1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số phương pháp đặc trưng dạy học tích hợp liên môn toán theo mô hình trường học mới

32 102 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 5,17 MB

Nội dung

Phương pháp dạy và học theo mô hình trường học mới là: Coi quá trình tựhọc của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn,đồng hành với học sinh, giúp học sin

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐẶC TRƯNG DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TOÁN THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI

Lĩnh vực : Toán

Cấp học: Trung học cơ sở

NĂM HỌC 2016- 2017

MÃ SKKN:

Trang 2

PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triểnkéo rất nhiều thứ thay đổi trong đó có giáo dục Một xu thế tất yếu của nền giáodục nước ta là phải thay đổi hình thức giáo dục để tạo ra một lớp người mớinăng động, tự tin, làm chủ chính mình và biết hợp tác Trên thế giới việc thayđổi phương thức giáo dục đã diễn ra từ lâu và mang lại nhiều thành công Hìnhthức giáo dục mới này chuyển từ cách dạy học truyền thống thầy dạy trò nghe,ghi chép thụ động sang hình thức giáo dục hiện đại trò làm việc trải nghiệmchiếm lĩnh kiến thức, thầy quan sát giúp đỡ Nổi bật ở hình thức dạy học này còn

là cách tổ chức chỗ ngồi, học sinh được ngồi theo nhóm, được tự do thảo luậnđưa ra ý kiến của mình

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ hội nhập, thì giáodục nước ta không ngừng được đổi mới và lần đổi mới này là bước tiến quantrọng trong cải cách giáo dục Một trong những sự đổi mới mang tính cách mạng

về cách dạy và học của nước ta chính là đưa mô hình trường học mới vào trườngphổ thông

Bắt đầu từ năm học 2011 – 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai môhình trường học mới đối với cấp tiểu học Năm học 2014 – 2015, triển khai thíđiểm thành công đối với cấp THCS ở 6 tỉnh Năm học 2015 – 2016 nhân rộng rakhắp các tỉnh và thành phố trong cả nước

Phương pháp dạy và học theo mô hình trường học mới là: Coi quá trình tựhọc của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn,đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức Là hìnhthức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinhđược tổ chức thành nhóm học tập một cách thích hợp Cách học này giúp các emrèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho họcsinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ

sở làm việc hợp tác

Đối với cấp THCS, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác là hếtsức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau,giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh

Trong mô hình trường học mới, giáo viên không phải đứng trên bục giảnggắn liền với phấn trắng bảng đen nữa thì việc chọn lựa các phương pháp,phương tiện hỗ trợ giảng dạy theo mô hình trường học mới như thế nào? Họcsinh có tiếp thu được kiến thức đầy đủ và hiệu quả hơn cách dạy và học như hiện

Trang 3

nay hay không? Đó luôn là điều trăn trở của các cấp quản lý, giáo viên, phụhuynh, học sinh và của toàn xã hội Cũng vì đó, làm cho giáo viên chưa đủ tự tin

về cả phương pháp cũng như kĩ năng để vận dụng vào quá trình dạy học

Chính vì vậy lớp học theo mô hình trường học mới rất khó khăn trong quátrình tổ chức dạy học nói chung và môn toán, cũng như vật lý nói riêng Họcsinh gặp nhiều khó khăn trong quá trình trải nghiệm, thực hành, chiếm lĩnh kiếnthức Xuất phát từ thực tế này và với mong muốn hoàn thiện các phương phápgiảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán và môn vật lý trong mô

hình trường học mới, tôi chọn đề tài “Một số phương pháp đặc trưng dạy học tích hợp liên môn toán theo mô hình trường học mới”.

II ĐỐI TƯỢNG:

Đối tượng nghiên cứu của giải pháp là học sinh mô hình trường học mới tạitrường THCS

III PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Giải pháp được nghiên cứu đối với môn toán và Vật lý ở trường THCS

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu cơ sở lý luận, phương pháp bộ môn

- Tham khảo tài liệu về một số bài soạn mẫu trong quyển một số vấn đề đổi mớiphương pháp dạy học ở trường THCS Tìm đọc các tài liệu tham khảo và nghiêncứu kĩ SGK

- Điều tra khảo sát kết quả học tập của học sinh

-Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy của đồng nghiệp thông quacác buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, các buổi hội thảo, hội giảngcác cấp

- Đưa ra bàn luận theo tổ, nhóm chuyên môn, cùng nhau thực hiện

- Tham khảo tài liệu, sách báo trên internet

- Tham khảo các trường bạn, ý kiến đóng góp của các thầy cô dạy lâu năm có nhiềukinh nghiệm

Trang 4

người dạy và người học Thực chất mô hình này đòi hỏi người dạy phải phát huy được tính tích cực, chủ động của người học.

Mô hình dạy học này thể hiện ở các dấu hiệu đặc trưng như:

- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh: Nhân cáchcủa người học được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động chủ động,thông qua các hành động có ý thức Trí tuệ của trẻ được phát triển nhờ sự “đốithoại” giữa chủ thể với đối tượng và môi trường Học sinh là chủ thể của hoạtđộng học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phánhững điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đãđược sắp đặt sẵn Học sinh được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế,trực tiếp quan sát, làm thí nghiệm, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo suynghĩ cá nhân, từ đó vừa nắm được kiến thức mới, kĩ năng mới vừa được bộc lộ

và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình

- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Xem việc rènluyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng caohiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học Trong phương pháp học thìcốt lõi là phương pháp tự học Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập vànghiên cứu khoa học Nếu rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kĩ năng,thói quen tự học, biết vận dụng linh hoạt những điều đã học vào những tình huốngmới, biết tự lực phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong thựctiễn thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của các em Vìvậy, mô hình trường học mới nhấn mạnh dạy phương pháp học trong quá trình dạyhọc, cố gắng tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Trong họctập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạtđộng thuần tuý cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp thầy- trò, trò - trò, tạo nênmối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới những tri thức mới Nhóm học tập là đặc trưng của lớp học trường học mới Mọi hoạt động họchầu như diễn ra ở nhóm Mỗi nhóm học tập có từ 4 đến 6 học sinh, chia thành 2

Trang 5

hoặc 3 cặp đôi Nhóm trưởng là người nhận nhiệm vụ từ giáo viên, điều hànhhoạt động của nhóm và báo cáo kết quả học tập của nhóm với giáo viên

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: Trong dạy học,việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng học tập đểđiều chỉnh hoạt động học của học trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận địnhthực trạng dạy để điều chỉnh hoạt động dạy của thầy Việc học sinh tham gia đánhgiá lẫn nhau sẽ có tác dụng tích cực để học sinh tự học và điều chỉnh bản thân Tóm lại, trong phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới, ngườiđược giáo dục trở thành người tự giáo dục, là nhân vật tự giác, chủ động có ýthức về sự giáo dục bản thân mình

2 Cơ sở thực tiễn

Mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở được Bộ Giáo dục và Đàotạo triển khai thực nghiệm đối với lớp 6 từ năm học 2014 − 2015 và nhân rộng cảnước trong năm học 2015 - 2016 với mục tiêu là đổi mới đồng bộ các hoạt động

sư phạm trong nhà trường Khi áp dụng vào thực tế giảng dạy, nó đã phát sinhmột số vấn đề thực tế sau:

- Vấn đề thứ nhất: Tài liệu giảng dạy thay đổi

- Vấn đề thứ hai: Cách dạy và cách học thay đổi

- Vấn đề thứ ba: Môi trường giáo dục thân thiện – học sinh tích cực

Xác định rõ vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy họctrong mô hình trường học mới trước thực tiễn còn khá nhiều khó khăn như: Sự

bỡ ngỡ trong dạy và học, về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, điều kiện làmviệc của thầy, điều kiện học tập của trò, sự quan tâm của các lực lượng xã hộiđối với học sinh Trước thực tế đó, là một người trực tiếp tham gia giảng dạy tôixin mạnh dạn áp dụng những kinh nghiệm mà bản thân có được qua thực tiễndạy học từ trước đến nay vào mô hình trường học mới với mục đích đem lại hiệuquả thiết thực giúp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường

II THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TOÁN THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI HIỆN NAY.

1 Thực trạng việc lựa chọn phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn toán trường học mới hiện nay.

Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra đối với tất cả các cấphọc trong hệ thống giáo dục Đặc biệt, khi chúng ta tiến hành đổi mới chươngtrình và sách giáo khoa thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã trở thànhmột yêu cầu cấp thiết Tuy nhiên đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình

Trang 6

trường học mới đang thử nghiệm chưa được thực hiện một cách đồng bộ ở cáctrường học, cấp học, các vùng miền trong cả nước

Việc sử dụng phối hợp các phương pháp, các kỹ thuật dạy học để phát huytính tích cực, sáng tạo của học sinh còn hạn chế Việc gắn nội dung dạy học vớicác tình huống thực tiễn cũng như để giải quyết các chủ đề phức hợp của thựctiễn chưa được chú trọng

Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều môn học nói chung và môn toán hiện nay vẫn là giáo viên truyền thụ những nội dung được trình bày trong SGK, học sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động

Sự thay đổi đột ngột về cách học, cách dạy và cấu trúc Sách hướng dẫnhọc đã làm cho tâm lý của học sinh, phụ huynh và chính cả những người đangtrực tiếp giảng dạy không kịp thích ứng

Với những tiết dạy thông thường hiện nay, giáo viên có thể đã định hướng

và chọn lựa một số phương pháp cho tiết học Nếu có thay đổi ngay trong lúcgiảng bài thì sự thay đổi là không lớn Nhưng với tiết dạy theo mô hình trường họcmới giáo viên sẽ gặp khó khăn và hoàn toàn bỡ ngỡ cho việc lựa chọn phương phápdạy học như thế nào để phù hợp trong một tiết dạy với cùng một lúc ở nhiều nhómhọc khác nhau và tiến độ học tập khác nhau Phấn trắng bảng đen không còn là điềubắt buộc, thay vào đó chỉ cần một tờ giấy nháp, một chiếc bảng con cũng có thểtruyền đạt kiến thức mong muốn; thay vì nói một lần cho cả lớp nghe thì phải nóinhiều lần cho nhiều nhóm khác nhau Một lớp học mà tất cả các học sinh im lặngchăm chú nghe giảng bài đã biến mất, thay vào đó là một lớp học náo nhiệt nhữngtranh luận, những “cãi vã nảy lửa” về bài học, những tiếng cười, những câu nói đùagiỡn khen chê đầy tính thơ ngây, những nét mặt rạng ngời kèm tràn pháo tay và cảnhững câu hát bất chợt khi một vấn đề bài học được giải quyết…

2 Những thuận lợi và khó khăn:

2.1 Thuận lợi:

Được rất nhiều sự quan tâm hỗ trợ của Phòng Giáo dục và Đào tạo, củachính quyền địa phương và đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường luôntạo mọi điều kiện để giúp chúng tôi hoàn thành tốt công tác dạy và học đúngtheo tinh thần của trường học mới

- Cơ sở vật chất trường lớp tương đối khang trang Lớp học có đầy đủ hệthống bóng đèn điện, máy quạt, cửa sổ, cửa chính cung cấp đủ ánh sáng cho các

em học tập Môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu

- Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập tốt

Trang 7

- Tài liệu học tập được thiết kế theo kiểu “3 trong 1”, nhìn vào tài liệu rấtthuận tiện cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học Mặc khác tàiliệu học tập cung cấp về được in màu và tranh ảnh rất đẹp nên gây hứng thú họctập của học sinh.

- Thời gian dạy không nhất thiết phải đúng như qui định mà giáo viên cóthể linh động tùy theo tình hình lớp và bài học

- Trong sách hướng dẫn cụ thể dễ hiểu Ở nhà bố mẹ có thể nhìn sách vàhướng dẫn cho các em được

- Đa số phụ huynh nhiệt tình rất quan tâm đến việc học tập của con emmình, mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh Thường xuyên phối kếthợp với giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như trang trí lớp

- Học sinh được giáo viên quan tâm giúp đỡ cụ thể sâu sát

2.2 Khó khăn:

- Đây là mô hình trường học kiểu mới cho nên giáo viên vừa trải nghiệm,vừa rút kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi bỡ ngỡ, lúng túng với phươngpháp giảng dạy mới

- Tuy không soạn bài nhưng giáo viên mất rất nhiều thời gian vào việc chuẩn

bị đồ dùng học tập như: phiếu bài tập (cá nhân, nhóm, phiếu thống nhất), … Và góchọc tập môn toán, vật lý chưa thật sự phong phú, chưa thu hút được học sinh

- Do đặc thù dạy theo mô hình trường học mới là “dạy theo nhóm”, khi phânchia nhóm giáo viên phải chia đều các đối tượng học sinh chậm tiếp thu chậmnhớ vào đều các nhóm Vì thế trong một tiết dạy giáo viên phải đi lại thường xuyên

và giảng giải nhiều cho từng cá nhân học sinh nên rất vất vả trong cả tiết dạy

- Trong lớp học có nhiều học sinh chưa chăm, không có ý thức tự học, phụhuynh không quan tâm, các em không ôn bài ở nhà nên đến lớp làm bài chậm,không hoàn thành được các bài tập như sách yêu cầu

- Đối với học sinh được phân công làm nhóm trưởng nhiều em năng lựccòn hạn chế nên nhiều lúc không biết bạn mình làm như vậy đúng hay sai dẫnđến đánh giá còn sai lệch

- Trong hoạt động luyện tập, đa số các bài tập được sách chỉ định hoạtđộng cá nhân Chính vì vậy mà nhiều em chậm hiểu sẽ phải đưa thẻ “cứu trợ”.Giáo viên phải đi đến từng nhóm để giảng giải cho từng em rất tốn thời gian vàphải nói rất nhiều lần rất vất vả

- Vì khả năng đánh giá đúng/sai của một số em chưa tốt, có nhiều bài toántheo suy nghĩ của các em là đúng nên các em không cần đưa thẻ cứu trợ dẫn đếngiáo viên không kịp thời trợ giúp nên ảnh hưởng đến việc nắm kiến thức ở một

số em

Trang 8

III MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TOÁN THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI

1 Kết hợp quy trình dạy học 5 bước với 10 bước học tập của học sinh

1.1 Quy trình dạy học 5 bước

Trong một tiết dạy học Toán hay vật lý hiện nay, ta thường thiết kế quá trình dạyhọc theo phương pháp dạy học tích cực và thường sử dụng hai kiểu cấu trúcchính là: Nghe giảng lí thuyết -> Theo dõi bài tập mẫu -> Luyện tập hoặc Theo dõi bài tập mẫu -> Rút ra lí thuyết -> Luyện tập

Tuy nhiên, nếu giáo viên sử dụng không hợp lí sẽ dẫn đến lối dạy học mang tính

áp đặt, bình quân, đồng loạt

Trong mô hình trường học mới, tài liệu hướng dẫn học môn Toán và vật lý

6 được thiết kế theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khuyếnkhích sử dụng kiểu dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá,phát hiện của học sinh và thiết kế theo quy trình dạy học 5 bước

Quy trình dạy học 5 bước Các hoạt động trong sách

Bước 1: Gợi động cơ, tạo hứng thú

Bước 2: Trải nghiệm

Bước 3: Phân tích, khám phá, rút ra bài học

Bước 4: Thực hành

Bước 5: Vận dụng

1.1.1 Bước 1: Khởi động, tạo hứng thú cho học sinh

Tạo cho học sinh một động cơ, một ham muốn tìm ra con đường đi tớiđích, tìm cách chiếm lĩnh kiến thức mới Từ đó khêu gợi trí tò mò khoa học, sựhứng thú khám phá cái mới Đây chính là một biện pháp quan trọng để phát huytính tự giác, chủ động trong học tập của học sinh

Kết quả cần đạt được trong bước 1:

- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học;Học sinh cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình

- Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú

Cách làm: Đặt câu hỏi; Đố vui; Kể chuyện; Đặt một tình huống; Tổ chức

trò chơi… Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng học sinh

Trong một bài học Toán hay vật lý 6 theo mô hình trường học mới, bước 1này chính là hoạt động Ở đây ta hiểu “Khởi động” có 2mục đích cần đạt khi tổ chức tiết học:

+ Tạo ra các hoạt động vui chơi, giải trí với mục đích vận động thân thể

để học sinh có một tâm lý thoải mái trước khi bước vào một bài học.

+ Tạo ra một tình huống có vấn đề về kiến thức chưa được học, đòi hỏi người học phải tìm cách giải quyết nó, muốn làm điều đó phải tìm một công

cụ mới.

Trang 9

1.1.2 Bước 2: Trải nghiệm

Để nhận thức được về một đối tượng, một sự việc hay một vấn đề nào đó,người học phải dựa trên vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm đã có từ trước Nếu họcsinh không có vốn kiến thức cần thiết, hoặc không có những trải nghiệm nhấtđịnh thì không thể hình thành được kiến thức mới Hơn nữa, trong dạy học môn toán,kiến thức hình thành trước thường là cơ sở để hình thành, phát triển những kiến thứctiếp theo Do đó, trong dạy học, người giáo viên cần phải tìm hiểu vốn kinh nghiệm

và những hiểu biết sẵn có của học sinh trước khi học một kiến thức mới và tổ chứccho học sinh trải nghiệm Sự định hướng và tổ chức các hoạt động của giáo viên

là quan trọng, nhưng vốn kiến thức của học sinh, những trải nghiệm của họcsinh vẫn là yếu tố quyết định trong việc hình thành kiến thức mới

Kết quả cần đạt trong bước 2:

- Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của học sinh để chuẩn bị học bài mới

- Học sinh trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dungkiến thức, những thao tác, kĩ năng để làm nảy sinh kiến thức mới

Cách làm: Tổ chức các hình thức trải nghiệm gần gũi với học sinh Nếu

là tình huống diễn tả bằng lời văn, thì câu văn phải đơn giản, gần gũi với họcsinh Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng học sinh

Trong một bài học Toán 6 theo mô hình trường học mới, bước 2 này chính

trong suốt hoạt động Ở đây ta hiểu “trải nghiệm” là thông quanhững tình huống phát sinh thực tiễn dẫn đến những nhu cầu mới, kiến thứcmới

1.1.3 Bước 3: Phân tích, khám phá – Rút ra bài học

Là quá trình xem xét, nhìn nhận, tìm hiểu đối tượng, sự việc, phát hiệnđặc điểm, ý nghĩa của chúng, trên cơ sở đó tìm tòi, khám phá ý tưởng mới Đúckết rút thành bài học, khái niệm, quy tắc lí thuyết hay thực hành mới

Kết quả cần đạt được ở bước 3:

- Rút ra được kiến thức, khái niệm hay quy tắc lí thuyết, thực hành mới

- Nếu là một dạng toán mới thì học sinh phải nhận biết được dấu hiệu, đặcđiểm và nêu được các bước giải dạng toán này

Cách làm: - Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để

giúp học sinh thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học

- Có thể sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm,hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi,khám phá phát hiện của học sinh

Trong một bài học Toán hay vật lý 6 theo mô hình trường học mới, bước 3này chính là hoạt động Ở bước này giáo viên cốgắng nêu ra các câu hỏi từ bước 2 để học sinh có nhu cầu về tìm hiểu kiến thứcmới và tìm hiểu nó

Trang 10

Đặc trưng để nhận biết ở bước 3 này chính là hoạt động “đọc kĩ nội dungsau” và các bài tập ngay sau đó.

1.1.4 Bước 4: Thực hành

Ở bước này yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thuđược để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó giáo viên xem học sinh đãnắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào Đây là những hoạtđộng như trình bày, luyện tập, bài thực hành,… giúp cho các em thực hiện tất cảnhững hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức thành kĩ năng

Kết quả cần đạt được ở bước 4:

- HS nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc; làm được các bài tập áp dụngdạng cơ bản theo đúng quy trình

- HS biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc trong quá trìnhgiải bài toán dạng cơ bản

Cách làm:

- Thông qua việc giải những bài tập rất cơ bản để học sinh rèn luyện việcnhận dạng, áp dụng các bước giải và công thức cơ bản Giáo viên quan sát giúp họcsinh nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc, thao tác, cách thực hiện

- Tiếp tục ra các bài tập với mức độ khó dần lên phù hợp với khả năng củahọc sinh Giáo viên tiếp tục giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệlại với các quy tắc, công thức, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên

Trong một bài học Toán hay vật lý 6 theo mô hình trường học mới, bướcnày là hoạt động Ở bước này giáo viên yêu cầu họcsinh hoạt động cá nhân rồi đến hoạt động nhóm để các em học tập lẫn nhau, tựsửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn

1.1.5 Bước 5: Vận dung

Vận dụng điều đã học để giải quyết các tình huống trong thực hành, giảithích các hiện tượng trong cuộc sống hoặc thay đổi cách làm cũ

Kết quả cần đạt được ở bước 5:

- Học sinh củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học

- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệttrong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày

- Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới

- Khuyến khích học sinh diễn đạt theo ngôn ngữ, cách hiểu của chính các

em, tập phát biểu, tập diễn đạt bước đầu có lí lẽ, có lập luận

Trang 11

Bước này là hoạt động và

Chú ý: Tuy không yêu cầu các em phải hoàn thành hết tất cả các hoạt

động này, nhưng giáo viên nên khuyến khích và động viên các em để nhằm mụcđích rèn luyện và hình thành dần kĩ năng sống

2 Phương pháp dạy học theo nhóm

Ưu điểm:Tốn ít thời gian, tạo cho học sinh có không khí học tập thoải

mái, phong cách nhanh nhẹn, áp dụng được cho tất cả các môn học

2.1.2 Nhóm biểu tượng: Biểu tượng có thể là: (con vật, cây cối, hình ảnh,

các bông hoa … ) Muốn chia lớp thành n nhóm thì bạn phải chuẩn bị n biểu tượng

Ví dụ: Lớp có 30 học sinh, muốn chia thành 5 nhóm theo biểu tượng làcon vật, bạn phải chuẩn bị các con vật như: Chào mào, Vành khuyên, Thỏ ngọc,Sơn ca, Hoàng yến, Sóc nâu …chẳng hạn Mỗi con vật phải có 5 biểu tượng.Cho học sinh chọn các biểu tượng đó, rồi chia nhóm theo biểu tượng từng convật hoặc nhóm có đủ 6 con vật

Ưu điểm: Tốn ít thời gian, tạo cho học sinh có không khí học tập thoải

mái, lớp học sinh động, tạo cơ hội thể hiện sở thích của các em Lớp học sôi nổihứng thú cho tất cả học sinh

Trang 12

Nhược điểm: GV phải chuẩn bị nhiều, gây tốn kém.

2.1.3 Nhóm mã màu: Hình thức chia như nhóm biểu tượng.

2.1.4 Nhóm cặp đôi: Xếp 2 học sinh vào một cặp

2.1.5 Nhóm sở thích: Những học sinh có cùng sở thích ngồi cùng một

nhóm “Những người cùng sở thích thì sự thống nhất sẽ cao hơn.”

2.1.6 Nhóm tương trợ: Xếp những học sinh có trình độ và năng lực khác

nhau (khá giỏi và trung bình- yếu) vào một nhóm, để học sinh khá giỏi có thể hỗtrợ cho học sinh yếu

2.1.7 Nhóm theo ghép hình: Cắt hình ra thành nhiều mảnh, cho học sinh

nhận mỗi em mỗi mảnh sau đó ghép lại thành hình lúc đầu Cách này ít khi sửdụng vì tốn nhiều thời gian cho một tiết học, chỉ thích hợp với các hoạt độngngoại khoá hay dạy học theo dự án

2.1.8 Nhóm theo trình độ: Những học sinh cùng năng lực và trình độ sẽ

ngồi một nhóm

Ưu điểm: Giáo viên có thời gian giúp đỡ, hỗ trợ những nhóm có trình độ

yếu và phát huy tính tự lập cho nhóm khá giỏi

2.1.9 Nhóm cùng tháng sinh: Nhóm này cũng ít khi sử dụng vì trong lớp

đôi khi cùng tháng nhiều hơn khác tháng, gây mất cân bằng Chỉ thích hợp khimình có tổ chức Vui chơi…

2.1.10. Cách chia nhóm ngẫu nhiên từ một hoạt động cụ thể:

Trong quá trình dạy học, nếu tiết học nào đó mà học sinh nhàm chán, chúng

ta muốn tổ chức cho học sinh một trò chơi “phá băng” từ trò chơi đó ta cũng cóthể chia thành nhóm học tập mới

Cách làm: Người quản trò hô “đoàn kết –đoàn kết” Cả lớp đáp “kết mấy – kếtmấy” rồi đưa ra một con số (thường là số thành viên trong một nhóm) rồi kếtthành vòng tròn, từ đó ta chia nhóm tiếp

2.2 Vai trò các thành viên trong nhóm

Nhóm trưởng: Nhiệm vụ tổ chức, điều hành nhóm làm việc đồng thời cùng

các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao

Thư kí: Nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp ý kiến.

Các thành viên: Trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao

Nguyên tắc nhóm: Tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, ghi chép trungthực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép, người nói phải

có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số

Nguyên tắc làm việc nhóm: Cá nhân -> Cặp đôi -> Nhóm -> Kiểm tra chéo.Lưu ý: Nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm cần thay đổi tạo nên

sự tự tin trong khi làm việc nhóm

3 Phương pháp tổ chức các hoạt động trò chơi

Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức

và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau :

3.1 Thiết kế trò chơi học tập trong môn Toán:

Trang 13

Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 6nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗitiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp Song muốn tổ chức được trò chơitrong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn

bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau :

+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục

+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học

+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 6, phù hợp với khả năngngười hướng dẫn và cơ sở vật chất của lớp học

+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú

+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo

+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh

3.2 Cấu trúc của Trò chơi học tập:

Thời gian tiến hành: thường từ 5 - 7 phút

- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi :

+ Nêu tên trò chơi

+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quyđịnh chơi

- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi

3.4 Một vài trò chơi điển hình

Trò chơi: Hái hoa dân chủ

(Áp dụng trong những tiết luyện ôn tập)

- Mục đích : Rèn các kỹ năng tính toán, ôn tập kiến thức, kỹ năng giải toán.

Trang 14

- Chuẩn bị : + Một cây cảnh, trên có đính các bông hoa bằng giấy màu

trong có các đề toán

+ Phần thưởng

+ Đồng hồ

- Cách chơi: + Cho các em chơi trong lớp Lần lượt từng em lên hái hoa

Em nào hái được hoa thì đọc to yêu cầu cho cả lớp cùng nghe Sau đó suy nghĩtrong vòng 30 giây rồi trình bày câu trả lời trước lớp Em nào trả lời đúng thìđược khen và được một phần thưởng

+ Tổng kết chung khen những em chơi tốt

Trò chơi : Rồng cuốn lên mây

- Mục đích: Kiểm tra kỹ năng tính nhẩm của học sinh

- Chuẩn bị: Một tờ giấy viết sẵn các bài toán đã học.

- Cách chơi : Một em được chỉ định làm đầu rồng lên bảng.

+ Em cất tiếng hát : "Rồng cuốn lên mây,Rồng cuốn lên mây

Ai mà tính giỏi về đây với mình"

+ Sau đó em hỏi : "Người tính giỏi có nhà hay không ?"

- Một em học sinh bất kỳ trả lời :

"Có tôi ! Có tôi !"

- Em làm đầu rồng ra phép tính đó, ví dụ : "- 2 + 3 - 5 bằng bao nhiêu ?"

- Em tính giỏi trả lời (nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng)

Cứ như thế em làm đầu rồng cứ ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây

4 Các phương pháp thường dùng khi dạy học

4.1 Phương pháp trực quan

Phương pháp trực quan trong dạy học Toán nói chung và dạy học Toán

mô hình trường học mới nói riêng là phương pháp đặc biệt quan trọng, phươngpháp này đòi hỏi nhóm trưởng tổ chức hướng dẫn các bạn hoạt động trực tiếptheo yêu cầu trong mỗi hoạt động, dựa vào đó nắm bắt được kiến thức kĩ năng

4.2 Phương pháp gợi mở - vấn đáp

Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa

ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi để hướng dẫngiúp đỡ học sinh khi các nhóm không thể hoàn thành được kiến thức cho riêngmình Giáo viên giúp học sinh suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi, từngbước tiến dần đến kết luận cần thiết, giúp học tìm ra những kiến thức mới

Trang 15

4.3 Phương pháp giảng giải minh hoạ

Phương pháp giảng giải minh hoạ trong dạy học Toán là phương phápdùng lời nói để giải thích tài liệu Toán, kết hợp các phương tiện trực quan để hỗtrợ cho việc giải thích Tuy nhiên với phương pháp này giáo viên cần điều hànhnhóm trưởng rút ra kiến thức trong nhóm, nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu

4.4 Phương pháp thực hành luyện tập:

Phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp giáo viên tổ chức chohọc sinh luyện tập các kiến thức kĩ năng của học sinh thông qua các hoạt độngthực hành luyện tập Hoạt động thực hành luyện tập chiếm hơn 50% tổng thờilượng dạy học ở lớp 6 Vì vậy phương pháp này được sử dụng thường xuyêntrong các tiết dạy như học kiến thức mới, trong các tiết ôn tập, luyện tập.Nhiệm vụ chủ yếu của dạy học thực hành luyện tập là củng cố kiến thức và kĩnăng cơ bản của chương trình, rèn luyện các năng lực thực hành, giúp học sinhnhận ra rằng: học không chỉ để biết mà học còn để làm, để vận dụng

Tóm lại: Trong dạy học Toán liên môn trong mô hình trường học mới,

người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các phương pháp phùhợp từng hoạt động bài học phù hợp với từng đối tượng học sinh, để hướng dẫnhọc sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành hìnhthành và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn học sinh giải Toán, kết hợp việc vận dụngphương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, dạy học dự án, hay trò chơi Toán họcnhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học Toán theo mô hình trường học mới

5 Một số kĩ thuật tổ chức hoạt động học và tiến trình các bước lên lớp

5.1 Kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo kí hiệu

Sách hướng dẫn học Toán 6 được thiết kế theo một cấu trúc trình tự, mỗihoạt động học đều được kí hiệu cách học:

Trước khi bước vào một tiết học giáo viên yêu cầu nhóm trưởng kiểm tracác dụng cụ hỗ trợ học tập của các thành viên như giấy nháp, bút, thước kẻ,

a Hoạt động nhóm : Khi gặp kí hiệu này thì giáo viên yêu cầu học sinhthực hiện bài tập theo nhóm theo nguyên tắc: Cá nhân -> Cặp đôi -> Nhómchung Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng theo nguyên tắc trên mà tùy bài tập,thông thường thì cả nhóm thảo luận và thống nhất chung luôn, bỏ qua làm việc

Trang 16

cá nhân và cặp đôi Nếu hoạt động có nhiều bài tập thì nhóm trưởng chia cho cáccặp để giải quyết riêng rồi sau đó thống nhất chung.

Yêu cầu trong hoạt động này là:

- Thư ký nhóm phải ghi kết quả thảo luận chung

- Nhóm trưởng phải đảm bảo các thành viên trong nhóm hiểu nội dungđang học

- Nhóm trưởng đưa bảng báo cáo và các nhóm phải cử người kiểm tra chéokết qủa của nhau

b Hoạt động cặp đôi : Khi gặp kí hiệu này thì nhóm trưởng chia cặp (2hoặc 3 bạn) thảo luận

Yêu cầu của hoạt động này:

- 2 bạn quay mặt lại với nhau cùng giải quyết bài tập (đổi vai cho nhau)

- Từng cặp phải ghi kết quả chung của mình

- Nhóm trưởng kiểm tra kết quả lần lượt của các cặp

- Thư ký nhóm ghi thống nhất kết quả chung của từng nội dung hoạt động

- Nhóm trưởng đưa bảng báo cáo và các nhóm cử người kiểm tra chéo nhau

c Hoạt động chung cả lớp : Thông thường đến hoạt động này giáo viênnên ngừng lớp học lại, yêu cầu tất cả học sinh chú ý vào nội dung hoạt động Cách tổ chức hoạt động:

- Giáo viên hoặc Chủ tịch HĐTQ mời 1 hoặc 2 bạn đọc nội dung hoạt động

(thường đây là phần kiến thức mới cần ghi nhớ), tất cả học sinh phải chú ý vàonội dung không làm việc riêng

- Giáo viên giải thích thêm hoặc đặt thêm câu hỏi để làm rõ nội dung kiến thức

- Dành một ít thời gian để từng học sinh đọc lại thật kĩ nội dung

- Cho các em trong cùng nhóm hoặc khác nhóm kiểm tra chéo nhau phầnkiến thức mới (nên khuyến khích đặt câu hỏi liên quan đến kiến thức mới hoặccho ví dụ)

d Hoạt động cá nhân : Cá nhân tự làm các bài tập rồi báo cáo kết quảvới thầy/cô giáo Sự phân hóa khả năng học sinh thể hiện rõ nhất trong hoạtđộng này Lúc này là lúc mà giáo viên phải chú ý đến hai đối tượng là học sinhyếu và khá giỏi

Chú ý:

- Mặc dù là hoạt động cá nhân để làm các bài tập nhưng giáo viên nên yêucầu nhóm cùng tham gia vào bài tập và đảm bảo tiến độ chung theo cả nhóm.Hiểu “nôm na” là gắn tiến độ cá nhân là trách nhiệm chung của nhóm

- Phải rèn được ý thức “Cá nhân tự giác yêu cầu trợ giúp từ bạn, thầy cô”

- Vì thời gian tiết học hạn chế nên giáo viên không thể trợ giúp hết tất cảhọc sinh yếu, nên cần áp dụng chia các cặp hỗ trợ học tập để những em học lựckhá giỏi hướng dẫn cho các bạn yếu hơn hoàn thành bài tập

Ngày đăng: 05/06/2020, 06:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w