CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001

7 837 10
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001_2004 2.1 GIỚI THIỆU VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14000 VÀ ISO 14001:2004 2.1.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 ISO là một tổ chức quốc gia về tiêu chuẩn hóa có tên đầy đủ là “ The International Organization For Standardization”. Là một tổ chức phi chính phủ, nhiệm vụ chính của tổ chức này là nghiên cứu xây dựng, công bố các tiêu chuẩn, không có giá trị pháp lý bắt buộc áp dụng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. ISO 14000 có cấu trúc tương tự như tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, có thể được áp dụng với mọi loại hình tổ chức bất kể quy mô nào. 2.1.2 Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 2.1.2.1 Sơ lược về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 ISO 14001:2004 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành, đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường cần đáp ứng của tổ chức. Mục đích của bộ tiêu chuẩn là giúp các tổ chức sản xuất/dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường. Hệ thống quản lý môi trường là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ chức có đề cập đến các khía cạnh môi trường của các hoạt động của tổ chức đó, tạo ra các kết quả hoạt động thân thiện với môi trường để tiến tới cải tiến liên tục. Bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2004 được ban hành vào 15/11/2004 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001: 1996. Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001:2004 là hệ thống : - Áp dụng cho mọi loại hình sản phẩm. - Việc thực hiện là tự nguyện. - Sự thành công của hệ thống phụ thuộc vào sự cam kết của mọi bộ phận, cá nhân liên quan - Trợ giúp cho bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm. - Tiêu chuẩn áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn: o Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một HTQLMT. o Luôn đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với CSMT đã công bố. o Chứng minh sự phù hợp đó cho tổ chức khác. o HTQLMT của tổ chức được chứng nhận là phù hợp bởi tổ chức bên ngoài cấp. o Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này. 2.1.2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001:2004 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO CSMT LẬP KẾ HOẠCH -Khía cạnh môi trường -Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác -Mục tiêu, chỉ tiêuchương trinh QLMT THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH - Cơ cấu, trách nhiêm và quyền hạn - Năng lực, đào tạo và nhận thức - Thông tin liên lạc - Hệ thống tài liệu - Kiểm soát tài liệu - Kiểm soát điều hành - Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp KIỂM TRA VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC - Giám sát và đo lường - Đánh giá sự tuân thủ - Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa. - Kiểm soát hồ sơ - Đánh giá nội bộ CẢI TIẾN LIÊN TỤC Hình 2.1: Mô hình hệ thống quản lý môi trường- ISO 14001:20042.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ISO 14001:2004 2.2.1 Thuận lợi 2.2.1.1 Mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp  Về mặt kinh tế - Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng, tài nguyên và nguyên liệu đầu vào. - Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. - Tái sử dụng các nguồn lực/ tài nguyên. - Tránh các khoảng tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường. - Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường. - Giảm chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp. - Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra.  Vệ mặt thị trường - Nâng cao uy tính và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng. - Tăng sức cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là vươn ra thị trường thế giới. - Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh.  Về quản lý rủi ro - Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra. - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm rủi ro. - Giúp ngăn ngừa ô nhiễm.  Về mặt luật pháp - Nâng cao trình độ hiểu biết về các yêu cầu của luật pháp cho mọi nhân viên. - Mang đến uy tín cho tổ chức, giảm bớt áp lực từ các cơ quan chức năng.  Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận - Được sự đảm bảo của bên thứ ba, - Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại. - Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá. 2.2.1.2 Được sự hỗ trợ từ phía chính phủ và quốc tế Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng ISO 14001:2004 cũng ngày càng gia tăng. 2.2.1.3 Luật pháp bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ và hòan thiện Tháng 12/2005, Quốc hội của nước Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường và ngày 01/07/2006 thì luật chính thức được ban hành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nhà nước cũng đưa ra các quyết định và nghị định có liên quan nhằm bắt buộc cá nhân, đơn vị phải quan tâm và chú trọng hơn nữa công tác bảo vệ môi trường. 2.2.2 Khó khăn 2.2.2.1 Về mặt nhận thức Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tư tưởng cho rằng HTQLMT chỉ áp dụng cho các nhà máy, công ty lớn, những công ty đa quốc gia chứ không áp dụng cho những cơ sở dịch vụ, những công ty vừa và nhỏ. Có những doanh nghiệp nghĩ rằng việc áp dụng HTQLMT là chỉ phục vụ cho mục đích xin chứng nhận chứ không nghĩ rằng nó sẽ đem lại lợi ích kinh tế và cải thiện môi trường làm việc cho chính cán bộ - công nhân viên của doanh nghiệp. 2.2.2.2 Chi phí tăng Để đáp ứng thành công tiêu chuẩn ISO 14001:2004, các doanh nghiệp cần phải đầu tư cả tiền bạc lẫn thời gian. Các chi phí liên quan bao gồm: − Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một HTQLMT. − Chi phí tư vấn. − Chi phí cho việc đăng ký với bên thứ ba. 2.2.2.3 Thiếu nguồn lực và kinh ngiệm thực hiện Nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ở các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khó khăn hầu hết các doanh nghiệp gặp phải trong việc xây dựng HTQLMT là : tài chính, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, thiếu thông tin… 2.2.2.4 Mạng lưới tư vấn, chứng nhận và hành lang pháp lý Mặc dù đội ngũ chứng nhận ở Việt Nam đã phát triển khá mạnh, nhưng một số chuyên gia còn thiếu kinh nghiệm thực tế, khi tiến hành đánh giá còn thiếu công bằng, …Tổ chức chứng nhận nước ngoài hầu như chưa quan tâm đến vấn đề tổ chức, phát triển lâu dài tại Việt Nam, thường gộp bộ phận tư vấn với bộ phận chứng nhận, gây hiểu lầm giá trị chứng chỉ với giá trị hệ thống. Ngoài ra, hành lang pháp lý để quản lý các hoạt động này vẫn còn trong quá trình xây dựng, chưa được hoàn thiện. Bảng 2.1: Các tổ chức chứng nhận ISO 14001:2004 STT Tên tổ chức Xuất xứ 01 BVQI Anh 02 Quacert Việt Nam 03 GIC Anh 04 SGS Thụy Sĩ 05 DNV NaUy 06 QMS Autralia 07 Global Thái Lan 08 ITS Mỹ 09 TUV Nord Đức 10 TUV Rheinland Đức 11 AFAQ ASCERT international Pháp (Nguồn: http://www.vpc.org.vn/ISO/26-04-2009) . CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14 0 01_ 2004 2 .1 GIỚI THIỆU VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14 000 VÀ ISO 14 0 01: 2004 2 .1. 1 Giới thiệu về hệ thống. tục. Bộ tiêu chuẩn ISO 14 0 01: 2004 được ban hành vào 15 /11 /2004 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14 0 01: 19 96. Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14 0 01: 2004 là

Ngày đăng: 03/10/2013, 06:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Các tổ chức chứng nhận ISO 14001:2004 - CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001

Bảng 2.1.

Các tổ chức chứng nhận ISO 14001:2004 Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan