ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN XĂNG DẦU TẠI TẬP

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Chi nhánh xăng dầu Lạng Sơn (Trang 41)

XĂNG DẦU VIỆT NAM – CHI NHÁNH XĂNG DẦU LẠNG SƠN

2.3.1. Kết quả đạt được về hoạt động bán xăng dầu tại Tập đoàn xăng dầu Việt Nam - Chi nhánh xăng dầu Lạng Sơn

2.3.1.1. Kết quả kinh doanh xăng dầu

Doanh thu xăng dầu tăng đều qua các năm, từ năm 2009 đến 2013. Tốc độ tăng trưởng trung bình về doanh thu đạt 6%/ năm. Trong đó cá biệt có năm 2010 doanh thu xăng dầu tăng hơn 170 tỷ đồng, đạt 128% so với năm 2009.

Năm 2011 Chi nhánh xăng dầu Lạng Sơn kinh doanh thua lỗ do tình hình giá xăng dầu thế giới biến động mạnh và chính sách điều hành giá của nhà nước nhằm kìm chế lạm phát. Tuy nhiên đến năm 2012 Chi nhánh đã có lãi trở lại, và đến năm 2013 lợi nhuận đã đạt mức như năm 2010. Đây là một cố gắng lớn của Chi nhánh.

Luôn luôn đổi mới, nâng cao chất lượng dịch phụ phù hợp với từng địa bàn cụ thể, ghóp phần làm sản lượng bán tăng mạnh tại huyện Hữu Lũng, huyện Lộc Bình…

Đẩy mạnh hoạt động bán lẻ tại các cửa hàng trực thuộc Chi nhánh. Sản lượng bán lẻ bình quân tăng đều qua các năm. Bên cạnh đó, dù vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các đơn vị khác nhưng Chi nhánh vẫn giữ vững được thị trường gas hóa lỏng.

Dù sản lượng bán buôn, bán đại lý trong 5 năm tụt giảm mạnh, tuy nhiên sản lượng bán lẻ trực tiếp lại tăng đều, giúp Chi nhánh giữ vững và tăng doanh thu.

Nộp ngân sách nhà nước luôn đạt mức cao trên 30 tỷ đồng.

Chi nhánh xăng dầu Lạng Sơn – Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đảm bảo ổn định, giữ vững và phát triển thị trường xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn,

giữ vững vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, điều tiết giá cả thị trường.

Đảm bảo tuyệt đối an toàn về mọi mặt: tiền vốn, tài sản, an toàn PCCC, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường… trong toàn Chi nhánh, thực hiện tốt các chế độ đối với ngân sách nhà nước.

2.3.1.2. Công tác phát triển mạng lưới, cơ sở vật chất:

Công tác phát triển mạng lưới CHXD giá đất luôn biến động ở mức cao.Ở những vị trí có lợi thế thương mại thì không còn đất, tuy nhiên Chi nhánh luôn cố gắng đầu tư phát triển thêm cửa hàng ở các vị trí có tiềm năng.Bên cạnh đó Chi nhánh xăng dầu Lạng Sơn còn đầu tư xây dựng các cửa hàng ở các vùng sâu vùng xa nhằm phục vụ đời sống của người dân.

Hoàn thiện các hạng mục xây dựng và thủ tục cho văn phòng mới vào hoạt động tháng 2/2013, tập trung tháo dỡ, di chuyển tài sản của văn phòng cũ về văn phòng mới.

Trong 5 năm Chi nhánh xăng dầu Lạng Sơn đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng mới 9 cửa hàng xăng dầu.

Đang tiếp tục thi công hệ thống nhận diện thương hiệu PETROLIMEX tại các CHXD thuộc Chi nhánh.

Sửa chữa nhỏ một số cửa hàng xăng dầu.

Thanh quyết toán các công trình đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng theo quy định.

2.3.1.2. Công tác quản lý chất lượng, số lượng và môi trường vệ sinh công nghiệp

Thường xuyên nhắc nhở các cửa hàng xăng dầu việc niêm phong kẹp trì hàng hoá trong khâu vận tải, tiến hành lấy mẫu, lưu mẫu, hủy mẫu xăng dầu theo quy định do đó chất lượng hàng hóa luôn bảo đảm qua các đợt kiểm tra, được khách hàng tín nhiệm.

Kiểm tra nhãn mác, bao bì, trọng lượng … đối với hàng bao gói đóng sẵn. Kiểm định phương tiện đo lường theo quy định và sửa chữa máy móc thiết bị kịp thời.

Thường xuyên thực hiện VSCN tại các kho, cửa hàng… Đăng ký và chuyển giao chất thải nguy hại hàng năm.

2.3.1.3. Công tác đầu tư, quản lý tài sản, trang thiết bị định mức kỹ thuật...

Bám sát các định mức kinh tế kỹ thuật, quy chế của Công ty. Chi nhánh tổ chức triển khai thực hiện và giám sát chặt chẽ các chỉ tiêu định mức, mua sắm đầy đủ vật tư, phụ tùng thay thế đáp ứng kịp thời cho công tác sửa chữa bảo dưỡng, bảo quản thiết bị bơm rót xăng dầu.

Trang bị các thiết bị đo tính trong giao nhận xăng dầu để thống nhất trong toàn tập đoàn.

Thường xuyên giám sát, kiểm tra các công trình xây dựng; công tác quản lý sử dụng tài sản cố định, máy móc thiết bị, cột bơm,... phục vụ tốt cho công tác đầu tư xây dựng, bán hàng, ...

2.3.2. Những mặt còn hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

2.3.2.1. Những mặt còn hạn chế, yếu kém

 Công tác tiếp thị, nắm bắt tình hình thị trường trong thực tế triển khai còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, hiện tượng khách hàng đại lý mua hàng của các đầu mối khác khi có thù lao cao hơn.

 Sản lượng bán đại lý giảm mạnh.

 Công tác bán lẻ ở một số cửa hàng cần được quan tâm hơn nữa, vẫn còn hiện tượng công nhân bán hàng để khách hàng phàn nàn; vi phạm các nội quy, quy chế quản lý của đơn vị…

 Nhận thức của một số bộ phận cán bộ công nhân viên về công tác kinh doanh, chính sách bán hàng, phục vụ khách hàng, giao tiếp ... còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu và thực tế của thị trường.

 Công nợ một số cửa hàng bán lẻ ở mức rất cao, cần bám sát vào quy chế quản lý công nợ, cơ chế kinh doanh của Cty, Tập đoàn và có những giải pháp hữu hiệu để giảm công nợ khách hàng .

 Công tác đầu tư phát triển mạng lưới xây dựng cửa hàng xăng dầu mặc dù đã được đầu tư chú trọng nhưng còn gặp nhiều khó khăn, kết quả đạt được còn thấp, chậm so tiến độ

 Dịch vụ tại các cửa hàng còn hạn chế, chưa có các dịch vụ nhằm thu hút khách hàng.

 Sự nhạy bén trong kinh doanh chưa được phát huy đầy đủ: Mặc dù tiếp cận với thị trường từ 1997, nhưng tâm lý chờ khách, chưa nhận thức

được khách là người trả lương, chưa coi khách là '' thượng đế '' vẫn ăn sâu vào tiềm thức của một số cán bộ công nhân viên.

 Các hoạt động dịch vụ đã được xúc tiến nhưng chưa mang tính đa dạng và rộng khắp.

2.3.2.2. Nguyên nhân

 Về mặt tổ chức: Hiện nay bộ máy của Công ty còn cồng kềnh, tỷ lệ lao động gián tiếp còn cao. Các phòng ban được tổ chức theo chức năng nhưng vẫn còn chồng chéo, cán bộ một số phòng nghiệp vụ chưa tinh thông nghiệp vụ và chưa năng động.

 Do hệ thống quản lý và điều hành của cấp trên. Cơ chế điều hành của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam trong thời gian dài rập khuôn cứng nhắc, không tạo được thế chủ động và linh hoạt cho các công ty cấp dưới.

 quản lý thị trường còn lỏng lẻo, việc cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu cho các doanh nghiệp quá đơn giản là giảm lợi ích cuả doanh ngiệp, giảm lợi ích của nhà nước và lợi ích của người dân. Việc quản lý nhà nước về phẩm chất xăng dầu và các điều kiện kinh doanh xăng dầu chưa được đầu tư thích đáng. Nhà nước chưa có quy hoạch tổng thể cho việc phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật dẫn đến việc đầu tư chưa hợp lý, tạo khó khăn trong đổi mới công nghệ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh, phát triển mạng lưới bán lẻ tràn lan không kiểm soát được gây lãng phí xã hội.

 Tư tưởng trông chờ, ỷ lại dựa vào thế độc quyền làm cho sự chuyển động của hệ thống chậm chạp, kém năng động

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN XĂNG DẦU TẠI TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT

NAM - CHI NHÁNH XĂNG DẦU LẠNG SƠN

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM –CHI NHÁNH XĂNG DẦU LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020 CHI NHÁNH XĂNG DẦU LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Về tổ chức, kinh doanh

Chủ động tận dụng cơ hội của thị trường, phát huy tối đa nguồn lực hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện có để nâng cao sản lượng xuất bán trực tiếp của đơn vị.

Đảm bảo nguồn hàng, đẩy mạnh giao thẳng, tăng cường tiếp thị bán trực tiếp cho khách hàng công nghiệp, các công trình,… đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

Phát huy cao độ văn minh thương nghiệp, sử dụng chính sách giá linh hoạt nhằm không ngừng nâng cao sản lượng bán ra đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế bán hàng.

Phòng kế toán, phòng kinh doanh, cửa hàng nghiêm túc thực hiện đúng hợp đồng đã kí nhằm giảm công nợ xuống mức thấp nhất đồng thời khẩn trương thu hồi công nợ còn tồn đọng.

Cân đối các khoản mục phí hợp lý để quản lý theo kế hoạch Công ty giao. Tiếp cận dần với cơ chế thị trường theo chỉ đạo của Tập đoàn.

Tiếp tục triển khai thi công các cửa hàng mới nhằm mở rộng thị trường. Nâng cấp và sửa chữa các cửa hàng theo kế hoạch.

Tập trung mở rộng thị phần GAS hóa lỏng, hướng đến đối tượng là các nhà hàng, quán ăn trên địa bản tỉnh Lạng Sơn. Xây dựng thêm các cửa hàng bán lẻ GAS.

3.1.2. Về chỉ tiêu đời sống

Thực hiện cơ chế trả lương phù hợp cho người lao động.

Phân công lao động hợp lý tại đơn vị, xây dựng đề án chi trả lương theo chỉ đạo của Công ty trong đó phải chú ý tới người lao động thuê bán hàng

Đảm bảo có đủ công ăn việc làm, ổn định đời sống, thu nhập bình quân cho người lao động năm sau cao hơn năm trước.

Quan tâm hơn đến đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực: Hợp lý về cơ cấu đủ về số lượng, đạt về chất lượng, nâng cao trình độ phẩm chất chính trị, tay nghề chuyên môn, tác phong trong lao động. Luôn có sự phối hợp nhịp nhàng các hoạt động trong toàn Chi nhánh.

3.1.3. Biện pháp quản lý

Ra quy chế bổ sung quản lý các cửa hàng nhằm ngày một hoàn thiện hơn về công tác báo cáo bán hàng và quản lý tiền hàng.

Tiếp tục triển khai sử dụng chương trình phần mềm quản ý các cửa hàng xăng dầu bằng máy vi tính.

Tiếp tục tổ chức tốt công tác quản lý, bán xăng dầu qua thẻ tại các cửa hàng xăng dầu theo kế hoạch doanh số bán hàng qua thẻ được giao.

Tổ chức kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột suất các đơn vị để có biện pháp uốn nắn kịp thời, nhất là công tác quản lý tiền hàng.

Giám sát chặt chẽ các công trình xây dựng, đảm bảo công trình thi công có chất lượng.

Thường xuyên kiểm tra công tác PCCC, an toàn lao động và vệ sinh môi trường, đảm bảo tuyệt đối không có sự cố đáng tiếc xảy ra

3.1.4. Công tác Đảng, công tác Chính trị

Củng cố khối đoàn kết thống nhất trong toàn đơn vị, thực hiện nghiêm cơ chế tập trung dân chủ, thực hiện tốt luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Phát huy thi đua, sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong thực tiễn phong trào hàng năm.

Thực hiện tốt các nội dung tiến trình về công tác cán bộ như : báo cáo đề nghị, bổ nhiệm, đề bạt, nâng lương, thăng quân hàm, giải quyết chính sách cán bộ.

3.1.5. Những chỉ tiêu chủ yếu

Sản lượng bán lẻ bình quân tăng trung bình hàng năm đạt 5%, phấn đấu đến năm 2020 đạt 50.000 m3 xăng dầu các loại, tổng doanh thu đạt trên 1000 tỷ đồng, giữ vững trên 75% thị phần xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Tiếp tục xây dựng các cửa hàng mới, đến năm 2020 trên toàn địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 50 cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 7.000.000 đồng/tháng. Nộp ngân sách Nhà nước hàng năm đạt trên 50 tỷ đồng.

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠITẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM – CHI NHÁNH XĂNG DẦU LẠNG SƠN TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM – CHI NHÁNH XĂNG DẦU LẠNG SƠN

3.2.1. Nhóm các giải pháp nhằm tăng doanh thu bán hàng

Tăng cường công tác thị trường, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đầu mối, đồng thời thường xuyên có thông tin về thù lao, công nợ của các đối tác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ đó xây dựng thù lao đại lý và chính sách bán hàng hợp lý có hiệu quả.

Đầu tư thích đáng cho đội ngũ cán bộ chuyên nghiên cứu, trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đòi hỏi cán bộ điều tra nghiên cứu phải có kinh nghiệm, có trình độ thu nhập, phân tích tổng hợp thông tin… để đưa ra kế hoạch bán hàng tối ưư nhất.

Đẩy mạnh sản lượng bán ra, tập trung mọi nguồn lực tăng sản lượng trong công tác bán lẻ và bán buôn trực tiếp.

Thường xuyên theo dõi, bám sát nguồn hàng, giá giao và giá thị trường, tạo đủ nguồn hàng xăng dầu, gas, dầu mỡ nhờn sao cho hợp lý nhất tại mọi thời điểm để phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.

Chủ động bám sát, nắm bắt kịp thời cơ chế điều hành kinh doanh xăng dầu của Nhà nước , của Tập đoàn (đặc biệt là về cơ chế điều hành giá), xây dựng cơ chế và chính sách kinh doanh linh hoạt, mềm dẻo về: thù lao, công nợ.

Tăng cường các dịch vụ đi kèm nhằm thu hút khách hàng như: dịch vụ rửa xe miễn phí, xây dựng các nhà vệ sinh sạch sẽ phục vụ khách vào mua xăng dầu,…

Xây dựng chính sách giá và hoa hồng hợp lý nhằm thu hút các đại lý lấy nguồn hàng từ Chi nhánh.

3.2.2. Nhóm các giải pháp về công tác quản lý, tổ chức cán bộ, xây dựng tiền lương

Tăng cường công tác kiểm tra các cửa hàng trong việc thực hiện quy chế quản lý và công tác bán hàng, khuyến khích kịp thời các cửa hàng trưởng tăng sản lượng bán hàng, đồng thời các cửa hàng trưởng cần thật sự năng động, linh hoạt và chấp hành tốt các chỉ đạo của Chi nhánh trong việc tiếp thị, bán hàng và quản lý cửa hàng. Đặc biệt là quản lý công nợ khách hàng, quản lý tiền hàng.

Đảm bảo chương trình quản lý hàng hóa, công nợ, bán hàng hàng ngày bằng máy vi tính kết nối từ cửa hàng về Chi nhánh và tổ chức khai thác sử dụng tốt phần mềm chương trình hệ thống ERP-SAP theo kế hoạch của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Thường xuyên tổ chức các lớp học nâng cao nghiệp vụ sử dụng phần mềm.

Tăng cường công tác kiểm tra các đơn vị cơ sở.

Tuyển thêm một số nhân viên trẻ khoẻ, giỏi giao tiếp, có trình độ bán hàng, có những hiểu biết về tính chất công dụng của sản phẩm hàng hoá để giới thiệu với khách hàng biết và tìm hiểu thêm về sản phẩm của ngành. Từ đó có thể khai thác sự năng động sáng tạo của tuổi trẻ để đưa đến thành công, nâng cao được uy tín của Chi nhánh.

Điều chỉnh lao động cho hợp lý để nâng cao năng suất lao động trong bán lẻ.

Thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong toàn Chi nhánh. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản, hàng hóa, làm tốt công tác PCCC, an ninh trật tự, không được để xẩy ra cháy nổ, hoặc sự cố mất an toàn khác.

Xử lý nghiêm minh, kịp thời những vi phạm theo đúng luật định, đúng theo nội quy và thỏa ước lao động tập thể của đơn vị, đồng thời đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng với các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm kích thích sự phấn đấu của người lao động, giúp Chi nhánh ngày một phát triển.

Duy trì thường xuyên và có hiệu quả việc kiểm tra toàn diện các đơn vị cơ sở trong việc chấp hành các quy chế quản lý của Nhà nước, của ngành, nhằm phát hiện, ngăn ngừa và giảm số các vụ việc vi phạm, nâng cao ý thức trách

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Chi nhánh xăng dầu Lạng Sơn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w