CHI NHÁNH XĂNG DẦU LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Về tổ chức, kinh doanh
Chủ động tận dụng cơ hội của thị trường, phát huy tối đa nguồn lực hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện có để nâng cao sản lượng xuất bán trực tiếp của đơn vị.
Đảm bảo nguồn hàng, đẩy mạnh giao thẳng, tăng cường tiếp thị bán trực tiếp cho khách hàng công nghiệp, các công trình,… đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Phát huy cao độ văn minh thương nghiệp, sử dụng chính sách giá linh hoạt nhằm không ngừng nâng cao sản lượng bán ra đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế bán hàng.
Phòng kế toán, phòng kinh doanh, cửa hàng nghiêm túc thực hiện đúng hợp đồng đã kí nhằm giảm công nợ xuống mức thấp nhất đồng thời khẩn trương thu hồi công nợ còn tồn đọng.
Cân đối các khoản mục phí hợp lý để quản lý theo kế hoạch Công ty giao. Tiếp cận dần với cơ chế thị trường theo chỉ đạo của Tập đoàn.
Tiếp tục triển khai thi công các cửa hàng mới nhằm mở rộng thị trường. Nâng cấp và sửa chữa các cửa hàng theo kế hoạch.
Tập trung mở rộng thị phần GAS hóa lỏng, hướng đến đối tượng là các nhà hàng, quán ăn trên địa bản tỉnh Lạng Sơn. Xây dựng thêm các cửa hàng bán lẻ GAS.
3.1.2. Về chỉ tiêu đời sống
Thực hiện cơ chế trả lương phù hợp cho người lao động.
Phân công lao động hợp lý tại đơn vị, xây dựng đề án chi trả lương theo chỉ đạo của Công ty trong đó phải chú ý tới người lao động thuê bán hàng
Đảm bảo có đủ công ăn việc làm, ổn định đời sống, thu nhập bình quân cho người lao động năm sau cao hơn năm trước.
Quan tâm hơn đến đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực: Hợp lý về cơ cấu đủ về số lượng, đạt về chất lượng, nâng cao trình độ phẩm chất chính trị, tay nghề chuyên môn, tác phong trong lao động. Luôn có sự phối hợp nhịp nhàng các hoạt động trong toàn Chi nhánh.
3.1.3. Biện pháp quản lý
Ra quy chế bổ sung quản lý các cửa hàng nhằm ngày một hoàn thiện hơn về công tác báo cáo bán hàng và quản lý tiền hàng.
Tiếp tục triển khai sử dụng chương trình phần mềm quản ý các cửa hàng xăng dầu bằng máy vi tính.
Tiếp tục tổ chức tốt công tác quản lý, bán xăng dầu qua thẻ tại các cửa hàng xăng dầu theo kế hoạch doanh số bán hàng qua thẻ được giao.
Tổ chức kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột suất các đơn vị để có biện pháp uốn nắn kịp thời, nhất là công tác quản lý tiền hàng.
Giám sát chặt chẽ các công trình xây dựng, đảm bảo công trình thi công có chất lượng.
Thường xuyên kiểm tra công tác PCCC, an toàn lao động và vệ sinh môi trường, đảm bảo tuyệt đối không có sự cố đáng tiếc xảy ra
3.1.4. Công tác Đảng, công tác Chính trị
Củng cố khối đoàn kết thống nhất trong toàn đơn vị, thực hiện nghiêm cơ chế tập trung dân chủ, thực hiện tốt luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Phát huy thi đua, sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong thực tiễn phong trào hàng năm.
Thực hiện tốt các nội dung tiến trình về công tác cán bộ như : báo cáo đề nghị, bổ nhiệm, đề bạt, nâng lương, thăng quân hàm, giải quyết chính sách cán bộ.
3.1.5. Những chỉ tiêu chủ yếu
Sản lượng bán lẻ bình quân tăng trung bình hàng năm đạt 5%, phấn đấu đến năm 2020 đạt 50.000 m3 xăng dầu các loại, tổng doanh thu đạt trên 1000 tỷ đồng, giữ vững trên 75% thị phần xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Tiếp tục xây dựng các cửa hàng mới, đến năm 2020 trên toàn địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 50 cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 7.000.000 đồng/tháng. Nộp ngân sách Nhà nước hàng năm đạt trên 50 tỷ đồng.
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠITẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM – CHI NHÁNH XĂNG DẦU LẠNG SƠN TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM – CHI NHÁNH XĂNG DẦU LẠNG SƠN
3.2.1. Nhóm các giải pháp nhằm tăng doanh thu bán hàng
Tăng cường công tác thị trường, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đầu mối, đồng thời thường xuyên có thông tin về thù lao, công nợ của các đối tác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ đó xây dựng thù lao đại lý và chính sách bán hàng hợp lý có hiệu quả.
Đầu tư thích đáng cho đội ngũ cán bộ chuyên nghiên cứu, trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đòi hỏi cán bộ điều tra nghiên cứu phải có kinh nghiệm, có trình độ thu nhập, phân tích tổng hợp thông tin… để đưa ra kế hoạch bán hàng tối ưư nhất.
Đẩy mạnh sản lượng bán ra, tập trung mọi nguồn lực tăng sản lượng trong công tác bán lẻ và bán buôn trực tiếp.
Thường xuyên theo dõi, bám sát nguồn hàng, giá giao và giá thị trường, tạo đủ nguồn hàng xăng dầu, gas, dầu mỡ nhờn sao cho hợp lý nhất tại mọi thời điểm để phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Chủ động bám sát, nắm bắt kịp thời cơ chế điều hành kinh doanh xăng dầu của Nhà nước , của Tập đoàn (đặc biệt là về cơ chế điều hành giá), xây dựng cơ chế và chính sách kinh doanh linh hoạt, mềm dẻo về: thù lao, công nợ.
Tăng cường các dịch vụ đi kèm nhằm thu hút khách hàng như: dịch vụ rửa xe miễn phí, xây dựng các nhà vệ sinh sạch sẽ phục vụ khách vào mua xăng dầu,…
Xây dựng chính sách giá và hoa hồng hợp lý nhằm thu hút các đại lý lấy nguồn hàng từ Chi nhánh.
3.2.2. Nhóm các giải pháp về công tác quản lý, tổ chức cán bộ, xây dựng tiền lương
Tăng cường công tác kiểm tra các cửa hàng trong việc thực hiện quy chế quản lý và công tác bán hàng, khuyến khích kịp thời các cửa hàng trưởng tăng sản lượng bán hàng, đồng thời các cửa hàng trưởng cần thật sự năng động, linh hoạt và chấp hành tốt các chỉ đạo của Chi nhánh trong việc tiếp thị, bán hàng và quản lý cửa hàng. Đặc biệt là quản lý công nợ khách hàng, quản lý tiền hàng.
Đảm bảo chương trình quản lý hàng hóa, công nợ, bán hàng hàng ngày bằng máy vi tính kết nối từ cửa hàng về Chi nhánh và tổ chức khai thác sử dụng tốt phần mềm chương trình hệ thống ERP-SAP theo kế hoạch của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Thường xuyên tổ chức các lớp học nâng cao nghiệp vụ sử dụng phần mềm.
Tăng cường công tác kiểm tra các đơn vị cơ sở.
Tuyển thêm một số nhân viên trẻ khoẻ, giỏi giao tiếp, có trình độ bán hàng, có những hiểu biết về tính chất công dụng của sản phẩm hàng hoá để giới thiệu với khách hàng biết và tìm hiểu thêm về sản phẩm của ngành. Từ đó có thể khai thác sự năng động sáng tạo của tuổi trẻ để đưa đến thành công, nâng cao được uy tín của Chi nhánh.
Điều chỉnh lao động cho hợp lý để nâng cao năng suất lao động trong bán lẻ.
Thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong toàn Chi nhánh. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản, hàng hóa, làm tốt công tác PCCC, an ninh trật tự, không được để xẩy ra cháy nổ, hoặc sự cố mất an toàn khác.
Xử lý nghiêm minh, kịp thời những vi phạm theo đúng luật định, đúng theo nội quy và thỏa ước lao động tập thể của đơn vị, đồng thời đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng với các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm kích thích sự phấn đấu của người lao động, giúp Chi nhánh ngày một phát triển.
Duy trì thường xuyên và có hiệu quả việc kiểm tra toàn diện các đơn vị cơ sở trong việc chấp hành các quy chế quản lý của Nhà nước, của ngành, nhằm phát hiện, ngăn ngừa và giảm số các vụ việc vi phạm, nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp.
Triển khai thực hiện quy chế tiền lương và phân phối tiền lương của cán bộ Chi nhánh theo hướng gắn quyền lợi với trách nhiệm.
Thường xuyên cho cán bộ công nhân viên đi học tập thêm để nâng cao trình độ, chức các lớp kỹ năng bán hàng cho người lao động nhằm nâng cao khả năng giao tiếp và phục vụ khách hàng.
3.2.3. Nhóm các giải pháp nhằm tiết giảm chi phí
Tăng cường quản lý, giám sát, tiết giảm những chi phí còn bất hợp lý, xây dựng cơ chế, định mức khoán hợp lý cho các đơn vị nhằm khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động và tiết giảm chi phí.
Cắt giảm các chi phí không cần thiết, giảm đến mức tối đa các chi phí tiếp khách, hội họp.
Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, kịp thời phát hiện những tồn tại chấn chỉnh để củng cố và tăng cường hơn nữa công tác quản lý trên toàn Chi nhánh.
Thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý công nợ của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, đảm bảo tuyệt đối an toàn về tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cải tiến lại công tác quản lý hóa đơn cho phù hợp với quy trình, quy định của Tập đoàn.
Tăng cường bám sát chặt chẽ việc thực hiện công nợ theo định mức của từng loại hình kinh doanh: xăng dầu, gas, dầu mỡ nhờn; của từng đối tượng: bán buôn, đại lý, bán lẻ; từ đó có các giải pháp để giảm công nợ ở từng khâu, từng loại hình, từng đối tượng.
Rà soát xác định rõ công nợ tồn đọng ở từng cửa hàng, nghiêm cấm việc cán bộ công nhân dùng tiền bán hàng sử dụng vào việc riêng.
Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ hạch toán kế toán, ghi chép sổ sách các cửa hàng theo đúng quy chế và luật định. Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất một số cửa hàng có nghi vấn.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu, rà soát lại kế hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ, từ đó xây dựng và đề ra chủ trương chính sách cụ thể cho công tác phát triển mạng lưới CHXD trong giai đoạn 2014-2020 với quan điểm là đầu tư có trọng điểm và ưu tiên các vị trí có lợi thế thương mại tốt
Cải tạo nâng cấp các CHXD đã bị xuống cấp (ở những vị trí có lợi thế thương mại), tiếp tục triển khai nhận diện dấu hiệu thương mại tại các CHXD và các đại lý.
Ứng dụng, khai thác sử dụng tốt các chương trình khoa học kỹ thuật tiên tiến. Hoàn thiện hệ thống thông tin qua máy tính trong nội bộ và hoà mạng của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh, tài chính và hoạch toán kinh tế, nâng cao năng suất lao động, chất lượng công tác quản lý, hoạch toán kinh doanh của Chi nhánh.
3.2.5. Nhóm các giải pháp về tăng cường hoạt động quảng cáo, kích thích bán hàng
Thực hiện tốt văn minh thương nghiệp, đặc biệt là trong khâu bán lẻ, củng cố niềm tin của khách hàng với biểu tượng PETROLIMEX.
Thực hiện tiếp thị quảng cáo trực tiếp mặt hàng gas, dầu mỡ nhờn đến các nhàng hàng, quán ăn, các hiệu sửa chữa xe máy,… thực hiện ưu đãi với các khách hàng lắp đặt mới đồng bộ hệ thống bếp gas và bình gas của Chi nhánh.
Quảng cáo sản phẩm trên báo chí, áp phích, biểu hiện trên các trục đường chính, đầu mối giao thông thu hút sự chú ý, hoặc có thể quảng cáo ngay tại quầy thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng, bày hàng tới nơi bán, thông báo trong cửa hàng, bày hàng trong tủ kính, biểu tượng, tranh ảnh, khuyến mại bằng việc tặng các sản phẩm như áo tranh ảnh, mũ có in hình biểu tượng của Chi nhánh. Dù quảng cáo bằng các phương tiện quảng cáo như thế nào song phải đáp ứng đầy đủ nội dung, đặc điểm hình ảnh của mặt hàng, đảm bảo tính chính xác, tránh lãng phí. Tăng cường công tác tiếp thị dưới mọi hình thức, Chi nhánh cần có kế hoạch sử dụng hiệu quả, đội ngũ nhân viên tiếp thị đó là những trợ thủ đắc lực cho công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt chính xác chu kỳ sống của sản phẩm trong từng thời kỳ trên từng địa bàn.
Tổ chức hàng năm các hội nghị khách hàng nhằm thu nhập tổng hợp phân tích những thông tin mới về thị trường hàng hoá. Đồng thời đây cũng là cơ hội để Chi nhánh củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mở rộng
thị trường tìm kiếm khách hàng mới để tận dụng tối đa năng lực của mình, tăng doanh thu bán hàng, có lợi nhuận, tạo được vị thế trên thương trường.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ BỘ CÔNG THƯƠNG
Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý một cách phù hợp tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp phát huy hết khả năng của chính mình bằng cách xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đơn giản gọn nhẹ, quản lý chặt chẽ thị trường về các mặt hàng, đặc biệt là xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu.
Trao quyền định giá xăng dầu cho doanh nghiệp theo biên độ cho phép, giảm sự can thiệp vào giá xăng dầu của các cơ quan quản lý nhà nước, nhằm tiến tới đưa kinh doanh xăng dầu trong nước thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tránh gây lỗ cho doanh nghiệp.
Tăng cường quản lý các hoạt động nhập khẩu xăng dầu, tránh các hoạt động buôn lậu xăng dầu gây thất thu thuế và mất tính cạnh tranh công bằng trên thị trường.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quy định về cạnh tranh, các trường hợp buôn lậu, trốn thuế trong kinh doanh xăng dầu.
Bằng cơ chế chính sách tạo ra áp lực, từng bước trở thành ý thức, thói quen của người tiêu dùng nhỏ lẻ, hộ sản xuất trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt.
Hài hoà ba lợi ích Nhà nước ổn định nguồn thu - Người tiêu dùng được mua với mức giá hợp lý - Doanh nghiệp kinh doanh có tích luỹ cho đầu tư phát triển.
Đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật trong ngành xăng dầu. Ngày nay, khoa học, kỹ thuật đóng vai trò sống còn đối với sự phát triển của đất nước, công nghệ phát triển là động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
Để thúc đẩy thị trường xăng dầu thì nhà nước cần phải tập trung phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực cho phát triển.
PHẦN KẾT LUẬN
Chương 1: Đã giới thiệu được khái quát sự hình thành và phát triển của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam – Chi nhánh xăng dầu Lạng Sơn. Bên cạnh đó còn đưa ra kết quả kinh doanh của Chi nhánh và làm rõ sự cần thiết khách quan đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Tập đoàn xăng dầu Việt Nam – Chi nhánh xăng dầu Lạng Sơn.Tuy rằng Tập đoàn xăng dầu Việt Nam – Chi nhánh xăng