thành “sứ mệnh” đó là một việc hết sức khó khăn, bởi trong “hành trình” đầu
Trang 3tư đã diễn ra biết bao điều bất ngờ, cho dù chủ đầu tư có tài giỏi và rất nhiều khả năng, kinhnghiệm cũng không thể lường hết được Những bất ngờ đó sẽ dẫn đến rủi ro Đầu tư rất dễgặp rủi ro, bởi lẽ đây là một lĩnh vực phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau củađời sống kinh tế - chính trị - xã hội và cả tự nhiên.
Về chính trị, nếu tình hình không ổn định hoặc chiến tranh xảy ra sẽ gây cản trở côngcuộc đầu tư, làm cho hoạt động đầu tư cũng như nhiều hoạt động khác bị ngừng trệ, đổ vỡ.Tình hình kinh tế - xã hội diễn biến không bình thường, giá trị đồng tiền giảm sút, lạmphát ở mức cao, giá cả không ổn định sẽ làm đảo lộn tính toán ban đầu của chủ đầu tư, làmchuyển hoá kết quả đầu tư, từ lãi trở thành lỗ
Hoạt động đầu tư không thể tách rời điều kiện tự nhiên Chính những yếu tố tự nhiên:Thời tiết, khí hậu, nắng mưa, gió bão có ảnh hưởng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đầu
tư, đặc biệt là những giai đoạn sau và các công cuộc đầu tư vào ngành nông nghiệp, ngànhcông nghiệp khai thác Khi điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho công cuộc đầu tưthành công và ngược lại, sự khắc nghiệt và bất thường về điêù kiện tự nhiên là một khó khănrất khó vượt qua để đi đến thành công đối với chủ đầu tư
Có thể nói, rủi ro là “ bạn đường” của đầu tư Chấp nhận rủi ro được xem như một bảnnăng của nhà đầu tư Vì vậy, rủi ro là một đặc trưng của đầu tư cần được chú ý
II VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ
1 Vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế
1.1 Đầu tư thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
Ngày nay, tăng trưởng và phát triển kinh tế là những khái niệm thường được nhắc đến,rất gần gũi và thu hút sự quan tâm của mọi người Nhà kinh tế James Tobin đã khẳng định: “Vấn đề tăng trưởng không phải là cái gì mới mà là sự cải trang cái mới của một vấn đề cổxưa, một vấn đề luôn luôn hấp dẫn các nhà kinh tế học và làm cho họ phải bận tâm suy nghĩ:cái hiện tại so với cái tương lai”
Tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng GDP hay sản lượng tiềm năng của một đất nước, là
sự tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm bình quân đầu người Phát triển kinh tế có ý nghĩarộng hơn, bao hàm nhiều điều khác nữa Đó là sự tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bảncủa nền kinh tế Như vậy, tăng trưởng kinh tế chỉ là sự thay đổi về lượng, còn phát triển kinh
tế là sự thay đổi về lượng và chất của nền kinh tế
Khi thu nhập tính theo đầu người của tất cả dân chúng trong đất nước đều tăng, chúng
ta nói nền kinh tế có sự tăng trưởng Chính sự tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để cảithiện phúc lợi vật chất cho số đông nhân dân Nếu không có sự tăng trưởng thì một số ngườivẫn có thể giàu do chiếm đoạt thu nhập và tài sản của người khác Sự tăng trưởng kinh tế mở
ra khả năng làm cho một số người giàu lên mà không làm cho những người khác nghèo đi Vìvậy, tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững là phương hướng và mục tiêu phấn đấu củacác quốc gia Để đạt được điều đó cần quan tâm giải quyết các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăngtrưởng là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, vốn và công nghệ Thông qua hoạt động đầu tư,các yếu tố đó sẽ được khai thác và huy động, từ đó tạo ra cơ sở vật chất - kĩ thuật và nguồnlực mới cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Có thể nói rằng: Đầu tư là con đường đúngđắn, duy nhất để tăng trưởng và phát triển kinh tế
Kinh nghiệm xây dựng và phát triển kinh tế của các nước trên thế giới và ở nước ta chothấy, điều kiện cơ bản để nền kinh tế có thể “cất cánh” được là phải dành cho đầu tư một tỷ lệkhoảng 20% GDP Đồng thời, cọi trọng hiệu quả của hoạt động đầu tư
1.2 Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế Ở mỗi quốc gia
cơ cấu kinh tế thường được phân chia theo ngành, theo vùng (lãnh thổ) và theo thành phầnkinh tế Mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi thành phần kinh tế đều có tiềm năng và thế mạnh riêng.Đầu tư sẽ khai thác tiềm năng thế mạnh đó và tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, bởi lẽkhi tập trung đầu tư cho một ngành nào đó sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi to lớn chongành đó phát triển, nâng cao tỷ trọng sản phẩm trong toàn bộ nền kinh tế
Như vậy, để tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, vấn đề đầu tiên có tính then chốt là
Trang 4phải thực hiện đầu tư và phân bổ vốn một cách hợp lý.
Bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta xuất phát từ “ mức sàn ” rất thấp so vớicác nước trong khu vực và trên thế giới Vào những năm đầu của thập kỷ 90, tỷ trọng ngànhnông nghiệp nước ta chiếm khoảng 35%, công nghiệp chiếm 22%, còn lại là dịch vụ Trướctình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoáđất nước Một trong những mục tiêu được đặt ra là tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng: Thời kỳ đầu xây dựng cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ, thời kỳ tiếp theoxây dựng cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp
Trong những năm gần đây, thông qua nhiều chính sách và biện pháp đầu tư, nền kinh tếnước ta đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp
và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Với việc mỗi năm dành hơn 40% vốn đầu tư cho côngnghiệp, 20% vốn đầu tư cho nông nghiệp, đã tạo ra tốc độ tăng trưởng bình quân hàng nămcủa ngành công nghiệp khoảng 10 - 12%, nông nghiệp khoảng 4 - 5%, dịch vụ khoảng 8 -9% Đây là yếu tố quan trọng góp phần đưa tỷ trọng ngành công nghiệp hiện nay lên trên30%, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp xuống còn hơn 20%, còn lại là tỷ trọng của ngànhdịch vụ
Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở nước ta, thành phần kinh tế quốc doanhchiếm vị trí độc tôn và tạo ra đại bộ phận sản phẩm quốc nội Với chính sách phát triển kinh
tế nhiều thành phần, thực hiện khuyến khích và tạo điều kiện đầu tư phát triển kinh tế ngoàiquốc doanh, đến nay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã phát triển mạnh mẽ với tốc độtăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 7 - 8% và đã đóng góp hơn 60% GDP
Do điều kiện tự nhiên về địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu, và phong tục tập quán đấtnước ta được chia thành 3 miền: Bắc - Trung - Nam Mỗi miền có tiềm năng và thế mạnhriêng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần xây dựngnhững vùng kinh tế trọng điểm tại mỗi miền Miền Bắc, vùng kinh tế trọng điểm bao gồm:
Hà Nội - Hải phòng - Quảng ninh - Hà Đông; Miền Nam bao gồm: TP Hồ Chí Minh - ĐồngNai - Bình Dương - Bình Phước - Bà Rịa - Vũng Tàu; Miền Trung bao gồm: Quảng trị - Huế
- Đà Nẳng - Quảng Ngãi Vùng kinh tế trọng điểm được xây dựng ở những địa bàn có nhiềutiềm năng, từ đó có tác dụng thúc đẩy và lôi kéo sự phát triển của các địa bàn khác trong mỗimiền và toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Bên cạnh đó, cần chú trọngđầu tư nhằm phát triển các vùng miền núi, biên giới, hải đảo để đảm bảo sự phát triển đồngđều giữa các vùng và mọi miền của đất nước Để đạt được điều đó, việc phân bổ vốn đầu tưcần thực hiện theo hướng:
- Vốn Ngân sách và vốn ODA do Trung Ương quản lý được phân bổ đều cho các vùngnhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
- Vốn Ngân sách do địa phương quản lý dành 30% cho vùng kinh tế trọng điểm, 70%dành cho các vùng khác
- Vốn của doanh nghiệp, của nhân dân và vốn FDI đầu tư vào các vùng kinh tế trọngđiểm chiếm hơn 30%
1.3 Đầu tư tăng cường khả năng khoa học của đất nước
Bước sang thế kỉ XX, cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra như vũ bão và trở thànhđộng lực to lớn thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của các quốc gia Tuy nhiên, công nghệ mànhân loại đã và đang sử dụng cho đến nay là công nghệ truyền thống dựa trên kĩ thuật cơ khí.Nền công nghệ này đã và đang vấp phải những giới hạn to lớn về nguyên liệu, môi trường vàthị trường Điều này rất dễ dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu Để khắc phục tình trạng này,
đã xuất hiện xu hướng chuyển sang công nghệ mới sử dụng các loại máy tính và người máycông nghiệp, công nghệ tin học, công nghệ sinh học
Như vậy là, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ là một yếu tố, một cơ sở quantrọng của phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đây cũng là mối quan tâmhàng đầu của hầu hết các quốc gia Việc nâng cao và đổi mới cơ cấu công nghệ một mặt phảixuất phát từ phục vụ cho những yêu cầu mà chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặt ra, mặt khác nócũng tác động trở lại tốc độ và qui mô của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trang 5Hiện nay ở nước ta, trình độ công nghệ đang là vấn đề bức xúc cần được quan tâm Sosánh công nghệ chính đang được sử dụng ở nước ta với thế giới cho thấy: công nghệ lạc hậu
ở nước ta chiếm 52%, công nghệ trung bình chiếm 38%, còn lại 10% là công nghệ hiện đại.Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra là cần huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển côngnghệ Vốn cho phát triển công nghệ đang là vấn đề cấp bách đối với nhiều quốc gia, đặc biệt
là những nước nghèo như Việt Nam Theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển thì vốndành cho khoa học - công nghệ chiếm khoảng 3% GDP, trong khi đó ở nước ta hiện nay mớiđạt khoảng 1% GDP Không có vốn hoặc thiếu vốn, chúng ta sẽ không có điều kiện để nghiêncứu, ứng dụng các thành tựu khoa học, áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, và điều tấtyếu sẽ đến, đó là tính độc lập, tự chủ và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế sẽ suy giảm
2 Vai trò của đầu tư đối với doanh nghiệp.
2.1 Đầu tư đối với sự hình thành doanh nghiệp
Doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân hoạt động sảnxuất kinh doanh trên thị trường vì mục đích tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanhnghiệp và phát triển
Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp được xem là những “tế bào” chủ yếu nhất Chính
sự ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp tạo ra sức sống cho nền kinh tế Khi có nhiềudoanh nghiệp ra đời, tồn tại và phát triển sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo; ngược lại, sốlượng các doanh nghiệp giảm sút và hoạt động kém hiệu quả, nền kinh tế sẽ trì trệ, suy thoái
Để hình thành doanh nghiệp có nhiều điều kiện, trong đó điều kiện quan trọng phải kểđến là về vốn đầu tư Nhờ có vốn đầu tư, những nhà xưởng, trang thiết bị được hình thành,tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cho doanh nghiệp hoạt động Mặt khác, vốn đầu tư còn được sửdụng để mua sắm nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động trong chu kỳ sản xuất - kinhdoanh của doanh nghiệp
Thực tiễn ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp nước ta trong thời gian qua đãkhẳng định vai trò của vốn đầu tư Không có vốn đầu tư đã trở thành lực cản cho sự ra đờicủa khá nhiều doanh nghiệp Mặt khác, nhiều doanh nghiệp ra đời, song do hạn chế về vốnnên không có khả năng sử dụng công nghệ - thiết bị hiện đại, dẫn đến hiệu quả hoạt động sảnxuất - kinh doanh không cao, thiếu sức cạnh tranh và khó đứng vững trên thương trường Một
số doanh nghiệp khi ra đời tuy có trang thiết bị hiện đại, song lại thiếu vốn lưu động dẫn đếntình trạng sản xuất cầm chừng hoặc bị gián đoạn
Từ những vấn đề trên, có thể nói rằng, không có vốn để thực hiện đầu tư, không có sự
ra đời của các doanh nghiệp và qui mô vốn đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến qui mô và chấtlượng hoạt động của các doanh nghiệp Nói một cách ngắn gọn, đầu tư có ảnh hưỏng quyếtđịnh đến sự ra đời và tồn tại của các doanh nghiệp
2.2 Đầu tư đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp
Hoạt động đầu tư có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt làtình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Từ tình trạng hoạt động sản xuất kinhdoanh trong từng thời kỳ, các doanh nghiệp đã nảy sinh những quyết định đầu tư để thíchnghi và phát triển Chẳng hạn, khi thị trường tiêu thụ bị suy yếu, doanh số bán ra bị giảm sút,các doanh nghiệp phải đa dạng hoá sản phẩm và dịch vị của mình Tức là, thực hiện đầu tưcho việc đa dạng hoá gắn liền với một định hướng về thị trường tiêu thụ mới
Cạnh tranh là điều bình thường trong nền kinh tế thị trường Với sự mở cửa các nềnkinh tế và sự quốc tế hoá ngày càng tăng nhanh, cạnh tranh đã phát triển với một qui mô chưatừng thấy Chính sự cạnh tranh gay gắt này đã biến thương trường thành chiến trường Kĩthuật - công nghệ đã trở thành vũ khí sống còn trong việc cạnh tranh Nó dẫn đến những thayđổi sâu xa về điều kiện sản xuất, khống chế và hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm Lịch sử kinh tế thế giới, đặc biệt là những năm gần đây cho thấy làn sóng đầu tư vào kĩthuật - công nghệ ngày càng dâng cao mạnh mẽ Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ nhằm mởrộng qui mô sản xuất và tăng cường sức mạnh cạnh tranh luôn luôn là một nhu cầu bức xúcđối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Như vậy là, nhờ có đầu tư, công nghệ - thiết bị của các doanh nghiệp được đổi mới,
Trang 6chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm ngày càng phong phú đáp ứng nhu cầu thịhiếu của người tiêu dùng, từ đó tăng nhanh khả năng tiêu thụ và mang lại lợi nhuận nhiều hơncho doanh nghiệp Điều đó khẳng định: Đầu tư đóng vai tró cực kì quan trọng đối với sự tồntại và phát triển của các doanh nghiệp.
Khi chuyển sang nến kinh tế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp nước ta gặp khó khăntrong hoạt động sản xuất - kinh doanh Có nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhânquan trọng là máy móc thiết bị Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, phần lớn các máymóc thiết bị của các doanh nghiệp hiện nay được sản xuất từ thập kỉ 50, tỉ lệ hao mòn bìnhquân trên cả nước là 59,3% ở nhiều nước, khi máy móc thiết bị hao mòn khoảng 70% là phảiđược thanh lý, trong khi ở nước ta nhiều thiết bị đã khấu hao hết vẫn còn sử dụng
Công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kĩ đã đưa đến hệ quả là hàng hoá sản xuất từ các doanhnghiệp trong nước có giá thành cao, chất lượng thấp, chủng loại kém phong phú, mẫu mãchậm thay đổi để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Do đó, hàng nội mất uy tín, khôngcạnh tranh được với hàng ngoại ngay tại thị trường ở trong nước, sức sản xuất trong nướcgiảm sút và trì trệ và đây cũng là một nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng thương mại nước ta
Thực trạng hoạt động sản xuất - kinh doanh đã đặt ra vấn đề cần đầu tư đổi mới côngnghệ - thiết bị cho hàng ngàn doanh nghiệp nước ta Trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn vốnNgân sách và nguồn vốn tự có còn rất hạn chế thì nguồn vốn chủ yếu để thực hiện đổi mớicông nghệ và thiết bị cho các doanh nghiệp là nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thươngmại Vì vậy, đầu tư đổi mới công nghệ - thiết bị vừa là mối quan tâm của các doanh nghiệpvừa là mối quan tâm của các ngân hàng thương mại Thực hiện tốt hoạt động này có tác độngrất lớn đến sự tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp và bản thân ngân hàng
Trang 8CHƯƠNG II
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ DỰ ÁN
1 Khái niệm dự án
Trong chương 1, chúng ta đã nghiên cứu về đầu tư Giữa đầu tư và dự án có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau Đây là mối quan hệ nhân quả Đầu tư phát triển là nguồn gốc ra đời củacác dự án Ngược lại, việc xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư sẽ kiểm nghiệm tính đúngđắn và hiệu quả của quyết định đầu tư
Thực tiễn đã chứng minh rằng, muốn tối đa hoá hiệu quả của đầu tư thì trước khi raquyết định đầu tư nhất thiết phải có dự án đầu tư Nói khác đi, đầu tư phải được tiến hành trên
cơ sở các dự án được soạn thảo và xem xét một cách kĩ lưỡng Vì vậy, đầu tư theo dự án trởthành xu thế phổ biến trong nền kinh tế thị trường
Trong nhiều năm qua, cách tiếp cận đầu tư bằng dự án đã đứng vững được như mộtphương pháp đã tôi luyện để quản lý việc sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được những mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng
Tuy nhiên, hiện nay chưa có một định nghĩa nào thật hoàn chỉnh về dự án đầu tư Dự ánđầu tư được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau Theo thời gian, quan niệm về dự án ngàycàng phát triển Có người coi dự án là cách sử dụng các nguồn lực vào mục đích sản xuấtnhất định; Ngân hàng Thế giới, một tổ chức tài chính quốc tế lớn nhất và có vai trò quantrọng trong việc cung cấp vốn, viện trợ kinh tế - kỹ thuật, thúc đẩy đầu tư vào các nước đangphát triển thông qua các chương trình và dự án đầu tư đã xem dự án là tổng thể các chínhsách, hoạt động và chi phí có liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt những mục tiêunào đó trong một thời gian nhất định; Cũng có người cho rằng: dự án đầu tư là tập hợp cácđối tượng được hình thành và hoạt động theo một kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu nhấtđịnh (các lợi ích) trong một khoảng thời gian nhất định; Với tư cách là người đầu tư, mốiquan tâm hàng đầu và mục đích chủ yếu của chủ đầu tư là kiếm lời Đây là một quá trình tìmkiếm rất khó khăn, vất vả Để đạt được điều này, nhà đầu tư phải nghiên cứu chi tiết, tỷ mỉ tất
cả những vấn đề có liên quan, ảnh hưởng đến tính sinh lời của công cuộc đầu tư đó Tập hợpnhững kết quả nghiên cứu này bằng văn bản được gọi là dự án đầu tư
Dù được xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì dự án đầu tư cũng bao gồm các thành phầnchính như sau:
- Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án Cụ thể là khi thực hiện, dự án sẽ manglại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho bản thân chủ đầu tư nói riêng Những mụctiêu này cần được biểu hiện bằng kết quả cụ thể như tạo nguồn thu cho ngân sách, giải quyếtviệc làm cho người lao động, mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư
- Các hoạt động của dự án Dự án phải nêu rõ những hành động cụ thể phải thực hiện,địa điểm diễn ra các hoạt động của dự án, thời gian cần thiết để hoàn thành, và các bộ phận
có trách nhiệm thực hiện những hành động đó Cần lưu ý rằng các hoạt động đó có mối quan
hệ với nhau vì tất cả đều hướng tới sự thành công của dự án và các hoạt động đó diễn ra trongmột môi trường không chắc chắn Môi trường dự án không phải là môi trường hiện tại mà làmôi trường tương lai
- Các nguồn lực Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu thiếu các nguồnlực về vật chất, tài chính, con người Vì vậy, phải nêu rõ các nguồn lực cần thiết cho dự án.Tổng hợp các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án Mỗi dự án bao giờ cũng đượcxây dựng và thực hiện trong sự giới hạn về nguồn lực
Tóm lại, mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về dự án, song quan niệm về dự án đầu
tư dưới giác độ của nhà đầu tư sẽ được sử dụng nhằm đáp ứng cho mục đích chủ yếu là tiếnhành thẩm định các dự án đầu tư Theo quan niệm này, dự án đầu tư được hiểu là tập hợp kếtquả nghiên cứu các nội dung có liên quan, ảnh hưởng đến sự vận hành và tính sinh lời củacông cuộc đầu tư
2 Vai trò của dự án đầu tư
Trang 9Dự án đầu tư là “sản phẩm” đem lại cho công cuộc đầu tư một hiệu quả như mongmuốn Chính nguồn gốc ra đời của dự án đã cho thấy một cách khái quát vai trò của dự án đốivới sự phát triển Dự án đầu tư tạo cơ sở vật chất kỹ - thuật nguồn lực mới cho sự phát triển,
là phương tiện chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế, giải quyết quan hệ cung - cầu về vốn,
về sản phẩm dịch vụ trên thị trường, góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần cho nhân dân, cải tiến bộ mặt kinh tế xã hội cho đất nước Vai trò cụ thể của dự ánđối với chủ đầu tư, nhà nước và nhà tài trợ được thể hiện ở những điểm chính như sau: Trước hết đối với chủ đầu tư: Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định sự bỏ vốn đầu
tư Dự án đầu tư được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ cácmặt về thị trường, kỹ thuật, tài chính, tổ chức quản lý do đó, chủ đầu tư sẽ yên tâm hơntrong việc bỏ vốn ra để thực hiện dự án vì có khả năng mang lại lợi nhuận và ít rủi ro Mặtkhác, vốn đầu tư của một dự án thường rất lớn và để san xẻ rủi ro (nếu có) nên ngoài phầnvốn tự có, để thực hiện các dự án chủ đầu tư còn cần đến nguồn vốn vay Dự án là mộtphương tiện để thuyết phục các tổ chức tài chính - tín dụng xem xét tài trợ cho vay vốn Dự
án cũng là cơ sở để chủ đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi đôn đốc và kiểm tra quátrình thực hiện đầu tư Đó là những kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị, kế hoạch thi côngxây lắp, kế hoạch sản xuất kinh doanh Ngoài ra, dự án còn là căn cứ để đánh giá và có điềuchỉnh kịp thời những tồn tại và vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư và khai thác côngtrình
Đối với Nhà nước, dự án đầu tư là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, phêduyệt cấp vốn và cấp giấy phép đầu tư Vốn ngân sách nhà nước sử dụng để đầu tư phát triểntheo kế hoạch thông qua các dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư quan trọng của quốc giatrong từng thời kỳ (điện, xi măng, sắt, thép ) Dự án sẽ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tưkhi mục tiêu của dự án phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế của đất nước,hoạt động của dự án không gây ảnh hưởng đến môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế - xãhội Khi dự án đã được phê chuẩn thì các bên liên quan đến dự án phải tuân thủ theo nội dungyêu cầu của dự án Nếu nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên liên quan thì dự án làmột trong những cơ sở pháp lý để xem xét, giải quyết
Đối với các nhà tài trợ Khi tiếp nhận các dự án xin tài trợ vốn của chủ đầu tư, các tổchức tài chính - tín dụng sẽ xem xét các nội dung cụ thể của dự án, đặc biệt là về mặt kinh tế -tài chính để đi đến quyết định có đầu tư hay không đầu tư cho các dự án đó Dự án chỉ đượcđầu tư vốn nếu mang tính khả thi theo quan điểm của nhà tài trợ và ngược lại Khi chấp nhậnđầu tư, dự án là cơ sở để các tổ chức này lập kế hoạch cấp vốn hoặc cho vay theo mức độhoàn thành kế hoạch đầu tư, đồng thời lập kế hoạch thu hồi vốn vay
3 Yêu cầu của dự án
Soạn thảo dự án là một công việc khó khăn, phức tạp Không thể xem soạn thảo dự án
là việc làm chiếu lệ để tìm đối tác hoặc vay vốn đầu tư Để một dự án đầu tư có tính thuyếtphục và thu hút các bên tham gia, khi soạn thảo dự án cần đảm bảo đầy đủ những yêu cầu cơbản sau:
Một là, dự án phải có tính khoa học Đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu của dự án đầu
tư Đảm bảo yêu cầu này sẽ tạo tiền đề cho việc triển khai và thực hiện thành công dự án.Tính khoa học của dự án được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau:
- Về số liệu thông tin Những dữ liệu, thông tin để xây dựng dự án phải đảm bảo trungthực, chính xác, tức là phải chứng minh được nguồn gốc và xuất xứ của những thông tin vànhững số liệu đã thu thập được (do các cơ quan có trách nhiệm cung cấp, nghiên cứu tìm hiểuthực tế )
- Về phương pháp lý giải Các nội dung của dự án không tồn tại độc lập, riêng rẽ màchúng luôn nằm trong một thể thống nhất, đồng bộ Vì vậy, quá trình phân tích, lý giải cácnội dung đã nêu trong dự án phải đảm bảo logic và chặt chẽ
- Về phương pháp tính toán Khối lượng tính toán trong một dự án thường rất lớn Do
đó, khi thực hiện tính toán các chỉ tiêu cần đảm bảo đơn giản và chính xác Đối với các đồthị, các bản vẽ kỹ thuật phải đảm bảo chính xác về kích thước, tỷ lệ
Trang 10-Về hình thức trình bày Dự án chứa đựng rất nhiều nội dung, nên khi trình bày phảiđảm bảo có hệ thống, rõ ràng và sạch đep
Hai là, tính pháp lý Tính pháp lý của dự án phản ánh quyền lợi của quốc gia trong dự
án Vì vậy, việc triển khai, thực hiện dự án phải được phép của các cơ quan có thẩm quyền.Muốn vậy, dự án đầu tư không chứa đựng những điều trái với luật pháp và chính sách củaNhà nước về đầu tư Nói khác đi là dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp vớichính sách và luật pháp của Nhà nước Điều này đòi hỏi người soạn thảo dự án phải nghiêncứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước và các văn bản luật pháp có liên quan đến cáchoạt động đầu tư đó
Ba là, tính thực tiễn Tính thực tiễn của dự án đầu tư thể hiện ở chỗ nó có khả năng ứngdụng và triển khai trong thực tế Mỗi dự án bao giờ cũng thuộc một ngành, lĩnh vực cụ thểvới những thông số, tính toán và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cụ thể Mặt khác, dự án diễn ra ởnhững địa điểm cụ thể và chịu tác động của những yếu tố môi trường xác định về điều kiện
tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội
Bởi các lý do chính yếu trên, cho nên, các nội dung, khía cạnh phân tích của dự án đầu
tư không thể chung chung mà dựa trên những căn cứ thực tế, tức là dự án phải được xây dựngtrong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể về mặt bằng, thị trường, vốn
Bốn là, tính thống nhất Lập và thực hiện dự án đầu tư là cả một quá trình gian nan,phức tạp Đó không phải là công việc độc lập của chủ đầu tư mà nó liên quan đến nhiều bênnhư cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, các nhà tài trợ
Vì vậy, dự án phải biểu hiện sự thống nhất về lợi ích giữa các bên có liên quan đến dự
án Muốn các bên đối tác hiểu và quyết định tham gia dự án đầu tư, các tổ chức tài chínhquyết định tài trợ hay cho vay đối với các dự án và muốn được cơ quan có thẩm quyền xemxét cấp giấy phép đầu tư thì việc xây dựng dự án từ các bước tiến hành đến nội dung, hìnhthức, cách trình bày dự án cần phải tuân thủ theo những quy định chung mang tính quốc tế.Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các bên chấp thuận dự án
Năm là, tính phỏng định Xuất phát từ tính phức tạp của đầu tư nên người soạn thảo dự
án dù có nhiều kinh nghiệm và chuẩn bị hết sức chu đáo, kỹ lưỡng cũng không thể lường hếtđược những yếu tố sẽ chi phối hoạt động đầu tư trong tương lai Những nội dung, tính toán vềquy mô sản xuất, chi phí, giá cả, doanh thu, lợi nhuận trong dự án chỉ có tính chất dự trù,
dự báo Thực tế thường xảy ra không hoàn toàn đúng như dự báo Thậm chí, trong nhiềutrường hợp, thực tế xảy ra lại khác xa so với dự kiến ban đầu trong dự án Vì vậy, dự án cótính phỏng định Nhưng sự phỏng định phải dựa trên những căn cứ khoa học, trung thực vàkhách quan nhằm giảm thiểu rủi ro, độ bất định trong quá trình thực hiện dự án
4 Chu trình dự án
Một công cuộc đầu tư được xem như bắt đầu từ ý tưởng về dự án đầu tư Bất kỳ một dự
án đầu tư nào cũng được hình thành từ một ý tưởng ban đầu của nhà đầu tư Tuy ý tưởng chỉ
là một sự “hình dung” mong muốn của nhà đầu tư, nhưng cũng phải dựa trên những căn cứ
cụ thể, vì nếu không ý tưởng đó sẽ trở thành viễn tưởng
Từ ý tưởng của dự án đến đến việc xây dựng, thực hiện và kết thúc dự án là cả một quátrình Quá trình này thường được chia làm 3 giai đoạn và trong mỗi giai đoạn lại gồm rấtnhiều công việc diễn ra vừa tuần tự vừa đan xen lẫn nhau Sau đây là các giai đoạn với cácbước và công việc chính của một chu trình dự án:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn này gồm những bước chính như sau:
- Nghiên cứu cơ hội đầu tư
- Nghiên cứu tiền khả thi
- Nghiên cứu khả thi
- Thẩm định để ra quyết định đầu tư
Nghiên cứu cơ hội đầu tư là nghiên cứu những khả năng, những điều kiện để chủ đầu tư
có thể tiến hành đầu tư Mục đích của nó là tìm ra được cơ hội đầu tư phù hợp nhất đối vớichủ đầu tư Việc nghiên cứu cơ hội đầu tư có tác dụng xác định một cách nhanh chóng và íttốn kém nhưng lại dễ thấy về các khả năng đầu tư trên cơ sở những thông tin cơ bản đưa ra
Trang 11đủ để làm người có khả năng đầu tư cân nhắc, xem xét và đi đến quyết định có triển khai tiếpsang giai đoạn nghiên cứu sau hay không.
Nghiên cứu tiền khả thi là sự lựa chọn sơ bộ cơ hội đầu tư Mặc dù mới chỉ là sự lựachọn sơ bộ cơ hội đầu tư, nhưng không vì thế mà chủ đầu tư coi nhẹ, giảm bớt nội dungnghiên cứu Nội dung nghiên cứu tiền khả thi là tất cả những vấn đề có liên quan ảnh hưởngđến công cuộc đầu tư như thị trường, tài chính, kinh tế - kỹ thuật Tuy nhiên, vì là sự lựachọn sơ bộ cho nên chủ đầu tư chưa nghiên cứu những vấn đề đó một cách chi tiết tỷ mỉ.Việc nghiên cứu những vấn đề đó ở mức độ trung bình và trong trạng thái tĩnh Tức là, chưa
đề cập đến sự tác động của các yêú tố bất định và các kết quả tính toán chỉ là những ước tính
sơ bộ
Nghiên cứu khả thi là sự lựa chọn cuối cùng cơ hội đầu tư nên chủ đầu tư phải tiếnhành nghiên cứu hết sức chi tiết, tỉ mỉ, toàn diện, triệt để những nội dung về thị trường, tàichính, kinh tế, kỹ thuật có ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư Điều đáng chú ý là nghiên cứukhả thi diễn ra trong trạng thái động, tức là, có tính đến những yếu tố bất định có thể xảy ratheo từng nội dung cụ thể
Như vậy, về mặt nội dung, có thể coi nghiên cứu tiền khả thi và khả thi là như nhau.Giữa nghiên cứu tiền khả thi và khả thi chỉ khác nhau về tính chất, mức độ nông, sâu của việcnghiên cứu
Thẩm định để ra quyết định đầu tư Trên cơ sở kết quả nghiên cứu khả thi sẽ tổ chứcthẩm định để đi đến quyết định có thực hiện đầu tư hay không
Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư
Đây là giai đoạn tiến hành các hoạt động nhằm tạo nên cơ sở vật chất - kỹ thuật, tiền đềcho dự án đi vào giai đoạn sau cùng Giai đoạn này gồm những bước chính như:
- Đàm phán ký kết các hợp đồng
- Thiết kế và lập dự toán thi công công trình
- Thi công xây lắp công trình
- Vận hành chạy thử nghiệm thu công trình
Trong giai đoạn này vốn đầu tư được chi ra rất lớn và chưa sinh lời Thời gian càng kéodài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn và có thể xảy ra các tổn thất đối với thiết bịchưa hoặc đang được thi công lắp đặt, các công trình đang được xây dựng dở dang Thếnhưng, không thể tuỳ tiện rút ngắn thời gian thực hiện đầu tư vì điều đó sẽ ảnh hưởng đếnchất lượng thi công xây dựng - lắp đặt công trình, gây ảnh hưởng xấu đến giai đoạn vận hành,khai thác Như vậy là, vấn đề đảm bảo chất lượng xây dựng - lắp đặt công trình và thời gianthi công là quan trọng hơn cả trong giai đoạn thực hiện đầu tư
Giai đoạn 3: Vận hành kết quả đầu tư
Đây là giai đoạn cuối cùng của dự án đầu tư Thực chất của giai đoạn này là đưa côngtrình đã được xây dựng, lắp đặt xong vào vận hành, khai thác Tức là, thực hiện tổ chức sảnxuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của dự án đề ra, trong đó mục tiêu chủ yếu làthu hồi vốn và có lợi nhuận
Ở những năm đầu, khi dự án mới đi vào hoạt động, do tình hình chưa ổn định nên côngsuất thực tế đạt được không cao Vì vậy, ở năm thứ nhất, công suất thực tế chỉ nên tínhkhoảng 50% công suất thiết kế, năm thứ hai ở mức cao hơn, khoảng 75% Công suất thiết kếthực tế đạt được ở mức cao nhất thường là từ năm thứ 3 trở đi và khi đó cũng chỉ nên tính ởmức xấp xỉ 90% công suất thiết kế
Tóm lại, chu trình dự án là các giai đoạn và các bước mà một dự án đầu tư cần trải quabắt đầu từ thời điểm có ý tưởng đầu tư cho đến thời điểm kết thúc dự án
II NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư
Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sảnxuất - kinh doanh, phát triển kinh tế, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và hoạt động tàitrợ Tuỳ theo từng dự án cụ thể để nghiên cứu, xác định những cơ sở về sự cần thiết phải tiếnhành đầu tư theo dự án đó Tuy nhiên, do hoạt động đầu tư mang tính phức tạp, có liên quan,ảnh hưởng và chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là tình hình kinh tế của
Trang 12mỗi vùng, mỗi khu vực và mỗi quốc gia Vì vậy, có thể nói rằng, tình hình kinh tế tổng quát
là cơ sở chủ yếu nhất để nghiên cứu sự cần thiết phải thực hiện các dự án đầu tư Khi nghiêncứu tình hình kinh tế tổng quát có liên quan đến dự án đầu tư cần xem xét trên các khía cạnhchủ yếu sau:
- Trước hết là điều kiện về địa lý tự nhiên Các yếu tố thuộc điều kiện về địa lý tự nhiênnhư địa hình, khí hậu, địa chất, tài nguyên có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và hoạtđộng của dự án đầu tư, tác động mạnh mẽ đến “đầu vào” và “đầu ra” của các dự án
- Điều kiện về dân số và lao động Đây là yếu tố có liên quan, ảnh hưởng đến nhu cầu
và khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ do dự án tạo ra, đồng thời tác động đến nguồnlao động cung cấp cho dự án
- Tình hình chính trị, các chính sách và hệ thống luật pháp của nhà nước là những yếu
tố có liên quan, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và tâm lý của nhà đầu tư Sự ổn định vềchính trị, luật pháp nghiêm minh và các chính sách nhất quán sẽ mang lại sự an tâm cho cácnhà đầu tư Các chính sách phát triển, cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh nhậnthức và sự đổi mới tư duy trong lĩnh vực đầu tư, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thực trạng sản xuất - kinh doanhcủa ngành, của cơ sở thể hiện qua các chỉ tiêu như tốc độ tăng GDP, tỉ lệ đầu tư/GDP, tỉ suấtlợi nhuận có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án.Ngoài ra, đối với dự án đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, cải tiến kĩ thuật, cần phân tíchthực trạng hoạt động sản xuất - kinh doanh của những cơ sở đó
Trên đây là những yếu tố cơ bản tác động đến dự án đầu tư Nghiên cứu các vấn đề trên
sẽ giúp tìm ra câu trả lời vì sao phải thực hiện dự án đầu tư Để nghiên cứu các vấn đề trêncần sử dụng nhiều nguồn số liệu thông tin Có thể thu thập các số liệu thông tin đó trong cácniên giám, báo cáo thống kê hay trên các tạp chí, sách báo và tài liệu kinh tế quốc tế
Điều cần chú ý là tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể để lựa chọn các vấn đề kinh tế tổngquát nêu trên khi xem xét đánh giá sự cần thiết phải thực hiện dự án đó
2 Nghiên cứu về phương diện thị trường
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở nước ta trước đây, sản phẩm hàng hoá khanhiếm do nguyên nhân chủ yếu là năng lực sản xuất hạn chế Hầu hết các sản phẩm sản xuất rađều được tiêu thụ Vì vậy, vấn đề thị trường được ít người quan tâm
Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọihoạt động sản xuất - kinh doanh của các đơn vị, đem lại một thực tế là có nhiều sản phẩmhàng hoá xuất hiện trên thị trường Sự xuất hiện nhiều sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu củacon người đã góp phần quan trọng làm thay đổi tư duy của các nhà đầu tư, sản xuất Tư duybắt đầu từ việc sản xuất rồi tìm cách bán hàng, tiêu thụ sản phẩm đã khép lại, nhường chỗ chomột tư duy mới, đó là cần bắt đầu từ nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu và tâm lý củangười tiêu dùng, từ đó lựa chọn sản phẩm để đầu tư, sản xuất và tổ chức tiêu thụ phù hợp với
sở thích, nếp sống và sức mua của khách hàng
Như vậy là, dự án cần sản xuất sản phẩm gì với số lượng và giá cả bao nhiêu không thểxuất phát từ suy nghĩ chủ quan của nhà đầu tư mà phải xuất phát từ thị trường Nghiên cứu vềphương diện thị trường là nội dung quan trọng đầu tiên và có ý nghĩa sống còn của dự án Thịtrường là nơi phát ra những tín hiệu rất cần thiết đối với chủ đầu tư, là nhân tố quyết địnhviệc lựa chọn mục tiêu và quy mô của dự án Mục đích chủ yếu của nghiên cứu thị trường lànhằm:
- Xác định thị trường hiện tại của sản phẩm dự định sản xuất, đánh giá tiềm năng pháttriển của thị trường này trong tương lai, đồng thời phân tích các yếu tố kinh tế và phi kinh tếtác động đến nhu cầu sản phẩm
- Xây dựng các biện pháp khuyến thị và tiếp thị cần thiết giúp cho việc tiêu thụ sảnphẩm của dự án
- Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại có sẵn và cácsản phẩm có thể sau này xuất hiện trên thị trường
Về mặt nội dung, nghiên cứu thị trường dự án bao gồm các vấn đề chính như sau:Một là, lựa chọn sản phẩm dự án Một sản phẩm được sản xuất ra là nhằm đáp ứng nhu
Trang 13cầu nào đó của xã hội Tuy nhiên, nhu đó rất đa dạng và có tầm quan trọng khác nhau tuỳtheo mỗi cá nhân và tuỳ theo mỗi xã hội Vì vậy, khi nghiên cứu lựa chọn sản phẩm của dự
án cần xác định rõ loại sản phẩm và đối tượng tiêu thụ sản phẩm đó Những vấn đề cần đượcxem xét, làm rõ khi lựa chọn sản phẩm dự án là:
- Đặc điểm, công dụng chủ yếu của sản phẩm là gì? Sản phẩm dự án đáp ứng nhu cầusản xuất hay nhu cầu của các cá nhân?
- Ai là khách hàng chính tiêu thụ sản phẩm dự án? Ai sẽ là những khách hàng mới ?
- Sản phẩm dự án dự định sản xuất đang ở trong giai đoạn nào của chu kì sống? Nếusản phẩm dự án dự định sản xuất đang ở vào những giai đoạn cuối của chu kì sống thì việcthực hiện dự án đó rõ ràng là bất lợi, không nên tiến hành
Hai là, xác định nhu cầu thị trường hiện tại Xác định nhu cầu hiện tại của sản phẩm mà
dự án dự định sản xuất là điều cần thiết đối với nhà đầu tư Để xác định được mức tiêu thụhiện tại về loại sản phẩm của dự án cần thu thập các số liệu như số liệu sản xuất trong nămcủa các cơ sở hiện có, số lượng nhập khẩu và xuất khẩu trong năm và lượng tồn kho cuốinăm Cần lưu ý rằng, mức tiêu thụ hiện tại có thể phản ánh đúng hoặc chưa đúng như cầuhiện tại
Đối với những mặt hàng không còn sự khan hiếm về sản phẩm, hoặc mức độ khan hiếmthấp thì mức tiêu thụ hiện tại sẽ phản ánh đúng nhu cầu thị trường hiện taị
Đối với những sản phẩm có sự khan hiếm, sản xuất ra đến đâu đều được tiêu thụ hết, cóthêm nữa vẫn bán được thì mức tiêu thụ hiện tại chưa phản ánh đúng nhu cầu thị trường hiệntại, nhu cầu có thể còn lớn hơn lượng hàng đã tiêu thụ Lẽ dĩ nhiên các dự án đầu tư cần pháthiện những mặt hàng còn có sự khan hiếm để đầu tư sản xuất Lúc này, để xác định nhu cầuthị trường hiện tại có thể gia tăng một hệ số nào đó bằng cách tham khảo số liệu của các nướckhác, nhất là các nước có kinh nghiệm có đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội giống với nước
Mỗi phương pháp dự báo có nội dung riêng, nhưng cơ sở của chúng về cơ bản là giốngnhau Các phương pháp đều dựa trên giả thiết: những gì diễn ra trong quá khứ theo một quyluật nào đó sẽ tiếp tục ra trong tương lai cũng vấn theo quy luật đó
Như vậy là, để dự báo nhu cầu tương lai của sản phẩm dự án cần xác định “quy luật”trong quá khứ Muốn vậy, cần thu thập các số liệu thông tin trong quá khứ về tình hình tiêuthụ sản phẩm đó Tuỳ theo từng loại sản phẩm mà xác định thời gian cần phải xem xét đếntrong quá khứ Nhìn chung, khoảng thời gian tối thiểu đối với nhiều loại sản phẩm là 5 năm.Trong nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường tương lai, vấn đề đặt ra là cần lựa chọnphương pháp thích hợp để dự báo đối với từng loại sản phẩm dự định sản xuất Điều cần chú
ý là độ chính xác của các kết quả dự báo còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự biến độngcủa giá cả, thu nhập, dân số và một số ảnh hưởng có tính chất đột biến
Về giá cả, đây là một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu thị trường Thôngthường, khi giá cả cao thì người tiêu dùng càng đắn đo khi mua sản phẩm đó Vì vậy, khi dựbáo nhu cầu của thị trường tương lai, để đảm bảo sự chính xác cao hơn cần tính đến tính đànhồi của nhu cầu so với giá cả sản phẩm
Về thu nhập, thông thường khi thu nhập tăng thì khuynh hướng tiêu dùng sẽ tăng lên.Khi dự báo nhu cầu cần kết hợp xem xét mối tương quan giữa thu nhập bình quân đầu người
và mức tiêu thụ sản phẩm dự án dự định sản xuất
Về dân số, cũng có ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu thị trường theo hướng “đồng
Trang 14biến”, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, may mặc
Bốn là, phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm Cạnh tranh là điều thường xuyênxảy ra trong nền kinh tế thị trường do có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sảnphẩm Quá trình này nhiều lúc diễn ra rất gay gắt, biến thương trường thành chiến trường.Nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư không đủ sức cạnh tranh dẫn đến bị phá sản
Vì vậy, phân tích đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án là điều tất yếu vàcần được coi trọng
Trước hết, cần phân tích, đánh giá tình hình và mức độ cạnh tranh Cụ thể là, xác địnhtất cả các nhà cạnh tranh chính ở hiện tại và tương lai Thu nhập các thông tin về tình hìnhsản xuất - kinh doanh của họ có ước tính đến sự thay đổi trong tương lai để đánh giá điểmmạnh và điểm yếu của “đối thủ” cạnh tranh
Sau khi phân tích, đánh giá các “đối thủ”, cần phân tích đánh giá khách quan ưu thế vàbất lợi của dự án trong cạnh tranh trên các mặt chủ yếu như chi phí sản xuất, khả năng tàichính, kỹ năng quản lý và kỹ thuật Điều quan trọng là cần xác định rõ những ưu thế đó của
dự án sẽ tồn tại được bao lâu và những bất lợi của dự án có khắc phục, hạn chế được haykhông?
Bước quan trọng trong quá trình cạnh tranh sản phẩm do dự án tiến hành sản xuất nhằmchiếm lĩnh thị trường như đã dự tính là cần sử dụng các công cụ để cạnh tranh trên hai khíacạnh Cạnh tranh về phương diện giá cả và khả năng cạnh tranh về giá trị sử dụng
Để cạnh tranh về giá cả cần thu thập giá bán của các sản phẩm cùng loại đang được tiêuthụ trên thị trường do các doanh nghiệp hiện có sản xuất Từ đó, dự kiến giá bán sản phẩmcủa dự án sao cho có thể cạnh tranh được mà vẫn có lời
Nhìn chung, giá cả sản phẩm của dự án phải thấp hơn hoặc tối đa là cao bằng giá cả sảnphẩm của các sản phẩm cùng loại đang có mặt trên thị trường mới có lợi thế trong cạnh tranh.Khả năng cạnh tranh về giá trị sử dụng được thể hiện chủ yếu ở chất lượng sản phẩm,kiểu dáng công nghiệp, hình thức bao bì Vì vậy, cần nêu rõ những ưu điểm nổi bật của chấtlượng sản phẩm, nói rõ sản phẩm đạt tiêu chuẩn cấp nào, đồng thời cũng cần nêu rõ nhữngtiện lợi của sản phẩm trong sử dụng, di chuyển và khả năng đáp ứng được thị hiếu của ngườitiêu dùng Chính những ưu điểm đó là cơ sở quan trọng để tạo ra uy tín của sản phẩm, là yếu
tố có tính chất quyết định nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao được lượng hàng bán racũng như đảm bảo được tuổi thọ kinh tế của sản phẩm như dự kiến đề ra trong dự án
Năm là, xây dựng các biện pháp tiếp thị và màng lưới tiêu thụ sản phẩm của dự án Quaviệc tiến hành dự báo nhu cầu thị trường tương lai đối với sản phẩm dự án dự định sản xuất
đã cho biết khả năng xâm chiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm trong tương lai
Thế nhưng, khả năng đó có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào nhiều vấn
đề, đặc biệt là phải làm cho người tiêu dùng biết và cần đến các sản phẩm của dự án Vì vậy,cần nghiên cứu các biện pháp tiếp thị và tổ chức màng lưới tiêu thụ sản phẩm của dự án đểtăng nhanh khả năng tiêu thụ
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tiếp thị đóng vai trò quan trọng tỷ lệ với sốlượng và sự phức tạp của khách hàng Mục đích của tiếp thị là làm cho người tiêu dùng sửdụng sản phẩm của dự án thay vì sử dụng sản phẩm cạnh tranh khác Vì vậy, cần nghiên cứu
kỹ lưỡng đối tượng khách hàng, các hình thức phân phối và kỹ năng của chúng cũng như cácphương án giới thiệu sản phẩm
Tổ chức màng lưới tiêu thụ là một vấn đề cần được nghiên cứu kĩ lưỡng Về nguyêntắc, phải đảm bảo cho sản phẩm của dự án đến được tay người tiêu dùng một cách nhanhchóng và thuận tiện Do đó, dự án xem xét tổ chức hệ thống phân phối sản phẩm một cáchhợp lý thông qua các phương thức tiêu thụ như bán hàng trực tiếp, bán hàng thông qua cácđại lý hoặc thông qua các hợp đồng bao tiêu sản phẩm Trường hợp áp dụng phương thứcbán hàng trực tiếp cần dự trù tính toán các chi phí như chi phí vận chuyển, chi phí mở các cửahàng tiêu thụ
Nghiên cứu thị trường là nội dung quan trọng là nhân tố quyết định việc lựa chọn mụctiêu và qui mô của dự án Mặt khác, nghiên cứu về phương diện thị trường cũng là một vấn
đề rất phức tạp, mang nặng tính lý thuyết, vận dụng vào thực tế gặp rất nhiều khó khăn do
Trang 15thiếu số liệu hoặc số liệu không đủ độ tin cậy cao
Thực tế cho thấy nhiều dự án không thành công đều có nguyên nhân do nghiên cứu thịtrường không chính xác Để nghiên cứu thị trường cần các thông tin ở tầm vĩ mô và vi mônhư các kế hoạch lớn định hướng việc phát triển kinh tế quốc dân, tốc độ tăng trưởng và pháttriển kinh tế, chỉ số lạm phát, tình hình xuất - nhập khẩu và tuỳ theo sản phẩm của từng dự án
cụ thể để xác định những thông tin cần thiết khác
Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị trường không phải chỉ là thu lượm các tài liệu, thông tin
về tình hình quá khứ, hiện tại và tương lai của sản phẩm dự án dự định sản xuất mà còn cần
có các chuyên gia với những hiểu biết về sản phẩm dự án và những sản phẩm có thể thay thếcũng như những kiến thức về qui luật và cơ chế hoạt động của thị trường, pháp luật, thươngmại để có thể lựa chọn, phân tích và rút ra được những kết luận cụ thể và xác đáng
3 Nghiên cứu phương diện kỹ thuật - công nghệ của dự án
Mục đích chính của việc nghiên cứu kĩ thuật - công nghệ của dự án là nhằm xác định,kiểm tra các thông số đầu vào, quy trình sản xuất, địa điểm sản xuất và nhu cầu để sản xuấtmột cách tối ưu và phù hợp nhất với những điều kiện hiện có mà vẫn đảm bảo các yêu cầu vềchất lượng và số lượng sản qua nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu phương diện kĩ thuật - công nghệ là một trong những tiền đề quan trọngcho việc phân tích về mặt kinh tế - tài chính của dự án Không có số liệu của phân tích kỹthuật thì không thể phân tích về mặt kinh tế tài chính Quyết định đúng đắn trong thẩm định
kỹ thuật - công nghệ có tác dụng to lớn trong việc tiết kiệm các nguồn lực và tranh thủ đượccác cơ hội để tăng thêm nguồn lực
Mặt khác, kỹ thuật - công nghệ của từng dự án phụ thuộc vào các ngành kinh tế - kỹthuật và là một vấn đề rất phức tạp nhất là đối với dự án lớn Vì vậy, cần có những nghiêncứu hỗ trợ bổ sung cho các dự án lớn, phức tạp về kĩ thuật với sự tham gia của các chuyên gia
có am hiểu sâu sắc về từng lĩnh vực kĩ thuật cụ thể đó
Tuỳ thuộc vào từng loại dự án cụ thể mà nội dung nghiên cứu kĩ thuật - công nghệ cónội dung và mức độ phức tạp khác nhau Tuy nhiên, những nội dung cơ bản cần tập trungnghiên cứu bao gồm các vấn đề chính sau đây:
Một là, lựa chọn hình thức đầu tư Việc nghiên cứu lựa chọn hình thức đầu tư mới hayđầu tư chiều sâu, cải tiến kĩ thuật, mở rộng qui mô sản xuất cần dựa trên một số cơ sở nhưtính chất sản phẩm và điều kiện cụ thể của các cơ sở hiện có Thông thường, đối với loại sảnphẩm hoàn toàn mới cần phải đầu tư mới, ít khi tận dụng được các cơ sở hiện có Trongtrường hợp cần tăng số lượng sản phẩm hoặc đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầuthị trường, thông thường sẽ thực hiện hình thức đầu tư chiều sâu, cải tạo, mở rộng và đổi mớithiết bị, công nghệ cơ sở hiện có
Hai là, nghiên cứu lựa chọn công suất của dự án Công suất của dự án là khả năng tạo
ra sản lượng sản phẩm và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định như một tháng, mộtquí hoặc một năm Công suất của dự án bao gồm các loại sau:
- Công suất lý thuyết Công suất lý thuyết là công suất lớn nhất mà dự án có thể thựchiện được trong điều kiện sản xuất lý thuyết Điều kiện sản xuất lý thuyết được hiểu theo giảthiết là máy móc hoạt động liên tục, không bị gián đoạn vì bất kì lý do nào Công suất lýthuyết mang tính chất tham khảo, không thể đạt được
- Công suất thiết kế Công suất thiết kế là công suất mà dự án đạt được trong điều kiệnsản xuất bình thường Điều kiện sản xuất bình thường được hiểu là: máy móc thiết bị hoạtđộng theo đúng qui trình công nghệ, không bị ngừng vì những lý do không được dự tínhtrước; các yếu tố “đầu vào” được cung cấp đầy đủ, kịp thời Công suất thiết kế của dự ánđược tính dựa vào công suất thiết kế của máy móc, thiết bị chủ yếu trong một giờ cùng với sốgiờ, số ca và số ngày làm việc Khi tính công suất thiết kế một năm, thông thường số ngàylàm việc trong năm lấy bằng 360 ngày, còn số ca/ngày, số giờ/ca lấy theo dự tính trong dự án
- Công suất thực tế Công suất thực tế là công suất đạt được trong điều kiện sản xuất cụthể của dự án Điều kiện sản xuất cụ thể của dự án được hiểu là sự chi phối của các yếu tốnhư sự thành thạo của người công nhân, kinh nghiệm tổ chức sản xuất, khả năng cung cấpcác yếu tố đầu vào và các trục trặc “kĩ thuật” khác Công suất thực tế được xác định trên cơ
Trang 16sở công suất thiết kế Thông thường, năm đầu khi dự án đi vào hoạt động, công suất thực tếđược tính bằng 50% công suất thiết kế, năm thứ hai công suất thực tế được tính bằng 75%công suất thiết kế, từ năm thứ ba trở đi công suất thực tế được tính bằng 90% công suất thiết
kế Đây được coi là công suất thực tế lớn nhất của dự án
- Công suất tối thiểu Công suất tối thiểu là công suất tạo ra mức sản phẩm tối thiểu cầnthiết để dự án không bị lỗ Đây là công suất tương ứng với điểm hoà vốn Nếu sản lượng sảnphẩm dưới mức sản lượng hoà vốn thì chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm sẽ gia tăng,khiến giá thành cao, từ đó việc sản xuất trở thành không kinh tế nữa, mặc dù về mặt kĩ thuậtchất lượng có thể vẫn được đảm bảo
Lựa chọn công suất của dự án là điều cần thiết có ảnh hưởng đến hiệu quả của dự ánđầu tư Thông thường công suất của dự án được lựa chọn trong khoảng giữa công suất thực tế
và công suất tối thiểu Khi xác định công suất của dự án lớn hay nhỏ cần căn cứ vào các yếu
tố chủ yếu sau đây:
+ Nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với sản phẩm của dự án
+ Khả năng mở rộng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm do dự án dự định sản xuất.+ Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, nhất là đối với nguyênvật liệu phải nhập khẩu
+ Khả năng mua thiết bị - công nghệ có công suất phù hợp đối với dự án
+ Khả năng về vốn đầu tư và năng lực về tổ chức, điều hành sản xuất - kinh doanh
Đa số các dự án đều khởi đầu bằng cách: một mặt, phát triển dần mức thương vụ vàxâm nhập thị trường tiêu thụ, mặt khác điều chỉnh dần các yếu tố nguyên vật liệu, lao động,thiết bị theo sự lựa chọn để tăng dần công suất của dự án, vì ngay cả nếu có sản xuất hếtcông suất trong những năm đầu thì khả năng tiêu thụ thường vẫn gặp khó khăn Nói cáchkhác, việc xác định một cách rõ ràng các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn công suất của dự ánthường gặp khó khăn Vì vậy, trong thực tế thường áp dụng phương pháp phân kì đầu tư, đưacông suất tăng dần lên cho đến khi đạt được công suất yêu cầu
Ba là, nghiên cứu xác định chương trình sản xuất và nhu cầu các yếu tố đầu vào cho sảnxuất
Nghiên cứu xác định chương trình sản xuất bao gồm các vấn đề chính như xác định cơcấu sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm Về cơ cấu sản phẩm, cần xác định rõ tỉ trọngcủa mỗi loại sản phẩm cũng như bán thành phẩm và các phế liệu thu hồi theo từng năm sảnxuất và cho cả đời dự án
Về chất lượng sản phẩm, cần xác định tiêu chuẩn của sản phẩm phân theo nhiều cấphạng thông qua các chỉ tiêu như đặc tính cơ lý hoá, kiểu dáng công nghiệp, hình thức, bao bì,nhãn mác công dụng và cách sử dụng
Về giá cả sản phẩm, thông thường giá bán sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phígiá thành Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường giá cả chủ yếu do người mua và người bánthoả thuận nên xác định giá bán sản phẩm là điều phức tạp, nếu không có kinh nghiệm dễ dẫnđến tình trạng hoặc bị thua lỗ hoặc không tiêu thụ được sản phẩm Khi xác định giá cả sảnphẩm trong dự án cần chú ý một số khía cạnh như vừa sức mua của người tiêu dùng, cân đốivới các mặt hàng khác trên thị trường, có thể cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại đồngthời bảo đảm một tỉ suất lợi nhuận thích đáng để duy trì và mở rộng sản xuất
Nghiên cứu xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào cho sản xuất Khi dự án hoàn thànhgiai đoạn thực hiện đầu tư sẽ được đưa vào vận hành khai thác Nói cụ thể hơn là quá trìnhsản xuất - kinh doanh của dự án bắt đầu Để sản xuất ra sản phẩm, cần rất nhiều yếu tố trong
đó có một số yếu tố chính như nguyên vật liệu, lao động, năng lượng, nước
Nghiên cứu xác định chính xác nhu cầu các yếu tố đầu vào đó của dự án sẽ tạo điềukiện cho quá trình sản xuất diễn ra đều đặn, đồng thời tránh sự lãng phí, ứ đọng vốn, nângcao hiệu quả đầu tư Nghiên cứu xác định các yếu tố đầu vào bao gồm các nội dung chủ yếusau:
+ Về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, khi tham gia vào quá trìnhsản xuất cấu tạo nên thực thể sản phẩm Vì vậy, đây là một trong những nội dung quan trọngcần được nghiên cứu kĩ trên các khía cạnh như phân loại nguyên vật liệu; đặc tính và chất
Trang 17lượng nguyên vật liệu sẽ dùng; nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu; kế hoạch cungứng và giá mua nguyên vật liệu.
Trước hết, về phân loại nguyên vật liệu Để sản xuất ra sản phẩm cần rất nhiều loạinguyên vật liệu Mỗi loại có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất Trong dự án cần xácđịnh và phân rõ thành các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm và bao bìđóng gói Để đi sâu nghiên cứu, có thể phân chia nguyên vật liệu theo ngành nông - lâmnghiệp và công nghiệp
Đối với những nguyên vật liệu là nông, lâm, thuỷ hải và gia súc, gia cầm cần đi sâuphân tích điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, đồngthời chú ý đến nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của mọi người dân đối với sản phẩm của các ngành
đó
Đối với nguyên vật liệu là sản phẩm của ngành công nghiệp như khoáng sản, sản phẩmcông nghiệp trung gian cần đi sâu xem xét về trữ lượng, khả năng thay thế giữa các loạinguyên vật liệu
Về đặc tính và chất lượng nguyên vật liệu Đặc tính và chất lượng nguyên vật liệu phảiphù hợp với chất lượng sản phẩm của dự án Thông thường nghiên cứu các đặc tính và chấtlượng nguyên vật liệu trên các khía cạnh như đặc tính lý học thể hiện qua kích cỡ, thể trạng,
tỷ trọng, độ nhớt, điểm nóng chảy Đặc tính cơ học thể hiện độ biến dạng, độ cứng, sứcnén Đặc tính hoá học thể hiện độ tinh khiết, độ cứng của nước, chỉ số axít Đặc tính về điện
và từ thể hiện khả năng dẫn điện, điện trở, từ tính
Về nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu Nguồn và khả năng cung cấp nguyênvật liệu, nhất là nguyên vật liệu chính là điều kiện quan trọng để xác định tính sống còn cũngnhư tầm cỡ đa số các dự án
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu phải đảm bảo cho dự án hoạt động bìnhthường trong suốt đời dự án Cần chú trọng khai thác các nguồn trong nước, thường là rẻ hơn,
đỡ phiền hà hơn khâu nhập khẩu và tiết kiệm được ngoại tệ, đồng thời hỗ trợ thêm cho cácngành khác cùng phát triển Chỉ nên nhập khẩu những nguyên vật liệu trong nước không cóhoặc không đẩm bảo yêu cầu về chất lượng
Về kế hoạch cung ứng và giá mua nguyên vật liệu Kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu
có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất của dự án sau này Trên cơ sở nhu cầu sử dụngnguyên vật liệu hằng năm cho dự án, cần nghiên cứu và lập kế họach thu mua, cung ứng đểbảo đảm cho việc cung cấp nguyên vật liệu cho dự án được đầy đủ và đều đặn, không ảnhhưởng đến quá trình sản xuất Có thể tổ chức thu mua trực tiếp, qua các màng lưới và tổ chứckhác
Ngoài ra, cần phân tích giá mua nguyên vật liệu vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởngđến hiệu quả của dự án Đối với nguyên vật liệu trong nước, giá mua hiện tại có đối chiếu vớigiá trong quá khứ và chiều hướng trong tương lai Các chi phí thu mua, vận chuyển cần đượctính đầy đủ Trong trường hợp nguyên vật liệu nhập khẩu, nên áp dụng giá CIF cùng với cácchi phí bốc dỡ, lệ phí cảng, phí bảo hiểm, các loại thuế, chi phí chuyên chở đến nhà máy + Về lao động Lao động là yếu tố quan trọng quyết định mọi hoạt động trong dự án Vìvậy, cần nghiên cứu lao động cho dự án trên các khía cạnh như nhu cầu về lao động, nguồnlao động và chi phí lao động
Về nhu cầu lao động Trên cơ sở yêu cầu kĩ thuật của sản xuất, sơ đồ bộ máy quản lýđiều hành để ước tính số lượng lao động trực tiếp và bậc thợ tương ứng cho mỗi loại côngviệc và số lượng lao động gián tiếp với trình độ lao động thích hợp
Về nguồn lao động Cần chú trọng xem xét lao động trong nước và tại địa phương đểtuyển dụng đào tạo Có thể tuyển dụng trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan chuyên môn.Nếu phải đào tạo, phải có chương trình đào tạo lao động chuyên môn, lập kế hoạch và dự tínhchi phí Việc đào tạo có thể tiến hành ở trong nước hoặc nước ngoài (nếu trong nước không
đủ điều kiện) hoặc thuê chuyên gia nước ngoài vào huấn luyện ở trong nước
Về chi phí Chi phí về lao động bao gồm chi phí tuyển dụng, đào tạo và chi phí cho laođộng trong các năm hoạt động của dự án sau này Dự án có thể áp dụng trả lương khoán,lương sản phẩm hoặc lương thời gian Căn cứ vào hình thức trả lương được áp dụng, số lao
Trang 18động mỗi loại sử dụng, các chi phí có liên quan để tính ra quĩ lương hàng năm cho mỗi loạilao động và cho tất cả lao động của dự án Các chế độ về lương, phúc lợi, bảo hiểm xã hội cần được tuân thủ chặt chẽ theo luật lao động và các văn bản hướng dẫn dưới luật của Nhànước.
+ Về năng lượng Có nhiều loại năng lượng có thể sử dụng cho dự án như điện năng,than, củi, xăng dầu, khí đốt Khi xem xét về năng lượng, cần xem xét nhu cầu sử dụng,nguồn cung cấp, đặc tính, chất lượng, tính kinh tế khi sử dụng, vấn đề ô nhiễm môi trường của mỗi loại sử dụng để dự tính chi phí
Trong các nguồn năng lượng, điện năng là nguồn năng lượng chính mà hầu hết các dự
án sử dụng Cần nghiên cứu nguồn năng lượng này trên các khía cạnh như công suất thiết kế,nguồn cung cấp và chi phí Căn cứ vào đặc tính kĩ thuật của máy móc thiết bị, tính ra tổng sốcông suất cần thiết về điện cho dự án Đối với dự án tiêu thụ điện năng lớn cần hợp đồng vớiđơn vị cung cấp Trường hợp cần thiết có thể dự tính phương án trang bị riêng các trạm phátđiện
Cần dự kiến đầy đủ các chi phí đầu tư và sử dụng năng lượng như: mua và lắp đặt trạmbiến áp, đường dây, hệ thống điện, tính toán chính xác mức tiêu thụ năng lượng cho mỗi ngàysản xuất
+ Về nước Cần xem xét cả cấp nước và thoát nước cho sản xuất và cho sinh hoạt.Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước theo từng mục đích (làm nguyên liệu, làm mát, tẩy rửa,chạy lò hơi, sinh hoạt ), từ đó cân đối quy mô với nguồn cung cấp (của công ty kinh doanhnước sạch, nước sông, nước giếng khoan) và có biện pháp xử lý nước nguồn hợp lý tuỳ yêucầu sử dụng
Vấn đề nước thải công nghiệp Cần phải lọc và xử lý sạch trước khi thải ra các côngtrình công cộng hay sông ngòi để tránh ô nhiễm môi trường
Xác định các chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước và chi phí dùng nướcthường xuyên
Bốn là, lựa chọn địa điểm xây dựng dự án Thực chất việc nghiên cứu, lựa chọn địađiểm xây dựng dự án là xem xét các khía cạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội của nơi xây dựng
dự án để thấy rõ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án Trước hết, cần lựa chọnmột khu vực tương đối rộng mà trong đó có thể có nhiều địa điểm khác nhau để xét chọn Khilựa chọn khu vực địa điểm, những vấn đề cần phân tích đánh giá bao gồm:
- Chủ trương, chính sách của Nhà nước về phân bổ các ngành, các cơ sở sản xuất Cácchính sách kinh tế - xã hội, đặc biệt là chính sách khuyến khích đầu tư có ảnh hưởng rất lớnđến sự hoạt động và hiệu quả sau này của dự án Các chủ trương chính về phân bổ ngành, cơ
sở sản xuất có ảnh hưởng đến sự ô nhiễm môi trường, sự phát triển kinh tế đồng đều giữa cácvùng Thông thường, đầu tư vào những vùng Nhà nước khuyến khích đầu tư sẽ được sự trợgiúp về vốn, kĩ thụât, tiêu thụ sản phẩm, thuế
- ảnh hưởng của địa điểm đến quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của dự án Đây làmột vấn đề hết sức quan trọng đối với việc lựa chọn địa điểm của hầu hết các dự án Cáchtiếp cận đơn giản nhất là tính toán chi phí thu mua, vận chuyển nguyên vật liệu và chi phí tiêuthụ sản phẩm ở nhiều địa điểm khác nhau, được xác định qua khả năng cung cấp nguyên vậtliệu và tiêu thụ sản phẩm của dự án Lựa chọn được địa điểm vừa gần nơi cung cấp nguyênvật liệu vừa gần nơi tiêu thụ sản phẩm là điều tốt nhất Trường hợp không thể được, cần căn
cứ vào từng dự án cụ thể để lựa chọn cho phù hợp
- Cơ sở hạ tầng của nơi xây dựng dự án Trước hết, cần nghiên cứu xem mức độ thíchhợp của cơ sở hạ tầng đến mức nào? Có cần phải đầu tư thêm không? Nếu đầu tư chi phí hếtbao nhiêu? Tuỳ theo địa điểm cụ thể của từng dự án mà đi sâu nghiên cứu vấn đề giao thông
có liên quan đến có liên quan đến tình hình cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm
Cụ thể là cần xem xét từng loại giao thông đối với dự án
Đối với giao thông đường biển, cần làm rõ các chi tiết về tiện nghi ở cảng, độ sâu, côngsuất bốc dỡ hàng, cỡ tàu sẽ sử dụng
Đối với giao thông đường bộ, cần làm rõ độ rộng của đường và cầu, tình trạng chấtlượng của đường và luật lệ, phí giao thông
Trang 19Đối với giao thông đường sắt, cần xem xét khả năng vận tải hàng hoá, các phương tiệnbốc dỡ, chi phí vận tải từ ga chính đến nơi xây dựng dự án
Đối với giao thông đường sông, cần xem xét về bề rộng, độ sâu của kênh rạch, sôngngòi, khả năng của xà lan, chi phí chuyên chở
- Môi trường kinh tế - xã hội nơi xây dựng dự án Nghiên cứu môi trường kinh tế - xãhội bao gồm nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động của dự án như tuyển chọn lao động,trình độ phát kinh tế - xã hội của địa phương, khả năng đảm bảo an ninh, quốc phòng
Về lao động, mặc dù có thể sử dụng từ nơi khác đến nhưng sẽ làm tăng chi phí Do đó,nên tuyển chọn lao động nói chung và lao động có chuyên môn hoặc đào tạo chuyên môn từdân cư của địa phương là tốt nhất
Về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Thông thường, trình độ phát triểnkinh tế xã - hội của địa phương càng cao sẽ càng thuận lợi cho sự hoạt động của dự án vàngược lại
Về đảm bảo an ninh, quốc phòng Xây dựng dự án ở những nơi có tình hình an ninh tốt,đảm bảo về quốc phòng cũng sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho dự án, đặc biệt là giai đoạn đi vàosản xuất - kinh doanh sau này
Sau khi lựa chọn khu vực địa điểm, cần tiến hành nghiên cứu lựa chọn địa điểm cụ thể.Khi nghiên cứu địa điểm cụ thể cần làm rõ những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Mô tả vị trí: toạ độ địa lý và ranh giới của địa điểm, khu vực hành chính và quan hệcủa địa điểm với qui hoạch chung
+ Diện tích mặt đất, mặt nước và giá trị quyền sử dụng mặt đất, mặt nước cho dự án.+ Hiện trạng mặt bằng và hệ thống kết cấu hạ tầng (đường xá, cầu cống, điện nước,thông tin liên lạc )
+ Sơ đồ khu vực địa điểm và sơ đồ hiện trạng tổng mặt bằng
+ Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng như các công trình xây dựng, cây cối, hoa màu + Chi phí san lấp mặt bằng
+ Những ảnh hưởng của dự án đối với các cơ sở kinh tế, văn hoá và dân cư cũng nhưđối với tài nguyên trong khu vực
+ Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án tại địa điểm đó
Năm là, nghiên cứu về công nghệ và trang thiết bị Điều quan trọng nhất của phân tích
về phương diện kỹ thuật công nghệ là vấn đề xem xét lựa chọn công nghệ và trang thiết bị
Để sản xuất một loại sản phẩm có nhiều công nghệ khác nhau Sự khác nhau đó đượcthể hiện chủ yếu ở qui trình sản xuất, mức độ hiện đại, công suất, giá cả
Công nghệ được lựa chọn phải mang tính hiện đại, kinh tế, đảm bảo vệ sinh môitrường Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra khi nghiên cứu công nghệ của dự án là phải lựa chon đượccông nghệ thích hợp Tính thích hợp được thể hiện trên những khia cạnh chủ yếu là đảm bảocông suất của dự án; đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của dự án; chi phí chuyểngiao công nghệ và nhập thiết bị không quá cao; công nghệ càng hiện đại càng tốt nếu các yếu
tố nói trên đạt như nhau
Thông thường công nghệ và thiết bị có mối quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau Lựa chọn thiết
bị được tiến hành trên cơ sở công nghệ đã lựa chọn Thiết bị là bộ phận chủ lực của tài sản cốđịnh, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và toàn bộ quá trình sản xuất kinhdoanh Do vậy, khi chọn thiết bị chú ý chọn của những hãng nổi tiếng để đảm chất lượng củathiết bị và giá cả để tránh lãng phí về năng lực sản xuất cần chú ý tính đồng bộ của thiết bị.Mặt khác, trong quá trình sử dụng, sự hao mòn giữa các bộ phận của thiết bị không đều nhau,nên cần chú ý đến phụ tùng sửa chữa, thay thế của các thiết bị được lựa chọn
Một vấn đề quan trọng cần phân tích xem xét là chi phí Chi phí thiết bị trong các dự
án, nhất là các dự án công nghiệp thường rất lớn, vì vậy, khi lựa chọn cần đưa ra tối thiểu 2phương án để lựa chọn Việc lựa chọn căn cứ chủ yếu vào hiệu quả tài chính của từngphương án
Sau khi tính toán, phân tích, so sánh các phương án công nghệ, thiết bị trong dự án cầnnêu rõ các vấn đề sau đây:
+ Tên và các đặc điểm chủ yếu của công nghệ đã lựa chọn
Trang 20+ Sơ đồ tiến trình công nghệ chủ yếu của dự án.
+ Nguồn công nghệ và phương thức chuyển giao công nghệ
+ ảnh hưởng do công nghệ, thiết bị của dự án đến môi trường và các giải pháp xử lý.+ Lập danh mục trang thiết bị cần thiết cho dự án
Tóm lại, công nghệ và thiết bị được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện sản xuất ởViệt Nam Các điều kiện đó thông thường là điều kiện về khí hậu, thời tiết, trình độ người laođộng
Sáu là, nghiên cứu kĩ thuật xây dựng công trình của dự án Công trình xây dựng của dự
án bao gồm các hạng mục công trình nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho cho dây chuyềnthiết bị sản xuất, công nhân hoạt động được thuận lợi và an toàn
Để xác định các hạng mục công trình cần xây dựng, phải căn cứ vào yêu cầu về đặctính kĩ thuật của máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, cơ sở hạ tầng, cách tổ chức điềuhành, nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu và sản phẩm, số lao động sẽ sử dụng Như vậy, thôngthường các hạng mục công trình có thể bao gồm:
+ Các phân xưởng, văn phòng, kho bãi
+ Hệ thống cấp điện, cấp nước, chiếu sáng, cây xanh
+ Hệ thống giao thông nội bộ, xếp dỡ hàng hoá, bãi đỗ xe các loại
+ Nhà ăn, khu giải trí
+ Hệ thống thông tin liên lạc
+ Hệ thống xử lý chát thải, bảo vệ môi trường
+ Hệ thống phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ
+ Tường rào bảo vệ
Nhu cầu về công trình xây dựng cần xác định vừa đủ để dự án hoạt động bình thường,đồng thời có thể mở rộng phát triển trong tương lai khi cần thiết Đối với mỗi công trình,hạng mục công trình cần xem xét trên những khía cạnh như diện tích xây dựng, đặc điểmkiến trúc, chi phí dự kiến Việc xác định chi phí dự kiến có thể sử dụng chỉ tiêu đơn giá tổnghợp dựa trên thực tế các công trình tương tự trong thời gian xây dựng nhà xưởng của dự án,đồng thời phù hợp với định mức qui định hiện hành của Nhà nước trong từng thời kì
Sau khi xem xét xác định các công trình và hạng mục công trình, cần đi sâu xem xétphần kĩ thuật và tổ chức xây dựng với những nội dung chủ yếu sau:
+ Xác định cấp hạng các công trình và hạng mục công trình
+ Lập hồ sơ bố trí mặt bằng tổng thể
+ Lên bản vẽ hình thức kiến trúc phối cảnh
+ Lựa chọn các giải pháp kết cấu, vật liệu
+ Lựa chọn các giải pháp về kĩ thuật thi công và thiết bị thi công
+ Lập biểu đồ tiến độ thi công
+ Lập bảng dự trù vật liệu, xe máy thi công
+ Các biện pháp an toàn trong thi công
Bảy là, nghiên cứu về lịch trình thực hiện dự án Sau khi đã nghiên cứu dự án khả thitrên mọi khía cạnh kĩ thuật, nghĩa là dự án có thể thực hiện được, cần phải ước tính thời giancần thiết để thực hiện các công việc đó Nói khác đi là phải phải lập lịch trình thực hiện dựán
Công trình đầu tư bao gồm nhiều hạng mục, quá trình thực hiện việc xây lắp đòi hỏi
một trình tự nhất định, khoa học để đảm bảo đưa công trình vào vận hành khai thác đúng thờiđiểm dự kiến Có nhiều công trình có thể tiến hành xây - lắp song song hoặc phải được hoàntất trước khi công trình khác bắt đầu
Mặt khác, đối với ngân hàng là cơ quan tài trợ vốn, lịch trình thực hiện liên quan chặtchẽ với tíên độ rút vốn vay của dự án, do đó ngân hàng cần nắm rõ lịch trình này để chủ độngtrong viêc tạo lập nguồn vốn cho vay nếu ký hợp đồng tín dụng với chủ đầu tư Cụ thể, cầnnghiên cứu và nêu rõ các vấn đề như thời gian hoàn thành từng hạng mục và cả công trình;những hạng mục nào phải hoàn thành trước, những hạng mục nào có thể hoàn thành sau,những công việc nào có thể tiến hành song song
4 Nghiên cứu phương diện quản trị nhân lực dự án
Trang 21Nghiên cứu tổ chức quản trị dự án bao gồm nghiên cứu sơ đồ tổ chức bộ máy, phân rõchức năng nhiệm vụ của các bộ phận, các cấp lãnh đạo điều hành, thực hiện, bố trí lao động
và đào tạo cán bộ công nhân
Tổ chức quản trị dự án hình thành dần dần trong suốt quá trình hình thành dự án, từ khibắt đầu nhận dạng dự án Trong suốt quá trình soạn thảo, triển khai thực hiện dự án vẫn cònnhiều khả năng phải thay đổi tổ chức, nhân sự cho phù hợp với tình hình thực tế, nhất là đốivới dự án có thời hạn đầu tư kéo dài
Về tổ chức bộ máy Tuỳ theo từng dự án cụ thể mà xác định mô hình tổ chức bộ máycho thích hợp, đảm bảo tuân thủ những qui định của luật doanh nghiệp và luật công ty Bất kỳmột bộ máy nào cũng cần đảm bảo nguyên tắc tinh giản, gọn nhẹ, có hiệu quả; phân định rõràng nghĩa vụ và quyền lợi của từng bộ phận và từng người lao động ở mỗi vị trí Các cấpquản trị bao gồm cấp lãnh đạo, cấp điều hành, cấp thừa hành Mỗi cấp có chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn riêng do luật pháp qui định
Tổ chức bộ máy, tự nó chưa có sức mạnh Sức mạnh của tổ chức bộ máy phụ thuộc rấtlớn vào những con người cụ thể đảm trách các chức vụ trong bộ máy đó Bố trí mô hình tổchức bộ máy là cơ sở để xác định số lượng và chất lượng cán bộ, công nhân, từ đó tính toántổng quĩ tiền lương
Cần phân tích, xác định một cách cụ thể số lượng lao động cho dự án Nhìn chung, nhucầu về nhân lực cần được chia nhỏ theo ngành nghề và kỹ năng có tính đến nguồn cung cấpcủa thị trường Triển vọng các lợi ích về mặt kinh tế và tài chính có đạt được hay không phụthuộc khá lớn vào nguồn nhân lực và năng lực quản lý dự án Mặt khác, cần nghiên cứu kỹthị trường lao động, gắn nhu cầu kỹ thuật và quản lý của dự án cho phù hợp với khả năng vềnguồn nhân lực được cung cấp cho dự án Nếu hai vấn đề này không hoà hợp được với nhauthì dự án không nên thực hiện
Về chế độ đối với người lao động Chế độ trả lương, mức bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉngơi của từng loại cán bộ nhân viên từ Tổng giám đốc đến công nhân cần tuân thủ nhữngqui định chung của Nhà nước, đảm bảo khuyến khích người lao động phát huy tính sáng tạocủa mình
Phân tích đánh giá về quản trị nhân lực của dự án cần phải xem xét, dự kiến kế hoạchbồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động làm việc trong dự án Điều này có ý nghĩahết sức quan trọng đối với các dự án lớn có sử dụng kĩ thuật cao Có thể xem xét vận dụngcác hình thức đào tạo như tổ chức đi tham quan trong nước, nước ngoài; mở các lớp tập huấn;
cử đi học theo các lớp chính qui, dài hạn, ngắn hạn Đối với vấn đề sử dụng các chuyên gia,cần tuân thủ các nguyên tắc: chỉ sử dụng các chuyên gia nước ngoài ở những khâu công việcđòi hỏi trình độ kỹ thuật cao mà lao động Việt Nam không đảm đương nổi
5 Nghiên cứu phương diện tài chính dự án
Đầu tư là hoạt động sử dụng vốn nên quyết định đầu tư trước hết và thường là quyếtđịnh tài chính Trên thực tế hoạt động đầu tư, các quyết định như chọn địa điểm xây dựng,mua máy móc thiết bị, xây dựng công trình luôn được cân nhắc, xem xét từ khía cạnh tàichính Nếu dự án có thể khả thi ở một số phương diện nhưng không khả thi ở phương diện tàichính sẽ không thể thực hiện trên thực tế Điều đó khẳng định tầm quan trọng của việc thẩmđịnh, đánh giá về phương diện tài chính của dự án
Mục đích chủ yếu của việc thẩm định, đánh giá về mặt tài chính của dự án đầu tư nhằm:
- Kiểm tra nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệuquả các dự án đầu tư
- Kiểm tra tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án để đánh giá khả năng sinhlời của vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn, độ rủi ro của dự án
Để đạt được mục tiêu trên, cần tiến hành thẩm định thông qua các nội dung chủ yếusau:
5.1 Xác định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn
Về tổng vốn đầu tư dự án Đó là giới hạn chi phí tối đa mà chủ đầu tư có thể sử dụng đểthực hiện đầu tư
Tổng vốn đầu tư cho thấy một cách khái quát quy mô của dự án, thông thường bao gồm
Trang 22các bộ phận: vốn đầu tư nhằm tạo ra tài sản cố định; vốn đầu tư nhằm tạo ra tài sản lưu động
và một bộ phận vốn đầu tư dùng để dự phòng
Vốn đầu tư để hình thành tài sản cố định và tài sản lưu động là hai bộ phận hết sức cầnthiết cho quá trình xây dựng và thực hiện dự án Chúng ta cần đi sâu xem xét nội dung củahai bộ phận vốn này
Về vốn đầu tư hình thành tài sản cố định Muốn tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật (hìnhthành tài sản cố định) để sản xuất ra sản phẩm của dự án cần thực hiện các chi phí ban đầu vàchi phí cơ bản Chi phí ban đầu bao gồm các chi phí sau:
+ Chi phí thành lập và nghiên cứu dự án
+ Chi phí đào tạo, cố vấn
+ Chi phí công trình tạm thời
+ Chi phí thí nghiệm
+ Chi phí quản lý ban đầu (hội họp, thủ tục)
+ Chi phí ban đầu khác
Chi phí cơ bản bao gồm những chi phí như sau:
+ Chi phí thuê nhà, mặt đất, mặt nước, mặt biển
+ Chi phí chuẩn bị địa điểm
+ Chi phí xây dựng cơ bản
+ Chi phí máy móc thiết bị
Về vốn sản xuất Đây là vốn dùng trang trải cho các chi phí để dự trữ cho quá trình sảnxuất Những chi phí đó bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu
+ Chi phí nhiên liệu, điện, nước
+ Tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội,
+ Chi phí lưu thông khác
Vốn bằng tiền Đây là vốn dùng để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu phát sinh thườngxuyên khi dự án đi vào hoạt động Đó có thể là một lượng tiền mặt tại quĩ hoặc được gửi tạiNgân hàng
Do đầu tư thường gặp rủi ro và có thể phát sinh những chi phí không lường trước đựơcnên ngoài hai bộ phận vốn cố định và vốn lưu động còn có một bộ phận vốn dự phòng
Khi xác định tổng vốn đầu tư cho một dự án phải đảm bảo sự chính xác Cần tránhnhững khuynh hướng và lầm lẫn dễ mắc: tính cao để tranh thủ vốn, gây lãng phí vốn; tínhthấp để tạo ra hiệu quả kinh tế giả tạo, gây thiếu vốn khi thực hiện Ngoài ra, còn xem xét tỷtrọng vốn tự có trên tổng vốn đầu tư Nếu tỷ trọng này tối thiểu là 50% dự án chấp nhậnđược
Về nguồn vốn đầu tư Vốn đầu tư của một dự án có thể được hình thành từ nhiều nguồnkhác nhau Vì vậy, cần xác định rõ từng nguồn vốn đựơc sử dụng cho dự án trên các mặt:lượng vốn, thời điểm tài trợ và chi phí sử dụng vốn
Trang 23Thực chất của việc xem xét nguồn vốn về mặt lượng là so sánh giữa nhu cầu và khảnăng đáp ứng Nếu khả năng lớn hơn nhu cầu thì dự án chấp nhận được Trường hợp ngượclại có thể xem xét giảm quy mô dự án trên cơ sở kỹ thuật để đảm bảo sự đồng bộ.
Thời điểm tài trợ của nguồn vốn cần được đảm bảo để việc thực hiện dự án diễn ra theođúng kế hoạch đã định Nếu nguồn cung ứng chậm có thể sẽ làm cho quá trình thực hiện đầu
tư bị ngưng trệ Ngược lại, sẽ gây ra lãng phí ứ đọng vốn Cần xem xét các cam kết củanhững người tài trợ theo từng nguồn vốn
Chi phí sử dụng vốn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư Nếuchi phí sử dụng vốn quá cao dự án có thể bị lỗ Trong trường hợp chi phí sử dụng vốn thấpviệc huy động sẽ gặp khó khăn
5.2 Nghiên cứu giá thành sản phẩm dự án
Giá thành sản phẩm là những chi phí cần thiết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Đây làchỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh tình hình sản xuất - kinh doanh của dự án và cũng làchỉ tiêu gốc để tính toán các chỉ tiêu khác Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần xác định chính xácgiá thành sản phẩm dự án
Cần lưu ý rằng, nếu giá thành sản phẩm của dự án không chính xác sẽ có ảnh hưởng rấtlớn đến việc đánh giá hiệu qủa tài chính của dự án Để giá thành sản phẩm của dự án đượcchính xác cần xem xét, kiểm tra tính hợp lý của các định mức như: mức tiêu hao nguyên vậtliêụ, đơn giá tiền lương, mức khấu hao Mặt khác, cần xem xét phương pháp tính giá thành
có phù hợp với qui trình sản xuất sản phẩm hay không?
Sau khi kiểm tra việc tính toán giá thành sản phẩm dự án, sẽ sử dụng so sánh với giáthành sản phẩm tương tự, cùng loại của các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước để đánh giátheo nguyên tắc chung là giá thành sản phẩm dự án cần thấp hơn hoặc có thể ngang với giáthành sản phẩm cùng loại
5.3 Nghiên cứu doanh thu của dự án
Trong nghiên cứu phương diện tài chính của dự án, việc xem xét xác định doanh thucủa dự án là điều hết sức cần thiết Đây là một trong những cơ sở quan trọng để xác định kếtquả tài chính (lãi - lỗ) của dự án
Trước hết, cần xác định tất cả các nguồn doanh thu của dự án Thông thường, các dự án
có những nguồn doanh thu như sau:
+ Doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ chính
+ Doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm phụ
+ Doanh thu từ việc thực hiện các dịch vụ cung cấp cho bên ngoài
+ Doanh thu từ bán phế liệu, thanh lý tài sản cố định
+ Doanh thu khác
Cơ sở chủ yếu để xác định doanh thu từ mỗi nguồn là số lượng sản phẩm, dịch vụ cungcấp trên thị trường và giá bán sản phẩm, dịch vụ đó Cần chú ý xác định giá bán sản phẩmcủa dự án trong tương lai Do vậy, cần tính đến hai khả năng có thể xảy ra là gia bán khôngthay đổi và giá bán có thay đổi khi thực hiện dự án
5.4 Lập bảng cân đối tài chính theo thời gian
Trên cơ sở nghiên cứu chi phí đầu tư và doanh thu dự án, cần lập bảng cân đối tài chínhtheo thời gian làm cơ sở cho việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả dự án về mặt tài chính
5.5 Nghiên cứu các chỉ tiêu hiệu quả tài chính chủ yếu của dự án
Mục tiêu quan trọng nhất của nghiên cứu về phương diện tài chính của dự án là đánhgiá xem có nên đầu tư vào dự án đó không ? Nếu đầu tư thì lợi ích tài chính thu được là baonhiêu ? Câu trả lời cho các vấn đề này là cần nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tàichính dự án Như vậy, nghiên cứu xác định chính xác các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự
án là điều có ý nghĩa cực kì quan trọng
Lợi ích về mặt tài chính của dự án được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu, trong đó những chỉtiêu chủ yếu bao gồm:
+ Thời gian hoàn vốn
+ Khả năng sinh lời
+ Suất thu hồi nội bộ
Trang 24+ Điểm hoà vốn.
+ Độ nhạy dự án
Nội dung, cách xác định, ý nghĩa, các chỉ tiêu trên được giới thiệu ở chương sau
6 Nghiên cứu lợi ích kinh tế - xã hội của dự án
Trong một nền kinh tế, khi một dự án đầu tư được đề xuất và thực hiện, bao giờ cũngchịu sự tác động của nhiều yếu tố và động cơ khác nhau Có những động cơ thuộc về tàichính nhằm mục đích cuối cùng là kiếm lời và có những đông cơ có tính chất khác hơn như ýmuốn đống góp vào công cuộc phát triển kinh tế quốc gia
Đối với chủ đầu tư (các doanh nghiệp), khả năng tạo ra lợi nhuận của dự án là thước đochủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm là bỏ vốn để thực hiện đầu tư Khảnăng sinh lời càng cao càng hấp dẫn các nhà đầu tư Tuy nhiên, không phải mọi dự án có khảnăng sinh lời cao đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế và dễ ràng được chấpthuận Điều đó đặt ra vấn đề cần xem xét mặt kinh tế xã hội của dự án
Quá trình nghiên cứu đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội của một dự án là xem xét các lợiích mà toàn thể nền kinh tế quốc dân và xã hội thu được so với các đóng góp mà xã hội đã bỏ
ra khi dự án được thực hiện
Lợi ích xã hội là sự đáp ứng của dự án đối với các mục tiêu quốc gia; những đáp ứng đó
có thể đo lường qua các so sánh có tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triểnkinh tế, đáp ứng các chính sách, chủ trương của Nhà nước hoặc đo lường bằng cách tínhtoán có tính định lượng về mức gia tăng sử dụng nhân lực, tài nguyên, tăng thu ngoại tệ, tăngthuế cho ngân sách
Chi phí xã hội phải gánh chịu khi một dự án đựơc thực hiện là toàn bộ các tài nguyên
xã hội phải dành cho dự án khi đựoc thực hiện thay vì sử dụng vào những công việc kháctrong tương lai không xa; là hậu quả dự án có thể gây ra như ô nhiễm môi trường, thấtnghiệp
Với sự phát triển của xã hội, nghiên cứu đánh giá dự án về mặt lợi ích kinh tế - xã hộingày càng được coi trọng Trong bất cứ dự án nào phần nghiên cứu kinh tế xã hội là khôngthể thiếu được
Trước hết, cần xem xét sự khác nhau giữa lợi ích tài chính và lợi ích kinh tế - xã hội Sựkhác nhau này được thể hiện trên các khía cạnh chủ yếu sau:
+ Về quan điểm: Xem xét lợi ích về mặt tài chính là đứng trên quan điểm của nhà đầu
tư (tầm vi mô), còn xem xét lợi ích kinh tế - xã hội là đứng trên quan điểm của toàn xã hội(tầm vĩ mô); Mục tiêu chính của nhà đầu tư là tối đa hoá lợi nhuận, còn mục tiêu chính của xãhội là tối đa hoá phúc lợi xã hội
+ Về tính toán: Nghiên cứu kinh tế xã hội của dự án đầu tư không thể tách rời nghiêncứu tài chính Giữa chúng có mối liên hệ nhất định, vì các yếu tố đầu vào và đầu ra nói chunggiống nhau Do đó, nghiên cứu tài chính phải tiến hành trước làm cơ sở cho nghiên cứu kinh
tế - xã hội Tuy nhiên, do có sự khác nhau về quan điểm, nên khi sử dụng các kết quả tàichính để tiến hành nghiên cứu kinh tế - xã hội cần có sự điều chỉnh nhất định như không đưavào dòng tiền những giá trị chuyển dịch trong phạm vi nội bộ nền kinh tế; đánh giá và bổxung vào dòng tiền các khoản ngoại ứng liên quan đến việc thực hiện dự án
Nghiên cứu lợi ích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư được thực hiện trên nền tảngnghiên cứu lợi ích tài chính, có trình tự thực hiện và phương pháp luận tương tự như nhau.Điểm khác biệt cơ bản là thành phần các chi phí và kết quả được mở rộng cho phạm vi toàn
xã hội
Đối với nước ta, nghiên cứu lợi ích kinh tế - xã hội của các dự án là điều con mới mẻ Trong nhiều thập niên trước đây, với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, khi xác địnhhiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư, kể cả các dự án đầu tư lớn cũng chưa từng được sửdụng
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của xã hội và sự hội nhập quốc tế, yêu cầunghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đã được đặt ra cho các dự án Tuy nhiên, đây cũng làmột công việc khó khăn phức tạp xuất phát từ những lý do chính như sau:
+ Việc nghiên cứu dựa trên nhiều thông tin có tính chất dự báo trong một tương lai có
Trang 25nhiều rủi ro không lường hết được.
+ Nghiên cứu lợi ích kinh tế - xã hội nhằm lựa chọn dự án không tuân theo một tiêuchuẩn mà theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau
+ Việc nghiên cứu đòi hỏi những kiến thức cao về kinh tế và phương pháp phân tíchhoàn toàn không đơn giản
Những phân tích trên đây đã khẳng định tầm quan trọng và tính chất phức tạp củanghiên cứu kinh tế - xã hội Chính sự phân tích đánh giá này giữ vài trò quyết định để các cấp
có thẩm quyền cho phép đầu tư, đảm bảo các dự án đầu tư phù hợp với mục tiêu sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực để đạt đựơc tăng trưởng tối đa Các định chế tài chính quốc tế nhưNgân hàng phát triển Châu á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng coi lợi ích kinh tế xãhội là yếu tố quyết định cho việc họ tài trợ cho một dự án đầu tư
Về nội dung, khi tiến hành phân tích đánh giá tác động xã hội của một dự án cần lậpluận rõ ràng về việc dự án đó sẽ gây ảnh hưởng xã hội theo cách nào Cụ thể hơn là phải làm
rõ các câu hỏi:
- Dự án đó có thể giúp đạt được những mục tiêu nào của Chính phủ?
- Ai là đối tượng hưởng lợi của dự án và ai sẽ là người phải chịu chi phí của dự án?
- Mức hưởng lợi cũng như chi phí của dự án phải trả là bao nhiêu?
Những tác động nêu trên có thể lượng hoá được và không lượng hoá được Nói khác đi,những tác động đó có thể được xem xét mang tính định tính hoặc có thể đo lường bằng cáctính toans định lượng Nghiên cứu về lợi ích kinh tế - xã hội thường dựa vào các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu giá trị gia tăng
- Chỉ tiêu tạo công ăn việc làm
- Chỉ tiêu đóng góp cho Ngân sách
- Chỉ tiêu tiết kiệm, tăng thu ngoại tệ
Nội dung, cách tính toán và ý nghĩa các chỉ tiêu trên sẽ được trình bày trong chươngsau
IV QUẢN LÝ DỰ ÁN
1 Mục đích quản lý dự án
Trong dự án đầu tư luôn chứa đựng một tập hợp các công việc cần tiến hành trong mộtkhoảng thời gian nhất định Nói cách khác, dự án bao gồm một tập hợp các hoạt động cóđiểm khởi đầu và điểm kết thúc riêng
Các hoạt động của dự án rất đa dạng và phong phú Căn cứ vào phạm vi diễn ra cáchoạt động có thể chia hoạt động của dự án thành 2 loại: hoạt động vận hành và hoạt độngkinh doanh
Hoạt động vận hành là hoạt động diễn ra thuộc phạm vi nội bộ tổ chức của dự án nhưhoạt động điều hành sản xuất - kinh doanh, xây dựng các định mức kinh tế - kĩ thuật, phânphối thu nhập trong phạm vi nội bộ dự án
Hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động vượt ra ngoài phạm vi tổ chức dự án nhưhoạt động của dự án trên thị trường tài chính, thị trường tư liệu sản xuất, quan hệ của dự ánđối với Nhà nước
Mặt khác, các hoạt động của dự án cần được đảm bảo bằng các nguồn lực nhất định,tức là cần một lượng kinh phí nhất định để hướng tới những mục tiêu cụ thể đã đặt ra Nhữnghoạt động trong một dự án luôn có mối quan hệ và chi phối lẫn nhau theo những logic nhấtđịnh Khi một công việc không được thực hiện hoặc thực hiện không tốt, không đúng tiến độ
và chất lượng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các công việc khác và toàn bộ công việc của dự án,điều này sẽ gây ảnh hưởng đến việc đạt được những mục tiêu đề ra của dự án
Như vậy, dự án là một hệ thống Quan niệm dự án như một hệ thống có ý nghĩa quantrọng đối với quá trình quản lý dự án Dự án không phải là một hệ thống kĩ thuật thôngthường, nó là một hệ thống xã hội Một hệ thống được đặc trưng bởi các hoạt động của conngười Hơn nữa, dự án là một hệ thống mở, có sự trao đổi, qua lại với môi trường
Một hệ thống muốn tồn tại và phát triển cần phải phù hợp với môi trường, phải có một
cơ cấu hợp lý với những chức năng nhất định, phải đảm bảo đủ đầu vào để có được đầu ramong muốn, trên hết, phải có cơ chế điểu khiển thích hợp cho hệ thống Điều đó đặt ra vấn đề