Tài liệu Hướng dẫn về Đánh giá Lợi ích Kinh tế - Xã hội trong Tài trợ Dự án

MỤC LỤC

Nghiên cứu lợi ích kinh tế - xã hội của dự án

Quá trình nghiên cứu đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội của một dự án là xem xét các lợi ích mà toàn thể nền kinh tế quốc dân và xã hội thu được so với các đóng góp mà xã hội đã bỏ ra khi dự án được thực hiện. Lợi ích xã hội là sự đáp ứng của dự án đối với các mục tiêu quốc gia; những đáp ứng đó có thể đo lường qua các so sánh có tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, đáp ứng các chính sách, chủ trương của Nhà nước. Chi phí xã hội phải gánh chịu khi một dự án đựơc thực hiện là toàn bộ các tài nguyên xã hội phải dành cho dự án khi đựoc thực hiện thay vì sử dụng vào những công việc khác trong tương lai không xa; là hậu quả dự án có thể gây ra như ô nhiễm môi trường, thất nghiệp.

+ Về quan điểm: Xem xét lợi ích về mặt tài chính là đứng trên quan điểm của nhà đầu tư (tầm vi mô), còn xem xét lợi ích kinh tế - xã hội là đứng trên quan điểm của toàn xã hội (tầm vĩ mô); Mục tiêu chính của nhà đầu tư là tối đa hoá lợi nhuận, còn mục tiêu chính của xã hội là tối đa hoá phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, do có sự khác nhau về quan điểm, nên khi sử dụng các kết quả tài chính để tiến hành nghiên cứu kinh tế - xã hội cần có sự điều chỉnh nhất định như không đưa vào dòng tiền những giá trị chuyển dịch trong phạm vi nội bộ nền kinh tế; đánh giá và bổ xung vào dòng tiền các khoản ngoại ứng liên quan đến việc thực hiện dự án. Hoạt động vận hành là hoạt động diễn ra thuộc phạm vi nội bộ tổ chức của dự án như hoạt động điều hành sản xuất - kinh doanh, xây dựng các định mức kinh tế - kĩ thuật, phân phối thu nhập trong phạm vi nội bộ dự án.

Khi một công việc không được thực hiện hoặc thực hiện không tốt, không đúng tiến độ và chất lượng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các công việc khác và toàn bộ công việc của dự án, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến việc đạt được những mục tiêu đề ra của dự án. Chủ thể quản lý dự án là tổng thể các cơ quan quản lý dự án với những cơ cấu tổ chức nhất định gồm các cơ quan chức năng của Nhà nước, thực hiện việc quản lý vĩ mô đối với mọi dự án và các cơ quan của chủ đầu tư, thực hiện quản lý vi mô đối với từng dự án. Chi phí cần thiết của giai đoạn 1 của dự án chiếm tỉ lệ thấp so với 2 giai đoạn sau nhưng tính chất hoạt động của giai đoạn này có tính chất quyết định, vì vậy, không nên quá hạn chế chi phí để ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động.

Quản lý vĩ mô bao gồm tổng thể các biện pháp tác động đến quá trình hình thành và hoạt động của các dự án nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự hoạt động cuả dự án, hướng được dự án hoạt động theo khuôn khổ luật pháp và thực sự trở thành hạt nhân của sự phát triển và tăng trưởng trong nền kinh tế. Quản lý vĩ mô đối với hoạt động kinh doanh của dự án được thể hiện, thông qua các chính sách của mình, Nhà nước tác động đến sự hoạt động của các doanh nghiệp cả trong quá trình cung cấp các yếu tố đầu vào lẫn tiêu thụ sản phẩm của dự án. Trong giai đoạn này, nội dung quản lý chủ yếu là tổ chức điều phối mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ của dự án, đảm bảo cho quá trình sản xuất - kinh doanh diễn ra suôn sẻ, tránh lãng phí lao động, vật tư, tiền vốn và ứ đọng sản phẩm.

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Bên cạnh đó, dự án còn có thể giải quyết nhiều mục tiêu khác như tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị phần, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo sản phẩm thay thế nhập khẩu, xuất khẩu tăng thu ngoại tệ hoặc đem lại những lợi ích kinh tế xã hội khác. Nghiên cứu thị trường trong dự án đầu tư xuất phát từ việc nắm bắt các thông tin về nhu cầu của giới tiêu thụ để quyết định sản xuất mặt hàng gì, quy cách phẩm chất thế nào, khối lượng là bao nhiêu, lựa chọn phương thức bán, phương thức tiếp cận thị trường như thế nào để tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường hiện tại và tương lai. Mức độ gay gắt về cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, yếu tố nào được các nhà sản xuất khác sử dụng trong cạnh tranh trên thị trường đó: giá cả, chất lượng hàng hoá, phương thức phân phối, phương thức thanh toán hay sức mạnh quảng cáo?.

Khả năng tiêu thụ sản phẩm, xem xét tính chính xác, trung thực của các số liệu thông tin dựa vào luận chứng kinh tế kỹ thuật trên các mặt giá cả, quy cách phẩm chất, mẫu mã hàng hoá, thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài. Đảm bảo kỹ thuật cho một dự án là một nội dung quan trọng, quá trình nghiên cứu trong điều kiện nhất định về vốn, về thị trường, về điều kiện xã hội cho phép lựa chọn công nghệ và trang thiết bị, nguyên liệu phù hợp, lựa chọn địa điểm xây dựng của dự án tối ưu ,chẳng những thoả mãn các yêu cầu kinh tế kỹ thuật dự án đề ra mà còn tránh gây ô nhiễm môi trường và thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm. Tính toán chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tính khả thi của dự án vì nếu vốn đầu tư dự trù quá thấp thì dự án có thể bị đổ vỡ vì công trình không đưa vào thực hiện được, ngược lại tính toán quá cao tiền vay nợ nhiều, giảm khả năng sinh lời.

Riêng đối với Ngân hàng, việc xác định tiến độ bỏ vốn cho dự án giúp cho quá trình điều hành vốn của Ngân hàng được thuận lợi trong khâu lập kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn đồng thời cũn giỳp cho Ngõn hàng theo dừi tốt hơn cỏc hoạt động của chủ đầu tư, từ đú đỏnh giá được mức độ hiệu quả của những đồng vốn bỏ ra. Phân tích tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây nhất thông qua các báo cáo tài chính gửi đến Ngân hàng, báo cáo cân đối tài sản (Bảng tổng kết tài sản) cũng như những thông tin từ cán bộ tín dụng chuyên quản đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình phát triển dự án khi phải tăng sản lượng thì cần đầu tư thêm vào vốn cố định để mua sắm mới thiết bị máy móc, công nghệ và vốn lưu động, trong trường hợp đó, định phí và biến phí cũng thay đổi, dẫn tới sơ đồ biểu diễn điểm hoà vốn cũng thay đổi.

Vì vậy công tác thẩm định dự án của ngân hàng cần phải đánh giá được sự ổn định của các chỉ tiêu hiệu quả của dự án khi các nhân tố đầu vào, đầu ra của dự án có sự biến động, nói khác đi là cần phải phân tích độ nhạy của dự án theo các nhân tố biến động đó. Trong phân tích độ nhạy, kinh nghiệm của các chuyên gia thẩm định là hết sức quan trọng bởi vì chỉ có các chuyên gia với kinh nghiệm tích luỹ được của mình mới dự kiến được khả năng nhân tố nào có thể biến đổi và biến dổi với mức độ bao nhiêu so với giá trị ban đầu. - Bước 1: Xác định xem những nhân tố nào có khả năng biến động theo chiều hướng xấu ( Để xác định được xu hướng này, cần căn cứ vào các số liệu thống kê trong quá khứ, các số liệu dự báo và đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia tham gia phân tích).

Tuy nhiên, phân tích tình huống vẫn tồn tại những nhược điểm như không thể xác định được tất cả các trường hợp kết hợp lẫn nhau của các yếu tố và chỉ phân tích được mộtvài khả năng ( biến cố ) rời rạc, trong khi thực tế có thể có vô số khả năng kết hợp có thể xảy ra giưã các biến của dự án. - Đối với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư như Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Bộ khoa học công nghệ và môi trường, phân tích lợi ích kinh tế xã hội là cơ sở chủ yếu để các cơ quan này xem xét và tư vấn cho các cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư.

Đồ thị đIểm hoà vốn
Đồ thị đIểm hoà vốn